Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Quote:CÁI NHÌN KHẮC KHOẢI PHẦN 2
Nguyễn Ngọc Tư
"Có phải chỉ cần nhìn lại một chút, ông sẽ thấy ngọn khói bay lên không? Gió lùa lá chuối khô giống hệt bước chân ai vậy. Ông mắc ngoái nhìn. Và tôi đã chụp được chân dung ông trong ngoái nhìn khắc khoải đó.
"Tôi bảo Khoa:
- Những người như ông già này có rất nhiều ở xứ mình, Khoa à, tao đâu có kiếm gì đâu.
"Khoa nhìn tôi và nhìn lại những tấm ảnh, nó ngờ ngợ, "Mầy đang kể về ba mầy, phải không?"./.
Truyện có hậu .
Ếch
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-03-16, 10:24 AM)LeThanhPhong Wrote: Truyện có hậu .
Ếch
Tác giả không nói rỏ cho mình biết, cho mình cái quyền tưởng tượng cái đoạn kết có hậu hay không có hậu. Nhưng đây có lẽ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ngọc Tư theo ý của tui. Mỗi lần đọc lại cứ thấy buồn man mác.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Món nợ
Võ Thu Hương
“Đám cưới cái Hà cả xóm cuống cuồng tìm chú rể. Sau 30 phút hoang mang kiếm tìm, một người bà con bị đau bụng, chạy vội vào hố xí thì phát hiện anh chàng ngồi thu lu ở đó. Mặc đồ vest, vẫn có bông hồng trắng buộc ruy băng đỏ cài ở ngực, vẻ mặt hoảng sợ tột độ. Anh chàng huơ huơ tay, ú ớ nói không nên lời. Buồn cười thế chứ”…
Ông Cừ cười ha hả và kể lại đám cưới đầu tiên của mẹ tôi. Tiếng cười đột ngột lịm tắt khi ông nhận ra không có ai cười theo hưởng ứng. Mẹ tôi mặt cắt không còn giọt máu, tái xanh tái xẩm. Tôi lặng đi nghe kể chuyện mà thấy một nỗi xót xa, bẽ bàng vì chuyện hệ trọng như thế nhưng chưa bao giờ bố con tôi được biết, và lòng thít nghẹn lại vì thương mẹ. Đây là lần đầu tiên bà dẫn chồng con về quê ngoại. Nếu một ông chú họ không vui miệng trong cuộc nhậu đã la đà kể ra, hẳn nhiên chẳng ai biết.
Bố tôi không đủ bình tĩnh đón nhận câu chuyện như tôi. Ông đứng dậy, đá mâm “rầm”. Chưa hả, ông túm lấy chai rượu quẳng ra sân nát vỡ trăm mảnh. Ông lẳng lặng bỏ vào buồng xách ba lô bỏ đi trong sự cản ngăn của mọi người. Sau những âm thanh chát chúa ấy, ông Cừ tỉnh rượu khóc hu hu: “Hà ơi, chú hại con rồi”. Chỉ mẹ tôi và tôi vẫn im lặng. Khi bố đã ra khỏi sân, khuất dần sau hàng rào đỏ rực hoa râm bụt, mẹ úp mặt vào tay khóc nấc: “Không, không phải như vậy”.
Mùa xuân nát tan luôn từ đó. Năm tôi 15 tuổi. Vẫn còn đứng giáp ranh giữa hai bờ trẻ con và người lớn, nhưng đã biết quặn lòng đắng đót khi thấy mẹ bất lực đứng nhìn bố bỏ đi.
* * * * *
Tôi không ngủ suốt đêm. Câu chuyện của ông Cừ và mẹ kể sau khi bố đi khiến tôi ám ảnh tột độ và lẫn lộn hết thảy mọi cảm giác giận, thương. Tôi mường tượng rõ ràng ngày mẹ bằng tuổi tôi. Người yêu đầu tiên của mẹ là chú Hòa, ở huyện bên. Cách nhau vài chục cây số, một con sông đã là cả một quãng đường xa vợi, không hề dễ tìm hiểu cửa nhà nhau. Yêu nhau hai năm, bàn tính chuyện đám cưới, ba mẹ chú Hòa qua dạm ngõ… Mọi việc diễn ra nhanh chóng như số phận sẵn an bài. Ai dè, ngày đám cưới, chú rể là người anh song sinh, bị chậm phát triển từ nhỏ chứ không phải chú Hòa. Chú Hòa bỏ đi biệt tích vì mặc cảm tội lỗi. Món quà duy nhất cũng là quà cưới của chú gửi lại cho mẹ là đôi chim sáo nhỏ nhốt trong chiếc lồng mây xinh xắn tự tay chú đan.
Mẹ tôi khóc như mưa ngày về nhà chồng. Trong khi nhà trai ngồi chờ đón dâu bên ngoài cửa trước, bà ngoại xót con, chuẩn bị nhanh chóng đồ đoàn, nhét hết thảy vào tay nải, xúi mẹ bỏ trốn đi cửa sau. Ông ngoại biết được, cấm cẳn: “Nó chỉ khờ chứ không ngu hẳn. Lấy chồng về rồi cũng chỉ sinh con đẻ cái, lo cho chúng lớn thôi mà. Đến nước này rồi, không theo người ta về thì ở vậy cho bố mẹ thờ ư? Mày bỏ đi rồi cả làng chửi bố mẹ nghe ư?”. Ông ngoại là một ông giáo làng, bước chân không ra khỏi mấy lũy tre. Mẹ trao lại túi đồ cho bà. Quyết định không ra đi. Không hẳn vì sợ ông, chỉ vì muốn ở gần để thăm nom cha mẹ. Ông bà ngoại đứng nhìn theo con gái về nhà chồng, ứa nước mắt.
Mẹ tôi về nhà chồng trong tâm thế một người bị lừa tình. Bà vẫn muốn gặp lại chú Hòa để hỏi cho ra lẽ. Mối tình đầu của bà. Bà vẫn luôn tin rằng nó có thật. Bởi vậy chỉ ba ngày bà sọp hẳn người khi trong đầu vẫn váng vất câu hỏi tại sao đến phút chót chú lại bỏ đi để đánh tráo chú rể trong đám cưới cả hai người cùng chờ mong này. Bà mẹ chồng thương con dâu mới về trong cảnh bẽ bàng, bà tìm cách vỗ về bao nhiêu thì hờn tủi càng trào ra, con dâu càng khóc nấc bấy nhiêu. Đến khi bà đành nói thật rằng, chính chú Hòa cũng vì bị ba mẹ ép buộc, phải vì chữ hiếu mà cưới vợ cho anh. Từ ngày đám cưới, chú Hòa cũng không chịu nổi nỗi đau này mà bỏ đi không một dòng tin tức… Mẹ gục xuống gối có thêu đôi chim uyên ương mà khóc nấc. Đêm ấy, chờ khi gà gáy, trời lờ mờ sáng, bà trốn chạy khỏi nhà chồng. Trốn chạy sau một tuần về nhà chồng và chưa hề biết mùi chồng.
Chạy quá mấy lũy tre thì bà bất ngờ quay đầu đứng đợi khi phát hiện ra anh chồng khờ đang đuổi theo. Ông dúi dúi chiếc lồng có chứa đôi chim sáo - quà tặng của chú Hòa cho mẹ. Mẹ cay đắng cầm lấy, lòng băn khoăn nhẹ. Anh chồng khờ cười hiền queo đưa tay vẫy vẫy chào và lầm lũi quay về. Hai vai ông rung lên bần bật. Ông vừa đi vừa quệt tay lau nước mắt. Hai con chim sáo thấy động vô tư nhảy loạn xạ trong lồng và cất cổ ngân nga vài tiếng chào ban mai đang lên.
* * * * *
Mẹ bỏ xứ vào miền Nam, mang theo đôi chim sáo. Khi tôi hỏi bà về chú Hòa, mẹ cười nhẹ: “Giận lắm, nhưng mà vẫn thương. Tới giờ vẫn chưa một lần gặp lại”. Có những người chỉ một lần đi qua đời nhau nhưng chẳng thể quên khi đã gieo vào lòng niềm thương nỗi nhớ.
Đôi chim sáo ấy bố từng rất thích. Nó dường như là ông mối cho bố với mẹ. Bố vẫn kể, thấy đôi chim sáo đẹp, khôn, ông thường bắt châu chấu cào cào đưa vào cho. Vào cho chim ăn vài lần thì quen thân, rồi thương mẹ ngày nào không hay. Cũng đôi chim sáo ấy mà hôm nay ông ngồi nhìn tụi nó già nua không thèm nhảy nhót. Bố uống đã ba chai rượu. Không đứa nào dám nhảy vào can. Đôi chim sáo rũ cánh trong lồng. Bố nhìn đôi chim với ánh mắt vằn vện, tưởng như có thể chực ăn tươi nuốt sống chúng. Có lúc, ông thậm chí đã xách con dao lên ngồi cạnh lồng chim và mở cửa lồng. Giọng nghẹn lại: “Ra đi, tao giết từng đứa”. Cửa lồng cứ mở mà đôi chim chẳng thèm bay ra. Chúng đứng ủ rũ nhìn lại ông với đôi mắt lóng lánh. Bố bất lực vất con dao ra sân, gục đầu lên lồng chim mà khóc hầng hậc.
Hai tháng trôi qua, bố mẹ không trò chuyện. Mẹ nhìn bố với ánh mắt hối lỗi tột cùng và dè dặt. Mọi việc bà vẫn chu toàn như xưa nhưng có cảm giác như một sự phụng sự để trả nợ. Đáp lại, thi thoảng bố nhìn mẹ với ánh mắt vằn vện, hoặc có khi lại đầy khinh bỉ. Những phút giây riêng tư của bố mẹ chưa bao giờ mấy chị em có thể biết thì bây giờ đã lờ mờ biết. Bởi cứ vài ngày một lần, về khuya lại nghe tiếng mẹ nấc lên đau đớn, và tiếng bố chửi rủa những câu không đầu không cuối. Đối thoại của bố mẹ chỉ dừng lại những phút ấy. Mẹ ngày càng tiều tụy, cam chịu còn bố ngày càng khó tính, hằn học hơn.
Tất cả sự thay đổi ấy khiến tôi lạc lõng trong căn nhà mình đã gắn bó bao năm. Tôi khăn gói ra đi. Ra đi, đơn giản vì thấy mình không còn thuộc về nơi ấy. Còn vì thấy vừa giận vừa thương cả hai người đã từng là thần tượng thương yêu nên không chịu nổi sự ngột ngạt họ dành cho nhau và khiến con cái phải chịu chung. Vốn liếng cho cuộc bỏ trốn là con heo đất nuôi suốt ba năm chưa đập.
* * * * *
Anh là người duy nhất thuyết phục bằng được tôi trở về. Chính tôi cũng khó ngờ rằng mình có thể một đi không trở lại từ cái hôm quyết tâm bỏ trốn đến nay. Tự lực sống giữa đời với một cô bé tuổi 15, 16 không phải là điều quá khó. Tôi - 25 tuổi, là nhân viên luôn ở top đầu trong một công ty liên doanh có tiếng. Hiếm khi tôi kể cho ai nghe về gia đình mình, thậm chí hiếm khi một mình nhớ lại chuyện cũ. Tôi tự chậc lưỡi cho qua với suy nghĩ: thời gian có dư đâu mà buồn.
- Anh biết em không quá khó để sống một mình, nhưng chắc mẹ sẽ quá khó để sống khi em bỏ đi. Đó có lẽ là sự trừng phạt lớn nhất còn gì nữa, em? Theo em, mẹ có đáng bị vậy không?
Khi anh nói điều ấy, tôi giật mình. Sự trừng phạt mẹ? Đó có phải là điều duy nhất tâm can tôi muốn sau những cú sốc đầu đời bố mẹ vô tình gieo cho tôi, nguyên nhân sâu xa chỉ vì số phận khắc nghiệt khiến mẹ tôi phải chịu. Bằng ấy năm, tôi lẩn tránh không nhắc tới, không nghĩ tới những từ này. Tuy vậy, anh lục ra đúng bản chất của những sự việc.
- Anh thất vọng về em lắm à?
- Không. Anh chỉ thất vọng nếu em không vì mẹ, vì anh và vì chính em mà quay về.
Vị mặn của nước mắt chảy vuột vào tôi hay sao mà xót mặn đến vậy, sau những lời anh nói.
- Anh về quê với em chứ?
- Dĩ nhiên.
Và những dòng mặn đắng ấy như từng lớp sóng biển trào dâng, vỡ òa. Tôi thấy từ lâu rồi, cả tâm hồn lẫn cơ thể mình cùng được vỡ òa ra một cách thoải mái và mạnh mẽ nhất, khi tôi lên lịch cho chuyến trở về, sau bằng ấy năm đi xa.
Nhà cũ không khác xưa mấy. Vẫn dãy dâm bụt khoe sắc chẳng thể tỏa hương dẫn lối vào nhà bằng những đóa hoa đỏ, hồng, vàng rực rỡ. Đầu hè, con sáo già giọng khản đặc:
- Hạnh à!
Tôi giật mình, khẽ “Ờ”. Chừng ấy năm đôi chim sáo vẫn sống? Như thể ngày tôi đi mới vừa hôm qua chứ không phải mười mấy năm về trước. Nhìn kỹ thì hóa ra chẳng phải. Đôi chim mới chẳng có vết khoang nâu như chiếc khăn choàng qua cổ - điểm đặc biệt của đôi sáo cũ. Hai con sáo nhìn tôi chòng chọc, chẳng thể hiện niềm vui thân quen dù vẫn nhảy chuyền trên những nhánh dọc ngang buộc trong lồng: “Hạnh, Hạnh à…”.
- Hạnh ơi…
Lại giật mình. Tiếng người chứ chẳng phải tiếng sáo. Chị Hằng xắn quần ống thấp ống cao đứng tần ngần một chút nơi sân. Khi tôi ngoảnh về phía chị, phải cắn chặt môi lại để khỏi bật khóc, chị òa khóc nức nở chạy về phía tôi:
- Đúng em tôi rồi, Hạnh ơi, Hạnh… Sao không về sớm hơn hả em, mẹ chờ em cả những giây cuối cùng…
Mẹ mất tháng trước, cũng đúng vào ngày trăng rằm tròn vạnh như hôm nay tôi về nhà. Trước khi mất nhiều ngày, mẹ nằm ở chiếc giường đơn, nơi chị em tôi đang ngồi trò chuyện. Chiếc giường kê ngay bên cửa, nơi nhìn ra có đôi chim sáo nhỏ. Chị Hằng nói, đôi chim trước chết già. Bố tìm bằng được đôi chim mới, khá giống và khôn y như đôi cũ cho mẹ vui lòng. Sau những năm đày đọa của bố, đáp lại chỉ là sự nhẫn nại của mẹ thì bố cũng nguôi ngoai vết thương cũ. Ông lại quày quả tìm mọi cách để mẹ gặp lại niềm vui. Nhưng vui gì nổi từ ngày tôi bỏ đi. Thi thoảng nghe tiếng bước chân lạ, bà lại cất tiếng hỏi: “Hạnh à?”. Có lẽ vì thế, khi thấy tôi, đôi chim sáo cũng bắt chước gọi “Hạnh à?”.
Cũng từ sau khi tôi đi, bố đằm tính lại. Ông thường ngồi nhìn ra ngõ nhỏ đầy hoa dâm bụt nở lòa xòa mà thở dài. Ông bắt đầu trò chuyện lại với mẹ. Nhưng chẳng hiểu sao chính mẹ lại luôn im lặng. Như thể bà mệt mỏi đến đỗi chẳng buồn trò chuyện với hết thảy mọi người. Thi thoảng có nói điều gì với ai đó, câu chuyện lòng vòng thế nào lại về chuyện tôi bỏ nhà đi. Mẹ vẫn nặng lòng cho rằng vì bà mà tôi ra đi.
Sau 5 năm, nhiều lần kiếm tìm thành công cốc, hết thảy mọi người đều tin rằng tôi chẳng bao giờ quay lại thì mẹ vẫn tin. Chị Hằng dẫn tôi vào phòng riêng của tôi ngày xưa. Tất cả sách vở lớp 8 của tôi vẫn còn trên bàn học, cây đàn guitar vẫn treo ở góc. Bụi phủi chưa lâu. Trước khi mẹ bệnh, chỉ có thể nằm yên một chỗ bà vẫn thường xuyên dọn dẹp căn phòng. Bà không muốn khi tôi quay về lại thấy đồ vật của mình bị bám bụi. Thậm chí, đến lúc nằm một nơi, mẹ vẫn nhắc chị Hằng nhớ dọn dẹp lau chùi nhưng đừng làm xê dịch mọi thứ trong căn phòng cũ ấy.
.* * * * *
Tôi đứng thật lâu trong căn phòng cũ của mình. Chạm tay vào những sách vở, đồ vật thân thương mà lòng trĩu nặng. Lật tấm đệm bông lên, tôi kéo nhẹ cây roi tre bao năm vẫn còn ở đó. Cây roi ấy, ngày xưa tôi đã giấu khi phạm tội nói dối đi học, trốn mẹ đi chơi. Không may cho tôi, khi đang cùng đám bạn vi vu bên hồ thì một đám bạn khác lại kéo nhau đến nhà chơi nên lời nói dối bị lật tẩy. Đó là lần phạm tội nghiêm trọng nhất của tôi, đứa con ngoan hiền trong mắt mẹ và mọi người.
Tôi thắp nhang lên bàn thờ mẹ, đặt luôn chiếc roi tre lên bàn thờ. Tùy mẹ đấy, lần đầu tiên con gái chẳng trả giá với mẹ về những trận đòn roi nữa đâu. Tội chừng ấy năm bắt mẹ chờ đợi khi mẹ đã chịu bao đắng đau đến vậy, biết bao giờ tôi mới trả nổi. Ngoài sân, con sáo nhảy loạn xạ kêu: “Hạnh ơi, Hạnh ơi”.
Roi tre trước mặt, chẳng ai đánh mà tôi vẫn bật khóc ngon lành.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
THẲNG THỚM VÀ NHÀU NHÒ
Ái Duy
1. Đúng ngay vào giờ tan tầm cuối ngày, trên đường về nhà bỗng dưng chiếc xe máy đang chạy bị chết khựng, quẳng tôi ngơ ngác. Biết làm thế nào giữa biển người cuồn cuộn đang đổ qua trên cái con đường lưu thông môt chiều này, tôi dắt đại nó vào một tiệm sửa xe lạ hoắc và đầy khả nghi vừa nhác thấy bên lề. Thây kệ, có chỗ cầu cứu là may.
Thế này là không xong rồi, tôi than thầm trong bụng khi nhìn chiếc xe của mình bắt đầu bị phân thây ra nham nhở. Có một hỏng hóc nhỏ nào đó trong phần đầu xe và cần phải thay thế ngay nếu muốn tiếp tục hành trình.Tôi chỉ còn hơn 1000 mét nữa là về tới nhà, với 5 phút phóng xe ào đi, và hàng đống công việc lôi thôi lềnh khênh đang chờ đợi; thật phiền phức. “Tôi sẽ chờ bao lâu?”, “Khoảng 30 phút thôi, để tụi tui chạy đi mua phụ tùng về thay nữa”.
30 phút! Tự dưng mà tôi có được 30 phút rảnh rang bất đắc dĩ ngồi lại bên lề đường nhìn ngắm thiên hạ đang ào ào thác đổ tuôn qua mặt mình. 30 phút với tôi ở vào một thời điểm khác trong ngày có thể chỉ là khoảnh khắc nước chảy mây trôi, lá rơi hoa nở, nhưng lại chọn đúng lúc này thì thật vô duyên. 10 phút đầu tiên lòng tôi phân vân bực dọc, lẽ ra giờ này tôi đã trút được bộ đồ đang mặc trên người để thay cái áo cánh, đã vo được gạo nấu cơm, đã quét được cái nhà, tưới được mấy chậu cảnh khô queo. 10 phút sau, khi quyết định sẽ mua cơm hộp cho buổi chiều nay thì tôi mới sực nhớ mình đã đem lát cá và miếng thịt đông lạnh bỏ ra ngoài để rã đông từ trước khi đi làm và còn thêm đống đồ chưa ủi vứt trên giường. Sau đó, khi đã bấm điện thọai nhờ người đón con xong thì tôi không nghĩ đến việc nhà nữa , chỉ còn ngồi chống cằm nhìn ra bốn phía, dõi theo chú nhỏ học việc của nhà xe vừa cầm tiền đi mua phụ tùng, nay bóng chim tăm cá.
Lạ thật, bao nhiêu năm bôn ba ngược xuôi giữa dòng mà sao mãi đến lúc này tôi mới chứng kiến cảnh này, quá đông người đi lại ken cứng chật chội inh ỏi trên đường vào cuối giờ tan tầm ngày. Sang hèn giàu nghèo, nam phụ lão ấu, tất cả như đang cùng bị cuốn lẫn vào đám bụi mù mịt khổng lồ, hệt như đoàn quân đang bị xua đi dưới một áp lực chung nặng nề nào đó và cùng bị một lực hút vô hình phía trước lôi thốc. Cái gì đang chờ đợi mọi người phía trước nhỉ? Một tổ ấm hay tổ lạnh? Một vòng tay chờ đón hay cánh cổng vẫn còn chằng chịt khóa? Một bàn ăn thịnh soạn hay cái bếp lạnh tanh tối hù trong góc?… Những khuôn mặt người sấp ngửa, thẳng thớm lẫn nhàu nhò, vụt qua đầy căng thẳng, mệt mỏi, nôn nóng, đăm chiêu, thờ ơ; không ai buồn nhìn ngang dọc qua lại. Là bởi tôi nhìn thấy không dưới mười cái mặt người quen thuộc lướt ngang qua sát chỗ tôi đang ngồi chống cằm mà không hề đoái hoài tới chứ đừng nói gì nhận ra. Ngạc nhiên với cái phát hiện lẩn thẩn này, tôi tiếp tục quan sát, quên đi thời gian vô bổ đang trôi.
Nếu hòa lẫn vào đòan quân đó, liệu tôi có khác đi không hay vẫn phải đóng dấu một khuôn mặt đơn điệu cứng đờ như vậy?
Rồi đột nhiên tôi phát hiện ra một người đàn ông lạc điệu trong khối người ấy, bởi dường như ánh mắt của anh ta vừa lệch hướng nên chạm phải cái nhìn của tôi và bật ngay sang phía khác. Sự vội vã này đánh thức trí nhớ của tôi ngay. Đó là người mà tôi biết khá rõ qua vợ của anh ta, Nguyện, bạn tôi. Tôi không kịp nhìn rõ mặt người phụ nữ với cặp tay trần mơn mởn âu yếm lượn vòng qua hông anh ta; nhưng là ai cũng vậy thôi, một khi cô ta không phải là Nguyện.
2. Hồi còn đi học sư phạm lũ bạn gái vẫn hay gọi Nguyện bằng biệt danh Mắt Ướt, ngưỡng mộ pha lẫn ganh tị. Khó ai có đôi mắt đẹp như cô nàng, nó to, đen, rờm rợp hai hàng mi dài cong lả lướt, và đặc biệt, lúc nào đáy mắt trông cũng sóng sánh chung chiêng. Mấy năm học Nguyện ở nội trú, nức tiếng hoa khôi. Gia cảnh khá giả, Nguyện lại càng nổi bật trong đám con gái quê mùa tuềnh toàng giản dị; tuy nhiên, nó là đứa tốt tính, khiêm tốn và chân thành.
Dạo đó tình bạn giữa tôi với Nguyện cũng không có gì đặc biệt. Nguyện đã có một mối tình thơ nuôi dưỡng từ quê nhà. Người bạn trai của Nguyện vẫn thường xuyên xuất hiện ở ký túc xá, đón đưa chăm sóc, tươi tỉnh ân cần lịch sự với mọi người, ai gặp một lần cũng đều quý mến. Thịnh gốc Huế, hào hoa truyền thống, giọng nói ngọt nhẹ mơn trớn lăn tăn như mặt nước sông Hương. Anh chàng đã đi làm ở một cơ quan hành chính, đẹp trai cao ráo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Tốt nghiệp ra trường họ cưới nhau ngay, bạn bè ai cũng mừng cho Nguyện vẹn toàn duyên nợ.
Bẵng đi nhiều năm lâu lâu sau đó, tôi không còn gặp lại Nguyện–Thịnh nữa. Phần vì Nguyện và chồng về công tác ở thị trấn quê nhà, phần vì bạn bè cũ lưu lạc phát tán khắp nơi. Thi thoảng, tôi cũng được nghe đôi điều phong thanh về họ. Nghe nói gia đình của cả hai đều xuất cảnh, để lại nhà cửa đất đai cho hai vợ chồng kinh doanh quản lý. Nghe nói Thịnh bây giờ là phó giám đốc một lâm trường ăn nên làm ra, Nguyện bỏ dạy chuyển ngành, bây giờ là trưởng phòng một công ty lớn. Nghe nói con gái đầu của họ vừa đi du học, con thứ hai đọat giải Duyên đáng Hoa học đường toàn tỉnh. Nghe nói họ vừa xây lên một cái dinh thự đồ sộ ở khu đất quy hoạch ven biển.
Mà cứ gì phải nghe nói. Lần họp mặt bạn cũ gần đây nhất hai người vẫn có đôi có cặp xuất hiện bên nhau. Cả hai vẫn còn đẹp đôi lắm. Vợ chồng hai mươi năm mà vẫn kề vai ấp má tự nhiên trước mọi người, thật đáng ngưỡng mộ. Nguyện vẫn đẹp, cái vẻ đẹp nhuốm chút buồn man mác càng thêm quyến rũ. Thịnh vẫn hào hoa như xưa, không lắm lời hoạt khẩu nhưng ánh mắt vành môi lại luôn hữu ý đa đoan. Giữa phòng karaoke giọng nam trầm ấm truyền cảm của Thịnh vừa cất lên lập tức cánh phụ nữ im bặt. Tôi dám chắc đây là mẫu đàn ông galant từ trong tiềm thức, chứ dân nửa vời chỉ cần vợ liếc mắt qua là thành quân chủ phong kiến ngay. Nguyện chỉ chơm chớp mắt mỉm cười đầy thông cảm và khuyến khích khi thấy Thịnh rút danh thiếp ra hí hoáy ghi chú thêm vào đó trước khi đưa cho bạn gái của vợ, và liên tục móc di động nhoay nhoáy bấm số lưu tên. Đáp lại cái nhìn ngạc nhiên của tôi Nguyện chỉ phì cười, rồi kể lể, nửa tâm sự nửa khoe khoang. Thịnh là vậy đó, lúc nào cũng ân cần thân thiện. Hôm tao nằm viện phẫu thuật mất cả tháng, chàng nuôi bệnh tao mà cả bệnh viện xúm lại xuýt xoa, chồng đâu mà chồng tốt đến vậy. Lúc nào cũng kề cận chăm nom, lau rửa bồng ẳm đút mớm, vỗ về dỗ dành từng li từng tí, chỉ nhớ lại đây thôi mà cũng rớt nước mắt mày ạ. Hai đứa con gái là cục vàng của ổng, gì thì gì chứ đụng tới con là đầu hàng ngay.
Đùng một cái, nghe nói Thịnh và Nguyện đã ly thân, hoặc đã ly dị rồi cũng không biết chừng. Rồi lại vẫn thấy sóng đôi tình tứ, lại thấy xây thêm nhà cho con gái chuẩn bị lấy chồng, chẳng hiểu nổi.
Cách đây mươi ngày, Nguyện Mắt Ướt đi công tác về thành phố, dành chút thời gian rảnh nhắn tôi ra quán uống cà phê. Hai đứa cùng ngồi một hướng, bàn trông ra biển, xoay lưng lại phố phường. Sóng bạc đầu từng cơn tan tác, ly cà phê dường như mặn hơn thường ngày. Tíu tít chuyện trời chuyện biển, chuyện nhan sắc thời trang, tuyệt không nhắc chuyện chia ly đoàn tụ, rồi bỗng dưng, cả hai cùng rơi tõm vào một khoảng lặng. Cuối cùng Nguyện cũng cười buồn, ”Như mày bây giờ nghĩ cũng còn sướng hơn tụi tao nhiều”. Tôi có gì hơn chứ, tiền bạc danh vọng địa vị, thậm chí cả tự do, thảy đều không có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời một người đàn bà. À, mà cũng có thế thật. ”Ừ,chắc vậy. Ví dụ như tao có thể tắt bếp gas chạy ù ra ngồi quán cà phê với mày mà không phải báo cáo ai…”.
“Không có gì khốn khổ cho bằng khi phải sống dưới một bộ mặt khác, xa lạ với cái mình đang có” . Nguyện bâng quơ. Tôi nín lặng hồi lâu rồi mới nói như than, “Nhưng có ai đoan chắc được sống thật với chính mình là cách tốt nhất đâu”.
Nguyện cười xòa, xoay qua kể chuyện công việc, con cái. Tôi lỡ miệng nhắc “Hôm qua thấy ông Thịnh nhà mày xuất hiện trên ti vi”. Nguyện vui vẻ, “Phải rồi, đơn vị ổng mới được tặng danh hiệu gì đó.” Tôi đắn đo, “Thấy người vẫn đẹp trai phong độ như xưa”. Nguyện bật cười đầy hãnh diện, “Chớ còn gì nữa, ra đường khối em xin chết. Gái theo từng chùm từng chùm”. “Vẫn vậy à?”. “Ừ, thì vẫn vậy”, và nói thêm, “Hết thuốc chữa rồi”. Thề có Trời, tôi chưa kịp hiểu hết cái sự “vẫn vậy” đầy cam chịu của bạn. Nhưng sao bình thản thế hả Nguyện.
Điện thoại cầm tay của Nguyện trỗi nhạc du dương. Bật nắp, áp má, Nguyện nhướng mày nhìn tôi đầy ngụ ý.
– Dạ, em nghe đây.
– …
– Dạ, còn sớm mà anh, em ngồi với bạn em thêm chút nữa, con Nhiên đó mà. Lâu lắm mới gặp lại.
– …
– Dạ, em biết rồi, em sẽ về nhà trước 7 giờ tối nay mà. Không, trời ở đây không có mưa. Dạ biết rồi mà, nói hoài khổ ghê, em có đem theo cái áo khoác anh mua ở Đà Lạt.
Thế đấy,cứ ngọt ngào dẻo quẹo như kẹo kéo. Chồng vậy chứ đòi chồng sao nữa?
– Em không đói, anh đã ăn cơm chưa? Ôi, đau dạ dày phải cẩn thận chớ, anh là hay quên lắm…
Ôi, tôi cũng muốn rên lên như vậy, mệt mỏi thật với cặp đào kép này.
Nguyện nhẹ nhàng gập điện thoại, mặt sáng rờ rỡ mắt long lanh. Tôi nịnh bạn :
– Đúng giọng vợ hiền nhé. Hèn gì ông bà mình nói lạt mềm buột chặt.
Nguyện mở to mắt nhìn tôi trân trối như cố hiểu xem tôi nói gì. Giây lát, nó phá lên cười sặc sụa, gập cả người lại mà cười ngả cười nghiêng, rung rinh cả bàn lẫn ghế. Y như đang lên cơn khùng. Vẻ bình thản cam chịu của nó biến mất như chưa từng có. Nguyện đưa tay chặn hai giọt nước mắt sống đang ứa ra, mặt nhăn nhúm cố nín cười, nhìn tôi đầy lạ lẫm và tội nghiệp:
– Không phải chồng.
– Cái gì không phải?
– Cú điện thọai vừa rồi ấy, không phải Thịnh đâu.
– …
– Thật đó.
– …
– Bình thường thôi mà.
Trời!!…Tôi có nên chúc mừng bạn không nhỉ???
3. Chú nhỏ học việc đi mua phụ tùng xe mất gần cả tiếng đồng hồ, từ xa đã trông thấy gương mặt nhọ nhem dầu mỡ của nó cười toe toét. “Chờ lâu không cô, tại cái này hàng hiếm không có nên con phải chạy đi khắp nơi tìm”. Tôi cố gượng cười, “Đằng nào cũng trễ rồi cô phải chờ luôn chớ sao”.
Điện thoại trong túi rung lên điệu nhạc quen thuộc.
– Em nghe.
– Em đang ở đâu vậy? Sao chưa về nhà?
– Ngoài đường. Xe em hư.
– Trời. Em không sao chứ?
– Sao đâu anh? Dắt bộ 5 phút, sau đó có 1 tiếng đồng hồ ngắm thiên hạ qua lại, lời to là đằng khác.
– Em làm anh lo quá. Cứ mỗi khi lòng dạ anh rối bời không yên là y như rằng có chuyện gì đó xảy ra với em. Gần như là linh tính…
– Thôi đừng nhát em mà. Thợ sửa gần xong rồi. Lát về nhà em gọi lại cho.
– Ừ,vậy nhé. Em chạy xe cẩn thận nghe, sẵn đó bảo họ kiểm tra lại thắng luôn.
Tôi cúp máy. Chú thợ sửa xe nhìn tôi lom lom, “Chú ở nhà thấy về trễ nên gọi hả cô?”, “Không phải”, suýt nữa là tôi buột miệng.
Chiếc xe đã nổ máy giòn giã. Tôi móc ví lấy tiền trả. Những đồng bạc dù nhàu nhò cũ kỹ vẫn được tôi vuốt phẳng phiu thẳng thớm và sắp xếp theo thứ tự giá trị.
Và tôi tiếp tục hối hả hòa vào dòng người vô định trên đường, âu lo rối ren tính toán công việc đang chờ đợi trước mắt.
Có ai ngồi lại bên lề nói cho tôi biết, rằng lúc này đây tôi đang mang một khuôn mặt thẳng thớm hay nhàu nhò?
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Dứt Tình
Như Hoa Ấu Tím
Hôm qua B đến gặp tôi, mái tóc dài màu nắng được cột bằng năm sợi thun nằm thẳng thớm sau lưng, khác với mọi hôm chỉ được buộc sơ xịa bồng bềnh, đến cả chiếc áo thun màu đen cũng điệu đàng, không như mọi hôm là chiếc áo nhăn nhúm vừa lấy từ máy xấy ra. Anh chàng đẹp trai, có khuôn mặt tôi đã khen giống hình ảnh của Jesus lần đầu gặp mặt.
Tôi nói: – Nếu đau chút xíu đừng giận nha B, hôm nay không có thuốc tê đâu!
B trả lời: – Còn gì có thể đau hơn khi tôi vừa ký giấy li hôn trước khi đến đây!
Không biết phải trả lời thế nào khi nghe thế tôi ngập ngừng: – Chao ơi! tôi nên chia vui hay chia buồn đây B?
Đôi mắt B buồn rười rượi: – Tạ ơn Thương Đế tôi đến đây mà không bị còng vào tù vì tội giết người!
Đôi mắt tôi tròn xoe cúi nhìn thẳng vào đôi mắt B trong tư thế nằm dài trên ghế .
B nói: – Trong ngày cưới 17 năm về trước, tôi thề sẽ gìn giữ cuộc hôn nhân giữa tôi và cô ấy bền vững muôn đời, trong hoạn nạn lúc yếu đau, nếu phải chia tay “I will kill you!” 17 năm trước tôi thật sự tin tưởng không bao giờ có ngày hôm nay, ngày tôi và cô ấy đến trước mặt ông tòa, cùng ký tên vào mảnh giấy vô tri đồng ý hủy bỏ tờ giấy vô tri 17 năm trước đó, cũng có hai chữ ký của chúng tôi!
– Oh! Congrats B, B đúng là Jesus, không thèm “giết người trong mộng” cho dù người trong mộng đã tiêu tùng, đã quên tình nghĩa phu thê!
B cười phá lên: – Tôi bây giờ là Thánh Hồng Hoa ạ! Cô ta bây giờ là quỷ dữ, lấy mất trái tim của tôi để đi với thằng bạn của tôi, nhỏ tuổi hơn cô ấy. May là chúng tôi không có con chỉ có Max, cô ta cũng đòi mang theo, cho dù Max là chó săn chỉ thích chơi với tôi! Oh well, tim tôi cô ta còn cướp huống gì Max. Cầu xin cho cô ấy và Max có đời sống tốt đẹp khi không có tôi!
– Chúc mừng B không bị ngủ chung với “kẻ thù” còn trong tay đã ươm mầm phản trắc!
B không cười nữa: – Năm năm trời tôi ngơ ngác nhìn cái mầm ấy nảy nở mà không hay, khi toàn nghe lời than trách, không chiều chuộng, không như xưa, not fun anymore, not sweet anymore, cho dù tôi nhắc cô nàng ai đưa đi du lịch, ai mua chiếc du thuyền chỉ để cho nàng vui ! Cái mầm ấy đơn giản mọc vì tôi không thích ra ngoài uống cà phê, không ưa vào quán rượu ban đêm, không thích cọ quẹt trong đám lố nhố người đong đưa theo tiếng nhạc ma quái dưới ánh đèn âm phủ!
– Chúc mừng B không bị chê bai nữa nha, bây giờ được tự do rồi, tha hồ bay như chim buổi sáng, tha hồ bơi như cá về biển khơi không cần ngoái nhìn lại cái chuồng èo ọt không cần tiếc cái vũng chung thân!
Đôi mắt xanh da trời lóe sáng: – Đúng là điều tôi mong muốn, may là tôi đã đủ sáng suốt đấm vào cái ti vi thay vì đấm vào mặt cô ấy mấy tháng trước!
– A lý do tại sao bị bó bột đó hả!
– Ừ, bữa đó cô ấy đòi li dị, tôi hỏi có nhớ lời thề hôm đám cưới không ? Cô ấy trả lời nhớ thì sao không thì sao? I will kill you nếu mình li dị! Cô ấy nhún vai, sống với you cũng như bị kill rồi ! Tôi đấm thẳng vào cái ti vi, máu me tung tóe, cô ấy bỏ đi! Oh well, thử tưởng tượng tôi đấm vào mặt cô ấy, máu me từ miệng mắt của cô ấy chảy ra, sẽ có 911 sẽ có còng tay và sự tự do chim trời cá biển sẽ là giấc mơ khó thực hiện . Tạ ơn Chúa! Sau đó tôi biết có nhiều cách “giết” nhau, ngay cả Chúa cũng thiếu sót, tại sao đã kết hợp lại tạo ra chia ly, hừm, tôi sẽ thành thánh cho cô ta thấy tôi vĩ đại đến thế nào!
– B nè, cám ơn B tâm sự nha, nói ra hết và tiến về phía trước, tha thứ cho cô ấy, người đã cùng tù chung thân với B 17 năm, đừng nghĩ mình sẽ thành Thánh, hãy nghĩ mình là người trưởng thành, đủ để “tha cho đó” thay vì giận hờn dai dẳng, trái tim của B vẫn còn đó chưa mất đâu, trái tim rất khôn, nó luôn giữ lại những điều tốt đẹp, điều xấu nó thải ra ngoài!
Cô ấy ra đi đem hết tất cả nỗi hậm hực trách móc B theo, tôi biết những hậm hực trách móc ấy sẽ dần dần rơi rụng trên con đường cô ấy chọn không còn B đi cùng, rất nhanh sau đó cô ấy sẽ thấy lại những ân cần đã có với B, những điều B đã làm cho cô ấy bằng yêu thương lắng đọng .
Hãy tha thứ và tiến bước thóat khỏi còng chung thân, đời vẫn luôn đẹp khi mình chấp nhận hợp tan B ạ! Tôi không là bác sĩ tâm lý, nhưng tôi biết bạn sẽ tìm được niềm vui không khó đâu, khi bạn cầu mong điều tốt đẹp đến cho người đã phụ bạn. Họ sẽ ăn năn và nuối tiếc không nguôi, tôi tin thế khi nghe bạn nói câu: “Cầu xin cho cô ấy và Max có đời sống tốt đẹp khi không có tôi!”
Posts: 14,416
Threads: 623
Likes Received: 1,056 in 504 posts
Likes Given: 598
Joined: Feb 2018
Reputation:
388
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-03-25, 10:09 AM)Ech Wrote: Dứt Tình
Như Hoa Ấu Tím
Hôm qua B đến gặp tôi, mái tóc dài màu nắng được cột bằng năm sợi thun ...
Không gì quý hơn độc lập, tự do.
Bác Hồ vĩ đại của xứ dân làm chủ, chính phủ ăn cướp của dân từng nói dzị.
Ếch.
Posts: 1,853
Threads: 1
Likes Received: 568 in 242 posts
Likes Given: 671
Joined: Apr 2020
Reputation:
131
LỜI HỨA
Hải Âu
Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó:"Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi". Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng ly với đám bạn thì thằng Linh cứ đứng thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chút rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh òa khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: "Chú hứa chở con đi chơi... cả năm qua con ngoan... không hư một lần nào.."
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồn
Posts: 1,853
Threads: 1
Likes Received: 568 in 242 posts
Likes Given: 671
Joined: Apr 2020
Reputation:
131
Anh Hai
Nguyễn Hàn Chung
Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. "Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo cho tuổi già của mẹ". Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời.
Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói "Anh Hai!"
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồn
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
KHO BÁU CỦA CHA TÔI
Ái Duy
Ngày ba tôi đi học tập cải tạo, sáu chị em đứa lớn nhất mười lăm, đứa nhỏ nhất là tôi chỉ mới vào lớp một. Má tôi đơn độc giữa dòng xoáy cuộc đời bươn chải thăm chồng nuôi con đằng đẵng gần mười năm chờ ngày ba về.
Cứ hai tháng một lần, má lần lượt đem theo từng đứa một thăm ba. Trước ngày má đi, cả nhà nhộn nhịp tưng bừng như mở hội. Má lèn chặt hai giỏ lác đựng đường tán, cá khô, trà, cà phê, thuốc lá…, sáu chị em tôi cũng thi nhau bỏ vào đó những bài kiểm tra điểm mười, giấy khen tiên tiến xuất sắc…Tôi cũng được mấy lần đi theo má.
Hồi đó một trăm rưỡi cây số sao mà diệu vợi đến vậy. Má phải chuyển đến ba chặng xe, xuất phát từ bốn giờ sáng mà mãi đến năm giờ chiều hai mẹ con mới lếch thếch dắt nhau đi bộ thêm cả 2 cây số nữa mới tới cổng trại, vô một cái lán tranh dài trống hoác đông nghịt người nằm ngồi nhao nhác chờ đợi. Sau tiếng kẻng, hàng trăm người trong bộ đồng phục xanh ùa ra. Ai cũng giống như ai, lần nào tôi cũng suýt khóc vì sợ không tìm ra ba nhưng bao giờ ba cũng bế bổng tôi lên trước. Thường thường chỉ hai má con ngồi khóc sụt sùi còn ba bao giờ cũng cười to nói lớn, khen đứa này mau lớn đứa kia học giỏi, khen má tháo vát đảm đang, suýt xoa vì hai giỏ quà của má bao giờ cũng to đầy và chất lượng hơn người khác. Ba sẽ trách cứ má rằng bày vẻ mua chi nhiều quá, rằng hãy tiết kiệm dành dụm cho tụi nhỏ ăn học, rằng mẹ con hãy đùm bọc nhau mà giữ gìn sức khỏe. Cuối cuộc hàn huyên, thế nào ba cũng nhắc đi nhắc lại cái câu : “Hãy cố gắng giữ lấy nó, đó là tương lai của các con mình. Anh sẽ sớm về thôi”.
Nhưng nó là gì? Rồi tôi cũng quên bẵng điều đó suốt thời thơ ấu.
Má nuôi sáu chị em ăn học bằng cái hàng nước còm cõi đặt dưới cây trứng cá trước nhà, thỉnh thoảng mới có khách. Đồ đạc trong nhà lần lượt biến mất một cách lặng lẽ. Chị em tôi ăn ngủ trên cái nền gạch hoa trống trơn, kê vở trên sàn nhà nằm xoài ra mà viết nhưng vẫn nổi tiếng học giỏi nhất nhì trong lớp.
Chỉ có chị Hai tôi mới biết đến quần áo mới may bằng vải mậu dịch, rồi khi mặc không vừa nữa mới giao lại cho đứa kế tiếp, cứ thế dần chuyển dịch đến đứa cuối cùng là tôi. Đứa nọ nối tiếp đứa kia phổng phao lớn lên vùn vụt chỉ với một nhiệm vụ duy nhất mà ba má phó thác: ăn học cho nên người. Riêng má tôi càng ngày càng như bé nhỏ lại, đau đáu trong đôi mắt má là một nỗi buồn thầm lặng xa xôi; nhưng đó là điều sau này tôi mới nghĩ ra.
Chị Hai tôi thi ba năm liền mới đậu vào Cao đẳng Sư phạm. Chị Ba ít trầy trật hơn cũng mất hai năm mới vào được Đại học Tổng hợp. Chị Tư thi đỗ Thủ khoa Đại học Y. Chị Năm được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm. Chị Sáu vừa mới trúng tuyển Đại học Kiến trúc. Giữa lúc đó thì ba tôi về, sau mười năm, trước dự kiến của rất nhiều người.
Mười giờ đêm, ba tôi về nhà trên một chiếc xích lô. Sau này ông phân trần, xe dừng bỏ khách ngay Ngã Sáu cách nhà tôi không quá năm trăm mét lúc chạng vạng tối; ba xuống xe, đinh ninh là đã thuộc lòng những con đường vậy mà không hiểu sao thay vì quẹo xuống Lê Thánh Tôn ba lại đi ngược lên Thái Nguyên, đến trước ga xe lửa mới biết mình bị lạc, lòng vòng hoài không làm sao về nhà được nên đành phải gọi xích lô. Ai cũng vừa thương vừa khóc vừa cười, ba đãng trí đến vậy thì thôi.
Những ngày tiếp theo gia đình tôi sống như trong mơ. Ba tôi vô cùng hài lòng, mãn nguyện khi nhìn đàn con khôn lớn. Nhà cửa tuy không còn tài sản gì ra hồn nhưng bù lại, má tôi đã giữ đúng lời hứa, giữ gìn nguyên vẹn nó đến ngày ba về. Vào những năm đó nó là cả một gia tài, là một kho báu thực sự mà ba má tôi đã chắt chiu dành dụm và gởi gấm tương lai của cả sáu đứa con gái.
Đó là một hộp nữ trang đặt gọn trong lòng bàn tay gồm sáu chiếc nhẫn nhận mặt đá và sáu sợi dây chuyền. Mỗi bộ nhẫn và dây chuyền được đánh bằng năm chỉ vàng y. Làm thế nào má tôi vượt qua được mười năm khốn khó mà vẫn giữ nguyên hộp nữ trang đó thì quả là một điều kỳ diệu.Tôi còn nhớ, ngay ngày hôm sau khi má tôi mở tủ đưa nó cho ông bằng đôi bàn tay run run, ông đã cầm lên trang trọng, mở hé ra nhìn rồi đóng lại như sợ nó bay mất. Ba má tôi vốn sinh trưởng trong gia đình nghèo, thất cơ lỡ vận, nếm mùi cực nhọc từ bé, ông bà nội ngoại đều chết trong cơ hàn nên có lẽ, luôn luôn trong tâm khảm song thân của tôi là nỗi ám ảnh không nguôi về một tuổi già hắt hiu và mòn mỏi.
Có ba về, kinh tế gia đình tôi cũng không khá hơn là mấy dù đã có được hai chị đi làm. Ba tôi làm tất cả mọi việc lặt vặt trong nhà, còn ra quán đứng rửa ly lau bàn phụ bán hàng với má tôi. Ông dè sẻn chi tiêu cá nhân đến mức thấp nhất, nhặt nhạnh tận dụng tối đa khả năng phục vụ của các vật dụng thiết yếu. Nhìn ông ngồi tỉ mẩn lấy que sắt nung đỏ để hàn đôi dép nhựa chỉ đáng vất đi hoặc tay dao tay kéo trước gương tự hớt tóc lấy, tôi thầm ứa nước mắt và giận mình quá vô tích sự.
Một năm sau chị Hai tôi lấy chồng, một thầy giáo nghèo như chị. Đám cưới được nhà trường đứng ra tổ chức, giản dị và ấm cúng. Ba tôi vui lắm, vẻ như ông đã chờ biết bao lâu để nói với đứa con gái đầu lòng như vầy:
– Ba má chỉ cho con nên hình nên hài, nay con trưởng thành, lập gia đình với người đàng hoàng tử tế thì không còn gì bằng. Trước khi con rời khỏi ba má và các em con để ra riêng, ba má dành dụm được cho con chút này để gọi là bước đầu tạo cơ sở cho con tự lập!
Rồi ông âu yếm gọi má tôi.
Má tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Bà mang ra một cái hộp nhựa màu hồng nhỏ xíu thường dùng để đựng nữ trang và đưa nó cho ba tôi. Ông mở ra, nhón sợi dây chuyền và chiếc nhẫn được đặt trên lớp bông gòn trắng nõn bằng hai ngón tay, ngắm nghía trong giây lát rồi mở bàn tay chi Hai ra, cẩn trọng đặt nó vào. Chị Hai bỗng ôm chầm lấy má òa khóc nức nở, chị khóc thỏa thuê như chỉ chờ có dịp này. Má tôi cắn môi rưng rưng nước mắt, còn ba tôi cười to, cố giấu vẻ xúc động khi lũ chúng tôi cứ trố mắt ra nhìn.
Hai năm sau, đến khi chị Ba tôi lên xe hoa, mọi việc lại diễn ra tốt đẹp như vậy. Chị Ba tôi cũng không kềm được xúc động rơi nước mắt khi nhận của hồi môn của mình trên tay ba.
Tuần tự một cách hoàn hảo, kho báu của ba tôi vơi dần theo năm tháng cùng với sứ mệnh của nó theo ước nguyện của người. Các chị tôi ai cũng may mắn có được một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, cuộc sống khá ổn định – tôi chắc một phần cũng là nhờ chút của nả mà ba má mừng cho ngày cưới. Tôi cũng có cảm giác má tôi ngày càng trút đi được gánh nặng ưu phiền mà bà vẫn canh cánh bên mình từ bao lâu nay.Tuy nhiên, đôi lúc tôi cũng bắt gặp cái nhìn đầy khó hiểu của má. Chắc vì chỉ còn lại tôi chưa kiếm đâu ra được ý trung nhân!
Mãi rồi cũng đến lượt tôi. Hôm trước lễ cưới, má cứ quanh quẩn bên tôi, vẻ xốn xang bồn chồn khó tả. Khi ba nằm nghỉ trưa, má gọi tôi ra sau bếp, pha nước bồ kết rồi bắt tôi ngồi cúi xuống cho bà gội đầu. Tôi chờ đợi nghe má nói những điều hệ trọng liên quan đến hôn lễ như tất cả những bà mẹ trên đời này nhưng má lại bắt đầu bằng một câu nói khác: “Ngày trước, cách đây cả hai chục năm, khi ba vắng nhà, một mình má với sáu đứa con đang tuổi ăn học…”. Má nói cứ như đang kể chuyện cổ tích.
Tôi bàng hoàng đến tê tái người. Nước mắt tôi rơi lã chã xuống thau nước gội. Hai bàn tay má vẫn dịu dàng gội đầu chải tóc cho tôi. Mãi mà tôi vẫn gầm mặt xuống, mắt không rời khỏi đôi bàn chân nứt nẻ khô sạm của má. Tôi nghĩ đến các chị của mình trong ngày vu quy, tôi mường tượng ra nét mặt nhẹ nhõm mãn nguyện của ba tôi vào giây phút đó, và đôi vai gầy trĩu nặng của má…
Toàn bộ của cải dành dụm đã được má tôi bán sạch để trang trải cho cuộc sống gia đình qua nhiều cơn nguy kịch, trước ngày ba tôi về khá lâu. Kho báu mà ba tôi quyết tâm bảo trọng cho tương lai của sáu đứa con gái thực tế chỉ là những món hàng nhái rẻ tiền được bày bán từng vốc trên những tấm ni lông trải dưới đất trước các cổng chợ quê mà thôi. Tới kỳ hạn, má lại tiết lộ điều này cho từng đứa con cần phải biết và tất cả đã diễn ra suôn sẻ, êm thấm như má đã nguyện cầu. Ngày mai, khi ba tôi trân trọng trao nó cho tôi thì cũng đồng thời giải phóng cho má tôi một gánh nặng đằng đẵng gần hai mươi năm trời.
Khi bước lên nhà trên tôi dừng lại ngang giường ba nằm trong giây lát. Trong giấc ngủ nhẹ, khuôn mặt ba thanh thản lạ, đôi mắt nhắm hờ dường như khẽ rung động; chắc là ba đang trong giấc mơ hạnh phúc cho bầy con gái.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Fb Nguyễn Ngọc Hạ Vân
Những mẩu truyện ngôn tình ngắn.
1. YÊU VÀ HẬN
Yêu nhau 5 năm.
Hắn tàn nhẫn nói lời chia tay với cô.
Cô thề sẽ hận hắn cả đời.
Một ngày, cô bước vào một ngõ nhỏ lại thấy hắn đang bị người ta ẩu đả.
Cô như phát điên, nhặt lấy tảng đá, gậy gộc liều mạng đánh về phía mấy người kia.
Mấy người kia bị kinh sợ, chạy trối chết.
Bạn bè hỏi cô, đã thề căm thù đến tận xương tuỷ, vì sao lại ra tay cứu giúp hắn?
Cô chạm khẽ trái tim vẫn đang run rẩy nói, bởi vì yêu nhiều hơn so với hận.
♥ Tình yêu có đôi khi cũng là một loại nghĩa khí.
2. NHƯỜNG NHỊN
Nhà cô thay một chiếc cửa công nghệ cao, chỉ cần nói với cánh cửa một câu, cánh cửa sẽ tự động mở ra.
(điều kiện tiên quyết là trước đó phải cài đặt câu nói kia.)
Cô đem mật khẩu cài đặt thành “Anh yêu em”, cũng bảo hắn mỗi ngày đều tới gặp cô. Vì thế mỗi ngày, cô đều đắm chìm trong lời ngon tiếng ngọt.
Một ngày, cô trễ hẹn, hắn tức giận với cô không thôi.
Cô một mạch nói lời chia tay. Lại suốt ngày ở nhà ảo não hối hận không thôi.
Cô đem mật khẩu đổi thành “Thực xin lỗi”, mỗi ngày khi mở cửa đều nhỏ giọng nói “Thực xin lỗi” với cánh cửa.
Dường như làm như vậy có thể giảm bớt sự bất an cùng mong nhớ trong lòng.
Một ngày, cô ngồi trên sô pha suy nghĩ, cửa lại đột nhiên mở ra.
Hắn kinh ngạc đứng ở ngoài cửa.
♥ Trong tình yêu luôn luôn phải có sự nhường nhịn, trừ phi hai người muốn đánh mất lẫn nhau.
3. THÍCH HÃY BÀY TỎ NGAY
Cô thầm mến hắn thật lâu.
Một ngày, cô nhìn biểu tượng cái đầu bên cạnh tên hắn trên QQ thật lâu, những lời nói đã chuẩn bị trước đột nhiên không nói lên lời.
Hắn cũng không nói, tựa hồ đang đợi cái gì.
Cô nắm chặt bàn tay đầy mồ hôi, viết ba chữ “Em thích anh” lên khung đối thoại chưa gửi.
Cô nhắm mắt lại, cắn răng ấn gửi tin.
Cùng lúc đó, cô nghe thấy tiếng ‘tít tít’.
Cô mở mắt ra, thấy ba chữ: Anh yêu em.
Trước ba chữ kia, có bốn chữ: Tự động trả lời.
♥ Nếu hiện tại bạn gửi tin nhắn nói bạn thích người ấy, người ấy liền lập tức gọi điện thoại nói người ấy yêu bạn. Không thử một chút làm sao biết có niềm vui bất ngờ nào đang chờ bạn.
4. BẤT NGỜ
Buổi sáng cô mở cửa.
Thấy con mèo nhỏ của soái ca trên lầu nằm bên ngoài, trên cổ lộ ra một tấm bảng: Chủ nhân đi công tác, có thể chăm sóc tôi vài ngày được không ?
Cô cười cười, ôm lấy mèo con đi vào phòng. Rồi sau đó con mèo nhỏ kia thường xuyên xuất hiện đáng thương hề hề, lý do giống như trên.
Hôm nay, cô nghe được tiếng gõ cửa, mở cửa.
Lại thấy soái ca kia nháy đôi mắt hoa đào nói: Mèo đi công tác, có thể chăm sóc anh không?
♥ Thích một người sẽ luôn dành sự bất ngờ cho người đó.
5. HY SINH
Buổi tối, trước khi đi ngủ liền hỏi ông xã: “Nếu em mắc bệnh nan y, anh có chạy chữa cho em không?”
Ông xã đã buồn ngủ, mơ mơ màng màng nói: “Đừng nói bừa… Táng gia bại sản cũng phải trị!”
Ta nói: “Nếu anh mắc bệnh thì sao?” Ông xã: “Vậy không trị.”
Ta hỏi: “Vì sao?” Ông xã: “Còn lại một mình em, kiếm tiền không dễ.”
♥ Bạn vĩnh viễn không biết, khi bạn gặp nguy hiểm, người ấy sẽ quan tâm lo lắng cho bạn như thế nào.
6. LO XA
Cô thích ăn táo.
Hắn mỗi ngày đều gọt hai quả táo, mỗi người một quả, cô thích cảm giác ấm áp lãng mạn này.
Chỉ là cô phát hiện hắn luôn cắn một miếng ở cả hai quả táo trước, sau đó mới đưa cho cô một quả.
Vì thế, cô buồn bực đã lâu. Rốt cục có một ngày.
Thừa dịp lúc hắn ra ngoài nghe điện thoại, cô cầm quả táo của hắn cắn một miếng.
Cảm giác không ngon ngọt bằng quả táo của mình. Nước mắt không tiếng động nháy mắt lướt qua khuôn mặt.
♥ Những gì tốt nhất, người đó sẽ dành cho bạn.
7. LÒNG THAM
Con chó nhỏ nói với con mèo nhỏ: Ngươi đoán xem trong cái túi trước mặt ta có mấy khối đường?
Con mèo nhỏ nói: Đoán đúng rồi ngươi sẽ cho ta ăn sao?
Con chó nhỏ gật gật đầu: Uhm, đoán đúng rồi tất cả đều cho ngươi!
Con mèo nhỏ nuốt nuốt nước miếng nói: Ta đoán năm khối!
Sau đó, con chó nhỏ cười đặt đường vào tay con mèo nhỏ, nói: Ta còn thiếu ngươi ba khối.
♥ Bởi vì yêu bạn, cho nên cho phép bạn có một chút lòng tham…
8. MẤT TRÍ
Trong buổi gặp mặt, cha nói “Con gái tôi vừa xinh đẹp, lại biết nấu ăn.”
Cô sờ sờ vết sẹo trên mặt, nghĩ rằng mình làm gì biết nấu ăn?
Dần dần thường xuyên gặp mặt,
Cô hỏi hắn, trước kia có người trong lòng không? “Có, cô ấy xinh đẹp, biết nấu ăn.”
Cô bắt đầu học nấu ăn, mỗi lần hắn ăn, sẽ luôn nói, “Hương vị thực giống.”
Về sau, cô rốt cục tức giận. “Anh yêu em hay yêu cô ấy!”
Hắn cười, “Ngốc quá, sau khi em bị tai nạn mất trí nhớ, anh vẫn luôn luôn chờ em.”
♥ Nếu tôi mất trí nhớ, bạn có thể chờ tôi hay không?
9. CẢ THẾ GIỚI
Hắn cõng cô, cô hỏi hắn: “Em có nặng không?”
“Toàn bộ thế giới đều ở trên lưng, em nói xem có nặng hay không?”
♥ Toàn bộ thế giới.
10. CHỞ CHE
Người chồng ở bên giường người vợ sắp sinh
Người vợ hỏi người chồng: “Anh hy vọng là con trai hay con gái?”
Người chồng: “Nếu là con trai, hai người bọn anh sẽ bảo hộ em; nếu là con gái, anh sẽ bảo hộ hai mẹ con em.”
♥ Người ấy sẽ luôn bảo hộ bạn.
12. TỎ TÌNH
Di động rung, có một tin nhắn: “Anh quyết định đi tỏ tình!”
Hắn cùng cô vẫn là bạn tốt, nhưng cô yêu hắn, “Ồ… Vậy anh cố lên.”
“Anh đứng ngoài cửa nhà cô ấy đã lâu, không dám gõ cửa.” “Đánh bạo gõ cửa đi! Em ủng hộ anh!”
“Em nói cô ấy có đồng ý không?” “Em không biết.” Cô buông di động, nước mắt rơi xuống không ngừng.
Di động lại rung, là điện thoại. Cô nghe.
Em mở cửa đi, anh vẫn không dám gõ cửa.”
Sưu Tầm
Posts: 6,784
Threads: 132
Likes Received: 4,501 in 1,907 posts
Likes Given: 2,184
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-05-06, 07:47 PM)Ech Wrote: Fb Nguyễn Ngọc Hạ Vân
Những mẩu truyện ngôn tình ngắn.
Hồi xưa câu "ngôn tình" sến nhất mày đã từng nói là gì vậy ku .
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-05-07, 10:39 AM)phai Wrote: Hồi xưa câu "ngôn tình" sến nhất mày đã từng nói là gì vậy ku .
Anh chưa từng yêu ai như anh đang yêu em
Posts: 6,784
Threads: 132
Likes Received: 4,501 in 1,907 posts
Likes Given: 2,184
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-05-07, 11:03 AM)Ech Wrote: Anh chưa từng yêu ai như anh đang yêu em
Hình như thằng ku nào cũng nói những câu giống giống vậy (và lần nào cũng nói y chang)
Posts: 5,350
Threads: 43
Likes Received: 3,178 in 1,620 posts
Likes Given: 2,389
Joined: Mar 2021
Reputation:
26
Vấn thế gian, tình là chi...
|