Phản biện xã hội
(2022-05-06, 11:04 PM)005 Wrote:  Trước chiến tranh 5 cũng toàn là viết Kiev. Lúc có chiến tranh mới biết mình đã sai. Cũng như Sài-Gòn là Sài-Gòn, gặp các đứa bé sinh viên sang đây học, hỏi chúng nó ở đâu, nói tp HCM nghe nổi quạu. Nhưng chúng nó sinh sau đẻ muộn,đã bị nhồi sọ và tẩy não. Cũng không thể trách cứ.

Mấy đứa trẻ bị nhồi sọ thì mình còn hiểu được, còn mấy thằng già đầu hai thứ tóc vẫn ngu ngơ là sao hả trời? Shy

Reply
(2022-05-06, 06:17 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Tin mới từ Toà Bạch Ốc:  Uncle sleepy Joe sẽ ký Lend-Lease bill cho Ukraine vào Monday May 9th để tiếp vận vũ khí cho Ukraine.   Biggrin

https://www.reuters.com/world/us-congres...022-04-28/

 Không có "sleepy" Joe của phóng viên chiến trường LTK,  có lẽ Ukraine đã "tiêu ra ma" rồi.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-05-06, 11:15 PM)Ech Wrote: Mấy đứa trẻ bị nhồi sọ thì mình còn hiểu được, còn mấy thằng già đầu hai thứ tóc vẫn ngu ngơ là sao hả trời? Shy

Chắc chắn là DLV kiếm cơm qua màn hình. Mỗi khi nói đến VNCH và chiến tranh VN nói chung là hình ảnh bà kia hồi bé bị cháy hết cả quần áo chạy, hình thằng VC bị xử tử bắn vào đầu, ca ngợi Jane Fonda, Thích Nhất Hạnh phản chiến và Dương văn Minh đầu hàng lại mang ra. Một sách một, "đố có sai".
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-05-06, 05:05 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Như thầy cưng nói có nhiều tin đồn là đại đế sắp đi mổ cancer và giao quyền sát sinh Ukraine lại cho Nikolai Patrushev.

Nhiều người hy vọng điều này xảy ra thì chiến tranh sẽ chấm dứt.  Đây có lẽ là một hy vọng hơi hão huyền vì Nikolai Patrushev cũng chẳng nhân từ gì hơn đại đế.  Ông này đã từng là trùm nắm đầu quân tình báo của Nga, và là một nhân vật góp phần rất lớn trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.  Tuần trước trong một buổi họp báo, ông ta đã tuyên bố Ukraine và cả phương tây sẽ bị bức tử nếu chống đối với Nga.  Ông ta cũng cảnh cáo Hoa Kỳ rằng những gì Hoa Kỳ đã loan báo như, "Nga hăm doạ Ukraine và các nước phương tây là kg đúng, Nga kg có hăm doạ Ukraine bao giờ cả".  Cũng như đại đế, ông này cũng là một kẻ dám làm mà chẳng dám nhận và lúc nào cũng tuyên truyền rằng chỉ có Nga mới làm việc chính nghĩa khi mang quân sang bắn giết từ già đến bé người dân vô tội, cướp đất, cướp nhà, cưỡng hiếp người ta.  Còn Mỹ và các nước phương tây đều xấu hết.   A bully, doạ mèo doạ khỉ.   Face-with-rolling-eyes4

 Thì vậy, hết thằng tàn bạo này xuống, thì lại thằng tàn bạo khác lên. Khi không thay đổi được thể chế từ bên ngoài thì chỉ có cách xử dụng phương pháp cứng rắn là cấm vận, phong tỏa kinh tế mà thôi. Sau đó dân chúng tự xuống đường và tự thay đổi chính thể của họ.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Hôm nay mình phải "phản biện" truyền thông Anh một tí.  Shy
 Đọc bài báo này của BBC cập nhật liên tục từ đầu cuộc chiến
 đến giờ, bực mình lắm:  

How many Ukrainians have fled their homes and where have they gone?

Họ cứ viết toàn những nước Đông Âu nhận người tị nạn Ukraine,
làm như các nước Tây Âu đứng phủi tay coi chơi hay không có nhân
đạo hay sao vậy đó:

  • Poland has taken in 3,143,550 refugees

  • Romania 856,941

  • Russia 727,712

  • Hungary 551,010

  • Moldova 452,038

  • Slovakia 391,592

  • Belarus 26,149

Hoàn toàn unfair. Mình có cảm giác do Anh nhận vài người không dám kể ra nên 
lấp liếm luôn.
Kỳ thực là ví dụ như Đức đã có hơn 6 trăm ngàn người, yah, 600 000 phụ nữ
trẻ em và sinh viên Ukraine chạy sang tị nạn từ đầu cuộc chiến đến nay.
Chưa có thuyên giảm. Nhưng BBC không bao giờ đưa tin.  
Kick3 
( đá BBC một phát để hạ hỏa)

Đâu phải chỉ cung cấp vũ khí. Che chở người tị nạn cũng ... hao tiền của mà.  Shy Mỗi đầu người 430 € mỗi tháng xài chơi, không tính tiền nhà và bảo hiểm y tế, ai giỏi nhẩm tính sẽ có ngay con số mỗi tháng phải chi trả là bao nhiêu, yeap, gần 260 triệu euro mỗi tháng. Cho nên phải dẹp Putin càng sớm càng tốt. Tiền công cũng là tiền đóng thuế mệt mỏi của mình, của dân chúng mà thôi. Chính phủ vay nợ để chi trả, đời con cháu mình trả cũng mệt xỉu.  Face-with-rolling-eyes4 

Cho nên nghe Anh hào phóng, Mỹ thơm tay ....v.v.v hỗ trợ này nọ mình cũng phải dè chừng. Không tham chiến mà vay nợ vì đoàn kết cũng đau bụng "lắm luôn".  Biggrin
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply


[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
McDonald’s và những nỗi ám ảnh của nước Nga
Thức ăn nhanh, ý thức hệ và những ám ảnh địa chính trị quốc tế.


Vincente Nguyen


[Image: image.png]
Ảnh nền: Người dân xếp hàng trước cửa hàng McDonald's đầu tiên ở nước Nga, ngày 31/1/1990. Ảnh trước: Một thực khách Nga vào ngày 9/3/2022, tranh thủ mua những phần ăn cuối cùng trước khi McDonald’s tạm dừng hoạt động. Ảnh: Vitaly Armand; Konstantin Zavrazhin/ Getty Images.

Bốn giờ sáng ngày 31/1/1990, một hàng dài thị dân Moscow chờ đợi ở Quảng trường Pushkin. [1]

Họ không xếp hàng để đón xem một cuộc diễu binh.

Họ cũng không tập hợp chờ nghe phát biểu từ một lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.

Thứ họ mong đợi là McDonald’s, hãng đồ ăn nhanh gốc Mỹ trứ danh (hay khét tiếng, tùy quan điểm chính trị của bạn).

McDonald’s bị cáo buộc là dung hợp mọi điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản: một sản phẩm ẩm thực vô hồn thiếu cội rễ văn hóa, những nhân viên bị bóc lột với mức lương theo giờ thấp dưới tiêu chuẩn sống (ít nhất là ở Hoa Kỳ), một thực đơn khuyến khích chủ nghĩa tiêu thụ vô lối và không bao giờ biết thỏa mãn, v.v.

Những cách nghĩ và cáo buộc này có đúng không? Có thể lắm chứ.

Tuy nhiên, đối với người dân Nga – Soviet ở thời điểm đó, McDonald’s là hiện thân của sức sáng tạo và sức bật của nền dân chủ “thù địch” Hoa Kỳ xa xôi mà họ chỉ có thể nghe qua báo đài chính thống.

McDonald’s không dùng ngân sách nhà nước.

McDonald’s không thực hiện những kế hoạch 5 năm của Trung ương Đảng.

McDonald’s không phát phiếu lương thực xác định mỗi tháng thực khách được dùng mấy phần.

Tự thân sự xuất hiện của McDonald’s tại trái tim của khối xã hội chủ nghĩa toàn cầu là tín hiệu cho dấu chấm hết của mọi lý thuyết và lời rao giảng kinh tế – chính trị làm nên danh tính Liên bang Soviet như người ta từng biết. [2]

Gần một thế kỷ độc tôn chủ nghĩa Marx tại nước Nga chấm dứt với sự hiện diện của hãng thức ăn nhanh này.

Vì sao ư?

Vì chỉ sau một mẩu quảng cáo tìm ứng viên trên tờ nhật báo Moskovsky Komsomolets, McDonald’s đã nhận 30.000 đơn ứng tuyển. Số lượng người mà công ty cần? 600 người. [3]

Tỷ lệ chọi 1:50 (hay khả năng được nhận là 2%), cao hơn Harvard, Stanford, Yale hay tất cả những trường đại học hàng đầu thế giới bạn có thể nghĩ đến.

Những lời hứa như “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “công nông làm chủ”, “việc làm cho quốc dân” đều theo đó mà vụn vỡ.


[Image: image-4.jpeg]
Quang cảnh bên ngoài cửa hàng McDonald’s ngày khai trương, 31/1/1990. Ảnh: McDonald’s.

10 giờ sáng ngày 31/1/1990, McDonald’s chính thức mở cửa. Hàng chờ dài nửa cây số bắt đầu di chuyển vào bên trong nhà hàng. McDonald’s ước tính khoảng 30.000 thực khách đã được phục vụ chỉ trong một ngày hôm đó.

Hơn một năm sau, Liên bang Xô-viết tan rã.
***
Qua ba mươi năm, người Nga tưởng như đã quên đi sự cách biệt ý thức hệ giữa họ và những ông chủ tư bản “xấu xa” ở đế quốc Hoa Kỳ. Thứ họ từng xem là cách sống phương Tây, cách ăn của phương Tây và cách xài tiền của phương Tây nay đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực không thể thiếu của nước Nga.

McDonald’s khi mới xuất hiện có giá thuộc diện đắt đỏ so với mặt bằng chung giá cả thực phẩm của Liên Xô thời điểm đó.

Chất lượng và hương vị thức ăn không thuyết phục được một lượng lớn thực khách địa phương khó tính tại Nga, tương tự như khi McDonald’s xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, người Nga vẫn yêu thích McDonald’s. [4]

Với người Nga, McDonald’s là một cuộc “cách mạng”.

Cuộc cách mạng dịch vụ nơi mà lần đầu tiên sau nhiều thập niên người Nga biết rằng các quán xá và người phục vụ biết… cười và chào đón thực khách; những món ăn được mang đến đúng với mô tả ban đầu trong thực đơn; biết rằng sạch sẽ và vệ sinh cũng là một tiêu chuẩn cơ bản của kinh doanh.

Tính đến năm 2022, hãng thức ăn nhanh này đã mở được 850 cửa hàng trên khắp nước Nga, tuyển dụng hơn 62.000 nhân viên. [5] Hệ thống nhà hàng tại Nga và Ukraine mỗi năm tạo ra khoảng hai tỷ Mỹ kim cho McDonald’s (9% doanh thu toàn cầu). [6] Đó là những con số vô cùng ấn tượng đối với thương hiệu của một cựu thù trên đất khách.

***
Tuy nhiên, dẫu người Nga đã quên đi mối thù ý thức hệ và đón nhận McDonald’s như một người nhà, nỗi ám ảnh lưỡng cực Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ rời khỏi đầu các lãnh đạo Nga, và có lẽ cũng là suy nghĩ của những lãnh đạo Mỹ.

Năm 2014, sau khi dùng vũ lực quân sự sáp nhập vùng Crimea của Ukraine và đối mặt với các áp lực ngoại giao của phương Tây, Putin ra lệnh đóng bốn cửa hàng McDonald’s được ưa thích nhất ở Moscow. [7] Biện luận ban đầu là bởi vì những cửa hàng này vi phạm các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, không ai không nhận ra tính biểu tượng của việc tấn công những cửa hàng thức ăn nhanh trứ danh của Hoa Kỳ trên đất Nga.

Tám năm sau đó, chính quyền Putin chính thức xâm lược Ukraine trên mọi mặt trận.

Ngoài những trừng phạt từ hàng loạt các tổ chức quốc tế khác nhau, bản thân McDonald’s bị đặt trước câu hỏi: Họ sẽ phải làm gì với nước Nga của Putin?

Ngày 8/3/2022, Chris Kempczinski, Giám đốc điều hành McDonald’s thông báo: [8]

“Giá trị cốt lõi của McDonald’s không cho phép chúng ta bỏ mặc những tổn thương nhân mạng vô nghĩa đang diễn ra tại Ukraine.”
Từ tháng 3/2022, hãng thức ăn nhanh này tạm thời đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng trên lãnh thổ Nga, với cam kết sẽ tiếp tục trả lương nhân viên và tiền thuê mặt bằng hàng tháng cho các đối tác. McDonald’s cho biết quyết định này gây thiệt hại cho họ khoảng 50 triệu Mỹ kim mỗi tháng. [9]

Với tin tức này, người Nga lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi để thưởng thức và gửi lời chào tạm biệt với sản phẩm tư bản phương Tây thuần chất trong một tương lai vô định của kinh tế Nga. [10] Điều này gợi nhớ hình ảnh 32 năm trước, khi McDonald’s lần đầu tiên trình làng ở xứ sở bạch dương.

Chỉ mới ba thập niên, người ta lại phải sống trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh kiểu mới, không phải vì sự xung đột ý thức hệ rõ ràng minh thị, mà vì nỗi ám ảnh của chính trị cường quyền.

/*nguồn: https://www.luatkhoa.org/2022/04/mcdonal...-nuoc-nga/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Khi Họa Sĩ Chống lại Cuộc Chiến của Putin
06/05/2022
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đưa gần 200.000 chiến binh Nga xâm lăng Ukraine từ ngày 24/2/2022. Nhưng người trí thức và giới hoạt động nghệ thuật từ nước Nga đã nhìn thấy đây là cuộc chiến của Putin, một lãnh tụ cuồng bạo, và không xem đây là cuộc chiến giữa hai dân tộc. Trong các thành phần chống lại cuộc chiến ở Ukraine, giới họa sĩ có cách riêng để bày tỏ ý kiến. Có người xuống đường biểu tình như nữ họa sĩ Nga Yelena Osipova, 76 tuổi, bất chấp cảnh sát thành phố St Petersburg nổi tiếng là tàn bạo, đàn áp mạnh tay đối với người biểu tình. Trong khi đó, họa sĩ Nga Andrei Molodkin triển lãm ở London một bức tranh chân dung Putin với máu của người Ukraine. Hay như trường hợp họa sĩ Pháp, có nghệ danh là C215, nổi tiếng với tranh sơn xịt đường phố Paris, đã tình nghuyện vào Kyiv, thủ đô Ukraine, vẽ tranh đường phố để kêu gọi hòa bình và ngợi ca dân tộc Ukraine. Và nhiều trường hợp nữa trên toàn cầu, và cũng ngay tại nước Nga.

Báo Moscow Times ngày 23/3/2022 ấn bản tiếng Anh có bài viết về họa sĩ Nga Andrei Molodkin, hiện đang sống lưu vong ở Pháp, nổi tiếng về nhiều lần sử dụng tác phẩm hội họa để kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh --- ngay từ thời cuộc chiến Chechen War năm 2009. Và khi cuộc chiến Putin đưa quân vào Ukraine năm 2022 khởi phát, họa sĩ Molodkin đã sáng tác một bức chân dung Putin loang đầy máu để bênh vực dân tộc Ukraine.

Đó là bức chân dung Putin được sáng tác với máu thật của người Ukraine. Đúng ra, họa sĩ Andrei Molodkin dùng chất liệu là máu người và dầu thô (crude oil) để làm bức tranh sắp đặt với chất liệu hỗn hợp đa phương tiện (mixed-media installation). Molodkin đặt tên cho bức chân dung này là “Putin Filled with Ukrainian Blood” (Putin vấy đầy máu người Ukraine). Tranh sắp đặt này phóng hình lên cao 8 mét được tạm thời gắn trên bàn thờ của một ngôi nhà thờ ở giữa London, thủ đô Anh quốc, trong buổi trình diễn Thứ Tư 16/3/2022. Chất liệu máu là do các bạn người Ukraine của họa sĩ hiến tặng trước khi các bạn này từ hải ngoại trở về Ukraine để chiến đấu chống Nga.

[Image: zz-1-art-putin-blood.jpg]
Tranh sắp đặt chân dung Putin tại nhà thờ London, máu người trộn với dầu được bơm loang mặt kính để mô tả sự tàn bạo của chiến tranh.


[Image: zz-2-art-against-putin-blood.jpg]
Hàng trên, từ trái, xem theo kim đồng hồ: Máu người Ukraine và hỗn hợp dầu thô loang trên chân dung Putin qua các giai đoạn của tranh. Trong khi máu loang, có âm thanh của nhịp tim đập. 

Khi họa sĩ Molodkin trình diễn tranh sắp đặt này ở London, bạn của họa sĩ là Oleksandr Turchynets, người đã hiến máu làm tranh và đã trở về quê hương Ukraine để chiến đấu chống quân Nga, từ Lviv, miền tây Ukraine, đã gửi tin nhắn cho Molodkin: “Tôi phải trở về chiến đấu bảo vệ quê hương, tôi đã tặng máu của tôi trước khi tôi về tham dự chiến trường là để cho thấy máu Ukraine loang ra dưới bàn tay của một người.”

Họa sĩ Andrei Molodkin nói: “Tôi sáng tạo tác phẩm này để tạo ra tình đoàn kết giữa người Ukraine và người Nga. Giấc mơ của các chế độ hình sự là bịt miệng tất cả những cuộc thảo luận. Đã tới lúc chúng ta phải dùng nghệt huật đưa ra một thông điệp minh bạch về chiến tranh và về con người thực của Putin.”

(còn nữa)
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Tranh sắp đặt “Chân Dung Putin Vấy Máu Ukraine” có thể xem qua video này, dài 2:50 phút:

Trong khi đó, nữ họa sĩ Yelena Osipova, 76 tuổi, cư dân Saint Petersburg, Nga, người đã sống sót qua trận bao vây Leningrad, có một cách chống chiến tranh kiểu riêng. Cụ bà người Nga này kể rằng khi nghe tin Putin đưa quân Nga vào xâm lăng Ukraine, cụ bà không ăn gì được trong suốt ba ngày. Rồi cụ bà kẻ biểu ngữ phản chiến lên các tấm giấy dày, và mời gọi bạn hữu cùng xuống đường biểu tình với bà cụ.
Tại sao họa sĩ Yelena Osipova phải xuống đường biểu tình? Đơn giản, trong chế độ của Putin, không phòng tranh nào có chỗ cho hội họa phản chiến như ở London hay Paris.

[Image: zz-3-artist-yelena-osipova-76-years-old-protest-war.jpg]

Khi cụ bà họa sĩ biểu tình, cảnh sát Saint Petersburg tới bắt ngay.

Văn hóa là tài sản lớn của dân tộc Ukraine. Do vậy, khi quân Nga bắn phi đạn vào các thành phố lớn, các giới chức Ukraine phải nghĩ cách bảo toàn các công trình nghệ thuật. Các bảo tàng viện, các phòng tranh, các nhà thờ xưa cổ và các cơ sở văn hóa Ukraine phải lo bảo vệ các tác phẩm văn hóa giá trị.
Một số nhà thờ chở các tranh, tượng quý sang gửi qua các nhà thờ cùng giáo hội bên kia biên giới. Bảo tàng viện gửi bảo vật ra hải ngoại. Tất cả không để tranh quý trên tường nữa, tất cả phải đưa xuống dưới hầm trú bom. Dân Ukraine lo ngại rằng quá khứ văn hóa của họ sẽ không còn bao nhiêu, khi phi đạn Nga đã bắn nát nhiều thành phố.
Tất cả những di sản văn hóa quý nhất là phải cất nơi an toàn. Bảo tàng viện Andrey Sheptytsky National Museum tại thành phố Lviv là bảo tàng viện nghệ thuật lớn nhất Ukraine đã đóng cửa ngay từ khi quân Nga khởi động cuộc chiến xâm lăng. Bảo tàng viện này sống sót qua Thế Chiến 2, nhưng qua cuộc chiến chống Nga không rõ sẽ được giữ gìn tới mức nào. Các bộ sưu tập của bảo tàng đều đã đóng gói và đưa vào tầng hầm.
Nhiều pho tượng trong thành phố Lviv đã được bọc lại cẩn thận. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng chỉ cần một trận không kích hay phi đạn bắn chính xác, thì không tượng với tranh nào có thể tồn tại. Dù vậy, lệnh ra là tất cả các bức tường trong các bảo tàng viện đều phải là tường trống, không treo gì nữa, cho tới khi kết thúc cuộc chiến này. Một chương lịch sử mới của Ukraine đang bắt đầu. Đầy đau thương và đổ vỡ.

(còn nữa)
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
[Image: zz-4-art-museum-in-ukraine.jpg]
Tranh phải gỡ để đưa xuống hầm.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Trang tin Euronews hôm 15/4/2022 loan tin rằng họa sĩ chuyên ngành sơn xịt tại Paris có nghệ danh là C215 trong những ngày giữa tháng 4/2022 đã tới Kyiv, thủ đô Ukraine, nơi đã bị bom đạn dập vùi, để bày tỏ ủng hộ Ukraine bằng cách vẽ tranh trên các tường vách còn chưa sụp đổ. Họa sĩ C215 đã tới vẽ trước nhất là nơi các bảng thông tin ở các trạm xe buýt, trạm xe lửa, tức là những nơi đông người qua lại. Bởi vì vẽ lên tường có thể sẽ là vô ích khi người ta xây lại, sẽ phá vỡ các bức tường đi. Trong khi đó, các bản thông tin nơi các trạm xe buýt, xe điện thì hẳn là còn ở mãi với các đường xe buýt, xe điện.

Họa sĩ C215 năm nay 48 tuổi, tên thật là Christian Guemy – nói rằng anh chấp nhận nguy hiểm, anh phải rời Paris để vào tận Kyiv, nơi phi đạn Nga vẫn bắn hàng ngày, để đứng sơn xịt kêu gọi hòa bình. Anh nói anh không thể làm khác hơn được. Họa sĩ C215 trả lời phỏng vấn của truyền thông: “Tôi không thực sự quyết định tới Kyiv, nhưng nhiều phần là các tấm tranh của tôi quyết định cho tôi.”
 
[Image: zz-5-french-artist-to-kyiv.jpg]
Họa sĩ C215 đứng giữa Kyiv vẽ tranh kêu gọi thế giới ủng hộ Ukraine.

C215 cũng là niềm tự hào của Pháp, vì giới phê bình nghệ thuật nói rằng trong nghệ thuật vẽ trên đường phố bằng kỹ thuật sơn xịt thì C215 được gọi là “câu trả lời của Pháp đối với Banksy.” Họa sĩ Banksy là người Anh, hiện là họa sĩ sơn xịt trên đường phố nổi tiếng nhất thế giới.


Nghệ danh C215 chỉ mới xuất hiện từ năm 2006 nhưng anh là họa sĩ sơn xịt (graffiti artist) tính tới năm 2022 là hơn 30 năm trong làng hội họa. Tác phẩm của C215 chủ yếu là cận ảnh chân dung. Như trong các tấm hình anh vẽ ở Kyiv thì thấy phần đông là tranh chân dung như thế. Người ta dễ hiểu vì sao C215 chọn ngay Ukraine lửa đạn để vào vẽ tranh: bởi vì trước giờ đề tài vẽ của C215 phần lớn là kẻ ăn mày, người vô gia cư, dân tỵ nạn, trẻ em bụi đời và những người già lụm khụm. Tại sao anh muốn vẽ những hình ảnh rất buồn như thế của xã hội? Lý do vì C215 xúc động trước các cảnh đời như thế, anh muốn mọi người nhìn thấy thực tại rất buồn của nhân loại, đó là những người bị xã hội bỏ quên.

 

Tranh vẽ trên đường phố của C215 hiện nay đã xuất hiện tại nhiều thành phố trên thế giới, như ở Barcelona, Amsterdam, London, Rome, Paris, Oslo, Colombo và ở nhiều thành phố của Morocco.
Tuy nhiên, vẫn phải kiếm sống chớ, không lẽ vẽ chùa trên đường phố mãi. Do vậy, không chỉ vẽ tranh trên đường phố, C215 cũng vẽ tranh thương mại cho nhiều phòng triển lãm đại diện cho anh – loại tranh thương mại chủ yếu anh vẽ trên gỗ và canvas.  C215 từng có nhiều cuộc triển lãm một mình cho các tranh thương mại.

(còn nữa)
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Xem video dài 1:08 phút về họa sĩ C215:






Tuy nhiên, chuyến đi Ukraine để vẽ cho một dân tộc đang bị vùi dập giữa lửa đạn bây giờ hẳn là cuộc triển lãm quan trọng nhất trong đời C215, bởi vì sinh mạng của anh cũng đang trở thành dễ tan vỡ y như các chân dung anh đang vẽ.
.
Cuối cùng, cũng nên nhắc về một bản tin trên báo Artnet ngày 1/3/2022, tức là một tuần sau khi quân Nga tiến vào xâm lăng Ukraine, một Thư Ngỏ yêu cầu kết thúc cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã được phổ biến, trong thư là chữ ký của hơn 13,000 người Nga làm việc trong các ngành nghệ thuật --- họ ý thức rằng khi còn sống trong lãnh thổ Nga mà lên tiếng chống cuộc chiến của Putin là liều mình với nguy hiểm, tự làm hại cho sự nghiệp, việc làm, và có thể với vài người sẽ là sinh mạng.
Cô Katya Dolinina, người quản lý 2 sân khấu Moskino tại Moscow, đã bị ép từ chức vào ngày 28/2/2022, tức là ba ngày sau khi cô đồng ý ký tên vào Thư Ngỏ. Vào lúc 4 giờ chiều ngày 26/2/2022, tức là ngày Thư Ngỏ ấn hành, một cú điện thoại gọi tới Dolinina từ cấp cao hơn trong ngành quản trị sân khấu nghệ thuật. Cô Dolinina kể với báo Artnet News rằng cấp trên của cô đề nghị cô viết một bản văn để nói rằng tên cô xuất hiện trong Thư Ngỏ là vì nhầm lẫn, “nhưng tôi đã từ chối.” Cô được lệnh phải dọn sạch bàn giấy vào cuối ngày. Thủ tục giấy tờ để rời chức vụ chỉ trong một giờ đồng hồ. Dolinina kể rằng cô thấy như đang khóc, những người ra lệnh sa thải cô cũng chì vì lệnh, “Tôi được nói rằng tôi là người đầu tiên bị sa thải vì ký tên trên lá thư phản chiến, nhưng không phải là người cuối cùng.”
Trong khi đó có tin Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại Moscow (Moscow Museum of Modern Art) cũng đã sa thải bất kỳ nhân viên nào ký tên trong thư phản chiến đó. Bảo tàng này từ chối trả lời các câu hỏi từ báo Artnet News. Nhiều người đã ký tên vào thư và rồi đã rút tên lại: báo New York Times loan tin rằng có một lúc Thư Ngỏ trên bản lưu hành có khoảng 17,000 chữ ký của giới hoạt động nghệ thuật. Nghĩa là, có rất nhiều người bị ép đổi ý, rút tên.
Một thỉnh nguyện thư khác có lời lẽ mạnh hơn, lưu hành ở Facebook, kêu gọi Vladimir Putin từ chức, theo tin của Archi.ru. Lá thư quyết liệt này ghi là từ “các họa sĩ, kiến trúc sư, người thiết kế, sử gia nghệ thuật, sử gia, nhân viên các viện bảo tàng, các văn khố và các thư viện, và người sưu tập nghệ thuật,” lên án cuộc chiến, nói rằng lý do vì Putin nắm quyền tuyệt đối trong 20 năm qua. Thư này viết: “Gỡ bỏ Putin ra khỏi quyền lực là kết thúc xong cuộc chiến. Chúng tôi đòi hỏi Putin từ chức tức khắc…”
Một người đã ký tên trên cả hai lá thư nói với báo Artnet News rằng không thể biết chuyện gì xảy ra cho người này vào ngày mai hay trong 2 giờ nữa, “Chúng tôi không biết rằng Nga sẽ xâm lăng Ukraine. Không ai có thể hình dung như thế. Bây giờ thì chuyện gì cũng có thể. Chúng tôi hiểu rằng cú đánh sắp tới sẽ là chống lại các kẻ nội thù trong nước Nga. Đó là chúng tôi.”

/* nguồn: https://vietbao.com/a312031/khi-hoa-si-c...-cua-putin
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Ngoại binh ở Ukraine



[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-05-07, 06:40 AM)005 Wrote: Ngoại binh ở Ukraine

Chữ "ngoại binh" đọc xong tôi liên tưởng tới ...

[Image: 2022-05-07-085534.png]

[Image: 2022-05-07-085446.png]

... bà già giết giặc Lol .
Reply
(2022-05-06, 11:37 PM)005 Wrote: Hôm nay mình phải "phản biện" truyền thông Anh một tí.  Shy
 Đọc bài báo này của BBC cập nhật liên tục từ đầu cuộc chiến
 đến giờ, bực mình lắm:  

How many Ukrainians have fled their homes and where have they gone?

Họ cứ viết toàn những nước Đông Âu nhận người tị nạn Ukraine,
làm như các nước Tây Âu đứng phủi tay coi chơi hay không có nhân
đạo hay sao vậy đó:

  • Poland has taken in 3,143,550 refugees

  • Romania 856,941

  • Russia 727,712

  • Hungary 551,010

  • Moldova 452,038

  • Slovakia 391,592

  • Belarus 26,149

Hoàn toàn unfair. Mình có cảm giác do Anh nhận vài người không dám kể ra nên 
lấp liếm luôn.
Kỳ thực là ví dụ như Đức đã có hơn 6 trăm ngàn người, yah, 600 000 phụ nữ
trẻ em và sinh viên Ukraine chạy sang tị nạn từ đầu cuộc chiến đến nay.
Chưa có thuyên giảm. Nhưng BBC không bao giờ đưa tin.  
Kick3 
( đá BBC một phát để hạ hỏa)

Đâu phải chỉ cung cấp vũ khí. Che chở người tị nạn cũng ... hao tiền của mà.  Shy Mỗi đầu người 430 € mỗi tháng xài chơi, không tính tiền nhà và bảo hiểm y tế, ai giỏi nhẩm tính sẽ có ngay con số mỗi tháng phải chi trả là bao nhiêu, yeap, gần 260 triệu euro mỗi tháng. Cho nên phải dẹp Putin càng sớm càng tốt. Tiền công cũng là tiền đóng thuế mệt mỏi của mình, của dân chúng mà thôi. Chính phủ vay nợ để chi trả, đời con cháu mình trả cũng mệt xỉu.  Face-with-rolling-eyes4 

Cho nên nghe Anh hào phóng, Mỹ thơm tay ....v.v.v hỗ trợ này nọ mình cũng phải dè chừng. Không tham chiến mà vay nợ vì đoàn kết cũng đau bụng "lắm luôn".  Biggrin


Hình như họ chỉ cập nhật số người tị nạn từ những quốc gia có biên giới chung với Ukraine phải tiếp nhập trực tiếp thôi thầy 5.
Đó con số thống kê sơ khởi chứ chắc họ chưa có đủ điều kiện để phân tách thêm sau đó những dòng người này đi đâu.

Thí dụ như trên trang aljazeera.com, họ cũng cập nhật những dữ liệu tương tự 
[Image: 2022-05-07-093306.png]

họ lấy nguồn từ UNHCR nên không thể trách họ.

Giả thử nước Đức của thầy có chung biên giới với Ukraine chắc chắn đa số sẽ chọn quê hương của Beethoven là đất "tạm dung", lúc đó sẽ lên đầu trang nhật trình luôn á  Wink .
Reply