2022-04-23, 12:43 PM
Cách Nga thay thế truyền thông Ukraine bằng truyền thông của mìn
Quân đội Nga cố gắng kiểm soát các trung tâm tin tức ở Ukraine
Serhiy Starushko và các nhà báo đồng nghiệp vừa kết thúc cuộc họp biên tập buổi sáng một ngày đầu tháng 3, khi các phương tiện quân sự của Nga đi chậm dần rồi dừng lại phía bên ngoài.
Trong vòng vài phút, các binh sĩ xông qua cửa trước của tòa nhà ba tầng, nơi là trụ sở của một trung tâm tin tức địa phương ở thành phố cảng Berdyansk bị chiếm đóng của Ukraine.
Khoảng 50 nhân viên đã bị bắt làm con tin trong năm giờ.
Họ đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến trong thế giới thực nhằm kiểm soát các luồng thông tin.
Quân đội Nga chiếm đóng các thị trấn, đe dọa các nhà báo và yêu cầu họ truyền bá quan điểm ủng hộ Điện Kremlin. Những người từ chối bị buộc phải dừng các hoạt động của họ.
Chiến lược thay thế truyền thông Ukraine bằng các tin tức ủng hộ điện Kremlin bao gồm chiếm các tháp phát sóng và tắt quyền truy cập vào các chương trình tin tức quốc gia của Ukraine tại các khu vực bị lực lượng Nga kiểm soát. Thay vào đó, tín hiệu của các chương trình ủng hộ Nga được bật.
Cơ quan Truyền thông Đặc biệt của Nhà nước Ukraine nói với BBC rằng 8 đài đang được sử dụng để phát những nội dung "tuyên truyền và thông tin sai lệch" tới người dân địa phương ở miền nam Ukraine.
Tại Berdyansk, Serhiy - một phóng viên truyền hình - đã bị buộc nằm trước máy quay và tuyên bố rằng anh ta đang tuyên chiến chống lại cái gọi là ''những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine". Quân đội Nga nói họ sẽ đăng tuyên bố được nói khi bị ép buộc này lên mạng nếu anh ta từ chối hợp tác.
"Những người có vũ khí ở khắp nơi, hàng chục người, và tôi nghĩ 5 đến 6 người trong số đó đến từ FSB [Cơ quan An ninh liên bang Nga]. Họ nói, 'bây giờ là Nga, và nếu bạn muốn sống, bạn phải hợp tác', Serhiy nhớ lại, hiện anh đã rời khỏi khu vực một cách an toàn.
Đối với Serhiy và các đồng nghiệp, "hợp tác" có nghĩa là yêu cầu tiết lộ các phương thức liên lạc của các nhà hoạt động và binh lính thân Ukraine ở địa phương, và tuyên truyền nội dung của Nga. Đó không phải là những lời đe dọa suông.
SERHIY STARUSHKO
Một tấm hình chụp Serhiy (thứ hai từ bên phải) và các đồng nghiệp trước cuộc xâm lược
"Họ đưa tôi vào một phòng riêng. Họ bắt đầu đánh tôi vào đầu, ngực, chân, họ đánh tôi bằng đầu gối và lòng bàn tay để các vết bầm ít hơn", anh kể lại.
"Sau đó, một trong số họ đã dùng súng đe dọa tôi: anh ta dí súng vào đầu và bộ phận sinh dục của tôi. Họ hỏi tôi có muốn gọi cho vợ để nói lời 'tạm biệt' với cô ấy không."
Ngày hôm sau, các kênh truyền hình Nga chiếu một đoạn video được tuyên bố là quay cảnh chiếm giữ trung tâm tin tức - nhưng tòa nhà vốn đã trống trơn trước khi họ quay lại bằng camera. Các phóng viên Nga cho biết quân đội phải kiểm soát trung tâm tin tức này vì đang lan truyền "thông tin sai lệch về tình hình trong thành phố".
Đó là cơ quan phát thanh truyền hình Ukraine cuối cùng ở Berdyansk. Một cơ quan khác cũng bị đóng cửa; phát sóng quốc gia đã bị cắt.
Trước cuộc xâm lược, cư dân trong khu vực có thể xem hàng chục kênh quốc gia của Ukraine - và một số kênh địa phương - nhưng những kênh này đã bị chặn.
Trừ khi họ có một chảo vệ tinh, công dân ở các thành phố bị chiếm đóng nay chỉ có thể truy cập vào 24 kênh truyền hình nhà nước Nga và những kênh phát sóng từ các nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine.
"Đó chỉ là tin giả, tôi thậm chí không muốn xem. Họ đang tẩy não mọi người", Anna, 28 tuổi (tên nhân vật đã được thay đổi), hiện vẫn sống ở Berdyansk nói. Cô ấy chỉ xem một kênh ca nhạc và dựa vào khả năng truy cập Internet bị hạn chế để đọc những tin tức đáng tin cậy.
Và bây giờ một kênh có trụ sở tại Crimea đã phát bản tin cho người dân ở nơi mà Nga gọi là "các khu vực đã được giải phóng" ở phía nam Ukraine.
Không có đề cập nào đến cuộc chiến. Các phóng viên khẳng định "cuộc sống trong khu vực đã được cải thiện với sự xuất hiện của quân đội Nga", và những khu vực này "có triển vọng thực sự để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính quyền Ukraine tạo ra".
"Đây là một phần quan trọng trong chiến lược của Nga. Bởi vì chiến tranh thông tin luôn là một phần của một cuộc chiến thực sự", Natalia Vyhovska, ở Viện Thông tin Đại chúng Ukraine giải thích.
"Họ bắt đầu phát sóng kênh truyền hình Nga, họ đe dọa các nhà báo độc lập. Họ mang theo vũ khí đến các tòa soạn, nhà của họ và nhà của cha mẹ họ."
Chiến thuật tương tự cũng được sử dụng khi Crimea bị xâm lược vào năm 2014, theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, một tổ chức ủng hộ tự do báo chí.
Nhưng cũng như việc chiếm quyền điều khiển phát sóng, Nga đang sản xuất các nội dung mạo danh - Mykhailo Kumok, người sở hữu một công ty truyền thông ở thành phố Melitopol, miền nam Ukraine, đã phát hiện ra.
Sau khi lực lượng Nga tiếp quản thành phố, 5 lính Nga có vũ trang đã đến gõ cửa nhà anh. Họ tịch thu máy tính xách tay và máy tính để bàn của anh, và đưa Mykhailo và vợ anh đến căn cứ của họ - để "trò chuyện".
Mykhailo và vợ
Họ hỏi anh tại sao công ty truyền thông của anh lại gọi người Nga là "những kẻ chiếm đóng". Mykhailo trả lời, anh ta nên gọi họ là gì nữa?
"Họ bắt đầu nói về cái gọi là 'tiêu diệt chủ nghĩa Nazi' và tôi trả lời, 'Tôi là người Do Thái, tôi là người Do Thái nói tiếng Nga - vậy tại sao các người lại đến đây? Đối với tôi, các người chẳng là gì ngoài những kẻ chiếm đóng" .
Mykhailo nói rằng anh sẽ không hợp tác với người Nga và xuất bản các bài tuyên truyền của họ, vì vậy anh đã quyết định đóng cửa cả tờ báo và trang web của mình. Nhưng anh đã bị sốc khi nhìn thấy một tờ báo giả mạo danh thương hiệu của công ty anh được chuyển đến người dân địa phương.
"Đó là một tờ báo giả với phần in ấn tệ hại, nhưng dùng logo của chúng tôi. Trên trang nhất có một bức chân dung của thị trưởng được Nga sắp đặt, một bức chân dung nhỏ của Putin và một bức ảnh cho thấy những người chiếm đóng đang giúp đỡ những người gặp khó khăn."
Một phiên bản nhái của Nga (trái) của một tờ báo lâu đời (phải) đã được lưu hành ở Melitopol
Một trong những bài báo cho biết chính quyền Nga sẽ hạ giá gas, xóa hết các khoản nợ ngân hàng và tạm thời hủy bỏ tất cả các khoản nộp thuế.
Những cam kết phi thực tế này lặp lại những cam kết của Nga khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Eugen Fedchenko, tổng biên tập của StopFake, một tổ chức xác minh sự thật chuyên xử lý tin giả và các tuyên truyền của Nga cho biết: "Lần đó họ cũng hứa với người dân rằng họ sẽ xóa nợ tín dụng, trả lại tiền tiết kiệm - nhưng chẳng có gì xảy ra."
"Đó là lý do tại sao hầu hết người dân Ukraine hiểu rằng tất cả những lời hứa này chỉ là những lời nói suông".
Mykhailo đồng ý. Anh lo ngại rằng việc tuyên truyền như các tờ báo giả có thể ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, nhưng hầu hết, anh nói, sẽ xem xét những gì đã xảy ra khi quân Nga xâm lược Crimea và hậu thuẫn lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine vào năm 2014.
"Mọi người ở đây sẽ không tin mù quáng vào các phương tiện truyền thông [của Nga]. Trước hết, họ sẽ tự hỏi mình, 'cuộc sống của tôi trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn kể từ khi quân đội Nga xâm lược?" Và cuộc sống ở đây chắc chắn đã trở nên tồi tệ hơn - hầu như đối với tất cả mọi người."
/* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-61199644
- Maria Korenyuk và Jack Goodman
Quân đội Nga cố gắng kiểm soát các trung tâm tin tức ở Ukraine
Serhiy Starushko và các nhà báo đồng nghiệp vừa kết thúc cuộc họp biên tập buổi sáng một ngày đầu tháng 3, khi các phương tiện quân sự của Nga đi chậm dần rồi dừng lại phía bên ngoài.
Trong vòng vài phút, các binh sĩ xông qua cửa trước của tòa nhà ba tầng, nơi là trụ sở của một trung tâm tin tức địa phương ở thành phố cảng Berdyansk bị chiếm đóng của Ukraine.
Khoảng 50 nhân viên đã bị bắt làm con tin trong năm giờ.
Họ đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến trong thế giới thực nhằm kiểm soát các luồng thông tin.
Quân đội Nga chiếm đóng các thị trấn, đe dọa các nhà báo và yêu cầu họ truyền bá quan điểm ủng hộ Điện Kremlin. Những người từ chối bị buộc phải dừng các hoạt động của họ.
Chiến lược thay thế truyền thông Ukraine bằng các tin tức ủng hộ điện Kremlin bao gồm chiếm các tháp phát sóng và tắt quyền truy cập vào các chương trình tin tức quốc gia của Ukraine tại các khu vực bị lực lượng Nga kiểm soát. Thay vào đó, tín hiệu của các chương trình ủng hộ Nga được bật.
Cơ quan Truyền thông Đặc biệt của Nhà nước Ukraine nói với BBC rằng 8 đài đang được sử dụng để phát những nội dung "tuyên truyền và thông tin sai lệch" tới người dân địa phương ở miền nam Ukraine.
Tại Berdyansk, Serhiy - một phóng viên truyền hình - đã bị buộc nằm trước máy quay và tuyên bố rằng anh ta đang tuyên chiến chống lại cái gọi là ''những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine". Quân đội Nga nói họ sẽ đăng tuyên bố được nói khi bị ép buộc này lên mạng nếu anh ta từ chối hợp tác.
"Những người có vũ khí ở khắp nơi, hàng chục người, và tôi nghĩ 5 đến 6 người trong số đó đến từ FSB [Cơ quan An ninh liên bang Nga]. Họ nói, 'bây giờ là Nga, và nếu bạn muốn sống, bạn phải hợp tác', Serhiy nhớ lại, hiện anh đã rời khỏi khu vực một cách an toàn.
Đối với Serhiy và các đồng nghiệp, "hợp tác" có nghĩa là yêu cầu tiết lộ các phương thức liên lạc của các nhà hoạt động và binh lính thân Ukraine ở địa phương, và tuyên truyền nội dung của Nga. Đó không phải là những lời đe dọa suông.
SERHIY STARUSHKO
Một tấm hình chụp Serhiy (thứ hai từ bên phải) và các đồng nghiệp trước cuộc xâm lược
"Họ đưa tôi vào một phòng riêng. Họ bắt đầu đánh tôi vào đầu, ngực, chân, họ đánh tôi bằng đầu gối và lòng bàn tay để các vết bầm ít hơn", anh kể lại.
"Sau đó, một trong số họ đã dùng súng đe dọa tôi: anh ta dí súng vào đầu và bộ phận sinh dục của tôi. Họ hỏi tôi có muốn gọi cho vợ để nói lời 'tạm biệt' với cô ấy không."
Ngày hôm sau, các kênh truyền hình Nga chiếu một đoạn video được tuyên bố là quay cảnh chiếm giữ trung tâm tin tức - nhưng tòa nhà vốn đã trống trơn trước khi họ quay lại bằng camera. Các phóng viên Nga cho biết quân đội phải kiểm soát trung tâm tin tức này vì đang lan truyền "thông tin sai lệch về tình hình trong thành phố".
Đó là cơ quan phát thanh truyền hình Ukraine cuối cùng ở Berdyansk. Một cơ quan khác cũng bị đóng cửa; phát sóng quốc gia đã bị cắt.
Trước cuộc xâm lược, cư dân trong khu vực có thể xem hàng chục kênh quốc gia của Ukraine - và một số kênh địa phương - nhưng những kênh này đã bị chặn.
Trừ khi họ có một chảo vệ tinh, công dân ở các thành phố bị chiếm đóng nay chỉ có thể truy cập vào 24 kênh truyền hình nhà nước Nga và những kênh phát sóng từ các nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine.
"Đó chỉ là tin giả, tôi thậm chí không muốn xem. Họ đang tẩy não mọi người", Anna, 28 tuổi (tên nhân vật đã được thay đổi), hiện vẫn sống ở Berdyansk nói. Cô ấy chỉ xem một kênh ca nhạc và dựa vào khả năng truy cập Internet bị hạn chế để đọc những tin tức đáng tin cậy.
Và bây giờ một kênh có trụ sở tại Crimea đã phát bản tin cho người dân ở nơi mà Nga gọi là "các khu vực đã được giải phóng" ở phía nam Ukraine.
Không có đề cập nào đến cuộc chiến. Các phóng viên khẳng định "cuộc sống trong khu vực đã được cải thiện với sự xuất hiện của quân đội Nga", và những khu vực này "có triển vọng thực sự để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính quyền Ukraine tạo ra".
"Đây là một phần quan trọng trong chiến lược của Nga. Bởi vì chiến tranh thông tin luôn là một phần của một cuộc chiến thực sự", Natalia Vyhovska, ở Viện Thông tin Đại chúng Ukraine giải thích.
"Họ bắt đầu phát sóng kênh truyền hình Nga, họ đe dọa các nhà báo độc lập. Họ mang theo vũ khí đến các tòa soạn, nhà của họ và nhà của cha mẹ họ."
Chiến thuật tương tự cũng được sử dụng khi Crimea bị xâm lược vào năm 2014, theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, một tổ chức ủng hộ tự do báo chí.
Nhưng cũng như việc chiếm quyền điều khiển phát sóng, Nga đang sản xuất các nội dung mạo danh - Mykhailo Kumok, người sở hữu một công ty truyền thông ở thành phố Melitopol, miền nam Ukraine, đã phát hiện ra.
Sau khi lực lượng Nga tiếp quản thành phố, 5 lính Nga có vũ trang đã đến gõ cửa nhà anh. Họ tịch thu máy tính xách tay và máy tính để bàn của anh, và đưa Mykhailo và vợ anh đến căn cứ của họ - để "trò chuyện".
Mykhailo và vợ
Họ hỏi anh tại sao công ty truyền thông của anh lại gọi người Nga là "những kẻ chiếm đóng". Mykhailo trả lời, anh ta nên gọi họ là gì nữa?
"Họ bắt đầu nói về cái gọi là 'tiêu diệt chủ nghĩa Nazi' và tôi trả lời, 'Tôi là người Do Thái, tôi là người Do Thái nói tiếng Nga - vậy tại sao các người lại đến đây? Đối với tôi, các người chẳng là gì ngoài những kẻ chiếm đóng" .
Mykhailo nói rằng anh sẽ không hợp tác với người Nga và xuất bản các bài tuyên truyền của họ, vì vậy anh đã quyết định đóng cửa cả tờ báo và trang web của mình. Nhưng anh đã bị sốc khi nhìn thấy một tờ báo giả mạo danh thương hiệu của công ty anh được chuyển đến người dân địa phương.
"Đó là một tờ báo giả với phần in ấn tệ hại, nhưng dùng logo của chúng tôi. Trên trang nhất có một bức chân dung của thị trưởng được Nga sắp đặt, một bức chân dung nhỏ của Putin và một bức ảnh cho thấy những người chiếm đóng đang giúp đỡ những người gặp khó khăn."
Một phiên bản nhái của Nga (trái) của một tờ báo lâu đời (phải) đã được lưu hành ở Melitopol
Một trong những bài báo cho biết chính quyền Nga sẽ hạ giá gas, xóa hết các khoản nợ ngân hàng và tạm thời hủy bỏ tất cả các khoản nộp thuế.
Những cam kết phi thực tế này lặp lại những cam kết của Nga khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Eugen Fedchenko, tổng biên tập của StopFake, một tổ chức xác minh sự thật chuyên xử lý tin giả và các tuyên truyền của Nga cho biết: "Lần đó họ cũng hứa với người dân rằng họ sẽ xóa nợ tín dụng, trả lại tiền tiết kiệm - nhưng chẳng có gì xảy ra."
"Đó là lý do tại sao hầu hết người dân Ukraine hiểu rằng tất cả những lời hứa này chỉ là những lời nói suông".
Mykhailo đồng ý. Anh lo ngại rằng việc tuyên truyền như các tờ báo giả có thể ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, nhưng hầu hết, anh nói, sẽ xem xét những gì đã xảy ra khi quân Nga xâm lược Crimea và hậu thuẫn lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine vào năm 2014.
"Mọi người ở đây sẽ không tin mù quáng vào các phương tiện truyền thông [của Nga]. Trước hết, họ sẽ tự hỏi mình, 'cuộc sống của tôi trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn kể từ khi quân đội Nga xâm lược?" Và cuộc sống ở đây chắc chắn đã trở nên tồi tệ hơn - hầu như đối với tất cả mọi người."
/* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-61199644