Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
5 bí kíp ăn uống "nhỏ mà có võ" giúp người trẻ tránh xa bệnh tiểu đường
KHUÊ LĂNG Theo Pháp luật & Bạn đọc 8 giờ trước
Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017, cứ mỗi 6 giây trên thế giới sẽ có 1 người tử vong vì bệnh tiểu đường. Đặc biệt, căn bệnh này đang trẻ hóa rất nhanh.
Nguyên nhân khiến số lượng người mắc bệnh và tử vong vì tiểu đường tăng ngày càng tăng và trẻ hóa nhanh là những sự thay đổi về lối sống. Trong đó, thói quen ăn uống góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, chúng ta cũng có thể phòng tránh được tiểu đường. Vì vậy đừng bỏ qua 5 lưu ý nhỏ sau đây:
1. Ăn món có chứa giấm trước bữa chính
Một số nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ cho thấy, người ăn các món có chứa giấm trước bữa ăn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường. Nguyên nhân là do trong giấm có chứa lượng không nhỏ axit axetic, loại chất này có khả năng làm bất hoạt các enzyme tiêu hóa tinh bột nhờ đó mà giảm đi lượng chất bột đường hấp thu vào cơ thể.
Trong đó, giấm táo được cho là tốt nhất cho việc phòng tránh tiểu đường và kiểm soát lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường. Theo 1 nghiên cứu khoa học được công bố trên Tạp chí Chăm sóc cho Người tiểu đường, uống giấm táo làm tăng độ nhạy insulin toàn cơ thể sau bữa ăn ở người kháng insulin và cải thiện độ kháng insulin ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên, bạn nên pha loãng giấm táo theo tỷ lệ 20g giấm táo và 40ml nước, tốt nhất là nước ấm để tăng hiệu quả và tránh gây hại cho dạ dày.
2. Chia nhỏ bữa ăn
Nếu bạn muốn đẩy lùi bệnh tiểu đường, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đừng bao giờ ăn quá no trong mỗi bữa.
Các bữa ăn nhỏ nhưng đều đặn trong thời gian dài giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và tránh việc tăng lượng đường trong máu đột ngột, kiểm soát việc sản xuất insulin của tuyến tụy.
Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp có tác động trực tiếp đến cảm giác đói, bởi vì đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể. Bạn không nên ăn quá nhiều nhưng cũng đừng ăn quá ít trong mỗi bữa ăn, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái quá no hoặc để quá đói, giúp duy trì mức đường huyết luôn ổn định.
3. Uống 1 ly cà phê mỗi ngày
Các nhà nghiên cứu thuộc khoa Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, việc sử dụng cà phê hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thiếu nữ và phụ nữ trung niên.
Đó là do các hợp chất đặc trưng trong cà phê có khả năng kiểm soát sự vận chuyển glucose trong cơ thể. Ngoài ra, cà phê còn tác động đến sự phát tiết các chuỗi axit amin ở dạ dày có tác dụng làm giảm glucose và chứa magie, giúp tăng cường khả năng dung nạp glucose.
TS. Rob van Dam (Đại học Harvard, Mỹ) khẳng định, mỗi ngày uống 1 ly cà phê giúp giảm 13% nguy cơ mắc bệnh. Nếu uống từ 2 - 4 ly có thể giảm được từ 43 - 47%, tuy nhiên lại không tốt cho sức khỏe và dạ dày.
Vì vậy, bạn chỉ nên uống 1 ly cà phê mỗi ngày, không nên uống khi đói bụng và lưu ý rằng cà phê hòa tan có tác dụng tốt hơn cà phê phin trong ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
4. Tăng cường chất xơ
Có nghĩa là bạn nên bổ sung các loại rau củ, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để tránh xa bệnh tiểu đường.
Bởi vì khi ăn carbohydrate giàu chất xơ, glucose sẽ được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu, giúp ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa tăng đường huyết trong máu.
5. Ăn nhạt
Mặc dù muối không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó dẫn đến tăng cân, tăng huyết áp, tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo nghiên cứu của Viện Y học Môi trường thuộc Viện Nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển), ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu khảo sát từ 1136 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 với 1379 người không mắc bệnh tiểu đường ở tất cả các độ tuổi và giới tính.
TIN LIÊN QUAN
Ăn tối đúng cách, mỗi sáng thức dậy bạn có thể giảm thêm 0,5kg: 4 mẹo ăn tối giúp bạn giảm cân hiệu quả
Thanh niên mất cả bạn gái và sự nghiệp vì bệnh tiểu đường: Nếu cơ thể xuất hiện 5 triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay lập tức!
[size=undefined]
Kết quả chỉ ra rằng cứ tăng hấp thu 2,5g muối mỗi ngày sẽ tăng khoảng 65% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, những người ăn trên 7,3g muối mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 72% so với người ăn dưới 5,8g. Nếu muốn phòng tránh tiểu đường, tốt nhất là mỗi ngày bạn không nên hấp thụ quá 5g muối.[/size]
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, WHO
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
7 cách kết hợp thực phẩm lành mạnh dành cho người bệnh tiểu đường
LĐO | 03/03/2022 | 18:00 PM
Bánh mì nguyên hạt nướng với quả bơ là sự kết hợp thực phẩm lành mạnh cho người bệnh tiểu đường. Đồ họa: Thanh Ngọc
Theo Boldsky, kết hợp thực phẩm lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu, có lợi cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là 7 cách kết hợp thực phẩm lành mạnh cho người bệnh tiểu đường
Bánh mì nguyên hạt nướng với quả bơ
Để làm món này, cần phải chọn loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ. Nướng bánh mì nguyên hạt với quả bơ, sẽ bổ sung chất béo và chất xơ lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Thêm hạt chia vào sinh tố
Hạt chia và trái cây, rau củ rất giàu chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn có lượng carb cao. Sinh tố hạt chia còn giúp cơ thể cảm thấy no lâu, làm chậm quá trình tiêu hóa, đảm bảo lượng đường trong máu tăng chậm.
Ăn nhẹ với táo và các loại hạt
Các loại hạt có thể điều chỉnh sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Trong khi đó các loại hạt lại giàu chất béo lành mạnh, chất xơ và protein, giúp quản lý giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Do đó, ăn nhẹ với táo và các loại hạt có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Ăn cá với rượu
Một ly rượu nhỏ không chỉ làm giảm mùi tanh của cá mà còn giúp lượng đường trong máu giảm xuống. Do đó, kết hợp cá với rượu trong bếp để ăn trong bữa tối sẽ giúp kiểm soát lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Khoai tây trắng với giấm
Khoai tây được nấu chín cùng với giấm có tác dụng quản lý và kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn. Do đó, có thể luộc khoai tây với giấm để làm món ăn nhẹ cho người bệnh tiểu đường.
Táo, bơ đậu phộng và socola đen
Ăn táo cắt lát với một miếng sô cô la đen và bơ đậu phộng là cách giảm cholesterol lành mạnh. Món ăn này cũng giúp quản lý lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Sữa chua và yến mạch
Sữa chua và yến mạch giàu protein, carbs, chất xơ và chất béo lành mạnh, được xem là bữa sáng nhanh gọn cho người bệnh nhân tiểu đường. Sự kết hợp này còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cơn đói hiệu quả.
THANH NGỌC (THEO BOLDSKY
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Lợi ích của dưa chuột đối với người mắc bệnh tiểu đường
LĐO | 28/02/2022 | 12:00 PM
Dưa chuột có nhiều lợi ích với bệnh tiểu đường. Ảnh: AFP
Theo Boldsky, dưa chuột có chỉ số đường huyết thấp, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường.
Giàu chất dinh dưỡng
Quả dưa chuột có nhiều hợp chất sinh học có tác dụng chống bệnh tiểu đường. Quả dưa chuột bao gồm cucurbitacins, vitexin, orientin, cucumerin A và B, apigenin và isoscoparin glucoside, giúp ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, quả dưa chuột còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, vitamin (B, C, K), đồng, magiê, kali, phốt pho và biotin. Những chất dinh dưỡng này có lợi cho bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) là con số thể hiện mức độ đường huyết của cơ thể tăng nhanh hay chậm sau khi ăn thực phẩm. Thực phẩm nào đó có chỉ số GI thấp, sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ từ, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của dưa chuột thấp hơn nhiều loại trái cây và rau quả khác.
Chống viêm
Bệnh tiểu đường là một bệnh viêm mãn tính. Lượng glucose cao làm tăng mức độ của các cytokine gây viêm, dẫn đến tình trạng kháng insulin có hại cho bệnh tiểu đường.
Dưa chuột giúp kiểm soát tình trạng tăng đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin ở những người bị béo phì, giảm chất béo nội tạng nên có thể kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Thêm vào đó, đặc tính chống viêm của dưa chuột còn sử dụng như một phương thuốc hiệu quả để ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa
Cơ thể tạo ra quá nhiều gốc tự do sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra sự tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa đầy chất chống oxy hóa tự nhiên như dưa chuột sẽ góp phần làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm căng thẳng carbonyl ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
THANH NGỌC (THEO BOLDSKY)
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thêm 1 thứ này vào cốc nước nóng sẽ thành "thần dược" hạ đường huyết, uống hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường
Đậu Đậu Nhịp Sống Việt 4 giờ trước
BÁO NÓI - 2:59
Nếu bạn đang tìm một thực phẩm lành mạnh cho nhiều đối tượng, thì hãy thử sử dụng thức uống tốt cho miễn dịch từ hạt tiêu đen.
Cuộc sống càng đầy đủ thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người càng được nâng cao. Hầu hết chúng ta đều đã thay đổi lối sống, nhưng điều mà nhiều người lãng quên đó là ăn uống như thế nào để xây dựng một hệ thống miễn dịch tốt.
Mặc dù có những siêu thực phẩm và công thức pha chế tốt cho hệ miễn dịch, nhưng không phải thứ nào cũng tốt cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang tìm một thực phẩm lành mạnh cho nhiều đối tượng, thì hãy thử sử dụng thức uống tốt cho miễn dịch từ hạt tiêu đen.
Nước hạt tiêu là thức uống có lợi dành cho người tiểu đường.
Cách làm nước hạt tiêu rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 2,3 muỗng hạt tiêu vào nước nóng hoặc là nước đang đun sôi. Chờ đến khi nước chuyển màu thì lọc lấy nước và uống khi còn ấm. Bạn cũng có thể thêm chút muối và cánh hoa hồng để nước có hương vị hơn.
Nước hạt tiêu là thức uống có lợi dành cho người tiểu đường. Hạt tiêu có chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn tốt... có thể giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) cũng cho biết, hạt tiêu đen có chứa nhiều piperine, có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp người bệnh đái tháo đường tránh một số nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
30 ngày uống nước hạt tiêu, cơ thể sẽ nhận được 6 "món quà" to lớn
1. Tăng cường sức khỏe đường ruột
Vi khuẩn đường ruột được phát hiện có thể tác động đến tâm trạng, các bệnh mãn tính, chức năng miễn dịch... Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt tiêu đen có thể giúp tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột, do đó cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn. Điều này cũng có tác dụng giúp giải độc cơ thể một cách tự nhiên.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Theo NDTV, hạt tiêu đen rất giàu piperine, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa. Hợp chất này có thể giúp ngăn chặn tác hại của các gốc tự do.
[size=undefined]
3. Kháng khuẩn và khử trùng
Hạt tiêu đen rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn mạnh, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong cơ thể. Nó giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Uống nước hạt tiêu hàng ngày có thể nâng cao khả năng kháng vi rút, chống vi khuẩn xâm nhập.
4. Hỗ trợ giảm cân
Giảm cân là một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng của thức uống này. Nhiều người uống nước lọc vào buổi sáng như một thói quen lành mạnh, nhưng nếu thêm một chút bột hạt tiêu đen thì sẽ tăng gấp bội lợi ích. Nước ấm và hạt tiêu đen có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, dẫn đến cải thiện tiêu hóa và tăng lượng calo đốt cháy.
5. Chữa chứng khó tiêu
Nếu bạn đang đối mặt với chứng khó tiêu, nước hạt tiêu đen có thể giúp bạn giảm các triệu chứng. Nó được biết là tương tác với các enzym tiêu hóa và chất lỏng hỗ trợ tiêu hóa. Nó có lợi đối với các enzym tuyến tụy, giúp tăng cường toàn bộ quá trình tiêu hóa.
6. Ngăn ngừa mất nước
Sự kết hợp của nước nóng và hạt tiêu đen rất có lợi cho sức khỏe đường ruột. Nó có tác dụng ngăn ngừa mất nước bằng cách bổ sung dưỡng chất cho các tế bào da. Điều này giúp bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.
Lưu ý khi sử dụng nước hạt tiêu
TIN LIÊN QUAN[/size]
Thiếu dương khí làm suy giảm tuổi thọ, khiến phụ nữ già nhanh: Khuyến khích ăn 6 loại thực phẩm để tăng dương khí, khỏe mạnh hơn
Thêm một thứ vào nước gừng, uống buổi sáng để tống độc tố ra khỏi cơ thể: Là "thuốc nhuận tràng mạnh nhất", lại còn giúp bồi bổ nội tạng
[size=undefined]
- Nên tiêu thụ vừa phải hạt tiêu và nước hạt tiêu vì có thể gây mụn nhọt, trĩ, có hại cho ngũ tạng và mờ mắt.
- Phụ nữ có thai, những người âm suy có hỏa nhiệt không nên dùng[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[/url]NỘI TIẾT - TIỂU ĐƯỜNG
[url=https://alobacsi.com/noi-tiet-c332/]21:54 09/04/2022 GMT+7
Các triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường hậu COVID-19
Những bằng chứng hiện tại cho thấy tiểu đường là một phần trong hội chứng COVID kéo dài và vì thế chiến lược y tế hậu COVID-19 cần phải lưu ý đến việc xác nhận và điều trị bệnh tiểu đường.
Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19
Một nghiên cứu thuộc Trung tâm Chăm sóc y tế St.Louis của Bộ Cựu chiến binh Mỹ (VA) cho thấy ngay cả những người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng cũng có thể phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguy cơ này gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Cụ thể, nghiên cứu này đã đánh giá hồ sơ bệnh án của 181.000 bệnh nhân thuộc bộ trên được chẩn đoán mắc COVID-19 trong giai đoạn từ ngày 1/3/2020-30/9/2021. Nhóm nghiên cứu cũng so sánh số liệu hồ sơ bệnh án của hơn 4,1 triệu bệnh nhân VA không mắc COVID-19 trong cùng giai đoạn và khoảng 4,28 triệu bệnh nhân được cơ quan này chăm sóc y tế trong các năm 2018 và 2019.
Dù nghiên cứu nói trên không thể chứng minh được nguyên nhân và hệ quả, song bước đầu đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hai căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu ước tính người mắc COVID-19 có tới 46% khả năng phát triển tiểu đường tuýp 2 lần đầu tiên hoặc phải được kê thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ 100 bệnh nhân COVID-19 thì có 2 người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Các nhà khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng đến hơn 471 triệu người mắc COVID-19 được ghi nhận đến nay trên toàn thế giới, trong đó có gần 80 triệu người ở Mỹ, và đặc biệt với người có các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài. Trưởng nhóm nghiên cứu Ziyad Al-Aly đã khuyến cáo, nếu mắc COVID-19, người bệnh cần chú ý đến lượng đường trong máu.
Trước đó, nhiều nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cũng đã lưu ý sự gia tăng rõ rệt những triệu chứng tiểu đường mới ở người mắc COVID-19.
Những triệu chứng cần cảnh giác với tiểu đường hậu COVID-19
Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu loại bệnh tiểu đường do COVID-19 gây ra. Cả người lớn và thanh thiếu niên đều được chẩn đoán có lượng đường trong máu tương đối cao, vì vậy, các nhà nghiên cứu không chắc chắn khẳng định đó là tiểu đường type I hay II.
Thông thường, bệnh tiểu đường type I gây ra do một số yếu tố như môi trường và di truyền, phức tạp hơn nhiều so với nguyên nhân của type II. Vì vậy, khả năng SARS-CoV-2 dẫn đến bệnh tiểu đường type I là khá nhỏ.
Trong khi đó, thay đổi lối sống do đại dịch và ảnh hưởng của SARS-CoV-2 lên cơ thể có thể dẫn đến tiểu đường type II. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định được điều gì vì tiểu đường type II là tình trạng kéo dài suốt đời, một khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần phải dùng thuốc và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác mãi mãi.
Các triệu chứng của tiểu đường hậu COVID-19 tương tự type I và II. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm: Cảm thấy khát, mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, đi tiểu thường xuyên, ngứa cơ quan sinh dục, nhìn mờ. Nếu gần đây bạn đã khỏi bệnh do SARS-CoV-2 và gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ khả năng mắc bệnh tiểu đường do Covid-19 gây ra.
AloBacsi.vn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ăn nho giúp chống biến chứng thần kinh thị giác ở người bệnh tiểu đường
Resveratrol trong quả nho có thể chống biến chứng thần kinh thị giác ở người tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh động mạch vành và chống chất cholesterol xấu gây tổn hại cơ thể.
Các loại trái cây có lợi cho sức khỏe như táo, chuối, cam, xoài, đu đủ, và dứa thường được tiêu thụ mỗi ngày. Nho cũng là một trong số các loại trái cây được nhiều người ăn. Sau đây là các lợi ích của việc ăn nho do trang web y tế Medical News Today liệt kê mà mỗi cá nhân nên biết.
1. Chống ung thư
Chất chống oxy hóa của nho là polyphenols. Chất này được xem là chống viêm và chống oxy hóa. Resveratrol là chất được tìm thấy ở vỏ nho đỏ.
Nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cho thấy resveratrol có khả năng làm giảm tính trầm trọng của ung thư bạch huyết, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại thực tràng, ung thư da và bệnh bạch cầu.
Resveratrol có trong rượu vang đỏ. Một số nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ và nguy cơ ung thư ở người có liên quan đến nhau, uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Kiểm soát lượng rượu là chìa khóa chính.
Flavonoid quercetin là chất chống viêm tự nhiên của nho. Chất này cũng giúp ngăn ngừa hay giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Tốt cho tim mạch và huyết áp
Nghiên cứu ở động vật cho thấy chất quercetin và resveratrol có thể giảm nguy cơ bệnh động mạch vành và chống chất cholesterol xấu gây tổn hại cơ thể.
Các nghiên cứu nêu trên đã cho thấy lượng flavonoid được con người sử dụng nhiều hơn các chất khác.
Chất resveratrol của nho được cho là chất chống oxy hóa, giảm lipid và chống viêm có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
Nho có chất xơ và kali, cả hai hợp chất này đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyên mọi người nên bổ sung chất Kali và giảm Natri để cải thiện tình trạng huyết áp và sức khỏe của tim.
Bổ sung nhiều chất kali đã giúp người ăn giảm nguy cơ đột quỵ, chống mất cơ và giúp xương chắc khỏe. Tăng lượng kali cũng giảm ảnh hưởng tiêu cực từ việc ăn nhiều natri. Đây là lợi ích cho người bị nhồi máu cơ tim.
3. Giảm táo bón
Nước và chất xơ của nho giữ nước cơ thể chúng ta, giúp ta đi vệ sinh điều đặn.
4. Giảm bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu của BMJ cho thấy trái nho có thể giảm tình trạng tiểu đường type 2 ở người lớn.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo mọi người cần ăn nhiều nho và loại trái cây khác. Nói chung chế độ dinh dưỡng của mỗi cá nhân cần có hàm lượng carbohydrate.
Vitamin, chất khoáng và chất xơ của nho giúp người thèm ăn ngọt có một bữa ăn lành mạnh.
5. Giảm biến chứng thần kinh thị giác ở người tiểu đường và bệnh võng mạc
Một số nghiên cứu cho thấy resveratrol có thể chống biến chứng thần kinh thị giác ở người tiểu đường. Nhiều nhà khoa học tin rằng hợp chất này có khả năng bảo vệ thần kinh.
Nghiên cứu ở động vật đã chứng minh resveratrol cũng có thể hỗ trợ cơ thể trong việc phòng ngừa bệnh võng mạc.
6. Sức khỏe mắt
Nho có chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Nhiều người nghĩ hai hợp chất này bảo vệ mắt bằng cách trung hòa các phân tử không ổn định (các gốc tự do của phân tử xấu).
Nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cũng cho rằng resveratrol bảo vệ mắt tránh gặp tình trạng suy giảm võng mạc, tặng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các tình trạng khác.
Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu và bằng chứng để đưa ra kết luận chính xác hơn về lợi ích của trái nho đối với thị giác.
Trọng Dy (dịch)
Lần cập nhật cuối: 08:43 16/05/2021 GMT+7
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Tăng đường huyết, hạ đường huyết gây hậu quả gì, xử trí thế nào?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh chia sẻ với bạn đọc AloBacsi về đường huyết ổn định là thế nào, tăng đường huyết, hạ đường huyết gây hậu quả gì, và có cần thiết phải mua máy thử đường huyết cá nhân hay không?
Nhân ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh - Giảng viên Bộ môn Nội tiết - Đại học Y Dược TPHCM có buổi chia sẻ cùng bạn đọc AloBacsi về các vấn đề liên quan tới căn bệnh này với chủ đề: Làm thế nào để sống vui, sống thọ với bệnh đái tháo đường?
NỘI DUNG TƯ VẤN
Phần 1: Các kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy dành cho bệnh nhân đái tháo đường?
Phần 2: Người bệnh đái tháo đường kiêng cữ ăn uống, tập luyện thể dục thế nào là đúng?
Phần 3: Tăng đường huyết, hạ đường huyết gây hậu quả gì, xử trí thế nào?
1. Mức đường huyết như thế nào là tốt?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh:
- Đường huyết lúc đói có thể dao động từ 90-130 mg/dl, trước mỗi bữa ăn khoảng dưới 130 mg/dl là được.
- Đường huyết no <180.
- Tuy nhiên có những đối tượng đặc biệt như trẻ em, hay chơi đùa chạy nhảy; chỉ cần trẻ chạy giỡn một xíu là sẽ bị tụt đường vì thế các bác sĩ cho phép lượng đường của trẻ có thể cao hơn một ít.
- Đối với người già, lượng đường huyết cũng có thể để cao hơn vì chế độ ăn uống khá là thất thường; đôi khi kiểm soát quá chặt cũng sẽ không có lợi vì đối với họ thời gian sống còn rất ngắn. Việc phòng ngừa những biến chứng về sau sẽ không quan trọng bằng việc ngay tại thời điểm này nếu đường huyết hạ thì sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.
Đối với người già mục tiêu kiểm soát đường huyết sẽ cao hơn và cũng cần được nhận sự tư vấn của bác sĩ. Những trường hợp bị tai biến hoặc không thể tự chăm sóc cho bản thân thì việc kiểm soát đường huyết lúc này cũng không còn quan trọng, chỉ cần cho bệnh nhân ăn uống ở mức độ đường huyết luôn dưới 200 mg/dl là được.
Nếu bạn thấy đường huyết dao động trong khoảng đói từ 90-130 mg/dl và sau khi ăn 2 giờ là <180 mg>
Thường bác sĩ sẽ đo HbA1c (đo nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó) giúp bác sĩ đánh giá được lượng đường trung bình trong cơ thể bạn diễn tiến trong 3 tháng liên tục (đôi khi bệnh nhân không biết tại sao hôm nay đường tốt nhưng bác sĩ vẫn đánh giá là đường cao).
Việc kiểm tra và đánh giá HbA1c là rất tốt giúp bệnh nhân kiểm tra đường huyết trung bình của mình tốt hơn. Một người trẻ tuổi được đánh giá tốt là HbA1c < 7%, người cao tuổi có thể 8-8.5%.
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh - Giảng viên Bộ môn Nội tiết - Đại học Y Dược TPHCM
2. Khi đường huyết quá cao thì nguy hiểm như thế nào?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh:
Đường huyết cao có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: bệnh nhân để đường huyết cao kéo dài từ năm này sang năm khác nhưng lại ở mức không nguy hiểm. Cơ thể cũng dần sẽ quen nếu chúng ta để đường cao, nhưng dần dần cũng sẽ để lại nhiều biến chứng mạn tính như: suy thận, giảm thị lực hoặc bị mù; có thể làm cho bệnh nhân gặp phải các biến chứng về tim mạch, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não,…
Biến chứng đáng lo ngại nhất và cũng là điều khiến nhiều người sợ nhất đó là: nhiễm trùng chân, thậm chí có thể sẽ khiến bạn phải cưa chân. Có trường hợp bệnh nhân phải cưa một chân sau đó nhiễm trùng luôn chân còn lại khiến bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cố gắng giữ lại chân cho bạn đây là điều ảnh hưởng rất nhiều và trực tiếp lên cuộc sống của người bệnh.
- Trường hợp 2: bệnh nhân tăng đường quá nhanh, tăng cao trên 300, 400, 500 mg/dl thì trong những trường hợp này đường tăng nhanh như vậy bệnh nhân rất dễ để có thể nhận biết như: khát nước (miệng khô), thèm nước ngọt, đi tiểu nhiều hoặc sụt cân nhanh.
Ở trường hợp này nếu bạn không can thiệp rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê tăng đường huyết-bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau bụng, buồn ói, ói rất nhiều, hơi thở có mùi acetone, mệt mỏi,… và từ từ dẫn đến hôn mê, khả năng tử vong sẽ rất cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Ở trường hợp này máy thử đường huyết là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp bạn xác định được lượng đường huyết trong cơ thể thế nào nếu >300 mg/dl thì bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời, nếu được can thiệp kịp thời thì tỉ lệ tử vong sẽ rất thấp.
3. Đường huyết quá thấp gây hậu quả gì?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh:
Một điều quan trọng tôi muốn gửi đến mọi người, nên nhớ “không phải đường huyết càng thấp là càng tốt” Khi bạn để đường huyết quá thấp (<70 mg>
Tránh trường hợp để bản thân lâm vào cơn co giật, lơ mơ và cuối cùng là hôn mê; nếu hôn mê không được điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ khiến bệnh nhân bị chết não (thần kinh thực vật) nặng hơn là tử vong.
Số lượng bệnh nhân chết vì hạ đường huyết nhiều hơn là đường huyết cao. Vì thế mục tiêu điều trị cho những bệnh nhân quá nặng là tránh hạ đường huyết.
Một vài cách giúp bạn có thể xử trí ngay khi gặp hải cơn hạ đường huyết tại nhà: hòa 3 thìa đường (15g) vào nước trắng để uống hoặc uống nửa lon nước ngọt có đường (lưu ý không uống nước ngọt dành cho người tiểu đường), ngậm kẹo, uống sữa có đường (sữa hấp thu chậm hơn),… sau 15 phút nếu không thấy cải thiện thì bệnh nhân có thể lặp lại lần 2; sau 2 lần nếu không có tiến triển bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ giúp đỡ.
Việc bệnh nhân hiểu đúng về bệnh, nhận biết được đâu là biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết và tăng đường huyết, xử trí sao cho đúng là những điều bệnh nhân cần phải biết và phải được hướng dẫn.
4. Máy thử đường cá nhân có cần thiết không?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh:
Máy thử đường huyết chỉ có thể giúp bạn biết được mức đường dựa trên khối lượng máu rất nhỏ. Ví dụ như một lúc nào đó bạn quá mệt và sợ bị hạ đường thì có thể dùng máy thử đường để kiểm tra cho yên tâm vì nó cho kết quả ngay lập tức.
Ưu điểm của máy là trên những người đo đường huyết nhiều lần có thể nắm bắt được chỉ số đường huyết thường xuyên, nếu thấy tăng liên tục thì cần đến gặp bác sĩ để xem lại trong những ngày qua bạn đã ăn các loại thực phẩm nào. Hoặc nếu đường tụt dần tụt dần, bệnh nhân không ăn mà vẫn uống thuốc thì cần đến gặp để bác sĩ xem lại có cần thiết phải giảm liều hay không hoặc cần thay đổi chế độ ăn thế nào.
Có thể thấy máy thử đường giúp bệnh nhân theo dõi diễn tiến, dao động của đường huyết; giúp bệnh nhân lựa chọn được chế độ ăn và phương pháp luyện tập sao cho phù hợp. Đơn cử như việc nếu bạn quá thích một món ăn (nhưng lo sợ thực phẩm này khiến đường tăng cao) sau khi ăn bạn có thể đo lại đường huyết xem có tăng hay không, nếu có thì kịp thời dừng lại và không ăn loại thức ăn này nữa.
Nên lưu ý ở người bệnh tiểu đường bạn không thể thay đổi đổi liên tục từ chế độ ăn đến phương pháp luyện tập của mình. Những thay đổi bất thường đều có thể ảnh hưởng đến đường huyết của bạn.
Máy thử đường huyết giúp ích rất nhiều cho người chích insulin; đây là lí do tại sao người chích insulin luôn được bác sĩ khuyên nên mua máy thử đường huyết. Trước khi chích hoặc sau khi ăn nên thử đường lại để bác sĩ có thể dựa vào đó cân nhắc điều chỉnh liều insulin phù hợp.
Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì không cần phải mua máy thử đường trừ khi bệnh tiến triển quá nặng hoặc cao tuổi, ăn uống kém hoặc phải chích insulin.
Ở những người mới mắc bệnh, nếu ổn thì cũng không nên mua máy thử đường vì đôi khi bạn mới mắc bệnh tâm lí còn lo sợ nhiều nếu đo đường thường xuyên sẽ khiến cơ thể bạn bị stress, từ đó khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Nếu bạn thích theo dõi muốn mua máy thì bản thân phải hiểu đường huyết có thể dao động trong một khoảng nào đó chứ không bắt buộc ngày nào cũng phải là một con số. Bạn nên hiểu chỉ cần hôm nay mất ngủ thì ngày mai đường huyết sẽ hơi cao, tất cả những thay đổi trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng lên đường huyết của bạn.
Nếu đường huyết bạn tương đối ổn chưa có gì bất thường nhiều thì cũng chưa cần mua máy và đừng tự làm khó bản thân khi lệ thuộc vào máy. Nếu bạn đủ hiểu biết thì việc dùng máy là rất tốt.
5. Người bệnh đái tháo đường nên làm gì để tự chăm sóc bản thân?
Đối với người đã mắc bệnh đái tháo đường, nên làm gì để tự chăm sóc bản thân, thưa BS?
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh:
Một khi bạn đã mắc bệnh ĐTĐ thì bạn cần hiểu một điều: tôi sẽ phải sống chung với bệnh suốt phần đời còn lại. Nếu bạn cứ mãi đi tìm một loại thuốc hoặc trên một trang mạng nào đó quảng cáo giúp bạn hết bệnh thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bạn cần hiểu biết về bệnh để từ đó có một lối sống ăn uống, tập thể dục sao cho phù hợp. Khi mắc bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hiểu hiểu rõ về thuốc đang uống, chức năng cũng như công dụng giúp ích gì cho bản thân; theo dõi đường huyết đều đặn, đơn cử như có nhiều người uống thuốc nhưng lại không hề biết đường huyết của mình đang ở mức bao nhiêu?
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì bạn cũng không thể biết được đường huyết của người đó xấu hay tốt, cách duy nhất để biết được là chúng ta cần đi thử máu. Không bắt buộc bạn đến bệnh viện mỗi ngày để kiểm tra sức khỏe nhưng chúng ta cần có một phương tiện tại nhà để thử đường hoặc bạn có thể ghé vào một phòng khám, một nơi xét nghiệm nào đó để theo dõi đường huyết; lưu ý tự theo dõi đường huyết là một vấn đề rất quan trọng.
Người ĐTĐ cần biết tự chăm sóc bản thân mình vì bác sĩ không thể làm việc 24 giờ/ ngày để giúp bạn; cũng sẽ không có bất kì một người nào sẽ ở bên cạnh bạn suốt 24 giờ/ ngày để nhắc nhở. Ai là người có thể giúp đỡ bạn? ví dụ: nhân viên y tế, gia đình, bạn bè, nhưng vẫn tự bản thân bạn chăm sóc mình là chính.
Nếu bạn có mắc phải tiểu đường thì không nên bi quan vì xung quanh có rất nhiều người giúp đỡ chúng ta với điều kiện bạn hiểu rõ về bệnh, chấp nhận sống chung thật tốt với nó.
Chân thành cảm ơn Hội Y học TPHCM và ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh đã có buổi chia sẻ với bạn đọc AloBacsi về bệnh đái tháo đường nhân ngày Đái tháo đường thế giới 14/11/2020.
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Lần cập nhật cuối: 23:07 19/11/2020 GMT+7
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Làm thế nào để sống vui, sống thọ với bệnh đái tháo đường?
Đái tháo đường ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo âu vì chi phí điều trị, biến chứng,... Vậy làm sao để có thể tận tưởng cuộc sống khi bạn đang mắc phải căn bệnh này?
Đái tháo đường (tiểu đường) đã trở thành một gánh nặng lớn đối với người bệnh và gia đình bởi chi phí điều trị tốn kém, biến chứng khó có thể lường trước. Đặc biệt, nó cản trở bạn tận hưởng cuộc sống vì các triệu chứng luôn khiến bạn khó chịu và không thể thoái mái trong việc ăn uống, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đường huyết, uống thuốc hàng ngày… Tất cả gộp lại dễ làm bạn căng thẳng và không còn cảm thấy hạnh phúc.
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng khi đã mắc đái tháo đường nghĩa là chúng ta có thể phải sống chung với nó suốt đời. Do đó, điều quan trọng là chính bản thân mỗi người phải có những kiến thức nhất định.
Vậy để kiểm soát tốt mức đường huyết người bệnh cần làm gì?
Cách ăn uống và luyên tập đối với người đái tháo đường ra sao?
Làm thế nào có thể để sống vui, sống khỏe, hạn chế tối thiểu các biến chứng của bệnh gây ra?
Để giúp quý bạn đọc nâng cao nhận thức về căn bệnh trên, nhân ngày đái tháo đường thế giới 14/11, Hội Y học TPHCM và AloBacsi đã mời đến chương trình giao lưu trực tuyến một vị chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đó là ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh - Giảng viên Bộ môn Nội tiết - Đại học Y Dược TPHCM.
ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh
Tất cả những thắc mắc của quý bạn đọc sẽ được ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh giải đáp trong chương trình phát sóng vào 10g thứ 7, ngày 14/11, với chủ đề Làm thế nào để sống vui, sống thọ với bệnh đái tháo đường?.
Chương trình sẽ được phát trên fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, kênh Youtube của AloBacsi và website AloBacsi.com.
Ngay từ bây giờ, nếu có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, bạn hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để được chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.
Xin trân trọng cảm ơn Hội Y học TPHCM và ThS.BS Lại Thị Phương Quỳnh - Giảng viên Bộ môn Nội tiết - Đại học Y Dược TPHCM đã đồng hành cùng AloBacsi.
Đái tháo đường là một trong những vấn đề y tế toàn cầu bách của thế kỷ 21. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong suốt 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211%. Mỗi ngày, chúng ta mất đi 150 sinh mạng chết vì bệnh đái tháo đường, cao gấp 7 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam lại tiềm ẩn 3 yếu tố nguy cơ: Tốc độ phát triển nhanh, người bệnh đang trẻ hóa và nhận thức cộng đồng về đái tháo đường còn rất thấp.
Việc tầm soát và điều trị sớm cũng rất ít người quan tâm, dẫn đến tiến triển của bệnh ngày càng nặng hơn với các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
Ngoài ra, nguyên nhân một phần cũng là do chính lối sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ chứa hàm lượng và chất béo cao, cộng với đó là lười vận động, không chăm lo sức khỏe, khiến bệnh đái tháo đường càng “bùng nổ” hơn.
AloBacsi.vn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chữa lành bệnh đái tháo đường tương tự thay nước hồ cá, nước sạch thì cá khỏe
[/url]ThS.BS Hoàng Hiệp
[url=https://alobacsi.com/thong-tin-bac-si/thsbs-hoang-hiep/624]Xem thông tin
Theo ThS.BS Hoàng Hiệp, cơ chế chữa lành bệnh đái tháo đường bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự việc thay nước hồ cá, nước có sạch thì cá mới sống khỏe mạnh được.
Tiếp theo bài trước: Chữa bệnh đái tháo đường mà không dùng thuốc là phương pháp gì?
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Chữa lành bệnh đái tháo đường đúng cách là như thế nào?
Theo BS, chữa lành bệnh đái tháo đường đúng cách và khoa học là như thế nào?
Đái tháo đường được định nghĩa là rối loạn bộ máy chuyển hóa dẫn đến đường huyết cao. Khi chữa bệnh, ta không chú trọng vào chỉ số đường huyết đơn thuần. Ta phải chú trọng vào việc hồi phục bộ máy chuyển hóa đó. Như vậy, ta phải tìm cho được nguyên nhân gây rối loạn bộ máy chuyển hóa đó. Chúng ta cần tìm ra tất cả nguyên nhân gây rối loạn bộ máy chuyển hóa và xử lý nó. Lúc đó, cơ thể sẽ được bảo vệ.
Những nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 2 vừa được chia sẻ lúc đầu, ví dụ như thức ăn, nước uống, lười vận động, stress, hóa chất, chất kích thích, thuốc hóa trị xạ trị, lo lắng căng thẳng, sống ở nơi thiếu ánh nắng... tất cả những yếu tố đó đều là nguyên nhân. Từ đó, ta sẽ xem những nguyên nhân nào mình đang có rồi ta sẽ loại bỏ nó đi (thức ăn nào nên ăn, thức ăn nào nên tránh).
Chúng ta thấy rằng việc này giống như thay nước hồ cá, cơ thể được trở lại bình thường giống như là được tái sinh. 50.000 tỷ tế bào đó được tái sinh và nó sống lại. Chúng ta biết rằng tế bào chúng ta chết đi liên tục rồi sinh ra liên tục, chu kỳ của nó là từ 90 đến 150 ngày là khoảng 120 ngày sau tế bào cũ đã được thay thế bằng tế bào mới. Nếu chúng ta cung cấp năng lượng tốt thì cơ thể chúng ta hoạt động tốt.
2. Thực hiện chữa lành bệnh đái tháo đường sau bao lâu sẽ đạt được hiệu quả?
BS có thể điểm lại thời gian thực hiện một số bệnh nhân đã điều trị bệnh đái tháo đường thành công theo phương pháp tự chữa lành?
Trong những trường hợp đái tháo đường type 2 chỉ mới xảy ra 3 năm hoặc 5 năm thì việc áp dụng chế độ ăn uống rất tuyệt vời. Chừng 5-7 ngày đường huyết sẽ trở lại bình thường và họ dừng thuốc Tây rất sớm bởi vì khi mới phát hiện, họ chỉ uống 1-2 viên thuốc chứ chưa uống nhiều thuốc.
Còn trường hợp chích insulin lâu ngày thì thời gian chữa lành sẽ lâu hơn, có thể từ 1-2 tháng, rồi từ từ mới giảm liều insulin.
Mọi người có thể tham khảo câu chuyện trên trang Youtube BS Hoàng Hiệp, danh mục Câu chuyện thành công.
ThS.BS Hoàng Hiệp - Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tim Lồng ngực mạch máu - Bệnh viện Nhân dân 115, người sáng lập phòng khám Chân Như, áp dụng phương pháp khôi phục khả năng tự chữa lành của cơ thể
3. Sau khi chữa lành bệnh đái tháo đường, cần duy trì chế độ ăn như thế nào để bệnh không quay lại?
Những bạn đọc AloBacsi xem ăn uống là một thú vui trong cuộc sống sẽ rất tò mò: liệu là khi đã chữa lành bệnh đái tháo đường rồi, chế độ ăn uống của họ sẽ như thế nào? Có phải lỡ vui miệng, ăn quá đà thì bệnh quay lại?
Bản chất của bệnh đái tháo đường là rối loạn bộ máy chuyển hóa, khi mọi người đã khôi phục lại được bộ máy là trở về thời chưa bị bệnh giống thời 20, 30 tuổi chưa bị bệnh. Về nguyên tắc, các bác có thể ăn được bình thường. Nhưng nếu ăn uống quá thoải mái, nó có thể bị lại. Mọi người phải có một chế độ điều chỉnh một lần nữa, khi hiểu được bệnh tình ta sẽ làm chủ được sức khỏe mình. Nói chung, hãy vận dụng nó một cách linh hoạt tùy tình huống, trường hợp cụ thể.
Cuộc sống thì phải ra ngoài để giao tiếp. Những người lớn tuổi có thể suốt ngày ở nhà nhưng những người còn trẻ thì vẫn phải đi làm, giao tiếp, kiếm tiền thì cũng khó để duy trì chế độ ăn theo phương pháp tự chữa lành. Do đó họ phải tận dụng tối đa những lúc ăn bữa ăn riêng của mình, hãy lựa những thức ăn lành mạnh. Lâu lâu khi đi ăn nhà hàng, ta cần linh hoạt trong chọn bữa ăn.
Tôi xin chia sẻ câu thần chú để mọi người áp dụng 8 bước linh hoạt trong bữa ăn khi đi ăn ở bên ngoài, nguyên tắc thần chú là như thế này:
- Thực vật
- Toàn phần
- Tươi sống
- Đa dạng
- Không dầu mỡ
- Ít mắm muối
- Lắng nghe cơ thể
- Cân bằng âm dương
Thực vật tức là chỉ ăn thực vật thôi, không ăn động vật: bò gà trứng sữa là kiêng. Toàn phần là không nấu nướng chế biến nhiều, tức là ăn nguyên trái cam (ăn toàn phần) chứ không phải là chúng ta ép trái cam làm nước uống.
Mọi người có thể xem kỹ trong guidelines study (tức nguyên lý dinh dưỡng trong guidelines study), nếu ta ép trái cam uống sẽ không tốt bằng ăn toàn phần trái cam. Vì ngoài vitamin C, cam có khoáng chất Fe, Cu, Zn, Mg, Mn… đó là những chất đồng vận dẫn vitamin C vào cơ thể. Còn khi chúng ta thiêu thụ vitamin C đơn thuần thì cơ thể không hấp thu được vì cơ thể thiếu các chất đồng dẫn kia, những chất kim loại kia không dẫn vào được.
Thực vật toàn phần tươi sống tốt hơn nấu chín vì có nhiều Vitamin, chống oxy hóa, chất diệp lục. Các bác nấu lên thì nhiệt độ Vitamin mất hết rồi, mất các chất chữa bệnh. Đó là vì sao mình nên ăn tươi sống, thực vật chứ không phải động vật.
Ăn đồ tươi sống đa dạng để giúp bản thân cân bằng âm dương, xanh đỏ tím vàng. Nhiều màu sắc đa dạng, không dầu mỡ, hãy ghi nhớ điều đó. Đối với những người bị cao huyết áp cần không ăn mắm muối ở giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn sau thì có thể ăn chút ít mắm muối.
Đa dạng âm dương tức thức ăn có nóng có lạnh. Trái cây có đường nhiều là nóng - dương, trái cây nhạt đường hoặc chua là lạnh - âm, củ gừng nóng thì nó dương, rau xanh là âm. Phân biệt âm dương theo màu sắc thì đỏ, vàng, cam là dương; tím và đen là âm.
Lắng nghe cơ thể để biết lúc nào cơ thể cần phải ăn, nhưng hễ đói là ăn cũng không phải là thói quen tốt vì khó để mình đạt được kết quả 100%. Nếu chúng ta mệt quá, chúng ta nhịn một bữa cũng chẳng sao để cơ thể nghỉ ngơi và thanh lọc.
Đó là 8 câu thần chú mà quí vị có thể bỏ túi và mang theo. Các bạn thuộc luôn 8 thần chú đó thì càng tốt.
4. phương pháp tự chữa lành có chữa được các bệnh đồng mắc, bệnh chuyển hóa?
Khi áp dụng phương pháp tự chữa lành, chúng ta có thêm lợi ích gì khi có các bệnh đồng mắc?
Những người bị tiểu đường, thường sẽ có thêm huyết áp mỡ máu, gout, tăng cân, béo phì, suy giảm trí nhớ, thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, bệnh động mạch vành. Đó là những bệnh thường gặp đi kèm theo đái tháo đường.
Có thể bệnh sẽ diễn biến dần dần và mỗi bệnh sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau. Nhưng nếu chung quy lại từ 10 đến 15 năm, nó sẽ xuất hiện đầy đủ những cái đó luôn. Tiểu đường, huyết áp mỡ máu, huyết áp cơ tim, gout, béo phì, bệnh động mạch vành.
Phương cách tiếp cận theo cơ chế tự chữa lành là phương pháp toàn diện, không phải phiến diện từ vài viên thuốc. Chúng ta sẽ “thay nước” cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể sẽ được tái sinh, người bệnh không chỉ hết bị tiểu đường mà còn thoát khỏi bệnh mỡ máu, huyết áp cao. Xơ vữa động mạch cũng tan dần nhờ cơ chế tự sữa chữa của cơ thể.
Đây là cơ chế rất hay và nó được công bố trong giải Nobel Y học 2016 của giáo sư người Nhật Oshuri Oshimi mà ta vừa nhắc đến trong series trước: “Muốn sống thọ, hãy để cơ thể tự chữa lành”.
Cơ chế này giúp cho cơ thể dọn dẹp được rác thải để giải quyết những mãng xơ vữa dư thừa. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì ta có thể khai mở những năng lượng tự sữa chữa của cơ thể. Chính năng lượng đó sẽ giúp quí vị giải quyết vấn đề đó. Bệnh đồng mắc có kết quả rất tốt.
Theo BS, có phải tất cả bệnh chuyển hóa đều có thể được chữa lành dựa vào cơ chế tự chữa lành của cơ thể?
Những bệnh rối loạn chuyển hóa chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, gout, béo phì những bệnh đó có thể chữa lành bằng phương pháp tự nhiên, tôi chắc chắn là 100%.
Trọng Dy
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chủ nhật, 8/5/2022, 09:00 (GMT+7)
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể gặp các triệu chứng như ngứa và đau âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm ham muốn tình dục.
Bệnh tiểu đường loại một là một tình trạng tự miễn dịch trong đó cơ thể không sản xuất insulin do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin từ tuyến tụy. Bệnh tiểu đường loại hai là tình trạng các tế bào không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) hiệu quả để tạo năng lượng. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao theo thời gian và các tế bào trở nên không nhạy cảm với insulin.
Nhiều triệu chứng bệnh tiểu đường loại một và loại hai ở phụ nữ giống ở nam giới. Có những triệu chứng bệnh tiểu đường mà cả hai giới đều có chung như khát và đói quá mức, đi tiểu thường xuyên, giảm hoặc tăng cân, mệt mỏi, cáu gắt, nhìn mờ, vết thương chậm lành, buồn nôn, nhiễm trùng da. Sạm da ở những vùng có nếp nhăn trên cơ thể, hơi thở có mùi trái cây, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, có một số triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp ở riêng phụ nữ như ngứa, đau âm đạo; nhiễm trùng âm đạo và nấm miệng. Sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans có thể gây ra nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng miệng (nấm miệng). Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm âm đạo bao gồm ngứa và đau âm đạo, tiết dịch âm đạo, đau khi quan hệ tình dục. Các triệu chứng của nấm miệng bao gồm các mảng trắng trong miệng, đỏ và đau, khó ăn hoặc nuốt, nướu hoặc má trong sưng đỏ.
Ngứa, đau âm đạo là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Ảnh: Freepik
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể bị giảm ham muốn tình dục. Các vấn đề về lưu lượng máu đến vùng sinh dục có thể làm giảm phản ứng tình dục và tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường) dẫn đến khô và giảm cảm giác của âm đạo.
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới và kháng insulin. Nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, tóc mỏng ở da đầu và mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể. Mức insulin cao cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và khoảng một nửa số phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang phát triển thành bệnh tiểu đường.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu bao gồm niệu đạo, niệu quản, thận và bàng quang. Chúng phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ so với nam giới và xảy ra thường xuyên hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường vì đường trong nước tiểu là nơi sinh sản cho vi khuẩn phát triển.
Lưu ý khi có thai
Bệnh tiểu đường không ảnh hưởng đến thai kỳ nếu nó được kiểm soát đúng cách. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nên nói chuyện với bác sĩ khi có kế hoạch thụ thai để họ có thể kiểm soát lượng đường trong máu trước khi mang thai. Chị em sẽ cần phải theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu khi mang thai.
Nếu bạn có lượng đường trong máu cao trong khi mang thai sẽ có những rủi ro cho cả em bé và mẹ như có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh con sớm, con có cân nặng lớn... Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ trong tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ vì đây thường là khi tình trạng bệnh phát triển.
Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng nhưng chị em có thể gặp một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như đường trong nước tiểu, thường xuyên khát nước và đói, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, buồn nôn, giảm cân, tăng nhiễm trùng, nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu...
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất khi sinh em bé. Tuy nhiên, những phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai cao hơn phụ nữ bình thường. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm thừa cân hoặc béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ trước đây, thai chết lưu hoặc sẩy thai hoặc sinh con lớn, hội chứng buồng trứng đa nang... Các vấn đề với insulin hoặc lượng đường trong máu, chẳng hạn như kháng insulin, không dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim... cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Kim Uyên
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Đi tiểu mà gặp 3 dấu hiệu này cần nhanh chóng kiểm tra xem lượng đường huyết có tăng không
X.T 3 ngày trước
Sau khi đi vệ sinh, nếu thấy có 3 dấu hiệu bất thường này thì hãy nhanh chóng kiểm tra xem đường huyết của bạn có tăng cao không nhé!
Mặc dù với mức sống xã hội ngày càng được nâng cao, ngày càng có nhiều người chú ý đến sức khỏe thể chất nhưng nhiều người vẫn chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Lý do có thể do quá bận rộn hoặc là cho rằng bản thân mình khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh gì nên không cần cần đi khám. Hoặc cũng có những người có biểu hiện bệnh nhưng tự mua thuốc để uống, thấy đỡ liền không đi khám nữa.
Thực tế, có những triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm trong cơ thể mà nếu không đi khám hoặc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng rất đơn giản thì sẽ khó phát hiện, bệnh ngày càng nặng hơn. Lượng đường trong máu cao là một tình trạng như vậy.
Đường huyết cao lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu thường xuyên có lượng đường huyết sẽ dễ biến chứng thành bệnh tim mạch, bệnh thận do tiểu đường… Bệnh tiểu đường chủ yếu cần kiểm soát lượng đường trong máu. Chỉ cần mức đường huyết được kiểm soát trong giới hạn bình thường thì sẽ không có tình trạng nghiêm trọng xảy ra.
Vậy làm sao để sớm nhận ra lượng đường huyết trong cơ thể đang cao? Một cách đơn giản để kiểm tra lượng đường huyết là theo dõi tình trạng đi tiểu của bạn. Sau khi đi vệ sinh, nếu thấy có 3 dấu hiệu này thì hãy kiểm tra xem lượng đường trong máu của bạn có tăng cao không nhé!
1. Có nhiều bọt trong nước tiểu
Khi đi vệ sinh, thấy nước tiểu thải ra có nhiều bọt thì phải chú ý, có thể là do lượng đường trong máu quá cao. Do ảnh hưởng của tình trạng tăng đường huyết làm cô đặc nước tiểu, khả năng tăng đường trong nước tiểu nên trong quá trình đi tiểu tạo thành nhiều bọt.
Theo Hướng dẫn y tế của Hiệp hội Tiểu đường Anh, bệnh tiểu đường và các nguyên nhân khác gây ra lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến lượng albumin đi qua thận cao hơn. Điều này có thể dẫn đến nước tiểu có bọt. Bệnh thận do tiểu đường là một biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Đó là do sự thay đổi cấu trúc và sự hình thành của thận.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tổn thương các vi mạch (mạch máu nhỏ) và hệ thống lọc của thận do bệnh thận liên quan đến tiểu đường có thể khiến cho các protein đi vào nước tiểu một cách tự do hơn. Điều này có thể dẫn đến protein niệu và do đó nước tiểu có bọt.
Nước tiểu của người bình thường bài tiết ra ngoài hầu như không có bọt, nếu có những biểu hiện này cần kịp thời thay đổi để hạ lượng đường trong máu, tránh để ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Tăng lượng nước tiểu
Tăng lượng nước tiểu (đa niệu) là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Một số bệnh nhân thậm chí có thể đi tiểu tới 5.000ml trong một ngày. Tuy nhiên, tình trạng này thường không rõ ràng ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc bệnh thận.
BS Fernando Ovalle, Giám đốc phòng khám đa khoa về bệnh tiểu đường tại Đại học Alabama ở Birmingham (Anh) cho biết: Khi có lượng glucose dư thừa trong máu, như với bệnh tiểu đường loại 2, thận không thể xử lý tất cả và phải thải một phần ra khỏi máu và vào nước tiểu. Điều này dẫn đến sản xuất nhiều nước tiểu hơn và tăng tần suất tiểu gấp, được gọi là đa niệu. Một số người có thể nhận thấy rằng họ phải thức dậy vài giờ trong đêm để đi tiểu và họ sản xuất nhiều nước tiểu hơn khi đi tiểu.
3. Nước tiểu có mùi táo thối
Nếu lượng đường trong máu cao, bạn có thể nhận ra qua mùi nước tiểu. Nhiều người cũng bị nhiễm toan ceton khi lượng đường trong máu quá cao và nước tiểu bị ảnh hưởng sẽ có mùi đặc biệt, giống như mùi táo thối.
(Ảnh minh họa)
Trong quá trình đi tiểu thấy rõ mùi hôi, kéo dài chứng tỏ chức năng thận có thể đang bị tổn thương và khả năng cao là lượng đường huyết đang tăng. Cần cải thiện sức khỏe một cách kịp thời, nếu không khỏi bệnh tiểu đường, tình trạng nhiễm toan ceton sẽ nghiêm trọng và các hậu quả bất lợi khác cũng sẽ xảy ra.
BS Fernando Ovalle cũng chia sẻ thêm rằng, sự hiện diện của lượng glucose dư thừa cũng có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Ông nói, điều này phổ biến nhất ở những trường hợp tiểu đường loại 2 tiến triển.
Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả?
1. Kiểm soát chế độ ăn uống
Đảm bảo ba bữa trong ngày, mỗi bữa không tiêu thụ quá 100g tinh bột, có thể ăn cơm, bánh mì hấp, hủ tiếu, mì, bánh bao...
Không nên ăn nhiều thịt vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó nên ăn nhiều rau. Ngoài ra, bạn không được uống nước giải khát, nước cháo, nếu ăn trái cây thì phải ăn ít hơn sau khi ăn cơm 2-3 giờ.
2. Tập thể dục phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường nói chung có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách tăng cường tập thể dục, đặc biệt là những bài tập đơn giản. Kiên trì đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể cải thiện hiệu quả tình trạng kháng insulin và giảm cân, thậm chí giảm liều lượng thuốc hạ đường huyết.
(Ảnh minh họa)
3. Tuân thủ dùng thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên
Bệnh nhân tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời, dù là insulin hay thuốc hạ đường huyết, là chìa khóa để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm, bác sĩ nói "thủ phạm" trong nhà tắm
Phụ nữ Nhật giảm mỡ bụng: Uống 1 cốc trà lên men mỗi ngày
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết để đo đường huyết tại nhà. Việc theo dõi đường huyết thường xuyên cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường, sau khi phát hiện đường huyết bất thường có thể đi khám và điều trị kịp thời, tránh để dẫn đến ảnh hưởng nặng nề[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Quan điểm sai lầm của nhiều người khiến bệnh thêm nặng
BẢO NAM 1 tháng trước
ĐỌC BÀI - 3:07
Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo.
Cho rằng cơm là tinh bột, còn miến có nguồn gốc từ củ dong nên nhiều chất xơ hơn, ăn nhiều miến sẽ không gây tăng cân mà còn phòng ngừa được bệnh tiểu đường, nên nhiều người đã bỏ ăn cơm để thay thế bằng miến. Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo.
Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Sai lầm của rất nhiều người
ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà (Khoa Dinh dưỡng, BV Đại học Y Hà Nội) cho biết đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện cấp cứu vì đường huyết tăng quá cao, nguyên nhân lại là do ăn miến thay cơm.
Thực tế, miến dong có chỉ số đường huyết (GI) còn cao hơn cả gạo tẻ. Điều này đã được chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi phân tích như sau: "Miến có chỉ số , hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số GI của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường là 76,1g. Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến còn nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là, còn gạo tẻ là 63".
Việc lạm dụng miến thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong. Hơn nữa, ăn miến còn gây tăng cân nhiều hơn ăn cơm chứ không hề giảm cân như nhiều người lầm tưởng.
.VỀ TRANG CHỦ
- [/url]
- ›
- [url=https://m.kenh14.vn/suc-khoe.chn]Sức khỏe
Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Quan điểm sai lầm của nhiều người khiến bệnh thêm nặng
BẢO NAM 1 tháng trước
ĐỌC BÀI - 3:07
Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo.
Cho rằng cơm là tinh bột, còn miến có nguồn gốc từ củ dong nên nhiều chất xơ hơn, ăn nhiều miến sẽ không gây tăng cân mà còn phòng ngừa được bệnh tiểu đường, nên nhiều người đã bỏ ăn cơm để thay thế bằng miến. Sai lầm này khiến không ít chuyên gia dinh dưỡng phải lên tiếng cảnh báo.
Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Sai lầm của rất nhiều người
ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà (Khoa Dinh dưỡng, BV Đại học Y Hà Nội) cho biết đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện cấp cứu vì đường huyết tăng quá cao, nguyên nhân lại là do ăn miến thay cơm.
Thực tế, miến dong có chỉ số đường huyết (GI) còn cao hơn cả gạo tẻ. Điều này đã được chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi phân tích như sau: "Miến có chỉ số , hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số GI của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường là 76,1g. Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến còn nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là, còn gạo tẻ là 63".
Việc lạm dụng miến thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong. Hơn nữa, ăn miến còn gây tăng cân nhiều hơn ăn cơm chứ không hề giảm cân như nhiều người lầm tưởng.
Dù vậy, điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần loại bỏ hoàn toàn miến ra khỏi chế độ ăn. Chuyên gia sẽ hướng dẫn cách tiêu thụ miến một cách an toàn ngay bên dưới đây.
Người tiểu đường có thể tiêu thụ miến như thế nào?
Chuyên gia khuyên bệnh nhân đái tháo đường cần phải ăn đúng, ăn đủ với cơ thể của mình. Người bệnh không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm nào tuy nhiên nên ăn ít hơn người bình thường. ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà cho rằng bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến theo số lượng bác sĩ chỉ định (tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân), hơn nữa khi ăn miến nên kết hợp cùng nhiều loại rau xanh. Hoặc có thể ăn rau trước khi ăn miến. Chất xơ trong rau có tác dụng điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể.
Những nguyên tắc ăn uống để ngăn ngừa đường huyết tăng mạnh
1. Kiểm soát tổng calo hấp thụ
Giáo sư Weng Jianping, Phó trưởng khoa thuộc Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Sun Yat-sen khẳng định, cần tính tổng calo hấp thụ để chủ động kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Do đó, bạn cần hỏi bác sĩ về số lượng calo tiêu chuẩn hàng ngày mình có thể hấp thụ (phù hợp theo cân nặng và lượng đường trong máu của từng bệnh nhân). Sau đó chủ động kiểm soát thực phẩm mình ăn hàng ngày.
2. Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau
Thay vì chỉ sử dụng cơm trắng hay miến dong, bạn có thể trộn hoặc ăn đan xen yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt... để có nguồn thực phẩm đa dạng, ngăn ngừa tăng đường huyết.
3. Điều chỉnh thứ tự các món ăn
TIN LIÊN QUAN
10 dấu hiệu là "cảnh báo đỏ" về các vấn đề nghiêm trọng ở tuyến giáp
Đã có vaccine Adenovirus chưa? Điều trị cho trẻ nhiễm Adenovirus ra sao?
[size=undefined][size=undefined]
Zhao Weifeng, phó trưởng khoa châm cứu và phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền Tây An, tỉnh Thiểm Tây cho biết: Thứ tự ăn uống đúng của người tiểu đường đó là ăn súp đầu tiên để bôi trơn dạ dày, sau đó ăn rau trước, tiếp đó là ăn cơm và cuối cùng mới là ăn thịt. Do đó, ngay khi vào bữa cơm, bạn đừng ăn thịt hoặc cơm ngay nhé, hãy tuân thủ thứ tự ăn như lời khuyên của bác sĩ để ngừa đường huyết tăng vọt, đồng thời nuôi dưỡng hệ tiêu hóa.
19 tuổi đã [/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
phải ăn đồ ngọt mới bị tiểu đường, 5 món không ngọt sau cũng có thể khiến đường huyết tăng đột biến
MINH VÕ 6 ngày trước
ĐỌC BÀI - 2:52
Dưới đây là những thực phẩm có thể làm tăng đột biến đường huyết mà giới chuyên gia khuyến cáo.
Nhiều người lầm tưởng rằng tiểu đường là một căn bệnh đơn giản, xong thực tế chúng là 1 trong những bệnh mãn tính nguy hiểm.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiểu đường làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng cao gấp 2-4 lần so với người bình thường.
Để ngừa bệnh tiểu đường, nhiều người thường khuyên chúng ta nên thay đổi các thói quen sống, bao gồm từ bỏ đồ ngọt, tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, không chỉ đồ ngọt mà những món giàu tinh bột, giàu muối và chất béo cũng có thể thúc đẩy đường huyết tăng vọt.
Dưới đây là những thực phẩm có thể làm tăng đột biến đường huyết mà giới chuyên gia khuyến cáo.
5 món không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng đột biến
1. Bánh mì trắng
Bánh mì trắng được làm từ bột lúa mì ở giai đoạn cám và mầm đã được loại bỏ thông qua một quá trình xay xát, đây được coi là ngũ cốc tinh chế.
Theo Lori Zanini, chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại California (Mỹ) - vị chuyên gia có nhiều năm tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường cho biết: Bạn có thể ăn bánh mì nhưng tốt nhất không nên ăn bánh mì trắng bởi chúng là ngũ cốc tinh chế, không phải ngũ cốc nguyên hạt. Khi ăn như vậy, chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ tăng cao và từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Sốt cà chua
Sốt cà chua là một trong những gia vị phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng có mùi thơm, vị chua dịu nhẹ, vô cùng kích thích vị giác. Nhưng sự thật là chúng thường chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ.
Để có thể hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần, hãy nhớ rõ: 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường.
Nếu không muốn bị tăng đường huyết, mắc bệnh tiểu đường thì đừng nên lạm dụng loại gia vị này.
3. Khoai tây chiên
Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh nhưng nhưng khoai tây chiên thì khác.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lori Zanini: Không chỉ khoai tây chiên mà hầu hết các loại đồ chiên đều chứa nhiều cards và chất béo, đây đều là những chất không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu bạn ăn nhiều khoai tây chiên, lượng đường trong máu bạn sẽ tăng lên nhanh chóng và giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài vì chất béo cần một khoảng thời gian để có thể tiêu hóa.
4. Thịt xông khói
Thịt xông khói có hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao. Thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ gây giữ nước và natri trong cơ thể, phá hủy áp suất thẩm thấu của tế bào mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin.
Vì vậy, những người có đường huyết cao muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít đồ nhiều muối, đặc biệt là thịt xông khói.
5. Món dưa muối
Sở dĩ dưa cải muối có hại cho đường huyết là vì chúng có lượng muối cao. Khi cơ thể nạp một lượng muối quá lớn thì sẽ bị tăng nồng độ ghrelin, đây là chất ức chế bài tiết insulin.
Ngoài ra, nó còn thúc đẩy cảm giác thèm ăn, làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì và dẫn đến bệnh tiểu đường.
TIN LIÊN QUAN
- 2 thực phẩm có tác dụng "phá vỡ" cục máu đông, ở Việt Nam rất dễ kiếm
- 8 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng - Đây là hạn mức bạn buộc phải ghi nhớ
- 3 loại thực phẩm không tốt cho gan vào buổi tối, nhiều người không biết nên vẫn vô tư nạp vào người hàng ngày
[size=undefined][size=undefined]
Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều muối cũng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đây là yếu tố làm tổn thương các mạch máu, khiến bệnh tiểu đường dễ biến chứng.
7 [/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 2,674
Threads: 4
Likes Received: 196 in 114 posts
Likes Given: 257
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
Mấy bài về sức khoẻ chị CN đem vào có nhiều điều hay.
- Miến, bây giờ mới biết lượng đường trong miến khá cao, cao hơn cơm. Có lẽ nói về khối lượng thì 1 tô miến so ra vẫn ít hơn 1 chén cơm, nên Cỏ nghe nói ăn miến đở hại hơn ăn cơm về lượng đường và đở chòan chỉnh về số cân. Nói vậy để an ủi vì Cỏ thích miến.
- Sốt cà chua, lượng đường khá cao hỉ. May quá, Cỏ không hảo lắm.
- Thứ tự ăn uống, đi nhà hàng cũng tương tự như vậy, soup, rau (thông thường là salad), rồi tới món chính. Nhưng áp dụng cho người mình theo thứ tự soup, rau, cơm, rồi mới tới thịt làm sao ăn hah. Lúng túng thật.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 7,704
Threads: 407
Likes Received: 1,119 in 883 posts
Likes Given: 239
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
(2022-11-24, 10:51 AM)Green Grass Wrote: Mấy bài về sức khoẻ chị CN đem vào có nhiều điều hay.
- Miến, bây giờ mới biết lượng đường trong miến khá cao, cao hơn cơm. Có lẽ nói về khối lượng thì 1 tô miến so ra vẫn ít hơn 1 chén cơm, nên Cỏ nghe nói ăn miến đở hại hơn ăn cơm về lượng đường và đở chòan chỉnh về số cân. Nói vậy để an ủi vì Cỏ thích miến.
- Sốt cà chua, lượng đường khá cao hỉ. May quá, Cỏ không hảo lắm.
- Thứ tự ăn uống, đi nhà hàng cũng tương tự như vậy, soup, rau (thông thường là salad), rồi tới món chính. Nhưng áp dụng cho người mình theo thứ tự soup, rau, cơm, rồi mới tới thịt làm sao ăn hah. Lúng túng thật.
Ừ mình đọc xong đề tài đó củng chưng hửng thiệt đó sis, ăn thay thế cơm...
Be Vegan, make peace.
|