Note bếp
#1
Để đây chờ khi vô bếp   Lol



THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#2




Themdoan
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#3
Cố gắng giảm bớt những thứ không còn phù hợp, để ăn Tết thong thả hơn ...    Cheer

Tết Tết Tết sắp đến rồi ....

Nhưng ... ĂN TẾT TA HAY TẾT ĂN TA ?

(Một bài viết khá hay. Nói túm lại Tết đừng bầy vẽ nhiều, nghỉ ngơi là chính).

[Image: images?q=tbn:ANd9GcTL3srZVFGSlE7fHel8xpq...w&usqp=CAU]
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ nhất, có nhiều gia đình cả năm không dọn dẹp nên bắt tay trang hoàng nhà cửa dồn hết vào những ngày trước Tết. Mệt mỏi, lu bu, đầu bù tóc rối, vợ chồng cáu giận, hò hét con cái… đến tối 30 Tết, thậm chí sáng mồng một thì ai nấy đều đuối. Hết Tết.
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ hai, có những gia đình cứ quần quật, đầu tắt mặt tối làm mứt kẹo, gói bánh… vô tình tạo áp lực công việc cho cả nhà đến phút cuối cùng. Hết tết.
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ ba, nhiều gia đình giữ truyền thống cúng bái mỗi ngày (sáng, chiều, tối). Mỗi lần cúng là phải đủ món, đủ mâm. Kết quả là nguyên Tết chỉ làm bạn với ông Táo, rót nước, thắp nhang, rửa chén suốt ngày.
Thật không may cho những ai làm vợ, làm dâu những gia đình này, cộng thêm một chút gia trưởng của nhà chồng nữa thì chỉ có hát bài: "Xuân này con không về". Hết tết.
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ tư, có nhiều người thích sĩ diện, luôn sợ bà con, hàng xóm, bạn bè sẽ bình luận về mình: "Ăn Tết có lớn không? Lì xì có nhiều không? Phải trái với họ hàng thế nào"… kết quả là ném tiền qua cửa sổ hoặc luôn căng thẳng, stress, đóng cửa trốn Tết luôn.
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ năm, chính là những gia đình suốt ngày bày biện mọi thứ ra để tiếp khách. Ngày Tết, khách đến nhà chơi là chuyện quý hóa, thế nhưng cứ mỗi khi có khách đến thì lại hò hét vợ con rót nước, pha trà, bày rượu, tét bánh… khách chỉ nhấm môi một tí ra về. Sau đó lại dọn bàn, lau bàn, rửa ly, khách mới lại tới.
——
[Image: 1f6d1.png] Thứ sáu, có nhiều ông chồng cứ lang thang tất niên hết nhà này nhà khác. Hết tất niên thì đi chúc Tết. Rượu chè bê bết, về nhà đầu năm gây gổ vợ con. Người hôi hám, mỏi mệt lăn ra ngủ... mất tư cách, phong độ đàn ông khiến cả nhà mất vui. Mối quan hệ nào với họ cũng quan trọng, điều ấy chỉ toàn là ngụy biện.
——
[Image: 1f6d1.png]Cuối cùng nhưng chưa phải là hết. Cờ bạc, chạy nhanh phóng ẩu… cũng dễ làm Tết trở thành những kinh nghiệm – viết tắt của cụm từ "những trải nghiệm phát kinh". Hết Tết.
...

S.T

PS: May quá, vì dịch cúm Tàu, Tết này đỡ phải mệt  [Image: lol.gif]
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#4


THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#5
TÌM HIỂU NGUỒN GỐC CÁC LOẠI GIÒ CHẢ NGÀY TẾT

Giò chả từ lâu đời đã trở thành món truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt nói chung và miền Bắc nói riêng. Những ngày xuân về, ngồi quây quần bên người thân mà thiếu đi hương vị quen thuộc của món ăn này thì thật thiếu sót đúng không nào. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao giò chả lại là món ăn quan trọng ngày Tết như vậy nhé!
 

[Image: 272769402_115329791046587_57425568080580...e=61F998A5]

mâm cỗ ngày tết


[Image: 272641492_115330364379863_35414648864922...e=61F896CA]

[Image: 272687908_115330254379874_78502173464898...e=61F8AF7C]


Giò chả ngày Tết - Món ngon mộc mạc, truyền thống

Giò chả đã xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 thời Lê Trung Hưng, là thực phẩm quý chỉ được dâng cho vua chúa dịp lễ lớn. Nước Việt lúc bấy giờ vẫn còn nghèo khổ, thường thể hiện rất rõ qua những câu nói: "miếng ăn to bằng cái đình" hay "ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày" và cũng đang trong thời kì Pháp thuộc nên cũng ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực Pháp như xúc xích, giăm bông,...
 
Chả lụa

Nhưng cũng chính nhờ có sự tinh hoa của ẩm thực Việt mà giờ đây giò chả đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng đãi khách. Mặc dù có sự khác nhau trong cách làm của từng miền nhưng giò chả thường được làm từ thịt được giã mịn hòa cùng với gia vị rồi gói trong lớp lá chuối dân dã, xanh mướt, đem luộc cho chín.
 
Theo Thực vật tất khảo tường ký: “Giò lụa chọn thịt thăn đừng hôi. Lấy ngón tay mà vặn cho dẻo tốt. Chớ mua thăn già, thăn non. Như bì thì bì lợn non, cho trắng, tốt, mỏng bì. Đem về đánh muối cho bì trắng. Luộc lá chuối cho lụi, rửa đi. Sắp lá cho sẵn. Lét thăn ra, dằn qua đi. Đâm cho chóng nhỏ. Phỏng cái giò thì ba đồng cân mỡ (1/10 lạng:39gr), trộn vào mà cùng đâm. Tra nước mắm cho vừa mà bó cho chặt mà nấu cho chín. Phỏng nấu nó như luộc trứng chín thì nó chín. Sẽ lấy ra mà ép, mà châm (chọc thủng lá gói cho nước chảy đi) cho ráo”.
 
Giò chả nổi tiếng nhất chính là ở làng giò chả Ước Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) với hơn 500 tuổi đời. Giò ngon có màu phớt hồng, nhiều lỗ, khi dùng dao cắt mà dao bị xít, dính mặt giò, khó thái chứ không trơn tuột. Giò vừa dai lại giòn, thơm ngon lại bùi, có mùi lá chuối. Vào năm 1958, thương hiệu Tuyên Thành cũng của người làng Ước Lễ xuất khẩu giò sang Pháp. Hiện nay, có nhiều cơ sở nổi tiếng xuất xứ từ làng Ước Lễ. Hơn thế, người làng còn sang Mỹ, Pháp sống bằng nghề này.

Giò chả là món ăn truyền thống, đặc sản ngày Tết. Ba vùng miền đất nước với trăm loại chả khác nhau nhưng nổi bật hơn hết là: chả lụa, giò thủ (giò xào), giò bò, giò me (giò bê), giò bì,...
 
Nếu quá bận rộn thì các bạn phải mua giò chả ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Hoặc là nắm hai phương pháp phân biệt giò chả ngon và giò chả hàn the này nhé:

1. Giò có hàn the là giòn, dai, nhưng dễ bẻ gẫy được. Giò ngon, dai vẫn có thể bẻ cong nhưng rất khó gãy. Dùng giấy tẩm nghệ cũng có thể dễ dàng phân biệt được, nó còn có thể sử dụng thể thử với chả, bún hay phở nữa đó.

2. Khoanh giò ngon là khoanh giò có nhiều lỗ trên bề mặt, màu hồng nhạt hoặc trắng, tươi sáng. Khi ngửi thơm đặc trưng mùi giò lá chuối. Đặc biệt, giò ngon thái bị xít dao, khó thái.

&&&

Tìm hiểu nguồn gốc và cách làm các loại giò chả, thịt đông ngày Tết tại nhà chuẩn bị cho mâm cơm đầu năm mới

Giò chả, thịt đông từ lâu đời đã trở thành món truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt nói chung và miến Bắc nói riêng. Những ngày xuân về, ngồi quây quần bên người thân mà thiếu đi hương vị quen thuộc của hai món ăn này thì thật thiếu sót đúng không nào. Tìm hiểu xem vì sao giò chả, thịt đông lại là món ăn quan trọng ngày Tết và cách làm các loại giò chả hấp dẫn nhé!

mâm cỗ ngày tết

Giò chả ngày Tết - Món ngon mộc mạc, truyền thống

Giò chả đã xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 thời Lê Trung Hưng, là thực phẩm quý chỉ được dâng cho vua chúa dịp lễ lớn. Nước Việt lúc bấy giờ vẫn còn nghèo khổ, thường thể hiện rất rõ qua những câu nói: "miếng ăn to bằng cái đình" hay "ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày" và cũng đang trong thời kì Pháp thuộc nên cũng ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực Pháp như xúc xích, giăm bông,...

Chả lụa, Giò chả là món ăn có từ lâu đời

Nhưng cũng chính nhờ có sự tinh hoa của ẩm thực Việt mà giờ đây giò chả đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng đãi khách. Mặc dù có sự khác nhau trong cách làm của từng miền nhưng giò chả thường được làm từ thịt được giã mịn hòa cùng với gia vị rồi gói trong lớp lá chuối dân dã, xanh mướt, đem luộc cho chín.

cách làm giò chả

Theo Thực vật tất khảo tường ký: “Giò lụa chọn thịt thăn đừng hôi. Lấy ngón tay mà vặn cho dẻo tốt. Chớ mua thăn già, thăn non. Như bì thì bì lợn non, cho trắng, tốt, mỏng bì. Đem về đánh muối cho bì trắng. Luộc lá chuối cho lụi, rửa đi. Sắp lá cho sẵn. Lét thăn ra, dằn qua đi. Đâm cho chóng nhỏ. Phỏng cái giò thì ba đồng cân mỡ (1/10 lạng:39gr), trộn vào mà cùng đâm. Tra nước mắm cho vừa mà bó cho chặt mà nấu cho chín. Phỏng nấu nó như luộc trứng chín thì nó chín. Sẽ lấy ra mà ép, mà châm (chọc thủng lá gói cho nước chảy đi) cho ráo”.

làng ước lễ
Làng giò chả Ước Lễ tuổi đời trăm năm!

Giò chả nổi tiếng nhất chính là ở làng giò chả Ước Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) với hơn 500 tuổi đời. Giò ngon có màu phớt hồng, nhiều lỗ, khi dùng dao cắt mà dao bị xít, dính mặt giò, khó thái chứ không trơn tuột. Giò vừa dai lại giòn, thơm ngon lại bùi, có mùi lá chuối. Vào năm 1958, thương hiệu Tuyên Thành cũng của người làng Ước Lễ xuất khẩu giò sang Pháp. Hiện nay, có nhiều cơ sở nổi tiếng xuất xứ từ làng Ước Lễ. Hơn thế, người làng còn sang Mỹ, Pháp sống bằng nghề này.

cách làm giò thủ
Cách làm chi tiết món giò thủ

Giò chả là món ăn truyền thống, đặc sản ngày Tết. Ba vùng miền đất nước với trăm loại chả khác nhau nhưng nổi bật hơn hết là: chả lụa, giò thủ (giò xào), giò bò, giò me (giò bê), giò bì,...

cách làm chả lụa
Cách làm Giò lụa (chả lụa) chi tiết nhất

giò bê nghệ an
Giò bê ngon trứ danh của Nghệ An

cách làm giò xào rong biển
Đổi mới Tết với Giò xào rong biển


Tết sắc màu hơn cùng Chả (giò) hoa ngũ sắc vô cùng đẹp mắt

[Image: 272810509_115335334379366_89325913197033...e=61F8BD17]

Nếu quá bận rộn thì các bạn phải mua giò chả ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Hoặc là nắm hai phương pháp phân biệt giò chả ngon và giò chả hàn the này nhé:

1. Giò có hàn the là giòn, dai, nhưng dễ bẻ gẫy được. Giò ngon, dai vẫn có thể bẻ cong nhưng rất khó gãy. Dùng giấy tẩm nghệ cũng có thể dễ dàng phân biệt được, nó còn có thể sử dụng thể thử với chả, bún hay phở nữa đó.

2. Khoanh giò ngon là khoanh giò có nhiều lỗ trên bề mặt, màu hồng nhạt hoặc trắng, tươi sáng. Khi ngửi thơm đặc trưng mùi giò lá chuối. Đặc biệt, giò ngon thái bị xít dao, khó thái.

Thịt đông - Đặc sản ngày Tết

Thịt đông là món ăn truyền thống, là biểu tượng của mâm cỗ Tết miền Bắc. Từ xa xưa, để nạp năng lượng cho ngày Tết đến xuân về, thì chắc chắn trong nhà phải có tô canh chân giò nhiều đạm, ấy thế mà với cái giá rét, mưa dầm miền Bắc, bát canh để lâu đông lại và tạo nên món thịt đông như bây giờ.

Thịt đông đặc sản
Đặc sản thịt đông của miền Bắc!

[Image: 272823411_115332884379611_43075846967004...e=61F94A75]

Thịt đông là món dễ làm nhưng để "đúng gu" thì không hề dễ đâu đó. Nguyên liệu chính của món ăn truyền thống này chính là chân giò. Ông cha ta đã đúc kết "Ăn chân sau, cho nhau chân trước" nên chị em cứ chân giò sau mà mua, cầu kỳ hơn phải là thịt bắp, nhiều gân và không thể thiếu mộc nhĩ, bì lợn, nước mắm, hạt tiêu,...


Cách làm thịt đông truyền thống

Mùa Tết miền Bắc, quây quần bên gia đình dọn món thịt đông ra ăn cùng cơm trắng, dưa hành thì còn gì bằng. Cắn một miếng là thấy được cái hương vị tết Bắc ngập tràn mà những người con Hà nội nào ở xa khắc khoải nhớ về. Ngoài thịt đông chân giò lợn quen thuộc còn có: thịt đông tai heo, thịt ngan đông nấm mèo, thịt đông mũi lợn,...


Thịt đông gà mới lạ cho Tết 

Ở cái tết miền Bắc thiếu chả, thiếu giò chứ không thể nào thiếu đi món thịt đông trên mâm cỗ. Cái hồn, cái tết Bắc chính là quây quần cùng gia đình bên đĩa thịt đông, bên cái bánh chưng, dưa hành quen thuộc, chia sẻ buồn vui, cầu mong một năm mới thật là an yên, hạnh phúc.

cách làm thịt đông
Thịt đông cũng có thể làm size nhỏ nhỏ như thịt đông tam sắc cho dễ ăn!

[Image: 272844310_115332911046275_55191984670904...e=61F81CA1]

Hiểu được cái cội nguồn, cái truyền thống của ông cha ta sẽ giúp bạn và cả gia đình có một cái Tết ý nghĩa hơn, đầy đủ hơn và đặc biệt là ngon lành hơn nữa.
Chúc các bạn có một mùa Tết thật hạnh phúc bên gia đình.

S.T.
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#6
Thằng Rừng Hoang mất dạy thật. Bị ông Đạn chửi vào mặt là đáng [Image: lol.gif]

Bà cứ copy ~ gì ông ta chửi mi rồi mi đi tới đâu là bà in. vào mặt mi tới đó. Thằng khốn nạn  [Image: lol.gif]

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
#7
(2022-01-28, 07:25 PM)LamDdaiNgoc Wrote: Thằng Rừng Hoang mất dạy thật. Bị ông Đạn chửi vào mặt là đáng [Image: lol.gif]

Bà cứ copy ~ gì ông ta chửi mi rồi mi đi tới đâu là bà in. vào mặt mi tới đó. Thằng khốn nạn  [Image: lol.gif]

Thumbs-up4 Rollin
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#8
Chửi thằng rh chung cho nó hoành tráng  Lol

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
#9
(2022-01-28, 07:55 PM)đ.đ.t.l Wrote: Thumbs-up4 Rollin


Bộ mi ôm comp ngủ luôn trong vb à. Giống anh xm à  Lol

Nghe nick Đạn là khoái bộ có họ hàng huh  Lol

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
#10
Con điên Lâm đại ngốc này có dính líu với nick đ.đ.t.l . Muốn phá hoại diễn đàn. Bằng chứng là vào mấy thread có nhiều views để phá hoại kiểu giật kinh
Reply
#11
Thằng khốn nạn Rừng Hoang hèn thấy mồ. Lâu lâu chui từ trong ổ chó  [Image: lol.gif] ra nói chuyện mất dạy, còn 0 thì nịnh nọt, muốn mửa [Image: lol.gif]

Mấy câu này hợp với nó nhất  [Image: lol.gif]

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
#12
(2022-01-28, 08:19 PM)Lảo đại Wrote: Con điên Lâm đại ngốc này có dính líu với nick đ.đ.t.l . Muốn phá hoại diễn đàn. Bằng chứng là vào mấy thread có nhiều views để phá hoại kiểu giật kinh

Thằng Lảo đại này dùng chư~ tục tĩu mỗi ngày muốn vb thành vietbad. Cố tình nhục mạ người khác nhiều lần, vb member gương mẫu.

Lol

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
#13
Bác Ngáp ơi, hình như có người enjoy tiếng pháo Tết nổ ... [Image: biggrin.gif] [Image: lol.gif]

Ứ ừ, Ông đại ngốc nhớ MỞ THREAD RIÊNG, chửi như hát chèo theo lời bác Ngáp nhắn gởi nhá!  [Image: Rollin.gif]

Đây là Thread Thức Ăn mấy ông bà ới....  Mad

Mời mấy người thích chửi ra Thread Riêng... Please

Quote:ngap_ruoi

Hmm.....   À hèm....  Có chuyện gì thì từ từ mà nói.....    Đừng vào nhà người khác để chửi, để nói những người mình muốn nói.....    Thôi vào nhà những nguời khác mà dọn dẹp cho những người chủ nhà khỏi bị nhức đầu.....     Until then ....   Good Luck...

Ps..   Cứ tự nhiên mà mở 1 cái nhà kêu những nguời đáng bị chửi vào mà chửi......    Cái này là quyền tự do của mình....  những nguời đó muốn vô thì ....  tùy người đó.....      LOL-4  LOL-4

Pps...  Mà cũng nên chửi nhè nhẹ thôi ....   dừng chửi tục quá.....  đánh mất văn hóa và còn có thể bị tù nữa....   Fainting-smiley-emoticon  
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#14
Vì sao người miền Nam chơi hoa mai, miền Bắc trưng hoa đào dịp Tết?


Miền Nam chọn hoa mai, miền Bắc mua hoa đào chơi Tết do thời tiết mùa xuân trái ngược, lâu dần trở thành nét đặc trưng hai miền.

Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, trưng hoa mai vào Tết Nguyên đán được xem là phong tục của người miền Nam. Người miền Bắc chuộng hoa đào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một trong những nguyên nhân chính hình thành phong tục này là do thời tiết, khí hậu khác nhau của hai miền.

[Image: bil-5895-1612675130-jpeg-16431-7636-7056-1643128678.jpg]

Thuyền chở hoa mai từ miền Tây cập bến Bình Đông, quận 8, TP HCM - một trong những chợ hoa xuân hút dân Sài thành trước thềm Tết Âm lịch mỗi năm. Ảnh: Maison de Bil

Mai thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống trong chậu hoặc ngoài đất. Cây ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Nó phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 độ C trở lên, thích hợp thời tiết cuối năm của miền Nam (bao gồm cả Nam Trung bộ), trong khi không khí Tết tại miền Bắc thường có nền nhiệt dưới mức này. Trái lại, cây đào chỉ ưa không khí lạnh như miền Bắc, rất khó nở hoa nếu trồng nơi nóng nực. Ngoài ra, trước kia dịch vụ vận chuyển hoa tươi Bắc - Nam chưa phát triển nên người dân ưu tiên chọn cây hợp thời tiết địa phương để trưng, ngắm trong những ngày Tết, lâu dần hình thành phong tục riêng của từng vùng.

Cây mai là một trong tứ quý: tùng, trúc, cúc, mai và thường xuất hiện trong thơ ca, nghệ thuật. Theo quan niệm của người miền Nam, hoa mai vàng tượng trưng cho yếu tố thổ - trung tâm của ngũ hành - và cùng màu với kim tiền, đại diện cho sự cao sang, phú quý. Cứ sau rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hàng năm, người trồng mai bắt đầu lặt hết lá, chỉ chừa lại nụ để ra hoa đúng dịp Tết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng 25 ngày. Mai nở đúng vào sáng mồng 1 được xem là điềm báo của sự may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt cho gia đình trong năm mới.


[Image: vuon-dao-nhat-tan-dao-nhat-tan-2211-6817-1643128678.jpg]

Cành đào to được uốn dáng cong đẹp, đã trổ bông ở làng đào Nhật Tân, Hà Nội, chuẩn bị bán cho khách trưng Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Tùng Đinh

Trong phong thủy, đào được coi là tinh hoa ngũ hành. Hoa đào sắc hồng đỏ mang hành hỏa, là loài hoa nhắc xuân về, có ý nghĩa may mắn, an lành, sinh sôi nảy nở đồng thời xua đuổi ma quỷ. Hoa trổ vào mùa xuân. Do đó, người miền Bắc thường chọn đào để trang trí với mong muốn một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài.

Ngày nay, dịch vụ giao hàng phát triển mạnh nên cả miền Nam lẫn Bắc đều chơi mai, đào ngày Tết. Không ít người miền Bắc mua hoặc thuê gốc mai già với giá vài chục đến vài trăm triệu đồng, vận chuyển từ các vườn mai ở Sài Gòn ra. Và hoa đào cũng đã rất phổ biến trong các chợ hoa xuân miền Nam. Nhiều gia đình thích chọn những cành đào thắm, nở hoa rực rỡ bày trong nhà.

Diệp Tử
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply
#15
Bếp trưởng Hong Kong sống ở Việt Nam nói về món ngon Tết hai nơi


Sinh sống và làm việc tại Việt Nam suốt hơn một thập kỷ, bếp trưởng Wong Chi Ming chia sẻ cảm nhận về món ăn truyền thống đón Tết của hai dân tộc.

- Sau hơn 10 năm sống ở Việt Nam, cảm nhận của ông về Tết Việt thế nào?
- Tôi đã trải qua 11 mùa xuân tại Việt Nam. Người Việt đón Tết vô cùng tưng bừng và hoành tráng. Không những thế, tôi cũng cảm nhận được nhiều sự thân thuộc vì Tết ở Việt Nam cũng có nhiều sự tương đồng với Tết ở Hong Kong. Ở cả hai vùng đất, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ. Người dân ở cả hai nơi cũng đón Tết theo lịch âm. Trẻ em được tặng lì xì và cùng ăn bữa cơm sum vầy đêm Giao thừa.

[Image: CHEF-MING-4584-1643277890.jpg]
Bếp trưởng Wong Chi Ming người Hong Kong có 11 năm sống ở Việt Nam, hiện làm cho một khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Ảnh: John Anthony

-Vậy có sự khác biệt nào giữa Tết Việt và Hong Kong?
- Ngoài những nét tương đồng thì Tết ở Việt Nam và Hong Kong cũng có một số điểm khác biệt. Trong đêm đầu tiên của năm mới, chúng tôi sẽ hòa mình vào Lễ hội Diễu hành dọc các con đường trung tâm Hong Kong với các màn biểu diễn võ thuật, khiêu vũ, múa lân ngập tràn sắc màu. Ngoài ra, hoạt động xem đua ngựa cũng là một truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở Hong Kong vì nó được coi là để cầu may mắn đầu năm. Có một điểm khác biệt thú vị nữa là ở Việt Nam thường bắn pháo hoa mừng năm mới vào đêm Giao thừa, còn ở Hong Kong lại là vào mùng 2 Tết.
- Ông thường hay làm gì vào dịp Tết ở Việt Nam?
- Nhập gia thì tùy tục, sống ở Việt Nam đã 11 năm nên tôi cũng quen với những phong tục ngày Tết của người dân nơi đây. Vào dịp này, tôi cũng đi chợ hoa và trang trí nhà cửa đậm sắc màu đỏ và vàng, cũng đi xem pháo hoa vào đêm giao thừa, đi chúc Tết bạn bè vào những ngày mùng 2, mùng 3 và cũng ăn những món truyền thống của Việt Nam là bánh chưng và bánh giày.
- Món ăn trong những ngày Tết mà ông thích nhất là gì?
- Ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến món bánh chưng vào dịp Tết. Tôi rất ấn tượng với món bánh này vì nó có một cách chế biến vô cùng kỳ công, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao thì bánh mới ngon và đẹp được. Mùi vị bánh cũng vô cùng thơm ngon với sự hòa quyện giữa gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Nếu nói về quê hương Hong Kong thì tôi thích nhất món hàu khô hầm tóc tiên. Bất cứ ai có điều kiện sang Hong Kong dịp Tết không nên bỏ qua món này.
[Image: Nien-nien-huu-du-4-9532-1643277891.jpg]
Bếp trưởng Ming giới thiệu mâm cỗ Tết truyền thống của người Hong Kong. Ảnh: John Anthony

- Ngoài món đó, ở Hong Kong còn những món nào đặc trưng vào dịp Tết?
- Ở Hong Kong, chúng tôi có rất nhiều món ăn truyền thống vào dịp Tết, nổi bật nhất và không thể thiếu có thể kể đến các món như hàu khô, bánh Nian Gao, lẩu khô và các món từ thịt lợn.
- Các món ăn đó có ý nghĩa đằng sau thế nào với người bản địa?
- Người dân Hong Kong luôn quan niệm những món ăn truyền thống trong ngày đầu năm mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Điều này xuất phát từ việc các món ăn có tên phát âm tương tự như vậy. Ví dụ, món bánh Nian Gao có phát âm tương tự như từ "Thịnh vượng", "Tiến bộ" trong tiếng Quảng Đông, và món lẩu khô mang ý nghĩa tượng trưng cho tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.
- Ngoài các món kể trên, ông gợi ý du khách tới Hong Kong nên thử những món nào nữa trong dịp Tết?
- Ngoài món bánh Nian Gao, các món thịt lợn hầm với cái tên rất hay như "Hoành Tài Tựu Thủ", "Đại Phú Đại Quý", "Niên niên Hữu dư" làm từ cá mú là những món tôi gợi ý các bạn nhất định "must try" khi du lịch Hong Kong dịp Tết này. Ngoài ra, nếu bạn chưa đi được Hong Kong thì có thể ghé qua nhà hàng của tôi ở Hà Nội, tôi sẽ nấu đủ món để bạn tăng ít nhất mỗi ngày 1 kg sau dịp Tết (Cười lớn). Tôi đã ăn Tết ở Việt Nam hơn chục năm nay nhưng lần nào cũng cố gắng nấu trọn vẹn mâm cỗ Tết truyền thống của Hong Kong để cùng gia đình thưởng thức dịp lễ này.
[Image: Nien-nien-huu-du-3-5925-1643277891.jpg]
Món "Niên niên hữu dư" làm từ cá mú được nhiều gia đình Hong Kong ăn trong dịp Tết nguyên đán. Ảnh: John Anthony

Thắm Nguyễn
THE SILENCE OF THE LAMBS  Tulip4
Reply