Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-01-14, 12:16 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ nếu so ra thì sức ảnh hưởng của TK chưa đủ "đáng sợ" với bọn chúng bằng VK hay TVAB. TVAB từ ngày được thả cậu ấy cũng sống im lặng, TK viết bài nhưng cũng còn nhẹ nhẹ thôi, tương lai mình chưa biết được, vợ Huỳnh Ngọc Chênh còn bị bắt thì ai mà chúng từ, chỉ là thời gian và ăn thua ván cờ chúng cần đi quân nào thôi. Chúng cũng để Đoan Trang thong dong một thời gian, xuất bản được mấy quyển sách rồi mới cùm. Những người có sức ảnh hưởng lớn thì ăn cơm tù hết rồi, những người còn lại ở ngoài kg nhiều.
Nghe buồn quá. Xã hội không bao giờ tiến bộ được. Không bao giờ có thể thỏa hiệp được với một lũ khốn cầm quyền độc tài, sâu mọt.
Lục Tuyết Kỳ Wrote:PS. Ngũ ca hát bài này xúc động quá, làm người nghe ray rứt lắm luôn...
Cám ơn Bạch y nữ sĩ. Bài này 5 hát lúc mới ra, lúc đó chỉ có version của Thiên Kim có nhạc nền người ta đăng lên. Muốn nghêu ngao với đàn thùng như Văn Đông Đức Tiến, nhưng cái đàn của 5 không phải Yamaha, mà là Toyota hay Honda gì đó, nó điêng điếc, tiếng đàn thu âm ra nhe nhạt nhẽo như nước ốc nên đành xin covered Thiên Kim.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-01-14, 12:24 AM)005 Wrote: Nghe buồn quá. Xã hội không bao giờ tiến bộ được. Không bao giờ có thể thỏa hiệp được với một lũ khốn cầm quyền độc tài, sâu mọt.
Cám ơn Bạch y nữ sĩ. Bài này 5 hát lúc mới ra, lúc đó chỉ có version của Thiên Kim có nhạc nền người ta đăng lên. Muốn nghêu ngao với đàn thùng như Văn Đông Đức Tiến, nhưng cái đàn của 5 không phải Yamaha, mà là Toyota hay Honda gì đó, nó điêng điếc, tiếng đàn thu âm ra nhe nhạt nhẽo như nước ốc nên đành xin covered Thiên Kim.
Dạ hôm nào muội đệm ngũ ca hát lại nếu có hứng được kg ạ? Acoustic guitar thì muội bấm dây tạm tạm thôi vì làm biếng tập, đau đầu ngón tay nên cơn lười luôn luôn thắng.
Đồ chơi của muội của Burswood, có chữ ký của Estafan.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-01-14, 01:20 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ okie ngũ ca, mấy hôm nay muội cũng định thu bài này mà chưa có hứng cầm đùi gà, muội sẽ đệm rồi gửi ngũ ca.
TN hát live show TCS hay quá chừng.
5 cám ơn Lục Tuyết Kỳ trước ha
Sau đây là một thoáng trữ tình thời chiến với nữ ca sĩ Hát Xưa thu âm 2009
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2012, đêm hỏa châu
Nhạc sĩ Hàn Châu
Nhạc sĩ Hàn Châu иổi tiếng với dòng nhạc quê hương, trữ тìин, ông được khán thính giả biết đến qua những ca khúc: Cây Cầu Dừa, Thành Phố Sau Lưng, Về Quê Ngoại, Tội Tình, Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Người Giàu Cũng Khóc, Hạ Thương, Cánh Cò Và Dòng Sông... Đề tài âm nhạc của nhạc sĩ Hàn Châu khá đa dạng, ông viết đa số là về người lính, тìин yêu quê hương, đất nước hoặc những câu chuyện тìин yêu buồn, sầu thương và đầy dang dở.
Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1947 tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định. Hàn Châu được sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em. Chị cả của ông là Lê Thị Hương – vợ của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Năm 14 tuổi, Hàn Châu vào Sài Gòn sinh sống cùng gia đình của chị gái và anh rể – vợ chồng nhạc sĩ Thanh Sơn. Hàn Châu từ nhỏ đã rất mê nhạc, cho nên thấy cây đàn guitar của anh rể được treo trên vách, ông muốn lấy xuống để đánh nhưng sợ anh rể mắng nên đành phải đứng đánh để nếu anh rể có về còn dễ “phi tang” chứng cứ kịp thời. Cũng cнíɴн nhờ tập đứng chơi đàn như vậy mà một thời gian sau Hàn Châu đã chơi được đàn guitar và chơi rất hay. Ngoài ra ông còn tự học để sáng tác ca khúc.
Năm 1966 nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác ca khúc “Ngỏ Hồn Qua Đêm” rồi ký bút danh là Triết Giang và Hàn Châu cho bài hát này. Đây là lần đầu tiên bút danh Hàn Châu của Lê Đình Nam xuất hiện với công chúng, được nhạc sĩ Hoàng Trang đặt cho ông. “Ngỏ Hồn Qua Đêm” được ký với 2 bút danh nên có lẽ vì vậy mà lâu nay nhiều người vẫn nhầm tưởng là bài hát này được 2 nhạc sĩ Hoàng Trang và Hàn Châu viết chung. Về phía gia đình của nhạc sĩ Hoàng Trang cũng đã cho biết bài hát này chỉ do một mình nhạc sĩ Hoàng Trang viết và ông muốn giúp đỡ người bạn Lê Đình Nam chưa có tên tuổi của mình nên đã để thêm tên Hàn Châu vào.
Bài “Ngỏ Hồn Qua Đêm” được hãng Vô Tuyến lăиg xê và trở nên rất иổi tiếng, nhanh chóng được khán thính giả đón nhận qua tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh với những ý nhạc mới mẻ cùng điệu bolero dễ đi vào lòng người.
Một trong những sáng tác đã đưa tên tuổi của nhạc sĩ Hàn Châu đến gần với công chúng hơn đó là ca khúc “Những Đóm Mắt Hỏa Châu”, đây được xem là một trong những nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hàn Châu và được công chúng yêu thích nhất. Nhạc sĩ Hàn Châu có để đề tựa “Mượn tựa một bài thơ của thi sĩ Tường Linh trong tờ nhạc bài hát Những Đóm Mắt Hỏa Châu phát hành trước năm 1975”.
Về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này, nhạc sĩ Hàn Châu cho biết vào năm 1968, khi ông vừa tròn 21 tuổi để đi vào quân ngũ. Thời điểm đó ở vùng ngoại ô Sài Gòn, ông nhìn về phía Củ Chi, Hóc Môn thường có những đèn hỏa châu sáng tỏa trong đêm tối. Một hôm, có một bài thơ мᴀɴg tên Những Đóm Mắt Hỏa Châu của thi sĩ Tường Linh được giải nhất trong giải thi thơ của đài phát thanh. Nhạc sĩ Hàn Châu đã mượn tựa đề đó để viết thành bài hát mà sau đó đã trở thành ca khúc bất hủ, ông cho biết mình chỉ nghe tựa thôi chứ không nhớ bài thơ nội dung thế nào nhưng ông đã cảm tác mà viết nên một câu chuyện тìин đẹp thời cнιếɴ. Ca sĩ Hoàng Oanh là người đầu tiên đã thu âm ca khúc “Những Đóm Mắt Hỏa Châu” trước năm 1975 trong đĩa nhựa, sau đó được ca sĩ Phương Dung và Băиg Châu hát lại trong băиg cối và cũng được mọi người đón nhận nồng nhiệt.
Có thể nói những nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Hàn Châu đa số đều là nhạc về người lính như: Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Thành Phố Sau Lưng, Ngày Mai Tôi Về, Tình Người Đầu Non, Lời Trần Tình, Viết Trên Cao,….
Sau đó, nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác đa dạng về mặt thể loại hơn với những câu từ sâu sắc. Ông hay đưa những âm hưởng dân ca, ca dao vào trong ca khúc của mình, cùng với đó là những hình ảnh bình dị thường thấy như: Cánh Cò, Cây Cầu Dừa, Cánh Bèo,… Ngay cả tên ca khúc ông cũng đặt tựa một cách đơn giản và dễ nhớ nhất nhưng lại tạo được ấn tượng khó quên với mọi người như: Cây Cầu Dừa, Về Quê Ngoại, Mực Tím Mồng Tơi, Đi Cày,… Những ca khúc của nhạc sĩ Hàn Châu dễ đi vào lòng người cũng bởi những cảm xúc thật với những hình ảnh đẹp và gần gũi. Ông từng tâm sự: “Tâm hồn người Việt Nam chúng ta rất dễ cảm thụ những gì hầu như đã trở thành “quốc hồn, quốc túy” như câu ru hời của mẹ, bến nước, cây đa, lũy tre, ruộng lúa, cánh cò, đàn trâu…. Còn dân ca là cả một kho tàng vô tận để người nhạc sĩ dựa vào đó mà khai thác, mà phát triển”. (Theo Nguyễn Kim Tuấn)
Sau sự kiện lịch sử năm 1975, nhạc sĩ Hàn Châu ngưng sáng tác một thời gian đến năm 1980 mới bắt đầu sáng tác lại với ca khúc: “Tình Nhỏ Mau Quên”, “Tội Tình”, “Mèo Hoang”, “Tình Gần Tình Xa”, “Lời Nhớ Lời Thương”, “Dòng Sông Và Nỗi Nhớ”, “Xa Nhau Ngậm Ngùi””…
Tháng 7 năm 2019, Hàn Châu đảm nhận vai trò giám khảo trong chương trình “Hãy Hát Tôi Nghe” tại đây ông cũng đã chia sẻ thẳng thắn về quan điểm sáng tác như sau: “Nhạc sĩ có nhiều trường phái, người thích viết nhạc мᴀɴg âm hưởng dân ca quê hương, người thì thích viết nhạc мᴀɴg âm hưởng của các nước bên ngoài nên hai vấn đề này đụng chạm nhau lắm. Người thì cho rằng dòng nhạc rẻ tiền, người thì nói dòng nhạc kia sang hơn. Chúng ta không nên dòm ngó, chê bai dòng nhạc nào cả, cái đó quần chúng thích nghe gì thì họ nghe. Âm nhạc đều được viết trên 7 nốt cнíɴн, không có gì là khác cả”.
Và cho đến ngày nay, dù đã bước qua tuổi 70 nhưng nhạc sĩ Hàn Châu vẫn rất say mê sáng tác cũng như viết bài nghiên cứu về các thể loại âm nhạc. Những bài viết của ông về dòng nhạc Bolero rất có giá trị vì cách nhìn nhận, đánh giá của ông đúng thực tế về dòng nhạc này và cũng bởi vì cнíɴн ông cũng là một nhạc sĩ thuộc hàng đỉnh cao với nhiều ca khúc Bolero иổi tiếng.
/* nguồn: https://nhacvang.vn/nghe-si/nhac-si/doi-...-tinh.html
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2014, Bụi thời gian mờ phủ, chợt về hình bóng ai.
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Hồ – Người tạo nên khác biệt cho nhạc hải ngoại bằng tài hòa âm điêu luyện
Có thể nói nhạc sĩ Trúc Hồ là 1 trong những người có ảnh hưởng nhất đối với làng nhạc hải ngoại. Ai cũng phải công nhận tài hòa âm điêu luyện của anh – người làm nên sự khác biệt của nhạc Asia đối với nhạc của các trung tâm khác. Với nhiều khán giả yêu nhạc, phần hòa âm của Trúc Hồ đã trở thành linh hồn của trung tâm Asia thời cực thịnh.
Có nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, điều đầu tiên là người ta tìm hiểu để biết tên ca sĩ, tiếp theo mới đến tên ca khúc và sau cùng là tên người sáng tác. Tuy nhiên hiện nay bắt đầu có nhiều khán giả yêu nhạc mong muốn tìm hiểu sâu về bản thu âm bài hát, đã tìm hiểu về người hòa âm. Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay người sáng tác đến với đại chúng nghe nhạc.
Trước năm 1975, những nhạc sĩ hòa âm danh tiếng nhất là Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Lê Văn Thiện… còn sau 1975, người nhạc sĩ hòa âm thế hệ sau được nhắc đến nhiều nhất chính là Trúc Hồ.
Nhạc sĩ Trúc Hồ tên thật là Trương Anh Hùng, sinh năm 1964 tại Saigon, là con trưởng trong một gia đình ngoan đạo, có 4 anh em, nhà ở trong vòng khuôn viên nhà thờ Chợ Quán, Quận 5 – Saigon. Thân phụ anh là nhạc sĩ Trúc Giang, đồng thời là một hạ sĩ quan phục vụ trong ban Quân Nhạc, có mở lớp dạy nhạc tại tư gia nên trong nhà luôn luôn vang tiếng trống kèn. Đó là lý do mà từ khi mới 4 tuổi Trúc Hồ đã biết chơi trống, 6 tuổi đã biết đánh keyboard, đánh đàn và theo các chú, các bác đi trình diễn trong những đám cưới.
/* nguồn: https://nhacxua.vn/nhac-si-truc-ho-nguoi...ieu-luyen/
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Cả tháng nay, ngày nào cũng phải nghe 2 cô bé này hát một bài. Giọng hát, cách trình bày, khả năng thanh nhạc đã đạt đến trình độ của các danh ca dòng nhạc trữ tình như Hương Lan. Không có chữ nào hát thừa, không chỗ nào là thiếu. Từ cách ngân nga, cách nhả chữ, cách phát âm, cách giữ hơi, khả năng kiểm soát cường độ âm thanh ...etc đã lên bậc thượng thừa. Tuyệt vời. Tôi chỉ mong nhà cầm quyền Việt Nam cho phép hai cô bé được hát nhạc lính, nhạc trữ tình thêm một thời gian nữa, đừng cấm cản họ.
Nghe hai cô bé trình diễn, cảm hứng hát nhạc "sến" của tôi lại ùa về:
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2013
Đêm nằm miền xa, trời cao đất hạ, chợt lên ý lạ, nên viết văn chương, góp tiếng hậu phương
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Phương – “Ông hoàng” của nhạc bolero
Trong rất nhiều nhạc sĩ đã thành danh từ trước năm 1975, có thể nói rằng nhạc sĩ Trúc Phương là tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc vàng với rất nhiều ca khúc nổi tiếng được công chúng yêu mến suốt 60 năm qua, đặc biệt là những bài có giai điệu bolero. Nếu có danh xưng mang tên “ông hoàng của dòng nhạc bolero”, thì bất kỳ ai cũng sẽ công nhận rằng chỉ có duy nhất nhạc sĩ Trúc Phương là người xứng đáng với danh hiệu này.
Số lượng ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương được công chúng biết đến là khoảng gần 70 bài, hầu như bài hát nào cũng có một sức sống bền bỉ cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống.
Là một nhạc sĩ tài hoa và tài năng như vậy, nhưng đi đôi với đó là những bất hạnh khi nhạc sĩ Trúc Phương phải trải qua quá nhiều đau thương và khốn khó cho đến tận giờ phút cuối cùng. Là một tên tuổi lớn, nhưng ông lại qua đời khá sớm trong hoàn cảnh rất đặc biệt, nhiều người đã viết về cuộc đời ông, nhưng phần nhiều trong số đó là phóng tác, với những thông tin đã bị những người thân trong gia đình Trúc Phương bác bỏ. Trong bài viết này, chỉ xin chọn lọc lại những thông tin có vẻ tin cậy nhất do chính ông, hoặc là người thân cận của ông kể lại.
Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long. Cha của Trúc Phương là một nghệ sĩ hát bội, sau chuyển qua hát cải lương, nên Trúc Phương cũng yêu thích nghệ thuật từ nhỏ vì ảnh hướng từ cha.
Từ giữa thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, đến năm 1957 thì lên Sài Gòn tìm đến nhạc sĩ Trịnh Hưng để học về kỹ thuật sáng tác. Nhạc sĩ Trịnh Hưng là một người chuyên sáng tác những ca khúc về đồng quê, và khuynh hướng này đã ảnh hưởng phần nào đến những sáng tác của Trúc Phương trong những năm đầu của sự nghiệp.
/* nguồn: https://nhacxua.vn/cuoc-doi-va-su-nghiep...ac-bolero/
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2015, Tình lỡ
(cốt sến)
Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Thanh Bình, tác giả ca khúc Tình Lỡ – “Thôi rồi còn chi đâu em ơi…”
Nếu nhắc đến tên nhạc sĩ Thanh Bình, có thể ít người biết đến, nhưng có lẽ là không người yêu nhạc vàng nào mà không biết đến hoặc từng nghe những câu hát nổi tiếng này trong ca khúc Tình Lỡ của ông sáng tác: Thôi rồi còn chi đâu em ơi! Có còn lại chăng dư âm thôi Trong cơn thương đau men đắng môi…
Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1932 ở Bắc Ninh. Vì sớm mồ côi cha mẹ nên thời còn trẻ ông đã phải phiêu dạt qua nhiều nơi, từ Hải Phòng, Thanh Hoá, Nam Định đến Thái Bình, Hưng Yên… Dù có cậu ruột là nhạc sĩ Phó Quốc Thăng, nhưng nhạc sĩ Thanh Bình theo học nhạc với giáo sư âm nhạc Phạm Sửu tại Thanh Hóa.
Từ năm 20 tuổi, ông bắt đầu kiếm sống bằng nghề viết báo, đưa tin về văn hoá văn nghệ với bút danh là Thanh Bình trên các tờ Tia Sáng, Liên Hiệp, Tin Sớm, Bình Minh, Văn Nghệ… Sau này sáng tác nhạc, ông cũng lấy bút danh là Thanh Bình, tuy nhiên cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió và không được “thanh bình” như tên gọi.
Năm 1954, nhạc sĩ Thanh Bình di cư vào Nam, sau đó sáng tác ca khúc đầu tay mang tên Những Nẻo Đường Việt Nam. Ngoài ca khúc này, ông còn nhiều ca khúc khác nữa, trong đó có bài Tiếc Một Người nổi tiếng qua tiếng hát Sĩ Phú, nhưng nổi tiếng nhất và được công chúng yêu thích vẫn là bài Tình Lỡ.
Ca sĩ Ánh Tuyết đã nhận xét về phong cách nhạc của nhạc sĩ Thanh Bình qua những tác phẩm này như sau:
“…Các tác phẩm của nhạc sĩ Thanh Bình được ông viết bằng cả tình yêu ngọt ngào, dung dị của hồn quê, tình yêu thương sâu sắc quê hương đất nước mình, với những cảm xúc đầu đời hồn nhiên của chàng trai lãng mạn, đau đến tận cùng những mối tình đã lỡ… "
Trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Bình cùng với ca khúc Tình Lỡ là một trong những trường hợp đặc biệt mà tên tuổi chỉ được nhắc đến bên cạnh một ca khúc duy nhất. Ngoài ra còn có các nhạc sĩ Tu My với Tan Tác, nhạc sĩ Lê Hoàng Long với Gợi Giấc Mơ Xưa, nhạc sĩ Hoàng Quý với Cô Láng Giềng, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên với Trăng Mờ Bên Suối nhạc sĩ Chung Quân với Làng Tôi, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu với Em Tôi, nhạc sĩ Nhị Hà với Mẹ Tôi…
Họ là những nhạc sĩ đã được ghi danh vĩnh viễn trong lòng công chúng yêu nhạc, nhưng lại chỉ được biết đến với một ca khúc duy nhất. Có thể họ còn sáng tác nhiều bài hát khác nữa, nhưng vì thành công quá lớn với 1 tác phẩm nổi tiếng nhất, đạt đến được đỉnh cao sáng chói nên đã làm lu mờ tất cả những sáng tác khác của chính họ. Nhạc sĩ Thanh Bình viết Tình Lỡ dành cho mối tình của chính mình, là câu chuyện cuộc đời đầy ly kỳ và bi thương trong giai đoạn đặc biệt của đất nước vào thế kỷ trước, giai đoạn đất nước bị ngăn đôi vào năm 1954, đã có hàng triệu người ra đi, hàng triệu cuộc chia cách vĩnh viễn giữa người với người.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Thanh Bình đã từng nói về ca khúc Tình Lỡ cùng với tình yêu đầu đời của ông với một người con gái đất cảng Hải Phòng rất xinh đẹp tên Hằng như sau:
“Ca khúc Tình Lỡ tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 22 tuổi và rất thiết tha với người này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào”
Đầu năm 1956, từ miền Nam, nhạc sĩ Thanh Bình nghe tin cô Hằng đã được bố mẹ gả vào một gia đình môn đăng hộ đối. Nghẹn ngào, ông viết ca khúc Tình Lỡ để tiếc nhớ tình xưa: Thôi rồi, còn chi đâu em ơi! Có còn lại chăng dư âm thôi Trong cơn thương đau men đắng môi Yêu rồi tình yêu sao chua cay Men nào bằng men thương đau đây Hỡi người bỏ ta trong mưa bay…
Trong lời đề tựa khi phát hành nhạc tờ bài hát này, nhạc sĩ Thanh Bình ghi những câu thơ của chính ông:
Thôi thế từ nay cách biệt rồi
Đường đôi lứa rẽ đôi nơi
Từ đây vĩnh viễn xa nhau mãi
Vĩnh viễn xa nhau đến trọn đời
Em có khi nào nhớ đến anh
Chỉ xin một phút lặng sau mành
Anh từ đây sẽ không yêu nữa
Để giữ trong anh một bóng hình
(T.B)
Hình bên trên là ảnh chân dung được in ở mặt sau của tờ nhạc bài hát Tình Lỡ, cho thấy rằng nhạc sĩ Thanh Bình thời trẻ rất điển trai. Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì Thanh Bình là “một chàng trai đẹp, hào hoa, phong nhã”. Ngoài ra, ông từng là người viết văn và làm thơ nên ca từ trong nhạc của ông cũng rất đẹp và nên thơ: Phương trời mình đi xa thêm xa Nghe vàng mùa thu sau lưng ta Em ơi, em ơi thu thiết tha… Vào năm 1970, đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện bộ phim điên ảnh “Nàng” với vai chính thuộc về đôi tài tử lừng danh Thẩm Thuý Hằng và Trần Quang, và bài hát Tình Lỡ trở thành ca khúc chính trong bộ phim này.
Người thể hiện bài hát lúc đó và Khánh Ly, và cho đến nay, Khánh Ly vẫn là người thể hiện thành công nhất “Tình Lỡ”. Thành công tuyệt phẩm này không đưa tên tuổi Thanh Bình trở thành 1 nhạc sĩ tiêu biểu của miền Nam trước 1975, bởi vì sau đó ông chọn một cuộc sống bình dị. Lúc sinh thời, nhạc sĩ từng nói rằng sở dĩ ông có ít bài hát như vậy là vì ông chỉ sáng tác khi có cảm xúc, viết cho những câu chuyện có thật trong đời. Có lẽ vì vậy mà bài hát Tình Lỡ dạt dào những cảm xúc thật của mối tình thời tuổi trẻ.
Năm 1973, nhạc sĩ Thanh Bình lập gia đình với một người phụ nữ bình thường, ông chập nhận rời bỏ làng nghệ thuật, cuộc sống khá đơn sơ, ông mưu sinh bằng công việc dạy ngoại ngữ, sáng dạy lớp tiếng Anh, chiều lớp tiếng Pháp. Hai người chỉ có 1 cô con gái tên là Mộng Ngọc. Sau năm 1975, cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ông cùng vợ ở một quán cơm ở Quận 1 để mưu sinh. Hạnh phúc bình dị không tồn tại được lâu, người vợ bỏ đi khi người con gái mới được 3 tuổi. Đó là thời điểm sau năm 1975, không chỉ riêng gia đình nhạc sĩ Thanh Bình mà cuộc sống của tất cả mọi gia đình khác khi đó đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn, và có lẽ người vợ không chịu nổi khốn khó nên đã ra đi biệt xứ không có tin tức nào nữa. Từ đó nhạc sĩ Thanh Bình lâm vào cảnh gà trống nuôi con trong muôn vàn khó khăn để một mình nuôi con khôn lớn. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự bất hạnh lớn nhất, và dường như là những sóng gió cuộc đời không bao giờ ngừng gieo lên cuộc đời nhạc sĩ Thanh Bình. Người con gái tên là Ngọc của ông lớn lê lấy chồng nhưng cuộc sống hôn nhân không bền, cô Ngọc ở với người thứ 2 không hôn thú, sau đó hùn hạp làm ăn nhưng đổ vỡ và vướng phải nợ nần, lâm vào cảnh tù tội. Từ sau đó, nhạc sĩ Thanh Bình phải trải qua những năm cuối đời trong hoàn cảnh khốn cùng. Ông sống cùng con gái và con rể nhiều năm trong căn nhà thuê ở quận Gò Vấp. Năm 2013, sau khi con gái ở tù khoảng 1 năm thì người con rể mang ông ra bỏ ở bến xe Miền Đông, rồi bỏ mặc người cha già 81 tuổi gầy gò, mắc nhiều chứng bệnh, bơ vơ giữa chốn đông người cùng với thùng quần áo cũ cùng với chỉ 200 ngàn đồng trong túi. Ông sống lay lắt giữa lề đường như vậy trong 18 ngày với bánh mì cầm hơi hoặc ăn tạm miếng cháo trắng, ngả lưng ở manh chiếu được thuê với giá 500 đồng/ngày, tìm đại chỗ trống bên đường để ngủ qua đêm. Khi biết tin, những người cháu gọi nhạc sĩ Thanh Bình là cậu ruột đã đón ông về để chăm lo nuôi dưỡng. Những người cháu này cũng không phải là người khá giả, phải sống trong căn nhà 21m2 bên bờ Nhiêu Lộc có tám anh chị em mồ côi cha mẹ, nương tựa bên nhau.
/* nguồn: https://nhacxua.vn/cuoc-doi-va-su-nghiep...c-tinh-lo/
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2019, còn bao lâu nữa, khi ta bạc đầu, tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau, để rồi còn gì nữa ... cho nhau
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
06.2021 Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Chiều buồn nhẹ xuống đợi...
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá hoa
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.
Tình đời toả ngát hương
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu
Có chờ ta oán trách đâu
Có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều
vương vấn đời
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buông không lời.
"...
Bản Serenade (tiếng Đức: Ständchen) là nhạc khúc thứ tư trong quyển 1 của bộ Schwanengesang (Bài ca thiên nga) của Franz Schubert. Tuyển tập bài hát này được tìm thấy sau khi tác giả đã qua đời. Chiếu theo danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc thì bản nhạc này mang số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển toàn tác phẩm trong tập Schwanengesang để độc tấu piano. Ludwig Rellstab là người soạn lời.
Tiếng Việt dịch Serenade là Dạ khúc hay Khúc ban chiều.
Bài "Dạ khúc" bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được như guitar, mandolin)...
Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert
...."
Theo Wiki.
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Nguyên tác tiếng Nhật ...
ルージュ - Fuji Ayako
Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,732 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
2013, Hỡi nhân tình ơi, hãy cười hãy vui
Những cảm xúc thổn thức và nức nở trong tình yêu qua sáng tác “Cơn Gió Thoảng” của nhạc sĩ Quốc Dũng
Là một nhạc sĩ nhạc vàng với những sáng tác đa dạng màu sắc, từ nhạc trẻ đến nhạc vàng cùng với các tình khúc 1954 – 1975, Quốc Dũng còn được biết đến là người có số lượng bài viết hòa âm nhiều nhất Việt Nam với khoảng hơn 5000 bài. Phạm Duy đã từng đánh giá Quốc Dũng rằng: Ông là một tài năиg hiếm có của âm nhạc. Bản nhạc đầu tiên được Quốc Dũng viết khi ông chỉ mới 11 tuổi, nhưng đó lại là một bản nhạc không đời, đến tận năm 17 tuổi ca khúc đó mới được hoàn chỉnh và cho phát hành tới khán giả – “Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa?”. Ca khúc này nhanh chóng chiếm lấy tình cảm từ khán giả và từ đây, tên tuổi của ông cũng được chú ý nhiều hơn. Sau sự thành côɴԍ rực rỡ của ca khúc đầu tay, nhạc sĩ Quốc Dũng đã sáng tác thêm nhiều ca khúc với sức sống mãnh liệt theo thời gian: “Chuyện Ba Người”, “Điệp Khúc Mùa Xuân”, “Hoang Vắng’, “Cơn Gió Thoảng”, “Còn Mãi Nơi Đây”,…..
“Cơn Gió Thoảng” – Ca khúc đã làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Quốc Dũng, bài hát mang người nghe qua từng cung bậc cảm xúc của tình yêu, từ lúc nồng nàn mãnh liệt cho đến những nức nở chẳng thể thốt nên câu. Mỗi cung bậc trong tình yêu là một loại thử thách, nếu vượt qua được những thử thách đó sẽ thành sự gắn kết hài hòa giữa hai người yêu nhau. Và ngược lại, khi cảm xúc yêu đương không được lưu ý, câu chuyện tình sẽ nhanh chóng rạn nứt và tan vỡ mà không phải do bất kỳ tác động bên ngoài nào cả.
“Ngày nào em đến áo trắng ướt đẫm
Hơi sương chiều rơi
Tưởng là phút vui ôi như cơn mơ
Nỗi đαυ nghẹn lời
Buồn theo cơn gió những cánh ʟá rơi cuốn trôi về đâu?
Nắng đã chìm sâu… Biết ta còn nhau?…”
Ngày em bước đến nơi anh, tà áo trắng ướt đẫm vì hơi sương chiều, không còn phất phới như thuở nào cũng như tình ta lúc này chẳng còn mặn nồng, da diết như thuở ban đầu. Nhìn bóng em ngày một cận kề, cứ ngỡ người về lại bên ta như yêu thương được hàn gắn, có biết đâu đó chỉ là mộng ảo nơi tâm нồn đang tổn thương.
Chiều dần buông, sương cũng phủ một tầng ướt đẫm, nắng đã chìm sâu tắt dần chẳng còn chiếu rọi bước chân người. Nhìn ngắm những cơn gió thoảng đang cuốn theo từng cánh ʟá rơi như nỗi buồn người thất tình, chẳng biết rồi sẽ trôi về nơi nao? Đã từng bên nhau, đã từng hạnh phúc, đã từng có những giây phút vui buồn sẻ chia,…vậy mà người nỡ nào quay đi như “cơn gió thoảng” lướt qua đời ta chẳng chút luyến lưu.
“…..Và trong đêm tối lóng ʟánh những ánh sao rơi lặng im
Nhẹ như gió êm môi em run run
Hơi Thu ngọt mềm…
Rồi bao cay đắng với những đớn đαυ xô đi tìm nhau
Bóng em dần sâu… núi đồi vút cao…
Ôi những dấu yêu thương xưa tháng năm in hằn lối quen
Xin gió mưa trôi đi để нồn chìm vào lãng quên…”
Tình yêu khi mới đơm hoa chớm nở là khoảnh khắc hai người hạnh phúc nhất, trong mắt đối phương chỉ có người mình thương. Hạnh phúc đến với họ cũng giản đơn hơn nhiều khi chỉ là những cái nắm tay thật chặt, hay là những buổi chiều lộng gió đôi trẻ dạo bước bên nhau thật yên bình, hoặc là cùng nhau ăи chung một bữa cơm đơn giản có anh và có em… Lúc yêu, những khó khăи đều trở thành một loại phép màu diệu kỳ vẽ nên một con đường trải đầy hoa нồng trong thế giới đầy mộng đẹp.
Nhưng đến lúc chia xa, đến lúc người nơi ta ngã thì bầu trời đêm cũng trở nên xám xịt chẳng một vì sao. Bầu trời vốn lấp ʟánh và lung linh, nhưng trong mắt kẻ thất tình thì những vì sao ấy cứ như “rơi tự do”, lặng im rút khỏi khoảng trời, chỉ để lại chút gió nhẹ êm êm làm cho tim người thêm giá lạnh. Em có còn nhớ hay chăиg những нồi ức tươi đẹp khi ta bên nhau? Em còn nhớ hay chăиg vị ngọt nơi đôi môi mềm run run trong đêm tối? Em có còn nhớ chăиg hay em thật sự xem là “cơn gió thoảng” mà để mặc những kỷ niệm mờ nhạt dần trong dĩ vãng cô đơn. Riêng với anh, “những dấu yêu thương xưa tháng năm” vẫn luôn in hằn trong tâm trí, chẳng thể nào phai nhạt.
“Rồi bao cay đắng với những đớn đαυ xô đi tìm nhau” – Những thử thách trong tình đời đã kéo giãn khoảng cách giữa đôi ta, mang em rời đi chẳng một chút lưu luyến. Bản thân anh chỉ biết lặng im nơi đó mà ngắm nhìn “bóng em dần sâu… núi đồi vút cao…”, không dám nói nên câu từ giã.
“…..Người còn đi mãi biết có đến chốn không gian mù xa
Một ngày thoáng qua xιɴ trong hư vô nhớ thương nhạt nhòa
Để ta vui sống với những trái ngang dấu chôn cuộc đời…
Hỡi nhân tình ơi, hãy cười hãy vui…”
“Người còn đi mãi biết có đến chốn không gian mù xa” – Chấp nhận “vứt bỏ” phần tình cảm đôi ta để lựa chọn cho mình một cuộc sống mới nơi không gian xa xăm nào đó. Có thể ta đã xa nhau, có thể hiện tại gặp nhau chỉ là đôi người xa lạ nhưng chỉ xιɴ một điều giản đơn, xιɴ giữ những nhớ thương xưa như một нồi ức đẹp, để biết ta từng có nhau, từng hạnh phúc ngọt ngào. “Để ta vui sống với những trái ngang dấu chôn cuộc đời…” – Dù vết thương c нồng chất, dù nỗi đαυ vẫn luôn dằn xé tâm нồn người nhạc sĩ, thì anh vẫn không quên nguyện cầu cho người mình thương được mỉm cười hạnh phúc. Đôi khi trong tình yêu, thương nhau không nhất thiết phải bên nhau, thương nhau là được nhìn thấy nửa kia hạnh phúc thì bản thân mình cũng đủ thấy mãn nguyện.
“Cơn Gió Thoảng” của nhạc sĩ Quốc Dũng như đưa người nghe đắm chìm vào những giai điệu nhẹ nhàng nhưng câu từ lại khá mạnh mẽ. Dễ nghe, dễ nhớ, dễ thuộc và lại còn dễ đi sâu vào lòng người bằng những thứ cảm xúc chân thật mà bất kỳ ai cũng phải trải qua trong tình yêu.
Tình yêu cũng giống như cuộc sống, có hạnh phúc thì cũng có thăиg trầm, có vui vẻ thì cũng có cãi vã xung đột,… Nó được bắt đầu từ những yêu thương nồng nàn và buộc phải trải qua những sóng gió và thử thách cùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong tình cảm, có trăm vạn sắc thái: yêu, thương, thù, hận, vui, buồn, hạnh phúc,…đó là những cung bậc dù có tránh thì ít nhiều bạn vẫn phải trải qua, không thể nào tránh khỏi được. Những người yêu nhau, nếu thấu hiểu cho nhau và dìu dắt nhau vượt qua những thử thách thì tình cảm của họ sẽ ngày càng bền chặt và lâu dài. Tình yêu là bất biến, có chẳng chỉ có người trong mới đổi thay mà thôi! Thế nên, tại sao phải oán trách nhau làm chi khi ngọt ngào chỉ xuất hiện sau những lần cay đắng!
/* nguồn: https://thoixua.vn/cam-xuc-am-nhac/nhung...-dung.html
|