Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2021-11-22, 01:44 AM)LýMạcSầu Wrote: Nhìn tấm hình này, Sầu nhớ tới hôm xã tang ba, thầy cắt một nhúm tóc của mỗi đứa con khi lấy khăn tang ra, anh ABC có thể giải thích cho Sầu hiểu tại sao không?
Bạn LMS,
theo tui đoán/nghĩ là từ phong tục không cắt tóc cạo râu khi để tang
khi nhà có tang, theo phong tục thì không cắt tóc cạo râu vì thương tiếc người vừa khuất nên không bận tâm đến ngoại hình
thầy cắt tóc khi xã tang có ý là từ nay có thể cắt tóc cạo râu, trở về đời sống bình thường
tui nghĩ làm vậy chỉ là theo phong tục tập quán mà thôi
còn nhớ thương cha mẹ thì đâu có chừng
Posts: 5,343
Threads: 43
Likes Received: 3,169 in 1,613 posts
Likes Given: 2,382
Joined: Mar 2021
Reputation:
26
(2021-11-22, 01:59 AM)abc Wrote: Bạn LMS,
theo tui đoán/nghĩ là từ phong tục không cắt tóc cạo râu khi để tang
khi nhà có tang, theo phong tục thì không cắt tóc cạo râu vì thương tiếc người vừa khuất nên không bận tâm đến ngoại hình
thầy cắt tóc khi xã tang có ý là từ nay có thể cắt tóc cạo râu, trở về đời sống bình thường
tui nghĩ làm vậy chỉ là theo phong tục tập quán mà thôi
còn nhớ thương cha mẹ thì đâu có chừng
Sầu hiểu rồi, cám ơn anh ABC
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-11-13, 10:41 PM)Thuctinh Wrote: "copy and paste" có lòng tôn trọng tác giả. Nếu ai tự mình luận lập, dễ cho người khác đọc hiểu sai về ý nghĩa của người viết.
TT nói đúng quá chừng .
LTP rất sợ người khác hiểu lầm Phật pháp vì bài mình viết vụng về dùng chữ sai, hoặc tệ hơn nữa diễn đạt tư tưởng sai lầm vì sai một ly đi một dặm .
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Cái thấy của tuệ là 5 uẩn vô thường, thấy các thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Còn mình thì nhiều lắm chỉ có thấy trên lý thuyết chứ không tài nào mà mình có được bằng cái trí thực chứng. Là sao? Bởi vì khi mình thấy bằng cái trí thực chứng thì những cái được gọi là nam, nữ, đực, cái, trống, mái, đẹp, xấu, sang, hèn, ngu, trí, thánh, phàm... tất thảy là sự cộng ghép của 5 uẩn. Mọi thứ do duyên mà có và có rồi phải mất. Và cái thấy đó nó đủ cho mình không còn phiền não nữa thì cái thấy đó mới là đáng kể. Còn cái thấy của mình kiểu mình học cho vui, cái thấy này chỉ cần nay mai ai đó mà gõ vô trong cái đầu 1 cái boong là coi như xong, vứt đi luôn. Hoặc bây giờ các vị uống vô cho tôi 1 mớ chất kích thích, rượu, bia gì đó là cái mớ kiến thức này cũng bay mất. Hoặc khi các vị tắt thở đi qua cảnh giới khác thì cũng bay mất.
Riêng các vị thánh thì không, một khi đã hiểu rồi thì ... sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng nhận thức ấy không bao giờ thay đổi. Vị ấy chỉ có phát triển từ tầng thánh thấp lên tầng thánh cao chứ không có cái chuyện thay đổi.
SGN
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Có một bài học nhỏ xíu thôi mà chúng ta học cả đời không xong, đó là chúng ta chỉ mất từ hai đến ba năm để học nói nhưng chúng ta phải mất cả đời để học im lặng. Vì sao vậy? Bởi vì, im lặng là vàng, chúng ta chỉ nói cái gì quí hơn vàng mà thôi.
Đây là một bài học rất là rẻ tiền mà chúng ta quên. Tại sao chúng ta ham nói? Khi nói, chúng ta có được lợi ích gì so với khi chúng ta nghe? Khi mình sắp nói một tiếng đồng hồ là mình biết trước mình sẽ nói cái gì nhưng khi mình nghe lại khác. Khi mình bắt đầu nghe thì biết bao nhiêu điều mới lạ có thể đến với mình. Người ta ham nói bởi người ta quên mất bài học này, anh nói thì anh chỉ chi ra chứ không có thu.
SGN
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
(2021-11-23, 07:36 PM)abc Wrote: Có một bài học nhỏ xíu thôi mà chúng ta học cả đời không xong, đó là chúng ta chỉ mất từ hai đến ba năm để học nói nhưng chúng ta phải mất cả đời để học im lặng. Vì sao vậy? Bởi vì, im lặng là vàng, chúng ta chỉ nói cái gì quí hơn vàng mà thôi.
Đây là một bài học rất là rẻ tiền mà chúng ta quên. Tại sao chúng ta ham nói? Khi nói, chúng ta có được lợi ích gì so với khi chúng ta nghe? Khi mình sắp nói một tiếng đồng hồ là mình biết trước mình sẽ nói cái gì nhưng khi mình nghe lại khác. Khi mình bắt đầu nghe thì biết bao nhiêu điều mới lạ có thể đến với mình. Người ta ham nói bởi người ta quên mất bài học này, anh nói thì anh chỉ chi ra chứ không có thu.
SGN
Dạ ham viết có được không anh ABC.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2021-11-23, 07:42 PM)Green Grass Wrote: Dạ ham viết có được không anh ABC.
bạn GG,
viết luận , viết văn thì là viết
còn chat như tui và bạn thì nghiêng về nói
dù rằng post đó chỉ ra nên nghe hơn là nên nói
nhưng dù sao nói mà lợi cho người và lợi cho mình thì cũng nên nói-viết-chat
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
OÁN THÙ - CÓ THÊM KẺ THÙ TRONG ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ LỢI TRONG CUỘC LUÂN HỒI.
Sư Giác Nguyên
Một người hiền trí ở đời, có trí tuệ, biết suy nghĩ, trong trường hợp mình còn là phàm thì còn nổi giận thì chuyện đương nhiên. Nhưng khi có tâm cột oan trái kết oán thù với ai đó thì cứ nghĩ rằng mình được lợi ích gì. Đem lòng oán thù một người khác giống như là mình uống thuốc độc mà mong cho người kia chết. Người ta chết hay không không có mắc mớ gì đến mình hết, nhưng mình uống thuốc độc thì mình phải chết thôi. Đối phương thì không hề hấn gì hết, còn mình thì lãnh đủ, mình đi trước. Người hiền trí phải suy nghĩ như vậy, đó là kiểu suy nghĩ dễ nhất, mềm nhất, đơn giản nhất cho người không có học giáo lý, còn người có học giáo lý có hành trì thì phải suy nghĩ thêm một chút nữa.
Cách suy nghĩ thứ hai thì hơi kỳ, giống như cái kiểu trong võ thuật gọi là đòn hy sinh, chấp nhận gãy tay để giải quyết vấn đề, cách nghĩ trên của ngài Xá Lợi Phất thì rất êm đềm: ta được gì từ chuyện kết oán gieo thù oan trái này. Còn cách suy nghĩ thứ hai đó là: Trong dòng sinh tử luân hồi có biết bao lần, chúng ta gặp bao nhiêu kẻ thù ghê gớm hơn tên này nữa. Chuyện tay này gieo cho mình thì không đáng gì, bởi cho đến bây giờ mình đâu có mất ngón tay sợi tóc nào đâu, mình vẫn còn đầy đủ mạng sống, tay chân, sức khỏe để mà thù hắn thì hắn chưa có ghê. Trong vô số kiếp luân hồi mình có những kẻ thù đã đẩy mình, gia đình mình, dòng họ mình, quê hương đất nước mình vào chết chóc tang thương. Tại sao mình lại dành thì giờ quí báu cho một kẻ thù quá nhỏ như thế này. Đó cũng là một cách suy nghĩ.
Cách suy nghĩ thứ ba này thì hơi khó, đó là nghĩ đến ân đức của người cũ - cố nhân. Ai trong đời này cũng có một cộng nghiệp. Có cộng nghiệp thì chúng ta mới ở cùng nhau trong hệ mặt trời này, trong trái đất này, trong châu lục này, trong đất nước này, trong huyện làng xã này trong đoàn thể, trong nhóm này. Và trước đây trong vô số kiếp luân hồi người này có thể đã từng là mẹ, là cha, là anh em, vợ chồng con cái của mình, từng hy sinh mạng sống của họ, từng chết cho mình sống, rất nhiều kiếp như vậy. Nhưng bây giờ thì chuyện cũ nhạt nhòa. Chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh mới do những xô đẩy của dòng luân hồi vậy mà bây giờ mình nhìn nhau trong ánh mắt căm hờn. Liệu có đáng không, có nên không?
Nhiều cách suy nghĩ lắm, nhưng gọn lại là có ba cách:
1. Xét đến lợi ích hiện tại. Ta được gì khi ta ôm lòng oán thù người này.
2. Trong nhiều kiếp còn có hàng tỷ kẻ thù ghê gớm hơn kẻ thù hiện tại. Do mình có những phiền não rồi mình tạo nghiệp xấu nên mình mới gặp những thứ trời ơi này. Cho nên cứ nhớ mình còn có những kẻ thù ghê gớm nữa nhưng kẻ thù ghê gớm nhất đó là phiền não, chớ còn cái tên này không nghĩa lý gì hết.
Học đạo thì phải luôn trang bị những vốn liếng tâm linh. TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI KHÔNG CÓ KẺ THÙ VÌ TRONG VÔ SỐ KIẾP LUÂN HỒI CÓ BIẾT BAO NHIÊU LẦN LÀM MÍCH LÒNG NGƯỜI TA. Tôi cố ý giảng nhẹ giảng sơ nhưng mấy chỗ này nhớ thì nói. Khi mình nói đùa, có thể mình đang gây họa. Không có gì bậy cho bằng mình làm tổn thương người khác.
Có thêm kẻ thù trong đời này không có lợi trong cuộc luân hồi. Ớn nhất những tay học ba mớ, mở miệng ra như là thánh. Khi nghe giảng cái này thì lắc đầu trề môi: “Con thấy thêm bạn thêm quyến thuộc chỉ thêm tham ái mà thôi; thêm nặng lòng.” Nói nghe cao siêu vậy chứ thật ra Bồ tát luôn luôn có lòng xả tài nhưng luôn luôn hoạnh tài. Càng hoạnh tài Bồ tát càng xả tài. Bồ tát luôn luôn xả tình vì 6 khuynh hướng đặc biệt của Bồ tát trong đó có một điều là không nặng về ái mà. Tuy nhiên, nói rằng không nặng tình gia đình, bà con nhưng luôn luôn sống quến tình (sống gieo rắc tình cảm). Bồ tát luôn buông bỏ nhưng luôn huân tập điều lành (ham học, ham thiền, ham giới, ham thí, phục vụ, ham trí tuệ, ham chánh niệm…). Chúng ta thì ham tình nhưng sống kiểu bạc tình, thích hoạnh tài nhưng ngại xả tài, chấp thủ khoái ôm ấp mà lại quên huân tập điều lành, toàn huân tập điều bất thiện.
Sư Giác Nguyên
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Cho nên chữ satta có nghĩa là dính. Dính là sao? Đa phần chúng sanh, khi chưa là thánh nhân thì mình luôn luôn trong tình trạng trực chờ để dính. Dính trong hai cách, dính vì ghét và dính vì thích. Và sáu căn của mình luôn luôn trong tình trạng tổng động viên, quý vị biết không? Và khi đứa này làm việc thì các đứa khác trong tình trạng tổng trù bị, có nghĩa là sáu căn không thể cùng lúc làm việc nhưng mà khi con mắt đang mê cái gì đó thì lỗ tai đang trực chờ, anh xong là tới phiên tui à nhe. Theo như A Tỳ Đàm giải thích như vậy. Sáu căn nó dặn nhau như vậy đó, khi lỗ mũi hít cái mùi gì đó, thì lỗ tai nó dặn: anh ngửi xong là tới tui đó nghe, tới phiên tui làm việc, và lúc đó con mắt cũng dặn: mấy anh mà quởn là tui nhào vô. Cho nên ở trong kinh Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá, con chim, con chồn, con cáo, con rắn, con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn, cáo, rắn, rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố." Cái vị dụ đó hay quá sức hay. Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần. Cho nên chúng sanh phàm phu gọi là satta, nghĩa là mấy cái đứa ăn rồi canh me để chờ dính, nên người ta gọi là satta, hay lắm quý vị nhe. Mắt dính cái này, lỗ tai dính cái kia. Dính có hai cách, nó dính bằng cách nó ghét hoặc nó dính bằng cách là nó thích. Xuất sắc lắm.
Phật pháp không chịu học thì thôi, chứ khi mình học Phật pháp cho tới nơi thì sẽ thấy nó lớn chuyện lắm.
SGN
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
(2021-11-23, 09:00 PM)abc Wrote: bạn GG,
viết luận , viết văn thì là viết
còn chat như tui và bạn thì nghiêng về nói
dù rằng post đó chỉ ra nên nghe hơn là nên nói
nhưng dù sao nói mà lợi cho người và lợi cho mình thì cũng nên nói-viết-chat
Cỏ thấy anh nghiêm quá, nên phá anh đó.
Cám ơn anh abc đã viết giải thích nên Cỏ hiểu rõ ràng hơn.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Chánh tư duy gồm có 3 đó là:
Ly dục tư duy
Là lìa bỏ một cách có ý thức, có chủ ý (intentionally), đối với sự cám dỗ của vật chất, của tình cảm, tình dục.
Vô sân tư duy
Là không có bất mãn, không có ý thức đối kháng với bất cứ người hay vật ở đời. Tôi nói các vị nghe có hiểu không? Là lìa bỏ tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với người và vật ở đời. Lớn chuyện lắm. Nếu mình không nghe định nghĩa như vậy đó thì mình thấy Bát chánh đạo là chuyện trên mây, chuyện trên trời, chuyện của mấy bậc hiền thánh trên 9 tầng cao. Sai, không phải. Chuyện của chúng mình tại đây và bây giờ là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với muôn loài gồm người và vật.
Bất hại tư duy
Là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái xung đột mâu thuẩn đang trên đà bạo lực, bạo động. Là một trạng thái tâm xung đột mâu thuẩn ở mức hành động qua thân và khẩu, phun ra những câu mà làm cho người ta phải máu lệ, ra tay tấn công, triệt hạ, tiêu diệt, chà đạp đối với người, với vật. Không chỉ với người mà còn với vật: giận quá đập bàn, đập ghế, đập chén, đập dĩa, đập máy móc, đốt nhà, liệng đá vô cửa kiếng. Thì cái đó đều là hại tư duy hết. Chứ đừng có nói là “Tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ có liệng cục đá vô cửa sổ chứ có gì mà làm gì dữ vậy?" Đó là hại tư duy, có nghĩa là mình biến cái bất mãn đó thành hành động, mình dùng cái tâm thái xung đột và mâu thuẩn ở cái mức độ ngoài kiểm soát, ngoài kềm chế để dẫn đến một cái động thái bằng thể xác, tay chân, hay là bằng ngôn ngữ, lời nói để gây ra cái sự đổ vỡ, tan nát, sụp đổ, hư hao trên người và vật. Thì cái đó được gọi là hại tư duy. Lìa bỏ hại tư duy được gọi là Bất hại tư duy.
Ly dục tư duy, Vô sân tư duy và Bất hại tư duy cộng lại được gọi là Chánh tư duy.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Cái chủ ý ở đời sống rất là quan trọng. Mình phải biết mình nhắm tới cái gì. Đáng buồn, đáng tiếc nhất là những người biết đạo mà mất một thời gian rất là dài cho một cái hành trình, cho một cái đạo lộ không có nội dung. Cái đó rất là đáng tiếc. Cả đời chỉ biết cầu nguyện, cả đời chỉ biết thần chú, cả đời chỉ biết thờ lạy các mẫu tượng mà không hề chịu dành một phút để nghĩ lại: "Cái tuệ giác của một vị Phật dưới gốc bồ đề năm xưa không lẽ chỉ có chừng đó sao?"
SGN
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-11-29, 08:18 PM
(2021-11-28, 10:14 PM)abc Wrote: Cái chủ ý ở đời sống rất là quan trọng. Mình phải biết mình nhắm tới cái gì. Đáng buồn, đáng tiếc nhất là những người biết đạo mà mất một thời gian rất là dài cho một cái hành trình, cho một cái đạo lộ không có nội dung. Cái đó rất là đáng tiếc. Cả đời chỉ biết cầu nguyện, cả đời chỉ biết thần chú, cả đời chỉ biết thờ lạy các mẫu tượng mà không hề chịu dành một phút để nghĩ lại: "Cái tuệ giác của một vị Phật dưới gốc bồ đề năm xưa không lẽ chỉ có chừng đó sao?"
SGN
Cái chủ ý của Mi bây giờ là tập giảm bớt sân, si, tham và thở đều đặn Khi nào biết nó sắp lên ...cơn mà dằn xuống không được, không nổi bằng hơi thở thì phải tụng chú cho nó ....vãng sanh cũng tốt mà
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Quan Hệ Giữa Nhân và Quả
Khi bà con đã thờ Phật trên đầu thì phải thuộc lòng 3 mối quan hệ Nhân Quả sau đây:
Mối quan hệ Nhân với Quả. Cái này ai cũng biết rồi. Có nghĩa là do làm ác, sống ác, nói ác, nghĩ ác cho nên đời sau sanh ra tôi phải bị khổ thân, khổ tâm, khổ cả tinh thần lẫn thể xác. Hoặc bây giờ tôi sống thiện hành thiện bằng thân bằng khẩu bằng tâm bằng xác đời sau sanh ra tôi sung sướng vui vẻ cả hồn lẫn xác. Đó là quan hệ Nhân với Quả, Nhân nào Quả nấy. Còn 2 mối quan hệ nữa mà đa phần Phật tử không biết:
Mối quan hệ Nhân dẫn đến Nhân. Khi mà mình sống quá nhiều với Nhân bất thiện tham sân si (thường cận y duyên) thì đời sau sanh ra cái cơ hội tham sân si nó sẽ lớn vô cùng. Ngay cả trong kiếp này, thí dụ tuần lễ này tôi bực mình quá thì chính cái bực mình này sẽ dễ dẫn tới cái bực mình khác. Khi tôi sống nhiều với tâm bất thiện, với lòng đam mê hưởng thụ: bài bạc, nhậu nhẹt, mua sắm, v.v... thì nó sẽ là cái điều kiện để dẫn đến cái bất thiện về sau.
Mối quan hệ Quả với Nhân. Do Quả lành Quả ác đời quá khứ mà bây giờ mình sanh ra trong một môi trường A, B hay X, Y gì đó. Chính trong cái môi trường đó, trong cái tình trạng sức khỏe đó, với tình cảm đó, bối cảnh đó, trong môi trường xã hội đó, gia đình đó; chúng ta bèn có điều kiện để thiện hơn hay ác hơn.
Bây giờ quí vị thấy quan hệ giữa Quả với Nhân chưa?
Hồi đó giờ mình chỉ học quan hệ giữa Nhân với Quả: trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhưng còn có cái quan hệ thứ hai: Nhân thiện nó dễ dẫn tới Nhân thiện, Nhân ác dễ dẫn tới Nhân ác. Và quan hệ thứ ba là Quả lành dễ dẫn tới Nhân thiện hay Nhân ác. Cái này là tùy cái căn cơ của quí vị. Có người khi mà hưởng được Quả lành, giàu đẹp khoẻ thì họ lại lấy mấy cái đó làm điều kiện để tiếp tục tu hành ngon lành. Có người khi hưởng được Quả lành họ bèn cắm đầu trong đó để họ đi xuống. Do siêng mới có tiền nhưng có tiền chưa đủ. Lấy tiền đó để tiếp tục làm ăn thêm nữa thì đó là một chuyện, mà lấy tiền đó để hưởng thụ trác táng lại là một chuyện khác.
Các vị có biết là người nghèo có điều kiện phạm pháp không giống với người giàu và người giàu có điều kiện phạm pháp không giống với người nghèo. Người trí thức có điều kiện phạm pháp khác với người dốt và người dốt có điều kiện phạm pháp khác với người trí thức. Thì trường hợp đó là gọi là quan hệ giữa Quả với Nhân. Và mình tu là tu ngay chỗ này đây.
SGN
|