Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Nào giờ ở nông trại thôn quê họ đóng tủ sách nhỏ trước cửa, hàng xóm tự nhiên lays về đọc , đọc xong thì để trở lại trong tủ sách.... Từ ý kiến đó giờ họ bắt chước làm trong thành phố , sau này siêu thị bắt chước để ngay cổng vào, tủ sách lúc nào củng chồng chồng , hôm nay mình đi ngang công viên trẻ em, kế bên vườn chơi có tủ sách này multi function nè, trồng hoa .
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cách làm đèn bằng giấy.
Ở Âu Lạc dùng lá bắp củng làm nên hoa sen, nhìn đẹp mắt
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Trầu Bà có những lợi ích gì cho bạn
Hấp thụ bức xạ điện tử: cây trầu bà có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như wifi, máy tính, bếp từ,…
Làm sạch và trang trí hồ cá cảnh nhờ mọc rễ trong nước và rễ cây trầu bà hấp thụ nitrat có trong nước làm cho nước sạch hơn có lợi cho cá phát triển khỏe mạnh.
[size=undefined]Trang trí cho căn phòng, ban công giúp ngôi nhà bạn trở nên có một không gian sạch sẽ và dễ chịu hơn. Đặc biệt ai có vấn đề về mắt, màu xanh sẽ giúp cho đôi mắt chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng trong cuộc việc lẫn đời sống.Lá trầu bà có khả năng hấp thụ những độc tố co trong không khí giúp không khí trong sạch hơn.
Để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác về cây Trầu Bà xem tại đây:
>> https://xanhbonsai.com/cay-trau-ba-va-cach-cham-soc/[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Những ý nghĩa đẹp từ Cây Hoa Giấy- cách trồng và chăm sóc
Cây Hoa Giấy, một loài hoa rất được ưa chuộng ở Việt Nam với 2 màu tím và trắngg vô cùng bắt mắt. Trong trí nhớ của mỗi người, những chùm hoa giấy như hình ảnh đại diện nguồn năng lượng tích cực, tỏa rực sáng giữa trời dù là những ngày thời tiết oi ả hay mưa ngâu. Không chỉ là cây cảnh dùng trang trí trong khuôn viên sống của con người, hoa giấy còn mang những ý nghĩa tích cực khác mà trong bài viết sau đây đề cập, mời bạn cùng theo dõi tiếp nha.
CCây hoa giấy, loài hoa được trồng rộng rãi ở Việt Nam
Cây hoa giấy, đặc điểm và nguồn gốc xuất xứ
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh pháp khoa học:) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.
Hoa giấy đã không còn xa lạ với người dân Việt từ trước đến nay, nhưng nguồn gốc có lẽ nhiều người thường không thắc mắc đến. Cây có tên khoa học là Bougainvillea, xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, độ phủ từ quốc gia brazil về phía tây Peru và một số tỉnh miền nam Agentina. Cây sống tốt trong môi trường có khí hậu nóng ẩm. Phát triển tốt ở các nước như Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii ndonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe và trong đó có Việt Nam ta.
Hoa giấy được người dân ưa trồng trên hàng rào rất đẹp
Có hình dáng khá cao, chiều dài có thể lên tới 12m, cây hoa giấy là giống cây thuộc dây leo có gai, dáng dây thăn chắc, dẻo dai. Lá cây là dạng lá đơn mọc cách nhau và có màu xanh, hình dáng chiếc lá tựa như trái tim, thuôn dài ở đỉnh và bo tròn ở góc. Điểm nhấn của cây có lẽ là hoa với 2 màu sắc cơ bản thường thấy là trắng và hồng pha tím. Cây ra hoa đẹp, hoa có kích thước khá nhỏ, hoa nở rộ tầm tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Được mọc thành cụm từ 3 bổng nhỏ ghép lại xung quanh hoa sẽ có các lá bao bọc xung quanh.
Đặc điểm cây hoa giấy
Ngoài 2 màu cơ bản mà chúng ta thường thấy thì có cả màu tím đậm, màu cam, màu trắng ngà hay màu vàng tùy theo từng giống mà điều kiện sống sẽ ra màu sắc đậm nhạt khác nhau. Cây hoa giấy cũng ra quả dạng bế hẹp, không đặc sắc bằng các bông hoa của chúng.
Cây hoa giấy cũng là loài dễ sống, ít khi bị sâu bệnh hại, vì lẽ đó mà bạn có thể bắt gặp chúng phát triển ở mọi nơi ở Việt Nam, dù ít được chăm bón kĩ lưỡng nhưng cây vẫn ra hoa và phát triển đều đặn, điều này là một tín hiệu tích cực về mặt ý nghĩa phong thủy đấy, bạn có thể xem thêm cây có ý nghĩa gì ở phần tiếp theo nha.
Có bao nhiêu giống cây hoa giấy?
Bạn biết đó, mỗi loài cây có một tên nhưng khi nhân giống, phối giống lại được hình thành giống mới, có những tên khác nhau, và cây hoa giấy cũng vậy, hiện ở Việt Nam trông từ 4 – 18 giống cây với màu sắc, và hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất tại Việt Nam vẫn là những giông này.
Giống cây hoa giấy mỹ : Cây là giống cây có cành to và khỏe hơn những loài cây hoa giấy khác nên được người ta dùng để uốn làm dạng bonsai trồng làm kiểng. Cây có hoa nở thành những chùm nhỏ, nhỏ hơn những giống cây khác. Hoa cũng được mọc thành chùm, nhưng nhỏ hơn, có màu hồng đậm, đậm hơn giống hoa giấy thái và lâu rụng hơn giống cây hoa giấy thái kể cả vào mùa mưa.
Hoa giấy mỹ
Giống cây hoa giấy thái: đây là cây giống được trồng nhiều nhất tại Việt Nam, bạn có thể gặp rất nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng có thể bắt gặp. Ở những vùng nông thôn, cây thường được trồng để làm hàng rào chắn giữa nhà này với nhà kia.
Hoa giấy thái
Trong những quán cà phê cóc, cây được trồng để làm bóng mát, che nắng cho khách đi đường,… Ở thành phố, trên những tuyến đường lớn, người ta trồng cây để trang trí cho đường đi thêm xanh, trên các cầu đi bộ cũng được trồng những giàn hoa giấy, nhờ đó được rất bạn trẻ đến chụp hình sống ảo.
[/url]Xem thêm: Cây Trường sinh có Ý nghĩa gì? Cách trồng và Chăm sóc
Giống cây hoa giấy cẩm thạch: Đây có lẽ là một trong những giống đẹp nhất. Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thượng đặc biệt của cây hoa giấy cẩm thach trong từng chiếc lá, đúng như cái tên, lá có viền một màu vàng kem vô cùng lạ mắt. Hoa của cây cũng tương tự giống truyền thống về hình dáng. Tuy nhiên, màu sắc hoa đẹp hơn, mang một màu đỏ đậm hoặc hồng sậm nhìn rất cuống.
hoa giấy cẩm thạch
Vì cây có lá ít màu xanh nên khả năng quang hợp khá kém, khi trồng nên ghép với cây khác thì khả năng phát triển sẽ cao hơn. Cây hoa giấy thuộc giống này cũng khó chăm sóc, nên khi trồng phải thật cẩn thận trong việc tưới tiêu, cung cấp ánh sáng và cần cắt tỉa thường xuyên.
Giống cây hoa giấy mỹ lai cẩm thạch: Rấ đơn giản, đây là giống cây được ghép từ cây hoa giấy Cẩm Thạch và cây hoa giấy Mỹ. Cây hoa giấy giống Mỹ có thân và bộ rễ phát triển tốt nên khi trồng ghé với cây hoa giấy cẩm thạch cây rất dễ thích nghi với các điều kiện thời tiết khác nhau. kết quả của việc ghép hai loại giống cây này là dàn hoa nở rộ khỏe mạnh có màu đỏ đậm, vì hai giống này đều có màu đỏ sẫm và hồng sẫm nên khi ghép lai với nhau hoa không bị loang màu. Cây hoa giấy mỹ lai cẩm thạch khá dễ chăm sóc nên bạn sẽ không sợ lăn tăn như cây hoa giấy cẩm thạch nhé!
Hoa giấy Cẩm thach lai hoa giấy Mỹ
Giống cây hoa giấy ghép màu: Đây thuộc một trong những giống hoa giấy đẹp. Còn được gọi với cái tên khác như hoa giấy tam sắc hoặc hoa giấy ngũ sắc. Tùy theo người lai tạo muốn 3 hay 5 màu. Đây là giống được lai tạo từ các cây hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau lên cùng một cây để cho ra màu lạ mắt hơn.
Hoa giấy ghép màu
Đây có vẻ là giống cây rất chuộng lòng giới trẻ bởi kiểu dáng và màu sắc lạ mắt. Rất thích hợp trồng những khu giải trí hay những quan cà phê cho giới trẻ, cây nhiều màu sắc giúp không gian thêm lung linh, nổi bật hơn nhất là vào buổi tối.
Tác dụng của cây hoa giấy
Là giống cây cho hoa đẹp, và cơ bản đây là loài hoa được yêu thích ở Việt Nam. Cây có thể đem đi uốn nắn thành những hình dáng đẹp, làm cây bonsai trồng kiểng trong nhà còn là bóng mát làm cho khuôn viên sống thêm trong lành hơn, Cây cũng được ưa thích trồng trong các quan cà phê sân vườn, thường là những cây được ghép lai có màu hoa bắt mắt, nhất là khi lên đèn, cây góp phần tạo không gian thêm lung linh hơn.
Bạn sẽ không thể nào tưởng tượng vẻ đẹp của sắc hồng, sắc đỏ rực khắp một khoảng trời mỗi dịp tới mùa hoa nở. Đối với những người chơi cây cảnh nói chung và những người mua về làm kiểng nói riêng, vẻ đẹp cây hoa giấy được cho là truyền đến nguồn năng lượng tích cực đến cho người trồng. Những bông hoa rực rỡ làm rạng cả một khoảng không khiến người ngắm nhìn cũng phải xao xuyến, người trồng cũng vì đó mà tự hào tay nghề chăm cây.
Tác dụng trang trí của cây hoa giấy
Thật ra, trồng cây cũng là một nghệ thuật, khi cây ra hoa rực rỡ cũng là lúc bản thân thấy tự hào. Trồng cây khiến bạn học được bài học kiên nhẫn hơn với giống hoa giấy cẩm thạch chẳng hạn,…bên cạnh đó, hoa giấy bám cành khá lâu và lâu úa nên có thể dùng để cắm hoa, trang trí xung quanh không gian học tập hay không gian làm việc cũng rất thích hợp..
Xem thêm: Cây Tùng – Top 18 Loại phổ biến tại Việt Nam
[url=https://xanhbonsai.com/cay-tung-top-18-loai-pho-bien-tai-viet-nam/]
Ngòai ra, bên cạnh những tác dụng trang trí làm đẹp cho không gian sống, hoa giấy còn được ứng dụng vào y học vì trong thành phần của cây có chứa chất kháng viêm. Những chất này được biết có tác dụng hỗ trợ trị các bệnh như tiểu đường, nhiễm khuẩn đường hô hấp.. Theo bài thuốc từ cây của người Ấn độ thì hoa giấy có tác dụng làm giảm huyết áp và điều chỉnh lượng axid có trong dạ dày. Số khác được ứng dụng trong y học cổ truyền để trị các chứng bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
- Ý nghĩa của cây hoa giấy
Tượng trưng của một cô gái đẹp nhưng dễ tổn thương
Hoa giấy vào mùa là nở rộ, có khi rực sáng cả một khoảng không. Hoa của cây mọc thành chùm giày làm làm đượm thêm vẻ đẹp của từng cánh hoa. Mỗi dịp hoa nở, người ta thường đua nhau ra đường, chụp hình và cùng trầm trồ xem vẻ đẹp của từng lá hoa mỏng. Hoa mỏng, rất mỏng nhưng được bù lại với vẻ đẹp thướt tha. Nét đẹp đó đẹp lại được ví von là người con gái sắc hương tuyệt đẹp nhưng lại dễ bị tổn thương vô cùng.
Một ý nghĩa khác của cây, đối lập với hoa mang vẻ đẹp dịu dàng và mỏng manh. Cây có thân hình dẻo dai, có gai cứng bám vào các thành tạo thêm độ chắc bền để chống chịu với mưa sa bão táp. Nhờ đó mà cây được ví như đội quân bảo vệ cho cái đẹp, như một bệ đỡ vững chắc cho cây. Từ 2 điều trên, cây hoa giấy hội tụ cả hai yếu hóa hài hòa sữa sự rắn chắc mạnh mẽ của thân và vẻ đẹp dịu dàng, mỏng manh của hoa và lá tạo nên sự cân bằng âm dương, hay còn được gọi là vẻ đẹp hài hòa hai yếu tố ấm dương.
Biểu tượng của tình yêu
Một ý nghĩa khác vô cùng đẹp đẽ và lãng mãng, cây hoa giấy tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta nói rằng, hoa giấy mang vẻ đẹp làm người xao xuyến, vẻ đẹp mong manh dễ tổn thương. Cây hoa giấy có gai và luôn cố dùng nó để bám vững vào thành, tường để sinh sống và phát triển lên cao hơn. Trong tình yêu cũng vậy, sự yếu duối mỏng manh của người phụ nữ và sự cứng nhắc của người con trai đôi khi lại dễ khiến trái tim người nữ tổn thương như vô tình đâm phải gai cây hoa giấy. Tuy vậy, phải có cành vững chãi mới có thể chở che, bao bọc cho những chùm hoa mong manh kia.
Vậy nên, cây được xem là sự tượng trưng cho tình yêu và từng cành, lá, hoa được ví như những gia vị trong tình yêu đôi lứa vậy.
Biểu tượng của sự gắn kết tình cảm gia đình
Tạm gác lại chuyện yêu đương mà hãy nhìn vào những chùm hoa và ngẫm. Từng chùm hoa gồn ít nhất 3 bông chụm lại bao bọc nhau xung quanh là những chiếc lá cũng quấn quýt lấy hoa. Hình ảnh những bông hoa rời chụm lại với nhau như những cá thể trong gia đình, cùng yêu thương và đùm bọc lần nhau. Biểu tượng của sự gắn kết, đoàn kết trong gia đình
Cây hoa giấy, mang ý nghĩa một gia đình đoàn kết, yêu thương nhau
Xua đuổi tà ma, mang đến không gian yên bình cho không gian sống
Theo phong thủy, cây hoa giấy có thể xua đuổi tà ma, trả lại không gian yên bình cho căn nhà. Trồng cây trong nhà giúp mang đến cho gia chủ sự bình an, cùng những ý nghĩa gia đình sum vầy, chị em đùm bọc lẫn nhau.
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy
Cây hoa giấy hợp với người tuổi gì?
Được biết cây khá hạp với người tuổi thìn, bạn có thể dựa vào màu sắc và chọn lựa loại cây phù hợp với từng mệnh khác nhau.
[/url]Xem thêm: 10 Công dụng của cây Ngô Đồng? Ý nghĩa và cách trồng
[url=https://xanhbonsai.com/cong-dung-cay-ngo-dong/]
Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy
Cách trồng
Thời gian thích hợp trồng cây nhả là vào tháng 4 đến tháng 9. Chủ yếu cây được trồng bằng phương pháp giâm cành. phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn cùng theo dõi nha.
Chuẩn bị đất trồng
Đât trồng nên là đất thịt và đất mùn, để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất khi trồng trong chậu thì nên trộn đất với trấu, và xơ dừa. Tốt hơn nữa thì có phân hữu cơ ủ mục càng tốt để có thể diệt mầm bệnh, sâu bệnh hại.
Chuẩn bị giống
Chuẩn bị cây giống bằng một nhánh của cây (có người gọi đó là cành bánh tẻ) đã phát triển được 3- 5 mắt. Lưu ý, cần chọn giống không bị sâu bệnh, hay bị dập nát nhé, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng rất nhiều.
Giâm cành
Sau khi đã có hỗn hợp đất trồng, bạn cần chuẩn bị chậu hoặc bắt đầu trồng xuongs đất, rất đơn giản, nếu trồng trong chậu thì cần lót một lớp xỉ than để dễ thoát nước và cho đất xấp xỉ ⅔ chậu. Sau đó đào một lỗ nhỏ để đưa vừa cây vào chậu rồi ém đất chặt rồi tưới nước cấp ẩm cho cây. Chú ý thời gian đầu cần tưới nước thường xuyên nhưng tránh tưới quá nhiều dẫn tới ngập úng bạn nha.
Sau khi giâm cành, đặt cây vào nơi mát khoảng 2 tới 3 tuần để cây bén rễ rồi hẵn đưa ra ngoài nắng nha.
Cách chăm sóc
Thực ra, cây hoa giấy cũng chẳng cần chăm quá kĩ lưỡng ngoại trừ những cây được mang đi uốn lượn hoặc những giống khó chăm sóc như cây hoa giấy cẩm thạch. Đa phần các giống hoa giấy thường dễ chăm nhưng cũng cần một số yếu tố sau để cây được phát triển tốt nếu bạn muốn cây xanh tốt quanh năm nhé.
Cách chăm sóc cây hoa giấy luôn xanh tốt
Đất trồng và phân bón
Nếu là cây trồng trong chậu thì cần cẩn thận hơn, dùng đất thịt màu mỡ, trộn với xơ dừa và trấu để thoát nước tốt hơn và đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Nên sử dụng phân bón hữu cơ để tránh sâu bệnh hại cho cây.
Ánh sáng
Là loài cây ưa sáng, và ưa nắng. Nếu trông trong nhà làm kiển thì nên đặt trước dân hoặc ban công hoặc trên tầng thượng để cây được đón ánh nắng để hấp thu tốt. Nếu trồng nơi bóng râm thì cần di chuyển cây ra nắng ít nhất 6 giờ mỗi ngày.
Tưới nước
Cây chịu hạn tốt nên không cần phải tưới quá nhiều nước mà cây vẫn sống tốt. Chú ý đến ánh sáng và nhiệt độ, nếu thời tiết quá nóng thì cần tưới nước thường xuyên để cây không bị khô, héo và chết. Và ngược lại, nếu tưới quá nhiều nước cũng gây nên trường hợp cây nị ngập úng và thôi rễ.
Trên đây là những chia sẻ về cây hoa giấy, hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Hoa giấy mang nhiều ý nghĩa và tác dụng, vậy bạn cũng nên xúng xính một cây trong nhà để tô thêm phần lung linh cho không gian sống nữa nhé.
Một số câu hỏi liên quen đến cây hoa giấy
Cây hoa giấy có bao nhiêu loại?
Hiện có 5 loại được thấy ở Việt Nam là Thái, Mỹ, Cẩm Thạch, ghép màu và Cẩm thạch ghép Mỹ
Cây hoa giấy có dễ trồng và chăm sóc không?
Tùy theo giống nhưng nhìn chung là dễ chăm sóc ngoại trừ cây hoa giấy Cẩm Thạch. Xem thêm
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
14 Công dụng của cây Nguyệt Quế? Phân loại và ý nghĩa
Cây nguyệt quế hiện nay ở Việt Nam rất được ưa chuộng bởi sự đẹp mộc mạc, giản dị và mùi hương dễ chịu của nó. Ngoài ra nó còn hay được gọi là với tên là loài cây của sự chiến thắng và tài lộc. Trong đông y thì loài cây này có rất nhiều công dụng đặc biệt, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau bài viết này nhé.
1. Cây nguyệt quế là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
3. Công dụng của cây nguyệt quế ra sao?
3.1 Nguyệt quế dùng làm cảnh
3.2 Cây nguyệt quế dùng làm thuốc:
4. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
5. Một số lưu ý khi dùng cây nguyệt quế
[size=undefined]
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata L. Một loại cây thuộc họ thân gỗ. Nguyệt quế được trồng tự nhiên cây có chiều cao từ 2 – 8m. Khi được trồng làm cảnh thì cây bị hạn chế rất nhiều về chiều cao thậm, có cây chỉ cao khoảng 50cm.Thân nguyệt quế khi còn non sẽ có màu xanh, vỏ nhẵn bóng. Cây già vỏ sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám nên rất nhiều người nhầm lẫn với thân cây bưởi. Lá cây dài, nhọn, bóng, hình bầu dục và mọc xen kẽ nhau.
Cây nguyệt quế
Hoa quyệt quế có màu trắng và mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu. Một cụm hoa nguyệt quế gồm khoảng 8 bông mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa nguyệt quế gồm 5 cánh màu trắng, 5 đài xanh cùng 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh đầu. Quả nguyệt quế hình bầu dục và nhọn 1 đầu. Quả cây nguyệt quế khi chưa chín sẽ có màu xanh và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ đậm, thịt nạc và chứa từ 1 -2 hạt.
2. Cây nguyệt quế có mấy loại?
2.1 Nguyệt quế lá lớn
Nguyệt quế lá lớn là loài có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai lớn. Đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn rất tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây. Nhưng nó chịu úng rất kém khi vào mùa mưa nên có thể làm cho chúng dễ chết.
Cây nguyệt quế lá lớn
2.2 Nguyệt quế lá nhỏ
Loại nguyệt quế này hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng bởi có lá nhỏ và kích thước cũng nhỏ. Nguyệt quế lá nhỏ có rất nhiều hoa và đem lại mùi thơm thanh khiết. Đây cũng là loại nguyệt quế quý và mang giá trị cao trong các loại cây nguyệt quế có ở Việt Nam.
Cây nguyệt quế lá nhỏ
2.3 Nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn
Nguyệt quế lá nhỏ và thân xoăn có kích thước vừa phải chỉ cao chừng 40cm. Hình dạng lá của cây nhỏ, thân xoắn lại như một sợi dây khác lạ, độc đáo. Đặc biệt loại nguyệt quế này có thân xoăn hiếm gặp cùng bộ rễ rất đẹp. Đẹp hơn nhiều so với nguyệt quế lá lớn và nguyệt quế lá nhỏ. Chính vì vậy, nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn có giá trị rất cao và được nhiều người yêu thích, muốn sở hữu nó.
Cây nguyệt quế thân xoăn
3. Công dụng của cây nguyệt quế ra sao?
3.1 Nguyệt quế dùng làm cảnh
Nguyệt quế cho hoa rất đẹp cùng hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết mê đắm lòng người. Cây thường được trồng trong chậu trang trí trong nhà, trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh. Ngoài ra cây còn được trồng ở công viên, lối đi và các con đường…. Người trồng có thể để cây phát triển tự nhiên hay cắt tỉa tạo hình thú, uốn nắn thành bonsai tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Phụ thuộc vào vẻ đẹp và tuổi đời mà cây sẽ có giá trị khác nhau.
Cây cảnh nguyệt quế
3.2 Cây nguyệt quế dùng làm thuốc:
– Chữa trị tiểu đường
[/url]Xem thêm: Cây Đại Tướng Quân có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng?
Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, sử dụng 3gr lá nguyệt quế mỗi ngày có công dụng làm giảm nồng độ glucose rất tốt. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá còn có khả năng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.
– Giúp tim mạch khỏe mạnh
Chất caffeic acid có trong lá nguyệt quế có khả năng loại bỏ cholesterol xấu có trong máu. Tăng cường thành mạch giúp bảo vệ tim khỏe mạnh.
– Tốt cho hệ tiêu hóa
Nguyệt quế có đặc tính ấm, nóng. Người ta thường dùng lá nguyệt quế để nấu ăn hay trực tiếp tinh dầu lên bụng nhằm cải thiện tiêu hóa và tăng dịch tiết trong cơ thể.
– Tốt cho hệ hô hấp
Sử dụng lá hoặc tinh dầu nguyệt quế xông hơi có tác dụng làm sạch chất nhầy trong phổi. Kích thước đường hô hấp rất tốt cho người bị hen suyễn hoặc dị ứng.
– Chống viêm
Dùng tinh dầu cây nguyệt quế xoa lên các khớp xương sẽ giúp giảm đau và kháng viêm rất tốt.
– Hỗ trợ điều trị đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Một cốc sữa pha cùng chút bột quế sẽ giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
– Tạo tinh thần luôn thoải mái
Xem thêm: Cây Thường Xuân có Độc? Công dụng Kỹ thuật Trồng và Chăm sóc
Bạn bị căng thẳng, áp lực, stress thì hãy đốt lá nguyệt quế cho mùi hương tỏa trong phòng. Hương thơm dễ chịu của nguyệt quế sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi khiến tinh thần luôn tỉnh táo và thoải mái.
– Thổi bay gàu
Da đầu nhiều gàu, bạn hãy cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội và sử dụng. Hỗn hợp này sẽ giúp trị gàu và ngăn ngừa gàu phát triển.
– Kích thích tóc mọc nhanh hơn
Tinh dầu nguyệt quế trộn cùng tinh dầu bưởi ủ lên tóc khoảng 15 – 20 phút. Sau đó bạn xả sạch với nước, sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy được sự thay đổi từ mái tóc của mình.
– Trị tiêu chảy, chữa khí hư và điều hòa kinh nguyệt
Dùng quả nguyệt quế sắc lấy nước uống mỗi ngày vừa điều trị tiêu chảy, khí hư vừa giúp kinh nguyệt được ổn định.
– Hỗ trợ chữa trị ho và cảm lạnh
Khi bị ho, cảm lạnh bạn dùng tinh dầu nguyệt quế trộn cùng với dầu nền rồi mát xa lên ngực và gan bàn chân. Hoặc bạn có thể nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu nguyệt quế vào bát nước sôi. Sau đó ngâm miếng vải vào bát rồi đặt nó lên ngực.
– Chống nhiễm trùng ở vết thương hở
Dùng bột lá nguyệt quế đắp lên vết đứt hoặc vết thương vừa làm giảm các cơn đau vừa kháng khuẩn hiệu quả.
– Giúp ngủ ngon
Bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào chiếc khăn rồi đặt ở dưới gối mỗi đêm. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu nguyệt quế trong phòng khoảng 20-30 phút trước khi ngủ. Hương thơm dịu nhẹ từ tinh dầu sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn
– Chữa ho và cảm lạnh
Xoa tinh dầu lên ngực, lòng bàn chân để cho cơ thể ấm lên
Lá cây nguyệt quế
4. Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy
Khi nhắc tới cây nguyệt quế thì chúng ta đều nghĩ đến sự chiến thắng vinh quang, đạt được nhiều thành công, gặp nhiều may mắn và gặt được nhiều lộc trong cuộc sống. Nên hiện nay ở Việt Nam rất nhiều gia đình ưa chuộng trồng nó trong nhà. Ngoài ra nó còn có tác dụng xua đuổi trừ ma đem lại sự bình yên và an tâm cho gia chủ.
5. Một số lưu ý khi dùng cây nguyệt quế[/size]
- Với phụ nữ đang mang thai, cho con bú và trẻ em thì không nên dùng nguyệt quế.
- Không nên sử dụng quá nhiều lá nguyệt quế. Bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
- Không dùng cây nguyệt quế chung với các loại thuốc trị tiểu đường hay insulin.
- Không dùng cho người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với nguyệt quế.
- Trước khi sử dụng nguyệt quế trị bệnh nên tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy thuốc …
[size=undefined]
Qua bài viết này đã chia sẻ ít thông tin về cây nguyệt quế để chúng ta hiểu hơn về nó. Nếu muốn rõ hơn thì liên hệ chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé !
Các câu hỏi thường gặp:
Xem thêm: Cây Si - Ý nghĩa Tác dụng Cách trồng và Chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/thong-tin-ve-cay-si/]
Ý nghĩa của cây nguyệt quế trong phong thủy?
Cây nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng vinh quang, đạt được nhiều thành công, gặp nhiều may mắn và gặt được nhiều lộc trong cuộc sống.
Cây nguyệt quế có dùng làm thuốc được không?
Lá của cây được dùng để làm thuốc chữa trị tiểu đường, trị ho, trị tiêu chảy, chống viêm và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp,… Xem thêm
Khi sử dụng lá cây nguyệt quế cần lưu ý gì?
– Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em thì không nên dùng nguyệt quế.
– Không sử dụng quá nhiều lá nguyệt quế, vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ.
– Không dùng cho người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với nguyệt quế[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
27 Công dụng Y học của Cây Sống đời mà Mọi người Cần phải biết
Cây sống đời là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của Y học cổ truyền như:
1. Điều trị phù thũng
Ép lá sống đời tươi lấy 60ml nước uống. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
2. Trị đại tiện ra máu
Kết hợp 30g lá cây sống đời với 10g ngải diệp, 10g lá bá tử nhân (sao), 10g cỏ nhọ nồi (cỏ mực ). Sắc 1 thang chia vài lần uống trong ngày.
[color=rgba(0, 0, 0, 0.85)]Xem thêm bài viết[/color]
[size=undefined]
3. Chữa hôi nách
Hái 3 – 4 lá sống đời tươi đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước và bã để riêng. Phần nước dùng uống, bã giữ lại xoa vào nách để khoảng 10 phút rồi rửa bằng nước cho sạch. Áp dụng bài thuốc chữa hôi nách này mỗi ngày 1 lần sau khi vừa tắm xong để đạt được hiệu quả tốt hơn.
4. Điều trị đau mỏi xương khớp, đau lưng
Dùng vài lá dược liệu loại to đem hơ trên bếp than cho nóng, đắp vào nơi bị đau. Sau khoảng vài phút lá sẽ hết nóng, bạn có thể nướng lại rồi tiếp tục chườm trong khoảng 15 phút. Lặp lại vài lần trong ngày có tác dụng giảm sưng, xoa dịu cơn đau. Khi thực hiện nên cẩn thận canh chỉnh nhiệt độ để không bị bỏng da.
[color=rgba(0, 0, 0, 0.85)]Quảng cáo
[/color]
5. Điều trị bệnh kiết lỵ, bệnh trĩ
Kết hợp 20g lá cây sống đời với 20g cây mã xỉ hiện (còn gọi là rau sam ). Cả hai đem sắc nước chia làm 3 lần uống hoặc nhai nuốt nước có tác dụng chữa bệnh trĩ, bệnh kiết lỵ
6. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột, viêm loét dạ dày, đi cầu ra máu do bệnh trĩ nội
Dùng 50g lá sống đời sắc với 3 bát nước lấy 2 bát. Chia uống vào buổi sáng và buổi chiều
7. Chữa rối loạn giấc ngủ ( mất ngủ, khó ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên ), phụ nữ sau sinh bị mất sữa
Dùng 8 lá sống đời nhai nuốt tươi cả bã lẫn nước. Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày 2 lần. Bệnh nhân bị mất ngủ nên ăn vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 1 tiếng.
8. Chữa rết cắn, bỏng bô, bỏng nước sôi, đánh tan máu bầm, làm mau lành chấn thương do tai nạn
Hái lá cây sống đời tươi lượng tùy theo diện tích khu vực cần điều trị. Rửa sạch với nước muối, giã đắp trực tiếp vào tổn thương.
9. Chữa bệnh chàm da,nổi mề đay, mụn trứng cá
Nấu lá cây sống đời tươi lấy nước, để nguội. Dùng vệ sinh bên ngoài khu vực cần điều trị. Cách khác có thể lấy lá cây giã nát đắp vào chỗ da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần
10. Giải rượu cho các trường hợp bị say rượu
Hái 10 lá sống đời cho đối tượng cần dùng ăn sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau khoảng 10 phút dùng thuốc.
11. Chữa bệnh ghẻ, bệnh chốc lở, mụn nhọt ở trẻ em
Nấu 1 nắm lá sống đời lấy 40ml chia đều cho trẻ uống vào buổi sáng và buổi tối. Kết hợp uống trong với giã đắp dược liệu bên ngoài tổn thương để nhanh lành bệnh
12. Điều trị chảy máu cam, viêm mũi xoang
Hái lá sống đời giã lấy nước cốt thấm vào bông gòn và lần lượt nhét vào hai bên lỗ mũi. Áp dụng 4 – 5 lần trong ngày có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, làm mau lành tổn thương ở niêm mạc mũi xoang.
13. Điều trị bệnh phong ngứa vô căn ( không xác định được nguyên nhân gây bệnh )
Dùng lá sống đời, lá cây răm dại, lá thương nhĩ, lá cây vô hoạn tử lượng bằng nhau. Nấu nước xông hơi và lấy tắm khi nguội.
14. Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Sắc 1 nắm lá bỏng tươi uống cho đến khi hết bệnh. Liều lượng sử dụng tùy theo từng thời điểm như sau:[/size]
- Ngày sốt đầu tiên: Uống ngày 3 – 4 lần x 100ml/lần
- Ngày sốt thứ 2 trở đi: Ngày uống 2 lần x 60ml/lần
[size=undefined]
15. Bài thuốc cho trẻ bị ho gà
Dùng 6 – 8 lá sống đời sắc với 200ml nước lấy 20ml. Chia thuốc làm 2 lần cho bé uống khi còn ấm
16. Hạ huyết áp, chữa đau đầu, hồi hộp, bồn chồn không yên
Lá cây sống đời tươi sắc uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 60ml
17. Trị nóng sốt, táo bón, khó đi cầu cho trẻ
Dùng 15 cái lá sống đời già nấu nước uống với liều lượng như sau:[/size]
- Trẻ bị táo bón: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml
- Trẻ bị sốt: Mỗi ngày uống 2 – 4 lần khi bé lên cơn sốt, mỗi lần uống 30ml
[size=undefined]
18. Điều trị bệnh lỵ
Dùng bài thuốc gồm các vị: 40g lá cây sống đời, 20g cỏ luồng, 20g lá mơ tam thể, 16g cam thảo đất. Nấu chung tất cả lấy nước uống nhiều lần trong ngày thay cho trà. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lỵ chấm dứt hẳn.
19. Điều trị ho, viêm họng, sưng đau cổ họng
Mỗi buổi sáng và buổi chiều trong ngày hái 4 lá cây sống đời, rửa sạch, nhai kỹ nuốt nước từ từ cho trôi xuống cổ họng, nếu nuốt được cả bã càng tốt. Buổi tối cùng ngày tiếp tục hái thêm 2 lá bỏng nhai nuốt tương tự. Nếu đáp ứng tốt, sau khoảng 3 ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
20. Điều trị mụn nhọt chưa có mủ
Dùng 30g lá sống đời, 15g lá cây miến chi tử, 20g lá táo. Tất cả rửa sạch với nước muối rồi giã đắp vào nốt mụn nhọt 2 lần trong ngày để giảm đau, tiêu sưng.
21. Điều trị bệnh viêm tai giữa trong giai đoạn cấp tính
Giả 2- 3 lá dược liệu tươi lấy nước cốt nhỏ vào tai bị viêm.
22. Làm dịu vùng da bị cháy nắng
Giã nát lá sống đời đắp lên khu vực bị ảnh hưởng có tác dụng làm mát, xoa dịu tình trạng nóng rát trên da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
23. Trẻ bị ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm
Giã lá sống đời lấy nước cốt cho trẻ uống 2 lần một ngày, mỗi lần 60ml.
24. Điều trị bệnh viêm đại tràng
Bệnh nhân bị viêm đại tràng mỗi ngày nên an 20 cái lá cây sống đời để cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây. Trong đó 8 lá ăn vào buổi sáng, 8 lá ăn buổi chiều và 4 lá còn lại ăn vào buổi tối. Trẻ dưới 10 tuổi dùng liều bằng 1/2 so với người lớn.
25. Trị thổ huyết (nôn ói ra máu) cho các trường hợp bị đánh hoặc bị tai nạn
Xay nhuyễn 7 cái lá sống đời lấy nước cốt. Quậy thêm lượng đường vừa đủ ngọt vào uống mỗi ngày 1 lần.
26. Điều trị bệnh đau mắt đỏ
Giã nát 3 lá sống đời, chắt nước uống, bã bỏ vào một cái khăn mỏng sạch đắp lên mắt. Để qua đêm, sáng hôm sau lấy nước muối sinh lý rửa lại mắt cho sạch.
27. Làm vết thương nhanh liền sẹo
Giã lá cây sống đời tươi đắp vào vết thương ngày 2 lần để chống nhiễm trùng, kích thích da non nhanh phát triển.
Trên đây là những tác dụng của cây sống đời và hướng dẫn sử dụng dược liệu làm thuốc trị bệnh đúng cách. Khi sử dụng thuốc theo đường đắp ngoài, cần đảm bảo rửa lá sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước muối loãng để không làm tổn thương bị bội nhiễm vi khuẩn.
[/size]
251
06
Quảng cáo
Tham gia bình luận
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
CÂY CẢNH
Chi tiết thông tin về cây lưỡi mèo & ý nghĩa đặc biệt
Cây lưỡi mèo là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Cây lưỡi mèo thuộc họ thực vật Agavaceae, có tên gọi khoa học là Sanseviera trifasciata var, chúng có xuất từ các khu vực ở Châu Á và Châu Âu.
Cây lưỡi mèo là cây thân thảo, khá thấp, có chiều cao trung bình khoảng 10-15cm. Lá thường có màu xanh, tán lá xòe ra tứ phía. Lá hình bầu dục, rất cứng, dày, mọng nước và đầu nhọn. Trên mặt lá có những đốm vằn xanh trắng xen kẽ nhau. Lá cây lưỡi mèo mọc xếp vào nhau, hướng lên trên thành hình ống, các lá non sẽ mọc từ bên trong như búp và xòe ra khi lớn, tạo nên hình dáng cây tròn đều, đẹp mắt.
Cây lưỡi mèo được biết đến với 2 giống chính. Một loại mang lá màu xanh đậm, đốm trắng và một loại màu xanh xám với những sọc viền vàng 2 bên mép của lá.
Hoa lưỡi mèo có dạng chùm, màu trắng khá đẹp mắt. Không những vậy hoa còn tỏa mùi hương rất dễ chịu. Đáng tiếc là khi trồng cảnh thì cây rất ít khi ra hoa. Ngoài ra, cây còn có thể sống trong môi trường thủy sinh.
Cây lưỡi mèo
Công dụng của cây lưỡi mèo
Với ưu điểm là nhỏ gọn, dáng đẹp, lại sinh trưởng chậm, cây lưỡi mèo là lựa chọn hàng đầu để trồng trong chậu trang trí. Bạn có thể đặt cây ở cửa sổ, ban công, bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, quầy lễ tân… Nhà hàng, quán cà phê cũng thường đặt các chậu lưỡi mèo nhỏ xinh ở bàn dành cho khách.
Cũng như anh chị em họ hàng của nó là cây lưỡi hổ, cây lưỡi mèo cũng nằm trong danh sách của NASA về các cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Loài cây này hấp thụ các chất độc từ không khí như: benzen, carbon monoxide, chì, formaldehyde, nicotine, toluene, xylene,…những chất này có khả năng gây ung thư phổi và các bệnh mãn tính khác nếu tiếp xúc về lâu về dài. Nhờ vào tác dụng tuyệt vời này mà môi trường xung quanh bạn trở nên trong lành, mát mẻ hơn, không chỉ thể chất mà cả tâm trí bạn cũng sẽ luôn được mạnh khỏe.
Cây lưỡi mèo
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi mèo
Xét về mặt phong thủy, cây lưỡi mèo được cho là có khả năng trừ tà, diệt quỷ, bảo vệ chủ nhân của nó khỏi mọi hiểm nguy, tai ương. Đồng thời, cây lưỡi mèo cũng mang lại nhiều may mắn và các cơ hội trong cuộc sống. Nó giống như một chiếc bùa hộ thân của gia chủ vậy
[/url]Xem thêm: Cây Hồng Môn và Những ý Nghĩa phong Thủy Cách trồng & Chăm sóc
Cũng chính vì ý nghĩa này mà rất nhiều người, đặc biệt người dân châu Á thường trồng những cây lưỡi mèo trong các chậu nhỏ và đặt chúng gần bên mình, ví dụ như: bàn làm việc, bàn học tập, phòng ngủ, phòng khách,…Hay thậm chí là dùng nó như một món quà tặng dành cho bạn bè và người thân với tâm nguyện rằng “chúc bạn gặp may mắn và luôn bình an”.
Cây lưỡi mèo phù hợp nhất đối với những người tuổi Hợi. Khi những người tuổi hợi trồng cây này nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tiền tài, hơn nữa nó còn giúp họ càng phát huy tốt những những điểm mạnh của mình và hạn chế tối đa những điểm yếu để ngày càng thành công hơn.
Vị trí đầu tiên các bạn có thể đặt cây lưỡi mèo đó chính là phòng làm việc. Một chậu cây nhỏ trong phòng làm việc không chỉ giúp cho công việc gặp nhiều may mắn, thuận lợi mà còn giúp không gian làm việc trở nên xanh mát, thoải mái đem lại hiệu quả công việc cực tốt.
Bên cạnh đó, các vị trí trong phòng khách cũng là lựa chọn thích hợp cho các bạn mang lại phong thủy tốt hơn cho nhà của mình. Người ta thường đặt những cây lưỡi mèo tại bàn phòng khách, tủ kệ ti vi vừa giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian phòng khách lại giúp thu hút luồng không khí tốt cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Chậu cây lưỡi mèo
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Vì cây lưỡi mèo rất hiếm khi ra hoa, nên bạn chỉ có thể nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi. Hoặc tiện hơn thì mua một chậu con từ đại lý là được, giá cũng khá rẻ.
Chuẩn bị đất trồng: Cây lưỡi mèo có thể sống tốt trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất vẫn là đất pha cát. Bạn nên trộn thêm phân chuồng và xơ dừa để đảm bảo dinh dưỡng cho cây con cũng như khả năng thoát nước. Chậu cây cũng rất quan trọng, không nên chọn chậu quá to so với cây, dưới đáy phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.
Xem thêm: Cây Thường Xuân có Độc? Công dụng Kỹ thuật Trồng và Chăm sóc
Trồng cây: Khi cây mẹ đã lớn, bụi cây sẽ liên tục sinh thêm những chồi non, bạn chọn một chồi có từ 2 – 3 lá, rễ dài vừa đủ. Sau đó dùng dao sắc tách phần chồi này ra khỏi cây mẹ. Bạn nên tách chồi kết hợp với thay đất để ảnh hưởng tới cây mẹ ít nhất. Sau khi tách chồi, bạn mang trồng ra chậu mới, nén đất nhẹ, đặt cây ở nơi thoáng mát, có biện pháp che chắn cẩn thẩn khi trời nắng gắt, tưới nước đều đặn để cây phát triển.
Tưới nước: Lưỡi mèo không cần quá nhiều nước, đặc biệt khi trồng trong nhà lại cần ít hơn nữa. Thông thường bạn chỉ cần tưới cho cây 1 tuần 1 lần. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì bạn có thể tăng lên 2 lần mỗi tuần. Lượng nước tưới đủ để ẩm đất, tránh bị ngập úng. Nếu trồng thủy sinh thì tất nhiên là không cần tưới, thay vào đó hãy thay nước 2 – 3 tuần một lần.
Ánh sáng: Là loài ưa sáng, bạn nên đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng có thể. Tuy nhiên khi cây còn nhỏ thì tiếp xúc với ánh nắng gắt từ mặt trời cũng không tốt, bạn nên có biện pháp che chắn vào thời điểm này. Nếu đặt cây trong nhà, mỗi tuần bạn nên mang chậu cây ra ngoài trời khoảng 1 – 2 tiếng để kích thích cây quang hợp.
Nhiệt độ: Lưỡi mèo sinh sống tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Không những vậy cây còn chịu được biên độ nhiệt lớn, dưới 7 độ C cây mới dừng phát triển.
Dinh dưỡng: Cây lưỡi mèo có thể sinh trưởng tốt trên cả đất khô cằn, do đó nhu cầu dinh dưỡng không quá khắt khe. Tốt nhất là khoảng 4 tháng bạn bón cho cây một ít phân NPK, sau một năm thì thay đất một lần.
Phòng trừ sâu bệnh: Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề sâu bệnh, bởi cây lưỡi mèo tự phòng chống khá tốt. Bạn chỉ cần quan sát, nếu thấy lá vàng úa thì cắt bỏ. Thi thoảng nếu phát hiện sâu rầy thì mua thuốc về phun là được.
Cây lưỡi mèo mini
Cách trồng cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo có thể trồng được trong ba môi trường đó là trồng trong chậu hoặc trồng thủy sinh trong bình, lọ thủy tinh và trong đất ngoài sân vườn, trong đó trồng cây lưỡi mèo thủy sinh là phổ biến nhất. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về cách trồng này:
Xem thêm: Cây Vạn Tuế mang Ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc cây
[url=https://xanhbonsai.com/cay-van-tue/]
– Bước 1: chuẩn bị bình thủy tinh và nước, ta có thể cho một lượng ít thuốc kích rễ vào bình để cây nhanh mọc rễ.
– Bước 2: chọn cây giống tốt để trồng. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng chuyên bán giống cây cảnh hoặc tự nhân giống nó.
– Bước 3: đặt cây lưỡi mèo vào bình thủy tinh đã chuẩn bị trước đó. Chú ý đặt phần rễ bằng với mực nước, không được đặt sâu quá cây sẽ bị úng và thối thân.
Những lưu ý khi trồng cây lưỡi mèo
– Cây có thể trồng trong đất hoặc dung dịch thủy sinh.
– Cây mới trồng chỉ nên tưới phun sương hoặc tưới lúc đất thật khô. Khi tưới nước cho cây chỉ nên tưới đều lên thân và gốc cây, rồi cho cây ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng trong 15-30 phút
– Khi trồng, cần giữ đất trồng lưỡi mèo khô rác, thoát nước tốt.
– Nếu đặt cây trong nhà, nên tránh đặt trực tiếp bên dưới máy điều hòa hoặc nơi có ánh nắng gắt, như vậy sẽ khiến cây bị khô héo nhanh dẫn đến thiếu nước
– Tốt nhất nên có chế độ chăm sóc định kỳ cho lưỡi mèo để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây.
Cây lưỡi mèo thủy sinh
Cảm ơn đã theo dõi bài viết tại Xanh Bonsai hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn.
Cùng xem thêm những thắc mắc chung về cây lưỡi mèo
Trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo có khó không?
Cây lưỡi mèo sống tốt trên nhiều loại đất nhưng bạn cũng cần lưu ý những tiêu chí khi trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo thêm tại đây nha
Cây lười mèo có ra hoa không?
Cây lưỡi mèo có hoa nhưng rất hiếm[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Thủy Tùng Ý nghĩa, Công dụng và Cách chăm Sóc
Cây thủy tùng là loài cây mang giá trị cao và quý hiếm. Có nhiều loài thủy tùng khác nhau nhưng cây thủy tùng nhỏ dùng để bàn là phổ biến nhất. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số kiến thức như cây thủy tùng mang ý nghĩa gì, đặc điểm và cách chăm sóc cây.
Cây thủy tùng là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn có tên gọi khác là cây thông nước và là cây thuộc họ tùng. Cây có xuất xứ nguồn gốc và được phát hiện tại các khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Trung Quốc. Hiện nay, cây thủy tùng đang được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đây là loài thực vật có thân gỗ to và mọc thẳng. Gỗ rất chắc và bền nên được sử dụng làm cung tên ngày xưa.
Cây thủy tùng thủy sinh
Cây thủy tùng tự nhiên bây giờ rất là quý hiếm và mang giá trị rất cao. Chính vì những đặc điểm nổi trội trên mà những cây lớn bị khai thác gần hết nên hiện nay Thủy Tùng cần được bảo tồn. Nhưng không còn phải lo lắng vì sự quý hiếm đó mà chúng ta không sở hữu được chúng vì các nhà khoa học đã tìm ra cách nhân giống thành công vào năm 2011.
Đặc điểm của cây thủy tùng
Cây Thủy Tùng có thân cao đến 30m hay hơn và chắc khỏe, đường kính thân 0,6 – 1m. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan xa cách gốc tới 6 – 7 m.
Lá có 2 dạng: Ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2 – 3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài.
Tác dụng cây thủy tùng
Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13m, rộng 3mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai thác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.. Cây thủy tùng để bàn là loại cây bụi, kích thước khá nhỏ. Các thân cành nhỏ có dáng thanh mảnh, mọc nhiều và dài hướng lên trên. Rễ cây mọc rất nhanh, thuộc loại dài và khỏe mạnh nên cây hút nước rất tốt. Trung bình cây trưởng thành cây sẽ cao tới 30cm với đường kính thân cây rất nhỏ từ 0,6 – 3mm.Lá cây có hình dạng tam giác mọc dày, cả thân cây và lá đều có màu xanh sẫm mát mắt.
Ý nghĩa cây thủy tùng
Với một màu xanh mát tràn đầy sức sống, đặt một chậu thủy tùng trên bàn làm việc hay trong phòng khách còn có công dụng trong việc thanh lọc không khí, cũng giống như cây thường xuân vậy. Cây có sức sống dẻo dai, bền bỉ thể hiện cho ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn.
Thủy Tùng mang ý nghĩa cho sự thanh tao, tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Đặc biệt, cây còn được cho là mang đến tiền tài, tài lộc về cho gia chủ. Theo các chuyên gia khoa học, gỗ thủy tùng có tác dụng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Bởi vậy người ta thường dùng loại cây này để tạc tượng thờ hoặc lục bình. Những vật phẩm này được cho là sẽ đem lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho chủ nhân.Trong ngũ hành của các nước đông phương thì Thủy sinh Kim. Điều đó mang lại là trồng cây này sẽ giúp người trồng gặt hái được nhiều tài lộc và tạo ra nhiều của cải. Nếu trồng trong nhà cây kim thủy tùng thì phúc lộc kim tiền của gia chủ lại sức khỏe càng dồi dào và thịnh vượng.
Ý nghĩa cây thủy tùng
Cây tùng là biểu trưng cho sự sống lâu năm và trong đó cây tùng thơm cũng mang ý nghĩa đó. Người xưa cho rằng khi trồng cây này trong nhà sẽ đem lại cho gia đình nhiều sức khỏe và tuổi tác được lâu hơn. Cây cũng phù hợp khi được dùng làm quà tặng cho người thân để thể hiện biểu trưng đó.Trong tự nhiên thì cây thủy tùng cho thể\sống trung gian giữa đất liền và nước thể hiện cho sự hài hòa. Từ đó ta có thể cảm thầy được vững chắc của đất và linh hoạt của nước nên mang ý nghĩa phong thủy rất tốt.
Tác dụng của cây thủy tùng
Cây thủy tùng có thể hấp thụ một số năng lượng điện từ có hại được sinh ra từ các thiết bị máy móc điện từ từ đó tạo nên bầu không khí thư thái, thoải mái, giúp bạn giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau khi làm việc.Cây thủy tùng dùng để trang trí như để bàn và đang rất được phổ biến ở nước ta. Với hình dáng nhỏ, đẹp và có thể đặt ở mọi nơi như phòng khách, bàn làm việc, sảnh chờ… để làm cảnh tạo cho không gian xanh. Đây là một lựa chọn hợp lý cho những ai thích cây để bàn mini.
Đặc điểm cây thủy tùng
Đặc biệt, các thầy thuốc sử dụng cành lá và nón thủy tùng đã chín trong những bài thuốc giảm đau, chữa phong thấp và làm săn da. Khai thác gỗ cây thủy tùng: bởi đây là loại cây có hình dáng thân cao và to, chất liệu tốt. Gỗ của cây thủy tùng thuộc những loại gỗ mắc và quý hiếm nhất thế giới bởi nhiều yếu tố của nó như mịn, đường vân đẹp, mùi thơm đặc trưng, không bị mối ăn,.. Vì gỗ tốt và mang lại phong thủy tốt nên rất nhiều người muốn sở hữu nó. Trên thế giới loài cây này cũng được xếp vào các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Cách trồng cây thủy tùng
Với tên gọi đặc biệt, không ít người nghĩ đây là loại cây thủy sinh. Tuy nhiên nó lại được trồng nhiều trên đất và những nơi khô ráo. Cây thủy tùng thuộc loại cây khó trồng và cần nhiều kỹ thuật. Hiện nay, người ta chủ yếu nhân giống cây bằng phương pháp ghép chồi lên cây bụt mọc. Hoặc cách đơn nhất đó là bạn có thể mua cây thủy tùng tại các cửa hàng thay vì trồng nó.
Cách chăm sóc cây thủy tùng
Cách chăm sóc cây thủy tùng cũng khá là đơn giản và cùng đọc các điều kiện để cây thủy tùng phát triển tốt dưới đây nhé.
[/url]Xem thêm: Tất tần tật Những Thông tin về Cây Đuôi công
Cách chăm sóc cây thủy tùng
1. Đất trồng Trồng cây với hỗn hợp đất giàu chất dinh dưỡng, cần phải thoáng khí, tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Loại đất thích hợp với cây là loại đất có nhiều mùn, giữ ẩm tốt, nhưng không đọng nước, ta có thể lấy xơ dừa, trấu,…
*Lưu ý tránh để tình trạng cây không thoát nước được dẫn đến ngập úng,
2. Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp để cây thủy tùng sinh trưởng và phát triển tốt nhất khoảng 18 – 25 độ C
3. Vị trí đặt cây Ngoài ra vị trí đặt cây cũng khá quan trọng với cây thủy tùng, nên đặt cây ở những nơi khô thoáng, có không khí lưu thông và ánh sáng phù hợp như ban công, cửa sổ, hành lang,…
4. Ánh sáng Cây Thủy Tùng loại cây ưa mát, khi đưa vào trong văn phòng dưới ánh sáng đèn điện cây vẫn có thể quang hợp và sinh trưởng tốt. Cũng cần đem cây ra ánh sáng thường xuyên để cây hấp thụ được ánh sáng tự nhiên và quang hợp, khoảng 1 – 2 lần/ tuần.
5. Nước tưới Nên tưới nước 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo cho cây phát triển đều đặn. Chỉ nên tưới một lượng vừa phải, nếu tưới thừa nước sẽ làm cây bị yếu đi, giảm sức chống chịu với sâu bệnh hại. Và cách tốt nhất chúng ta có thể lựa chọn đó là chọn cây thủy sinh để có vẻ đẹp riêng và không cần tưới nước.
6. Sâu bệnh Cây thủy tùng thường mắc các bệnh như như vàng lá, khô lá, rụng lá. Khi phát hiện ra cây bệnh ở những nơi thấy trên thì bạn có thể tự chữa cho cây bằng cách cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây. Trong trường hợp cây bị nặng và quá nhiều cành lá bị bệnh thì nên mua thuốc đặc trị cho cây từ các cửa hàng dược phẩm có chuyên môn.
Nguồn tổng hợp!
Xem thêm những thắc mắc chung về cây Thủy Tùng
Xem thêm: Cây Hoa hồng có Mấy Loại? Ý nghĩa Cách trồng và Chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/thong-tin-ve-cay-hoa-hong/]
Cây Thủy Tùng có công dụng gì?
Cây thủy tùng có thể hấp thụ một số năng lượng điện từ có hại được sinh ra từ các thiết bị máy móc điện tử.
Cây Thủy Tùng trồng như thế nào?
Hiện nay, người ta chủ yếu nhân giống cây bằng phương pháp ghép chồi lên cây bụt mọc.
Chăm sóc cây Thủy Tùng có dễ không?
Cách chăm sóc cây thủy tùng cũng khá là đơn giản nhưng kĩ hơn thì bạn có thể tham khảo thêm kĩ thuật chăm sóc cây tại Xanh Bonsai nha[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Bàng có mấy Loại? Đặc điểm Công dụng Cách trồng Chăm sóc
Chắc hẳn trong chúng ta đã từng biết đến cây bàng bởi nó được trồng nhiều ở vỉa hè, công viên, trường học,.. và được biết đến là giống cây che mát ở Việt Nam. Chúng có rất nhiều công dụng nhưng không có quá nhiều người biết đến công dụng chính của cây bàng là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về nó.
Đặc điểm chung của cây bàng
Nội dung bài viết [hide]
Cách trồng và chăm sóc cây bàng
Các những loại cây bàng nào?
Cây bàng đài loan
Cây bàng singapore
Cây bàng biển
Cây bàng vuông
Cây bàng lá đỏ
Cây bàng nhật
Cây bàng cẩm thạch
[size=undefined]
Cây bàng có tên khoa học à Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.
Là loài thực vật thân gỗ cứng, mọc thẳng, kích thước cây bàng đa dạng từ vài mét đến vài chục mét, tán lá rộng. Các cành bàng cứng, giòn và mọc ngang tỏa ra xung quanh. Được trồng nhiều làm cảnh nên ít người để ý gỗ cây bàng có tốt không. Chất gỗ bàng tốt và chống thấm nên có thể được dùng để khai thác gỗ.
Hình ảnh lá và quả bàng
Lá bàng to và rộng có hình trứng, màu xanh sẫm và có độ bóng. Lá bàng thường rụng sớm vào mùa khô. Trước khi rụng lá chuyển sang màu nâu vàng hoặc đỏ ánh hồng nhìn rất đẹp.
Hoa bàng mọc nhiều thành từng bông dài từ 15-20cm, trên cán của hoa có lông tơ mềm. Hoa bàng có màu trắng, bông nhỏ li ti.Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt với hai bên dài hẹp. Phần đầu quả hơi nhọn, quả dài 4cm và rộng khoảng 3cm, dày 15mm. quả nhãn có cơm màu vàng đỏ, có xơ bên trong.
Quả bàng non có màu xanh khi quả chín nó có màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, bên trong chứa dầu. Mùa quả bàng là từ tháng 8-10 hàng năm.
Công dụng của cây bàng
Về lá bàng
Lá bàng còn giúp chữa bệnh viêm loét: lấy lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ, lá càng non nhựa ra nhiều càng tốt nhé, tuyệt đối không dùng lá già. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ ta dùng số lượng lá sao cho phù hợp.
Nó còn có tác dụng làm dung dịch ngâm rửa vết thương có mủ hay chữa chứng cảm sốt có ho, chữa cảm sốt nhức đầu.
Lá dùng để sắc nước uống chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi. Giã nát lá tươi hoặc xào nóng để chườm và đắp vào các nơi đau nhức trên đau nhức.
Đối với lá bàng chín rụng: lá bàng khi ngả chín có màu nâu đỏ được dùng trong điều trị các bệnh về gan, trừ giun. Chiết xuất từ lá bàng khô rụng còn được phát hiện có khả năng kiểm soát diễn biến bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
Lá bàng
Đối với nhựa của lá bàng non, người ta trộn chúng với dầu từ nhân hạt bàng để điều trị bệnh hủi.Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol từ lá bàng còn có tác dụng chống ung thư hạch bạch huyết Ehrlich (ELA) ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Ở Nigeria, lá bàng còn được kết hợp với dầu cọ để điều trị bệnh viêm Amidan (theo trang startxchange).
Về quả bàng
Quả bàng thuộc loại quả hạch, có một hạt cứng bên trong, khi non có màu xanh và khi chín ngả sang màu nâu đỏ rồi chuyển dần thành vàng. Phần thịt quả có vị chua, nhân hạt có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt về, phơi khô, đập bỏ vỏ cứng rồi lấy nhân hạt bên trong chế biến thành thức ăn (thường là làm mứt). Nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, natri…
Tăng cường sinh lý: Nghiên cứu cho thấy hạt bàng được dùng để hồi phục, điều hòa chức năng của các cơ quan sinh sản ở nam giới. Vì thế, nó được dùng như một loại thuốc kích dục, điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch.
Giảm say tàu xe: Ngoài ra, quả bàng còn được dùng trong điều trị bệnh hủi, nhức đầu và giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đi tàu xe.
Trái của cây bàng
Cách trồng và chăm sóc cây bàng
Cách trồng: khá đơn giản, vì đây là loại cây dễ thích nghi, không cần chăm sóc nhiều. Chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái cây chín chỉ cần dùng hạt vùi vào đất ẩm một thời gian cây sẽ nảy mầm. Việc trồng cây bàng cũng không quá phức tạp như những loại cây khác, chỉ cần trồng và tưới nước thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng cũng như ánh nắng thích hợp.
Vì đây là loại cây có sự phát triển nhanh cho nên khi trồng bạn nên chọn chỗ đất rộng rãi để cây có thể phát triển tốt hơn.Đất trồng cây bàng nên có đủ dinh dưỡng. Có thể ưu tiên các loại phân hữu cơ như xơ dừa, mùn cưa để đất trồng không bị bạc màu.
Chăm sóc thì tiến hành tưới đẫm cho cây mỗi ngày khoảng một đến hai lần để cây đủ nước và rễ cây bàng dễ ăn sâu vào đất. Lưu ý không tưới nước lúc nắng có thể làm chết cây. Cây bàng là loài ưa sáng nên cần được trồng tại vùng có khoảng trống rộng. Tránh trồng cây tại những nơi nhiều bóng râm hay chật hẹp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Tưới nước đều cho cây hàng ngày quanh gốc và trên thân cây.
Cây bàng mùa đông thoát nước ít nên cần giảm lượng nước tưới cho phù hợp.Cây bàng có tán lá rộng, cành giòn nên những mùa mưa bão sẽ có khả năng bị gió làm đổ, gãy. Trước mùa bão hãy tiến hành cắt tỉa bớt các cành lá để đảm bảo an toàn cho cây.Vào mùa thay lá, cây bàng rất có khả năng bị nhiễm sâu bệnh. Bạn cần mua thuốc trừ sâu chuyên dụng phun cho cây để phòng bệnh hằng năm.
Các những loại cây bàng nào?
Cây bàng đài loan
Đặc điểm đó chính là vóc dáng nhỏ, vòm lá cây bắt mắt. Chính vì vậy được nhiều người lựa chọn bởi nó rất phù hợp trồng trong nhà bởi nó không tốn nhiều diện tích. Vì thế nước ta bán rất nhiều loại này
Cây Bàng Đài Loan[/size]
[size=undefined]
[/url]Xem thêm: Cây Tuyết Tùng - Công dụng, Ý nghĩa và Cách chăm Sóc
Cây bàng singapore
Cây bàng singapore là một trong những loại bàng phổ biến nhất mà chúng ta phải nhắc đến. Nó có tên khoa học là Ficus Lyata, khí hậu nước ta khá phù hợp cho giống cây này phát triển nên là sự lựa chọn hợp lý cho người thích trồng cây. Đặc điểm của nó là lá rất lớn và tán lá rộng. Ngoài ra nó còn có tác dụng lọc không khí rất tốt.
ý nghĩa cây bàng singapore
[/size]
[*]Xem bài viết liên quan: [Nên đọc] Những điều Cần biết Về Cây Bàng Singapore
Cây bàng biển
Ở Việt Nam, loại này trồng phổ biến ở ven biển. Đặc biệt là lá và hoa rất bắt mắt có màu xám trắng hoặc đốm hồng nên được trồng nhiều ở các công trình công cộng.
Cây bàng biển
Cây bàng vuông
Cây bàng vuông thuộc loại cây gỗ nhỏ và vừa. Tuy nhiên cây bàng này đang rất hiểm ở Việt Nam bởi nó có sự sinh trưởng tốt và sống rất mãnh liệt cho dù là môi trường khắc nghiệt
Cây bàng vuông
Cây bàng lá đỏ
Đa số những người chơi cây cảnh ắt hẳn đều biết về giống cây này, bởi nó chịu được nhiệt độ nắng nóng. Điểm nổi bật đó là lá và tán lá rất đẹp, khi mưa xuống sẻ nghe tiếng lộp độp trên những tán lá nghe rất đặc trưng.
Cây bàng lá đỏ
Cây bàng nhật
Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. Điểm chú ý của bàng nhật so với cây bàng ta là lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu. Màu sắc cây đan xen giữa hai màu xanh trắng như cẩm thạch nhìn rất đẹp và được ưa chuộng trồng trong nhà.
Cây bàng Nhật
Cây bàng cẩm thạch
Cây bàng cẩm thạch được trồng nhiều nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp riêng của nó. Với thân cây cao nhưng tán lá nhỏ, với màu xanh xám lốm đốm pha lẫn cùng màu trắng kem, nhìn từ xa trông cây như một tác phẩm nghệ thuật từ cẩm thạch. Cũng có một loại cẩm thạch có màu xanh viền trắng hồng nhìn rất đẹp và được ưa chuộng làm cảnh.Qua những chia sẻ từ bài viết này của xanh bonsai sẽ giúp ích cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn về loại cây tuổi thơ này, Liên hệ với Xanh Bonsai để lựa chọn được cây trang trí trong nhà đẹp!
Cây bàn cẩm thạch
Qua bài viết này Xanh Bonsai đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về loài cây tuổi thơ này. Cảm ơn đã theo dõi bài viết !
Xem thêm: Mệnh Thổ thích Hợp trồng Loại cây Nào?
[url=https://xanhbonsai.com/menh-tho-hop-loai-cay-nao/]
Các câu hỏi thường gặp:
Lá bàng có công dụng gì?
Lá bàng giúp chữa bệnh viêm loét hoặc dùng để sắc nước uống chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi.
Quả bàng có ăn được hay không?
Phần thịt quả có vị chua, nhân có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt về để phơi khô, đập bỏ vỏ rồi lấy nhân bên trong chế biến thành thức ăn (thường là làm mứt).
Cây bàng Nhật là gì?
Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. So với cây bàng ta thì cây bàng Nhật có lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Lưỡi Hổ có mấy Loại? Công dụng và Ý nghĩa Phong thủy
Cây lưỡi hổ là giống cây phong thủy được trồng ở rất nhiều nước với cái tên rất khác nhau, ở Việt Nam được gọi là cây lưỡi cọp, cây rắn, tại Trung Quốc có tên là lan đuôi cọp. Tại một số nước Á, Âu gọi lưỡi hổ là hổ vĩ lan. Ngoài ra, tại nhiều nơi trên thế giới, cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi mèo.
Trong bài viết dưới đây Xanh Bonsai sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về công dụng, ý nghĩa cũng như cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, mệnh nào và không hợp tuổi nào mệnh nào mà các bạn cần biết để lựa chọn phù hợp nhất theo phong thủy nhé!
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
Cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà?
Cây lưỡi hổ đặt ở phòng khách
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ
Cây lưỡi hổ đặt trên bàn làm việc
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng tắm
Cây lưỡi hổ đặt ngoài sân
[size=undefined]
Cây lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm. Cây có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở vì nó rất dễ chăm sóc, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Cây lưỡi hổ cũng có khả năng chịu nóng tốt. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc & hấp thu tốt các độc tố gây ung thư không khí, bên cạnh đó Cây lưỡi hổ còn là cây đem lại nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng.
Các Loại Cây Lưỡi Hổ
Công dụng của cây lưỡi hổ
– Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây cũng có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên giúp bạn có thể sát khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ có thể điều chế thành các loại kem dưỡng da, kem chống nắng giúp làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.
– Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố: Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học, xí nghiệp… nên trồng cây này để giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Cây Lưỡi Hổ Trồng Chậu Cao
– Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Nhiều người khi làm việc tại các toà nhà văn phòng, cao ốc thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do không gian kín, ít thông khí. Cây giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái cho con người. Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
– Chữa hôi miệng: Với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của thảo dược và khả năng kháng khuẩn của mình, gel của cây lưỡi hổ thường được dùng làm nước súc miệng, sẽ có tác dụng giảm sâu răng, hôi miệng và trị các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.
[/url]Xem thêm: Cây Lộc Vừng có mấy loại? Ý nghĩa và cách trồng
– Trị hen suyễn: Đối với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
– Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa. Ngoài ra nó còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, xua đi bùa chú. Lá cây thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên cũng như sự kiên cường của người trồng.
Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Do đó nhiều người thường mua cây lưỡi hổ để làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố phong thủy thì khi mua hoặc tặng cây lưỡi hổ cho bất kỳ ai, bạn cũng nên tìm hiểu xem tuổi, mệnh của người đó có hợp với cây không. Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn, hai màu này tương ứng với mệnh Mộc và mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ. Tuổi hợp với loài cây này sẽ tương ứng với 4 cung mệnh trên:[/size]
- Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu…
- Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần…
- Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ…
- Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý, Canh Thân
[size=undefined]
Những người tuổi Ngọ đặc biệt phù hợp và sẽ có thêm nhiều may mắn hơn nếu chọn cây lưỡi hổ để trồng. Tuổi Ngọ thường được biết đến là những người mạnh mẽ, kiên cường và đầy nhiệt huyết. Họ hướng ngoại, xuất chúng và có khả năng lãnh đạo tốt. Về mặt tài chính họ cũng rất tốt bởi biết cách kiếm tiền và giữ tiền giỏi. Những tính cách này rất hợp với cây lưỡi hổ, loại cây có lá vươn thẳng cứng cỏi và độc lập.
Cây lưỡi hổ cảnh
Ngoài ra, nếu bạn thuộc các tuổi hợp nhưng mệnh không hợp với cây lưỡi hổ thì vẫn có thể trồng và sử dụng loại cây này để trang trí trong nhà hay văn phòng và có thể giải bằng các màu sắc của chậu cây cùng đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.
Các loại cây lưỡi hổ thường gặp.
Hiện nay, người ta thống kê có tất cả 70 loại cây lưỡi hổ trên thế giới. Chúng thường được phân loại dựa theo hình dáng và màu sắc của lá. Một số cây lưỡi hổ được trồng phổ biến tại Việt Nam như sau:
Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái có đặc điểm sinh lý như: Lá có dạng hẹp nhọn về phía hai đầu, có chiều rộng từ 3-6cm, dài 25-45cm, lá có màu xanh đậm viền màu vàng, bóng đẹp. Với những đặc điểm như vậy cây rất phù hợp để các bạn lựa chọn làm cây để bàn, cây trang trí ban công.
Là cây nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của nước Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi đất và nước (thuỷ sinh).
Cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh ngoài ra còn được các nhà vườn gọi là cây lưỡi hổ thường, để dễ dàng phân biệt với cây lưỡi hổ thái. Chúng có đặc điểm như; có lá màu xanh đậm viền vàng, lá dài từ 0.3-0.8m, có bộ lá đẹp. Củng như các loại khác, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết, nắng nóng và bóng râm. Ngày nay được nhiều người lựa chọn làm cây trang trí ở văn phòng làm việc, nhà ở, resort, quán café, khách sạn…
Xem thêm: Ý nghĩa Thiêng liêng Của Cây Sala Tác dụng Và cách Chăm sóc
Ngoài tác dụng thanh lộc không khí, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, mang ý nghĩa trừ tà, đem đến tài lộc và may mắn cho bạn.
Cây lưỡi hổ vàng
Ngày nay cây lưỡi hổ vàng được rất nhiều người biết đến, cây có màu sắc đặc biệt khác với các loại khác. Lá của cây có màu vàng sáng, có viền vàng chiếm 1/2 diện tích của lá, ở giữa màu xanh nhạt. Lá có chiều dài ngắn từ 15-25cm thích hợp lựa chọn trang trí làm đẹp không gian phòng khách, chậu lưỡi hổ mini để bàn làm việc, trang trí ban công…
Cây lưỡi hổ vàng lửa
Là loại lưỡi hổ có màu sắc đặc biệt: lá non mới ra, mặt ngoài là có màu xanh sẫm và mặt trong lá màu vàng đồng. Màu sắc lá biến đổi biến đổi liên tục khi cây trưởng thành, màu vàng đồng biến đổi thành màu xanh sẫm. Ngoài những đặc điểm nổi bật đó, cây còn mang ý nghĩa thể hiện sự mạnh mẽ không ngừng cố gắng vươn lên nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng thường có tên gọi khác là lưỡi hổ bạch kim. Cây có màu sắc khác hoàn toàn so với các loài khác, toàn thân và lá cây đều màu trắng. Cây được các nhà nghiên cứu lai tạo để đa dạng chủng loài tạo nên sự khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Cây có chiều cao tối đa từ 30-40cm, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường râm mát. Cây thường được trồng chậu thuỷ sinh hoặc chậu đất nhỏ để bàn làm việc nhằm thanh lộc không khí mang tài lộc, may mắn, công việc thuận lợi cho bạn.
Cây lưỡi hổ hình trụ
Cây có hình dạng khá thú vị, lá cây hình tròn mọc dài trông như hình trụ, lá cây lớn ở phần gốc và nhọn ở đỉnh. Được người Việt ưa chuộng vài năm trở lại đây bởi hình dáng đặc biệt của nó. Có chiều cao khoảng 25 – 80c, với chiều cao đó các bạn có thể lựa chọn làm cây trang trí nội thất, cây trang trí bàn làm việc mang không gian xanh cho căn phòng của bạn.
Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ vằn hay còn gọi là cây lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo. Cây này có 2 loại, một loại lùn và một loại cây cao. Chúng có màu sắc lá giống nhau.
Cây có đặc điểm sinh trưởng và ý nghĩa giống các loại khác. Lá cây có đặc điểm như tên gọi của chúng, lá màu xanh bạc xen kẻ đốm màu xanh đen, không có viền lá trông rất bắt mắt. Cây có kích thước từ 20-80cm là sự lựa chọn tuyệt vời để làm cây trang trí để bàn, ban công hay cây trang trí nội thất. Ngoài ra cây còn được nhiều người lựa chọn làm cây trồng viền cho công viên, resort…
Cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà?
Ngoài việc tìm hiểu cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, bạn còn cần tìm hiểu thêm xem nên đặt cây lưỡi hổ ở vị trí nào thích hợp nhất và mang lại nhiều tài lộc nhất?
Tuỳ vào dụng ý và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn vị trí nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu trong nhà. Ở mỗi vị trí đặt cây lưỡi hổ lại có những tác dụng khác nhau.
Cây lưỡi hổ đặt ở phòng khách
Phòng khách là vị trí thu hút tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi để thể hiện cá tính, phong cách hay sở thích của chủ nhân, nhằm gây ấn tượng đối với các vị khách ghé thăm. Lưỡi Hổ đặt nơi phòng khách là khá thích hợp, nhất là nơi góc phòng hoặc bên cạnh kệ tivi, bên cạnh ghế sô-pha. Hai chậu Lưỡi Hổ đặt ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách? Ý nghĩa và Công dụng
[url=https://xanhbonsai.com/cay-tung-thom/]
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ nhiều khí độc như nicotine (khói thuốc lá), oxit nitơ và formaldahyde, … Đồng thời, loại cây này thuộc cây có cơ chế sinh học ngược, nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm, nên sẽ cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ.
Cây lưỡi hổ đặt trên bàn làm việc
Ngoài những chậu cây Lưỡi Hổ nội thất cao từ 1m trở lên, cây này còn có nhiều loại mini như Lưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ vàng. Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ mini thích hợp nhất vẫn là trên bàn làm việc. Chúng vừa hút tia tử ngoại từ máy tính, đem lại không gian làm việc trong lành, lại vừa giúp công việc của bạn thêm hanh thông, thuận lợi nữa đấy.
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng tắm
Cây Lưỡi Hổ là loại cây ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng một khoảng thời gian dài. Kể cả khi độ ẩm và áp suất trong phòng tắm cao, thì điều ấy cũng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Lưỡi Hổ.
Không chỉ dễ trồng, lá của nó có thể hút bớt hơi nước, khí độc hại có trong không khí. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà tắm và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi trồng cây Lưỡi Hổ trong phòng tắm thì bạn nên lưu ý lau lá thường xuyên, phòng trừ côn trùng sâu bệnh phát triển, vì đây là môi trường ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.
Cây lưỡi hổ đặt ngoài sân
Nhiều người thích đặt cây Lưỡi Hổ ngoài sân vì cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ khá tốt. Cây được trồng chậu treo trước cửa nhà thay cho những nhánh Xương Rồng gay gắt, hoặc trồng thành hàng ngoài sân vườn, ngoài cổng.
Chắc các bạn sẽ bất ngờ với một loại cây biết đến để làm đẹp không gian và có tác dụng trong phong thủy này rồi đúng không? Nếu ngôi nhà bạn có trẻ con hay sợ các chất độc từ cây cảnh thì cây Lưỡi Hổ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng bạn sẽ chọn cho mình được những loại cây trồng cho gia đình phù hợp nhất.
Chậu cây cảnh lưỡi hổ
Trên đây là những thông tin về công dụng và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ. Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều loại cây cảnh trong nhà khác tại Xanh Bonsai để trang trí phù hợp với nội thất và phong thủy của bạn. Hãy liên hệ ngay với Xanh bonsai để lấy những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và được tư vấn miễn phí và cách trồng cũng như cách chăm sóc cây lưỡi hổ và nhiều loại cây khác.
Các câu hỏi thường gặp:
Cây lưỡi hổ có công dụng gì?
Cây giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố, giảm căng thẳng và mệt mỏi,… Xem thêm
Cây lưỡi hổ hợp với mệnh nào?
Cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ.
Cây lưỡi hổ nên đặt ở vị trí nào trong phòng khách?
Nên đặt hai chậu cây lưỡi hổ ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Tác dụng đặc biệt Cây Dương xỉ? Cách trồng và Chăm sóc
Khi nhắc tới cây Dương Xỉ thì chắc chắn không còn lạ lẫm gì với nhiều người nữa. Nó mọc khá nhiều ở các khe nước, ven bờ, ven suối, bờ rừng, những nơi có độ ẩm thấp và ưa sáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều tác dụng của nó mà bạn chưa biết đến. Mong qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có những thông tin về tác dụng, cách trồng và chăm sóc của cây Dương Xỉ.
1. Cây Dương Xỉ là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Polypodiaceae là tên khoa học của họ Dương Xỉ. Cây xuất xứ từ các vùng nhiệt đới, dương xỉ thuộc loại cây thân thảo có thân rễ hoặc thân bò lan. Dương xỉ vốn là một loại thực vật ưa ẩm, thân và lá cây sờ vào thấy mát, chiều cao của loài cây này trung bình từ 0,5 – 1m, thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào điều kiện môi trường.
Lá cây dương xỉ tùy theo hình thái phát triển có thể khía tai bèo, dạng lá chét, mọc kép hoặc rìa lá có răng cưa nhỏ lượn tròn. Phần đầu lá hơi tròn và tương đối rộng. Cuống lá thường mọc xếp chồng chéo lên nhau, lá dương xỉ có màu xanh xỉn nhưng khi chuyển ra ánh sáng thì có thể chuyển sang lá màu xanh sáng hoặc màu vàng.
Chậu cảnh cây Dương Xỉ
Thân cây Dương xỉ màu nâu sẫm, lớp lông mịn. Thân và rễ có thể mọc đứng hoặc mọc bò trên mặt đất và các loài cây tầng thấp khác tùy vào điều kiện sống.
Vì mọc thấp dưới tán của nhiều loài cây cao khác nên màu lá của nó không quá tươi tắn và cũng không chịu được nắng gắt. Các loại cây dương xỉ trồng trong nhà, để bàn văn phòng thường mọc thẳng đứng, rất ít loại có rễ bò. Dương xỉ sống nép vào các vách đá và dưới tán cây lớn nên chúng ưa ẩm và không chịu được nắng nóng.
Khi trong điều kiện ẩm thì cây Dương xỉ phát triển rất nhanh chóng và tươi tốt. Chúng sinh trưởng tốt cả trong không gian nhỏ và điều kiện thiếu sáng nên bạn không cần lo lắng quá nhiều khi trồng loại cây này vì chăm sóc cây này rất đơn giản.
2. Có những loại cây Dương xỉ nào?
a. Dương Xỉ để làm cảnh
[/url]Xem thêm: Cây Sung - Ý nghĩa Phong thủy Công dụng Cách trồng và Chăm sóc
Là một loại dương xỉ dạng nhỏ gộp thành nhiều cây lại tạo thành bụi. Chiều cao khoảng dưới 1m, lá có màu xanh mọc từ thân tới ngọn và chẻ ra hai bên rất bắt mắt. Cây được trồng trong chậu để trong nhà, trong phòng hoặc bàn làm việc có tác dụng làm cho không gian đẹp hơn và thanh lọc không khí.
Cây dương xỉ làm cảnh trong chậu
b. Dương Xỉ cổ đại
Còn được biết đến với tên gọi là dương xỉ rừng mọc ở những nơi ẩm ướt. Là một loại với thân gỗ to, chiều cao thường trên 1m và có thể lên tới 10m. Cây thuộc dòng có tuổi đời lên đến trăm tuổi và thường mọc ở rừng sâu. Thân cây có hình trụ và hơi xù xì, cây mọc tốt nhất ở ngọn.
Dương xỉ cổ đại
c. Dương Xỉ thủy sinh
Là loại cây được trồng trong các hồ thủy sinh, bể cá, các bể cảnh. Cây phát triển rất chậm ở trong môi trường ngập nước này và chiều dài khoảng 10 – 30cm. Cây sinh sống bằng bám vào khúc gỗ hoặc các hốc đá, nhiệt độ phù hợp 22 – 24°C. Có những loại thủy sinh phổ biến: dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá kim, dương xỉ Java, dương xỉ châu phi,…
Cây dương xỉ trong hồ thủy sinh
d. Dương Xỉ mỹ
Là loài cây có lá nhỏ, màu xanh sáng rất đẹp nên là loại cây cảnh được ưa chuộng. Cây có kích thước nhỏ giống như đa số các loại cây dương xỉ khác. Người ta thường dùng cây dương xỉ mỹ làm cây để bàn hay cây xanh bonsai.
Cây dương xỉ mĩ
3. Tác dụng của cây Dương Xỉ
Dương xỉ được trồng dưới đất có tác dụng hút các độc tố asen có trong đất, giúp làm sạch nguồn nước.
Màu xanh nhẹ của cây giúp cho tinh thần thoải mái sau khi làm việc mệt mỏi. Lá cây còn có tác dụng là hấp thụ các bức xạ điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…
Dương xỉ để trồng để trong nhà có tác dụng là hấp thụ các chất độc hại có trong không khí như xylen, aldehyde formic,… giúp thanh lọc không khí trong lành giúp cho bầu không khí thêm trong sạch giúp cho sức khỏe được cải thiện.
Lá cây Dương Xỉ
Dương xỉ là loài cây ăn được và khá giàu dinh dưỡng. Các loại protein, chất khoáng, chất béo, vitamin và nhiều chất đều có trong cây dương xỉ. Các loại vi khuẩn có lợi trong cây giúp chống viêm, thanh nhiệt và giải độc đối với con người. Vì vậy ta có thể ăn lá cây dương xỉ để chống viêm, trị lở loét, mẩn ngứa.
Ngoài ra trong đông y, phơi khô lá và chế biến thành dạng bột và bôi bên ngoài da có tác dụng ngoài da như lang ben, vảy nến hoặc bạch biến. Bôi cây dương xỉ lên da thường xuyên giúp da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa.
4. Cây Dương Xỉ có ý nghĩa gì trong Phong thủy?
Cây dương xỉ là một loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà. Dương xỉ được biết đến là loài cây phát triển bền bỉ, kiên cường và vươn lên ở mọi nơi, hoàn toàn mang những phẩm chất tốt đẹp cả con người. Bạn có thể đặt cây dương xỉ ở những vị trí như bên phải cửa ra vào, trong phòng khách, trong phòng làm việc, phòng ăn cũng ảnh hưởng đến phong thủy giúp cho gia chủ có nghị lực sống vươn lên.
Trong phong thủy để tận dụng tốt cho mình thì bạn nên chọn các vị trí đặt cây phù hợp cho mình. Cây hợp với người mệnh mộc nên đặt cây ở hướng đông và hướng nam sẽ tốt nhất cho cây và người trồng.
Chậu cảnh Dương Xỉ
5. Cách trồng và Chăm sóc cây Dương Xỉ
a. Cách trồng
Là loại cây mọc dại rất nhiều trong tự nhiên và cách trồng khá đơn giản. Bạn có thể chọn trồng cây bằng cách là trồng trong chậu hoặc trong bể cảnh thủy sinh đặt ở trong nhà.
Trồng cây Dương xỉ trong thủy sinh: bạn cần cố định một hòn đá hoặc gốc cây để trong bể. Sau khi cây để dưới bóng râm với nhiệt độ 15 – 35°C, cây con sẽ phát triển sau 1- 2 tháng.
Khi bạn chọn trồng cây trên đất: hãy trộn phân mùn, trấu với đất bằng tỉ lệ thích hợp. Sau khi trồng cây vào chậu, hãy tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất.
b. Chăm sóc
Ánh sáng
Cây dương xỉ là loài cây ưa bóng râm, không nên đặt cây ở những nơi có nắng gắt quá lâu như ban công hay sân trống trước nhà. Nên đặt cây ở nơi có bóng râm mát và có nhiệt độ phù hợp từ 15 – 20 độ C.
Đất trồng
Chọn những loại đất tơi xốp có thể giữ độ ẩm và thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng
Nước tưới
Cây dương xỉ là một cây không chịu được khô nên cần tưới hằng ngày giữ độ ẩm cho cây. Nhưng cũng cần chú ý tưới nước quá nhiều vào cây khi trồng trong chậu dẫn đến cây bị ngập gốc gây thối rễ.
Với cây Dương xỉ khi trồng thủy sinh
Cần lưu ý là nên để cây ở một vị trí không nên di chuyển quá nhiều. Nước phải sạch và nên thay nước thường xuyên giúp cây tươi tốt và đặt cây ở nơi có vị trí ánh sáng nhẹ không quá gắt phù hợp với cây.
Dương Xỉ thủy sinh
Trên đây là những chia sẻ về một số thông tin về cây Dương Xỉ mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn để hiểu hơn về cây cảnh trong nhà. Qua bài viết bài còn những điều thắc mắc thì hãy liên hệ với Xanh Bonsai nhé !
Các câu hỏi thường gặp
Xem thêm: Cây Bạch Mã Hoàng Tử - Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/cay-bach-ma-hoang-tu/]
Cây Dương Xỉ có tác dụng gì?
Dương xỉ được trồng dưới đất có tác dụng hút các độc tố asen có trong đất, giúp làm sạch nguồn nước.
Màu xanh nhẹ của cây giúp cho tinh thần thoải mái sau khi làm việc mệt mỏi. Lá cây còn có tác dụng… Xem thêm
Chăm sóc Dương Xỉ thủy sinh ra sao?
Cần lưu ý là nên để cây ở một vị trí không nên di chuyển quá nhiều. Nước phải sạch và nên thay nước thường xuyên giúp cây tươi tốt và đặt cây ở nơi có vị trí ánh sáng nhẹ không quá gắt phù hợp với cây.[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa, Cách trồng & Chăm sóc
Cây Thiết Mộc Lan là gì?
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Nhiều người gọi cây thiết mộc lan là cây phát tài hay cây phất dụ. Đây là một loại cây cảnh thuộc họ Dracaenaceae với tên khoa học là Dracaena fragrans xuất xứ từ Tây Phi. Đặc điểm của cây là thân gỗ cột, nhiều lá. Khi bị cắt ngang cây thì quanh vị trí cắt sẽ mọc nhiều chồi non.
Trong phong thủy, loài cây này được chưng với hình nơ, màu sẫm và bóng. Phiến lá có sọc rộng và vàng nhạt hơn đồng thời phần trung tâm ngả vàng. Lá của cây Thiết Mộc Lam có thể dài đến 100cm và rộng đến 10cm. Chiều cao của cây có thể đạt đến 6m nếu trồng ở đất vườn hoặc điều kiện tự nhiên.
Vào lúc thời tiết se lạnh, chuyển trời từ đông sang xuân là thời điểm cây thiết mộc lan ra hoa. Hoa của cây thiết mộc lan đẹp có mùi thơm (thơm nhất về đêm), mọc thành chùm màu trắng. Thế nhưng, cây có ra hoa được hay không còn tùy vào điều kiện chăm sóc. Chăm sóc không đúng cách có thể vài năm liên tiếp không ra hoa.
Cây thiết mộc lan
Công dụng của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan mang một màu xanh tươi sẽ làm cho căn phòng của bạn trở nên dịu dàng, máy mẻ. Màu của lá sẽ tạo cho không gian thêm phần sáng sủa, sạch sẽ và tươi mới.
Hiện nay có khá nhiều loại cây tốt cho phong thủy nhưng lại vô cùng độc hại. Tuy vậy nhưng Thiết Mộc Lan là loại cây không những không độc mà còn giúp giảm nồng đồ khí độc trong không khí.
Không chỉ có tác dụng trang trí, loại cây này còn giúp lọc không khí, bụi bặm trong nhà và cung cấp hơi ẩm. Các chất độc hại trong không khí như monoxide de carbone, benzen, formallhelyde, toluene…bị loại bỏ bởi cây. Chính vì vậy nó giúp mang đến luồng sinh khí dồi dào cho căn nhà mang lại cho gia đình một sức khỏe thật tốt. Cây thường được đặt ở những nơi như phòng khách, văn phòng để tạo ra một một trường trong lành, sạch sẽ giúp bạn có thể thoải mái thư giãn.
Cây thiết mộc lan
Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy
1. Ý nghĩa của cây thiết mộc lan
[/url]Xem thêm: Ý nghĩa Thiêng liêng Của Cây Sala Tác dụng Và cách Chăm sóc
Với đặc tính là đâm chồi lá mới tại những vị trí nhánh, thân cây bị cắt nên nó tượng trưng cho tài lộc mới. Đây là điều may mắn, cơ hội phát tài sẽ đến với người trồng trong thời gian sắp tới. Có lẽ cái tên khác là “phát tài” cũng được sinh ra từ đây. Điều đặc biệt nữa là khi cây nở hoa là báo hiệu tiền tài sắp đến. Tuy nhiên, khi chọn cây thiết mộc lan trong phong thuỷ thì người ta thường chọn theo số cành hoặc chậu. Bạn có thể lựa chọn chậu cây với số lượng cành mang một ý nghĩa mong muốn cho ngôi nhà của mình. Sẽ ứng như:[/size]
- 2 cành: May mắn trong tình yêu, mọi sự như ý.
- 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
- 5 cành: Đại diện cho sắc khỏe.
- 8 cành: Là sự phát lộc, phát tài của gia chủ và gia đình.
- 9 cành: Tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt cho gia chủ.
[size=undefined]
Cây thiết mộc lan
2. Cây thiết mộc lan hợp với mệnh gì?
Cây Thiết mộc lan luôn tươi tốt quanh năm mà bản thân cũng đại diện cho hành Mộc. Do đó, loại cây nay là dành cho những người thuộc mệnh Mộc. Đặc tính của cây này cũng như bản chất năng động, hướng ngoại, giàu lòng vị tha và yêu thiên nhiên của người mệnh mộc. Để tăng thêm vận khí, tài lộc cho bản thân, họ có thể trồng cây cảnh này và một số loại cây khác trong nhà. Đồng thời, trong ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên màu xanh hay cây phong thủy này còn có thể trở thành lựa chọn của người mệnh Hỏa.
3. Cây thiết mộc lan hợp với tuổi gì?
Vì hợp với cả Mộc và Hỏa nên tất cả những người thuộc về hai hành này đều có thể trồng cây này, bất kể học cầm tinh con giáp nào. Những người mang mệnh mộc là: 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1988 (Mậu Thìn), 1989 (Kỷ Tỵ), 2002 (Nhâm Ngọ), 2003 (Qúy Mùi). Những người mang mệnh hỏa là: 1994 (Giáp Tuất), 1986 (Bính Dần), 1995 (Ất Hợi), 1964 (Giáp Thìn), 1987 (Đinh Mão), 2008 (Mậu Tý), 1965 (Ất Tỵ), 1978 (Mậu Ngọ), 1979 (Kỷ Mùi).
Xem thêm: Cây Mật gấu có Tác dụng gì? Những Thông tin Bạn Cần biết
Cách trồng cây Thiết Mộc Lan
Có nhiều cách để bạn có thể trồng cây nhân giống Thiết mộc lan, cách đơn giản nhất là ra các cửa hàng cây cảnh và mua một gốc có sẵn. Nếu không bạn có thể thử những phương pháp sau:[/size]
- Trồng bằng gốc: Sau khi cắt tỉa gọn và thân cây, bạn có thể trồng Thiết mộc lan bằng gốc. Đây là cách trồng dễ dàng, đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất. Trồng bằng cách này thì thời gian cây phát triển và thời gian sống được lâu hơn.
- Trồng trong nước: Nếu bạn muốn đưa Thiết mộc lan vào trong nhà thì hãy trồng nó trong nước. Với cách trồng này, cây sẽ nhỏ gọn và có thể trưng trên bàn làm việc một cách tiện dụng. Tuy nhiên, trồng cách này cây chỉ sống được 2 đến 3 tháng vì thiếu dưỡng chất.
- Trồng bằng thân: Cách trồng này càng đơn giản hơn khi chặt một đoạn thân để trồng. Thế nhưng thời gian phát triển của cây và chơi chỉ kéo dài 4-5 tháng. Nhưng nếu cây được chăm sóc tốt ở nơi thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển khỏe mạnh và to lớn.
[size=undefined]
Hoa thiết mộc lan
Nên chăm sóc cây Thiết Mộc Lan như thế nào?
Dù trồng cây bằng cách nào thì bạn cũng cần chăm sóc cây cẩn thận, cung cấp đủ dưỡng chất, nước và tạo điều kiện thuật lợi để cây có thể phát triển thành một cây mới khỏe mạnh:
1. Ánh sáng
Thiết mộc lan là loài cây ưa sáng, do đó bạn cần để cây ở những khu vực nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, cửa chính, hành lang, giếng trời, sảnh lớn hay ngoài sân vườn. Tất nhiên bạn cũng cần có biện pháp bảo vệ cây khỏi ánh nắng gay gắt từ mặt trời. Mỗi tuần bạn có thể cho cây ra phơi ở ánh nắng nhẹ buổi sáng khoảng một tiếng để kích thích quá trình quang hợp.
2. Tưới nước
Bạn cần phải đảm bảo cây được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, mỗi lần tưới cần đảm bảo lượng nước đủ để làm ẩm đất. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần vào mỗi sáng sớm hay chiều muộn, bởi thời điểm này là lúc cây khỏe và hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Tất nhiên, nếu để ý thấy cây có biểu hiện thiếu nước, lá khô héo thì bạn có thể tăng tần suất tưới cây lên.
Xem thêm: Cây Hồng Môn và Những ý Nghĩa phong Thủy Cách trồng & Chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/y-nghia-cay-hong-mon-trong-phong-thuy/]
3. Dinh dưỡng
Đất để trồng cây luôn phải đảm bảo độ tơi xốp để cây có thể dễ dàng hút nước và dưỡng chất. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo phần đất có đủ dinh dưỡng. Bạn có thể bón phân NPK cho cây, mỗi lần một nắm nhỏ, bạn nhớ rải đều xung quanh để phân bón dễ thẩm thấu và không gây cháy gốc nhé. Mỗi 2 – 3 tháng bạn bón một lần là được, khoảng 1 – 2 năm bạn thay đất một lần để làm mới môi trường sống cho cây.
4. Điều trị sâu bệnh
Thiết mộc lan là loài cây rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên để cẩn thận thì thi thoảng bạn hãy kiểm tra xem cây có bị sâu quấn chiếu hay không. Cách trị cũng không cần phun thuốc gì, cứ dùng tay loại bỏ là được.
Cây thiết mộc lan
Cám ơn đã theo dõi bài viết!
Các câu hỏi thường gặp
Mệnh nòa hợp với cây Thiết Mộc Lan?
Cây Thiết mộc lan luôn tươi tốt quanh năm mà bản thân cũng đại diện cho mệnh Mộc. Đồng thời, trong ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên màu xanh hay cây phong thủy này còn có thể trở thành lựa chọn của người mệnh Hỏa... Xem thêm
Thời điểm ra hoa cây Thiết Mộc Lan?
Vào lúc thời tiết se lạnh, chuyển trời từ đông sang xuân là thời điểm cây thiết mộc lan ra hoa.[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
Cây Nhất Mạt Hương và 3 Tác dụng Khiến bạn Bất ngờ
Cây Nhất mạt hương là loại cây cảnh đẹp, nhỏ nhắn được nhiều người yêu thích trồng trang trí. Không những có nhiều tác dụng hữu ích mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc. Hãy tìm hiểu những thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc của cây Nhất Mạt Hương trong bài viết dưới đây nhé!
Cây Nhất mạt hương là gì?
Nội dung bài viết [hide]
[size=undefined]
Nhìn thoáng qua ban đầu rất có nhiều người lớn nhầm tưởng đây là cây Húng Chanh mà hồi xưa hay dùng để chữa ho, tuy nhiên chỉ là hơi giống về màu sắc lá và mùi hương còn để ý kỹ thì chúng vẫn khác nhau rất nhiều. Cây Nhất Mạt Hương hay còn gọi là sen đá Lá Thơm ( tên tiếng Anh là Plectranthus hadiensis var tomentosa ) trong phong thủy nó còn gọi là cây Vượng Tài.
Cây Nhất Mạt Hương thuộc cùng họ với cây sen đá nhưng có điểm khác biệt hơn là hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Do có hình dáng bề ngoài khá là giống với cây Húng Bạc Hà nên nếu không nhìn kỹ sẽ có thể bị nhầm. Nhất Mạt Hương là loại cây thân thảo, mọc thành từng bụi nhỏ. Thân cây thon tròn, bóng và căng mọng nước. Chiều cao trung bình của cây là khoảng từ 10 – 20cm. Lá cây Mạt Nhất Hương khá dày, màu xanh lục và có hình tròn ô van. Mép lá có hình những chiếc rặng cưa lượn sóng. Những chiếc lá màu xanh, nếu nhìn kỹ trên bề mặt lá sẽ thấy một lớp lông mỏng màu trắng nhẹ.
Cây cảnh Nhất Mạt Hương thường nở hoa khi cây đã được chăm sóc theo đúng kỹ thuật. Hoa Nhất Mạt Hương màu tím nhạt, mọc ra từ dưới cuống lá và phát triển thành từng cụm.Tuy là một loại cây nhỏ nhắn dễ trồng nhưng sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ hay những nơi bóng râm. Và với thân hình nhỏ, mùi hương thoang thoảng dịu nhẹ ấy, Nhất Mạt Hương thường được trồng để trang trí bàn học, khu vực làm việc của mỗi người.
Chậu cây nhất mạt hương
Tác dụng cây nhất mạt hương
Trang trí làm đẹp không gian sống: Chậu cây Nhất Mạt Hương được thiết kế nhỏ xinh nên được khách hàng lựa chọn nhiều. Dùng để trang trí bàn làm việc, bàn học hay bàn ăn, phòng khách, cửa sổ… Với các không gian quá lớn hay nhỏ, hình ảnh Nhất Mạt Hương tạo nên nét phá cách riêng, làm điểm nhấn sang trọng, độc đáo cho mọi kiểu kiến trúc. Không những vậy, hương thơm nhẹ nhàng của hoa Nhất Mạt Hương giúp cho chính môi trường sống xung quanh thơm ngát và không khí dễ chịu.
[/url]Xem thêm: Cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách? Ý nghĩa và Công dụng
Tạo cảm giác thư giãn, giảm stress: Điểm khác biệt của cây Nhất Mạt Hương là hương thơm dịu nhẹ. Chỉ cần chạm nhẹ tay vào phần lá, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương dễ chịu, thoang thoảng từ lá cây. Hương thơm tinh khiết, thanh mát như mùi bạc hà từ cây Nhất Mạt Hương có lợi ích giúp bạn giải tỏa áp lực, căng thẳng và stress hiệu quả. Nhờ đó, tạo không gian phòng ở thư giãn dễ chịu, thoải mái. Bạn sẽ luôn lấy lại một nguồn năng lượng dồi dào, tích cực.
Lọc không khí, đuổi muỗi: Nhất Mạt Hương có công dụng thanh lọc không khí, loại bỏ được một số chất độc hại. Tạo nên bầu không khí dễ chịu, trong lành, môi trường thoáng mát cho mọi người. Ngoài ra, cây Nhất Mạt Hương còn giúp xua đuổi muỗi rất hiệu quả (cũng giống như cây hương thảo, cây ngũ gia bì, cây đinh hương,…). Vì vậy, cây lại càng được ưa chuộng nhiều hơn, đặc biệt là các gia đình có trẻ em. Do đó, Nhất Mạt Hương thường được để trong phòng ngủ giúp phần nào đuổi muỗi và các loại côn trùng khác. Bảo vệ sức khỏe an toàn cho trẻ nhỏ và mọi người.
Ý nghĩa cây Nhất Mạt Hương
Theo nhiều người truyền lại, cây Nhất Mạt Hương hình ảnh tượng trưng cho tình cảm chân thành, không vụ lợi trong tình bạn. Không những thế, cây còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu sâu sắc, vĩnh cửu. Ý nghĩa cây Nhất Mạt Hương trong phong thủy là biểu tượng đem lại sự may mắn, bình an và tài lộc khi được trang trí trong phòng khách, bàn làm việc hay nhiều vị trí khác trong nhà.
Thế nên, Nhất Mạt Hương không chỉ được yêu thích lựa chọn trồng trang trí trong những không gian kiến trúc xung quanh bạn. Hay còn là món quà được săn lùng để gửi tặng đến bạn bè, người thân vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lên tân gia, khai trương cửa hàng,… giống như những lời gửi gắm yêu thương, tình cảm và những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.
Chậu cây nhất mạt hương
Cây nhất mạt hương hợp tuổi gì?
Với ý nghĩa tích cực về phong thuỷ, chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng thắc mắc cây Nhất Mạt Hương hợp tuổi gì? Theo luật ngũ hành, Nhất Mạt Hương hợp với người mang mệnh Mộc. Đối với ai mệnh Mộc, Nhất Mạt Hương sẽ mang lại ý nghĩa bình an, may mắn giúp cải thiện phong thủy và có cuộc sống tốt đẹp.
Xem thêm: Top 100 Cây Cảnh Phổ Biến, Cực Dễ trồng
Ngoài ra, cây Nhất Mạt Hương là một giống cây rất hợp với mọi người tuổi Hợi. Khi họ được sở hữu cây Nhất Mạt Hương bên mình, cây sẽ trở thành một bùa hộ mệnh, may mắn. Không những giúp bạn giữ được của cải, tiền tài mà còn mang đến thành công, tài lộc. Vì vậy, cây Nhất Mạt Hương đang được trồng ngày càng thông dụng.
Cây nhất mạt hương
Cách trồng và chăm sóc cây nhất mạt hương
Tuy có hình dáng nhỏ nhắn khá mỏng manh nhưng cây nhất mạt hương được đánh giá là có sức sống khá mãnh liệt. Cây thích hợp được trồng trong nhà hoặc ngoài trời nơi có cường độ chiếu sáng ở mức trung bình
Dụng cụ trồng và đất trồng: Cây nhất mạt hương có thể trông được ở nhiều nơi như trong chậu, thùng xốp trong vườn vv. Nếu có ý định trồng làm cảnh trong nhà bạn nên chọn cho chúng một chiếc chậu nhỏ xinh xắn để trồng. Nên chọn loại có lỗ thoát nước để tránh bị ngập úng. Loại đất trồng nhất mạt hương nên chọn đất có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Đất nên có độ mùn cao. Có thể phối trộn thêm cho đất những loại giá thể như xơ dừa, cát, tro để giúp cây có thêm dinh dưỡng.
Trồng cây nhất mạt hương: Việc trồng cây nhất mạt hương hiện nay được thực hiện bằng cách giâm cành hoặc gieo bằng hạt giống có sẵn ở cửa hàng hạt giống. Nên chọn những cây có chiều dài 10cm cắt ra cho vào chậu đất và giữ ẩm khoảng 1 tuần sau khi cây ra rễ phát triển mạnh là có thể thành cây con. Nếu như ngại trồng và nhân giống bạn nên chọn mua sẵn cây giống lại các cửa hàng cây cảnh sẵn có.
Xem thêm: Cây Trạng Nguyên là cây gì? Ý nghĩa, Cách trồng và Chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/y-nghia-phong-thuy-cay-trang-nguyen/]
Chăm sóc nhất mạt hương: Cây nhất mạt hương này dễ trồng, dễ chăm sóc và không mất quá nhiều công. Bạn chỉ cần chú ý chế độ nước, phân bón và ánh sáng đầy đủ là cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Cây mới trồng chỉ nên tưới nước tuần 2 lần là đủ. Nếu trồng ngoài trời thì tăng lên thành 3 lần một tuần. Mỗi lần tưới bạn không nên tưới quá nhiều sẽ làm cây ngạp úng mà chết.
Cây nhất mạt hương ưa bóng một phần nên để cây dưới ánh nắng trực tiếp sẽ khiến cây bị cháy lá lá sẽ vàng. Tuy nhiên cũng không được để cây trong bóng tối mà định kì ngày mang ra nắng 3 tiếng để hấp thu được ánh sáng. Chế đô bón phân cho cây: Cây nên được bón thêm phân để xanh tốt. Khoảng 1-2 tháng bạn có thể hoàn tan phân NPK tưới trực tiếp lên gốc. Lưu ý: Khi bón phân ta phải tưới nước liền cho cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục cho cây nhất mạt hương.
Cây nhất mạt hương
Một số câu hỏi thường gặp với cây Nhất Mạt Hương
Cây Nhất Mạt Hương có tác dụng gì trong thực tiễn?
Trang trí làm đẹp không gian sống, mùi hương từ cây giúp xua muỗi và tạo cảm giác thư thái…
Cây Nhất Mạt Hương có ý nghĩa gì?
Trong Phong Thủy, cây Nhất Mạt Hương tượng trưng cho tình cảm chân thành, không vụ lợi trong tình bạn, tình yêu…
Cây Nhất Mạt Hương hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Để tìm hiểu thêm cây Nhất Mạt Hương hợp với tuổi nào và nên đặt ở đâu để giúp gia chủ gặp may mắn thì cùng theo dõi thêm tại Xanh Bonsai nhé[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,661
Threads: 406
Likes Received: 1,072 in 855 posts
Likes Given: 233
Joined: Dec 2017
Reputation:
92
9 Cây trồng Hút “Tài lộc” Cho người Mệnh Kim
Hiện nay, việc trồng cây trong nhà không phải là yếu tố quan trọng để lựa chọn cây cảnh cho mình. Vì đơn giản nó không còn là cây dùng để trang trí nữa mà còn liên quan đến mặt tâm linh. Vì việc lựa chọn một cây hợp mệnh sẽ đem đến nhiều điều tốt lành đến cho gia chủ. Cùng Xanh Bonsai tìm hiểu sâu hơn về mệnh Kim nhé!
Giới thiệu về người mệnh Kim là như thế nào?
Nội dung bài viết [hide]
Mệnh Kim là cung mệnh đứng đầu trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mệnh Kim đại diện cho các kim loại được bồi tụ từ các khoáng vật và đất đá sâu trong lòng đất. Do vậy, những người mệnh Kim thường có nét tính cách mạnh mẽ, độc đoán và tham vọng. Nhược điểm về tính cách lớn nhất của người mệnh này chính là cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
Người mệnh Kim hợp với màu nâu đất, màu vàng sậm, màu ánh kim và màu trắng. Sở dĩ như vậy bởi 2 màu nâu đất và màu vàng sậm đại diện cho hành Thổ (yếu tố sinh ra hành Kim theo thuyết ngũ hành). Còn hai màu trắng và ánh kim chính là màu chủ đạo của các kim loại trên Trái đất. Vì vậy, người ta thường nói người mệnh Kim là những người cứng rắn, mạnh mẽ, có chính kiến. Tuy nhiên bên cạnh đó mệnh Kim cũng có những nhược điểm của người mệnh này lại chính là sự cứng nhắc, bảo thủ, khó thay đổi ý kiến. Đặc biệt biểu hiện rõ nhất trong các cuộc tranh luận.
Những loại cây phù hợp cho người mệnh Kim
Cây hợp mệnh Kim bao gồm các loại cây có lá, hoa hay thân màu trắng như: Cây Bạch Mã Hoàng Tử, Cây Tùng, Cây Lan Chi, Cây Ngọc Ngân, Cây Kim Ngân, Cây Kim Tiền, Cây Trầu Bà. Ngoài ra các bạn còn thể chọn các loại cây thuộc hành Thổ để tạo nên sự tương sinh trong phong thủy. Đồng thời, muốn tăng vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 3 – 4 chậu cảnh trong nhà là thích hợp nhất.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử
- Đặc điểm: cây Bạch mã hoàng tử là giống cây này mọc thành bụi, vươn lên cao khoảng 30 – 45cm. Lá cây có hình dáng hình bầu dục lớn, nhọn ở phần đầu, nhiều sọc gợn trắng và có lá màu xanh lơ. Cây có rễ mọc thành chùm, có màu trắng ngà. Đặc điểm nổi bật của cây chắc có lẽ là sinh trưởng nhanh và cho ra bụi rất tốt.
- Ý nghĩa: Khi nói đến cây Bạch Mã Hoàng Tử thì người ta liên tưởng đó là sự tinh tế, lịch lãm, sang trọng. Ngay từ cái tên đã toát lên cái vẻ đẹp có một không hai của cây rồi. Cây có những lá vươn lên trên cao thể hiện sự tiến tới, vươn lên, suôn sẻ trong công việc lẫn đời sống hằng ngày cho gia chủ. Cây bạch mã rất hiếm khi ra hoa, nhưng khi ra hoa sẽ có màu trắng ngà, bao bọc bởi mo hoa trắng muốt và khi ra hoa có điềm báo cho gia chủ rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với gia chủ. Vì thế mà mệnh Kim là trong những mệnh tốt khi trồng cây này trong nhà.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Tùng La Hán
- Đặc điểm: Cây Tùng la hán thuộc dòng thân gỗ lớn, cành nhiều nhánh, ngang hoặc mọc rủ xuống. Cây Tùng La Hán nếu mọc tự nhiên có thể cao tới gần 10 mét. Lá Tùng La Hán giải hẹp và dài, nhọn ở phía đỉnh lá, dạng lá kim, gốc có cuống ngắn và lá có màu xanh bóng. Hoa có màu trắng ngà, hoa mang kích thước lớn, bên dưới có dạng vảy. Hoa nở rơi vào khoảng tháng 5. Quả hình cầu tròn và màu xanh và có hình dạng giống tượng La Hán nên người ta mới đặt tên cho nó là Tùng La Hán.
- Ý nghĩa: Cây Tùng La Hán như trước đó đã đề cập đến đó là cây có tuổi thọ rất cao, sống đến hàng trăm hàng ngàn năm tuổi thì mang lại cho gia chủ được sự trường thọ, sống mãnh liệt cho mai về sau. Vì vậy nhiều người hay đem cây tùng La Hán ra trước sân vườn để trồng để có thể thay thế cho cây Đa, cây Đề để thể hiện nhiều sức khỏe và trường thọ. Cây Tùng La Hán rất thích hợp để tặng mừng thọ cho ông, bà để cầu sức khỏe.
Cây tùng la hán
Vốn là một loại cây cảnh đẹp, có nhiều ưu điểm hội tụ nên rất nhiều người yêu thích lựa chọn tùng La Hán làm cây trang trí trong nhà. Đây là giống cây đặc biệt thích hợp với những người mệnh Thủy, và mệnh Kim. Bởi trong Ngũ hành, Thủy sinh Kim. Vì vậy, những gia chủ thuộc hành Thủy, hoặc Kim nên chọn tùng La Hán trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn.
Cây Lan Chi
- Đặc điểm: Cây lan chi là giống cây thân thảo, xanh tươi quanh năm. Cây thường mọc thành các bụi nhỏ với chiều cao trung bình khoảng từ 40 – 50cm. Thân rễ ngắn, rễ sẽ phình to dần phát triển thành củ thịt, xốp, có màu trắng ngà và tách khỏi thân cỏ dễ dàng. Lá lan chi mảnh mai, màu xanh và có màu trắng trải dài theo mép lá.
- ý nghĩa: Theo dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng. Đó là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi. Nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi ma quỷ, tà ma hay những điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và tài vượng cho người sở hữu.
Chậu cây lan chi
Vì vậy cây lan chi rất phù hợp với những người mệnh Kim rất phù hợp để bàn lựa chọn làm cây để bàn phong thủy cho mình.
[/url]Xem thêm: Cây không khí là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây Ngọc Ngân
- Đặc điểm: cây Ngọc Ngân là loài cây cảnh thường được trồng trong các chậu cỡ nhỏ và vừa để trên bàn làm việc hoặc phòng khách. Loài cây này có đặc điểm dễ nhận thấy là lá cây rất to và xòe rộng. Màu sắc của lá chủ yếu là màu trắng xanh ở giữa, xung quanh viền ngoài là viền xanh đậm.
- Ý nghĩa: Với dáng cây tao nhã, sang trọng, loài cây này lại có thêm đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và xanh tốt quanh năm nên Ngọc Ngân thường đem lại những điều may mắn, tích cực. Đồng thời, trong phong thủy, chúng còn được biết đến với khả năng thu hút tiền tài, giúp cho chủ nhân ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn. Nếu xét về Ngũ Hành phong thủy thì chúng hợp với những người mệnh Kim, Thủy và Thổ. Vì thế đây là một lựa chọn không thể thiếu cho người mệnh Kim có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nó mang lại.
Cây ngọc ngân
Ngoài ra, cây ngọc ngân còn có Với cái tên Valentine đặc biệt của mình chúng tượng trưng cho tình yêu dịu dàng, trong sáng, thủy chung, son sắc và những cái kết có hậu. Nhờ ý nghĩa này mà các cặp đôi thường tặng cho nhau những chậu cây Ngọc Ngân kèm theo hy vọng về một tình yêu hạnh phúc.
Xem thêm: Ý nghĩa Thiêng liêng Của Cây Sala Tác dụng Và cách Chăm sóc
Cây Trầu Bà
- Đặc điểm: Về đặc tính thực vật của cây Trầu Bà, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn gọi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên. Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo.
- Ý nghĩa: cây Trầu bà có rất nhiều ý nghĩa, ngoài giá trị làm đẹp và tốt cho sức khỏe, người ta còn quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh kim của mình thì cây trầu bà xanh tốt, dễ sinh sôi phát triển mà không cần đến sự chăm sóc quá nhiều. Bởi vậy mà cây bonsai này mang ý nghĩa là sự sinh sôi, phát triển của thịnh vượng, tiền bạc, may mắn của gia chủ.
Cây trầu bà
Trong phong thủy, cây trầu bà là “cây tiền tài”, sẽ giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi mà không gặp phải trở ngại gì. Hình ảnh trầu bà cũng được cho là có thể tránh vận xui và đem đến nhiều may mắn trong cuộc sống. Vì thế cây trầu bà hợp với những người mệnh Kim để mang lại cho họ sự thịnh vượng, tài lộc.
Cây Kim Ngân
- Đặc điểm: Cây kim ngân là dòng cây gỗ khá to, chắc chắn thường được uốn nắn thành các thể khác nhau. Lá cây dài, nhỏ và mọc thành khóm, tỏa ra xung quanh và có hình dạng giống chân chim. Hoa Kim Ngân có màu trắng, chuyển dần sang vàng sau một thời gian.
- Ý nghĩa: Về phong thủy thì cây Kim Ngân phù hợp với những người mệnh Kim bởi nó đem lại sự cân bằng trong cuộc sống cho gia chủ. Đặc biệt hơn là cùng với đó nó đem lại tiền tài, tài lộc và sự thịnh vượng cho những ai sở hữu nó.
Cây kim ngân
Cây Kim Tiền
- Đặc điểm: Cây kim tiền là cây mọc thành bụi xanh lá, biệt tài số một là thanh lộc không khí, giảm khí bụi, hấp thụ khí độc làm xanh mát, trong lành môi trường xung quanh. Vẫn phát triển tốt nơi ít ánh sáng và không đòi hỏi phải tưới nhiều nước như những loại cây cảnh khác.
- Ý nghĩa: Những người mệnh Kim đặc biệt rất phù hợp với cây Kim tiền. Bởi theo yếu tố phong thủy thì cây kim tiền là một loại cây thể hiện cho sự giàu sang, tiền tài và phú quý. Trồng cây kim tiền là mang đến sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cây kim tiền
Để cây có thể phát triển tốt cũng như đảm bảo yếu tố về mặt phong thủy thì bạn nên trang trí thêm một vài viên sỏi trắng, vàng hoặc treo thêm những dây đồng tiền vàng ngay trên chậu cây nhé.
Xem thêm: Trúc Quân tử - Công dụng Ý nghĩa Cách trồng và Chăm sóc
[url=https://xanhbonsai.com/thong-tin-cay-truc-quan-tu/]
Cây Hạnh Phúc
- Đặc điểm: Cây hạnh phúc với đặc điểm là lá cây xum xuê cùng với những khóm hoa mọc sát cạnh nhau trên thân cây khiến người ta tưởng tượng tới sự đoàn kết của các thành viên trong một gia đình, như việc một gia đình lâu ngày không gặp trong một bữa cơm gia đình.
- Ý nghĩa: Với một màu xanh đậm, hoa màu trắng sáng (hoặc màu vàng nhạt) bao quanh cả cây thì người mệnh Kim phù hợp với cây hạnh phúc. Nó giúp cho người mệnh kim cân bằng lại được cuộc sống của chính mình một cách nhanh chóng. Trong phong thủy thì mệnh Kim sinh thủy nên gắn bó rất nhiều với nhau, đem đến cho nhau nhiều tài lộc, may mắn, yên ấm trong gia đình và nhiều niềm vui.
Cây hạnh phúc
Theo các chuyên gia chuyên về phong thủy, những người mang mệnh còn lại cũng có thể lựa chọn cây hạnh phúc để nuôi trồng. Bạn có thể đặt loại cây này tên bàn làm việc, góc học tập hay nơi văn phòng, chúng sẽ tạo cho bạn cảm giác thư thái tươi mới và tạo không khí làm việc tích cực hơn.
Cây Lan Ý
- Đặc điểm: cây Lan Ý có tên gọi khác là cây Huệ Hòa Bình, Vỹ Hoa Trắng và Hệ Hòa Bình. Cây thường đa số sẽ mọc thành bụi không quá cao, cao khoảng 50cm. Lá mọc thấp xung quanh. Hoa cây Lan Ý có hình mo cau, màu trắng, chỉ có 1 cánh. Cây Lan Ý rất dễ trồng, bạn có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của mình.
- Ý nghĩa: Trong phong thủy, cây Lan Ý là biểu tượng cho sự bình yên, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe, giúp người sở hữu tránh khỏi các điều xui xẻo nên vì thế cây hợp với những người mệnh Kim. Bên cạnh đó, loại cây phong thủy này còn mang đến may mắn,tiền tài và sự thịnh vượng cho gia chủ. Lan Ý được xem là thần hộ mệnh cho nhiều nhà lãnh đạo. Cây vươn thẳng nên có ý nghĩa sức sống kiên cường gợi lên ý chí phấn đấu, giúp các sếp vượt mọi thử thách, sự nghiệp thăng tiến.
Cây lan ý
Qua bài viết này Xanh Bonsai có thể giúp bạn biết được những thắc mắc về những cây trồng bonsai hợp với mệnh Kim.
Cám ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết này, để biết thêm thông tinn cũng như chăm sóc nhiệt tình bạn có thể liên lạc với Xanh Bonsai qua fanpage tại đây
Cùng tìm hiểu thêm về những thắc mắc chung của những người thuộc mệnh kim tại đây nhé
Màu nào hợp với người mang Mệnh Kim?
Người mệnh Kim hợp với màu nâu đất, màu vàng sậm, màu ánh kim và màu trắng
Trồng cây nào tốt cho người Mệnh Kim ?
Để được tư vấn nhiệt tình về cách trồng và hướng đặt hợp phong thủy, bạn vui lòng liên hệ về fanpage Xanh Bonsai nhé!
Be Vegan, make peace.
|