LTP Học Phật Pháp
U Silananda - PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN (1-3)

https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-p...-he-duyen/

LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN

Hôm nay, chúng ta đi đến phần thứ ba của Luật Nhân Quả. 

Luật Nhân Quả có ba phần: 
  1. Trước tiên là Luật Nghiệp Báo, 
  2. thứ hai là Luật Duyên Sinh, 
  3. thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên. 

Hai Luật đầu chúng ta đã nghiên cứu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna).

Paṭṭhāna có nghĩa là điều kiện, thāna có nghĩa là chỗ hay xứ, nhưng nghĩa rốt ráo của nó là đứng, “đứng” ở đây có nghĩa là: 

  • một chỗ mà những vật khác có thể đặt hay để lên đó hay “nền tảng”. 

Luật Paṭṭhāna hay Duyên Hệ Duyên giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Đó là một “Luật Tự Nhiên”. Luật này không phải được sáng tạo ra bởi một người nào hay do Đức Phật sáng tạo ra. Luật này được ẩn tàng hay có sẵn ngay khi không có Đức Phật trên thế gian này. Khi một vị Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài khám phá ra luật ẩn tàng đó. Sau khi khám phá ra luật này, Đức Phật làm hiển lộ hay dạy cho chúng sinh biết. Trong kinh điển có ghi một câu nói về Luật Duyên Sinh như sau:

“Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. Có nghĩa là Luật Duyên Sinh. Như vậy, dầu cho Chư Phật có ra đời hay không thì Luật Duyên Sinh vẫn có sẵn. Đức Phật ra đời khám phá ra Luật đó, xuyên thấu qua luật đó. Sau khi tìm ra xuyên thấu, hiểu biết trọn vẹn luật đó, Đức Phật tuyên bố, dạy luật đó cho toàn thể chúng sinh.

Giống như Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. Luật Duyên Hệ Duyên là luật tinh vi, chi ly hơn hai Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Luật Nghiệp Báo chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Sinh cũng áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. 

Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả 
  1. chúng sinh và 
  2. vật vô tri. 
Như vậy, luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất này liên hệ đến Vật Chất kia như thế nào chứ không phải chỉ nói sự liên hệ giữa chúng sinh mà thôi.

Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên giải thích sự liên hệ giữa các chúng sinh. 

Ngoài ra Luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích 
  1. Vật Chất và 
  2. Tâm 
liên hệ với chúng sinh như thế nào?

Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. Trong Luật Duyên Sinh, chúng ta chỉ biết một số hiện tượng này liên hệ hay chịu điều kiện của một số hiện tượng kia; nhưng Luật Duyên Sinh không chỉ cho chúng ta biết chúng liên hệ với nhau như thế nào? Theo cách nào? Theo đường lối nào? Trong khi luật Duyên Hệ Duyên giải thích cho biết chúng liên hệ nhau như thế nào. Như trước đây nhiều lần tôi đã nói: 

  1. Luật Duyên Sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, 
  2. nhưng trong Luật Duyên Hệ Duyên nói: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”. Liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè”. 

Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Paccaya Satti (Lực của Duyên). Chữ này chỉ có nghĩa đơn thuần là chúng liên hệ với nhau như thế nào? Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên chỉ cho ta thấy nhiều điều thích thú và chi tiết trong phương pháp nghiên cứu hơn hai Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.

Luật Duyên Hệ Duyên là một luật rất thâm sâu trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). 

Về phương diện số lượng thì Paṭṭhāna là cuốn sách có số lượng đồ sộ trong Abhidhamma. Có bảy bộ sách trong Abhidhamma. Trong thời kỳ kết tập tam tạng lần thứ sáu, 

Bộ Abhidhamma được chia thành mười hai cuốn, và 
  1. năm cuốn dày nhất thuộc về Paṭṭhāna. Trong khi đó bảy cuốn mỏng hơn nói đến sáu bộ sách kia. 
  2. Như vậy về số lượng thì Paṭṭhāna có số lượng nhiều nhất trong Abhidhamma. 
  3. Thêm vào đó Bộ Paṭṭhāna là bộ khó nhất, sâu xa nhất trong Vi Diệu Pháp.

Bốn tuần sau khi Đức Phật thành đạo, Đức Phật quán xét Abhidhamma. Sau khi Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua tám tuần dưới cây Bồ Đề và những vùng chung quanh cây Bồ Đề. Trong tám tuần này Đức Phật không giảng dạy cho ai cả. Suốt tuần thứ tư Đức Phật quán sát Vi Diệu Pháp. Có bảy bộ sách trong Vi Diệu Pháp, Ngài tuần tự quán sát từ bộ này đến bộ kia. Trong khi quán sát sáu bộ đầu tiên, không có chuyện gì đặc biệt xảy ra. Nhưng khi quán sát đến bộ thứ bảy về Luật Duyên Hệ Duyên thì hào quang sáu màu phát ra từ cơ thể Ngài, tỏa rộng đến tận cùng Thế Giới.

Đó là vì khi quán sát sáu bộ Abhidhamma đầu tiên trí tuệ siêu việt, trí tuệ Chánh Biến Tri của Ngài không đủ chỗ để hoạt động. Đối với chúng ta, ngay bộ Vi Diệu Pháp đầu tiên cũng đã thật thâm sâu, khó hiểu, nhưng đối với trí tuệ của Đức Phật những bộ đầu tiên này vẫn chưa thâm sâu. Bởi vậy, khi quán xét về sáu bộ đầu tiên này trí tuệ của Đức Phật chưa đủ chỗ để lưu chuyển. Nhưng khi Ngài xét đến bộ thứ bảy, Bộ Paṭṭhāna, thật thâm sâu, làm thỏa mãn sự hiểu biết nên trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động. Khi Đức Phật có thể quán sát tùy thích trên Paṭṭhāna, thì Ngài rất hoan hỉ. Khi Ngài hoan hỉ, hạnh phúc thì tâm Ngài cũng hoan hỷ hạnh phúc. Lúc đó cơ thể Ngài – là nền tảng của Tâm – trở nên trong sáng, đưa đến kết quả là những hào quang phát ra từ cơ thể Ngài và trải rộng đến tận cùng thế giới.

Như vậy, có thể nói rằng: khi Đức Phật quán sát sáu bộ sách đầu, tâm của Ngài như con cá voi được đặt trong một cái hồ quá nhỏ. Mặc dầu được đặt trong hồ nước nhưng hồ nước quá nhỏ không đủ chỗ cho cá voi bơi lội, vui đùa. Nhưng khi Đức Phật xét đến bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna thì giống như con cá voi đã được đưa vào đại dương. Khi cá voi được ở trong đại dương, cá có thể bơi đi bất kỳ nơi đâu cá thích, nên cá rất hoan hỷ hạnh phúc. Cũng vậy, khi Đức Phật quán sát bộ sách thứ bảy Paṭṭhāna của tạng Vi Diệu Pháp thì trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động, bởi thế nên hào quang sáu màu phát sinh từ cơ thể Ngài. Bây giờ chúng ta đã biết rằng: Paṭṭhāna đã giải thích những duyên hay điều kiện của hiện tượng Vật Chất và Tâm một cách chi li, thích thú hơn Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh. 

Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:
  1. Hetu-paccayo: Root condition, Nhân Duyên.
  2. Ārammaṇa-paccayo: Fascination (Sense-Object) condition, Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)
  3. Adhipati-paccayo: Predominance condition, Trưởng Duyên.
  4. Anantara-paccayo: Continuity condition, Vô Gián Duyên.
  5. Samanantara-paccayo: Contiguity condition, Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)
  6. Sahajāta-paccayo: Co-nascence condition, Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)
  7. Aññamañña-paccayo: Mutuality condition, Hỗ Tương Duyên.
  8. Nissaya-paccayo: Dependence condition, Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)
  9. Upanissaya-paccayo: Strong-dependence condition, Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)
  10. Purejāta-paccayo: Pre-nascence condition, Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)
  11. Pacchājāta-paccayo: Post-nascence condition, Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)
  12. Āsevana-paccayo: Repetition condition, Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)
  13. Kamma-paccayo: Kamma condition, Nghiệp  Duyên.
  14. Vipāka-paccayo: Resultant condition, Quả Duyên.
  15. Āhāra-paccayo: Nutriment condition, Vật Thực Duyên.
  16. Indriya-paccayo: Faculty condition, Căn Duyên (Quyền Duyên)
  17. Jhāna-paccayo: Jhana condition, Thiền Duyên.
  18. Magga-paccayo: Path condition, Đạo Duyên.
  19. Sampayutta-paccayo: Association condition, Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)
  20. Vipayutta-paccayo: Dissociation condition, Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)
  21. Atthi-paccayo: Presence condition, Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)
  22. Natthi-paccayo: Non-disappearance condition, Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)
  23. Vigata-paccayo: Absence condition, Ly Khứ Duyên (Biến mất)
  24. Avigata-paccayo: Disappearance condition, Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất).
Notes: Cuốn sách Duyên Hệ Duyên Trong Đời Sống Hàng Ngày (Patthana in Daily Life), tác giả U Hla Myint,giải thích rất chi tiết từng hệ duyên một rất chi tiết được tìm thấy tại:

http://www.tathagata.org/sites/default/f...20Life.pdf

Đã được Pháp Triều dịch sang Việt ngữ. Có thể đọc và download tại:

https://theravada.vn/book/duyen-he-trong...hla-myint/

Bởi loạt bài này chỉ là Phật Pháp Căn Bản nên tôi sẽ không xét từng duyên một, nếu bạn cảm thấy muốn tìm hiểu thêm thì bạn có thể tìm đọc một số sách, nhưng đối với những người chưa biết chút ít về Vi Diệu Pháp thì khó mà hiểu thấu đáo được.

Notes: Some definitions:
  1. continuity is lack of interruption or disconnection; the quality of being continuous in space or time 
  2. contiguity is a state in which two or more physical objects are physically touching one another or in which sections of a plane border on one another.
nascence: A coming into being; a beginning.

(còn tiếp)
Reply
(tt) U Silananda - PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN (2-3)

https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-p...-he-duyen/

Có tất cả hai mươi bốn Duyên. 

Ta có thể chia chúng thành nhiều nhóm, nhưng bài giảng này chỉ nói đến 
  1. một hiện tượng “tạo điều kiện” và 
  2. một hiện tượng khác “nhận điều kiện”. 
Cái “tạo điều kiện” có thể gọi là “nhân” và cái “nhận điều kiện” gọi là “quả”. Đôi lúc chữ nhân có nghĩa là cái tạo ra hay sản xuất ra một số cái khác. Bởi vậy, tôi muốn bỏ chữ nhân và quả khi tôi giảng về Paṭṭhāna. Tôi dùng chữ “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Nhóm tạo điều kiện nghĩa là nhóm giúp cho những cái khác khởi sinh, và nhóm chịu điều kiện có nghĩa là nhóm bị điều kiện. Như vậy, có hai nhóm. 

Trong Paṭṭhāna giải thích sự liên hệ giữa “nhóm tạo điều kiện” và “nhóm bị điều kiện”. Chúng liên hệ theo nhiều cách, chẳng hạn như liên hệ theo “Nhân Duyên”, liên hệ theo “Hỗ Tương Duyên” v.v…
  • Nhóm một, Nhóm tạo điều kiện: Nhóm này tạo ra những yếu tố chịu điều kiện. Đó là sự liên hệ theo Nhân và Quả. Trong trường hợp này Nghiệp hay Luật Nghiệp Báo là một ví dụ điển hình. Giả sử bạn tạo Nghiệp Bất Thiện thì khi nào bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện đó?
Bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện trong kiếp này, trong kiếp tới hay trong những kiếp sau kiếp đó nữa. Như vậy, “Kamma” là “yếu tố tạo điều kiện”, tạo duyên, đó là Nhân; và “Quả của Kamma” là cái nhận điều kiện, đó là Quả. Nghiệp thuộc về thời gian này và Quả thuộc thời gian khác: Quả có thể trả trong kiếp sống này hoặc trong những kiếp sống sau. Như vậy, Nghiệp và Quả của Nghiệp liên hệ theo Nghiệp Duyên (Duyên Hệ Duyên #13). Ở đây là sự liên hệ giữa kẻ tạo tác và kẻ bị tạo tác.
  • Nhóm thứ hai là sự liên hệ giữa “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố chịu điều kiện”, có nghĩa là “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh rồi hiện hữu một thời gian sau đó yếu tố chịu điều kiện mới khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Tiền Duyên (Duyên Hệ Duyên #10) giữa “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện”. Bây giờ tôi sẽ nói với bạn thêm một chút, chẳng hạn như bạn thấy một vật gì đó. Có vật thấy, rồi có Thức Thấy khởi sinh. Trước tiên, vật thấy phải khởi sinh ít nhất ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Có nhiều chi tiết rất tỉ mỉ trong Vi Diệu Pháp. Khi bạn thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng trước khi Thức Thấy khởi sinh thì vật thấy phải khỏi sinh trước. Vật thấy khởi sinh vào khoảng ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, khi Thức Thấy khởi sinh thì Thức Thấy liên hệ với vật thấy theo Tiền Duyên. Ở đây “yếu tố tạo điều kiện” không có tạo ra “yếu tố nhận điều kiện”, nhưng “yếu tố tạo điều kiện” đã hỗ trợ cho “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh và có mặt trong một thời gian.Khi chúng ta thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng Thức Thấy này lại tùy thuộc vào vật thấy, nhưng Thức Thấy cũng tùy thuộc vào một sự vật khác đó là mắt. Nếu không có mắt thì bạn sẽ không thấy. Như vậy mắt cũng là một điều kiện cho Thức Thấy khởi sinh. Bây giờ mắt đã có mặt với bạn trước khi Thức Thấy khởi sinh. Trong trường hợp này cũng có sự liên hệ giữa Thức Thấy và mắt, ở đây là mắt Vật Chất. Sự liên hệ này là liên hệ Tiền Duyên. Điều này có nghĩa là mắt khởi sinh trước khi có Thức Thấy, và khi Thức Thấy khởi sinh con mắt đã có sẵn. Như vậy sự liên hệ được gọi là liên hệ theo Tiền Duyên.
Nếu bạn biết được sự liên hệ giữa Thức Thấy và vật thấy thì bạn cũng hiểu được sự liên hệ giữa thức nghe và âm thanh, giữa thức ngửi và mùi v.v… Khi bạn nghe một âm thanh, vào lúc bạn nghe thì âm thanh đã có mặt ba sát na tâm trước đó. Bạn có thể nghĩ rằng: bạn nghe âm thanh ngay lúc âm thanh khởi sinh, nhưng thật ra đã có ba sát na trôi qua rồi bạn mới thực sự nghe. Như vậy, âm thanh liên hệ với thức nghe theo Tiền Duyên (Duyên Hệ Duyên #10). Cũng vậy, sự liên hệ giữa Tai và Thức Nghe cũng theo Tiền Duyên.
  • Nhóm thứ ba là “yếu tố chịu điều kiện” xảy ra trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh. Điều này thật lạ lùng. Trong sự liên hệ giữa “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh này. Sự liên hệ khởi sinh khi cả hai yếu tố này đều hiện diện, không phải “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Sự liên hệ này chỉ khởi sinh và có mặt một lúc thôi.
Sự biểu hiện trên gương mặt của bạn khi bạn vui, khi bạn buồn khác nhau. Tùy theo bạn vui hay buồn mà sự biểu hiện hay những yếu tố Vật Chất trên mặt bạn thay đổi. Ở đây, vật chịu điều kiện bởi tâm khởi sinh ra sau. Vật Chất trên gương mặt của bạn đã hiện diện trong một khoảng thời gian rồi tâm bạn khởi sinh, rồi tâm bạn tạo điều kiện khiến cho mặt bạn trở thành vui hay buồn. Trong trường hợp này, yếu tố chịu điều kiện khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Ở đây Tâm là “yếu tố tạo điều kiện” và Vật Chất là yếu tố chịu điều kiện. Không phải “yếu tố vật chất trên khuôn mặt” khởi sinh trước khi “tâm buồn vui” khởi sinh. Nhưng khi tâm khởi sinh, tâm tạo điều kiện cho Vật Chất khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Hậu Duyên (Duyên Hệ Duyên #11).
  • Loại liên hệ thứ tư là sự liên hệ giữa những yếu tố khởi sinh đồng thời. Trong trường hợp này, cả hai “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố nhận điều kiện” khởi sinh cùng lúc, nhưng một cái được gọi là “tạo điều kiện” và cái kia được gọi là “bị điều kiện”. Đây là Duyên Đồng Thời hay Câu Sinh Duyên (Duyên Hệ Duyên #6).
Chẳng hạn, bạn có Tham Ái về một vật gì đó thì vào lúc đó sẽ có Thức và những tâm sở khác khởi sinh. Tham Ái là một tâm sở. Đi kèm với tâm sở Tham Ái này có những tâm sở khác và đi kèm với những tâm sở này là Thức. Đồng thời Tâm cũng có thể tạo nên những yếu tố Vật Chất. Như vậy, vào lúc có sự Tham Ái này một số yếu tố Vật Chất được tạo ra. Tóm lại, vào lúc có Tham Ái thì có tâm sở Tham Ái và những tâm sở khác, có Thức và những yếu tố Vật Chất do thức tạo ra. Ở đây, Tham Ái liên hệ với những yếu tố khác theo lối khởi sinh cùng thời hay Câu Sinh Duyên (Sahajāta Paccayo). Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng một yếu tố được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, sự liên hệ của chúng theo Câu Sinh Duyên hay cùng khởi sinh. Một số Thức khác, một số tâm sở khác và một số vật chất khác sự liên hệ như thế này cũng xảy ra.

Bây giờ khi Jhāna khởi sinh sẽ như thế nào. Jhāna có nghĩa là gì? 

Jhāna có nghĩa là một nhóm tâm sở, và Thức Jhāna, rồi những tâm sở khác và những yếu tố Vật Chất gây nên bởi Thức Jhāna. Trong trường hợp này, những yếu tố của Jhāna được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố phối hợp hay kèm theo là những “yếu tố bị điều kiện”. Jhāna liên hệ với Thức, những tâm sở khác, và yếu tố Vật Chất theo Câu Sinh Duyên (Duyên Hệ Duyên #6). Trong cách liên hệ này thì “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” phải hiện diện cùng lúc. Nếu một trong những yếu tố đó không khởi sinh thì sẽ có sự liên hệ theo cách này.
không

Vào lúc Giác Ngộ Đạo Quả cũng vậy, lúc này thức khởi sinh được gọi là Đạo Tâm. Cùng với Đạo Tâm có tám yếu tố của Đạo, những tâm sở khác, và những yếu tố Vật Chất tạo ra bởi Đạo Tâm khởi sinh. Trong trường hợp này, tám yếu tố của Bát Chánh Đạo là những “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là những “yếu tố chịu điều kiện”. Chúng liên hệ theo cách khởi sinh cùng lúc hay Câu Sinh Duyên.
  • Loại liên hệ thứ năm: Một sự liên hệ khác cũng là “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” cùng khởi sinh, và chúng điều kiện với nhau. Đây là trường hợp điều kiện hỗ tương. Chúng cùng khởi sinh rồi hỗ trợ cho nhau. Cũng vậy, khi Tham Ái khởi sinh thì sẽ khởi sinh cùng với một số tâm sở khác và Thức, đồng thời chúng bị điều kiện lẫn nhau. Khi bạn lấy một yếu tố này làm “yếu tố tạo ra điều kiện” thì những yếu tố kia là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, Thức và những tâm sở liên hệ theo cách hỗ tương.
*Trong loại liên hệ thứ tư:  Câu sinh duyên (Duyên Hệ #6) – một cái luôn luôn “tạo điều kiện”, hoặc – một cái thì luôn luôn “bị điều kiện” và cái kia thì luôn luôn “tạo điều kiện”.

**Nhưng trong loại liên hệ thứ năm là loại liên hệ Hỗ Tương (Duyên Hệ #7), mỗi cái đều có thể “tạo điều kiện” có thể là “bị điều kiện’. Liên hệ theo điều kiện hỗ tương có thể so sánh như ba cái cây cột lại với nhau tạo thành cái thế ba chân. Chúng phối hợp với nhau và cái này hỗ trợ cho cái kia để có thể đứng được.
  • Loại liên hệ thứ sáu là liên hệ theo Cảnh Duyên (Duyêm Hệ #2) (liên hệ theo chủ thể và khách thể). Ở đây, “yếu tố tạo điều kiện” là đối tượng hay cảnh của các “yếu tố bị điều kiện”. Khi chúng ta nhìn thấy vật gì, vật ta nhìn thấy được là đối tượng hay cảnh duyên. Thức Thấy được gọi là yếu tố chủ thể và vật thấy gọi là yếu tố khách thể. Ở đây có sự liên hệ chủ thể và khách thể. Khi chúng ta thấy vật gì, thì vật thấy liên hệ với Thức Thấy theo đường lối khách thể hay Cảnh Duyên. Tương tợ như vậy đối với sự nghe sự ngữi v.v… âm thanh liên hệ đến thức nghe theo Cảnh Duyên.
  • Loại thứ bảy là “yếu tố tạo điều kiện” biến mất. Đôi lúc vật này mất đi để cho vật khác có thể chiếm chỗ nó. Đó cũng gọi là Duyên. Sự để trống chỗ của tôi là điều kiện cho vị sư khác ngồi. Sự nhường chỗ như thế cũng được gọi là một điều kiện hay duyên. Khi một vật gì nhường chỗ cho một vật khác tới thì vật trước đó đã biến mất rồi, đó là liên hệ theo nhiều duyên, có thể theo loại thứ tư và thứ bảy. Khi sự nhường chỗ này là một loại hiện tượng giống nhau thì sự “lập đi, lập lại nhiều lần” được gọi là Trùng Dụng Duyên. Loại này khởi sinh rồi diệt mất, rồi một loại khác cùng loại khởi sinh rồi biến mất, rồi một loại thức khác khởi sinh rồi biến mất. Trong trường hợp này chúng ta gọi là những điều kiện lập đi lập lại là Vô Gián (không gián đoạn, Duyên Hệ Duyên #4), Ly Khứ (Biến mất, Duyên Hệ Duyên #23) và Trùng Dụng (lập đi lập lại, Tập Hành Duyên #12). Nếu bạn hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ hiều rằng: khi bạn kinh nghiệm một Thức Thiện hay Thức Bất Thiện thì thức này sẽ xảy ra liên tiếp bảy lần. Chúng khởi sinh rồi hoại diệt bảy lần liên tiếp. Khi chúng lập lại bảy lần thì Thức trước liên hệ với thức sau theo Trùng Dụng Duyên. Thức thứ hai cũng liên hệ với thức thứ ba theo Trùng Dụng Duyên v.v…
Bây giờ chúng ta hãy trở về với loại thứ nhất, trong loại thứ nhất “yếu tố tạo điều kiện”, tạo ra “yếu tố bị điều kiện”. Thật sự là sự liên hệ theo nhân và quả. Những yếu tố khác không phải là liên hệ theo nhân quả, những yếu tố khác không phải là tạo điều kiện và bị điều kiện. Nhiều yếu tố khởi sinh trước đó, một số khởi sinh sau đó, một số khởi sinh cùng lúc rồi chúng hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy ở đây tạo điều kiện chỉ có nghĩa là hỗ trợ với tư cách là một sự lệ thuộc. Rồi trong loại cuối chỉ là sự nhường chỗ, chỉ là sự biến mất của một số hiện tượng tạo cơ hội cho những hiện tượng khác khởi sinh.

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) U Silananda - PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN (3-3)

https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-p...-he-duyen/

Trong Paṭṭhāna có nhiều loại liên hệ khác nhau được đề cập đến. Với sự hiểu biết về Luật Duyên Hệ Duyên, chúng ta có thể hiểu được Luật Nhân Quả một cách đầy đủ hơn, và đúng đắn hơn.

  • Sự liên hệ cuối cùng: sự liên hệ bằng cách nhường chỗ hay biến mất rất là quan trọng để tìm hiểu. Nhiều tác giả viết rằng: Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh hay Thức Tái Sinh bị điều kiện bởi Tử Thức.

Theo bạn điều này đúng hay sai?

Tôi nhắc lại:  “Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh, đúng hay sai?”

Chúng ta phải cẩn thận ở chỗ này, chữ “tạo điều kiện” ở đây chỉ có nghĩa là làm trống chỗ hay Ly Khứ chứ không phải là tạo nhân cho Thức Tái Sinh. Như vậy nói Thức Tái Sinh chịu điều kiện của Tử Thức chỉ có nghĩa là Tử Thức biến mất và Thức Tái Sinh khởi sinh. Thức Tái Sinh này không phải là hậu quả hay được tạo ra bởi Tử Thức, Thức Tái Sinh là Thức quả, Thức Tái Sinh là quả của một số Nghiệp trong quá khứ. Như vậy, sự liên hệ giữa Tử Thức và Thức Tái sinh ở đây là sự liên hệ theo cách nhường chỗ hay là Ly Khứ (Duyên Hệ Duyên #23) chứ không phải là tạo nhân hay tạo ra gì cả. Nếu chúng ta hiều câu này có nghĩa là tạo nhân hay Duyên Tạo Tác thì chúng ta sẽ hiểu sai. Như vậy, hiểu biết những loại liên hệ khác nhau là một điều rất quan trọng; nếu không, bạn sẽ không hiểu được sự liên hệ Duyên Hệ Duyên một cách đúng đắn.

Vậy Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) đã dạy chúng ta những gì?

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. Trong Giáo Pháp của Đức Phật không có gì khởi sinh từ cái không, không có gì khởi sinh mà không có điều kiện. Đó là trên thế gian, nhưng có một cái được Đức Phật dạy là không có điều kiện đó là Niết Bàn. Niết Bàn không có điều kiện.

Trên thế gian, luôn luôn có hai sự kiện là “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Đôi khi chúng khác thời, đôi khi chúng đồng thời. Chỉ có hai Duyên “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Chúng ta chỉ là sự phối hộp của hai điều kiện này. Ngoài hai điều kiện này chẳng có gì là Atta, Ngã, linh hồn, tác nhân, Thượng Đế, đấng tạo hóa nào tạo ra chúng cả. Phật Giáo dạy Luật Nhân Quả rằng: luôn luôn lúc nào sự vật cũng phải có điều kiện xảy ra dầu cho đó là chúng sinh hay vật vô tri. Luôn luôn có điều kiện hay nguyên nhân cho một sự vật gì đó khởi sinh. Không có cái gì khởi sinh mà không có nhân. Nhân hay điều kiện này không phải là một cái Atta (Ngã, linh hồn) tưởng tượng, cũng không phải là Thượng Đế hay đấng tạo hóa gì cả mà chỉ là các điều kiện Vật Chất và Tâm. Do đó, Đức Phật thấy rõ rằng: tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều bị điều kiện; những điều kiện này không phài là một tác nhân, linh hồn, tự ngã, thượng đế, đấng sáng tạo v.v… “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh rồi biến mất, sinh rồi diệt, sinh rồi diệt theo cách thức của chúng, theo lực của chúng. Không có cách nào để hành sử, kiểm soát chúng được. Như vậy, cuối cùng cái mà Paṭṭhāna dạy cho chúng ta là không có Atta. Các hiện tượng trên thế gian chỉ khởi sinh rồi hoại diệt theo điều kiện. Khi không còn điều kiện nữa thì sẽ không có gì khởi sinh nữa.

Bạn nhìn thấy tôi, bởi vì tôi đang ở đây. Nếu tôi không ở đây thì bạn không thể thấy tôi. Thức Thấy của bạn bị điều kiện bởi tôi, Thức Thấy không được tạo ra bởi một ai cả, không có Thánh, Thần, Thượng Đế tạo ra Thức Thấy. Như tôi đang tạo ra tiếng động bằng cách nói đây. Bởi vì có tiếng động nên bạn mới nghe. Như vậy, Thức Nghe của các bạn bị điều kiện bởi giọng nói của tôi. Khi tôi ngừng nói, thì bạn không nghe thấy tiếng nói của tôi nữa. 

Tất cả mọi sự vật đều bị điều kiện, chỉ khi nào có “cái tạo ra điều kiện” thì khi đó mới có “cái nhận điều kiện”. Luôn luôn có sự liên hệ giữa “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện” dưới nhiều cách thức khác nhau. Theo Paṭṭhāna có hai mươi cách thức hay hai mươi bốn sự liên hệ.

Bây giờ các bạn đã hiểu tầm quan trọng của sự hiểu biết các loại duyên khác nhau theo “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện”.

Chỉ khi nào bạn hiểu rõ sự liên hệ theo Duyên Hệ Duyên bạn mới có thể hiểu được Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn và đầy đủ. Như vậy, điều quan trọng khi các bạn học Luật Duyên Sinh thì đừng quên học luật Duyên Hệ Duyên bởi vì các bạn luôn luôn áp dụng luật Duyên Hệ Duyên để hiểu Luật Duyên Sinh.

Thực vậy, hai luật này không thể tách rời nhau, phải hiểu hết cả hai. Chẳng hạn như, tùy thuộc vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh (viññaṇā paccayā nāma-rūpaṁ). Đó là một liên kết trong luật Duyên Sinh, dựa vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh. Thức ở đây có nghĩa là Thức Tái Sinh, Tâm ở đây là những yếu tố khởi sinh cùng lúc với Thức Tái Sinh. Và Vật Chất ở đây có nghĩa là Vật Chất sinh ra bởi Nghiệp. Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng theo mô thức thì chúng ta nói: “Tùy thuộc vào Thức mà ‘Vật Chất và Tâm’ khởi sinh”. Nếu không áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào mắc xích này thì bạn sẽ hiểu lầm rằng: Thức tạo ra Vật Chất và Tâm. Đây là sự hiểu lầm tai hại. Chúng khởi sinh cùng lúc, như vậy chúng có sự Liên Hệ Đồng Thời hay cùng Lúc, còn gọi là Câu Sinh Duyên. Bạn chỉ có thể hiểu Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn khi bạn hiểu luật Duyên Hệ Duyên. Bởi vậy, một điều quan trọng cần phải biết là khi bạn học về Duyên Sinh thì bạn cũng phải học về Duyên Hệ Duyên. Học cả hai không phải là điều dễ dàng bởi vì bạn cần phải có sự hiểu biết về Vi Diệu Pháp, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là phần thưởng. Gọi là phần thưởng bởi vì nếu bạn kiên nhẫn để học Abhidhamma, và khi bạn đã hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được Luật Duyên Sinh và Duyên Hệ Duyên một cách rõ ràng không sai lầm. Như vậy, điều quan trọng là bạn phải học cả hai Luật Duyên Sinh và Luật Duyên Hệ Duyên cùng với nhau.

Tôi sẽ đưa cho quí vị thêm một ví dụ nữa. Đây là một sự liên hệ: Do ở Xúc, Thọ khởi sinh (Phassa paccayā Vedanā). Bạn hiểu sự liên hệ ở đây như thế nào? Xúc khởi sinh trước rồi Thọ khởi sinh. Hiểu như vậy có đúng không. Xúc và Thọ khởi sinh đồng thời, nhưng một cái gọi là “tạo điều kiện” và cái kia gọi là “bị điều kiện”. Như vậy, Xúc được gọi là tạo điều kiện, Thọ được gọi là bị điều kiện. Gọi như thế bởi vì chúng liên hệ theo cách “khởi sinh đồng thời” (Câu Sinh Duyên). Như vậy, ngay cả khi hai sự vật cùng phát sinh một lúc, nhưng chúng có liên hệ theo đường lối “cái tạo điều kiện và cái nhận điều kiện”. Do đó, chỉ khi áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào Luật Duyên Sinh thì bạn mới có thể hiểu một cách đúng đắn Luật Duyên Sinh. Bởi vậy, bạn phải học Luật Duyên Hệ Duyên cùng với Luật Duyên Sinh. Đây là điều rất quan trọng.

Tôi nghĩ rằng: cho đến bây giờ các bạn đã hiểu Luật Nhân Quả một cách rõ ràng sau khi các bạn đã học Luật Nghiệp Báo, Luật Duyên Sinh, và Luật Duyên Hệ Duyên.

 
 (Hết)
Reply
bạn LTP, tử thức không tạo điều kiện , chỉ nhuờng chổ cho thức tái sanh , vậy cái gì tạo điều kiện cho thức tái sanh ?
Reply
(2021-06-05, 09:39 PM)abc Wrote: bạn LTP, tử thức không tạo điều kiện , chỉ nhuờng chổ cho thức tái sanh , vậy cái gì tạo điều kiện cho thức tái sanh ?


Bác abc,

Thức Tái Sanh là tâm quả của Hành Nghiệp. Nói cách khác, Hành duyên Thức. 

LTP hiểu lời Ngài U Silananda như vậy.
Reply
Bác abc,

Ngài U Silananda viết:

Ngay lúc thọ thai của con người cái gì sanh khởi? Ngay lúc thọ thai có ba thành tố: 

  1. thứ nhất là Thức Tái Sanh là tâm kết quả của Hành Nghiệp trong quá khứ đã được giải thích trong tương quan thứ hai ở trên; 
  2. thứ hai là Danh hay những tâm sở hiện diện đồng thời với Thức Tái Sanh; và 
  3. thứ ba là Sắc với 30 loại khác nhau chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 loại sắc. Thức, Danh (tâm sở) và Sắc trong tương quan thứ ba này sanh khởi đồng thời.
https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...an-thu-ba/

LTP không hiểu thành tố thứ ba "Sắc có 30 loại khác nhau chia thành 3 nhóm ...", bác ạ . 

Thanks-sign-smiley-emoticon  bác nhiều .
Reply
bạn LTP ,

sắc là phần vật chất

tui đọc thấy sắc chia thành 28 loại sắc pháp , ko biết Ngài Usilanda nói 30 là tính làm sao , chắc có ý gì nên mới nói vậy

bạn muốn rõ thì tạng vi diệu pháp , phần cuối có nói rõ sắc pháp chia theo sự thể hiện thì có bao nhiêu nhóm , theo  chức năng thì phân biệt ra sao , nhưng mà phần sắc pháp hơi "khô"
Reply
(2021-06-06, 09:30 PM)abc Wrote: bạn LTP ,

sắc là phần vật chất

tui đọc thấy sắc chia thành 28 loại sắc pháp , ko biết Ngài Usilanda nói 30 là tính làm sao , chắc có ý gì nên mới nói vậy

bạn muốn rõ thì tạng vi diệu pháp , phần cuối có nói rõ sắc pháp chia theo sự thể hiện thì có bao nhiêu nhóm , theo  chức năng thì phân biệt ra sao , nhưng mà phần sắc pháp hơi "khô"



Sư viết: 

"thứ ba là Sắc với 30 loại khác nhau chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 loại sắc."  

Tiếp theo đó, sau hai đoạn ngắn, Sư viết tiếp:

"Sắc có 30 loại sanh khởi đồng thời với Thức và liên hệ với Thức. Trong 30 loại sắc này, có một loại là Tim Căn khác với 29 loại sắc còn lại. Sự liên hệ giữa Thức và Tim Căn khác với sự liên hệ giữa Thức và 29 loại sắc kia. Tim Căn có sự liên hệ hỗ tương với Thức. Thức là điều kiện cho tim căn và tim căn là điều kiện cho thức. Nhưng những loại sắc kia không có được tương quan hỗ tương như vậy đối với thức vì chỉ có thức làm điều kiện cho các loại sắc này mà thôi."

LTP chưa hề nghe Tim Căn là một loại sắc (trong 30 loại) được dạy trong Vi Diêu Pháp .

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
(2021-06-06, 09:59 PM)LeThanhPhong Wrote: Sư viết: 

"thứ ba là Sắc với 30 loại khác nhau chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 loại sắc."  

Tiếp theo đó, sau hai đoạn ngắn, Sư viết tiếp:

"Sắc có 30 loại sanh khởi đồng thời với Thức và liên hệ với Thức. Trong 30 loại sắc này, có một loại là Tim Căn khác với 29 loại sắc còn lại. Sự liên hệ giữa Thức và Tim Căn khác với sự liên hệ giữa Thức và 29 loại sắc kia. Tim Căn có sự liên hệ hỗ tương với Thức. Thức là điều kiện cho tim căn và tim căn là điều kiện cho thức. Nhưng những loại sắc kia không có được tương quan hỗ tương như vậy đối với thức vì chỉ có thức làm điều kiện cho các loại sắc này mà thôi."

LTP chưa hề nghe Tim Căn là một loại sắc (trong 30 loại) được dạy trong Vi Diêu Pháp .

Thanks-sign-smiley-emoticon

bạn LTP,

sắc với  30 loai khác nhau chia thành ba nhóm , mỗi nhóm 19 loại sắc thì câu trả lời:


ngay khi thọ thai thì chỉ có sắc do nghiệp tạo mà thôi  (sắc do tâm , nhiệt độ , và thực phẩm tạo ra .... thì chưa có)ngay khi thọ thai)

sắc do nghiệp tạo thì có 9 nhóm (mỗi nhóm có 10 sắc gồm tám sắc bất ly cộng với sắc mạng quyền cộng thần kinh của nhóm thì có 10 sắc, trừ nhóm mạng quyền chỉ có 9 sắc) 

9 nhóm này là .... nhãn , nhĩ , tỷ , thiệt , thân , nữ , nam , ý vật , mạng quyền)

nhưng ngay lúc thọ thai thì chỉ có ba nhóm thôi , đó là thân , ý vật , và mạng quyền

các nhóm sắc còn lại do nghiệp tạo thì khi bào thai phát triển các nhóm này mới có , thí dụ để biết con trai hay gái thì dựa vào nhóm sắc pháp nữ hay nam ... phải đợi 18-20 weeks. 

https://tuniemxu.com/chuong-sau-nhung-nhom-sac-phap/

https://tuniemxu.com/chuong-nam-tien-tri...-phan-hai/

còn về tim căn thì tui nghĩ là "Hadayavatthu Ý Căn"  phần sắc pháp của ý , nơi mà khi gặp trần thì có ý thức ... kiểu như trung khu thần kinh , tui nhớ đọc đâu đó rằng Đức Thế Tôn chỉ nói rằng nơi ý phát xuất , chứ Ngài không nói ý phát xuất từ tim như mọi người thời đó nghĩ như vậy
Reply
U Silananda - CHƯƠNG SÁU: NHỮNG NHÓM SẮC PHÁP (1-3)

https://tuniemxu.com/chuong-sau-nhung-nhom-sac-phap/

Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập II
Chương Sáu: Những Nhóm Sắc Pháp

Hôm  nay,  chúng  ta  học  đến  phần  “Những  Nhóm Sắc Pháp”, trong Pāḷi là “Kalāpa-yojana”. Từ “Kalāpa” có nghĩa là một nhóm. Như vậy, nó rất gần với từ “câu lạc bộ”.  Sắc  pháp  không  sanh  lên  riêng  lẻ,  chúng  sanh  lên theo nhóm mà được biết đến là Rūpa-kalāpa. Khi những sắc pháp sanh lên, chúng sanh lên trong một nhóm. Có tất cả 21 nhóm như vậy. Chúng được chia thành:

  1. những nhóm được tạo ra do nghiệp (Kamma),
  2. những nhóm được tạo ra do tâm (Citta),
  3. những nhóm được tạo ra do nhiệt lượng (Utu), và
  4. những nhóm được tạo ra do dưỡng tố (Āhāra). 
Nền tảng của những nhóm này là tám sắc bất ly .
Trước hết, các bạn phải quen thuộc với tám sắc bất ly  này.  Nếu các  bạn  nhìn  vào  bảng  nêu  (xem  CMA,  VI, Table 6.3, p.262), các bạn sẽ thấy chúng trong phần Phân Loại Sắc Pháp (Rūpa-vibhāga), ở cột gần chót. 

Tám sắc bất  ly  (Avinibbhoga)  là  
  1. bốn  sắc  tứ  đại (4),  
  2. sắc  cảnh  sắc (Rūpa) (1),  
  3. sắc  cảnh  khí  (Gandha) (1),  
  4. sắc  cảnh  vị  (Rasa) (1)  và 
  5. dưỡng tố (Āhāra) (1). 
Tám sắc pháp này được gọi là những sắc bất ly (Avinibbhoga) trong phần Phân Loại Sắc Pháp (Rūpa-vibhāga).   Chúng   sẽ   được  gọi   là   Suddhaṭṭhaka trong  những  nhóm  sinh  ra  do  tâm  (Cittaja),  bốn  nhóm sinh  ra  do  nhiệt  lượng  (Utuja)  và  hai  nhóm  sinh  ra  do dưỡng  tố  (Āhāraja).  Tám  sắc  bất  ly  này  được  gọi  là Avinibbhoga  hay  Suddhaṭṭhaka  hay  chúng  cũng  có  thể được  gọi  là  Ojaṭṭhamaka,  tức  là  một  tên  khác.  Tám  sắc pháp  này  là  nền  tảng  để  hình  thành  nên  những  nhóm (Kalāpa).

9 Nhóm Sắc (Kalāpa) Được Tạo Ra Do Nghiệp (Kamma)
Đối với chín nhóm (Kalāpa) được tạo ra do nghiệp (Kamma), thì chín sắc pháp bao gồm 
  1. tám sắc bất ly cộng với 
  2. sắc mạng quyền (Jīvita) 
nền tảng cho chín nhóm này. 

  1. Nếu các bạn cộng thần kinh thị giác vào chín sắc pháp này, các bạn có nhóm nhãn (Cakkhu-dasaka). “Dasaka” có nghĩa là một nhóm có mười. “Cakkhu” có nghĩa là thần kinh thị giác như các bạn đã biết. Như vậy, một nhóm gồm có mười sắc pháp được đánh dấu với thần kinh thị giác thì được gọi là nhóm nhãn (Cakkhu- dasaka). Mười sắc pháp này làm thành một nhóm được gọi là nhóm nhãn (Cakkhu-dasaka).
  2. Nhóm tiếp theo là nhóm nhĩ (Sota-dasaka). Ở đây, các bạn thay thế thần kinh thị giác (Cakkhu) bằng thần kinh thính giác (Sota). Nhóm này có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh thính giác và được gọi là nhóm nhĩ (Sota-dasaka).
  3. Nhóm tiếp theo có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh khứu giác. Nhóm mười sắc pháp này được gọi là nhóm tỷ (Ghāna-dasaka).
  4. Nhóm tiếp theo có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh vị giác (Jivhā). Mười sắc pháp này được gọi là nhóm thiệt (Jivhā-dasaka).
  5. Nhóm tiếp theo có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh xúc giác. Mười sắc pháp này được gọi là nhóm thân (Kāya-dasaka).
  6. Nhóm tiếp theo là nhóm nữ (Itthi-bhāva-dasaka), gồm tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và sắc tố nữ (Itthi-bhāva). Mười sắc pháp này được gọi là nhóm nữ (Itthi-bhāva-dasaka).
  7. Tiếp theo là nhóm nam (Pumbhāva-dasaka). Ở đây, có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và sắc tố nam. Mười sắc pháp này được gọi là nhóm nam (Pumbhāva- dasaka).
  8. Nhóm tiếp theo có tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và sắc ý vật. Mười sắc pháp này được gọi là nhóm ý vật (Vatthu-dasaka).
  9. Nhưng nhóm cuối thì chỉ có chín sắc pháp. Chúng là tám sắc bất ly và sắc mạng quyền (Jīvita). Chín sắc pháp này được gọi là nhóm mạng quyền (Jīvita-navaka).
Chín nhóm (Kalāpa) này được tạo ra do nghiệp (Kamma). Chúng được gọi là các nhóm do nghiệp tạo (Kammaja-kalāpa).

Một lần nữa, nhóm thứ nhất là gì? Đó là nhóm nhãn (Cakkhu-dasaka). Mười sắc pháp đó là gì? Chúng là tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh thị giác.

Nhóm thứ hai là nhóm nhĩ (Sota-dasaka) bao gồm tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh thính giác.

Nhóm thứ ba là nhóm tỷ (Ghāna-dasaka) bao gồm tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh khứu giác.

Nhóm thứ tư là nhóm thiệt (Jivhā-dasaka) bao gồm tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh vị giác.

Nhóm tiếp theo là nhóm thân (Kāya-dasaka) bao gồm tám sắc bất ly, sắc mạng quyền (Jīvita) và thần kinh xúc giác.

Và rồi có nhóm nữ (Itthi-bhāva-dasaka) gồm có tám sắc bất ly cộng với sắc mạng quyền (Jīvita) và sắc tố nữ (Itthi-bhāva).

Nhóm tiếp theo là nhóm nam (Pumbhāva-dasaka). Mười sắc pháp là tám sắc bất ly cộng với sắc mạng quyền (Jīvita) cộng với sắc tố nam.

Và rồi nhóm tiếp theo là nhóm ý vật (Vatthu- dasaka). Vatthu ở đây là Hadaya-vatthu (sắc ý vật). Trong nhóm này có tám sắc bất ly, cộng với sắc mạng quyền (Jīvita), cộng với sắc ý vật (Hadaya).

Nhóm cuối cùng chỉ có chín, tức là tám sắc bất ly cộng với sắc mạng quyền (Jīvita).

Có tất cả chín nhóm được tạo ra do nghiệp (Kamma).

6 Nhóm Sắc (Kalāpa) Được Tạo Ra Do Tâm (Citta)
Các  bạn  hãy  nhìn  vào  cột  Nguyên  Nhân  Sanh  Ra Sắc Pháp (Rūpa-samuṭṭhāna) (xem CMA, VI, Table 6.3, p.263). Các bạn sẽ thấy tất cả những nhóm do tâm sanh (Cittaja-kalāpa).   

Có   bao   nhiêu   nhóm  do  tâm   sanh (Cittaja-kalāpa)?   
Có sáu   nhóm.   
  1. Nhóm   thứ   nhất   là Suddhaṭṭhaka. “Suddha” có nghĩa là tinh khiết hay thuần túy.  “Aṭṭhaka” có  nghĩa  là  một  nhóm  gồm  có  tám.  Nó được  gọi  là  một  nhóm sắc  thuần  khiết  gồm  có tám. Suddhaṭṭhaka có nghĩa là tám sắc bất ly (bốn sắc tứ đại, sắc cảnh sắc (Rūpa), sắc cảnh khí (Gandha), sắc cảnh vị (Rasa) và dưỡng tố (Āhāra)). Như vậy, nhóm thứ nhất là nhóm tám sắc bất ly; tức là chỉ có tám sắc pháp này được tìm thấy trong nhóm (Kalāpa) này.
  2. Nhóm thứ hai là nhóm thân biểu tri (Kāya-viññatti- navaka). Trong nhóm (Kalāpa) này có tám sắc bất ly và thân biểu tri (Kāya-viññatti).
  3. Nhóm tiếp theo là nhóm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti- dasaka). Khi các bạn lấy ngữ biểu tri (Vacī-viññatti), các bạn cũng lấy âm thanh (Sadda) vì không thể có ngữ biểu tri (Vacī-viññatti) mà không có âm thanh. Khi chúng ta nói ngữ biểu tri (Vacī-viññatti), thì ý của chúng ta cũng là âm thanh. Cho nên, mặc dầu tên của nhóm là nhóm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-dasaka), nhưng chúng ta cũng  phải hiểu rằng nó có nghĩa là nhóm thinh-ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-sadda-dasaka). Nhưng chúng ta không gọi nó là nhóm thinh-ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-sadda- dasaka). Chúng ta phải hiểu rằng âm thanh được bao gồm trong thuật ngữ nhóm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti- dasaka). Nhóm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-dasaka) bao gồm tám sắc bất ly, âm thanh và ngữ biểu tri.
  4. Nhóm tiếp theo là gì? Nhóm tiếp theo là nhóm đặc biệt (Lahutādekādasaka). “Ekādasa” có nghĩa là mười một. Lahutā có nghĩa là sắc khinh (Lahutā) và những sắc pháp khác. Thật ra, nó ám chỉ đến ba sắc pháp: khinh (Lahutā), nhu (Mudutā) và thích nghiệp (Kammaññatā). Như vậy, nhóm đặc biệt (Lahutādekādasaka) bao gồm tám sắc bất ly cộng với sắc khinh (Lahutā), sắc nhu (Mudutā) và sắc thích nghiệp (Kammaññatā); cho nên, có mười một sắc pháp.
  5. Nhóm tiếp theo là nhóm thân biểu tri đặc biệt (Kāya-viññatti-lahutādidvādasaka). Thân biểu tri (Kāya- viññatti) là một. Khinh và vân vân (Lahutādi) là ba. Cho nên, một cộng ba là bốn. Và bốn cộng với tám là mười hai. Mười hai được gọi là Dvādasa trong Pāḷi. Cho nên, chúng ta có nhóm thân biểu tri đặc biệt (Kāya-viññatti- lahutādi-dvādasaka), gồm mười hai sắc pháp với thân biểu tri (Kāya-viññatti), ba sắc đặc biệt và tám sắc bất ly.
  6. Nhóm cuối cùng là nhóm thinh ngữ biểu tri đặc biệt (Vacī-viññatti-sadda-lahutādi-terasaka). Ở đây, âm thanh (Sadda) được dùng. Ngữ biểu tri (Vacī-viññatti) là một. Sắc cảnh thinh (Sadda) là một. Khinh và vân vân (Lahutādi) là ba. Năm cộng với tám là mười ba. Mười ba được gọi là Terasa trong Pāḷi. Cho nên, tên của nhóm này là Vacī-viññatti-sadda-lahutādi-terasaka.
Có sáu nhóm được tạo ra do tâm (Citta) – thật ra, tất cả những nhóm này là những nhóm được tạo ra do tâm (Citta) trong Nguyên Nhân Sanh Ra Sắc Pháp (Rūpa-samuṭṭhāna). Chúng ta hãy ôn lại chúng một lần nữa.
  1. Nhóm thứ nhất là nhóm sắc thuần khiết (Suddhaṭṭhaka), chỉ có tám sắc pháp.
  2. Nhóm thứ hai là nhóm thân biểu tri (Kāya- viññatti-navaka). Tức là tám cộng với thân biểu tri (Kāya-viññatti).
  3. Nhóm thứ ba là nhóm ngữ biểu tri (Vacī- viññatti-dasaka). Tức là tám cộng với ngữ biểu tri (Vacī-viññatti) cộng với sắc cảnh thinh (Sadda).
  4. Và rồi có nhóm đặc biệt (Lahutādekādasaka): có mười một, bao gồm tám cộng với khinh (Lahutā), nhu (Mudutā) và thích nghiệp (Kammaññatā).
  5. Nhóm thứ năm là nhóm thân biểu tri đặc biệt (Kāya-viññatti-lahutādi-dvādasaka). Có thân biểu tri (Kāya-viññatti) và rồi khinh (Lahutā), nhu (Mudutā) và thích nghiệp  (Kammaññatā), và tám sắc bất ly.
  6. Nhóm cuối cùng là nhóm thinh-ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-sadda-lahutādi-terasaka): tám sắc bất ly cộng với ngữ biểu tri, sắc cảnh thinh, cộng với khinh (Lahutā), nhu (Mudutā) và thích nghiệp (Kammaññatā). Như vậy, có tất cả là mười ba sắc pháp.
Nếu các bạn có bảng nêu, các bạn có thể tìm thấy chúng rất dễ dàng (xem CMA, VI, Table 6.3, p.263). Nếu các bạn không có bảng nêu, các bạn phải ghi nhớ chúng. 

Tám sắc bất ly là nền tảng. Các bạn cộng thêm một sắc pháp nào đó vào tám sắc pháp này. Đối với những nhóm (Kalāpa)  do 
nghiệp  (Kamma)  sanh,  thì  các  bạn  cộng thêm  sắc mạng quyền  (Jīvita)  và  lấy  chín  sắc pháp  này làm nền tảng. 

Nhưng ở đây, đối với sắc do tâm thức sanh (Cittaja), thì các bạn lấy tám sắc bất ly làm nền tảng. Rồi các bạn  cộng  thêm  thân  biểu  tri  (Kāya-viññatti)  thì các bạn có một nhóm (Navaka). Rồi các bạn cộng thêm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti) và sắc cảnh thinh thì các bạn có nhóm ngữ biểu tri (Vacī-viññatti-dasaka). Các bạn cộng thêm khinh sắc (Lahutā) và những sắc pháp khác thì các bạn  có  nhóm  đặc  biệt  (Lahutādekādasaka).  Và  rồi  các bạn  cộng  thêm  thân  biểu  tri  (Kāya-viññatti)  và  ba  sắc khinh  và  vân  vân  (Lahutādi)  thì  các  bạn  có  nhóm  thân biểu tri đặc biệt (Kāya-viññatti-lahutādi-dvādasaka). Các bạn  cộng  thêm  ngữ  biểu  tri,  sắc  cảnh  thinh  và  ba  sắc khinh và vân vân thì các bạn có nhóm thinh-ngữ biểu tri đặc biệt (Vacī-viññatti-sadda-lahutādi-terasaka).

4 Nhóm Sắc (Kalāpa) Được Tạo Ra Do Nhiệt Lượng (Utu)
Tiếp theo là bốn nhóm sắc (Kalāpa) được tạo ra do nhiệt lượng (Utu).
  1. Nhóm thứ nhất là nhóm thuần khiết (Suddhaṭṭhaka).
  2. Nhóm thứ hai là nhóm cảnh thinh (Sadda- navaka). Tức là tám sắc bất ly cộng với sắc cảnh thinh (Sadda).
  3. Nhóm thứ ba là nhóm đặc biệt (Lahutādekādasaka). Tức là có tám sắc bất ly cộng với khinh (Lahutā), nhu (Mudutā) và thích nghiệp (Kammaññatā).
  4. Nhóm thứ tư là nhóm thinh đặc biệt (Sadda- lahutādi-dvādasaka). Tức là có sắc cảnh thinh và ba sắc khinh (Lahutā), nhu (Mudutā), thích nghiệp (Kammaññatā) và tám sắc bất ly
Đây là những nhóm sắc được tạo ra do nhiệt lượng.

2 Nhóm Sắc (Kalāpa) Được Tạo Ra Do Dưỡng Tố (Āhāra)
Có hai nhóm sắc (Kalāpa) được tạo ra do dưỡng tố (Āhāra).

  1. Nhóm thứ nhất cũng là nhóm thuần khiết (Suddhaṭṭhaka).
  2. Nhóm thứ hai là nhóm đặc biệt (Lahutādekādasaka). Ba sắc khinh, nhu và thích nghiệp cộng với tám sắc bất ly. Mười một sắc pháp này tạo nên nhóm sắc này.
Như vậy, tất cả có 21 nhóm sắc (Kalāpa): chín, sáu, bốn và hai.

Hai nhóm: nhóm thuần khiết và nhóm cảnh thinh được tìm thấy bên trong và bên ngoài:
Trong cuốn CMA có ghi:

“Trong  số  chúng,  hai  nhóm  sắc  pháp  được  tạo  ra bởi nhiệt lượng – nhóm thuần khiết và nhóm cảnh thinh – cũng được tìm thấy ở bên ngoài. Tất cả những nhóm còn lại thì tuyệt đối là ở bên trong.” (CMA, VI, §21, p.254)

Chúng ta phải hiểu điều này. Trong số 21 nhóm sắc (Kalāpa), chỉ có hai nhóm là có thể được tìm thấy ở bên ngoài những chúng sanh hữu tình. Ở bên ngoài có nghĩa là  ở  bên  ngoài  chúng  sanh.  Những  nhóm khác thì  luôn luôn là ở bên trong. Ở đây, nhóm thuần khiết nhóm cảnh thinh  cũng  được  tìm  thấy  ở  bên  ngoài.  Chỉ  có  hai nhóm này có thể  được  tìm  thấy  cả  bên  trong  lẫn  bên ngoài. Chúng là nhóm thuần khiết và nhóm cảnh thinh. Một  cục  đá  bao  gồm  những cái  gì? Nó  bao  gồm  chỉ  có tám sắc bất ly. Khi các bạn thả cục đá xuống đất thì âm thanh  được  tạo  ra.  Đó  là  nhóm  cảnh  thinh.  Chỉ  có  hai nhóm này được tìm thấy ở bên ngoài những chúng sanh hữu tình. Những nhóm khác thì luôn luôn là ở bên trong.

Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), cây cỏ, núi rừng và những vật khác tương tự thì được xem là ở bên ngoài, không bao giờ là bên trong. Cho nên, chúng ta không thể nói: có sắc mạng quyền (Jīvita) ở trong cây cỏ. 

Như các bạn thấy ở đây, sắc mạng quyền (Jīvita) chỉ sanh lên ở bên trong. Nhóm mạng quyền (Jīvita-navaka) và tất cả những nhóm sắc do nghiệp sanh (Kammaja) chỉ sanh lên ở bên trong. Cho nên, theo Thắng Pháp (Abhidhamma), sắc mạng quyền (Jīvita) không thể được tìm thấy bên ngoài những chúng sanh hữu tình. Thắng Pháp (Abhidhamma) xem cây cỏ và những thứ khác là những vật vô tri, không phải là những chúng sanh hữu tình. Như vậy, nói là có sắc mạng quyền (Jīvita) trong cây cỏ là sai. Chúng ta phải rất cẩn thận khi chúng ta nói về những vật này.  

Có  thể  có  cái  được  gọi  là  đời  sống  trong  cây  cỏ, nhưng  đời sống  đó  không  phải  là  mạng  quyền  (Jīvita). Nó có thể là một cái gì đó mà được gọi là đời sống. Như vậy, tất cả 21 nhóm sắc có thể được tìm thấy ở bên trong và chỉ có hai nhóm là được tìm thấy ở bên ngoài. Khi nào chúng ta nghe sấm nổ, dầu cho nó có to như thế nào, thì nó cũng chỉ là nhóm cảnh thinh (Sadda-navaka).

Sắc giao giới (Ākāsa) và bốn sắc tướng trạng: hình thành (Upacaya), diễn tiếp (Santati), lão suy (Jaratā) vô thường (Aniccatā) thì không thuộc vào những nhóm sắc (Kalāpa). Khi chúng ta nói về các nhóm sắc (Kalāpa), chúng ta không nói về những sắc pháp này. Chúng không được bao gồm trong những nhóm sắc (Kalāpa). Câu văn cuối giải thích điều này:

“Vì  sắc  giao  giới  tạo  ranh  giới,  và  các  sắc  tướng trạng  chỉ  biểu  thị,  cho  nên,  các  bậc  trí  cho  rằng  chúng không phải là những thành phần của những nhóm sắc.” (CMA, VI, §22, p.254)
Tôi nghĩ ở đây bị thiếu một từ. “Vì sắc giao giới tạo ranh giới, và bốn sắc tướng trạng chỉ biểu thị các nhóm sắc (Kalāpa).” Chúng ta nên thêm vào các nhóm sắc. “Vì sắc giao giới tạo ranh giới, và các sắc tướng trạng chỉ biểu thị các nhóm sắc, cho nên, các bậc trí cho rằng chúng không phải là những thành phần của những nhóm sắc.”

Tại sao sắc giao giớibốn sắc tướng trạng không được bao gồm trong những nhóm sắc (Kalāpa)? 
Chúng không được bao gồm trong những nhóm sắc (Kalāpa) vì sắc giao giới chỉ là sự ngăn cách giữa hai nhóm sắc (Kalāpa). Khi các nhóm sắc (Kalāpa) gặp nhau thì có sắc giao giới này. Đây là khoảng trống giữa hai nhóm sắc (Kalāpa). Khoảng trống chỉ có thể được tìm thấy giữa các nhóm sắc (Kalāpa) chứ không phải bên trong các nhóm sắc (Kalāpa). Đó là lý do tại sao sắc giao giới không được bao gồm trong những nhóm sắc (Kalāpa). 

Trong một nhóm sắc (Kalāpa), tất cả những sắc pháp bị nén chặt vào nhau, không có khoảng trống nào ở giữa chúng. Sắc giao giới chỉ được tìm thấy giữa một nhóm này với một nhóm khác. Các nhóm này có thể đụng chạm vào nhau, nhưng vẫn có một loại khoảng trống nào đó ở giữa hai nhóm này. Và rồi những đặc điểm thì chỉ là những tướng trạng hay những giai đoạn khác nhau của những  sắc pháp này. Cho nên, chúng không được bao gồm trong những nhóm sắc (Kalāpa). Sắc giao giới thì không được bao gồm trong những nhóm sắc vì nó chỉ tạo ranh giới cho những nhóm sắc (Kalāpa). 

Các sắc tướng trạng không được bao gồm trong những nhóm sắc vì chúng chỉ biểu hiện những giai đoạn của sắc pháp: hình thành, diễn tiếp, lão suy và vô thường. Cho nên, chúng không phải là những thành phần của các nhóm sắc (Kalāpa).

Cột   đầu   tiên   là   sự   liệt   kê   sắc   pháp   (Rūpa- samuddesa). 
Chương này bắt đầu với sự liệt kê sắc pháp (Rūpa-samuddesa). 
Chúng ta hãy nhìn vào sự liệt kê sắc pháp  này.  Có  28  sắc  pháp  (Rūpa). Các  bạn  có  thể  tìm thấy tên gọi của 28 sắc pháp này trong cuốn CMA (xem CMA,   VI,   Table   6.3,   p.262-263).   
Chúng   là:  
  1. địa   đại (Pathavī),  
  2. thủy  đại  (Āpo),  
  3. hỏa  đại  (Tejo),  
  4. phong  đại (Vāyo).  
  5. Rồi có thần  kinh  thị  giác  (Cakkhu),  
  6. thần  kinh thính  giác  (Sota),
  7. thần kinh khứu  giác  (Ghāna),  
  8. thần kinh vị giác (Jivhā), 
  9. thần kinh xúc giác (Kāya), 
  10. sắc cảnh sắc   (Rūpa),   
  11. sắc   cảnh   thinh   (Sadda),   
  12. sắc   cảnh  khí (Gandha), 
  13. sắc cảnh vị (Rasa), 
  14. sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba). 
Sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba), thật ra, là sự kết hợp của ba sắc tứ đại. 

Sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba) là sự kết hợp của ba sắc pháp nào? 
Sự kết hợp của địa đại (Pathavī), hỏa đại (Tejo) và phong đại (Vāyo) được xem là sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba).   Đó   là   lý   do   tại   sao   sắc   cảnh   xúc (Phoṭṭhabba)  xuất  hiện  trong  28  sắc  pháp,  nhưng  nó không được tính như là một sự thật chân đế riêng biệt vì các thành phần của nó là ba sắc tứ đại đã được tính rồi. 

  1. Tiếp theo là sắc tố nữ (Itthi-bhāva)và rồi chúng ta có
  2. sắc tố nam (Pumbhāva), 
  3. sắc ý vật (Hadaya), 
  4. sắc mạng quyền (Jīvita), 
  5. dưỡng tố (Āhāra),
  6. sắc giao giới (Ākāsa).
  7. Rồi có thân biểu tri (Kāya-viññatti), 
  8. ngữ biểu tri (Vacī-viññatti),
  9. và  rồi  khinh  (Lahutā),  
  10. nhu  (Mudutā)  
  11. và thích nghiệp (Kammaññatā)   
  12. và hình thành   (Upacaya),   
  13. diễn tiếp (Santati),    
  14. lão suy (Jaratā),    
  15. vô thường (Aniccatā). 
Aniccatā có nghĩa là tan rã hay chết. Như vậy, ở đây có 28 sắc pháp.

Chúng ta phải cẩn thận với sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba). Mặc dầu sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba) được bao gồm trong một vài sự liệt kê, nhưng con số thì không thay đổi vì sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba) và ba sắc tứ đại là giống nhau. Vì chúng ta đã lấy bốn sắc tứ đại, cho nên, mặc dầu chúng ta có đề cập đến sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba), nhưng tổng số sắc pháp thì không tăng lên.

Notes:
https://vietheravada.net/bienkhao/camnangthangphap2.pdf
(Trang 400-402)
Ba sắc khinh và vân vân  (Lahutādi)  có nghĩa là: 3 sắc gồm:
  1. khinh (Lahutā) 
  2. nhu (Mudutā) 
  3. thích nghiệp (Kammaññatā)
Ba sắc pháp này thì luôn luôn có chung với nhau. Khi có Lahutā, thì cũng có Mudutā và Kammaññatā. Ba sắc pháp này chỉ được tìm thấy trong những chúng sanh hữu tình, chứ không được tìm thấy ở những vật chất bên ngoài.

(còn tiếp)
Reply
(tt) U Silananda - CHƯƠNG SÁU: NHỮNG NHÓM SẮC PHÁP (2-3)

https://tuniemxu.com/chuong-sau-nhung-nhom-sac-phap/

  1. Nhóm  thứ  nhất là  tứ đại  (Mahābhūta).  
  2. Những  sắc còn lại là sắc y sinh (Upādā).
Chúng ta có bốn sắc tứ đại và 24 sắc y sinh.

Tiếp theo là 
  1. nội (Ajjhattika): thần kinh thính giác (Sota), thần kinh khứu giác (Ghāna), thần kinh vị giác (Jivhā) và thần kinh xúc giác (Kāya) và 
  2. ngoại (Bāhira): những sắc còn lại . 

Thần kinh thị giác (Cakkhu), thần kinh thính giác (Sota), thần kinh khứu giác (Ghāna), thần kinh vị giác (Jivhā) và thần kinh xúc giác (Kāya) là nội (Ajjhattika). Những sắc còn lại là ngoại (Bāhira).

Rồi thì có vật (Vatthu). 
  1. Vật (Vatthu) có nghĩa là thần kinh thị giác (Cakkhu), thần kinh thính giác (Sota), thần kinh khứu giác (Ghāna), thần kinh vị giác (Jivhā), thần kinh xúc giác (Kāya) và sắc ý vật (Hadaya). 
  2. Những sắc còn lại là phi vật (Avatthu).

Rồi thì có môn (Dvāra). 
  1. Thần kinh thị giác (Cakkhu), 
  2. thần kinh thính giác (Sota), 
  3. thần kinh khứu giác (Ghāna), 
  4. thần kinh vị giác (Jivhā), 
  5. thần kinh xúc giác (Kāya), 
  6. thân biểu tri (Kāya-viññatti) và 
  7. ngữ biểu tri (Vacī-viññatti) 
được gọi là môn (Dvāra) vì chúng là những cửa của những nghiệp: thân nghiệp và ngữ nghiệp. 

Chúng không giống như môn (Dvāra) mà chúng ta quen thuộc trong chương thứ ba. Chúng được gọi là nghiệp môn (Kamma-dvāra). Vì chúng là môn (Dvāra), nên chúng được bao gồm ở đây. 

Có bảy môn (Dvāra) và 
những sắc pháp còn lại là phi môn (Advāra).

Nhóm tiếp theo là các quyền (Indriya). 
Các quyền (Indriya) là 
  1. thần kinh thị giác (Cakkhu), 
  2. thần kinh thính giác (Sota), 
  3. thần kinh khứu giác (Ghāna), 
  4. thần kinh vị giác (Jivhā), 
  5. thần kinh xúc giác (Kāya),
  6. sắc tố nữ (Itthi- bhāva), 
  7. sắc tố nam (Pumbhāva), 
  8. sắc mạng quyền (Jīvita). 
Tám sắc pháp này được gọi là các quyền (Indriya). 

Những sắc pháp còn lại là phi quyền (Anindriya).

Rồi thô (Oḷārika) và vân vân, có mười hai. Thủy đại (Āpo) không được bao gồm trong đó. 

Những sắc pháp thô (Oḷārika) là 
  1. địa đại (Paṭhavī-dhātu), 
  2. hỏa đại (Tejo- dhātu), 
  3. phong đại (Vāyo-dhātu), 
  4. năm sắc thần kinh (Pasāda-rūpa) và 
  5. những sắc cảnh giới (Gocara-rūpa). 
Những sắc pháp này được gọi là thô, gần và hữu đối chiếu
Những sắc còn lại được gọi là tế (Sukhuma), cũng như xa và phi đối chiếu. Thủy đại (Āpo) là tế (Sukhuma).

Nhóm  tiếp  theo  là  do  thủ  (Upādinna).  Do  thủ (Upādinna)  là  gì? Các  bạn  có  nhớ  không?  Kammaja- upādinna và Kammaja là như nhau, tức là do nghiệp tạo. Có mười tám: 
  1. bốn sắc tứ đại (Mahābhūta), 
  2. năm sắc thần kinh  (Pasāda-rūpa),  
  3. sắc  cảnh  sắc  (Rūpa),  
  4. sắc  cảnh khí (Gandha),     
  5. sắc cảnh vị (Rasa),     
  6. sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba)1, và rồi 
  7. sắc tố nữ (Itthi-bhāva), 
  8. sắc tố nam (Pumbhāva),  
  9. sắc ý vật (Hadaya),   
  10. sắc mạng quyền (Jīvita), 
  11. dưỡng tố (Āhāra) và 
  12. sắc giao giới (Ākāsa). 
Tất cả có  mười  tám.  

Những  sắc  pháp còn lại là không  do  thủ (Anupādinna).

Và rồi tiếp  theo  là  gì?  Chỉ  có  một  sắc  hữu  kiến (Sanidassana). Trong  số  28  sắc  pháp,  chỉ  có  một  sắc pháp là các bạn có thể thấy được. Những sắc pháp khác các  bạn  không  thể  thấy  được  bằng mắt. Các  bạn  nhìn những sắc pháp khác bằng tâm trí của các bạn.

Rồi có sắc nhiếp cảnh (Gocaraggāhika), tức là những sắc pháp tiếp nhận cảnh. Đó là năm sắc pháp: 
  1. thần kinh thị giác (Cakkhu), 
  2. thần kinh thính giác (Sota), 
  3. thần kinh khứu giác (Ghāna), 
  4. thần kinh vị giác (Jivhā) và 
  5. thần kinh xúc giác (Kāya). 
Những sắc pháp khác là sắc vô nhiếp cảnh (Agocaraggāhika).

  1. Rồi có tám sắc bất ly (Avinibbhoga). 
  2. Những sắc pháp còn lại là sắc riêng biệt (Vinibbhoga).

Rồi chúng ta có những nguyên nhân sinh ra sắc pháp (Rūpa)

Có mười tám sắc pháp do nghiệp sinh (Kammaja-rūpa). Chúng là 
  1. tứ đại (Mahābhūta), 
  2. năm sắc thần kinh (Pasāda-rūpa), 
  3. sắc cảnh sắc (Rūpa), 
  4. sắc cảnh khí   (Gandha),   
  5. sắc   cảnh   vị   (Rasa),   
  6. sắc   cảnh   xúc (Phoṭṭhabba)1, và rồi 
  7. sắc tố nữ (Itthi-bhāva), 
  8. sắc tố nam (Pumbhāva),   
  9. sắc   ý   vật   (Hadaya),   
  10. sắc   mạng   quyền (Jīvita), 
  11. dưỡng tố (Āhāra) và 
  12. sắc giao giới (Ākāsa).

Những sắc do tâm tạo (Cittaja-rūpa) là 
  1. tứ đại (Mahābhūta), 
  2. sắc cảnh sắc (Rūpa), 
  3. sắc cảnh khí (Gandha), 
  4. sắc cảnh vị (Rasa), 
  5. dưỡng tố (Āhāra), 
  6. sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba), và rồi 
  7. sắc cảnh thinh (Sadda), 
  8. sắc giao giới (Ākāsa), cộng với 
  9. thân biểu tri (Kāya-viññatti), 
  10. ngữ biểu tri (Vacī-viññatti), 
  11. khinh (Lahutā), 
  12. nhu (Mudutā) và 
  13. thích nghiệp (Kammaññatā).

Và những sắc pháp do nhiệt lượng tạo (Utuja-rūpa) là 
  1. tứ đại (Mahābhūta), và rồi 
  2. sắc cảnh sắc (Rūpa), 
  3. sắc cảnh khí (Gandha), 
  4. sắc cảnh vị (Rasa), 
  5. sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba), 
  6. dưỡng tố (Āhāra), 
  7. sắc cảnh thinh (Sadda), 
  8. sắc giao giới (Ākāsa), 
  9. khinh (Lahutā), 
  10. nhu (Mudutā) và 
  11. thích nghiệp (Kammaññatā).

Những sắc pháp do dưỡng tố tạo (Āhāraja-rūpa) là 
  1. tứ đại (Mahābhūta), và rồi 
  2. sắc cảnh sắc (Rūpa), 
  3. sắc cảnh khí (Gandha), 
  4. sắc cảnh vị (Rasa), 
  5. sắc cảnh xúc (Phoṭṭhabba), 
  6. dưỡng tố (Āhāra), 
  7. sắc giao giới (Ākāsa), và rồi 
  8. khinh (Lahutā), 
  9. nhu (Mudutā) và 
  10. thích nghiệp (Kammaññatā).

Bây giờ, chúng ta đã quen thuộc với bốn phần đầu của luận thư Abhidhammatthasaṅgaha về sắc pháp (Rūpa): liệt kê (Samuddesa), phân loại (Vibhāga), nguyên nhân (Samuṭṭhāna) và các nhóm (Kalāpa).

Sự Sanh Lên Của Sắc Pháp
Chúng sẽ học đến phần tiếp theo. Phần tiếp theo là Sự Sanh Lên Của Sắc Pháp (Rūpa-pavattikkama). Tức là tiến trình diễn ra của những sắc pháp – khi chúng sanh lên, và thật ra là không chỉ có như vậy, mà còn là lúc nào là lúc chúng sanh lên lần cuối và biến mất lần cuối.

Trong Sự Liệt Kê Sắc Pháp (Rūpa-samuddesa), chúng ta đã học một chút về việc khi nào sắc pháp sanh lên trong một đời sống. Các bạn còn nhớ không? Khi nào thì sắc pháp do nghiệp tạo (Kammaja-rūpa) sanh lên? Nó sanh lên tại tiểu sát-na đầu tiên của tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) và rồi tại mỗi tiểu sát-na trong suốt đời sống.

Và rồi khi nào sắc pháp do tâm tạo (Cittaja-rūpa) sanh lên? Nó sanh lên tại tiểu sát-na đầu tiên của tâm hữu phần (Bhavaṅga). Chúng ta có tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta). Rồi có tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ nhất, tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ hai, tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ ba và vân vân. Tại sát-na đầu tiên của tâm hữu phần (Bhavaṅga) đầu tiên, sắc pháp do tâm tạo (Cittaja-rūpa) sanh lên. Và rồi sau đó, sắc pháp do tâm tạo (Cittaja-rūpa) chỉ được sanh ra tại mỗi tiểu sát-na sanh, chứ không tại những tiểu sát-na trụ và tiểu sát-na diệt.

Các bạn cũng có biết khi nào sắc pháp do nhiệt lượng tạo (Utuja-rūpa) sanh ra không? Nó sanh ra lần đầu tiên tại tiểu sát-na trụ của tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta). Các bạn phải nhớ điều này trước khi các bạn học tiếp.

Chúng ta không biết sự sanh lên lần đầu tiên của sắc pháp do dưỡng tố tạo (Āhāraja-rūpa). Chúng ta không thể chỉ điểm rõ ràng khi nào nó sanh lên. Khi sự thụ thai xảy ra, chúng ta không biết khi nào sắc pháp do dưỡng tố tạo sanh lên ở đó. Đối với những chúng sanh sinh ra trong thai bào, thì họ có sắc pháp do dưỡng tố tạo (Āhāraja-rūpa) khi họ nhận dưỡng tố từ người mẹ thông qua dây rốn. Chúng ta không biết hay không thể nói chính xác khi nào sắc pháp do dưỡng tố tạo (Āhāraja- rūpa) sanh lên lần đầu tiên trong một kiếp sống.

 Trong Dục Giới (Kāmāvacara Loka)

Trong Suốt Thời Gian Hiện Hữu

Bây giờ, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp.

“Tất cả những sắc pháp này có được trọn vẹn (tức là không có khuyết điểm hay thiếu sót nào), tùy theo tình huống,  trong  suốt  thời  gian hiện  hữu  trong  dục  giới (Kāmāvacara Loka).” (CMA, VI, §23, p.255) 28  sắc  pháp  này  có  thể  có  được  trong  dục  giới (Kāmāvacara Loka).  Tất  cả  28  sắc  pháp  đều  có  thể  có được  trong  dục  giới (Kāmāvacara  Loka).  Chúng  ta  cần phải  hiểu  “tùy  theo  tình  huống” và  “không  có  khuyết điểm  hay  thiếu  sót  nào”.  “Không  có  khuyết điểm  hay thiếu sót nào” có nghĩa là tất cả 28 sắc pháp này đều có thể có được. Nhưng “tùy theo tình huống” có nghĩa là nếu các bạn là nam thì các bạn chỉ có 27; nếu các bạn là nữ thì các bạn chỉ có 27. Các bạn không thể có tất cả 28 sắc pháp.  Đó  là  lý  do  tại  sao  nó  được  nói là “tùy  theo  tình huống”. Nói chung thì tất cả 28 sắc pháp đều có thể có được trong cõi nhân loại. Nhưng cụ thể thì một người chỉ có thể có nhiều nhất là 27, chứ không phải 28.

Tại Lúc Tái Sinh

Tại  lúc  tái  sinh  (Paṭisandhi),  có  bốn  loại  tục  sinh. Nếu các bạn lật đến trang 256 của cuốn CMA, các bạn sẽ thấy chúng được nêu lên ở đó.

“Theo Phật giáo thì có bốn loại tục sinh, tức là noãn sinh (aṇḍaja), …” (CMA, VI, Guide to §23, p.256)

Các bạn biết noãn sinh phải không? Chim và cá là những chúng sanh noãn sinh.

“… thai sinh (jaḷābuja), …” (CMA, VI, Guide to §23, p.256)

Tức là nhân loại, thú vật và những loài khác.

“… thấp sinh (saṃsedaja), …” (CMA, VI, Guide to 23, p.256)

Tức là côn trùng và vân vân. Cuối cùng là:

“… hóa sinh (opapātika).” (CMA, VI, Guide to §23, p.256)

Các Thiên nhân (Deva), Phạm thiên (Brahma), chúng sanh trong địa ngục, quỷ đói (Peta) và vân vân có thể tái sanh bằng cách này. Nó được gọi là hóa sinh vì những chúng sanh này không phát triển từ một thai bào. Khi họ tái sinh, họ đã là người trưởng thành. Khi các bạn tái sanh làm Thiên nhân (Deva), các bạn sanh ra tại đó là một chúng sanh khoảng mười sáu tuổi. Các bạn không phải làm một đứa bé và rồi lớn lên. Họ được gọi là hóa sinh. Có bốn loại tục sinh này.

Tác giả, tức là Ngài Ācariya Anuruddha, có nói ở đây rằng:

“Nhưng  tại  lúc  tục  sinh,  đối  với  chúng  sanh  thấp sanh và hóa sanh, thì nhiều nhất là bảy nhóm sắc sanh lên…” (CMA, VI, §23, p.255)

Chúng ta hãy lấy một Thiên nhân (Deva) làm ví dụ. Một Thiên nhân (Deva) là hóa sinh. Khi chúng sanh đó tái sanh làm Thiên nhân (Deva), bảy nhóm sắc sẽ sanh lên tại thời điểm tục sinh. Chúng là nhóm nhãn, nhóm nhĩ, nhóm tỷ, nhóm thiệt, nhóm thân, nhóm giới tính và nhóm ý vật. Bảy nhóm này sanh lên tại thời điểm tục sinh (Paṭisandhi). Tức là bảy loại nhóm này, chứ không phải chỉ có bảy nhóm. Các bạn tái sanh ở đó làm một chúng sanh mười sáu tuổi. Cho nên, có hàng triệu và hàng triệu sắc pháp. Bảy nhóm có nghĩa là bảy loại nhóm, nhưng có thể có hàng triệu nhóm nhãn, hàng triệu nhóm nhĩ và vân vân. Và điều được ghi nhận là, nhiều nhất là có thể có bảy loại nhóm.

“Nếu nói tối thiểu, thì đôi lúc, các nhóm nhãn, nhĩ, tỷ và giới tính không phát sanh lên được.” (CMA, VI, §23, p.255)

Đối với những chúng sanh này, tức là đối với những chúng sanh thấp sanh và hóa sanh, thì nhóm  nhãn, nhóm nhĩ, nhóm tỷ hay nhóm giới tính có thể bị khiếm khuyết hay thiếu sót. Một vài chúng sanh có thể sanh ra không có mắt, tai, mũi hay giới tính.

Chúng ta phải hiểu sự thiếu sót của những sắc pháp hay của những nhóm sắc thông qua những nhóm sắc này. Đôi lúc, nhóm nhĩ có thể bị thiếu. Trong trường hợp đó, sẽ chỉ có sáu nhóm. Đôi lúc, nhóm tỷ sẽ bị thiếu. Trong trường hợp đó, sẽ chỉ có sáu nhóm và vân vân. Mắt, tai, mũi và giới tính có thể bị thiếu trong những chúng sanh này, tức là những chúng sanh thấp sanh và hóa sanh.

Người nhân loại tại thời điểm bắt đầu của một kiếp trái đất thì là hóa sanh. Họ không phải sanh vào lòng mẹ vì họ là những người nhân loại đầu tiên. Khi nhân loại xuất hiện trên thế gian lần đầu tiên, họ là hóa sanh. Họ rớt xuống từ thế giới Phạm thiên (Brahma) hay cái gì đó giống như vậy. Điều được ghi nhận là tại lúc khởi đầu đó, không có sự khác nhau về giới tính. Họ chỉ là người nhân loại. Nhóm sắc giới tính có thể bị thiếu cho những người nhân loại hóa sanh vào lúc khởi đầu của một kiếp trái đất. Chỉ sau này, giới tính và những sự dị biệt khác mới xảy ra. Tại những lúc khởi đầu của một kiếp trái đất, không có nam hay nữ, mà chỉ có người nhân loại. Nếu các bạn muốn đọc về điều đó, các bạn nên tham khảo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), sự khởi đầu và kết thúc của một kiếp trái đất được giải thích rõ. Đối với những chúng sanh thấp sanh và hóa sanh, thì có nhiều nhất là bảy nhóm sắc tại thời điểm tục sinh. Trong số chúng, những nhóm nhãn, nhĩ, tỷ và giới tính có thể bị thiếu sót. Nếu một nhóm bị thiếu sót thì sẽ còn sáu nhóm. Nếu hai nhóm bị thiếu sót thì sẽ còn năm nhóm và vân vân.

Đối Với Những Chúng Sanh Thai Sanh

Bây giờ, ở đoạn văn tiếp theo:

“Đối  với  những  chúng  sanh  thai  sanh  (như  nhân loại  hay  thú  vật) thì  ba  nhóm  sắc  sanh  lên  (tại  lúc  tục sinh) …” (CMA, VI, §23, p.255)

Chỉ có ba nhóm sắc sanh lên tại lúc tục sinh, tức là tại lúc thọ thai trong bụng mẹ. Ba nhóm sắc này là nhóm thân, nhóm giới tính và nhóm ý vật.

“Tuy nhiên, đôi lúc, nhóm giới tính thì không có.” (CMA, VI, §23, p.255)

Một người có thể sanh ra không có giới tính. Họ được gọi là Nipuṃsika trong Pāḷi.

“Sau  đó,  trong  suốt  thời  gian  hiện  hữu,  …”  (CMA, VI, §23, p.255)

Tức là sau sự tục sinh (Paṭisandhi), bắt đầu với thời điểm sau sự tục sinh (Paṭisandhi), nó được gọi là thời bình sinh.

“… dần dần có sự sanh lên của nhóm nhãn và vân vân.” (CMA, VI, §23, p.255)

Đó là cách chúng sanh phát triển như thế nào. Nhưng nó rất là thô sơ. Như vậy, theo sự trình bày ở đây, thì tại thời điểm tục sinh (Paṭisandhi), chỉ có ba nhóm sắc. Ba nhóm sắc có nghĩa là ba mươi sắc pháp. Và rồi sau đó, dần dần nhóm nhãn và vân vân sanh lên.

Liên quan đến vấn đề này, chúng ta cũng nên biết Đức Phật đã nói gì về sự phát triển của thai bào.

“Paṭhamaṃ   kalalaṃ   hoti,   kalalā   hoti   abbudaṃ; abbudā jāyate pesi, pesi nibbattatī ghano; ghanā pasākhā jāyanti,    kesā    lomā  nakhāpi    ca.” (Saṃyuttanikāya, Sagāthāvaggapāḷi, 10.  Yakkhasaṃyuttaṃ, 1 Indakasuttaṃ, 235)

Đây là chánh văn Pāḷi trong Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya). Một lần nọ, có một Thiên nhân đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài về chúng sanh. Đức Phật trả lời trong câu kệ này. “Trước hết thì có Kalala. (Chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa sau.) Sau Kalala thì có Abbuda. Sau Abbuda thì nó trở thành Pesi. (Tức là nó phát triển lên thành Pesi.) Pesi trở thành Ghana. Sau Ghana, những Pasākha sanh lên và cũng như tóc, lông và móng.” Đây là những gì Đức Phật giảng về sự phát triển của một thai bào.

Đức  Phật  không  nói  rằng  Kalala  phát  triển  trong một  tuần  và  rồi sau  đó  Abbuda  phát  triển  trong  một tuần.  Thời  gian  một  tuần này  thì  được  thêm  vào  trong những Sớ Giải. Trong các Sớ Giải có nói: “Cùng với tâm tục sinh đầu tiên thì không có cái gì đáng để nêu tên như Tissa hay Phussa.” Đó là vì nó chỉ là một dấu vết nhỏ xíu của  sắc  pháp. Chỉ  có  ba  mươi  sắc  pháp.  “Nhưng  có Kalala, không nhiều hơn một giọt dầu treo trên đầu của một sợi chỉ được tạo ra bởi ba cọng lông của một đứa trẻ sơ sinh.” Ở đây, đứa trẻ có nghĩa là một con dê con mới sinh. “Với sự tham khảo như vậy, nó được nói là: ‘Giống như  một  giọt dầu  mè,  (hay  của)  kem  bơ  trong  suốt, Kalala được nói là có diện mạo như vậy đấy.’”

Như vậy, trước hết chúng ta có Kalala. Ý nghĩa đơn giản của Kalala là bùn. Nó có thể là cái gì đó giống như bùn mỏng mềm. Kalala được giải thích là sắc pháp (Rūpa) trong giống như nước. Kích cỡ của Kalala này thì như thế nào? “Không nhiều hơn một giọt dầu treo trên đầu của một sợi chỉ được tạo ra bởi ba cọng lông của một đứa trẻ sơ sinh.” Lông của một đứa trẻ mới sinh thì rất là tế, mềm và nhỏ. Các bạn lấy ba sợi lông và làm thành một sợi chỉ. Rồi các bạn nhúng nó vào dầu và đưa nó lên cao. Dầu sẽ nhỏ giọt xuống. Và giọt cuối cùng, tức là rất rất ít, có kích cỡ của một Kalala. Đó là thứ mà Chánh Sớ nói ở đây. “Có Kalala, không nhiều hơn một giọt dầu treo trên đầu của một sợi chỉ được tạo ra bởi ba cọng lông của một đứa trẻ sơ sinh.” Với sự tham khảo như vậy, nó được nói là: “Như vậy, Kalala thì giống như giọt dầu mè đó hay giống như một giọt kem bơ trong suốt.” Bơ thì trong. Nó là bơ được làm tinh khiết, nên nó trong suốt. Điều đó có nghĩa là Kalala thì rất nhỏ. Chúng ta không thể nói nhỏ như thế nào. Nó chỉ là một phần vật chất rất nhỏ.

“Sau Kalala thì có Abbuda: sau một tuần từ giai đoạn Kalala đó,” – ở đây các Chánh Sớ nói rằng Kalala phát triển trong một tuần và rồi trong tuần thứ hai,  Kalala đó chuyển đổi thành Abbuda, hay phát triển thành Abbuda. “Nó trở thành Abbuda có diện mạo như nước đã rửa thịt.” Các bạn phụ nữ có thể biết điều này rõ hơn các bạn nam giới. Các bạn có lẽ đã rửa thịt nhiều lần. Tôi không biết nước đã rửa thịt thì nhìn giống như thế nào. Có lẽ nó có nhiều bong bóng hay có màu đỏ. Như vậy, Kalala phát triển thành Abbuda. Khi nó trở thành Abbuda, cái tên Kalala biến mất. Khi nó trở thành Abbuda thì các bạn không gọi nó là Kalala nữa. Các bạn gọi nó là Abbuda. Đây là giai đoạn thứ hai của sự phát triển.

Sau Abbuda thì nó trở thành Pesi. “Sau Abbuda, nó trở thành Pesi. Cũng từ giai đoạn Abbuda đó, sau một tuần,” – Chánh Sớ luôn luôn gán cho mỗi giai đoạn phát triển một tuần. “Nó được đặt tên là Pesi vì giống như chì nóng chảy.” Pesi có nghĩa là một miếng thịt. Nó trở nên đặc hơn một chút. Kalala thì chỉ là dầu trong suốt hay nước. Abbuda có thể có màu sắc hơn một chút nhưng vẫn là chất lỏng. Khi nó trở thành Pesi thì cái tên Abbuda không còn nữa.

“Pesi trở thành Ghana: từ Pesi đó, sau một tuần, nó có tên là Ghana và trở thành một cục thịt giống như một cái trứng gà.” Nó không lớn bằng một cái trứng gà, nhưng có lẽ nó có hình dạng của một cái trứng gà. Ghana có nghĩa là cứng. Thai bào bây giờ trở nên cứng hơn một chút.

Sau Ghana, các Pasākha sanh lên. Pasākha có nghĩa là nhánh. Các nhánh có nghĩa là năm khối nhu trong thai bào để phát triển thành hai tay, hai chân và cái đầu. Như vậy, có năm khối nhu trong cục thịt đó.

Từ đây, bỏ đi tuần thứ sáu, thứ bảy và các tuần khác để  cô  đọng  bài giảng,  Đức  Phật  đã  thuyết:  “Kesa,  vân vân.” – tức là Đức Phật đã nói tóc, lông, móng. Nếu các bạn chỉ đọc bài kệ chánh văn, các bạn có thể nghĩ rằng sau các Pasākha, thì tóc, lông, móng, vân vân sẽ theo sau ngay lập tức. Ở đây, Chánh Sớ giải thích rằng Đức Phật bỏ đi các tuần thứ sáu, thứ bảy và các tuần khác vì Ngài muốn cô đọng bài giảng. Rồi Ngài nói đến tuần thứ 42. Tại  lúc  đó,  Đức  Phật  nói  tóc,  lông  và móng  xuất  hiện. Theo giải thích của Chánh Sớ này, thì tóc, lông và móng xuất hiện vào tuần 42 sau khi thụ thai. Có 52 tuần trong một năm. Sau 42 tuần thì có tóc, lông và móng. Đây là từ Chánh Sớ của Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya).

Trong Chánh Sớ của Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu) cũng có nói: “Đối với những ai sinh ra trong bụng mẹ, thì trong các nội xứ (Āyatana) chỉ có ý xứ (Manāyatana) và thân xứ (Kāyāyatana) sanh lên tại thời điểm tục sinh.” Tại thời điểm tục sinh (Paṭisandhi), chỉ có ý xứ (Manāyatana) và thân xứ (Kāyāyatana) sanh lên, tức là chỉ hai trong số sáu xứ xuất hiện. Và rồi “Phần còn lại, tức là bốn xứ: nhãn (Cakkhu), nhĩ (Sota), tỷ (Ghāna) và thiệt (Jivhā), xuất hiện tại thời điểm thứ 77” – nó có thể là ngày thứ 70-77. Trong suốt thời gian đó, nhãn (Cakkhu), nhĩ (Sota), tỷ (Ghāna) và thiệt (Jivhā) xuất hiện theo giảng giải trong Chánh Sớ của Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu). Các Chánh Sớ được viết bởi Ngài Buddhaghosa. Theo Ngài Buddhaghosa, thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, vân vân, sanh lên sau khoảng 70-77 ngày từ lúc thụ thai.

Bây giờ, các bạn hãy lật sang trang khác.

Học viên: Tại sao vị Thiên nhân đó hỏi Đức Phật câu hỏi này?

Sayādaw: Vì vị Thiên nhân đó đã tin vào bản ngã (Atman). Đây là cách các bạn có thể giải thích mà không ám chỉ đến bản ngã (Atman). Cho nên, Đức Phật đã giảng như vậy.

Ở trang tiếp theo, chúng ta có sự phát triển của thai bào trong bụng mẹ được giải thích bởi Ngài Buddhaghosa và theo Abhidhammatthavibhāvinī (tức là Phụ Sớ của Abhidhammatthasaṅgaha). Theo Ngài Buddhaghosa, tuần đầu tiên là thời gian của Kalala, tức là sắc pháp (Rūpa) trong suốt như nước. Lúc đó, có ba nhóm sắc hay 30 sắc pháp (Rūpa). Các bạn đã biết 30 sắc pháp (Rūpa) này hay ba nhóm sắc này: nhóm thân (Kāya), nhóm giới tính (Bhāva) và nhóm ý vật (Vatthu).

Trong tuần thứ hai, chúng ta có Abbuda, tức là sắc pháp (Rūpa) giống như bọt. Trong tuần thứ ba thì có Pesi, một cục thịt. Trong tuần thứ tư thì có Ghana, sắc pháp (Rūpa) rắn  chắc.  Và  trong  tuần  thứ  năm,  có năm  chỗ  lồi:  một cho cái đầu, hai cho hai cái tay, và hai cho hai cái chân. Chúng ta không biết về tuần thứ sáu, thứ bảy và vân vân. Trong tuần thứ mười một, thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, thần kinh khứu giác và thần kinh vị giác sanh lên  theo  lời  giải  thích  của  Chánh Sớ.  Rồi  những  tuần khác bị bỏ qua cho đến tuần thứ 42. Trong suốt tuần này, tóc, lông và vân vân, xuất hiện trong thai bào. Đây là dựa theo những Chánh Sớ hay dựa theo Ngài Buddhaghosa.

Abhidhammatthavibhāvinī là Phụ Sớ của Abhidhammatthasaṅgaha. Vị giáo thọ sư đó lại nói khác. Theo Ngài, tuần thứ nhất cho đến tuần thứ năm thì vẫn giống như vậy. Cho nên, sẽ có sắc pháp (Rūpa) trong suốt giống như nước, sắc pháp (Rūpa) giống như bọt, một cục thịt, sắc pháp (Rūpa) rắn chắc và năm chỗ lồi. Nhưng Ngài lại nói là tại tuần thứ bảy, nhóm nhãn sanh lên. Trong suốt tuần thứ tám, thần kinh thính giác sanh lên. Trong tuần thứ chín, thần kinh khứu giác sanh lên. Và trong tuần thứ mười, thần kinh vị giác sanh lên. Như vậy, có sự khác nhau giữa Ngài Buddhaghosa và tác giả của tài liệu Abhidhammatthavibhāvinī. Các bạn sẽ theo ai? Ngài Buddhaghosa có uy tín và thẩm quyền hơn. Cho nên, chúng ta sẽ theo Ngài Buddhaghosa. Có một nguyên nhân, giải thích tại sao tài liệu Abhidhammatthavibhāvinī lại khác với Ngài Buddhaghosa. Nhưng nếu các bạn không biết Pāḷi thì điều này hơi khó giải thích. Những vị thầy người Miến của chúng tôi đã nghĩ ra nguyên nhân của sự khác nhau này. Theo những vị thầy người Miến thì tác giả của tài liệu Abhidhammatthavibhāvinī Ṭīkā đã đọc bản không chính xác của một cuốn Chánh Sớ. Ngài đã gặp bản không chính xác đó, nhưng Ngài lại cho là đúng. Dựa trên bản không chính xác đó, Ngài đã nói là tại tuần thứ bảy, chúng ta có thần kinh thị giác, tại tuần thứ tám, chúng ta có thần kinh thính giác và vân vân.

Điều này có thể dễ dàng xảy ra trong Pāḷi vì “Satta Sattati” là 77. Nhưng nếu bản ghi chép  thiếu phần cuối “ti”, thì nó sẽ trở thành “Satta Satta”, tức là 7 nhân 7. Tức là 49, chứ không phải 77. Bốn chín có nghĩa là tuần thứ bảy. Đôi lúc, chuyện này có thể xảy ra. Vào thời cổ xưa đó, rất khó để so sánh hai bản sao chép của cùng một bản thảo. Thậm chí, một bản thảo đã là rất khó để có được. Các  vị  thầy  người  Miến  đã  giải  thích rằng  tác  giả  của cuốn Abhidhammatthavibhāvinī có lẽ đã đọc bản không chính  xác  của  bản  Chánh  Sớ  đó.  Cho  nên,  Ngài  đã  có quan điểm như vậy. Những vị thầy sau này đã không đi theo      quan    điểm      của      tác      giả      của      cuốn Abhidhammatthavibhāvinī. Chúng  ta  cũng  sẽ  chỉ  theo những gì Ngài Buddhaghosa đã ghi lại. Tại tuần thứ mười một, mắt và vân vân sẽ sanh lên. Tại tuần thứ 42, tóc và những thứ khác sanh lên.

Đây là cách sự phát triển của thai bào được trình bày trong các tài liệu Phật giáo. Đức Phật chỉ nêu lên những giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng Đức Phật không chỉ rõ phải mất bao nhiêu ngày để đi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Các Chánh Sớ nói là một giai đoạn kéo dài một tuần. Khoảng thời gian một tuần thì không được nói rõ ràng ra bởi Đức Phật. Các Chánh Sớ giải thích nó có nghĩa là một tuần: Kalala là một tuần, Abbuda là một tuần và vân vân. Điều này có thể không nhất thiết phù hợp với những gì y học hiện đại đã tìm ra. Nó có thể không chính xác trong từng mỗi chi tiết. Không ai có thể thật sự đi vào trong bụng người mẹ và nhìn vào thai bào. Ngày nay, có những thiết bị chụp hình thai bào.

Có những bức hình của thai bào ở một tuần tuổi, hai tuần tuổi và vân vân. Nó có thể là những gì y học hiện đại tìm thấy hay có thể là không phải. Nhưng ít nhất, chúng ta biết rằng sự phát triển của thai bào có được miêu tả trong những tài liệu Phật giáo. Điều đó ít nhiều tương ứng với những gì con người biết về thai bào ngày nay.

Đó là liên quan đến người nhân loại. Mặc dầu thú vật sanh ra từ bụng me, nhưng chúng có thể cần nhiều thời gian hơn nhân loại để ra đời. Hầu hết mọi thú vật thì không ra đời sau mười tháng kể từ ngày thụ thai. Sự trình bày ở trên: Kalala trong một tuần, Abbuda trong một tuần và vân vân là cho nhân loại, chứ không phải cho thú vật .


(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) U Silananda - CHƯƠNG SÁU: NHỮNG NHÓM SẮC PHÁP (3-3)

https://tuniemxu.com/chuong-sau-nhung-nhom-sac-phap/

“Sau đó, trong suốt thời gian hiện hữu, nhóm nhãn và vân vân dần dần sanh lên.” (CMA, VI, §23, p.255)

“Cho  nên,  sự  diễn  tiến  liên  tục  của  các  nhóm  sắc pháp  được  tạo  ra  theo  bốn  cách  –  tức  là,  do  nghiệp (kamma) tạo từ lúc tục sinh, do tâm tạo từ thời điểm thứ hai của tâm thức, do nhiệt lượng tạo ra từ thời điểm của giai đoạn trụ, và do dưỡng tố tạo ra từ thời điểm phát tán của dưỡng tố – trôi chảy không gián đoạn trong dục giới cho đến lúc tử…” (CMA, VI, §24, p.256)

Sự trôi chảy của sắc pháp diễn tiến liên tục cho đến lúc chết.

“…  giống  như  ngọn  lửa  của  cây  đèn  cầy  hay  dòng chảy của một con sông.” (CMA, VI, §24, p.256)

Các bạn đốt một ngọn đèn cầy và thấy ngọn lửa ở đó. Các bạn nghĩ là ngọn lửa diễn tiến liên tục. Thật ra, tại mỗi thời điểm có một ngọn lửa mới. Điều đó cũng như vậy đối với dòng chảy của một con sông. Khi các bạn nhìn một dòng sông, các bạn nghĩ rằng nó là như nhau mọi lúc, nhưng tại mỗi thời điểm thì có nước mới chảy qua. Cũng theo cách đó, trong dục giới, cho đến lúc tử, thì những nhóm sắc pháp được tạo ra bằng bốn cách trôi chảy liên tục không ngừng.

Như vậy, ở đây, “sắc do nghiệp (kamma) tạo ra từ lúc tục sinh” có nghĩa là sắc pháp do nghiệp (Kamma) tạo ra sanh lên từ thời điểm của tiểu sát-na đầu tiên của tâm tục sinh. Và “sắc do tâm tạo ra từ thời điểm thứ hai của tâm thức” có nghĩa là sắc pháp do tâm tạo ra sanh lên tại tiểu sát-na đầu tiên của tâm thứ hai trong một kiếp sống. Tức là tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ nhất, từ thời điểm của tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ nhất, sắc pháp do tâm tạo ra (Cittaja-rūpa) sanh lên. Điều đó có nghĩa là sắc pháp do tâm (Citta) tạo ra sanh lên từ tiểu sát-na đầu tiên của tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ nhất. Rồi “sắc do dưỡng tố tạo ra từ thời điểm phát tán của dưỡng tố” – cho nên, chúng ta không biết khi nào sắc pháp (Rūpa) do dưỡng tố tạo ra sanh lên lần đầu tiên. Đối với những chúng sanh hóa sanh, nó có thể bắt đầu khi người đó nuốt chính nước bọt của họ. Từ thời điểm đó, người đó có sắc pháp (Rūpa) do dưỡng tố tạo ra. Nhưng đối với những ai sống trong bụng me, thì họ có thể có sắc pháp (Rūpa) do dưỡng tố tạo ra từ người mẹ. Người mẹ ăn một cái gì đó và rồi thai bào nhận dưỡng tố thông qua dây rốn.

Điều chúng ta nên hiểu ở đây là tại chính xác thời điểm nào sắc pháp do nghiệp tạo (Kammaja-rūpa) sanh lên, tại chính xác thời điểm nào sắc pháp do tâm tạo (Cittaja-rūpa) sanh lên lần đầu tiên, và tại chính xác thời điểm nào sắc pháp do nhiệt lượng (Utuja-rūpa) sanh lên. Từ tiểu sát-na thứ hai của tâm tục sinh (Paṭisandhi), sắc pháp do nhiệt lượng (Utuja-rūpa) sanh lên. Từ lúc đó trở đi, sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra sanh lên hầu như tại mỗi thời điểm bởi vì nhiệt lượng (Utu) sanh lên tại tiểu sát-na thứ hai của tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) sẽ đạt đến thời điểm trụ tại tiểu sát-na thứ ba của tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta). Các bạn hãy hình dung ra ba tiểu sát- na của tâm tục sinh (Paṭisandhi): một, hai và ba. Tại tiểu sát-na thứ nhất của tâm tục sinh (Paṭisandhi), sắc pháp do nghiệp tạo ra (Kammaja-rūpa) sanh lên. Tại tiểu sát- na thứ hai của tâm tục sinh (Paṭisandhi), sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra (Utuja-rūpa) sanh lên. Tại tiểu sát-na thứ hai của tâm tục sinh (Paṭisandhi), đó là tiểu sát-na thứ nhất của sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra  (Utuja- rūpa). Bây giờ, nó tiếp cận tiểu sát-na tiếp theo của sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra (Utuja-rūpa). Tiểu sát-na tiếp theo là tiểu sát-na thứ ba của tâm tục sinh (Paṭisandhi) nhưng lại là tiểu sát-na thứ hai của sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra (Utuja-rūpa). Từ tiểu sát-na thứ hai của tâm tục sinh (Paṭisandhi) trở đi, tại mỗi thời điểm, sắc pháp do nhiệt lượng tạo ra (Utuja-rūpa) sanh lên. Ở đây, đoạn văn trên chỉ ra lúc chúng sanh lên lần đầu tiên.

Khi nào chúng sanh lên lần cuối cùng trong một kiếp sống và khi nào chúng biến mất toàn bộ, chúng ta sẽ học đến vào tuần tới.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!

(hết)
Reply
Huynh LTP ui. 

Cư Sĩ Pháp Triều có sách mới đó huynh.  LOL-4 Kaos-1


http://dhammumika.blogspot.com/2021/
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Cám ơn sis Xí Xọn nhiều .  LTP đang chăm chỉ (thật không đó ?) học 12 Nhân Duyên .  Tài liệu sis cho thật đúng lúc .   Thanks-sign-smiley-emoticon

Dịch giả Pháp Triều giỏi quá    10_point .

Sư Toại Khanh viết về dịch giả Pháp Triều trong bài "Thư Gửi Độc Giả":

https://drive.google.com/file/d/0B4YUg_P...Q-4BsNiTgw

Bản thân người dịch cuốn sách này là một cư sĩ mộ đạo từ nhỏ, những Phật duyên và Phật chất được huân tập trong mấy chục năm đã giữ lại cho bản dịch nguyên vẹn cái ngôn phong cần có của một cuốn sách Phật. Không ít bản dịch đọc vào không thấy Phật ở đâu hết, vì người cầm bút có vẻ như đã không có Ngài trong lòng. Bản dịch này không có cái lỗi đó. Và một cách nói thật lòng có Tam Bảo chứng minh, vừa đọc qua bản thảo của tập sách nầy, tôi đã lập tức thấy rằng hai cuốn A Tỳ Đàm của tôi vừa in xong hình như không còn cần thiết nữa. Ít mà đủ vẫn hơn nhiều mà thiếu. Tôi không có lý do mua lòng dịch giả khi viết mấy dòng này.

Là một tiến sĩ toán học từ đại học Rice ở Houston, một trong những đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, người dịch đã chọn cho mình một đời sống khó ngờ nhất: Sống độc thân để chăm sóc mẹ già và dành trọn thời gian để nghiên cứu Phật pháp. Bản dịch này của anh đã được hoàn tất trong những ngày tháng đốt mình làm nến ấy. Tôi tin anh sẽ còn nhiều hy hiến quan trọng khác cho đời. Và tôi cũng tin rằng sẽ có rất nhiều Phật tử người Việt tìm đọc sách anh rồi biết ơn anh.

Bergstadt, 8/8/2014
Toại Khanh
Reply
U Silananda - MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN – TƯƠNG QUAN THỨ CHÍN

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...-thu-chin/

Tương Quan Thứ Chín

Do Thủ Làm Điều Kiện, Hữu Sanh Khởi (Upādāna-pacayā bhavo: Thủ Duyên Hữu)

Tương quan thứ chín trong Mười Hai Nhân Duyên có công thức là “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi.” Một khi có chấp thủ thì sẽ có những hành động tương ưng với chấp thủ. Và khi có hành động thì sẽ có hậu quả của hành động có nghĩa là nghiệp (nhân) và kết quả của nghiệp (quả) sẽ xảy ra.

Tương quan thứ chín này nói về liên hệ giữa Thủ (upādāna) và Hữu (bhava). Khi chúng ta học Phật Pháp đặc biệt là Pháp Duyên Sinh, hiểu chính xác ý nghĩa những thuật ngữ trong Kinh thật là quan trọng. Nếu không, sự hiểu biết của chúng ta về kinh điển sẽ thiếu sót hay sai lạc với lời dạy của Đức Phật. Đôi khi những thuật ngữ có ý nghĩa khác hơn hiểu biết thông thường của chúng ta. Hữu (bhava) là một trong những thuật ngữ như vậy.

Hữu là gì? 
Ý nghĩa thông thường là hiện hữu, đời sống, hay tái sanh. Tuy nhiên, trong tương quan này, Hữu có thêm một ý nghĩa khác nữa. 

(Hữu có 2 nghĩa: 1/ tái sanh  2/ nguyên nhân của tái sanh, Nghiệp .)

Chúng ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa này hơn nếu tìm hiểu sơ khởi tương quan thứ 10 kế tiếp là “Do Hữu làm điều kiện, Sinh (jāti) sanh khởi”. Sinh ở đây là gì? Đó  là tái sanh. Như vậy nếu hiểu Hữu là tái sanh theo ý nghĩa thông thường nói trên thì Hữu sẽ đồng nghĩa với Sinh trong tương quan thứ 10 này. Do đó, nếu chúng ta hiểu Hữu trong tương quan thứ chín “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi” là tái sanh, thì tương quan thứ mười sẽ là “Do tái sanh làm điều kiện, tái sanh sanh khởi”. Như vậy chẳng có nghĩa gì cả vì tái sanh không thể làm điều kiện cho chính nó. Do đó, chỉ hiểu Hữu là tái sanh thì chúng ta sẽ gặp khó khăn.

Vì thế, chúng ta phải hiểu Hữu trong tương quan thứ chín này theo một ý nghĩa nữa chứ không chỉ là tái sanh không mà thôi. 

Ở đây Chú Giải Vi Diệu Pháp (Atthasālini) đóng góp một sự giải thích rất là hữu ích mà nếu không có giải thích này thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu chính xác lời dạy của Đức Phật về tương quan thứ chín. Do đó, chúng ta nên biết ơn Chú Giải. Hữu ở tương quan thứ 10 là nguyên nhân của tái sanh chứ không phải tái sanh. Như vậy, Hữu ở tương quan thứ chín “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi” ngoài ý nghĩa thông thường là tái sanh còn là nguyên nhân của tái sanh nữa.

Tại sao Hữu ở tương quan thứ 10 được xem là nguyên nhân của tái sanh? Đôi khi chúng ta dùng danh từ của kết quả để chỉ nguyên nhân. Trong ngôn ngữ thường nhật, chúng ta thường gặp điều này. Ví dụ, vì sợ bệnh tiểu đường nên khi trông thấy đường quý vị có thể nói đó là “tiểu đường”. Hoặc thấy muối trên bàn, bạn nói đó là “áp huyết cao”. Do đó, nói đường là “tiểu đường” có nghĩa đường là nguyên nhân của bịnh tiểu đường và khi nói muối là áp huyết cao có nghĩa là nguyên nhân của áp huyết cao. Tương tự như vậy, ở đây đối với Hữu chúng  ta không ám chỉ Hữu trong ý nghĩa tái sanh thông thường quen thuộc nhưng là nguyên nhân của Hữu. Đó là yếu tố làm điều kiện hay nguyên nhân gây ra tái sanh về sau. Đến đây chắc quý vị biết Hữu là gì rồi phải không? Đó chính là Nghiệp. Vì thế, trong tương quan thứ chín “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi” Hữu có hai ý nghĩa. 
  1. Ý nghĩa đầu tiên là Nghiệp Hữu (kamma bhava) và 
  2. ý nghĩa thứ hai là Hiện Hữu (upapatti bhava) hay tái sanh.

Nghiệp Hữu là nghiệp. Ở đây, nghiệp không  chỉ là ý muốn (cetanā) mà còn là một vài trạng thái tâm hay tâm sở hiện diện đồng thời với ý muốn như tham, sân…Và Hiện Hữu ở đây có nghĩa là tái sanh và có chín hình thức tái sanh được phân thành ba loại theo Chú Giải. Mỗi loại gồm ba hình thức tái sanh và chúng có thể bao gồm lẫn nhau. Quý vị không cần biết hết ở đây. Quý vị chỉ cần nhớ hiện hữu là tái sanh, kiếp sống hay đời sống. Tái sanh vào cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới hay bốn nơi thấp kém.

Quý vị nhớ trong tương quan đầu tiên “Do vô minh làm điều kiện, Hành sanh khởi”, Hành là nghiệp nên còn gọi là Hành Nghiệp. Trong tương quan thứ 10 này, Hữu cũng là nghiệp nên gọi là Hữu Nghiệp. Cả hai đều là nghiệp nên có sự lặp lại nghiệp trong Mười Hai Nhân Duyên. Tại sao có sự lặp lại về Nghiệp như vậy? 
  1. Chú Giải giải thích là Hành Nghiệp thuộc về kiếp trước làm điều kiện cho Thức sanh khởi trong kiếp hiện tại. 
  2. Hữu Nghiệp là nghiệp trong kiếp hiện tại làm điều kiện cho tái sanh trong kiếp kế đến. 

Vì thuộc vào các thời điểm khác nhau nên Nghiệp được lặp lại, đầu tiên là Hành Nghiệp và sau đó là Hữu Nghiệp.

Có sự khác biệt nào không giữa Hành Nghiệp và Hữu Nghiệp? Trong tương quan thứ hai “Do Hành làm điều kiện, Thức sanh khởi”, Thức chịu điều kiện bởi Hành. Có một cõi chỉ có sắc không mà thôi nên những chúng sanh ở cõi này không có Thức. Do đó, tương quan thứ hai này không thể bao gồm liên hệ giữa Hành Nghiệp của các chúng sanh ở cõi không có tâm này được. Tuy nhiên, trong tương quan thứ 10 “Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi”, Sinh ở đây là tái sanh bao gồm luôn các cảnh giới nơi đó chúng sanh chỉ có thân mà không có tâm. Thêm vào đó, không phải chỉ có ý muốn (cetanā) mới là Nghiệp như trong tương quan thứ hai mà ý muốn cùng với các trạng thái tâm sanh khởi đồng thời với ý muốn như tham… đều là Nghiệp và được gọi là Hữu hay Hữu Nghiệp. Đó là khác biệt nhỏ giữa Hành Nghiệp và Hữu Nghiệp. 

Có thể quý vị đã để ý thấy sự bất nhất về nguyên nhân của nghiệp. Một đằng là Nghiệp (Hành Nghiệp) chịu điều kiện bởi Vô Minh theo tương quan thứ nhất (Do Vô Minh làm điều kiện, Hành sanh khởi), đằng khác là Nghiệp (Hữu Nghiệp) chịu điều kiện bởi Thủ theo tương quan thứ chín (Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi). Như vậy cả Vô Minh và Thủ đều là nguyên nhân gây ra Nghiệp hay sao?

Nếu các quý vị hiểu Vi Diệu Pháp thì sẽ thấy không có vấn đề gì cả vì Vô Minh luôn luôn có mặt cùng với các tâm sở bất thiện khác kể cả Thủ. Do đó, bất cứ lúc nào các tâm sở bất thiện có mặt là có Vô Minh. Cho nên, mặc dầu chỉ có Thủ được đề cập như là nguyên nhân của Hữu Nghiệp trong tương quan thứ chín nhưng Vô Minh cũng là nguyên nhân gây ra Hữu Nghiệp. Hai tâm sở bất thiện này cùng chung một nhóm vì liên hệ với nhau. Quí vị còn nhớ đến ba vòng là Vòng Ô Nhiễm, Vòng Nghiệp và Vòng Quả không? Vô Minh, Ái và Thủ thuộc Vòng Ô Nhiễm, cho nên khi một tâm sở thuộc vòng ô nhiễm này được đề cập, hai tâm sở còn lại được bao gồm luôn. Như vậy, trong cốt tủy, cả hai tương quan thứ nhất và thứ chín đều giống nhau. Do đó, khi nói “Do Vô Minh làm điều kiện, Hành sanh khởi” không chỉ có Vô Minh nhưng còn có các tâm sở Ái và Thủ nữa. Tương tự như vậy, khi nói “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi”, không chỉ có Thủ mà còn có Vô Minh và Ái nữa. 

Tóm lại, ý nghĩa của tương quan thứ chín là tùy thuộc vào bốn loại Thủ (dục thủ, kiến thủ, tập hành thủ và ngã chấp thủ), Nghiệp Hữu (kamma bhava) và Sinh Hữu (upapatti bhava) sanh khởi.

Bây giờ chúng ta hãy xem như thế nào Nghiệp Hữu (nghiệp) và Sinh Hữu (tái sanh) sanh khởi tùy thuộc vào bốn loại Thủ. 
Loại thủ thứ nhất là dục thủ. Đây là sự mong ước hay khao khát vật hay người nào đó trong cuộc đời. Do ham muốn mạnh mẽ như vậy mà con người có thể tìm mọi cách như lường gạt, cướp giựt hay giết hại để đạt cho được đối tượng. Đó là hữu nghiệp. Kết quả của hữu nghiệp dù thiện hay bất thiện sẽ là tái sanh vào một kiếp sống mới với sắc uẩn và danh uẩn mới mẻ nhưng chịu điều kiện của hữu nghiệp. Do đó, tùy thuộc vào dục thủ mà nghiệp hữu và sinh hữu (tái sanh) sanh khởi.

Ví dụ quý vị được nghe hay đọc sách biết cõi trời là nơi sung sướng đầy lạc thú có các chư thiên sống lâu, không bị đau khổ như ở cõi người. Do đó, quý vị muốn được tái sanh làm các vị trời trong cảnh giới ấy. Nếu ước muốn mạnh mẽ, có thể quý vị sẽ hành động với hy vọng được sanh về nơi đó. Nhờ đọc được sách tốt hay gặp thầy giỏi khuyên bố thí, giữ giới nên quý vị làm theo. Như vậy, bố thí và trì giới là thiện hữu nghiệp chịu điều kiện của dục thủ hay ước muốn mạnh mẽ được sanh lên cõi trời. Và kết quả của thiện hữu nghiệp này là sau khi chết quý vị được sanh lên đó. Vì thế tái sanh hay sinh hữu là kết quả của nghiệp hữu chịu điều kiện bởi dục thủ.

Xưa kia vì hiểu biết sai như để được sanh lên cõi trời phải giết sinh vật như gà, cừu, bò hay người để tế lễ. Và vì tin như vậy cũng như rất muốn được sanh lên cõi trời nên con người đã làm điều này. Sát sanh là một hành động bất thiện nên là bất thiện hữu nghiệp. Và nghiệp này chịu điều kiện bởi ước muốn mạnh mẽ được sanh vào cõi trời hay là dục thủ. Kết quả của bất thiện hữu nghiệp là không những không được tái sanh vào cảnh trời nhưng ngược lại bị sanh vào một trong bốn cõi thấp kém. Sự tái sanh vào các nơi này là sinh hữu. Như vậy, cả nghiệp hữu và sinh hữu đều chịu điều kiện của dục thủ.

Giả sử qua Ấn độ Giáo, có vị được biết ở cõi Phạm Thiên các Phạm Thiên vẫn có vợ và hưởng nhiều lạc thú giác quan nên muốn được tái sinh lên đó. Họ nỗ lực hành Thiền Vắng Lặng hay Thiền Chỉ để đắc các tầng thiền hầu thành đạt ước muốn của mình. Thực tập thiền chỉ như vậy là hữu nghiệp, chịu điều kiện của dục thủ là ước muốn được sanh làm phạm thiên. Do kết quả đắc thiền, họ sanh lên cõi đó. Như vậy tái sanh hay sinh hữu là kết quả trực tiếp của hữu nghiệp và gián tiếp của dục thủ. Tưởng cũng nên đề cập ở đây là sự tin tưởng các cõi Phạm Thiên có nhiều lạc thú giác quan không phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Theo kinh điển Phật Giáo, cõi Phạm Thiên không có lạc thú giác quan  vì ở đó các Phạm Thiên chỉ có mắt, tai và tâm chứ không có khứu giác, vị giác và xúc giác. Các giác quan thị giác và thính giác không phải để hưởng dục lạc nhưng chỉ để thấy và nghe giáo pháp của Đức Phật mà thôi.

Bây giờ đến sự liên hệ giữa Kiến Thủ (ditthupādāna) và Hữu. Kiến thủ là tà kiến không tin vào định luật nghiệp báo. Vì không tin nên quý vị có thể không muốn làm điều thiện hoặc làm điều bất thiện vì không sợ quả báo. Quý vị làm chỉ để được hưởng hạnh phúc riêng tư bất chấp là đúng hay sai, công bình hay không công bình. Hành động như vậy là hữu nghiệp chịu điều kiện bởi kiến thủ. Nếu là bất thiện hữu nghiệp, quý vị sẽ bị tái sanh vào bốn đường ác đạo. Sự tái sanh này là sinh hữu, kết quả của hữu nghiệp và cũng chịu điều kiện bởi kiến thủ.

Có những người không tin vào định luật nghiệp báo nhưng lại làm điều lành như bố thí cho các hội từ thiện, xây cất bệnh viện hay tặng dữ nhiều món tiền khổng lồ cho các cơ quan nhân đạo… Các hành động này là thiện hữu nghiệp. Tuy không tin vào định luật nghiệp báo nhưng vẫn có kết quả tốt lành theo định luật nghiệp báo. Sự tái sanh vào cảnh tốt của người đó là sinh hữu và đây là kết quả của hữu nghiệp chịu điều kiện của kiến thủ tức tà kiến không tin vào định luật nghiệp báo.

Kế tới là Tập Hành Thủ (silabbatupādāna) và Hữu. Nếu có tà kiến tin rằng ứng xử như chó, bò hay súc vật sẽ đưa đến giải thoát và làm theo như vậy là tập hành thủ và tập hành thủ này tạo ra hữu nghiệp. Như đã được đề cập trước đây, theo Đức Phật, hữu nghiệp này sẽ đưa đến tái sanh vào cõi súc sanh hay địa ngục; do đó, tái sanh hay sinh hữu này là kết quả của hữu nghiệp. Như vậy tập hành thủ làm điều kiện cho hữu nghiệp và sinh hữu sanh khởi.

Sư muốn giải thích thêm về tập hành thủ không chỉ bao gồm sự ứng xử như súc vật mà thôi. Nếu chỉ có vậy thì không đủ sức thuyết phục. Tập hành thủ còn bao gồm cả bố thí và giữ giới nữa. Nếu tin rằng ở cảnh trời có thể bố thí và giữ giới tốt hơn và do đó ngay trong kiếp hiện tại đã cố gắng làm những điều này để được tái sanh vào cảnh trời thì đó là tập hành thủ. Hành động bố thí và giữ giới là nghiệp hữu và tái sanh là sinh hữu. Cả hai chịu điều kiện bởi tà kiến về tập hành thủ.

Thứ tư là tương quan giữa Ngã Chấp Thủ và Hữu. Ngã chấp thủ là sự tin tưởng vào linh hồn hay bản ngã. Một người tin như vậy sẽ nghĩ rằng mình có một linh hồn hay bản ngã cần phải được cải thiện để được giải thoát. Người đó có thể làm những điều phước thiện và do kết quả của thiện nghiệp, được tái sanh tốt lành. Cũng có thể bị hướng dẫn sai lạc làm những điều bất thiện và kết quả của bất thiện nghiệp này khiến người đó sẽ tái sanh vào bốn đường ác đạo. Do đó, nghiệp hữu và sinh hữu cũng khác nhau tùy thuộc vào hành động xảy ra chịu điều kiện của tà kiến về linh hồn hay bản ngã.

Như vậy, tùy thuộc vào thủ mà hữu gồm nghiệp hữu (nghiệp) và sinh hữu (tái sanh) sanh khởi. 
  1. Nghiệp hữu là kết quả trực tiếp của thủ nên rất quan trọng và 
  2. sinh hữu là kết quả gián tiếp của Thủ. 
Bởi vì sinh hữu và sinh giống nhau cho nên trong tương quan thứ chín hữu chỉ nên được hiểu là nghiệp hữu mà thôi. Theo cách này sẽ dễ dàng hiểu tương quan “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi” hơn mặc dầu Chú Giải đã giải thích hữu bao gồm nghiệp hữu và sinh hữu như Sư vừa đề cập.  Thêm vào  đó, chúng ta sẽ không bị khó khăn khi sang tương quan thứ mười kế tiếp “Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi” mà ở đó hữu chỉ có ý nghĩa là nghiệp hữu (nghiệp) chứ không phải cả hai ý nghĩa như ở trên. 

Tóm lại, theo tương quan này, bất cứ những gì chúng ta làm dù tốt hay xấu đều chịu điều kiện của một trong bốn loại thủ.

Thực tập Thiền Minh Sát có chịu điều kiện của thủ hay không? Theo tương quan này, chúng ta không tránh khỏi câu trả lời là thực tập Thiền Minh sát cũng bị điều kiện bởi thủ và đây là dục thủ. Thủ là phiền não của tâm cần đoạn trừ cho nên thực tập Thiền Minh Sát để loại bỏ Thủ. Như vậy, phiền não trong một ý nghĩa nào đó làm điều kiện cho sự thực tập Thiền Minh Sát. Nói một cách khác chúng ta thực tập Thiền Minh Sát vì muốn hết phiền não để được giải thoát. Do đó, mong muốn chân hạnh phúc dù đó là Niết Bàn hay thánh quả A La Hán thì vẫn là ước muốn, vẫn là dục thủ. Như vậy, vì dục thủ này chúng ta thực tập Thiền Minh Sát.

Có một cách giải thích nữa của một nhà luận giải dựa theo tương quan giữa thiện nghiệp và vô minh. 
  1. Vô minh là một trạng thái tâm hay tâm sở bất thiện; 
  2. tuy nhiên, nếu quý vị hành động nhằm vượt qua hay đoạn trừ vô minh 
thì vô minh được xem là điều kiện cho thiện nghiệp. 

Tương tự như vậy, có thể nói rằng để loại bỏ chấp thủ cùng với những tâm sở bất thiện khác nên chúng ta thiền tập. Cho nên thiền tập của chúng ta chịu điều kiện của chấp thủ và những tâm sở bất thiện này. 

Do đó, thực tập Thiền Minh Sát chịu điều kiện của dục thủ là ước muốn hành thiền để đoạn trừ ô nhiễm nơi tâm.

Thực tập Thiền Minh Sát có đưa đến tái sanh hay không?
Khi thực tập Thiền Minh Sát quí vị muốn chấm dứt tái sanh hay muốn được tái sanh tốt hơn? Sư không nghĩ quí vị muốn được tái sanh tốt hơn nhưng chúng ta hãy trả lời câu hỏi. Trong một Chú Giải có nói là Thiền Minh Sát không đưa đến tái sanh. Tuy nhiên, Chú Giải cũng ghi lại ý kiến của một luận sư nổi tiếng là cho đến khi đạt thánh quả A La Hán, thực tập Thiền Minh Sát vẫn còn dẫn đến tái sanh hoặc là tái sanh đến ít nhất bảy lần. Cố hòa thượng thiền sư Mahāsi Sayadaw cho biết Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna), phẩm cao tột của Vi Diệu Pháp, dạy rằng tâm minh sát cao có Niết Bàn làm đối tượng là điều kiện cho tái sanh. Nếu tâm minh sát cao là điều kiện của tái sanh thì đương nhiên các tâm minh sát thấp hơn cũng sẽ đưa đến tái sanh. 

Do đó, nói theo Duyên Hệ Duyên thì Thiền Minh Sát cũng đưa đến tái sanh. Nếu xét theo định luật nghiệp báo, bạn có thể dễ dàng chấp nhận như vậy.

Thực tập Thiền Minh Sát là loại thiện nghiệp gì? 
Thiền Minh sát là hành động thiện (kusala) thuộc cõi dục giới (kāmā vacāra) nên gọi là dục giới thiện nghiệp (kāmāvacāra kusala). Nếu là dục giới thiện nghiệp thì sẽ đưa đến kết quả hay quả báo. Tại sao như vậy? Định luật nghiệp báo là một định luật thiên nhiên cho nên không thể nào ngăn cản được việc thực tập Thiền Minh Sát đưa tới quả báo. Quả báo đó là tái sanh vào cõi người hay cõi trời dục giới. Tương tự như hột xoài bỏ xuống đất sẽ mọc thành cây không thể nào khác được. 

Vì thế, thực tập Thiền Minh Sát sẽ đưa tới tái sanh trong cõi dục giới.

Tại sao phải thực tập Thiền Minh Sát nếu kết quả vẫn còn phải tái sanh? Hay tại sao chúng ta thực tập Thiền Minh Sát? 
Chúng ta có thể tái sanh vào cảnh người, cảnh trời bằng bố thí, giữ giới và những điều này ít khó nhọc hơn là hành thiền, vậy thì tại sao chúng ta lại phải thực tập Thiền Minh Sát? Nếu lý luận như vậy thì thực tập Thiền Minh Sát thật ra không cần thiết và chẳng hấp dẫn chút nào cả. 

Mục đích của thực tập Thiền Minh Sát là để ra khỏi vòng luân hồi. Với thực tập, chúng ta sẽ loại bỏ lần hồi phiền não hay ô nhiễm trong tâm. 
  1. Sự loại bỏ đầu tiên là loại bỏ trong khoảnh khắc. Điều này có nghĩa là khi tâm chánh niệm theo dõi đề mục, chúng ta tránh được những phiền não sanh khởi trong tâm liên hệ đến đề mục ngay trong khoảnh khắc đó. 
  2. Khi sự thực hành Thiền Minh Sát được tốt đẹp hơn, quý vị sẽ thấy phiền não sẽ không sanh khởi ngay cả đối với những đối tượng không được theo dõi.
  3.  Do sức mạnh loại trừ phiền não đối với những đối tượng được theo dõi, quý vị có thể tránh được phiền não đối với những đối tượng không được theo dõi. 

Do đó, phiền não sẽ yếu dần khi có tiến bộ trong sự thực tập. Và khi thời điểm đến, đạo tâm hay giác ngộ xảy ra sẽ loại trừ vĩnh viễn phiền não hay ô nhiễm trong tâm. Đây chính là giải thoát rốt ráo.

Bây giờ quý vị đã biết sự khác biệt giữa 
  1. thiện nghiệp thông thường và 
  2. thiện nghiệp do Thiền Minh Sát đem lại. 
Tuy cả hai đều là thiện nghiệp dục giới tức là hành động phước thiện thực hiện trong cõi dục giới nhưng lại khác nhau. 

Khác với hành động phước thiện thông thường không thể đưa chúng ta ra khỏi luân hồi, thực tập Thiền Minh Sát đưa đến loại trừ phiền não và chấm dứt tái sanh. 

Do đó, nếu muốn có hạnh phúc thật sự và thoát vòng sanh tử luân hồi, quí vị nên thực tập Thiền Minh Sát. Chúng ta không nên chỉ hài lòng với hành động bố thí và giữ giới hay hành thiền Vắng Lặng không mà thôi.

(Hết)
Reply