2020-09-24, 12:30 AM
Tội và ân sủng
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên và khó hiểu khi nghe nhắc đến cụm từ "tội hồng phúc". Sẽ là một nghịch lý nếu ta chỉ tham chiếu "tội" vào thực tế của đời sống tự nhiên. Vì thông thường, cái "tội" hay đi với hậu quả là "cái họa" với mức độ do những hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên, Đức tin Kitô giáo đã giúp ta khám phá sâu xa mối tương quan giữa tội và ân sủng. Trước tình yêu Thiên Chúa, chúng ta không thể là con người hoàn toàn xấu xa nhưng đang được bao bọc bởi lòng tha thứ và được biến đổi trở nên giống Đấng đã tận hiến cho sự sống của ta, vì"Chúa Cha yêu thương ta dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa" (1Ga 3, 1). Chính nhờ ân sủng, con người mới có thể cải thiện tình trạng sa sút trong đời sống luân lý thường nhật và hy vọng đạt tới "hồng phúc" cứu độ viên mãn. Vấn đề là chúng ta biết đón nhận hồng phúc được trao ban ấy với thái độ nào.
Theo Thánh Augustinô, sự tội bắt đầu khi con người không chấp nhận sự hữu hạn của chính mình, nghĩa là muốn nên "giống như Thiên Chúa" (St 3, 5). "Tội là một lỗi phạm đối nghịch với lý trí, chân lý, lương tâm ngay thẳng; tội là sự thiếu vắng tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và người lân cận, vì sự quyến luyến lệch lạc đối với một số điều tốt đẹp nào đó. Tội làm tổn thương bản tính con người và vi phạm đến tình liên đới nhân loại..." (GLHTCG, số 1849).
Do tội, con người đánh mất tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, tự tước bỏ ân sủng mà Người đã trao ban, dẫn tới tình trạng xáo trộn của bản tính con người, đặc biệt là sự hỗn loạn của ước muốn. Con người chỉ có thể nối lại tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa nhờ ân sủng của Người qua cái chết và cuộc Phục Sinh kỳ diệu của Đức Kitô. Thánh Phaolô đã xác tín mạnh mẽ điều này trong Thư 1 Cr 1, 30: "Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hóa và cứu chuộc chúng ta". Nhờ ân sủng, chúng ta can đảm khước từ những nổi loạn bởi đam mê tội lỗi, để khôn ngoan bước đi trong đường lối Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương dẫn dắt ta đến chung hưởng hạnh phúc với Người. Nhờ ân sủng, chúng ta nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa có sức mạnh vượt trên tất cả và biến đổi tất cả những tà ố có nguy cơ làm hư hoại mầm sống thiêng linh đã được gieo cấy trong ta. Nhờ ân sủng, dấu vết tội nguyên xưa nơi ta được tẩy trừ, bản chất hư hèn nơi ta được thánh hóa để trở nên hoàn thiện cùng với Đấng đã tự hiến cho phẩm giá của ta.
Nếu những trang đầu của Kinh Thánh cho thấy tình trạng bất toàn của con người sa ngã phạm tội, thì sợi chỉ đỏ xuyên suốt Kinh Thánh là sự yêu thương săn sóc của Thiên Chúa dành cho chúng ta qua tương quan ân sủng. Từ hành trình của Ít-ra-en trong Cựu ước đến hành trình của Dân Mới được mở ra với hành trình sứ vụ của Đức Kitô, là một quá trình trình tiệm tiến của ân sủng đạt tới sung mãn bởi tình yêu Thập Giá. Đức Kitô đã đến trong thân phận phàm nhân, cảm thông với đau khổ của kiếp nhân sinh và đã vực dậy nhân loại khỏi tình trạng tội lỗi của nó. Nhờ quyền năng, tình thương của Người, chúng ta được giải thoát khỏi ranh giới nô lệ tà thần và bước vào miền ánh sáng bất diệt của sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên và khó hiểu khi nghe nhắc đến cụm từ "tội hồng phúc". Sẽ là một nghịch lý nếu ta chỉ tham chiếu "tội" vào thực tế của đời sống tự nhiên. Vì thông thường, cái "tội" hay đi với hậu quả là "cái họa" với mức độ do những hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên, Đức tin Kitô giáo đã giúp ta khám phá sâu xa mối tương quan giữa tội và ân sủng. Trước tình yêu Thiên Chúa, chúng ta không thể là con người hoàn toàn xấu xa nhưng đang được bao bọc bởi lòng tha thứ và được biến đổi trở nên giống Đấng đã tận hiến cho sự sống của ta, vì"Chúa Cha yêu thương ta dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa" (1Ga 3, 1). Chính nhờ ân sủng, con người mới có thể cải thiện tình trạng sa sút trong đời sống luân lý thường nhật và hy vọng đạt tới "hồng phúc" cứu độ viên mãn. Vấn đề là chúng ta biết đón nhận hồng phúc được trao ban ấy với thái độ nào.
Theo Thánh Augustinô, sự tội bắt đầu khi con người không chấp nhận sự hữu hạn của chính mình, nghĩa là muốn nên "giống như Thiên Chúa" (St 3, 5). "Tội là một lỗi phạm đối nghịch với lý trí, chân lý, lương tâm ngay thẳng; tội là sự thiếu vắng tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và người lân cận, vì sự quyến luyến lệch lạc đối với một số điều tốt đẹp nào đó. Tội làm tổn thương bản tính con người và vi phạm đến tình liên đới nhân loại..." (GLHTCG, số 1849).
Do tội, con người đánh mất tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, tự tước bỏ ân sủng mà Người đã trao ban, dẫn tới tình trạng xáo trộn của bản tính con người, đặc biệt là sự hỗn loạn của ước muốn. Con người chỉ có thể nối lại tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa nhờ ân sủng của Người qua cái chết và cuộc Phục Sinh kỳ diệu của Đức Kitô. Thánh Phaolô đã xác tín mạnh mẽ điều này trong Thư 1 Cr 1, 30: "Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hóa và cứu chuộc chúng ta". Nhờ ân sủng, chúng ta can đảm khước từ những nổi loạn bởi đam mê tội lỗi, để khôn ngoan bước đi trong đường lối Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương dẫn dắt ta đến chung hưởng hạnh phúc với Người. Nhờ ân sủng, chúng ta nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa có sức mạnh vượt trên tất cả và biến đổi tất cả những tà ố có nguy cơ làm hư hoại mầm sống thiêng linh đã được gieo cấy trong ta. Nhờ ân sủng, dấu vết tội nguyên xưa nơi ta được tẩy trừ, bản chất hư hèn nơi ta được thánh hóa để trở nên hoàn thiện cùng với Đấng đã tự hiến cho phẩm giá của ta.
Nếu những trang đầu của Kinh Thánh cho thấy tình trạng bất toàn của con người sa ngã phạm tội, thì sợi chỉ đỏ xuyên suốt Kinh Thánh là sự yêu thương săn sóc của Thiên Chúa dành cho chúng ta qua tương quan ân sủng. Từ hành trình của Ít-ra-en trong Cựu ước đến hành trình của Dân Mới được mở ra với hành trình sứ vụ của Đức Kitô, là một quá trình trình tiệm tiến của ân sủng đạt tới sung mãn bởi tình yêu Thập Giá. Đức Kitô đã đến trong thân phận phàm nhân, cảm thông với đau khổ của kiếp nhân sinh và đã vực dậy nhân loại khỏi tình trạng tội lỗi của nó. Nhờ quyền năng, tình thương của Người, chúng ta được giải thoát khỏi ranh giới nô lệ tà thần và bước vào miền ánh sáng bất diệt của sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu.
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .