Trái cây , rau cải nên / không nên ăn nhiều
#1

Cẩn thận khi ăn nhót xanh
ĐĂNG KHOA - 07:10 02/03/2019

(khoahocdoisong.vn) - Nhót xanh chấm muối ớt hoặc dầm đường là món ăn vặt phổ biến của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, món ăn này không lành tính như chúng ta tưởng.

Món “tủ” của chị em công sở

Được coi là món ăn “thần thánh” của chị em công sở, nhót xanh chấm muối ớt hay món nhót xanh chấm chéo đang “làm mưa làm gió” trên nhiều diễn đàn mạng xã hội Facebook. Vào mùa, nhót xanh có giá khá rẻ, chỉ khoảng 30-40.000 đồng/kg kèm theo gia vị nên được nhiều chị em công sở rất ưa thích. Bên cạnh đó, nhiều người bán nhót xanh cũng chuẩn bị gia vị, các loại rau và bán theo những set chẩm chéo để phục vụ chị em công sở có thể sử dụng luôn tại nơi làm việc. Để làm được món nhót xanh chấm chẩm chéo ngoài nguyên liệu là nhót xanh và chẩm chéo thì cần có các loại rau như rau thơm, cải bắp, lá tỏi…

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm cho biết, mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều đều có khả năng gây hại sức khỏe. Vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho, viêm họng khi ăn phải. Tuy nhiên, khi còn xanh, bạn khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Những hạt phấn này ở dạng cứng. Việc vô tình ăn phải nhót xanh vẫn còn phấn có thể gây ngứa họng, ho liên tục ngay sau khi ăn.

Khi ăn nhót xanh cùng các gia vị khác như muối ớt, chẩm chéo, sẽ tạo cảm giác rất mạnh, được nhiều chị em ưa thích. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, việc ăn quá mặn hoặc quá cay, chua đều không tốt cho sức khỏe. Vì là món ăn vặt nên chị em chỉ nên “ăn cho vui” chứ không nên “nghiện”. Có những người ngày nào cũng phải ăn kẻo hết mùa, mỗi ngay ăn đến cả bát to vẫn thèm… thì có thể đã miệng nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Loại thực phẩm này gần như không có dinh dưỡng, cũng không cung cấp năng lượng mà chỉ là món ăn chơi thôi.

Hại dạ dày

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, vì là món ăn vặt nên đa phần chị em sẽ ăn vào lúc đói. Như vậy sẽ rất hại cho dạ dày vì thành phần axit chua có trong nhót xanh cũng như gia vị sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Do đó nếu có nhu cầu ăn nhót xanh thì nên ăn lót dạ trước khi ăn nhót để tránh đồ ăn chua sẽ làm viêm loét dạ dày. Ngoài cách ăn nhót trực tiếp, chị em có thể sử dụng nhót để chế biến thành món ăn thơm ngon khác, vừa giúp kiềm chế được tính chua của nhót mà vẫn đảm bảo hương vị, dinh dưỡng như nấu canh chua, nấu thịt băm, kho cá...

Theo lương y Bùi Hồng Anh (Hội Đông y Việt Nam), trong y học cổ truyền, nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng chỉ ho, chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm. Mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều, bất cứ loại thực phẩm nào chứ không phải riêng gì nhót xanh, đều có khả năng gây hại sức khỏe. Vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Do đó, đối với những người "nghiền" nhót xanh nhất định phải ăn ở mức độ vừa phải. Đối với những người mắc bệnh dạ dày, bệnh đường tiêu hóa, tốt nhất không nên thưởng thức món ăn này vì tình trạng viêm loét có thể lan rộng hơn, khó chữa trị hơn. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ruột kích thích (thường xuyên đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón đan xen) cũng không nên ăn, nhất là khi bụng rỗng. Mỗi ngày, chúng ta nên ăn không quá 7 quả nhót xanh, bà bầu, đang trong giai đoạn thai nghén cũng không nên lạm dụng.

Khi ăn nhót, nên cạo sạch bụi phấn trước khi ăn. Nếu ăn nhót trực tiếp, nên chọn những quả nhót chín mọng và chà sát cho sạch lớp bụi phấn bên ngoài để tránh viêm họng. Tốt nhất là hãy ăn nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút.

Quote:
“Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn nhót do dạ dày và hệ tiêu hóa còn non nớt. Người già cũng nên hạn chế”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
 

 

.
Be Vegan, make peace.
Reply
#2
Những điều cần lưu ý khi dùng thực phẩm lên men
THÚY NGA - 14:47 18/02/2019
(khoahocdoisong.vn) - Thực phẩm lên men mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng có thể tạo ra chất độc và gây ung thư cho người sử dụng.

Hàng ngày chúng ta sử dụng nhiều loại thực phẩm lên men như: Sữa chua, chao, dưa cà muối, tương, nước chấm, bánh mì, bánh bao, nem chua…Lợi ích mang lại từ thực phẩm lên men là gì, có những gì cần lưu ý. Đó là những điều cần biết như dưới đây:

Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men (Enzyme) của vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc.

Lợi ích của thực phẩm lên men

Cải thiện hương vị thực phẩm: Tùy theo cách lên men và chủng vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men mà tạo ra những mùi vị khác nhau. Ví dụ muối dưa tạo nên sự lên men lactis, có sự lên men rượu tạo ra mùi thơm, vị chua. Quá trình lên men giải phóng CO2 tạo nên các loại nước giải khát có ga hoặc giải khát có ga hoặc dưới tác dụng vi sinh vật phân hủy gluxit tạo ra đường đơn làm thực phẩm trở lên ngọt, phân hủy chất đạm tạo ra mùi đặc trưng của sản phẩm.

Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu:

- Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit dạng phức hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin dễ tiêu hóa hấp thu.

- Lactose là đường chỉ đường có trong sữa. Để tiêu hóa đường sữa cần men lactaza nhưng men này lại thường thiếu hụt ở người lớn và người ít sử dụng sữa tạo ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau uống sữa. Khi làm sữa chua 70% đường lactose đã bị lên men và chuyển thành axit lactic nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn.

- Các chất xơ như cellulo, pectin thường cơ thể người không tiêu hóa được do không có men cellulase và pectinase. Quá trình lên men thủy phân các chất xơ này thành các loại gluxit khác giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa.

- Trong môi trường axit của thực phẩm lên men, các khoảng, chất như: Canxi, kẽm, tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thu hơn.

 Tăng sức đề kháng:

Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp vi khuẩn lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Salmonella (gây tiêu chảy) vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm candida.

Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh như bacteriocm, hydrogen, peroxide, etanol ức chế vi khuẩn có hại.

Người ta còn nhận thấy một vài men tạo ra các chất chống oxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể - thủ phạm gây ung thư.

Tạo ra chất dinh dưỡng:

Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên men thường giàu vitamin nhóm B. Lên men thực phẩm với chủng nấm men Sacchanromyces cerevisia (thường dùng trong chế biến rượu) làm tăng lượng vitamin B1, vitamin PP và biotin.

Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung cấp các axit amin như nước mắm, tương, chao, phôi mai.

Loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố:

Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong sắn, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc. Nếu sử dụng những thực phẩm này mà chưa qua chế biến hoặc chế biến không dùng cách thì axit xyanhydric sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc.

Với liều 50 – 60mg (tức vào khoảng 200g măng tươi chưa luộc) cyanogen glucosid có thể gây chết người. Việc muối chua những loại thực phẩm này giúp loại bỏ được 90 - 95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. Cụ thể, lượng cyanogen glucoside trong măng tươi ngâm chua là 2.2mg/100g trong khi măng tươi chua luộc là 32 – 38mg/100g.

Lên men còn có tác dụng trung hòa các chất phản hấp thụ như axit phytic có trong hạt ngũ cốc và antitrypsin có trong các loại đậu.

Lên men lactic làm tăng nồng độ pH đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.

Sử dụng sai mang hại vào thân

 Hàm lượng muối:

Các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận cần ăn chế độ ít muối khoáng không nên sử dụng hoặc hạn chế loại thực phẩm này.

Muối chưa đạt độ chua có thể còn vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng gây nhiễm trùng. Đối với các loại rau quả, đặc biệt những loại rau thường sử dụng phân đạm uree để chăm bón quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat có trong rau bị khử thành nitrit.

Hàm lượng nitrit tăng cao trong một vài ngày đầu và giảm dần khi dưa đã vàng. Khi ăn dưa muối chưa đạt, nitrit vào cơ thể sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng…và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.

Sử dụng loại quá chua, đã có nấm mốc:

Khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt axit lactic. Hiện tượng này làm giảm axit và sau đó làm hỏng thực phẩm. Do vậy những thực phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc - thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt… thì tốt nhất là không nên sử dụng nữa.

 Quá trình lên men không đúng có thể không đảm bảo được vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp này, các vi khuẩn gây thối phát triển nhanh, thực phẩm không tạo ra môi trường axit nên không ức chế được các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phân hủy được các độc tố và các chất hấp thu, ngược lại còn có thể tạo ra một số chất độc như nitrosamin.

Th.S Thanh Tâm (Trung tâm y tế Sơn Hà)

 
Be Vegan, make peace.
Reply
#3
Giá trị đích thực của các món dưa muối
10:59 27/01/2019
Món dưa muối thường ít chú ý trong bữa ăn gia đình, thật tiếc nếu ta không hiểu được giá trị đích thực của nó.

Các món dưa muối trong ẩm thực dân gian được chế biến theo quy kinh: chua, cay, mặn, đắng kết hợp vị ngọt nhạt của tương, cơm canh hay củ quả khác làm tăng tiết nước bọt; dưa muối thường nhai ròn sần sật, màu sắc và hương thơm quyến rũ mắt (can), lưỡi (tâm), miệng (tỳ), mũi (phế) và tai (thận) làm tăng hương vị và tăng chất lượng của bữa ăn – nguồn cung cấp năng lượng chính cho sự sống. Món dưa muối thường ít chú ý trong bữa ăn gia đình, thật tiếc nếu ta hiểu được giá trị đích thực của nó.
Dưa cải muối
Kỹ thuật muối dưa cải:
Lá cảI 10 kg, phèn chua 50 – 100g, muối ăn 600 – 700g. Chọn lá cải hơi già và bánh tẻ (cây sắp có ngồng – sắp ra hoa và chưa có xơ) rửa sạch, phơi cho héo, dội qua bằng nước sôi, cho vào hũ. Đậy vỉ (tre) lên để rau không nổi trên mặt nước muối. Hòa tan muối và phèn trong nước nóng (khoảng 3 – 5 lít), lọc, để nguội, đổ vào hũ (âu, vại) có rau. Nước muối phải ngập trên vỉ. Đậy hũ kín. Sau vài ngày, rau cải chuyển sang màu cỏ úa, nước chua là được dưa chua. Để hạn chế dưa chua quá, có thể vớt dưa cho vào hộp nhựa hay liễm, cho vào tủ lạnh để dùng dần.
[Image: tinngan_082741_147853190_0.jpg]
Khi muối dưa, ở môi trường thiếu oxy và nồng độ muối khoảng ≥ 4% là điều kiện thuận lợi cho khuẩn lactobacilii phát triển. Trong nước dưa chua có acid lactic và men lactic có tác dụng tích cực ức chế men thối rữa có hại trong đường ruột, có thể dùng nước dưa trong bữa ăn; nhưng phải đảm bảo vệ sinh và muối dưa đúng kỹ thuật.
Dưa khú: Do rau rửa không sạch, rau không ngập trong nước muối và nồng độ muối thấp. Vì vậy rau cần rửa sạch, phơi cho héo để rau hút nước muối và không làm giảm nồng độ muối; luôn luôn dìm rau trong nước muối. Ăn dưa khú dễ bị đau bụng, muốn ăn dưa khú phải nấu chín. Điều kỳ lạ là nấu dưa khú với cá nước ngọt, loại cá càng tanh (cá mại, đòng đong, cá thiểu, cá mè, cá trê…) thì canh dưa cá càng ngon, nên có câu: “Chồng chê thì mặc chồng chê. Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ”.
Cách muối dưa trên, dân gian gọi là muối sổi. Cách muối thường thấy của người dân miền Bắc trong mùa đông gần Tết âm lịch: Rau rửa sạch, phơi héo, xếp 1 lượt lá, rắc một lượt muối biển lên… cuối cùng đặt vỉ có đè vật nặng (hòn đá, cục đất nung), đổ nước muối ngập rau và đậy kín. Cách làm này làm cho dưa muối mặn hơn; nhưng dưa muối ăn với thịt đông hay thịt mỡ thì ngon tuyệt, là món ăn đặc sản trong những ngày tết âm lịch.
Cải bắp muối: Cách làm cũng như trên, nhưng dưa cải bắp thường muối sổi. Rửa sạch lá già hay bánh tẻ, thái phiến, phơi cho héo. Cho nước có muối như dưa cải canh. Dưa cải bắp muối thường dùng trong 3 – 5 ngày giống món Kim chi truyền thống. Dưa cải bắp muối có giá trị như dưa cải thảo muối hay món kim chi.
Dưa chuột muối: Chọn quả dưa non (dưa nụ, ít ruột, không có hạt và 1 phần hoa còn dính dưới quả). Rửa sach dưa, ngâm trong nước sôi 3 - 5 phút, lấy ra, ngâm vào giấm có pha 1% phèn chua; hoặc sau khi ngâm trong nước sôi, lấy ra, ngâm trong nước muối 5 – 7% có pha phèn chua đến khi dưa chua, tháo bỏ nước muối và thay bằng nước sạch vài lần để giảm bớt lượng muối. Sau đó ngâm lại trong giấm 2%. Để khoảng 1 tuần là ăn được. Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu tiện và tiêu phù. Dưa chuột ngâm giấm còn có tác chữa phù thũng.
Cà muối:
Cà muối sổi: Cà pháo 5 kg, muối 250g, tỏi 3 – 5 củ. Cà cắt bỏ núm (phần lá đài và cuống quả), rửa sạch; tỏi bóc bỏ vỏ cứng, giã nát. Cho cà, muối và tỏi giã vào hũ (âu, vại), đảo đều, đậy kín, để 4 – 6 giờ. Đặt vỉ có đè vật nặng lên trên, đổ nước sạch ngập vỉ. Để 3 – 5 ngày là ăn được.
Cà muối mặn: Dùng cà bát, cắt bỏ núm, rửa sạch, phơi héo, cho vào vại; cứ mỗi lượt cà rải lượt muối, lượng muối sử dụng khoảng 15 – 25 %. Đặt vỉ, đổ nước sạch gần ngập vỉ và đổ lên trên phần muối còn lại, đặt lên trên một vật nặng. Sau 15 ngày -1 tháng mới dùng được. Cà muối theo cách này thường mặn chát nên trước khi ăn phải ngâm trong nước rất lâu mới bớt mặn.
Cà có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ ôn dịch, hoạt huyết, tiêu viêm chỉ thống; là tác nhân kích thích chuyển hóa cholesterol ở gan. Cà có chất solanin, một alcaloid độc, có nhiều khi quả còn non xanh, do đó không ăn nhiều cà sống. Cà chọn để muối thường quả già nên lượng chất solanin giảm; hơn nữa khi muối, lượng acid lactic tăng trong quá trình lên men kết hợp chất kiềm – solanin thành muối làm giảm độc. Mâm cơm gia đình thường có món canh (luộc, sào), món mặn (thịt hay cá), nước chấm và món dưa muối; nên món cà muối trong mâm cơm chỉ là món kích thích tăng nước bọt, tăng hương vị trong bữa ăn.
Cà muối chấm tương là món ăn khoái khẩu. Tương được chế biến từ đậu nành với ngũ cốc qua quá trình đồ chín lên men; chế tác với nhiều công đoạn. Ở nước ta, tương Bần Hưng Yên, tương Nam Đàn đã có truyền thống lâu đời. Tương giàu chất dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, dễ tiêu, có tác dụng giảI độc, vừa làm phụ liệu gia vị để chế biến nấu ăn nên kết hợp với cà muối có tác dụng tiêu thực, bổ tỳ vị và giải độc.
Hành muối, củ kiệu muối: Hai món này ăn với thịt mỡ làm tăng hương vị và đỡ ngán mỡ. Hành, tỏi kiệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất do bên ngoài gây nên. Khi lên men làm mất vị cay, loại bỏ tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, ôn trung, giải uất; sau chế biến có thể đáp ứng nhu cầu ăn thịt mỡ.
[Image: tinngan_082751_842372518_3.jpg]
Củ tỏi muối: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi có độc; vào kinh phế, can, vị. Tác dụng giảI độc, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhọt, trị đầy trướng trùng tích, tả, lỵ, bí đại tiện và hạ huyết áp. Tỏi tươi có allin, khi đập dập, men allinase chuyển allin thành allixin có vị cay, mùi khó chịu. Trong quá trình muối chua, vị cay mất đi làm giảm tính thăng (đi lên) và phát tán nên chủ yếu tác dụng vào kinh can vị.
Nhút: Nhút được chế biến từ quả mít xanh (loại mít bở, hạt trong các múi chưa có vỏ cứng dai). Gọt bỏ lớp vỏ có gai, tháI thành sợi từ ngoài vào trong sao cho xơ, múi đều được xắt thành sợi dài. Ngâm nước gạo cho hết nhựa và làm sợi trắng, để ráo (có thể phơi cho héo), trộn muối để làm sợi mít mềm, thêm ớt, gừng và vài khúc mía nhỏ; cho vào hũ (âu, vại), thêm ít nước; dùng phên tre ép trên và có viên gạch hay cục đá sạch nén để cho nhút không nổi trên mặt nước dễ thâm đen. Đậy kín, sau 5 – 7 ngày là ăn được. Nhút chấm tương Nam Đàn là đặc sản xứ Nghệ. Nhút còn được nộm với thịt ba chỉ, thịt thủ, thịt thăn, ăn với bánh đa vừng, lạc rang hoặc nấu cá chua.
[Image: tinngan_082813_966337015_4.jpg]
Kim chi: Kim chi có nguồn gốc từ Triều Tiên. Kim chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo (cải bẹ trắng) với muối, ớt, gừng tỏi; đặc biệt nhiều ớt nên rất cay. Có thể dùng củ cải, bắp cải, dưa chuột... làm món này. Món ăn có thể sử dụng từ 1 – 5 ngày sau khi chế biến, không để lâu được.
Để giảm bớt cay, sau này người ta pha trộn với rau củ quả khác để có chua, ngọt, mặn với màu trắng đỏ (tỏi, ớt, hành, gừng, muối đường…). Kim chi cải tiến có mùi vị khác hẳn kim chi truyền thống, nhưng lại hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Kim chi nghĩa gốc là rau củ ngâm (chua và mặn), trong khi ngâm, men lactobacilii hoạt hóa làm lượng acid lactic trong sản phẩm tăng; bên cạnh đó còn có các men vi khuẩn có ích. Sự lên men trên rau cải bẹ trắng, rau cải, dưa chuột cùng nhiều ót, tỏi, rau thơm đều có lợi cho sức khỏe
Be Vegan, make peace.
Reply
#4
Ăn gì để chân và tay hết lạnh trong mùa đông?
19:22 31/12/2018

Chân tay lạnh là vấn đề phổ biến trong mùa đông, vì vậy cần cung cấp thực phẩm đủ dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng trên.

Chân tay lạnh có thể không nguy hiểm, nhưng tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất không được khắc phục có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Thực phẩm giàu chất sắt
Người lớn trung bình cần 8-18 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần nhiều hơn, khoảng 27 mg. Tiêu thụ ít hơn lượng khuyến cáo này sẽ làm ức chế sự sản xuất của myoglobin và hemoglobin - thành phần quan trọng của máu giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Một triệu chứng của thiếu máu là bàn tay và bàn chân lạnh. Do đó, hãy ăn những thực phẩm giàu chất sắt như gan, sò và rau bina.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Không bổ sung đủ lượng vitamin B12, còn được gọi là cobalamin cần thiết cho cơ thể sẽ khiến bàn chân và tay bị lạnh. Bạn cần 2,4 mcg vitamin này mỗi ngày, mặc dù phụ nữ cần nhiều hơn một chút khi mang thai - 2,6 mcg. Sự thiếu hụt vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, một triệu chứng trong số đó là bàn tay và bàn chân lạnh.
Thêm cá và động vật có vỏ, nội tạng, trứng và các sản phẩm từ sữa để tăng tiêu thụ các vitamin B12.
Thực phẩm giàu Niacin (Vitamin B3)
Chân và tay lạnh là một trong những biểu hiện của bệnh Raynaud – tình trạng các động mạch ở bàn tay và bàn chân trở nên hẹp do sự co thắt cơ ở các thành động mạch, khiến máu không được lưu thông tới chân và tay.
Một trong những nguyên nhân nữa là do cơ thể thiếu Niacin. Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêu thụ 100 mg niacin mỗi ngày để chống lại vấn đề này. Bổ sung niacin bằng cách ăn các loại thực phẩm như củ cải, cá và hạt hướng dương.
Thực phẩm giàu Magie
Cung cấp đủ lượng magie trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tay và chân lạnh. Nhiệt độ thấp có thể liên quan đến sự thiếu hụt khoáng chất này.
Phụ nữ trưởng thành cần 300 mg magiê hàng ngày và đàn ông cần đến 400 mg. Bạn có thể bổ sung magiê vào chế độ ăn uống bằng cách ăn đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, khoai tây nướng, rong biển và các loại rau lá xanh
Be Vegan, make peace.
Reply
#5
Trái cây, rau cải ăn nhiều ...cũng tốt, nếu cái loại mình biết.

Nới chung thì nên luân phiên thay đổi món, cái nào mà ăn hoài cũng không tốt và ngán nữa ha chị CN. Cheer

Reply
#6
(2020-09-10, 03:41 PM)Mimo Wrote: Trái cây, rau cải ăn nhiều ...cũng tốt, nếu cái loại mình biết.

Nới chung thì nên luân phiên thay đổi món, cái nào mà ăn hoài cũng không tốt và ngán nữa ha chị CN. Cheer

Hi Mimo, khỏe hong nè ? 

Mình thích ăn dưa chua, trộn phân nửa rau cải tươi thành món gỏi ăn thấy ngon hơn đó
Be Vegan, make peace.
Reply
#7
(2020-09-10, 03:48 PM)Chân Nguyệt Wrote: Hi Mimo, khỏe hong nè ? 

Mình thích ăn dưa chua, trộn phân nửa rau cải tươi thành món gỏi ăn thấy ngon hơn đó

 Khoẻ re như bò kéo xe mỗi ngày chị ơi.Thanks chị. Heavy-black-heart4

Chị CN, bây giờ mấy cái đồ chua Mm cứ trộn với gừng tỏi ớt ...giớng kim chi , ăn ngon bá cháy mà cũng ấm bụng.
Food chọn cái nào đừng để lâu, ngày xưa nghèo cứ ăn đồ cũ hoài, giờ bên đây dư chút bỏ cho rồi, tiếc để chật tủ nữa.

Reply
#8
(2020-09-10, 03:55 PM)Mimo Wrote:  Khoẻ re như bò kéo xe mỗi ngày chị ơi.Thanks chị. Heavy-black-heart4

Chị CN, bây giờ mấy cái đồ chua Mm cứ trộn với gừng tỏi ớt ...giớng kim chi , ăn ngon bá cháy mà cũng ấm bụng.
Food chọn cái nào đừng để lâu, ngày xưa nghèo cứ ăn đồ cũ hoài, giờ bên đây dư chút bỏ cho rồi, tiếc để chật tủ nữa.

Mimo nhắc tới gừng  ... Để mình cho thêm vô gỏi 

Hôm qua đồng nghiệp đặc hàng sao mà thêm số 0 thành 10 gói rau cải mix bag / 1 kilo.... Phải năn nỉ mình đêm về 2 bịch ăn giùm , lát nửa mình làm như kiểu dưa giá  mình
Be Vegan, make peace.
Reply
#9
(2020-09-10, 04:03 PM)Chân Nguyệt Wrote: Mimo nhắc tới gừng  ... Để mình cho thêm vô gỏi 

Hôm qua đồng nghiệp đặc hàng sao mà thêm số 0 thành 10 gói rau cải mix bag / 1 kilo.... Phải năn nỉ mình đêm về 2 bịch ăn giùm , lát nửa mình làm như kiểu dưa giá  mình

Mấy mix bag phải rửa lại hết nha chị, lâu lâu bên đây kêu recall vì bị nhiễm vt hoài...mấy người Mỹ sao thấy họ cứ ăn thẳng trong bag không hà..

Reply