Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
Kinh Phạm võng
(Brahmajàla sutta)
“…
Tụng phẩm thứ nhất
1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ràjagaha (Vương Xá) và Nalandà, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.
2. Rồi Thế Tôn đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikà, nhà nghỉ mát của vua, cùng với chúng Tỷ-kheo. Suppiya, du sĩ ngoại đạo cũng đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikà, nhà nghỉ mát của vua, cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Tại đây, du sĩ ngoại đạo Suppiya cũng dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn người đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời tương phản nhau trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.
3. Và khi đêm vừa mới tàn, một số lớn chư Tăng, sau khi thức dậy, đã ngồi họp tại một gian nhà hình tròn và câu chuyện sau đây được bàn đến giữa chư Tăng.
- Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Ðẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta lại dùng vô số phương tiện, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.
4. Lúc bấy giờ Thế Tôn được biết câu chuyện đang bàn giữa chư Tăng, liền đến tại gian nhà hình tròn và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-Kheo :
- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi họp tại chỗ này? Vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong?
Nghe nói như vậy, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn! Tại đây, khi đêm vừa mới tàn, chúng con sau khi dậy, ngồi họp tại nơi gian nhà hình tròn và giữa chúng con, câu chuyện sau đây được bàn đến: "Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Ðẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta lại dùng vô số phương tiện, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo". Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang bàn đến nửa chừng của chúng con khi Thế Tôn đến!
5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
- Bạch Thế Tôn, không thể được!
- Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".
6. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".
7. Này các Tỷ-kheo, thật chỉ thuộc các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai. Này các Tỷ-kheo, thế nào là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai?
[5]]?"
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong01.htm
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
1. Kinh Phạm võng
(Brahmajàla sutta)
Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.
Này các Tỷ-kheo, cũng ví như người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ có mắt sít sao. Người ấy nghĩ: "Những con cá lớn ở trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây". Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp này; dầu có nhảy vọt lên, những vị này vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong01.htm
__________________
_____________________
May all living Beings always live happily,
Free from animosity.
May all share in the blessings
Springing from the good I have done...
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
""Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:
1.- Sự dể duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
2.- Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai [4] đã chứng ngộ "Trung Đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) [5], trí tuệ cao siêu (abhinnaya) [6], giác ngộ (sambhodhaya) [7], và Niết Bàn.
"Hởi nầy các Tỳ Khưu, con đường Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?
Đó chính là Bát Chánh Đạo (con đường có tám chi) - là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là "Trung Đạo" mà Như Lai đã chứng ngộ".
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings",
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
TVHS.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Đức Phật Dạy Sáu Nguy Hiểm Về Thói Lười Biếng
Này Gia chủ tử,
Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm
"Quá lạnh", không làm việc;
"Quá nóng", không làm việc;
"Quá trễ" không làm việc;
"Quá sớm", không làm việc;
"Tôi đói quá", không làm việc;
"Tôi quá no", không làm việc.
Trong khi những công việc phải làm lại không làm.
Tài sản chưa có không xây dựng lên,
Tài sản có rồi bị tiêu thất.
Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Đức Phật Dạy Năm Cách Đối Xử Với Vợ Và Chồng
Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây.
Kính trọng vợ.
Không bất kính đối với vợ
Trung thành với vợ;
Giao quyền hành cho vợ
Sắm đồ nữ trang với vợ
Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách.
Thi hành tốt đẹp bổn phận của mịnh
Khéo tiếp đón bà con
Trung thành với chồng
Khéo gìn giữ tài sản của chộng
Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.
Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Biết Lo Toan
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có hai hạng người các lậu hoặc tăng trưởng. Thế nào là hai? Hạng người lo lắng những việc không đáng lo lắng và hạng người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Hai hạng người này, này các Tỷ kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Thế nào là hai? Hạng người không lo lắng những việc không đáng lo lắng và hạng người lo lắng những việc đáng lo lắng. Hai hạng người này, này các Tỳ kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Kẻ ngu [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.157
PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
(Hán bộ trọn quyển thứ sáu)
Đức Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp : Trong kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy có bốn hạng người hay hộ trì chánh pháp, kiến-lập chánh pháp, ức-niệm chánh pháp. Thương xót và làm lợi ích an lạc nhiều cho thế gian và làm chỗ nương tựa cho thế gian,
Một là bực xuất thế đủ tánh phiền não.
Hai là bực Tu-Đà-Hoàn và Tư-Đà-Hàm.
Ba là bực A-Na-Hàm.
Bốn là bực A-La-Hán.
Bốn hạng người trên đây hiện ra nơi đời có thể xót thương làm nhiều điều lợi ích an-lạc cho thế gian, cho trời, cho người, làm chỗ y chỉ cho thế gian.
Thế nào gọi là đủ tánh phiền não ? Nếu có người hay phụng trì giới cấm, đầy đủ oai nghi, kiến lập chánh pháp. Nghe hiểu lời Phật dạy, rồi đem phân biệt tuyên thuyết cho người khác. Chỗ gọi rằng thiểu dục là đạo, đa dục không phải đạo. Rộng giảng nói tám điều giác ngộ của bực đại nhơn như vậy. Có ai phạm tội thời chỉ bão cho phát lồ sám hối để trừ tội. Khéo biết pháp bí mật của Bồ-Tát phương tiện ra làm. Hạng người nầy gọi là phàm phu chớ không phải người bực thứ tám. Người bực thứ tám không phải phàm phu gọi là Bồ-Tát, không gọi là Phật.
Hạng thứ hai là bực Tu-Đà-Hoàn và bực Tư-Đà-Hàm. Hạng nầy nếu được chánh pháp thời thọ trì chánh pháp. Nghe pháp nơi Phật, đúng theo chỗ đã được nghe bèn biên chép thọ-trì đọc tụng, rồi nói lại cho người khác. Không bao giờhạng người nầy nghe pháp rồi mà không chép không thọ không nói, và cũng không bao giờ nói Phật cho chứa vật bất-tịnh như tôi tớ v.v…Hạng thứ hai đây chưa được bực thứ ba. Trụ nơi bực thứ ba gọi là Bồ-tát, đã được thọ ký.
Hạng người thứ ba gọi là bực A-Na-Hàm. Bực nầy không có những việc phỉ báng chánh pháp, cho chứa tôi tớ các vật bất-tịnh , thọ trì sách luận ngoại đạo; cũng không bị khách trần phiền não làm chướng, cựu phiền não che ngăn; cũng không dấu chơn thiệt xá lợi của Như-Lai; không bị bịnh ngoài làm não hại, không bị bốn thứ rắn độc xâm nhiễu mà luận nói là ngã. Thường nói lý vô-ngã. Không bao giờ nói tham luyến thế pháp, mà thường nói pháp đại thừa nối luôn không dứt. Thân thể của vị nầy không có tám vạn hộ-trùng, đã lìa hẳn dâm dục, nhẫn đến trong giấc mộng chẳng chảy bất tịnh. Lúc sắp chết không sợ hãi. A-Na-Hàm nghĩa là gì ? Vị nầy không còn trở lại, những sụ lỗi lầm không làm nhơ nhớp được người, là bực Bồ-Tát đã được thọ ký, sắp sẽ thành bực vô thượng chánh giác. Đây gọi là hạng thứ ba.
Hạng người thứ tư là bực A-La-Hán. Bực nầy dứt hẳn phiền não, giải thoát sanh tử, việc làm đa õxong là Bồ-Tát trụ-địa thứ mười, đặng trí huệ tự tại, có thể hiện bất cứ thân hình nào mà mọi loài ưa thích. Muốn thành Phật liền có thể được thành. Trọn nên vô lượng công đức như vậy nên gọi là A-La-hán.
Trên đây là bốn hạng người xuất hiện nơi đời, xót thương người đời, đem nhiều lợi ích an vui cho thế gian, là chỗ thế gian nương tựa, là bực rất tôn quý của cõi trời cõi người, không khác gì đức Như-Lai.
KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN
Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Chúng sanh nào phụng hành mười pháp, sẽ sinh lên trời. Lại hành mười pháp sẽ sinh vào nẻo dữ. Lại hành mười pháp, nhập Niết-bàn giới.
“Tu hành mười pháp gì mà sinh vào nẻo dữ? Ở đây, có người sát sanh, trộm cướp, dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, tật đố, sân hận, [781a] khơi dậy tà kiến. Đó là mười pháp. Chúng sanh nào hành mười pháp này sẽ vào trong nẻo dữ.
“Tu hành mười pháp gì được sinh lên trời? Ở đây, có người không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dật, không nói dối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấu loạn đây kia, không tật đố, không sân hận, không khơi dậy tà kến. Nếu ai hành mười pháp này sẽ được sinh lên trời.
“Tu hành mười pháp gì đến được Niết-bàn? Đó là mười niệm. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ kheo, niệm Thiên, niệm giới, niệm thí, niệm chỉ tức, niệm an-ban, niệm thân, niệm sự chết. Đó là tu hành mười pháp thì đạt được Niết-bàn.
“Tỳ kheo, nên biết, hãy niệm xả ly mười pháp sinh lên trời và sinh vào nẻo dữ. hãy niệm tưởng mười pháp khiến đạt đến Niết-bàn.
“Tỳ kheo, hãy học điều này như vậy.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật” (Đại chính 2, tr. 532).
-Kinh Tăng Nhất A Hàm
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
"Nầy hỡi các Tỳ khưu, dầu có người bình phẩm, chỉ trích các con như thế nào,đúng hay sai, hợp thời hay không, lễ độ hay thô bỉ, hợp lý hay điên rồ, ngay thẳng hay gian xảo, các con hãy cố gắng tự rèn luyện tâm tánh giữ tâm luôn luôn trong sạch, không khi nào thốt ra một lời xấu xa bất thiện, luôn luôn dịu hiền và bi mẫn đối với những người ấy.
Các con hãy mở rộng tấm lòng để tâm từ cuồn cuộn chảy đến họ như một dòng suối trường lưu bất tức. Các con nên rãi tâm Từ bao trùm cả càn khôn vạn vật, dồi dào, phong phú, vô lượng vô biên. Không bao giờ thù oán, không sân hận, các con phải cố gắng tự trau giồi như thế."
TVHS.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Đức Phật Dạy
"Nầy Ananda, những giây trói buộc của nhục dục ngũ trần có năm loại. Năm loại ấy là gì? Là những hình thể do mắt tiếp nhận, đáng ham muốn, quyến rũ, dễ mến, dễ say mê, và theo sau đó là sự thèm thuồng khuấy động, làm dậy lên đám bụi khát vọng.
"Là những âm thanh do tai, những mùi hương do mũi, những vị do lưỡi, những sự xúc chạm do thân tiếp nhận, đáng ham muốn, quyến rũ, dễ mến, dễ say mê và theo sau đó là sự thèm thuồng, khuấy động, làm dậy lên đám bụi khát vọng; nầy Ananda, đó là năm dây trói buộc của nhục dục. Bất luận hạnh phúc hay lạc thú nào phát sanh do năm trói buộc của nhục dục ngũ trần là hạnh phúc vật chất.
"Kẻ nào nói rằng: - 'đây là hạnh phúc cao thượng nhất mà chúng sanh có thể thọ hưởng'. Như Lai không chấp nhận. Tại sao? Bởi vì có hạnh phúc khác phấn khởi và cao thượng hơn. Và hạnh phúc khác phấn khởi và cao thượng hơn là gì?
"Ở đây, vị Tỳ khưu hoàn toàn dứt bỏ lòng ham muốn thỏa mãn những dục vọng, xa lìa những trạng thái bất thiện, sống ẩn dật nơi vắng vẻ và yên tĩnh, phát triển Tầm, Sát đến Phỉ, Lạc và an trụ tâm trong Sơ Thiền (Pathama Jhana). Đó là hạnh phúc phấn khởi và cao thượng hơn.
"Tuy nhiên nếu ai nói rằng: - 'đây là hạnh phúc và lạc thú cao trọng nhất mà chúng sanh có thể thọ hưởng', Như Lai không chấp nhận. Tại sao? Bởi vì có hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Nơi đây Tầm, Sát vững chắc, không chao động. Yên tĩnh bên trong, tâm kiên cố, vị Tỳ khưu chấm dứt Tầm, Sát, và do trạng thái vắng lặng, tiến đến Phỉ, Lạc và an trụ tâm vào Nhị Thiền (Dutiya Jhana). Đó là hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Nhưng nếu có kẻ bảo rằng đó là cao thượng nhất mà chúng sanh có thể thọ huởng, Như Lai không chấp nhận. Còn hạnh phúc cao thượng hơn?
"Ở đây, chấm dứt lòng thích thú trong Phỉ, giữ yên lặng, an trụ và hoàn toàn giác tỉnh, vị Tỳ khưu thọ hưởng trạng thái mà bậc thánh nhân mô tả 'tâm bình thản, quân bình (tâm xả)' và an trụ trong hạnh phúc. Như vậy, hành giả nhập Tam Thiền (Tatiya Jhana). Đó là hạnh phúc phấn khởi và cao thượng hơn.
"Mặc dầu vậy, nếu có kẻ bảo rằng đó là hạnh phúc cao thượng nhất, Như Lai không chấp nhận. Còn hạnh phúc cao thượng và phấn khởi hơn?
"Nơi đây, dứt bỏ lạc thú và đau khổ, để lại phía sau mọi lạc thú và phiền não, không-đau-khổ, không-vui-thú, tâm xả hoàn toàn và an trụ, hành giả thành đạt Tứ Thiền (Catuttha Jhana). Đó là hạnh phúc phấn khởi và cao thượng hơn.
"Tuy nhiên, nếu nói rằng đó là hạnh phúc cao thượng nhất thì Như Lai không chấp nhận. Còn hạnh phúc cao thượng hơn.
"Nơi đây, vượt lên mọi tri giác và hình thể, không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không quan tâm đến tri giác về tình trạng khác nhau, vị Tỳ khưu suy niệm: 'không gian vô tận' và sống trong cảnh giới Không Vô Biên Xứ (Akasanancayatana), có quan niệm rằng không gian vô cùng tận. Đó là hạnh phúc phấn khởi và cao thượng hơn
"Nhưng nói rằng đó là hạnh phúc cao thượng nhất thì Như Lai không chấp nhận. Có hạnh phúc ca thượng hơn.
"Nơi đây vượt lên khỏi cảnh giới Không Vô Biên Xứ, vị Tỳ khưu suy niệm: 'thức vô cùng tận', và sống trong cảnh Thức Vô Biên Xứ (Vinnananacayatana). Đó là hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Tuy nhiên nếu nói đó là hạnh phúc cao thượng nhất thì Như Lai không chấp nhận. Còn hạnh phúc cao thượng hơn.
"Nơi đây vượt khỏi cảnh Thức Vô Biên Xứ, vị Tỳ khưu suy niệm: 'không có gì hết' và sống an trụ trong cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ (Akincannayatana). Đó là hạnh phúc cao thượng hơn.
"Mặc dầu vậy, nếu có kẻ bảo rằng đó là hạnh phúc cao thượng nhất, thì Như Lai không chấp nhận. Có hạnh phúc khác cao thượng hơn.
"Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ, vị Tỳ khưu sống an trụ trong cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (N'evasanna n'asannayatana). Đó là hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Tuy nhiên nếu có ai bảo: 'đây là lạc thú và cao thượng nhất mà chúng sanh có thể thọ hưởng'. Như lai sẽ không chấp nhận. Tại sao? Bởi vì hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Nơi đây vượt hẳn khỏi cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, đạt đến mọi chấm dứt mọi tri giác và cảm giác, vị Tỳ khưu sống không còn tri giác và cảm giác (Sannavedayita Nirhoda). Nầy Ananda, đó là hạnh phúc khác, phấn khởi và cao thượng hơn.
"Trong mười hạnh phúc, đó là hạnh phúc cao thượng nhất. Trạng thái tối thượng ấy là Nirodha Samapatti (Diệt Thọ Tưởng Định), nghĩa là thọ hưởng quả Niết Bàn trong kiếp hiện tiền."
Ta có thể hỏi: "Sao có thể gọi là trạng thái cao thượng nhất trong khi không còn tâm thức để thọ hưởng?"
Đức Phật giải đáp:
"Không, nầy chư đệ tử, Như Lai không chấp nhận là một hạnh phúc nếu hạnh phúc ấy chỉ là một cảm giác thỏa thích. Nhưng nầy chư đệ tử, nơi nào phát sanh chân hạnh phúc, nơi ấy, và chỉ nơi ấy thôi, Đức Thế Tôn mới nhận là hạnh phúc." [3]
Và Đức Phật dạy tiếp:
"Như Lai tuyên bố rằng mà tất cả những gì mà giác quan cảm nhận đều là đau khổ. Tại sao? Bởi vì người trong cuộc cảnh khổ khao khát được hạnh phúc, mà người được xem là đã có hạnh phúc cũng vẫn khao khát được thêm nữa. Lòng tham của thế gian không cùng tận."
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings",
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Đức Phật Dạy
""Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:
1.- Sự dể duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
2.- Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai [4] đã chứng ngộ "Trung Đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) [5], trí tuệ cao siêu (abhinnaya) [6], giác ngộ (sambhodhaya) [7], và Niết Bàn.
"Hởi nầy các Tỳ Khưu, con đường Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?
Đó chính là Bát Chánh Đạo (con đường có tám chi) - là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là "Trung Đạo" mà Như Lai đã chứng ngộ".
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings",
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
TVHS.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Đức Thế Tôn Dạy Bảo Các Tỷ-kheo
"Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp nhất trí. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Lại nữa, này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành... an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp nhất trí.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không san sẻ các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Pháp này... (như trên) ... đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này... (như trên)... hòa hợp, nhất trí.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến như vậy, cùng với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này, cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí".
(Trung Bộ I. 321 B)
Lời Đức Phật Dạy Về Hòa Bình.
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Dạy Của Đức Phật
Tu Bồ Đề, đối với vô thượng chánh đẳng chánh giác ta chẳng có một chút xíu nào pháp sở đắc, cho nên mới gọi nó là vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Này nữa, thầy Tu Bồ Đề! Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp nên gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tu tập tất cả các thiện pháp theo tinh thần vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả thì đạt được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tu Bồ Đề, cái gọi là thiện pháp thì Như Lai bảo không phải là thiện pháp, cho nên đó mới thật là thiện pháp.
Tu Bồ Đề, giá dụ có người tom góp bảy thứ châu báu chứa đầy từng đống cao như tất cả các núi Tu Di trong thế giới tam thiên đại thiên này để mà bố thí thì công đức của những người ấy đem so với công đức của những người đọc, tụng và thọ trì Kinh Kim Cương Năng Đoạn này rồi đem ra giảng nói cho người khác nghe thì trăm phần không được một, trăm ngàn vạn ức phần không được một. Phước đức của người hành trì kinh, dù chỉ là hành trì một bài kệ bốn câu, cũng không thể nào dùng ví dụ hay toán học để mà diễn tả nổi.
Tu Bồ Đề, các vị đừng có bảo rằng Như Lai có ý niệm 'ta sẽ độ chúng sanh'. Tu Bồ Đề, đừng nghĩ như thế. Tại sao vậy? Sự thật thì không có chúng sanh nào để cho Như Lai độ. Nếu Như Lai nghĩ là có thì Như Lai đã vướng vào khái niệm Ngã, khái niệm Nhân, khái niệm Chúng Sanh và khái niệm Thọ Giả rồi. Tu Bồ Đề, cái mà Như Lai nói là có ngã vốn không phải là có ngã mà người phàm phu lại cho là có ngã. Này Tu Bồ Đề, kẻ phàm phu đó, Như Lai không cho đó là phàm phu cho nên mới gọi họ là phàm phu.
Kinh Kim Cương
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lời Dạy Của Đức Phật
Nầy La Hầu La! Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri đã biết tường tận các pháp. Vì trong thế gian mà có danh hiệu là Phật. Nầy La Hầu La! Nơi Phật pháp đó, không thể tiêu diệt được, không sanh không diệt, không đến không đi, không thành không hoại, không ngồi không nằm, không hợp không tan. Vì sao vậy ?
Nầy La Hầu La! Các pháp ở lại có nghĩa là không sanh, không diệt, không không và cũng không tự tánh, tịnh tịnh Niết Bàn, không vào nơi nhiều ít, còn mất. Không thể nói, không dùng lời lẽ để diễn tả con đường nầy. Đây là Phật Pháp, cho nên luôn luôn tồn tại, không bị mất đi, không bị chia lìa, cũng chẳng muốn chia lìa, cũng chẳng phải chẳng hòa hợp, chẳng làm, không cùng tận.
Nầy La Hầu La! Ta đã tùy theo từng loại mà tuyên thuyết pháp nầy. Giả sử nếu chư Phật ra đời hay chẳng ra đời, tất cả các pháp nầy đều tồn tại. Các pháp nầy đều giữ nguyên như vậy. Pháp nầy không thay đổi, pháp nầy lìa khỏi sự mong cầu. Pháp nầy không có tự tánh vậy.
Nầy La Hầu La! Như thế đó! Như Lai không có tướng giới để vào Bát Niết Bàn! không có tướng định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến để vào Bát Niết Bàn.
Này La Hầu La! Hãy đừng buồn khổ, luyến tiếc nữa. Nầy La Hầu La! Tất cả các hành đều không thường, không định, không có hy vọng, không có cái cuối cùng của không thường và các pháp biến đổi.
Nầy La Hầu La! Cho đến tất cả các việc làm nào đó chỉ để cầu giải thoát. Nầy La Hầu La! Đó là lời dạy của ta.
Kinh Đại Bi
TVHS.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
|