2018-03-07, 03:11 PM
Karaoke xóm, màn 'tra tấn' nhiều người khóc ròng - Kỳ 1: Bồng con lánh nạn vì karaoke
12:17 - 06/03/2018
Âm nhạc và đặc biệt là karaoke mang đến niềm vui và phút thư giãn hạnh phúc cho nhiều người. Nhưng karaoke xóm, đặc biệt ở những thời điểm không giống ai đã biến thành sự tra tấn làm ai cũng "mếu máo, khóc ròng".
Một dàn loa di động, chuẩn bị màn ăn nhậu, ca hát của một nhóm thanh niên tại khu vực dân cư Q.Tân Phú, TP.HCM
ẢNH: AN HUY
Câu chuyện một người người đàn ông ở Hà Tĩnh đã cầm dao sang đâm chết một vị khách có mặt tại nhà hàng xóm chỉ vì mở nhạc hát karaoke quá to mới đây là vụ việc gây quan tâm cho nhiều người. Nhất là khi vấn nạn karaoke xóm đang bùng nổ, mọi lúc mọi nơi ở cả những khoảng thời gian nghỉ trưa và cả công suất hết cỡ của những ca sĩ nghiệp dư.
Nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM, người dân đang phải chịu cảnh tra tấn âm thanh khủng khiếp từ thú vui hát karaoke của hàng xóm, đến nỗi phải rời nhà đi lánh nạn.Bồng con rời nhà 'lánh nạn'.
Từ dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất trở về những ngày gần đây, anh Nguyễn Văn Trung (33 tuổi, quê Quảng Nam) tạm trú trên đường Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân, TP.HCM) luôn phải chịu cảnh tra tấn âm thanh khủng khiếp từ nhóm
thanh niên trẻ mê ca hát với dàn loa kéo di động tại một cửa hàng vật liệu xây dựng.
Theo lời anh Trung, thùng loa kéo di động được người chủ ở địa chỉ trên mua trong dịp tết. Ban đầu, anh nghĩ ngày tết, thanh niên ngồi lại chơi với nhau vài ba bữa rồi thôi, nhưng không ngờ cứ trưa và tối hằng ngày, nhóm thanh niên trên thường xuyên bày tiệc ăn nhậu hát hò khiến nhà anh bên cạnh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Không chỉ hát, mà mọi người trong cuộc nhậu còn cầm micro hô to 1,2,3...zô, vang lên thứ âm thanh “chát chúa” rất chói tai. Cuộc nhậu lúc nào cũng kết thúc lúc nửa đêm khiến anh và vợ con không tài nào ngủ được.
“Không hiểu sao họ mê hát đến vậy. Ban đầu họ ca nhạc trẻ sôi động, rồi chuyển qua nhạc trữ tình, cải lương, tân cổ, thậm chí cả nhạc chế..., cứ thế đua nhau ca đến khi gọng ai nấy đều khàn đặc, nói không ra tiếng mới ngưng. Nhiều khi tôi muốn qua nhờ vặn nhỏ volume nhưng thấy mấy thanh niên này nhuộm tóc, xăm mình..., sợ gây chuyện nên thôi. Không biết đến bao giờ mới ngưng được mấy giọng ca này, tôi và mọi người nơi đây khổ quá”, anh Trung than thở.
Tương tự, chị Cao Thị Thôi (30 tuổi, ngụ trên đường Phan Văn Hớn, Q.12) nhiều lúc phải bồng hai con nhỏ qua nhà chị họ cách nhà hơn 800m để nghỉ ngơi cũng vì một nhóm thanh niên gần nhà hát hò đinh tai nhức óc và... quá dở.
Nhiều người sống trên địa bàn TP.HCM hiện đang phải gánh chịu nạn tra tấn thính lực như thế này
ẢNH: AN HUY
Chị cho biết, nhóm thanh niên này hát hò bất thình lình chủ yếu vào ban đêm. Mỗi khi hát, chiếc loa công suất lớn cứ quay thẳng ra đường, ầm ầm suốt ngày. Âm thanh quá lớn khiến cửa kính nhà chị
Hai đứa con nhỏ (bé đầu 4 tuổi và bé thứ hai 15 tháng tuổi) tối lại không thể nào ngủ được vì âm thanh chát chúa, dù đã hơn 23 giờ khuya. Mỗi khi bị tra tấn âm thanh, hai bé cứ đua nhau khóc, khiến chị phải đưa con sang nhà người quen "lánh nạn" đến giữa khuya mới về lại nhà ngủ.
“Mình là người lớn mà nghe còn đau đầu, chứ nói gì trẻ con. Thà hát hay và giai điệu êm đềm thì còn đỡ, chứ bọn họ hát quá dở, rên rỉ toàn những bài thất tình, sầu não đến hận đời, rồi hét lên mấy bản remix giọng khàn đặc không giống ai. Thật quá sức chịu đựng đối với tôi, mong có cơ quan chức năng vào cuộc chứ cứ mãi như vậy không ai chịu nổi”, chị Thôi bức xúc.
Cũng theo chị Thôi, có hôm chồng chị đi làm về mệt cần nghỉ ngơi sớm, nhưng tiếng karaoke từ nhà hàng xóm quá lớn không ngủ được. Chồng chị mới qua nhờ họ chỉnh nhỏ âm thanh thì liền bị mấy thanh niên chửi bới, dọa đánh và mở nhạc lớn hơn như thách thức, thậm chí cố tình chơi nhạc khuya hơn.
“Họ còn chống chế, tối lại rảnh mới chơi chứ ban ngày bận thời gian đâu mà hát. Dàn karaoke giờ quá rẻ, ai cũng mua được, nhưng tôi mong mọi người sở hữu nó nên sử dụng có chừng mực, đừng làm ảnh hưởng hàng xóm, đỡ mất lòng nhau”, chị Thôi chia sẻ.
Hát karaoke bất kể ngày đêm
Bất kể ngày đêm, đầu tuần hay cuối tuần thì nhiều hộ dân sinh sống tại khu dân cư Bình Trưng Đông (Q.2, TP.HCM) lại phải chịu cảnh khốn đốn vì tiếng karaoke phát ra từ một hộ gia đình cạnh nhà. Trong đó, hộ của chị Huỳnh Nhật Hạ (30 tuổi) "chịu trận" nặng nề nhất, khi phải đối diện cảnh đinh tai nhức óc hàng giờ, hàng ngày liền.
Trước đó, khu vực này chủ yếu là nơi sinh sống của người lao động có thu nhập thấp. Do đặc thù công việc của họ phải đi làm thường xuyên nên không khí nơi đây rất yên tĩnh. Nhưng không khí đó bị "phá đám" bởi một vị hàng xóm... thích hát.
“Cách đây 5 năm có một hộ vào mua đất xây nhà cạnh nhà mình và thường xuyên mở tiệc nhậu, hát thâu đêm khiến cho mình và các hộ sống cạnh bên không thể ngủ yên. Họ hát cả ngày lẫn đêm”, chị Hạ chán nản nói.
Không những tổ chức tiệc nhậu rồi mở dàn karaoke gia đình để hát, mà hộ này còn có hẳn một... lịch hát đều đặn hằng tuần. Chị Hạ lắc đầu nói giọng ngao ngán: “Họ hát đúng vào giờ ngủ trưa hoặc chiều tối. Đặc biệt, từ thứ sáu đến chủ nhật mỗi tuần họ đều mở tiệc rồi hát đến khuya, không ai ngủ gì được”.
Mặc cho lời góp ý của mọi người sống xung quanh, hộ này vẫn hát bất chấp và sẵn sàng chửi bới khi có ai góp ý. Thậm chí họ còn đáp trả bằng cách mở toang cửa rồi bật nhạc hết cỡ, rồi kéo nhau ra trước nhà thuê thêm một dàn nhạc sống hoặc loa kéo để hát cho “sướng”, khiến cho một số hộ gần bên phải đi “lánh nạn”.
Nhiều người khốn khổ bởi màn tra tấn cả ngày lẫn đêm, thậm chí rời nhà đi lánh nạn bởi karaoke từ hàng xóm . ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chị Hạ nhìn sang nhà của “danh ca” nói: “Thường họ hát gây ảnh hưởng đến công việc dạy học vào buổi tối của mình. Nếu không dạy thì mình cũng bỏ đi ra ngoài dạo, sang nhà bạn bè chơi đến khi họ nghỉ “luyện thanh” thì mình về, có hôm đến 2 giờ sáng mình mới về”.
Tương tự, chị Nguyễn Xuân Bích Trâm (35 tuổi) ngụ Q.12, TP.HCM cũng rất khốn khổ vì hàng xóm “ghiền hát”. Họ hát karaoke từ 14 giờ chiều đến 22 giờ, chủ yếu ngày cuối tuần, các ngày lễ tết là hát cả ngày không biết mệt, báo hại chị Trâm phải “trốn khỏi nhà” để lánh nạn.
Chị Trâm nói: “Thường thì gia đình tôi sẽ đi siêu thị hay đi đâu đó đến tối. Vì họ hát quá dở, nghe ức chế lắm. Hát hò như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình tôi, chưa kể họ thường hát vào cuối tuần, cũng là thời gian nghỉ ngơi của nhiều người”.
Sau nhiều ngày phải chịu trận với tình trạng gây ồn ào ấy, chị Trâm và một số hộ dân tại đây cũng đã đến góp ý, đồng thời nhờ sự giúp sức của tổ dân phố nhưng cũng không giải quyết dứt điểm được tình trạng trên. “Tôi có qua góp ý với hộ này thì họ có vặn nhỏ âm thanh nhưng chỉ đúng một lần đó thôi, sau lần đó là mọi chuyện cứ đâu lại vào đấy”, chị Trâm nói.
(còn tiếp)
12:17 - 06/03/2018
Âm nhạc và đặc biệt là karaoke mang đến niềm vui và phút thư giãn hạnh phúc cho nhiều người. Nhưng karaoke xóm, đặc biệt ở những thời điểm không giống ai đã biến thành sự tra tấn làm ai cũng "mếu máo, khóc ròng".
Một dàn loa di động, chuẩn bị màn ăn nhậu, ca hát của một nhóm thanh niên tại khu vực dân cư Q.Tân Phú, TP.HCM
ẢNH: AN HUY
Câu chuyện một người người đàn ông ở Hà Tĩnh đã cầm dao sang đâm chết một vị khách có mặt tại nhà hàng xóm chỉ vì mở nhạc hát karaoke quá to mới đây là vụ việc gây quan tâm cho nhiều người. Nhất là khi vấn nạn karaoke xóm đang bùng nổ, mọi lúc mọi nơi ở cả những khoảng thời gian nghỉ trưa và cả công suất hết cỡ của những ca sĩ nghiệp dư.
Nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM, người dân đang phải chịu cảnh tra tấn âm thanh khủng khiếp từ thú vui hát karaoke của hàng xóm, đến nỗi phải rời nhà đi lánh nạn.Bồng con rời nhà 'lánh nạn'.
Từ dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất trở về những ngày gần đây, anh Nguyễn Văn Trung (33 tuổi, quê Quảng Nam) tạm trú trên đường Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân, TP.HCM) luôn phải chịu cảnh tra tấn âm thanh khủng khiếp từ nhóm
Quote:Mình là người lớn mà nghe đau đầu, chứ nói gì trẻ con. Thà hát hay và giai điệu êm đềm thì còn đỡ, chứ nhóm thanh niên này hát quá dở, rên rỉ toàn những bài thất tình, sầu não đến hận đời, rồi hét lên mấy bản remix giọng khàn đặc không giống ai. Thật quá sức chịu đựng đối với tôi, mong có cơ quan chức năng vào cuộc chứ cứ mãi như vậy không ai chịu nổi
Chị Cao Thị Thôi
thanh niên trẻ mê ca hát với dàn loa kéo di động tại một cửa hàng vật liệu xây dựng.
Theo lời anh Trung, thùng loa kéo di động được người chủ ở địa chỉ trên mua trong dịp tết. Ban đầu, anh nghĩ ngày tết, thanh niên ngồi lại chơi với nhau vài ba bữa rồi thôi, nhưng không ngờ cứ trưa và tối hằng ngày, nhóm thanh niên trên thường xuyên bày tiệc ăn nhậu hát hò khiến nhà anh bên cạnh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Không chỉ hát, mà mọi người trong cuộc nhậu còn cầm micro hô to 1,2,3...zô, vang lên thứ âm thanh “chát chúa” rất chói tai. Cuộc nhậu lúc nào cũng kết thúc lúc nửa đêm khiến anh và vợ con không tài nào ngủ được.
“Không hiểu sao họ mê hát đến vậy. Ban đầu họ ca nhạc trẻ sôi động, rồi chuyển qua nhạc trữ tình, cải lương, tân cổ, thậm chí cả nhạc chế..., cứ thế đua nhau ca đến khi gọng ai nấy đều khàn đặc, nói không ra tiếng mới ngưng. Nhiều khi tôi muốn qua nhờ vặn nhỏ volume nhưng thấy mấy thanh niên này nhuộm tóc, xăm mình..., sợ gây chuyện nên thôi. Không biết đến bao giờ mới ngưng được mấy giọng ca này, tôi và mọi người nơi đây khổ quá”, anh Trung than thở.
Tương tự, chị Cao Thị Thôi (30 tuổi, ngụ trên đường Phan Văn Hớn, Q.12) nhiều lúc phải bồng hai con nhỏ qua nhà chị họ cách nhà hơn 800m để nghỉ ngơi cũng vì một nhóm thanh niên gần nhà hát hò đinh tai nhức óc và... quá dở.
Nhiều người sống trên địa bàn TP.HCM hiện đang phải gánh chịu nạn tra tấn thính lực như thế này
ẢNH: AN HUY
Chị cho biết, nhóm thanh niên này hát hò bất thình lình chủ yếu vào ban đêm. Mỗi khi hát, chiếc loa công suất lớn cứ quay thẳng ra đường, ầm ầm suốt ngày. Âm thanh quá lớn khiến cửa kính nhà chị
Hai đứa con nhỏ (bé đầu 4 tuổi và bé thứ hai 15 tháng tuổi) tối lại không thể nào ngủ được vì âm thanh chát chúa, dù đã hơn 23 giờ khuya. Mỗi khi bị tra tấn âm thanh, hai bé cứ đua nhau khóc, khiến chị phải đưa con sang nhà người quen "lánh nạn" đến giữa khuya mới về lại nhà ngủ.
“Mình là người lớn mà nghe còn đau đầu, chứ nói gì trẻ con. Thà hát hay và giai điệu êm đềm thì còn đỡ, chứ bọn họ hát quá dở, rên rỉ toàn những bài thất tình, sầu não đến hận đời, rồi hét lên mấy bản remix giọng khàn đặc không giống ai. Thật quá sức chịu đựng đối với tôi, mong có cơ quan chức năng vào cuộc chứ cứ mãi như vậy không ai chịu nổi”, chị Thôi bức xúc.
Cũng theo chị Thôi, có hôm chồng chị đi làm về mệt cần nghỉ ngơi sớm, nhưng tiếng karaoke từ nhà hàng xóm quá lớn không ngủ được. Chồng chị mới qua nhờ họ chỉnh nhỏ âm thanh thì liền bị mấy thanh niên chửi bới, dọa đánh và mở nhạc lớn hơn như thách thức, thậm chí cố tình chơi nhạc khuya hơn.
“Họ còn chống chế, tối lại rảnh mới chơi chứ ban ngày bận thời gian đâu mà hát. Dàn karaoke giờ quá rẻ, ai cũng mua được, nhưng tôi mong mọi người sở hữu nó nên sử dụng có chừng mực, đừng làm ảnh hưởng hàng xóm, đỡ mất lòng nhau”, chị Thôi chia sẻ.
Hát karaoke bất kể ngày đêm
Bất kể ngày đêm, đầu tuần hay cuối tuần thì nhiều hộ dân sinh sống tại khu dân cư Bình Trưng Đông (Q.2, TP.HCM) lại phải chịu cảnh khốn đốn vì tiếng karaoke phát ra từ một hộ gia đình cạnh nhà. Trong đó, hộ của chị Huỳnh Nhật Hạ (30 tuổi) "chịu trận" nặng nề nhất, khi phải đối diện cảnh đinh tai nhức óc hàng giờ, hàng ngày liền.
Trước đó, khu vực này chủ yếu là nơi sinh sống của người lao động có thu nhập thấp. Do đặc thù công việc của họ phải đi làm thường xuyên nên không khí nơi đây rất yên tĩnh. Nhưng không khí đó bị "phá đám" bởi một vị hàng xóm... thích hát.
“Cách đây 5 năm có một hộ vào mua đất xây nhà cạnh nhà mình và thường xuyên mở tiệc nhậu, hát thâu đêm khiến cho mình và các hộ sống cạnh bên không thể ngủ yên. Họ hát cả ngày lẫn đêm”, chị Hạ chán nản nói.
Không những tổ chức tiệc nhậu rồi mở dàn karaoke gia đình để hát, mà hộ này còn có hẳn một... lịch hát đều đặn hằng tuần. Chị Hạ lắc đầu nói giọng ngao ngán: “Họ hát đúng vào giờ ngủ trưa hoặc chiều tối. Đặc biệt, từ thứ sáu đến chủ nhật mỗi tuần họ đều mở tiệc rồi hát đến khuya, không ai ngủ gì được”.
Mặc cho lời góp ý của mọi người sống xung quanh, hộ này vẫn hát bất chấp và sẵn sàng chửi bới khi có ai góp ý. Thậm chí họ còn đáp trả bằng cách mở toang cửa rồi bật nhạc hết cỡ, rồi kéo nhau ra trước nhà thuê thêm một dàn nhạc sống hoặc loa kéo để hát cho “sướng”, khiến cho một số hộ gần bên phải đi “lánh nạn”.
Nhiều người khốn khổ bởi màn tra tấn cả ngày lẫn đêm, thậm chí rời nhà đi lánh nạn bởi karaoke từ hàng xóm . ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chị Hạ nhìn sang nhà của “danh ca” nói: “Thường họ hát gây ảnh hưởng đến công việc dạy học vào buổi tối của mình. Nếu không dạy thì mình cũng bỏ đi ra ngoài dạo, sang nhà bạn bè chơi đến khi họ nghỉ “luyện thanh” thì mình về, có hôm đến 2 giờ sáng mình mới về”.
Tương tự, chị Nguyễn Xuân Bích Trâm (35 tuổi) ngụ Q.12, TP.HCM cũng rất khốn khổ vì hàng xóm “ghiền hát”. Họ hát karaoke từ 14 giờ chiều đến 22 giờ, chủ yếu ngày cuối tuần, các ngày lễ tết là hát cả ngày không biết mệt, báo hại chị Trâm phải “trốn khỏi nhà” để lánh nạn.
Chị Trâm nói: “Thường thì gia đình tôi sẽ đi siêu thị hay đi đâu đó đến tối. Vì họ hát quá dở, nghe ức chế lắm. Hát hò như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình tôi, chưa kể họ thường hát vào cuối tuần, cũng là thời gian nghỉ ngơi của nhiều người”.
Sau nhiều ngày phải chịu trận với tình trạng gây ồn ào ấy, chị Trâm và một số hộ dân tại đây cũng đã đến góp ý, đồng thời nhờ sự giúp sức của tổ dân phố nhưng cũng không giải quyết dứt điểm được tình trạng trên. “Tôi có qua góp ý với hộ này thì họ có vặn nhỏ âm thanh nhưng chỉ đúng một lần đó thôi, sau lần đó là mọi chuyện cứ đâu lại vào đấy”, chị Trâm nói.
(còn tiếp)