Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Tôi nhớ một vị sư bạn vong niên, lớn hơn tôi một con giáp, vị này đã mất rồi. Vị này nói, ông sư giống như con bướm, còn lá y thì mình là con bướm, còn có cái để đời nó nhìn, mình còn có cái để mình tung tăng. Ông sư mà bỏ cái y rồi thì như con sâu vậy.
Bữa nay cho tôi nói bạc lòng một bữa. Không có gì bậy cho bằng cái sự chung tình trong quan hệ nam nữ. Nếu đã biết vậy thì thôi đừng yêu ai hết. Bởi đã yêu mà không chung tình thì tệ quá. Yêu mà chung tình thì cũng tệ không kém. Cứ nhớ hoài cái câu thần chú này: đã yêu thì phải chung tình mà trên đời này không có cái gì khổ bằng người chung tình. Bao nhiêu ong bướm vườn đời mà mình cứ cắm đầu chết trong một xác hoa tàn thì có đáng không. Có đóa phù dung nào không sớm nở tối tàn, nhưng cứ tung tăng đầu này đầu kia thì lại bậy theo hướng khác, còn thủy chung với một người thì có đáng không, vì người đó mà mình mất cả đạo nghiệp, mất cả cơ hội làm người được gặp Phật pháp. Được nghe chánh pháp, được mang thân người là hai điều khó, vậy mà vì cái tấm tình nam nữ mà bỏ đi cơ hội làm người, bỏ đi cơ hội chánh pháp thì có đáng không. Vì vài trăm cô thì đã không đáng, còn nếu vì một cô, một bà thì rẻ quá, mua một vạn bán một đồng. Người xuất gia nhớ điểm này thì mới có thể trụ được.
Hồi mình còn lá y, còn giữ khoảng cách cự ly thì đứa này thấy đứa kia đẹp. Mở miệng ra thì cứ sư sư con con bẩm bẩm thưa thưa, lúc nào cũng có cự ly nên thấy đẹp. Còn cái thứ mà thuộc về nhau rồi thì không có ra cái gì hết. Thỉnh thoảng tôi cũng để ý thấy bao nhiêu Phật tử đi có đôi có cặp vào chùa, tôi nghĩ, không biết bây giờ họ đã ớn nhau lên tới cổ chưa. Tôi biết tôi nói cái này cũng phiền lòng, nhưng cho tôi nói luôn. Tôi ớn nhất cái cảnh phải đóng kịch, phải diễn cho đời coi.
TK
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Bài này của sư TK hay quá sư phụ ơi. Khùng khùng như tui mà cũng hiểu được chút chút.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
bạn 3E
có thiệt hiểu hôn , tui nghĩ tui hiểu mà tui vẫn chưa chắc lắm
Phân vân đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
SƠ QUẢ VẪN SELFIE.
Sơ quả, thấy rõ Bốn Đế là gì, nhưng vẫn chưa rốt ráo, nên chỉ lìa bỏ được 2 phiền não Thân kiến và Hoài nghi.
Thân kiến: là chấp thân này là của tôi, tôi có thân tâm này. Thân tâm này là tôi, là của tôi. Tôi là Lê văn Tèo, Lê văn Tèo chính là cái cục mấy chục ký này. Con mắt này là con mắt của thằng Tèo, chính là của thằng tôi. Buồn vui này là của tôi, danh dự tiếng tăm, tai tiếng này là của tôi. Tôi đang bị khổ, tôi đang được sướng.Vị Tu-đà-hoàn không nghĩ như vậy nữa, vị đó đã lìa bỏ thân kiến rồi.
Hoài nghi: Hoài nghi là hoang mang không biết mình từ đâu tới, sẽ về đâu, mình đang là gì trong trời đất này. Vị Tu-đà-hoàn không còn hoang mang nghi hoặc khi nghĩ về thế giới. Trước đây mình chưa là thánh thì mình cứ suy nghĩ, kiếp trước mình ở đâu hả ta, bây giờ mình chết rồi mình sẽ đi đâu hả ta. Lúc nào mình cũng nghĩ về mình về thế giới này trong cái nhìn ngã chấp. Cho nên bên cạnh thân kiến là luôn luôn có hoài nghi đi chung. Lẽ ra phải hiểu rằng mình do nhân duyên mà có mặt, rồi cũng sẽ do nhân duyên mà mình tìm về một phương trời nào đó. Dầu sanh ra ở cảnh giới nào phương trời nào thì mọi thứ cũng do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất. Nhờ hiểu được điều này nên vị đó không còn thắc mắc hoài nghi về bản thân về thế giới về vũ trụ nữa.
Cho nên, chuyện đầu tiên khi chứng thánh là vị đó lìa bỏ được thân kiến và hoài nghi. Vị này biết rõ Bốn Đế nhưng lòng còn chút vương vấn các trần, kiểu như một người xuất viện mà lòng còn tiếc nuối chút hoa thơm trong bệnh viện. Nhiều khi còn luyến lưu cô y tá nữa. Tôi có biết chuyện một vị thầy ở bên Mỹ bị tai nạn phải nhập viện, cũng nặng á, nằm cả tháng ở trỏng. Mến cô y tá, người Việt. Y tá mà, lúc nào cũng mềm mỏng nhỏ nhẹ dễ thương, tỏ ra thông cảm, lắng nghe, trao đổi tùm lum. Làm sao đó khi xuất viện rồi hết bệnh này thì mắc bệnh khác, thế là ra luôn. “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo đời bỏ cuộc tu”. Vô bệnh viện thì ớn thấy bà nhưng không ngờ vị này tìm thấy trong cõi chết một con đường sống, tìm thấy trong chỗ điêu tàn hoang phế ấy một nụ hồng. Và khi xuất viện, vị này đã cõng theo cô y tá. Cho tới bây giờ vẫn là một cuộc tình cực đẹp, làm cho mình vừa ghen tị vừa ngưỡng mộ.
Vị Tu-đà-hoàn cũng như vậy đó, vị thầy hồi nãy tôi kể thì hơi tệ vì ra luôn, còn vị Tu-đà-hoàn thì không tệ như vậy. Vị này chỉ là một bệnh nhân xuất viện, khi đi rồi thì lòng cũng còn tí gì đó nên nắm níu nấn ná, bước đi hơi chậm một chút. Khi người nhà giục “lên xe, lên xe” thì vị ấy “khoan, chờ một chút”, móc cái phone ra chụp vài tấm tối về ngắm. Tu-đà-hoàn là vị cũng còn đứng selfie trước bệnh viện vài tấm, rồi mới chịu đi.
TK
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Y SƯ CHO CẢ HAI
Ai xúc phạm mình, nếu mình không giận thì chẳng những mình đem lại lợi ích bản thân mình mà còn lợi ích cho người khác nữa, là làm “y sư cho cả hai”.
Khi người ta nổi giận là bản thân người ta đang bị bịnh. Theo tâm lý học hiện đại, cơn giận là một cơn điên ngắn, mỗi lần nổi giận là mỗi lần chúng ta lên cơn.
Theo Phật pháp thì khi mình thích hay ghét một cái gì đó thì bản thân cái thích ghét đó là một giấc chiêm bao. Tôi biết tôi nói điều này bà con nhiều người sốc. Đức Phật nói thích hay bất mãn điều gì đó là mình đang hiểu lầm. Trong cái nhìn rốt ráo thấu suốt của một bậc thánh thì trên đời này không có gì để thích hay ghét hết. Trên đời này không có người nào đáng ghét mà chỉ có hai hạng người là đáng thương và đáng yêu. Đáng yêu là người thiện và đáng thương đáng tội nghiệp là người bất thiện.
Tiếng Việt thì có nhiều trường hợp ‘thương’ và ‘yêu’ đồng nghĩa, nhưng ‘đáng thương’ với ‘đáng yêu’ thì khác nghĩa. Khi mình bất mãn hờn giận ai đó là mình đang trong một cơn điên ngắn.
Đức Phật dạy khi mình bị xúc phạm, bị tấn công, mình không bị tổn thương thì ngay lúc đó mình là thầy chữa bệnh cho mình và cho cả đối phương (y sư cho cả hai). Câu kệ này được Đức Phật nhắc tới nhắc lui nhiều lần trong những tình huống tương tự. Câu kệ này như là một công thức sống ở đời, đáng được xem là câu kinh nhật tụng để mình ghi nhớ tâm niệm mỗi ngày.
Đời sống này là cõi thị phi, làm sao mình không bị thị phi một cách trực tiếp hay gián tiếp được. Tôi nói hoài là tự kỷ ám thị hay ghê lắm. Tôi cứ tâm niệm một điều “sắp đi rồi”. Nếu tôi không có Phật pháp thì tất cả những gì tôi tưởng tượng ra về đời sống và về bản thân tôi đủ để làm cho tôi điên hay muốn nhảy lầu. Nhờ niệm nhớ về cái chết mà rất là hay.
Ở đây tôi hoàn toàn không khoác lác huênh hoang gì về công phu tu hành, tôi chỉ muốn nói rằng những thị phi hay buồn phiền nào đến với tôi, tôi nhớ về cái chết rất thường trực, không để tu hành gì mà chỉ để tự cứu. Cái nhớ này rất có lợi, nếu không nhớ thì có tám trăm thứ phiền chực chờ đổ trên đầu mình. Đức Phật đại bi đại trí, Ngài không phiền não, còn riêng chuyện của mình thì mình có nhiều cách tâm niệm, tôi thì chọn niệm cái chết. Mỗi lần nổi cơn điên tôi tâm niệm: mình sắp đi rồi, người làm phiền mình cũng sắp đi.
Chỗ ở hiện tại của tôi cách khoảng chừng 200 mét là nghĩa trang. Nghĩa trang đẹp lắm, nhưng đẹp cỡ nào cũng là nghĩa trang, rất đìu hiu cô quạnh. Những ngôi mộ là những miếng đá đẹp cách mặt đất khoảng một tấc với chân dung người đã khuất. Thuở nào còn sống bao nhiêu vật lộn với đời sống, lo cho vợ chồng con cái, kiếm tiền thanh toán hóa đơn. Rồi một ngày ra ngoài gò nằm một mình, dòng đời vẫn trôi, thế giới tiếp tục vận hành đi về phía trước còn mình đã là kẻ xuống tàu ở lại – nói về thân xác thôi. Tái sinh thì đi về phương trời khác, tiếp tục vòng quay trùng phục và tái hiện mà trong kinh Phật gọi là Samsāra.
TK
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-03-25, 10:32 AM)abc Wrote: Y SƯ CHO CẢ HAI
Ai xúc phạm mình, nếu mình không giận thì chẳng những mình đem lại lợi ích bản thân mình mà còn lợi ích cho người khác nữa, là làm “y sư cho cả hai”.
Khi người ta nổi giận là bản thân người ta đang bị bịnh. Theo tâm lý học hiện đại, cơn giận là một cơn điên ngắn, mỗi lần nổi giận là mỗi lần chúng ta lên cơn.
Theo Phật pháp thì khi mình thích hay ghét một cái gì đó thì bản thân cái thích ghét đó là một giấc chiêm bao. Tôi biết tôi nói điều này bà con nhiều người sốc. Đức Phật nói thích hay bất mãn điều gì đó là mình đang hiểu lầm. Trong cái nhìn rốt ráo thấu suốt của một bậc thánh thì trên đời này không có gì để thích hay ghét hết. Trên đời này không có người nào đáng ghét mà chỉ có hai hạng người là đáng thương và đáng yêu. Đáng yêu là người thiện và đáng thương đáng tội nghiệp là người bất thiện.
Tiếng Việt thì có nhiều trường hợp ‘thương’ và ‘yêu’ đồng nghĩa, nhưng ‘đáng thương’ với ‘đáng yêu’ thì khác nghĩa. Khi mình bất mãn hờn giận ai đó là mình đang trong một cơn điên ngắn.
Đức Phật dạy khi mình bị xúc phạm, bị tấn công, mình không bị tổn thương thì ngay lúc đó mình là thầy chữa bệnh cho mình và cho cả đối phương (y sư cho cả hai). Câu kệ này được Đức Phật nhắc tới nhắc lui nhiều lần trong những tình huống tương tự. Câu kệ này như là một công thức sống ở đời, đáng được xem là câu kinh nhật tụng để mình ghi nhớ tâm niệm mỗi ngày.
Đời sống này là cõi thị phi, làm sao mình không bị thị phi một cách trực tiếp hay gián tiếp được. Tôi nói hoài là tự kỷ ám thị hay ghê lắm. Tôi cứ tâm niệm một điều “sắp đi rồi”. Nếu tôi không có Phật pháp thì tất cả những gì tôi tưởng tượng ra về đời sống và về bản thân tôi đủ để làm cho tôi điên hay muốn nhảy lầu. Nhờ niệm nhớ về cái chết mà rất là hay.
Ở đây tôi hoàn toàn không khoác lác huênh hoang gì về công phu tu hành, tôi chỉ muốn nói rằng những thị phi hay buồn phiền nào đến với tôi, tôi nhớ về cái chết rất thường trực, không để tu hành gì mà chỉ để tự cứu. Cái nhớ này rất có lợi, nếu không nhớ thì có tám trăm thứ phiền chực chờ đổ trên đầu mình. Đức Phật đại bi đại trí, Ngài không phiền não, còn riêng chuyện của mình thì mình có nhiều cách tâm niệm, tôi thì chọn niệm cái chết. Mỗi lần nổi cơn điên tôi tâm niệm: mình sắp đi rồi, người làm phiền mình cũng sắp đi.
Chỗ ở hiện tại của tôi cách khoảng chừng 200 mét là nghĩa trang. Nghĩa trang đẹp lắm, nhưng đẹp cỡ nào cũng là nghĩa trang, rất đìu hiu cô quạnh. Những ngôi mộ là những miếng đá đẹp cách mặt đất khoảng một tấc với chân dung người đã khuất. Thuở nào còn sống bao nhiêu vật lộn với đời sống, lo cho vợ chồng con cái, kiếm tiền thanh toán hóa đơn. Rồi một ngày ra ngoài gò nằm một mình, dòng đời vẫn trôi, thế giới tiếp tục vận hành đi về phía trước còn mình đã là kẻ xuống tàu ở lại – nói về thân xác thôi. Tái sinh thì đi về phương trời khác, tiếp tục vòng quay trùng phục và tái hiện mà trong kinh Phật gọi là Samsāra.
TK
Namo Buddhaya.
Namo Dhammaya.
Namo Sanghaya.
:78:
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
CỎ LÁC TRÊN DÒNG
Khi ta nhận biết được cái gì đang có mặt thì đối tượng ấy đang vô thường, hoặc nó không còn nữa.
Cho nên, nói một cách chung chung, tu Tứ Niệm Xứ là sống ngay trong hiện tại, nhưng phải hiểu rằng hiện tại là không nghĩ về chuyện cũ, không truy về chuyện mới, chứ còn hiện tại mà nói theo nghĩa thời gian là trật lất. Khi ta nhận biết ta đang tham thì lúc đó cái tham đã mất rồi. Vì sao, tâm nào biết? Tâm thiện! Làm sao mà hai cái tâm cùng lúc có mặt được nên khi tâm thiện xuất hiện để làm cái chuyện biết thì lúc đó tâm tham mất tiêu. Nhưng vì đâu khi mình niệm sân sân sân mà sân vẫn còn đó?
Phải học mới biết! Khi cái sân xuất hiện thì phải có tâm thiện xuất hiện mới biết được, nhưng tại sao thấy sân vẫn còn? Bởi vì sân mới xuất hiện xen kẽ. Vì niệm mình yếu, tuệ mình yếu, nên mình có biết nhưng cái biết đó chưa đủ dài, chưa đủ mạnh để choán chỗ hẳn hoi cái loạt tâm sân tiếp theo, cái loạt tâm tham tiếp theo. Cho nên mình vừa biết đây là sân, đây là tham thì bất thiện khác ập tới nên lúc đó niệm của mình giống như cọng cỏ lác trên dòng chảy của phiền não. Một hành giả mà niệm tuệ yếu thì cái niệm lúc ghi nhận tham và sân sẽ yếu như cọng cỏ lác trên dòng chảy của phiền não.
Với một người niệm mạnh, khi họ ghi nhận thì chánh niệm, thiện tâm của họ choán chỗ toàn bộ, cái bất thiện đâu còn chỗ chen nữa. Niệm của mình yếu quá nên mới ở dưới mới trồi lên được một cọng niệm thôi thì nguyên một dòng bất thiện tràn tới, cuốn phăng. Rồi thì lúc đó cái niệm đó mất đi. Rồi lại xuất hiện một cái niệm khác để ghi nhận, nhưng trước khi vừa mất xong thì cái bất thiện khác ập tới.
Quí vị sẽ nói, ủa sao người ta nói niệm thì bằng tâm thiện, tâm thiện có mặt thì tâm bất thiện vắng mặt, sao tôi niệm hoài mà nó vẫn có mặt? Vì nó yếu quá. Một tay cảnh sát ốm tong teo gầy gò (như tui) làm sao có thể trấn áp một triệu người biểu tình với gậy gộc đất đá tràn tới. Như cái sức của tôi bây giờ hai cô gái mảnh mai chỉ xô là đã diệt tôi được rồi chớ đừng nói một triệu người.
TK
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
CÕI VỀ
Chúng ta vốn dĩ cô đơn trong đời sống này, cô đơn ngay từ lúc lọt lòng mẹ, ngay cả khi chúng ta vào đời có gia đình, có sự nghiệp, trước sau chỉ có một mình trong cuộc đời mưa gió này.
Dù có tình yêu, có sự nghiêp, có vợ có chồng, có con cái bè bạn hay láng giềng thì trong bóng tối của cuộc đời chỉ có mình ta ngồi lại với cái bóng của ta.
"Một khi thần chết hiện về,
nào ai có thể chở che cho mình
vợ con dẫu có chí tình,
ngậm ngùi chỉ biết làm thinh đứng nhìn ".
Những hình ảnh hạnh phúc kề vai tựa má chỉ là hình thức để quay phim chụp ảnh thôi, căn bản rốt ráo thì mỗi người chúng ta vẫn chỉ đơn độc có mặt trong đời. Cái cơn đau của thân xác hay cơn đau của tâm lý không có vợ chồng nào san sẻ cho mình được. Chẳng hạn như cái đau của đạp gai, mắc xương, bụi vô mắt, đau dạ dày hay sạn thận… thì phần ai nấy chịu. Đó là những cô đơn của chúng ta.
Chính vì vậy trên hành trình vạn lý của đời sống nói riêng và của dòng sanh tử nói chung trước sau chúng ta chỉ có một mình và mỗi người cần một mái nhà để quay về.
Mái nhà đó đã được Đức Phật nói rất rõ trong Kinh: "Toàn bộ thế giới này chỉ là chỗ hiện hữu của sáu căn sáu trần mà thôi". Nói gọn lại thì toàn bộ đời sống của mình chỉ là những chuỗi giây phút vận hành hoạt động của sáu căn.
Vấn đề của chúng ta là gì? Chúng ta đã buông trôi thả nổi và bỏ ngõ hoạt động của sáu căn, lâu ngày thành nết và thành nếp. Xưa nay chúng ta không bao giờ có dịp để ý xem mắt, tai, mũi, lưỡi của mình đang hoạt động theo hướng nào. Cái phàm tâm của chúng ta y hệt như con bò bị lột da để ở ngoài trời. Nắng, gió, cát, lạnh, côn trùng tha hồ tấn công. Chánh Niệm là quay lại quan sát, kiềm chế, kiểm soát xem sáu căn của mình đang ở trong tình trạng nào.
(Trích NHẶT - Sư Toại Khanh)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-04-23, 08:37 AM)abc Wrote: CÕI VỀ
Chúng ta vốn dĩ cô đơn trong đời sống này, cô đơn ngay từ lúc lọt lòng mẹ, ngay cả khi chúng ta vào đời có gia đình, có sự nghiệp, trước sau chỉ có một mình trong cuộc đời mưa gió này.
Dù có tình yêu, có sự nghiêp, có vợ có chồng, có con cái bè bạn hay láng giềng thì trong bóng tối của cuộc đời chỉ có mình ta ngồi lại với cái bóng của ta.
"Một khi thần chết hiện về,
nào ai có thể chở che cho mình
vợ con dẫu có chí tình,
ngậm ngùi chỉ biết làm thinh đứng nhìn ".
Những hình ảnh hạnh phúc kề vai tựa má chỉ là hình thức để quay phim chụp ảnh thôi, căn bản rốt ráo thì mỗi người chúng ta vẫn chỉ đơn độc có mặt trong đời. Cái cơn đau của thân xác hay cơn đau của tâm lý không có vợ chồng nào san sẻ cho mình được. Chẳng hạn như cái đau của đạp gai, mắc xương, bụi vô mắt, đau dạ dày hay sạn thận… thì phần ai nấy chịu. Đó là những cô đơn của chúng ta.
Chính vì vậy trên hành trình vạn lý của đời sống nói riêng và của dòng sanh tử nói chung trước sau chúng ta chỉ có một mình và mỗi người cần một mái nhà để quay về.
Mái nhà đó đã được Đức Phật nói rất rõ trong Kinh: "Toàn bộ thế giới này chỉ là chỗ hiện hữu của sáu căn sáu trần mà thôi". Nói gọn lại thì toàn bộ đời sống của mình chỉ là những chuỗi giây phút vận hành hoạt động của sáu căn.
Vấn đề của chúng ta là gì? Chúng ta đã buông trôi thả nổi và bỏ ngõ hoạt động của sáu căn, lâu ngày thành nết và thành nếp. Xưa nay chúng ta không bao giờ có dịp để ý xem mắt, tai, mũi, lưỡi của mình đang hoạt động theo hướng nào. Cái phàm tâm của chúng ta y hệt như con bò bị lột da để ở ngoài trời. Nắng, gió, cát, lạnh, côn trùng tha hồ tấn công. Chánh Niệm là quay lại quan sát, kiềm chế, kiểm soát xem sáu căn của mình đang ở trong tình trạng nào.
(Trích NHẶT - Sư Toại Khanh)
Hình ảnh con bò bị lột da rồi bị phơi nắng gió đau đớn quá.
Nó diễn tả trọn vẹn nỗi khổ của phàm nhân cho dù đang hưởng hạnh phúc mông muội do sống thiếu chánh niệm của kiếp phù sinh.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Tất cả những người nào mình thường xuyên gặp gỡ thì đó là thầy bạn của mình; những đề tài suy nghĩ nào quẩn quanh trong đầu mình thì đó cũng là thầy bạn của mình. Trong điều kiện thế giới hôm nay có internet, báo chí, sách vở, cho dù mình đóng cửa không gặp ai nhưng mình cứ vùi đầu vào trong những thứ đó cũng gọi là mình đang có một số bạn bè. Nếu là những cuốn sách bài báo, websites hay thì đó là bạn lành, còn nếu là những trang web, bài báo tin tức tầm bậy thì đó là những người bạn xấu.
Phải nhìn nhận rằng cái gì mình gần gũi, mình thường xuyên tiếp xúc liên lạc nhất, thì đó chính là người bạn của mình. Người bạn nào mình thường xuyên tiếp xúc gần gũi mà lòng lành, thiện pháp, đạo tâm của mình phát triển thì đó được gọi là bạn lành, minh sư, thiện hữu. Còn cái gì mình càng tiếp xúc mà con người mình càng bệ rạc, hư đốn thì gọi là bạn xấu, thầy xấu.
Muốn có bạn lành mình phải là người lành, mình mới có khả năng nhận thức được người lành; khi mình không phải là người lành người thiện thì mình không nghĩ đến chuyện gần người thiện, không tha thiết không mặn mà với người thiện và có gặp họ mình không biết vì không cùng tần số.
Phải có khả năng liên thông với hiền thánh, mưa trên trời rơi xuống không phân biệt nơi chốn nhưng không phải chỗ nào cũng đón nhận lợi ích từ cơn mưa, sân xi măng hay tấm bạt thì sẽ khô đi sau đó, nhưng cơn mưa đổ xuống một miếng đất đã dọn sạch cỏ, đã gieo trồng hạt giống, thì mưa xuống là vô cùng lợi lạc. Nếu mình chưa dọn lòng thì mưa pháp trút xuống cũng như không, có gặp hiền trí thì mình cũng như muỗng trong nồi canh.
(Trích Tương Ưng Bộ Kinh tập 1,Sư Toại Khanh giảng, Nhị Tường ghi chép Lớp kinh tạng #Vietheravada)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Trong kỹ thuật thiền quán, ta không nên có thái độ kình chống cái khổ, cái khó chịu mà chỉ lặng lẽ quan sát chúng. Thông thường, người không có tu học, lắng nghe trong thân trong tâm của mình có cái gì bực thì nhiều khi làm cho lớn chuyện. Chỉ là tê, mỏi, nhức một chút, lẽ ra mình lặng lẽ quan sát, hoặc nhắm chịu không nổi thì mình thay đổi oai nghi cho nhẹ nhàng. Nhưng không, mình sợ nó, mình ghét nó, mình chạy trốn nó, đây là một thái độ tâm lý không nên có ở một hành giả.
Đối với một cái khổ mà mình có tâm lý kình chống hay trốn chạy nó thì cái khổ được nhân đôi, nhân ba, nhân năm nhân mười, bành trướng theo cấp số nhân. Trong khi đó, chỉ cần nhìn thấy nó là nó thôi. Tôi đang nói về mặt lý thuyết thôi, chứ còn để làm được điều này cần phải có thân chứng và thể nghiệm. Mình càng chống nó nghĩa là mình càng tô đậm nó. Tôi lại nhớ câu thơ của Phạm Công Thiện,
“Trời Pari chiều nay nhân loại ngủ,
em đi đi và nhớ quên anh”.
Em đi đi và nhớ khóa cửa, nhớ tắt đèn, nhớ mở phone là được, ác ở chỗ em đi đi và “nhớ quên anh”, làm sao mà quên được! Câu này nghe kỳ nhưng rất sâu, kêu người ta nhớ mua giùm chai nước, bao gạo thì có lý, chớ còn dặn người ta nhớ quên mình thì sẽ lại càng nhớ thêm.
Có một hành giả hỏi thiền sư thế nào là vọng tâm, thiền sư đưa cho hành giả tờ giấy trắng và bảo cứ tối nay cứ nhìn vô tờ giấy trắng này, được quyền suy nghĩ mọi chuyện nhưng nhớ một điều là không được quyền nghĩ tới con khỉ, đó là điều đại kỵ. Sáng sớm hôm sau hành giả kiếm vị thiền sư và nói rằng nếu hình ảnh con khỉ không nên nhớ thì ngài đừng nhắc tới, suốt đêm hôm qua cứ nhìn tờ giấy là con thấy con khỉ nhảy lăn tăn trên đó. Nếu thấy không hay không đẹp thì thầy đừng nhắc, kể từ khi thầy dặn con thì con không cách chi quên được con khỉ. Vọng tâm là chỗ đó. "Khi cố quên là khi lòng càng nhớ thêm" là vậy đó. Hễ muốn quên thì phải bôi xóa chớ mắc gì tô đậm thêm cái khổ.
Khổ thọ xảy đến cho hành giả cũng vậy, không coi nặng thì tự động nó đi mất, đam mê chạy theo nó là một cách tô đậm đã đành rồi, nhưng ghét nó cũng là một cách để mà tô đậm nó. Có người, cha mẹ chết rồi họ không dám giữ kỷ vật, cho được thì cho, bỏ được thì bỏ, bán được thì bán, bán tống bán tháo không dám giữ, có người thì lại do quá thương nhớ nên giữ lại ko dám bỏ cái gì hết. Cả hai người đều có lý hết nhưng quí vị biết là cái nào tốt rồi.
(Trích lược bài giảng Kinh KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY - Sư Giác Nguyên giảng)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Có ba hoặc bốn cách tạo nghiệp:
1) Sahatthika: Tự mình làm.
2) Anattika: Xúi giục, điều khiển, ra lệnh, sai khiến người khác làm.
3) Vannabhanana: Không xúi nhưng gợi ý hoặc gây tạo cảm hứng cho người khác làm việc đó.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Vô Kỵ chia tay Tiểu Siêu để Tiểu Siêu trở về Ba Tư làm thánh nữ Minh Giáo, Tiểu Siêu có hát một bài thơ:
“Lai như lưu thủy hề thệ như phong
Bất tri hà xứ khứ hề hà sở chung”
Nghĩa là chuyện tình mình đến đi như nước chảy, như gió thổi không biết đến từ đâu và kết thúc nơi đâu. Câu đó Kim Dung lấy từ bài thơ của Omar Khayyam. Omar Khayyam là một nhà thơ của Ả Rập. Kim Dung đâu biết Omar Khayyam là ai, mà độc giả VN cũng đâu biết mặt mũi Kim Dung như thế nào. Khi đặt bút làm một bài thơ, chạm khắc một tác phẩm, rõ ràng mình không cần biết hậu nhân là ai, kẻ thưởng thức là ai, nhưng vô tình mình gây tạo cảm hứng cho người khác. Trịnh Công Sơn, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng đâu có ra lệnh cho chúng ta phải yêu thương, sống nhung nhớ, sống lãng đãng, nhưng những gợi ý của họ, những cách gây tạo cảm hứng qua những tác phẩm của họ cũng là một cách tạo nghiệp.
4) Samanunna: Tùy hỉ, thuận theo, vui theo, hưởng ứng. không tự làm, cũng không ra lệnh xúi giục ai, cũng không gợi ý hay tạo cảm hứng cho người khác, nhưng thấy người ta làm thì mình khoái.
Chẳng hạn như tôi không dâng y, tôi không trai tăng, tôi không xúi ai, nhưng trong thâm tâm thấy ai làm thì tôi vui; tôi không đặt bom khủng bố cũng không ra lệnh điều hành tổ chức hay tài trợ ủng hộ tinh thần ai hết nhưng nghe máy bay rớt hay nghe đặt bom ở phi trường nhà ga thì tôi khoái… đó cũng là cách tạo nghiệp.
Nếu mình không kể bốn mà chỉ kể có ba thì gồm: tự tay làm, tác động người khác (trực tiếp hoặc gián tiếp), vui theo việc làm của người ta.
(Những bài giảng Kinh Tương Ưng - Tập 4. TK Giác Nguyên)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
Có người không hiểu Phật, bảo Phật giáo Nguyên thủy là cục bộ, cũ kỹ, đóng khung, thiếu năng động. Rồi thì tự cho mình sứ mệnh làm mới mọi thứ. Có những cái MỚI đáng xem là tối tân hiện đại, nhưng cũng có những cái MỚI chỉ là thứ sản phẩm nửa chim nửa chuột, vừa đủ tạo ra một loài dơi.
Có người không hiểu Phật, đọc đâu đó về cái gọi là thời Mạt Pháp rồi thì nỗ lực làm cái việc mà họ gọi là bảo vệ chánh pháp bằng tất cả phương cách thế tục nhất. Nói như ai đó, Phật giáo cần được hiểu đúng chứ không cần đến một vành đai sắt tự vệ. Chánh pháp là những gì rất thật, như nắng gió, mưa sương, luôn cần được thấu đáo chứ không cần ai bảo vệ theo cách làm rào đuổi gà. Hiểu được thiên nhiên cũng là bảo vệ thiên nhiên. Không bị ngộ nhận thì Phật pháp tự dưng hưng phát. Lo ngọn quên gốc là một chuyện đáng buồn cho nhiều người hôm nay.
Có người không hiểu Phật, trách Phật pháp không có những phát minh khoa học, trách Phật im lặng về những vấn đề nóng bỏng mà khoa học hiện đại đang cố tìm hiểu. Gì mà quanh năm bốn mùa cứ Lục Căn, Tam Độc, Tam Học, Tứ Đế. Chán chết được!
Có người không hiểu Phật, cho rằng thiếu nghi thức màu mè thì không thể quyến rũ quần chúng. Thế rồi những phương tiện thầy thím kia chỉ đem về cho Phật giáo những chuyên gia xin xăm thích nhang khói nhưng luôn lẩn tránh những cơ hội văn kinh thính pháp. Họ sợ nghe giảng như ai kia sợ thần chú!
Có người không hiểu Phật, cho rằng cứu cánh Niết-bàn gì mà buồn quá đỗi. Cái họ cần đến là một nơi chốn thơm ngát mát mẻ có thể tung tăng vọng niệm, hoặc thanh cao hơn một tí là có chỗ để họ ngồi… tụng kinh!
Có người không hiểu Phật, than các pháp môn tu hành truyền thống khô khan quá. Họ bày biện nhiều trò nghe qua đã thấy hấp dẫn. Có điều là sau mấy chục năm tu vui kiểu đó, một ngày kia họ phát hiện mình vẫn đứng yên ở chỗ xuất phát.
Có người không hiểu Phật, than lời Ngài có vẻ khó theo, bèn tự kiếm ra một con đường xem chừng ngắn hơn, dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Cuối đời, họ giật mình ngó lại, mình chẳng còn là một Phật tử nữa, món duy nhất còn giữ lại được chỉ là cái pháp danh sư phụ đặt cho ngày trước. Nhìn lên ảnh tượng Thế Tôn họ bỗng thấy xa lạ quá chừng!
Vậy thì trong mấy mươi năm hoằng pháp, đức Phật đã nói những gì? Nói kiểu ỡm ờ thì Ngài chẳng từng nói một câu nào hết. Nếu nói cận nhân tình một chút thì suốt cuộc độ sinh đức Phật chỉ nói đến hai chuyện: Cái gì là khổ đau và thế nào là con đường thoát khổ.
Chưa thấy được việc trầm luân sinh tử là một gánh nặng thì có bôn ba, đôn đáo cách mấy cũng quẩn quanh trong những hình thức hiện hữu cách này hay cách khác. Nhà Phật gọi đó là samsāra – tức là hành trình của những tái hiện, trùng phục, lặp lại những thứ đã diễn ra từ vô thủy như những bèo bọt trên sóng nước. Chưa thấy được lý tưởng căn bản của đường tu là thấu suốt, buông bỏ và lợi tha thì mọi đạo lộ đều có thể là những lối mòn quẩn quanh. Chưa thấy chán ngán những trò đùa hí lộng của nhân gian thì người ta vẫn còn đắm lụy những thứ màu mè trẻ con không thật sự cần thiết cho hành trình trưởng thành của bản thân. Bao nhiêu bày vẽ, bay nhảy, tô điểm, thêm thắt đều chỉ làm mất thời gian trước cái gọi là nội dung Phật pháp ấy.
TOẠI KHANH
(Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
MẠNG XÃ HỘI VÀ SỰ TU TẬP
(Trích Những bài giảng Kinh Tương Ưng - TK Giác Nguyên)
🌼 Dòng sinh tử của mình cũng cần đến nguồn tiếp liệu, một sợi tóc, một đoạn ngắn móng tay của mình cũng phải từng giây đón nhận những nguồn tiếp liệu để tóc, móng tay của mình mỗi ngày dài ra. Những nỗi khổ niềm đau cũng cần có nguồn tiếp liệu. Ví dụ, email, sáng nay mình thức dậy mở email thấy vui, email cũng là nguồn tiếp liệu cho nguồn vui trước mắt. Sáng nay một cú phone làm cho mình khó chịu, cú phone đó chính là thực phẩm, nguồn tiếp liệu dưỡng tố cho sự khó chịu đó. Như vậy thì một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười, một trang sách, một website, một email, một tin nhắn trên facebook, viber đều là nguồn tiếp liệu cho nỗi khổ niềm đau. (Bài kinh CÁC LOẠI ĐỒ ĂN)
🌼Muốn dành thời gian tu tứ vô lượng tâm thì phải mất ít nhất một năm, cắt đứt mọi mối quan hệ, trong lòng không còn một ý niệm nào về những mối quan hệ cũ. Trong sự nguội lạnh đó mới tu tập được tứ vô lượng tâm hay tứ niệm xứ. Trong đời sống này ít nhất phải có 3 năm tứ niệm xứ, 3 năm tứ vô lượng tâm thì chết không cần cầu siêu. Quý vị phải có gan cắt đứt quan hệ, đừng có hòng cho rằng mình có bản lãnh...v.v. Trong 1000 emails thì có một ít trong đó thật sự cần thiết, nhưng không có mối quan hệ nào cần thiết ngoại trừ hai mối quan hệ sau: (1) Cha mẹ cần sự hỗ trợ của mình (2) Người nào giúp cho thiện pháp của mình được tăng trưởng được phát triển. (Bài kinh ĐỆ TỬ NỘI TRÚ)
🌼Năm nay tôi già rồi, gần 50, mới ngộ ra một điều, tại sao tôi thường xuyên sống bực mình suốt “mùa thu cách mạng”, tôi ngộ ra, ngày nào trên tay mình còn có cục a lô, ngày nào còn check email là còn bực mình, ngày nào còn gặp ông Tám bà Tư là ngày đó còn khổ. Tôi phát hiện một điều đó là bà con muốn tu thiền chỉ, thiền quán, đặc biệt là tu tâm từ, thì chuyện đầu tiên là cắt đứt mọi quan hệ với thiên hạ kể cả người thân thiết nhất (cha, mẹ, vợ chồng, con cái, thầy tổ…) chỉ nên gặp người nào mà họ giúp cho mình công phu tu tập trước mắt, còn sự có mặt nào không giúp được gì thì làm ơn né. Còn cầm cục alô, còn trả lời email, còn có facebook, paltalk, skype thì tôi xin hứa một ngàn hai trăm phần trăm đừng hòng nói chuyện tu tâm. Chánh ngữ vô cùng quan trọng, hễ thấy đề tài tào lao là làm ơn cắt ngay. (Bài kinh MƯỜI CHI)
🌼Tứ niệm xứ là cho mình sự buông bỏ thật sự những cái gì gọi là gánh nặng của đời sống. Trước khi thành thánh đắc cái này đắc cái kia, việc đầu tiên tu tứ niệm xứ. Đời sống tỉnh thức cho phép mình một sự tự tại, sự an lạc mà mình nhận ra được nhiều chuyện lạ, thì ra áo quần giày dép không cần hơn một tủ, xe không cần mỗi năm đổi một chiếc, thì ra mình không cần phải alô, email, facebook, chit chat nhiều như vậy, đời sống mình không cần phải lệ thuộc nhiều người xung quanh như vậy. Nhờ những cái “thì ra” này một ngày nào đó mình đi không nổi, bị stroke (đột quỵ) nằm liệt giường lúc đó mới thấy không đáng sợ như những người khác. Có những người khi bị stroke thì đời họ kết thúc, họ chỉ muốn chết thôi, vì đời họ không từng sống qua tâm trạng của một hành giả nên khi bị mất mát họ chịu không nổi, tới lúc hấp hối họ mới biết sợ hãi và tiếc nuối. (Bài kinh KASSAPA)
🌼Có chút kinh nghiệm này chia sẻ với quí vị: Còn đam mê trong liên lạc thiên hạ thì còn gánh lửa từ cuộc đời. Trong 100 cú phone, 100 emails trong đó chỉ có 10 cái thật sự cần thiết, hữu ích nâng cao đời sống tinh thần của mình, 90 % những cái còn lại dù là hỏi thăm đi nữa vẫn phiền phức, cần phải có cái gan, liếc thấy tào lao là xóa cái rẹt, đừng có tò mò. Thắng được mình trong những trận địa nho nhỏ này cũng gọi là gan - can đảm, anh hùng ghê gớm. (Bài kinh THẾ GIỚI)
🌼Có vị thiên nữ tên Jàlinii, trước kiếp chót của ngài Anuruddha, bà là vợ ngài, nên khi gặp lại bà rất là thương, thương mãnh liệt. Mỗi ngày bà quét dọn phòng của ngài, cúng dường thức ăn cho ngài. Bà cúng dường y áo cho ngài bằng cách dùng thần thông tạo ra những tấm vải. Vị thiên nữ này cứ lảng vảng giúp đỡ ngài. Một ngày kia ngài thấy đã đến lúc phải nhắc nhở. Ngài nghĩ ngài sẽ giúp vị thiên nữ này đừng nuôi tâm nguyện như vậy nữa và ngài chờ dịp. Bữa đó vị thiên nữ gặp ngài và nói: Thưa ngài, ngài cần cái gì, ngài muốn bất cứ cái gì thì con cũng sẽ tạo ra cho ngài. Ngài trả lời: Hãy biến mình bằng nhiều màu sắc khác nhau. Thế là vị thiên nữ mừng lắm, thế là rùng mình một cái, xuất hiện trong bộ trang phục màu vàng, rồi trộn lại màu xanh pha màu tím, hồng phấn, mỡ gà …vv. Rồi bà nhìn ngài thì thấy ngài nhắm nghiền đôi mắt và không màng gì hết. Thấy vậy, thiên nữ nhàm chán và bỏ đi.
Người ta đến với mình mà mình không mở cửa thì khách nào cũng bỏ đi. Một trong những cách tự vệ tốt nhất của Sa-môn đó là đóng cửa. Đóng cửa ở đây không có nghĩa là xô đẩy, từ chối, xua đuổi người ta mà là thái độ của mình làm người ta chán. Ví dụ trên facebook, email, phone mà liên lạc với mình hoài mà không thấy mình trả lời người ta cũng buông. Có qua có lại mới dằng dai. (Bài kinh ANURUDDHA)
|