2018-02-27, 01:47 AM
Hàng xóm kiện nhau vì chim trời
25/02/2018 06:46 GMT+7
Cho rằng hàng xóm nuôi chim yến gây ô nhiễm trên nóc nhà của mình, nhiều hộ dân xung quanh đã trang bị loa phát ra tiếng… chim cú heo cho bõ ghét, dẫn đến kiện tụng nhau ra chính quyền.
Vụ việc kéo dài hơn nửa năm qua khiến tình xóm giềng sứt mẻ, còn chính quyền địa phương thì lúng túng không biết xử sao.
Đi thưa vì… phân lạ
Giữa năm 2017, ông Phạm Minh Đức và 3 hộ dân khu vực chợ An Hiệp (ấp 4, xã An Hiệp, H.Ba Tri, Bến Tre) phát hiện nhiều bãi phân chim lạ trên nóc nhà mình nên gửi đơn lên UBND xã yêu cầu giải quyết, vì cho rằng phân chim này do nhà chim yến của ông Lê Văn Minh gần đó gây ra.
“Xưa nay, dân xứ này đều hứng nước mưa từ máng xối rồi trữ trong các lu, kiệu để uống quanh năm. Nay nóc nhà đầy phân chim, làm sao dám hứng nước mưa để uống? Ngoài ra, thiết bị dụ chim yến từ nhà ông Minh cũng phát ra âm thanh gây tiếng ồn rất khó chịu”, ông Đức nói.
Tại nhiều buổi hòa giải do UBND xã An Hiệp tổ chức, ông Lê Văn Minh đều khẳng định chim yến chỉ tiêu hóa khi chúng vào trong chuồng, vì vậy phân chim trên nóc nhà ông Đức cùng các hộ xung quanh không liên quan đến nhà yến nên ông không có trách nhiệm giải quyết. Tuy nhiên, ông Minh cũng đồng ý hỗ trợ mỗi hộ dân đứng đơn 400.000 đồng/năm để mua nước uống, nhưng các hộ này không chịu mà yêu cầu ông phải di dời nhà yến đi nơi khác.
Do mỗi bên đều khăng khăng quan điểm nên nhiều lần hòa giải không thành. Để “trả đũa”, ông Đức cùng 3 hộ khác trang bị loa phát tiếng… chim cú heo với âm thanh lớn hơn tiếng loa dụ chim yến của nhà ông Minh. Cuối năm 2017, đến lượt gia đình ông Minh gửi đơn yêu cầu UBND xã An Hiệp buộc các hộ dân xung quanh phải tự tháo dỡ loa phát tiếng chim cú heo, vì cho rằng cú heo là khắc tinh của chim yến nên từ khi các loa này hoạt động, chim yến đã không bay về nhà ông như trước kia.
Chính quyền khó xử
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 24.2, ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, cho biết nuôi chim yến là mô hình mới mẻ tại địa phương và xã cũng không hề có quy hoạch vùng nuôi chim yến. Hộ ông Lê Văn Minh nuôi chim yến cũng hoàn toàn tự phát và không có giấy phép đăng ký. Hơn nửa năm qua, song song với việc tổ chức hòa giải trên tinh thần không để mất tình làng nghĩa xóm giữa các hộ dân, xã cũng đã phối hợp các cơ quan chức năng cấp huyện và Sở TN-MT Bến Tre để giải quyết vụ việc, nhưng đến nay vẫn còn đang bế tắc do quy định của pháp luật liên quan khá mơ hồ.
“Kết quả đo cường độ phát tiếng ồn của Trung tâm quan trắc TN-MT đối với thiết bị dụ chim yến nhà ông Minh chỉ 60 đề-xi-ben (dBA) và các loa phát tiếng chim cú heo chỉ 61,1 dBA; trong khi quy định hiện hành phải hơn 70 dBA mới vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, các hộ dân khác gắn loa phát tiếng chim cú heo tại nhà mình, nên cũng không vi phạm pháp luật. Nói thật lòng rằng chúng tôi không biết giải quyết các trường hợp này ra sao cho ổn thỏa về quyền lợi của các bên. Thẩm quyền của xã chỉ là hòa giải, động viên hai bên”, ông Chiến giãi bày.
Hiện UBND xã An Hiệp đã chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng TN-MT H.Ba Tri, đồng thời phối hợp với cơ quan này lấy mẫu phân trên các nóc nhà xung quanh nhà chim yến của ông Lê Văn Minh nhằm phân tích, xác định loài chim, qua đó tìm hướng giải quyết vụ việc.
25/02/2018 06:46 GMT+7
Cho rằng hàng xóm nuôi chim yến gây ô nhiễm trên nóc nhà của mình, nhiều hộ dân xung quanh đã trang bị loa phát ra tiếng… chim cú heo cho bõ ghét, dẫn đến kiện tụng nhau ra chính quyền.
Vụ việc kéo dài hơn nửa năm qua khiến tình xóm giềng sứt mẻ, còn chính quyền địa phương thì lúng túng không biết xử sao.
Quote:Nói thật lòng rằng chúng tôi không biết giải quyết các trường hợp này ra sao cho ổn thỏa về quyền lợi của các bên
Ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã An Hiệp
Đi thưa vì… phân lạ
Giữa năm 2017, ông Phạm Minh Đức và 3 hộ dân khu vực chợ An Hiệp (ấp 4, xã An Hiệp, H.Ba Tri, Bến Tre) phát hiện nhiều bãi phân chim lạ trên nóc nhà mình nên gửi đơn lên UBND xã yêu cầu giải quyết, vì cho rằng phân chim này do nhà chim yến của ông Lê Văn Minh gần đó gây ra.
“Xưa nay, dân xứ này đều hứng nước mưa từ máng xối rồi trữ trong các lu, kiệu để uống quanh năm. Nay nóc nhà đầy phân chim, làm sao dám hứng nước mưa để uống? Ngoài ra, thiết bị dụ chim yến từ nhà ông Minh cũng phát ra âm thanh gây tiếng ồn rất khó chịu”, ông Đức nói.
Tại nhiều buổi hòa giải do UBND xã An Hiệp tổ chức, ông Lê Văn Minh đều khẳng định chim yến chỉ tiêu hóa khi chúng vào trong chuồng, vì vậy phân chim trên nóc nhà ông Đức cùng các hộ xung quanh không liên quan đến nhà yến nên ông không có trách nhiệm giải quyết. Tuy nhiên, ông Minh cũng đồng ý hỗ trợ mỗi hộ dân đứng đơn 400.000 đồng/năm để mua nước uống, nhưng các hộ này không chịu mà yêu cầu ông phải di dời nhà yến đi nơi khác.
Do mỗi bên đều khăng khăng quan điểm nên nhiều lần hòa giải không thành. Để “trả đũa”, ông Đức cùng 3 hộ khác trang bị loa phát tiếng… chim cú heo với âm thanh lớn hơn tiếng loa dụ chim yến của nhà ông Minh. Cuối năm 2017, đến lượt gia đình ông Minh gửi đơn yêu cầu UBND xã An Hiệp buộc các hộ dân xung quanh phải tự tháo dỡ loa phát tiếng chim cú heo, vì cho rằng cú heo là khắc tinh của chim yến nên từ khi các loa này hoạt động, chim yến đã không bay về nhà ông như trước kia.
Chính quyền khó xử
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 24.2, ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, cho biết nuôi chim yến là mô hình mới mẻ tại địa phương và xã cũng không hề có quy hoạch vùng nuôi chim yến. Hộ ông Lê Văn Minh nuôi chim yến cũng hoàn toàn tự phát và không có giấy phép đăng ký. Hơn nửa năm qua, song song với việc tổ chức hòa giải trên tinh thần không để mất tình làng nghĩa xóm giữa các hộ dân, xã cũng đã phối hợp các cơ quan chức năng cấp huyện và Sở TN-MT Bến Tre để giải quyết vụ việc, nhưng đến nay vẫn còn đang bế tắc do quy định của pháp luật liên quan khá mơ hồ.
“Kết quả đo cường độ phát tiếng ồn của Trung tâm quan trắc TN-MT đối với thiết bị dụ chim yến nhà ông Minh chỉ 60 đề-xi-ben (dBA) và các loa phát tiếng chim cú heo chỉ 61,1 dBA; trong khi quy định hiện hành phải hơn 70 dBA mới vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, các hộ dân khác gắn loa phát tiếng chim cú heo tại nhà mình, nên cũng không vi phạm pháp luật. Nói thật lòng rằng chúng tôi không biết giải quyết các trường hợp này ra sao cho ổn thỏa về quyền lợi của các bên. Thẩm quyền của xã chỉ là hòa giải, động viên hai bên”, ông Chiến giãi bày.
Hiện UBND xã An Hiệp đã chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng TN-MT H.Ba Tri, đồng thời phối hợp với cơ quan này lấy mẫu phân trên các nóc nhà xung quanh nhà chim yến của ông Lê Văn Minh nhằm phân tích, xác định loài chim, qua đó tìm hướng giải quyết vụ việc.