2018-02-19, 06:08 PM
http://www.abc.net.au/news/2018-02-12/su...ty/9422800
16/02/2018 - 08:51:56
Một thị xã Úc nhập văn hóa múa lân hơn một thế kỷ trước
Dan Beck, 44 tuổi, cạnh con lân mà ông đã tập luyện từ thời trẻ (ABC News)
BENDIGO - Sun Loong (Tân Long), tên của con rồng dài nhất trên thế giới, là một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của thị xã Bendigo, nơi mà truyền thống múa lân đã được đón nhận từ thời cơn sốt tìm vàng ở nước Úc vào cuối thế kỷ thứ 19. Bendigo thuộc tiểu bang Victoria ở miền nam nước Úc.
Sun Loong tại thị xã Bendigo (ABC News)
Vào cuối tuần qua, theo tin của đài ABC News tại Úc, con rồng này đã lên đường đến thành phố lớn Melbourne, để tham dự chương trình mừng Tết Nguyên Đán năm 2018, đánh dấu chuyến viễn du đầu tiên của Sun Loong ra bên ngoài Bendigo, và đây có thể là chuyến đi cuối cùng của con rồng này.
Ông Dan Beck, 44 tuổi, người trình diễn múa lân, nói với đài ABC rằng buổi trình diễn ở Bảo tàng Melbourne vào dịp cuối tuần có thể đánh dấu lần biểu diễn cuối cùng của con rồng này trước khi nó được giải nghệ.
Ông Dan Beck biết đến Múa Lân từ hồi còn nhỏ và có nói cho mẹ ông biết, sau khi ông được mục kích tận mắt một buổi trình diễn của Sun Loong và rất thích thú tại một cuộc diễn hành dịp lễ Phục Sinh.
Bà Anita Jack, giám đốc của Bảo Tàng Viện Rồng Vàng (ABC News)
Thế rồi ông Beck gia nhập, tập dượt và bắt đầu trình diễn cách đây 20 năm trong đoàn múa lân Sun Loong. Con lân này được tạo ra vào năm 1969, bởi một nhà sản xuất đầu lân truyền thống được xem là người cuối cùng ở Hồng Kông, là ông Lo On Kee năm 1969.
Shan Watts đang tập luyệt múa lân (ABC News)
Bản tin của đài ABC mô tả rồng Đông Phương khác với rồng hung dữ của người Tây Phương, xuất phát từ trên thiên cung, thường mang đến những cơn mưa giúp nông dân có được những mùa lúa tốt tươi.
Với chiều dài 100 mét, Sun Loong được bao phủ bởi 6,000 vảy lụa trong buổi trình diễn cuối tuần, mỗi chiếc vảy được trang trí với 23 cái gương nhỏ xíu, được cắt bằng tay, tổng cộng lên tới 90,000 tấm gương.
Ông Beck nói, “Nghề thủ công truyền thống làm đầu lân theo cách đó ở Trung Quốc đã bị phá vỡ bởi cuộc Cách Mạng Văn Hóa của người cộng sản. Chúng tôi rất may mắn ở Bendigo có được một con lân đúng truyền thống và duy trì nó.”
Trong các màn múa lân, Sun Loong phải được khiêng bởi hơn 50 người, trong số đó có ông Beck. Ông đứng ở bên trong đầu lân nặng 30 kg của Sun Loong, cùng với năm người khác đứng bên cạnh để vào thay nếu cần.
Sun Loong có thể là con rồng dài nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là con rồng duy nhất được duy trì ở Bendigo.
Sun Loong đã được mô phỏng theo con rồng đầu tiên của Bendigo, gọi là Loong, đã được đưa mang đến vào cuối thời kỳ cơn sốt đào vàng ở Bendigo.
Những võ sĩ múa lân của Sun Loong (ABC News)
Beck nói, “Thời đó còn có một vị hoàng đế ở Trung Hoa.”
Vì vậy, nó là một con rồng chính thức trong triều đại nhà Thanh, đại diện cho một hiện thân của chính vị hoàng đế, như được cho thấy bởi năm móng vuốt của và hàng ngàn chiếc vảy của nói, và những mảnh gương tô điểm trên thân. Theo thời gian trôi qua, những con rồng trở thành một trong những đặc điểm văn hóa quan trọng nhất của Bendigo, nơi mà truyền thống múa lân được thừa hưởng từ hồi thập niên 1890.
Người ta có thể tưởng tượng Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần này, được đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong năm cho những con rồng ở Úc.
Bà Anita Jack, tổng giám đốc của Bảo Tàng Viện Rồng Vàng (Golden Dragon Museum), nói rằng vì những lý do lịch sử, lễ Phục sinh là khi con rồng này thực sự xuất hiện, trở thành lễ hội lớn nhất trong năm dương lịch.
Bà Anita Jack nói với đài ABC, “Hồi xưa trong thế kỷ 19, người Trung Hòa đã quyết định đưa con rồng ra vào dịp lễ Phục Sinh, để quyên tiền cho một bệnh viện địa phương và ngôi nhà từ thiện. Bằng cách đó họ có thể đóng góp cho xã hội, và nền văn hóa của họ được đón nhận bởi mọi người trong cộng đồng.”
Sun Loong biểu diễn trong một hội chợ trong thập niên 1980. (ABC News)
Hơn 100 năm sau, truyền thống này tiếp tục làm rạng rỡ cộng đồng với lịch sử biểu tượng của Sun Loong.
Ông Beck nói rằng tầm quan trọng của con rồng này trở nên rõ ràng, sau khi họ bắt đầu một cuộc vận động gây quỹ một lần để thay thế Sun Loong, vì nó đã già nua và mong manh sau 48 năm “sống” trong những lần trình diễn múa lân.
Ông Beck nói tằng những bài học mạnh mẽ nhất mà ông học được từ múa lân trong những năm qua là làm việc trong tập thể, hợp tác cùng cộng đồng.
Sun Loong sẽ được trưng bày trên ban công của bảo tàng viện Melbourne Museum trong hai tuần lễ, trong chương trình mừng Tết Nguyên Đán ở xứ Úc này.
Advertising
16/02/2018 - 08:51:56
Một thị xã Úc nhập văn hóa múa lân hơn một thế kỷ trước
Dan Beck, 44 tuổi, cạnh con lân mà ông đã tập luyện từ thời trẻ (ABC News)
BENDIGO - Sun Loong (Tân Long), tên của con rồng dài nhất trên thế giới, là một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của thị xã Bendigo, nơi mà truyền thống múa lân đã được đón nhận từ thời cơn sốt tìm vàng ở nước Úc vào cuối thế kỷ thứ 19. Bendigo thuộc tiểu bang Victoria ở miền nam nước Úc.
Sun Loong tại thị xã Bendigo (ABC News)
Vào cuối tuần qua, theo tin của đài ABC News tại Úc, con rồng này đã lên đường đến thành phố lớn Melbourne, để tham dự chương trình mừng Tết Nguyên Đán năm 2018, đánh dấu chuyến viễn du đầu tiên của Sun Loong ra bên ngoài Bendigo, và đây có thể là chuyến đi cuối cùng của con rồng này.
Ông Dan Beck, 44 tuổi, người trình diễn múa lân, nói với đài ABC rằng buổi trình diễn ở Bảo tàng Melbourne vào dịp cuối tuần có thể đánh dấu lần biểu diễn cuối cùng của con rồng này trước khi nó được giải nghệ.
Ông Dan Beck biết đến Múa Lân từ hồi còn nhỏ và có nói cho mẹ ông biết, sau khi ông được mục kích tận mắt một buổi trình diễn của Sun Loong và rất thích thú tại một cuộc diễn hành dịp lễ Phục Sinh.
Bà Anita Jack, giám đốc của Bảo Tàng Viện Rồng Vàng (ABC News)
Thế rồi ông Beck gia nhập, tập dượt và bắt đầu trình diễn cách đây 20 năm trong đoàn múa lân Sun Loong. Con lân này được tạo ra vào năm 1969, bởi một nhà sản xuất đầu lân truyền thống được xem là người cuối cùng ở Hồng Kông, là ông Lo On Kee năm 1969.
Shan Watts đang tập luyệt múa lân (ABC News)
Bản tin của đài ABC mô tả rồng Đông Phương khác với rồng hung dữ của người Tây Phương, xuất phát từ trên thiên cung, thường mang đến những cơn mưa giúp nông dân có được những mùa lúa tốt tươi.
Với chiều dài 100 mét, Sun Loong được bao phủ bởi 6,000 vảy lụa trong buổi trình diễn cuối tuần, mỗi chiếc vảy được trang trí với 23 cái gương nhỏ xíu, được cắt bằng tay, tổng cộng lên tới 90,000 tấm gương.
Ông Beck nói, “Nghề thủ công truyền thống làm đầu lân theo cách đó ở Trung Quốc đã bị phá vỡ bởi cuộc Cách Mạng Văn Hóa của người cộng sản. Chúng tôi rất may mắn ở Bendigo có được một con lân đúng truyền thống và duy trì nó.”
Trong các màn múa lân, Sun Loong phải được khiêng bởi hơn 50 người, trong số đó có ông Beck. Ông đứng ở bên trong đầu lân nặng 30 kg của Sun Loong, cùng với năm người khác đứng bên cạnh để vào thay nếu cần.
Sun Loong có thể là con rồng dài nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là con rồng duy nhất được duy trì ở Bendigo.
Sun Loong đã được mô phỏng theo con rồng đầu tiên của Bendigo, gọi là Loong, đã được đưa mang đến vào cuối thời kỳ cơn sốt đào vàng ở Bendigo.
Những võ sĩ múa lân của Sun Loong (ABC News)
Beck nói, “Thời đó còn có một vị hoàng đế ở Trung Hoa.”
Vì vậy, nó là một con rồng chính thức trong triều đại nhà Thanh, đại diện cho một hiện thân của chính vị hoàng đế, như được cho thấy bởi năm móng vuốt của và hàng ngàn chiếc vảy của nói, và những mảnh gương tô điểm trên thân. Theo thời gian trôi qua, những con rồng trở thành một trong những đặc điểm văn hóa quan trọng nhất của Bendigo, nơi mà truyền thống múa lân được thừa hưởng từ hồi thập niên 1890.
Người ta có thể tưởng tượng Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần này, được đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong năm cho những con rồng ở Úc.
Bà Anita Jack, tổng giám đốc của Bảo Tàng Viện Rồng Vàng (Golden Dragon Museum), nói rằng vì những lý do lịch sử, lễ Phục sinh là khi con rồng này thực sự xuất hiện, trở thành lễ hội lớn nhất trong năm dương lịch.
Bà Anita Jack nói với đài ABC, “Hồi xưa trong thế kỷ 19, người Trung Hòa đã quyết định đưa con rồng ra vào dịp lễ Phục Sinh, để quyên tiền cho một bệnh viện địa phương và ngôi nhà từ thiện. Bằng cách đó họ có thể đóng góp cho xã hội, và nền văn hóa của họ được đón nhận bởi mọi người trong cộng đồng.”
Sun Loong biểu diễn trong một hội chợ trong thập niên 1980. (ABC News)
Hơn 100 năm sau, truyền thống này tiếp tục làm rạng rỡ cộng đồng với lịch sử biểu tượng của Sun Loong.
Ông Beck nói rằng tầm quan trọng của con rồng này trở nên rõ ràng, sau khi họ bắt đầu một cuộc vận động gây quỹ một lần để thay thế Sun Loong, vì nó đã già nua và mong manh sau 48 năm “sống” trong những lần trình diễn múa lân.
Ông Beck nói tằng những bài học mạnh mẽ nhất mà ông học được từ múa lân trong những năm qua là làm việc trong tập thể, hợp tác cùng cộng đồng.
Sun Loong sẽ được trưng bày trên ban công của bảo tàng viện Melbourne Museum trong hai tuần lễ, trong chương trình mừng Tết Nguyên Đán ở xứ Úc này.
Advertising