Giáo Hội Hoàn Vũ
#1
Đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán

Lời Chúa: Mt 7, 1-5
1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.
3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? 5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#2
Trước khi muốn xét đoán người khác, trước hết chúng ta nên nhìn vào gương để thấy mình thế nào trước đã.

Đó là những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Thánh lễ sáng 20/6 tại nhà nguyện Thánh Marta. Trong bài giảng Thánh lễ cuối cùng trước kì nghỉ hè của Ngài, Đức Thánh Cha đã chỉ ra điểm phân biệt giữa sự xét đoán của Thiên Chúa với những xét đoán của loài người không phải là “Ngài tỏ ra uy quyền”, nhưng chính là “Lòng thương xót”.

Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán ai vào Thiên Đàng và ai vào hoảng ngục , vì vậy nếu chúng ta không muốn bị xét đoán, chúng ta không nên xét đoán người khác” – Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh.

Tập trung vào bài Tin Mừng hôm nay, Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta đều muốn Thiên Chúa “nhìn đến những việc lành mà chúng ta đã làm” trong ngày phán xét và Ngài “sẽ quên đi những yếu đuối và những vấp phạm của chúng ta trong đời”.



Chúa Giêsu gọi chúng ta là những kẻ đạo đức giả khi chúng ta phán xét người khác


Do đó, “nếu anh em xét đoán thế nào , thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy”. Thiên Chúa – Đức Thánh Cha nói – muốn mỗi người chúng ta hãy nhìn vào gương:

“Hãy nhìn vào gương, nhưng không được trang điểm để có thể nhìn thấy các nếp nhăn hiện rõ trên khuôn mặt mình. Không, đó không phải là lời khuyên! Nhưng hơn hết, hãy nhìn vào gương để nhìn lại xem bản thân mình thế nào. Tại sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì anh lại không để ý tới ? Hoặc là làm thế mà anh lại có thể nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Và làm sao Thiên Chúa có thể nhìn chúng ta, khi chúng ta làm như vậy với anh em mình? Chỉ có thể dùng một từ: “đồ đạo đức giả” . “Hỡi kẻ đạo đức giả! Hãy lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em”.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#3
Hãy cầu nguyện cho tha nhân thay vì phán xét đoán họ


Chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã tỏ “một chút giận dữ ở đây” – Đức Thánh Cha nói. “Thiên Chúa đã gọi chúng ta là những  kẻ giả hình khi chúng ta dám đặt mình vào “vị trí của Thiên Chúa”. Chính điều này là những gì con rắn xưa đã xúi giục Adam và Eva làm theo lời nó: “Nếu các ngươi ăn, các ngươi sẽ trở nên giống như Thiên Chúa”.  Adam và Eva  “đã muốn trở nên ngang hàng với Thiên Chúa” – Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

“Chính vì vậy, việc xét đoán người khác là điều không thể chấp nhận được. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán mà thôi!”. Chúng ta “phải yêu thương, phải cảm thông và cầu nguyện cho tha nhân khi chúng ta thấy họ có những điểm chưa tốt” – Đức Thánh Cha nói. Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy biết góp ý xây dựng một cách chân thành để họ có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm của họ: “Nhưng chúng ta không bao giờ được phép xét đoán. Bởi vì nếu chúng ta xét đoán người khác, chúng ta thực sự chỉ là những kẻ đạo đức giả”.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#4
Việc xét đoán của con người đều thiếu Lòng thương xót; chỉ có Thiên Chúa mới có thể phán xét


Khi chúng ta xét đoán người khác – Đức Thánh Cha tiếp tục – “chúng ta đã dám đặt mình vào địa vị của Thiên Chúa”, nhưng “sự xét đoán của chúng ta bao giờ cũng là sự xét đoán sai lệch”, đó không bao giờ là “những nhận định chân thực cả”.

Thế nhưng “những xét đoán của con người có thể giống như Thiên Chúa được không?” – Đức Thánh Cha chất vấn. “Bởi vì Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng nhưng chúng ta thì không?”. “Bởi vì những xét đoán của con người bao giờ cũng thiếu Lòng thương xót. Nhưng khi Thiên Chúa phán xét bất cứ ai, Ngài đều phán xét bằng Lòng thương xót của Ngài”.

“Chúng ta hãy cùng suy ngẫm về những điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta hôm nay: Đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em đong đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong đấu ấy cho anh em. Và cuối cùng, trước khi muốn xét đoán một ai đó, chúng ta hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình trước đã. “Nhưng người này thì thế này … người khác thì thế kia … ” Nhưng, hãy chờ chút xíu, để tôi nhìn lại mình trước đã.  Trái lại, chúng ta sẽ trở nên những kẻ đạo đức giả nếu như chúng ta dám đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa. Cũng vậy, những xét đoán của chúng ta thì bao giờ cũng sai lệch và thiếu đức công bằng”. Những xét đoán của con người bao giờ cũng thiếu Lòng thương xót của Thiên Chúa – Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận – “Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta thấm nhuần những lời truyền dạy này của Chúa Giêsu”.

Minh Tuệ, theo Radio Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#5
ĐTC Phanxicô: Mỗi chúng ta đều có một chút biệt phái và một chút như người thu thuế

Trong bài giảng Thánh lễ kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin nhận ra mình tội lỗi nghèo hèn cần được thương xót và loại bỏ sự khinh khi tự phụ đối với người khác. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở Giáo hội biết lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội.

Trong bài giảng Thánh lễ kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin nhận ra mình tội lỗi nghèo hèn cần được thương xót và loại bỏ sự khinh khi tự phụ đối với người khác. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở Giáo hội biết lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội.

Sáng Chúa nhật 27/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, sau 3 tuần nhóm họp tại Vatican. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có các Hồng y, Giám mục và linh mục tham dự Thượng hội đồng. Trong số các tín hữu tham dự Thánh lễ, cũng có nhiều người bản địa Amazon và các tham dự viên của Thượng Hội đồng, đặc biệt có một số thành viên thuộc cộng đoàn “Con Tàu”.

Trong bài giảng, ĐTC phân tích thái độ cầu nguyện của ba nhân vật: người Pharisêu và người thu thuế trong dụ ngôn của Chúa Giêsu và người nghèo trong bài đọc thứ nhất.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#6
1. “Không có tình yêu, thay vì cầu nguyện, người Pharisêu lại tự khen mình

Người Pharisêu bắt đầu cầu nguyện bằng cách thức rất tốt, “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa”, đó là ngợi khen Chúa. Nhưng động lực ngợi khen của ông ta thì không tốt: vì ông “không như những người khác”, vì ông ăn chay, làm việc thiện, đóng thuế... (xem Đnl 14,22). Ông ta hãnh diện đang chu toàn các lề luật nhưng quên điều lớn nhất: yêu Chúa và tha nhân (xem Mt 22,36-40). Ông ta chỉ chú trọng vào mình, tự tin về sự tốt lành, khả năng giữ lề luật, nhưng lại không có tình yêu. Không có tình yêu thì ngay cả những điều tốt nhất cũng không có giá trị gì, như thánh Phaolô đã nói (xem 1Cr 13). Đức Thánh Cha  nhận xét rằng thay vì cầu nguyện, người này chỉ khen ngợi chính mình. Thực tế là ông không cần cầu xin Chúa điều gì bởi vì ông không cảm thấy mình cần hay mắc nợ, nhưng cảm thấy mình được thêm điểm. Ông ta ở trong đền thờ Chúa nhưng đang thực hiện tôn giáo của cái tôi.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#7
Thờ phượng thật sự của Thiên Chúa luôn thông qua tình yêu tha nhân

Đức Thánh Cha nói tiếp: Ông ta cũng quên cả tha nhân; ông ta khinh khi họ: đối với ông họ không có giá trị gì. “Những người khác”, cách gọi này chứng tỏ ông loại họ ra, đặt họ xa cách với mình. Đây là thái độ chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống và trong lịch sử. Nhiều lần có những người, như người Pharisêu đứng trước người thu thuế, dựng lên những bức tường để ngăn cách họ, để loại bỏ người khác hơn nữa. Khi xem họ không có giá trị, người ta coi thường truyền thống, xóa bỏ lịch sử, chiếm đoạt đất đai tài nguyên. ĐTC nói: “Những sai lầm trong quá khứ không đủ để ngăn chặn việc bóc lột kẻ khác và gây ra vết thương cho anh em chúng ta cho chị đất của chúng ta: chúng ta đã nhìn thấy nó trong khuôn mặt đầy vết sẹo của Amazon. Tôn giáo của bản ngã vẫn tiếp tục, đạo đức giả với các nghi thức và "lời cầu nguyện" của nó, quên đi sự thờ phượng thật của Thiên Chúa là luôn thông qua tình yêu tha nhân”. ĐTC mời gọi các tín hữu xét lại nội tâm, xem mình có xem ai đó thấp kém, bị loại bỏ. Ngài mời gọi xin ơn để không xem mình là ưu việt, không chế nhạo khinh khi người khác; xin Chúa chữa lành khỏi thói nói xấu và chê trách người khác, những điều Thiên Chúa không yêu thích.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#8
2. Cách cầu nguyện của người thu thuế: nhận ra mình nghèo hèn trước Thiên Chúa

Trái với cách cầu nguyện của người Pharisêu, cách cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Ông không bắt đầu bằng các ưu điểm của mình nhưng từ thiếu sót, không bắt đầu từ sự giàu có của cải, nhưng từ sự nghèo khổ trong cách sống – vì trong tội lỗi thì người ta không sống bao giờ sống tốt. ĐTC nhận xét: “Người thu thuế nhận ra mình nghèo hèn trước Thiên Chúa và Chúa lắng nghe lời cầu nguyện vắn gọn của ông. Người thu thuế đứng đàng xa, không dám nhìn lên trời, đấm ngực. Lời cầu nguyện của ông xuất phát từ trái tim chứ không có vẻ bên ngoài. Cầu nguyện là để Chúa nhìn vào nội tâm của mình, không giả hình, không biện hộ”.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#9
Tin rằng mình cần được cứu độ

Đức Thánh Cha nói tiếp: Từ thái độ cầu nguyện của người thu thuế, chúng ta biết mình phải bắt đầu từ đâu: từ việc tin rằng mình cần được cứu độ. Đó là bước đầu tiên trong tôn giáo của Thiên Chúa. Trong khi gốc rễ của sai lầm thiêng liêng là tin rằng mình công chính. Xem mình là công chính nghĩa là loại Thiên Chúa, Đấng công chính duy nhất, ra bên ngoài.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#10
Mỗi chúng ta đều có một chút biệt phái và một chút giống người thu thuế .

Chúa Giêsu cho thấy một nghịch lý trong dụ ngôn giữa người đạo đức và sốt sắng nhất thời đại và người tội lỗi nổi tiếng. Nhưng kết quả phán xét thì đảo ngược: người tốt nhưng tự phụ thì thất bại; người tội lỗi nhưng khiêm nhường thì được Chúa nâng dậy. ĐTC nhận xét: "Trong mỗi chúng ta đều có một chút Pharisêu và một chút biệt phái, vì chúng ta tự phụ, có thể tự biện minh, vô địch trong việc biện minh cho chính mình". Ngài mời gọi cầu nguyện để xin ơn cảm thấy mình cần lòng thương xót, cảm thấy mình là những người nghèo nội tâm. Chỉ trong sự nghèo khó nội tâm ơn cứu độ của Thiên Chúa mới hoạt động.

3. Lời cầu nguyện của người nghèo.

Lời cầu nguyện của người tự xem mình công chính bị sức nặng của cái tôi kéo xuống, không thể vọng lên đến Chúa, còn lời cầu nguyện của người nghèo thì vọng lên đến Thiên Chúa. Những người nghèo là những người giữ cửa thiên đàng: họ sẽ mở rộng các cánh cửa sự sống vĩnh cửu. Họ không xem mình là chủ của cuộc sống này, không đặt mình trên trước người khác, họ chỉ có Chúa là gia nghiệp suy nhất.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#11
Tiếng kêu hy vọng của Giáo hội

ĐTC kết luận: “Trong Thượng Hội đồng chúng ta đã nghe tiếng của người nghèo, suy tư về sự bấp bênh của họ, bị đe dọa bởi những mô hình phát triển nguy hiểm. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh này, nhiều người đã làm chứng rằng có thể nhìn thực tại theo cách thức khác bằng cách đón nhận nó như một món quà với bàn tay mở rộng, xem thiên nhiên như ngôi nhà cần được chăm sóc gìn giữ với sự tín thác vào Chúa. Thiên Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của kẻ bị áp bức. Bao nhiêu lần trong Giáo hội, tiếng kêu của người nghèo không được lắng nghe và có thể bị bóp nghẹt vì gây khó chịu. Chúng ta xin ơn biết lắng nghe tiếng kêu của người nghèo: là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội”.

Hồng Thủy - Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#12
Hôm nay lễ các Thánh ...
Khờ ngồi đọc những bài viết hay ... muốn chia sẽ cùng mọi người ...
Đọc xong thấy mình rất nhõ bé ..... 

Innocent Innocent Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#13
ĐTC Phanxicô tiếp Liên hiệp quốc tế các Đại học Công giáo
05/11/2019

ĐTC Phanxicô nói rằng giáo dục không chỉ nhét vào đầu các ý niệm nhưng cần suy nghĩ, cảm nghĩ và hành động hài hòa với nhau.

Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Những biên giới mới đối với các nhà lãnh đạo đại học. Tương lai của sức khỏe và hệ sinh thái của đại học”. Trong số các đề tài được thảo luận, có các chủ đề như những thách thức mới nhất của khoa học về chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Diễn đàn cũng suy tư về tác động của biến đổi xã hội và biến đổi khí hậu đối với các trường đại học – các trung tâm tri thức.

Các thách đố chưa từng có

Trong bài nói chuyện trong buổi tiếp kiến, trước hết Đức Thánh Cha nhắc đến các thách thức chưa từng có đến từ sự phát triển khoa học, từ sự phát triển của các công nghệ mới và từ nhu cầu của xã hội thúc giục các tổ chức học thuật đưa ra những câu trả lời đầy đủ và cập nhật. Ngài nhận định: “Áp lực mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác nhau thách thức chính ơn gọi của trường đại học, đặc biệt là nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy, nghiên cứu và không chỉ chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng là nhân vật chính của thiện ích chung, các nhà lãnh đạo sáng tạo và lãnh đạo của đời sống xã hội và dân sự có một tầm nhìn đúng đắn về con người và thế giới. Theo nghĩa này, các trường đại học ngày nay phải tự đặt câu hỏi về sự đóng góp mà họ có thể và phải làm vì sức khỏe toàn diện của con người và vì một hệ sinh thái liên đới”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng các đại học Công giáo phải cảm thấy những thách thức này mạnh mẽ hơn.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#14
Cần suy tư về nền tảng và mục đích của từng ngành

Vì sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng đến các phương pháp và quy trình của nghiên cứu học thuật, do đó cần nhớ rằng mọi việc giảng dạy bao hàm câu hỏi “tại sao”, nghĩa là cần suy tư về nền tảng và mục đích của từng ngành. Đức Thánh Cha nói: “Một nền giáo dục bị giảm thiểu thành một nền giáo dục kỹ thuật đơn thuần sẽ trở thành một sự ‘tha hóa’ của giáo dục; tin rằng chúng ta có thể truyền tải kiến thức bằng cách trừu tượng hóa khía cạnh đạo đức của nó thì sẽ giống như chối bỏ việc giáo dục”.

Đoàn kết liên đới vì đời sống văn hóa

Trách nhiệm của đại học không giới hạn ở các sinh viên nhưng mở rộng đến nhu cầu của toàn nhân loại. Đức Thánh Cha nhắc đến sứ vụ của Liên hiêp quốc tế các Đại học Công giáo là đảm nhận nhiệm vụ đạo đức, phấn đấu để đạt được một cộng đồng học thuật quốc tế đoàn kết hơn. Một mặt, bằng cách trung thành hơn với việc dựa trên bối cảnh Kitô giáo từ đó các trường đại học được khai sinh; và mặt khác, bằng cách củng cố mạng lưới giữa các trường đại học cũ và mới hơn, để phát triển một tinh thần phổ quát nhằm tăng chất lượng đời sống văn hóa của con người và của các dân tộc.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#15
Phát triển không chỉ trí tuệ mà cả trái tim, lương tâm, và khả năng thực hành


Cuối cùng, ĐTC Phanxicô khẳng định rằng các lãnh đạo đạt được mục đích khi các năm học nhắm đến không chỉ phát triển trí tuệ mà còn trái tim, lương tâm, cùng với các khả năng thực hành của sinh viên. Con đường mà Giáo hội và các học viện Công giáo phải theo được diễn tả bởi vị thánh quan thầy của Liên hiệp quốc tế các đại học Công giáo, thánh John Henry Newman: Giáo hội “không sợ kiến thức, nhưng thanh tẩy tất cả; Giáo hội không kìm nến yếu tố tự nhiên của chúng ta, nhưng nuôi dưỡng toàn bộ”. (REI 04/11/2019)


Hồng Thủy 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply