Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo
(2018-02-08, 05:15 PM)anatta Wrote: TM trích dẫn 7 câu thoại đầu này, thì chắc là đã hiểu Chánh Nghi là gì rồi (cũng như Thoại vĩ, Nghi Tình.v.v...), phải không? Hôm qua, hôm kia anatta có đọc vài tài liệu ngắn trên trang TVHS thì có đọc một bài nói về chánh nghi, và trong bài đó có 7 câu thoại đầu trên. Định hôm nay vào chia sẻ với TM về Chánh Nghi, nhưng TM đã biết rồi, thì không cần phải lặp lại. Tuy nhiên, sẵn dịp khi anh đọc 7 câu thoại đầu trên thì cá nhân nhận thấy câu (1), (3), (4) là Chánh Nghi -- tức là dạng nghi tình thuộc siêu thế, không phải tục thế (và câu thoại đầu hôm trước của TM cũng là tục thế). Câu (2), (5), (6), và (7) , thì anatta không nhận thấy siêu thế chỗ nào. Không hiểu sao người viết cho rằng không phải tục thế.

Đọc câu thoại (công án) "Ta là ai?" thì anatta nhớ lại câu truyện thiền về công án này.  Có vị đệ tử kia được thầy trao cho công án "Ta là ai?". Người học trò thực hành tham quán công án này. Sau một thời gian người học trò trong khi tham thiền thì thường thấy cái núi chần dần trước mặt, anh ta không biết phải làm thế nào. Sau đó mới hỏi ông thầy, thì ông thầy bảo "thì chẻ cái núi đó ra". Bây giờ đố vui với TM, vậy chứ "cái núi" mà anh học trò thấy trong lúc tham thiền thì biểu hiện cho cái gì?





Xuân đã kề sao trời vẫn lạnh
Hoa xuân năm ấy giờ nơi đâu?

-Anh và TamMuội lại có "thần giao cách cảm" nửa rồi... Wink ...cùng đọc và tìm hiểu the same mục tiêu...hihihihi...TamMuội chỉ hiểu sơ sơ về "CHÁNH NGHI" thôi. Nói về tham thoại đầu thì TamMuội nghĩ là khi thiền giả mới bắt đầu practice thì nên tìm công án thuộc về tục thế...khi đi đứng vững vàng thì có thể thay chuyển từ tục thế thành siêu thế...phải trải nghiệm tục thế mới phân biệt được thế nào là siêu thế, đó là ý nghĩ của riêng TamMuội.

-Chuyện về đệ tử thiền khi thấy "cái núi" thì TamMuội đoán có hai giả sử: 1).đó chỉ là one of our obstacles trên con đường tu đạo tìm đáp án "Ta là ai?", bởi vậy mà thầy của đệ tử ấy mới bảo là "chẻ cái núi đó ra"...2)."cái núi" ấy là bản ngã của sự vô minh vẩn còn che lấp trí huệ, nên phải "chẻ nó ra" mới thoát khỏi giới cảnh đó.

Đừng gỏ đầu CôGiáoNhỏ nghen???????... Wink :dance: Wink


Xuân sắc thắm hoa đào nở rộ
Nghĩa ấm nồng đượm mãi thiên thu.
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-08, 07:37 PM)TamMuội Wrote: -Anh và TamMuội lại có "thần giao cách cảm" nửa rồi... Wink ...cùng đọc và tìm hiểu the same mục tiêu...hihihihi...TamMuội chỉ hiểu sơ sơ về "CHÁNH NGHI" thôi. Nói về tham thoại đầu thì TamMuội nghĩ là khi thiền giả mới bắt đầu practice thì nên tìm công án thuộc về tục thế...khi đi đứng vững vàng thì có thể thay chuyển từ tục thế thành siêu thế...phải trải nghiệm tục thế mới phân biệt được thế nào là siêu thế, đó là ý nghĩ của riêng TamMuội.

-Chuyện về đệ tử thiền khi thấy "cái núi" thì TamMuội đoán có hai giả sử: 1).đó chỉ là one of our obstacles trên con đường tu đạo tìm đáp án "Ta là ai?", bởi vậy mà thầy của đệ tử ấy mới bảo là "chẻ cái núi đó ra"...2)."cái núi" ấy là bản ngã của sự vô minh vẩn còn che lấp trí huệ, nên phải "chẻ nó ra" mới thoát khỏi giới cảnh đó.

Đừng gỏ đầu CôGiáoNhỏ nghen???????... Wink :dance: Wink


Xuân sắc thắm hoa đào nở rộ
Nghĩa ấm nồng đượm mãi thiên thu.


TamMuoi nói đúng rồi: là bản ngã, cái Tôi.  :78: Giỏi hơn anatta nhiều. Vì khi đố vui câu đó, thì anatta đã có đọc câu trả lời trước đây lâu lắm rồi. Nhớ có lần huynh nhathua nói TM đã có căn duyên từ trước. Kiếp sống này chỉ là một trong triệu triệu kiếp trên dòng chảy luân hồi. Biết đâu được... Khả năng tiềm ngộ này ai ai cũng đều có, chỉ khác nhau là sâu cạn, căn cơ mà thôi, không phân biệt kẻ ngoại đạo hay nội đạo :-). Nội đạo hay thượng đạo (tâm trí cứ mơ mơ màng màng trên đọt cây, lơ lửng trên mây) cứ sống trong mộng du cho là mình gặp đại pháp viên đốn trong khi tâm đầy kiêu căng hống hách, khinh bỉ người khác thì ... kết quả là hết gặp núi này đến núi khác, trùng trùng đồi núi :-).   Nhắc tới ngoại đạo và TM (female) thì anatta nhớ lại một câu truyện về 1 thánh nữ tên là Pantacara, cô là người ngoại đạo, chưa từng nghe Phật giảng đạo trước đó, sau đó gặp Phật, và chỉ nghe vài câu nói của Phật, thì cô chứng quả Thánh Nhập Lưu, ngay sau đó cô xin Phật cho quy y xuất gia trở thành đệ tử của ngài, rồi cô tiếp tục tu tập sau đó chứng quả A La Hán (Phật). Cuộc đời cô Panatacara đầy dẫy khổ đau và tai ương (khổ chồng lên khổ) -- khiến cho anatta có nhiều cảm xúc và  nhớ mãi câu truyện này. Anatta trích câu truyện đó ra đây, khi nào TM có thời gian và hứng thú thì đọc.



Patàcàrà. (Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Tập III)

Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị thủ ngân khố nhà vua ở Sàvatthi. Khi đến tuổitrưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi, nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ. Khi nàng sắp sanh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không có ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần hẹn hồi cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về. Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ. Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh đượcngười con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng. Ðến kỳ sinh nở thứ hai, sự việc xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau: giữa đường mưa to gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá và cây làm cáichòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị con rắn từ gò mối bò ra cắn chồng nàng chết tại chỗ. Trong cơn đau khổ chờ đợi chồng nàng, nàng bồng đứa con trên ngực và giữa mưa to gió lớn nàng nằm phục xuống đất để che chở cho hai đứa con trải qua một đêm như vậy cho đến sáng. Ðến sáng, nàng đi tìm chồng và thấy chồng bị rắn cắn chết rồi. Nàng khóc than suốt đêm. Vì mưa to, nước sông dâng lên đến đầu gối, nàng lại quá yếu nên không thể bồng hai đứa con lội qua sông. Nàng để đứa lớn ở bờ bên này và bồng đứa nhỏ lội qua sông. Rồi nàng đặt đứa nhỏ nằm trên khăn trùm đầu, dùng cành cây che lại để nó trên bờ, còn nàng lội qua sông lại để đem đứa lớn qua. Nhưng đến giữa dòng, quay mình trở lại thời thấy một con diều hâu, tưởng đứa con nít là một miếng thịt, nên bay xuống tha đứa nhỏ đi. Dầu cho người mẹ có xua đuổi và la lên nhưng vì quá xa nên không làm gì được. Còn đứa lớn bên bờ bên này, nghe tiếng mẹ la tưởng là mẹ kêu liền lội xuống nước đi qua và bị nước cuốn trôi. Thế là hai đứa con và cả người chồng bị chết. Nàng vừa khóc vừa đi về thành Sàvatthi, lại được tin hồi hôm mưa to gió lớn làm sụp đổ căn nhà của cha mẹ nàng, giết chết cả cha mẹ và em nàng vừa làm lễ hỏa táng xong. Trong cơn đau khổ khủng khiếp chồng chất, nàng hóa điên dại, ăn mặc hở hang, nàng vừa khóc vừa than:

Hai con ta đã chết,
Chồng ta cũng chết luôn,
Rồi trên giàn hỏa táng,
Cha ta và mẹ ta,
Cùng đứa em trai ta,
Vừa làm lễ thiêu đốt.

Rồi nàng đi lang thang đây đó, khóc than nỗi đau khổ của nàng, và vì nàng mang xiêm áo tả tơi, nàng được gọi là Patacàra (kẻ mang xiêm áo). Người đi đường thấy nàng gọi nàng là người điên, có kẻ ném đá, có người thì quăng đồ nhớp bụi bặm trên nàng. Bậc Ðạo Sư ở Jetavana đang thuyết pháp, thấy nàngđi lang thang như vậy và biết căn cơ trí tuệ của nàng đã chín muồi, ngăn cản không cho người ta xua đuổi nàng và cho phép lại gần, khiến nàng hồi tỉnh lại, và cảm thấy xấu hổ với cách ăn mặc của mình, nàng nằm phục xuống đất. Một người quăng cho nàng một tấm y, nàng quấn y vào mình và thỉnh Phật cứu độ cho nàng và nàng kể lại thân phận của nàng: "Thế Tôn hãy cứu độ cho con. Một đứa con bị chimdiều hâu mang đi; một đứa con bị nước cuốn trôi; còn chồng con bị rắn cắn chết; cha mẹ và em con bị căn nhà sụp đổ giết chết và bị hỏa táng". Ðức Phật nói: "Này Patacàra, đừng nghĩ rằng nàng đến với một người có thể cứu độ cho nàng. Như nay nàng than khóc vì con chết, vì chồng chết, cha mẹ chết. Cũng vậy, nàng đã khóc than kiếp luân hồi của nàng vì rằng con, chồng và cha mẹ bị chết của nàng còn nhiều hơn nước sông bốn biển".

Nghe Thế Tôn dạy về khổ, nỗi đau khổ của nàng được nhẹ dần. Rồi đức Phật khuyên thêm: "Ôi Patàcàrà, một người mệnh chung, thì con cháu, bà con không có thể làm chỗ nương tựa. Cho đến hiện tại, họ cũng không giúp đỡ được gì. Do vậy, người có trí sống đời sống giới đức thanh tịnh, thành tựu con đường hướng đến Niết-bàn". Rồi đức Phật dạy:

Các con, cha, bà con,
Không phải chỗ nương tựa,
Khi thân hoại mạng chung,
Bà con huyết thống nàng,
Không thể che chở nàng!
Thấy được sự thật này.
Kẻ trí sống giới đức,
Và mau chóng thành tựu,
Con đường hướng Niết-bàn.

Khi bậc Ðạo Sư nói xong, nàng chứng được quả Dự Lưu và xin được xuất gia. Ðức Phật đưa nàng đến chúng Tỷ-kheo-ni và cho phép nàng được xuất gia. Rồi nàng tinh tấn tu hành, cố gắng thành đạt những quả vị cao hơn. Một hôm lấy nước trong bát rửa chân, khi nàng đổ nước, thời nước chảy đến một khoảng đường ngắn rồi biến mất. Nàng đổ thêm nước, và con đường nước chảy dài hơn, và lần thứ ba, nàng lại đổ nuớc và con đường nước chảy còn dài hơntrước khi biến mất. Dựa trên sự kiện này làm nền tảng suy tư, nàng nghĩ: "Cũng vậy là loài Người, chết trẻ, chết nửa chừng và chết già" -- lẽ vô thường, sanh diệt. Sau đó Patàcàrà chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư đến quả chứng của mình, khi còn là một học nữ, nàng tán thán sự kiện đã giúp nàng chứng được quả vị cao hơn, và nàng nói lên bài kệ:

112. Với cây, cày ruộng đất,
Gieo hột giống trên đất,
Loài Người được tài sản,
Nuôi dưỡng vợ và con.

113. Sao ta, giới đầy đủ
Làm theo Ðạo Sư dạy,
Lại không chứng Niết-bàn,
Không nhác, không dao động.

114. Khi ta đang rửa chân,
Làm cho dòng nước chảy,
Thấy được nước rửa chân
Từ cao chảy xuống thấp,
Nhờ vậy, tâm được định,
Như ngựa hiền khéo luyện.

115. Rồi ta cầm cây đèn,
Bước vào ngôi tinh xá,
Nằm trên chiếc giường nhỏ,
Ta nhìn quán ngọn đèn.

116. Rồi lấy cây kim nhỏ,
Dìm tim đèn xuống dần,
Thấy cây đèn Niết-bàn,
Tâm ta được giải thoát.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-09, 06:37 PM)anatta Wrote: TamMuoi nói đúng rồi: là bản ngã, cái Tôi.  :78:  Giỏi hơn anatta nhiều. Vì khi đố vui câu đó, thì anatta đã có đọc câu trả lời trước đây lâu lắm rồi. Nhớ có lần huynh nhathua nói TM đã có căn duyên từ trước. Kiếp sống này chỉ là một trong triệu triệu kiếp trên dòng chảy luân hồi. Biết đâu được... Khả năng tiềm ngộ này ai ai cũng đều có, chỉ khác nhau là sâu cạn, căn cơ mà thôi, không phân biệt kẻ ngoại đạo hay nội đạo :-). Nội đạo hay thượng đạo (tâm trí cứ mơ mơ màng màng trên đọt cây, lơ lửng trên mây) cứ sống trong mộng du cho là mình gặp đại pháp viên đốn trong khi tâm đầy kiêu căng hống hách, khinh bỉ người khác thì ... kết quả là hết gặp núi này đến núi khác, trùng trùng đồi núi :-).   Nhắc tới ngoại đạo và TM (female) thì anatta nhớ lại một câu truyện về 1 thánh nữ tên là Pantacara, cô là người ngoại đạo, chưa từng nghe Phật giảng đạo trước đó, sau đó gặp Phật, và chỉ nghe vài câu nói của Phật, thì cô chứng quả Thánh Nhập Lưu, ngay sau đó cô xin Phật cho quy y xuất gia trở thành đệ tử của ngài, rồi cô tiếp tục tu tập sau đó chứng quả A La Hán (Phật). Cuộc đời cô Panatacara đầy dẫy khổ đau và tai ương (khổ chồng lên khổ) -- khiến cho anatta có nhiều cảm xúc và  nhớ mãi câu truyện này. Anatta trích câu truyện đó ra đây, khi nào TM có thời gian và hứng thú thì đọc.



Patàcàrà. (Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Tập III)

Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị thủ ngân khố nhà vua ở Sàvatthi. Khi đến tuổitrưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi, nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ. Khi nàng sắp sanh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không có ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần hẹn hồi cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về. Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ. Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh đượcngười con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng. Ðến kỳ sinh nở thứ hai, sự việc xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau: giữa đường mưa to gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá và cây làm cáichòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị con rắn từ gò mối bò ra cắn chồng nàng chết tại chỗ. Trong cơn đau khổ chờ đợi chồng nàng, nàng bồng đứa con trên ngực và giữa mưa to gió lớn nàng nằm phục xuống đất để che chở cho hai đứa con trải qua một đêm như vậy cho đến sáng. Ðến sáng, nàng đi tìm chồng và thấy chồng bị rắn cắn chết rồi. Nàng khóc than suốt đêm. Vì mưa to, nước sông dâng lên đến đầu gối, nàng lại quá yếu nên không thể bồng hai đứa con lội qua sông. Nàng để đứa lớn ở bờ bên này và bồng đứa nhỏ lội qua sông. Rồi nàng đặt đứa nhỏ nằm trên khăn trùm đầu, dùng cành cây che lại để nó trên bờ, còn nàng lội qua sông lại để đem đứa lớn qua. Nhưng đến giữa dòng, quay mình trở lại thời thấy một con diều hâu, tưởng đứa con nít là một miếng thịt, nên bay xuống tha đứa nhỏ đi. Dầu cho người mẹ có xua đuổi và la lên nhưng vì quá xa nên không làm gì được. Còn đứa lớn bên bờ bên này, nghe tiếng mẹ la tưởng là mẹ kêu liền lội xuống nước đi qua và bị nước cuốn trôi. Thế là hai đứa con và cả người chồng bị chết. Nàng vừa khóc vừa đi về thành Sàvatthi, lại được tin hồi hôm mưa to gió lớn làm sụp đổ căn nhà của cha mẹ nàng, giết chết cả cha mẹ và em nàng vừa làm lễ hỏa táng xong. Trong cơn đau khổ khủng khiếp chồng chất, nàng hóa điên dại, ăn mặc hở hang, nàng vừa khóc vừa than:

Hai con ta đã chết,
Chồng ta cũng chết luôn,
Rồi trên giàn hỏa táng,
Cha ta và mẹ ta,
Cùng đứa em trai ta,
Vừa làm lễ thiêu đốt.

Rồi nàng đi lang thang đây đó, khóc than nỗi đau khổ của nàng, và vì nàng mang xiêm áo tả tơi, nàng được gọi là Patacàra (kẻ mang xiêm áo). Người đi đường thấy nàng gọi nàng là người điên, có kẻ ném đá, có người thì quăng đồ nhớp bụi bặm trên nàng. Bậc Ðạo Sư ở Jetavana đang thuyết pháp, thấy nàngđi lang thang như vậy và biết căn cơ trí tuệ của nàng đã chín muồi, ngăn cản không cho người ta xua đuổi nàng và cho phép lại gần, khiến nàng hồi tỉnh lại, và cảm thấy xấu hổ với cách ăn mặc của mình, nàng nằm phục xuống đất. Một người quăng cho nàng một tấm y, nàng quấn y vào mình và thỉnh Phật cứu độ cho nàng và nàng kể lại thân phận của nàng: "Thế Tôn hãy cứu độ cho con. Một đứa con bị chimdiều hâu mang đi; một đứa con bị nước cuốn trôi; còn chồng con bị rắn cắn chết; cha mẹ và em con bị căn nhà sụp đổ giết chết và bị hỏa táng". Ðức Phật nói: "Này Patacàra, đừng nghĩ rằng nàng đến với một người có thể cứu độ cho nàng. Như nay nàng than khóc vì con chết, vì chồng chết, cha mẹ chết. Cũng vậy, nàng đã khóc than kiếp luân hồi của nàng vì rằng con, chồng và cha mẹ bị chết của nàng còn nhiều hơn nước sông bốn biển".

Nghe Thế Tôn dạy về khổ, nỗi đau khổ của nàng được nhẹ dần. Rồi đức Phật khuyên thêm: "Ôi Patàcàrà, một người mệnh chung, thì con cháu, bà con không có thể làm chỗ nương tựa. Cho đến hiện tại, họ cũng không giúp đỡ được gì. Do vậy, người có trí sống đời sống giới đức thanh tịnh, thành tựu con đường hướng đến Niết-bàn". Rồi đức Phật dạy:

Các con, cha, bà con,
Không phải chỗ nương tựa,
Khi thân hoại mạng chung,
Bà con huyết thống nàng,
Không thể che chở nàng!
Thấy được sự thật này.
Kẻ trí sống giới đức,
Và mau chóng thành tựu,
Con đường hướng Niết-bàn.

Khi bậc Ðạo Sư nói xong, nàng chứng được quả Dự Lưu và xin được xuất gia. Ðức Phật đưa nàng đến chúng Tỷ-kheo-ni và cho phép nàng được xuất gia. Rồi nàng tinh tấn tu hành, cố gắng thành đạt những quả vị cao hơn. Một hôm lấy nước trong bát rửa chân, khi nàng đổ nước, thời nước chảy đến một khoảng đường ngắn rồi biến mất. Nàng đổ thêm nước, và con đường nước chảy dài hơn, và lần thứ ba, nàng lại đổ nuớc và con đường nước chảy còn dài hơntrước khi biến mất. Dựa trên sự kiện này làm nền tảng suy tư, nàng nghĩ: "Cũng vậy là loài Người, chết trẻ, chết nửa chừng và chết già" -- lẽ vô thường, sanh diệt. Sau đó Patàcàrà chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư đến quả chứng của mình, khi còn là một học nữ, nàng tán thán sự kiện đã giúp nàng chứng được quả vị cao hơn, và nàng nói lên bài kệ:

112. Với cây, cày ruộng đất,
Gieo hột giống trên đất,
Loài Người được tài sản,
Nuôi dưỡng vợ và con.

113. Sao ta, giới đầy đủ
Làm theo Ðạo Sư dạy,
Lại không chứng Niết-bàn,
Không nhác, không dao động.

114. Khi ta đang rửa chân,
Làm cho dòng nước chảy,
Thấy được nước rửa chân
Từ cao chảy xuống thấp,
Nhờ vậy, tâm được định,
Như ngựa hiền khéo luyện.

115. Rồi ta cầm cây đèn,
Bước vào ngôi tinh xá,
Nằm trên chiếc giường nhỏ,
Ta nhìn quán ngọn đèn.

116. Rồi lấy cây kim nhỏ,
Dìm tim đèn xuống dần,
Thấy cây đèn Niết-bàn,
Tâm ta được giải thoát.


Cheer

TamMuội cảm ơn anh ANATTA đã posted câu chuyện có ý nghĩa. Nếu TamMuội nhớ không lầm thì những câu kệ TamMuội bold ở trên sao có nét giống giáo lý của J. Krishnamurti huh anh???????....Sẳng hỏi anh một chuyện luôn hén??????...Tại sao con người phải đợi tới lúc ngụp lặn trong biển khổ mới bắt đầu đi tìm chân lý của Đạo aka tìm con đường giải thoát cho tâm linh????????

Wink
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-10, 08:45 PM)TamMuội Wrote: TamMuội cảm ơn anh ANATTA đã posted câu chuyện có ý nghĩa. Nếu TamMuội nhớ không lầm thì những câu kệ TamMuội bold ở trên sao có nét giống giáo lý của J. Krishnamurti huh anh???????....Sẳng hỏi anh một chuyện luôn hén??????...Tại sao con người phải đợi tới lúc ngụp lặn trong biển khổ mới bắt đầu đi tìm chân lý của Đạo aka tìm con đường giải thoát cho tâm linh????????

Wink

115. Rồi ta cầm cây đèn,
Bước vào ngôi tinh xá,
Nằm trên chiếc giường nhỏ,
Ta nhìn quán ngọn đèn.

116. Rồi lấy cây kim nhỏ,
Dìm tim đèn xuống dần,
Thấy cây đèn Niết-bàn,
Tâm ta được giải thoát.


Sao anatta chưa nhìn ra được giống lời của K. TamMuoi có thể nói thêm một chút được không?

Anh không nghĩ rằng đa số con người khi ngụp lặn trong đau khổ thống thiết như thánh nữ Patacara thì tìm đường hướng về tâm linh. Không có bao nhiêu người bị khổ ải chồng chất như vậy có ý muốn thoát khổ bằng cách tìm về với Đạo. Ngay trong đời sống hằng ngày chúng ta thường bị cái Khổ (khổ đế) bủa vây, nhưng vẫn tiếp tục thọ hưởng đó mà, "buồn vui nào cũng bềnh bồng bể khổ". Tâm bất an, bất như ý, lo lắng, sợ hãi là khổ rồi. Bị buồn khổ, thì ta thường tìm niềm an ủi khỏa lây trong men rượu, thuốc men, đắm chìm trong các quán bar, hoặc những hình thức giải tỏa nào khác để khỏa lấp nỗi sầu khổ tạm thời.

KHỔ: Già bệnh, chết, khổ. Sầu bi ưu não, khổ. Cầu không được, khổ. Gần gũi hay sống chung với người mình không yêu thích cũng là khổ.

- Già cả, da nhăn, lưng còng, rụng răng, đau bệnh hành hạ là khổ
- Thần chết đến gọi: Xa lìa người thân, vợ chồng, cha mẹ, bạn bè, nhà cửa, những thú vui, những điều yêu thích, những sở hữu, khổ.
- Gặp các việc bất như ý, không hài lòng, sanh ra các cảm thọ ưu tư, lo lắng, đau thương là sầu khổ.
- Gặp tai nạn này đến nạn kia, cảm giác thống khổ, thuyệt vọng, than thở, khóc lóc... là bi ai, khổ.


Nói chung đau khổ thường tình là thế, nhưng ít người tìm về con đường tâm linh.

TM có để ý là thoạt đầu cô Patacara đâu có ý hướng muốn tìm đường đạo giải thoát. Trong thống khổ bi ai tuyệt vọng, cô đến xin Phật ra tay cứu độ. Nhưng, Phật phủ nhận ngài là người cứu độ cô ra khỏi những tang thương mà cô đang hứng chịu, và ngài đánh thức sự tự giác tự thân trong chính con người của cô để cô có thể tự hành giải thoát nỗi khổ đó qua lời pháp của ngài. Đức Phật nói:

"Này Patacàra, đừng nghĩ rằng nàng đến với một người có thể cứu độ cho nàng. Như nay nàng than khóc vì con chết, vì chồng chết, cha mẹ chết. Cũng vậy, nàng đã khóc than kiếp luân hồi của nàng vì rằng con, chồng và cha mẹ bị chết của nàng còn nhiều hơn nước sông bốn biển".

Nghe Thế Tôn dạy về khổ, nỗi đau khổ của nàng được nhẹ dần. Rồi đức Phật khuyên thêm: "
Ôi Patàcàrà, một người mệnh chung, thì con cháu, bà con không có thể làm chỗ nương tựa. Cho đến hiện tại, họ cũng không giúp đỡ được gì. Do vậy, người có trí sống đời sống giới đức thanh tịnh, thành tựu con đường hướng đến Niết-bàn".



TM có suy nghĩ gì về 2 câu kệ cuối cùng (của 116) không?

*** Anh muốn bổ túc thêm một chút về KHỔ đế. Khi đi vào con đường tâm linh, thì Ngũ Uẩn này là khổ -- sự biến hoại vô thường, dính mắc vào chúng. Chấp thủ vào các tầng ĐỊNH của Sắc giới và Vô Sắc giới cũng là khổ -- vì sự an lạc thù thắng, các thần thông, khả năng đặc dị siêu phàm hơn người do các Định đem lại. ***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Anh ANATTA cho phép TamMuội trả lời without quoting bài anh nha???????...hihihihi...sorry, tại tánh TamMuội tiếc kiệm sợ tốn đất...hihihi... Wink ..

-TamMuội không biết lý do or cơ duyên nào connected giửa giáo lý của J. và nàng Patacàra nhưng khi đọc 8 câu kệ sau cùng của nàng mà nhất là hai câu cuối which anh asked TamMuội suy nghĩ như thế nào đó...hình như na ná bài light in oneself của J. K. thì phải...

-TamMuội hỏng phải ý hỏi về cuộc đời nàng Patacàra đi tìm chân lý Đạo khi bơi trong biển khổ mà là chuyện ngoài đời có thật và chứng kiến luôn....lúc có tiền giàu sang địa vị trong xã hội thì họ không biết tới cái gì gọi là đời sống tâm linh...chỉ biết tiền và tiền...thậm chí còn chê bai chà đạp những người kém may mắn...rồi đùng một cái giá nhà xuống, nhà banks tịch thu, lại còn vụ kiện với hành vi không đúng đối với tuổi vị thành niên....bây giờ già yếu tiền không còn mà bị thêm cái vụ kiện thưa...thì lại tìm tới chùa chiền mà cúng vái...cúng vái là phải thành tâm tới Phật chứ không vọng tầm cầu những thứ mà ngoài tầm tay với của mình được....còn có một bác kia cũng vậy, lúc trẻ thì khó khăn kiếm chuyện chèn ép thiên hạ và con cái ruột của mình...cứ nghĩ lời bác ấy hoàn toàn là đúng...cãi lại sẻ mang hoạ với bác ấy...tới chừng già yếu đau cả tháng trời mà trước khi nhắm mắt phải cần tới sư đọc kinh sám hối, etc., ....vì vậy mà TamMuội nảy ra ý niệm là làm sao cho bá tánh thức giác được mà tìm tới tâm linh nhìn lại cái chơn tâm làm lành lánh dử để khi hết nghiệp trần gian khỏi phải u tư hối tiếc....

-Thanks anh from the bottom of my heart...cũng nhờ anh đem và khởi duyên về Phật pháp...nên TamMuội tạm thời học hỏi được chút đỉnh...so far tâm thanh thản hơn lúc chưa quen biết anh...vẩn thích nhất câu "Nỗi nhớ người xin trổ đoá Từ Tâm".....


:rose4: Heavy-black-heart4 :rose4:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
Anatta hiểu ý câu hỏi của TamMuoi. Và có suy nghĩ đến vài trường hợp thịnh suy trong đời na ná như TM vừa kể. Vì thế nên anh mới nói là "không có bao nhiêu người" như vậy hướng về tâm linh. Nói thêm nữa thì cái post dài lòng thòng. Sẵn dịp anh trình bày một cách khái quát về Khổ Đế, vì có người vẫn còn hiểu lầm về nó, dù rằng, I know, giáo pháp Nguyên Sơ tinh tuyền của Đức Phật khá khô khan, nhàm chán.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-11, 06:59 PM)anatta Wrote: Anatta hiểu ý câu hỏi của TamMuoi. Và có suy nghĩ đến vài trường hợp thịnh suy trong đời na ná như TM vừa kể. Vì thế nên anh mới nói là "không có bao nhiêu người" như vậy hướng về tâm linh. Nói thêm nữa thì cái post dài lòng thòng. Sẵn dịp anh trình bày một cách khái quát về Khổ Đế, vì có người vẫn còn hiểu lầm về nó, dù rằng, I know, giáo pháp Nguyên Sơ tinh tuyền của Đức Phật khá khô khan, nhàm chán.

Anh nè! là TamMuội chưa hiểu tường tận KHỔ ĐẾ đa!....đã khởi duyên rồi, ThầyGiáoLớn cùng TamMuội đẩy duyên tới đại nghi không??????????....anh soạn bài hay TamMuội????????...nếu trong nhàm chán mà tìm được ánh sáng thì cũng đáng bỏ công sức ra tìm tòi học hỏi muh, hén anh ANATTA???????????....[Image: dance.gif]  Wink [Image: dance.gif]
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-11, 09:18 PM)TamMuội Wrote: Anh nè! là TamMuội chưa hiểu tường tận KHỔ ĐẾ đa!....đã khởi duyên rồi, ThầyGiáoLớn cùng TamMuội đẩy duyên tới đại nghi không??????????....anh soạn bài hay TamMuội????????...nếu trong nhàm chán mà tìm được ánh sáng thì cũng đáng bỏ công sức ra tìm tòi học hỏi muh, hén anh ANATTA???????????....[Image: dance.gif]  Wink [Image: dance.gif]


Thôi rồi, anatta bắt đầu lờ mờ phrase "đẩy duyên tới đại nghi" (?). Trong cái post vừa qua nói về KHỔ ĐẾ thì xem như anh nói khá đầy đủ. Nhưng mà soạn bài Khổ Đế để đọc lại cho được thấm nhuần cũng là điều hay. Thật ra, Tư, tức là suy nghiệm những điều Phật dạy cũng có công năng chuyển hoá tâm thức. :thinking-face4:

Lady first, vậy thì TamMuoi soạn đi há.  :78:

Nhưng mà, Tết sắp đến rồi, TM còn phải lo dọn dẹp và làm đẹp nhà cửa, gói bánh, làm thức ăn, nấu nướng cho Tết .v.v... Nên tuỳ theo em, khi nào soạn bài cũng được.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-07, 11:22 PM)TamMuội Wrote: Nghe anh QUEQUA kể hay quá hà, nhất là khúc đi xem giang sơn áh. Vậy anh có thấy xé xác không? TamMuội đã thấy và felt như là real luôn áh. Còn nửa không, kể cho TamMuội nghe với? Thank you!

Thumbs-up4

Rất tiếc anh quê không được quỷ Satan cho đi xem địa ngục A Tỳ, hay là chín tầng địa ngục ... như Quỷ Lệ, Tam Muội thấy.

Phải công nhận quỷ vương Satan rất là khôn ngoan giảo quyệt. Nó cũng biết tùy người mà đối xử, nên gặp anh quê mà nó cho thấy địa ngục xé xác thì anh quê nhát gan thỏ đế mau mau bỏ hết để tu thành Thánh ngay chứ đâu có tà tà đi dạo chơi thế gian.

Dù vậy những điều mà quỷ Satan nói với anh quê lúc đó toàn là bằng mật mã, có tính cách cryptic, giống như câu thoại đầu vậy đó. Cho nên lúc đầu thì mình không hiểu hay chỉ hiểu lờ mờ, nhưng càng lúc hiểu ra thì lại càng thấy thấm và thấy nó đáng sợ.

Nếu bạn nghĩ rằng tại sao trên thế gian này lại có những điều ác xảy ra, và tạo nên sự khổ? Hãy nhớ rằng những người làm ác và thích thú trong việc ác là do quỷ xúi dục, do cái tầm tham sân si.Nhưng có lẻ điều ác và sự khổ là những điều không thể thiếu để dẫn con người đến sự cứu độ, hay giác ngộ. Vì có gặp sự ác và sự khổ thì con người mới hướng đến sự thiện, hay muốn thoát khổ. Cho nên điều ác và khổ là một yếu tố và là điều kiện của sự sống trên thế gian. Thế cho nên chúng ta nhận thấy rằng, Chúa và Phật không cố ý tiêu diệt ma quỷ hay diệt hết sự khổ trên thế gian. Nếu làm thế thì có lẻ thế gian sẽ không còn là thế gian, và con người sẽ không có điều kiện để trở nên hoàn thiện, hay nên tốt hơn.

Khi xưa mình thấy Chúa Giê Su trừ tà trong KT, ngài cũng chỉ bảo ma quỷ xuất ra khỏi người bị ám, chứ ngài không "zap" hoặc dùng quyền năng để giết, tiêu diệt loài quỷ. Phật cũng thế, không đánh với quỷ mà chỉ không để nó ảnh hưởng tới ngài.

Hello
Reply
(2018-02-04, 08:12 PM)TamMuội Wrote: -Thiền giả không thể khởi nghi tình nên Tổ sáng tác ra tham thoại đầu, nếu thiền giả không hành tham thoại đầu cũng không khởi nghi tình mà đi thẳng tới chánh nghi, được không anh ANATTA và anh QUEQUA????????....QL hỏi là vì làm research thì biết như vầy "Thiền Tông lấy chánh nghi làm gốc và không nơi trụ vì chánh nghi là nguyên bổn của chư Phật, là không sanh không diệt, chánh nghi là ngọn lửa phá chấp diệt sân... Confused Confused 

-Vậy thì làm sao tìm được chánh nghi và luôn sống với chánh nghi???????????...mạng có thể mất chứ chánh nghi không thể bỏ????????

-QuỷLệ bắt đầu thấy interesting về thế giới Thiền Tông này rồi...hihihihihi.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...thế giới của tâm linh... Clap Clap

Nghi tình là gì?

Nghi tình nó có nhiều loại khác nhau, tủy theo tâm thức, trình độ và công dụng, hay là dụng.

Lúc này thấy Tam Muội tiến bộ nhiều nên anh quê không nói nhiều nữa mà để yên cho TM từ từ nghiên cứu học hỏi at your own pace. Chỉ khi nào thấy cần bổ túc thì qq mới nhảy vào nói thêm thôi.

Khởi nghi, giống như một ngọn lửa, thúc giục người tìm đạo tiếp tục dấn bước tìm kiếm.

Chánh nghi, còn gọi là beginner's mind, giống như tâm của một đứa trẻ, luôn hỏi, chất vấn, nhưng không trả lời. 

Bên CG, Chúa Giê Su cũng có nói, muốn được vào nước Trời, hãy trở nên như đứa bé, giữ tâm khiêm hạ, và rộng mở, không giảo quyệt.

Tuy nhiên, khi một người đã kiến tánh, nhập lưu thì tất cả những câu hỏi sẽ được trả lời, sẽ không còn thắc mắc, và sẽ thấy rõ mọi sự "thông" và "sáng, minh."

Khi đó thì họ muốn giữ nghi tình hay không cũng không bắt buộc, dù rằng họ vẫn còn nhiều việc phải làm trước mắt, nhưng nghi tình thì đã "giải."

Dù vậy, thời nay có lẻ có rất ít người đạt đến sự kiến tánh hay gặt hái quả nhập lưu, là điều hiếm thấy. Có lẻ người ta không còn tin vào điều này nữa.

:thinking-face4:
Reply
Quote:Tuy nhiên, khi một người đã kiến tánh, nhập lưu thì tất cả những câu hỏi sẽ được trả lời, sẽ không còn thắc mắc, và sẽ thấy rõ mọi sự "thông" và "sáng, minh."

Khi đó thì họ muốn giữ nghi tình hay không cũng không bắt buộc, dù rằng họ vẫn còn nhiều việc phải làm trước mắt, nhưng nghi tình thì đã "giải."

Dù vậy, thời nay có lẻ có rất ít người đạt đến sự kiến tánh hay gặt hái quả nhập lưu, là điều hiếm thấy. Có lẻ người ta không còn tin vào điều này nữa.


Bạn QQ, anatta cũng đã có từng đọc ít sách thiền tông, nhưng không để tâm đến công án/thoại đầu, mà chỉ đọc một vài ngữ lục của Tổ. Thiền tông nói kiến tánh, nhưng không có đề cập đến phẩm chất của hành giả đạt được nó ra sao? Thí du yếu tố tham, sân, si trong tâm vị kiến tánh thì hành trạngnhư thế nào, không được nói rõ, rất lờ mờ. Thí dụ bạn nói Thông, Sáng, và Minh thì đối với anatta cảm thấy rất mơ hồ. Thông, Sáng, Minh cái gì, hay như thế nào?

Quả Nhập Lưu của PPNT thì có nói rõ. Vị thánh NL, đoạn trừ 3 kiết sử: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Và 5 giới căn bản của nhà Phật thì họ sống hoàn toàn trong sạch, không bao giờ phạm phải. Giống như đã là huyết khí của họ rồi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
TamMuội cảm ơn anh QUEQUA và anh ANATTA....bửa nay Tam Muội phải lo nồi bánh này nè....

[Image: Banh_Chung.jpg]
...nên hỏng chú tâm vào Đạo được...mai TamMuội đọc rồi ý kiến sau, if any hén????????....



:tropical-drink_1f379: Wink :tropical-drink_1f379:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-12, 09:45 PM)TamMuội Wrote: TamMuội cảm ơn anh QUEQUA và anh ANATTA....bửa nay Tam Muội phải lo nồi bánh này nè....

...nên hỏng chú tâm vào Đạo được...mai TamMuội đọc rồi ý kiến sau, if any hén????????....



:tropical-drink_1f379: Wink :tropical-drink_1f379:

Ai mà siêng và giỏi vậy, làm 3 thứ luôn. Có xực mới vực được Đạo  Cheer
Reply
(2018-02-12, 11:21 PM)duoctue Wrote: Ai mà siêng và giỏi vậy, làm 3 thứ luôn. Có xực mới vực được Đạo  Cheer

Dzạ là con gái của tía má TamMuội... Rollin :chay: Rollin ....nhưng chỉ khi nào có cơn thôi hà... Grinning-face-with-smiling-eyes4  ..khi nào anh rảnh thì vào đây tào lao với TamMuội và các bạn....sẳng học hỏi thêm chút ít về Đạo làm hành trang trên bước đường tâm linh...Àh hèmmmmmm...sau một đêm thức trắng, TamMuội mần được nhiêu đây nè....TamMuội mời anh DUOCTUE, anh QUEQUA, and anh ANATTA nghen!... Clinking-beer-mugs4 :tropical-drink_1f379: Clinking-beer-mugs4 

[Image: Banh_Chung.jpg]
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-11, 11:40 PM)anatta Wrote: Thôi rồi, anatta bắt đầu lờ mờ phrase "đẩy duyên tới đại nghi" (?). Trong cái post vừa qua nói về KHỔ ĐẾ thì xem như anh nói khá đầy đủ. Nhưng mà soạn bài Khổ Đế để đọc lại cho được thấm nhuần cũng là điều hay. Thật ra, Tư, tức là suy nghiệm những điều Phật dạy cũng có công năng chuyển hoá tâm thức. :thinking-face4:

Lady first, vậy thì TamMuoi soạn đi há.  :78:

Nhưng mà, Tết sắp đến rồi, TM còn phải lo dọn dẹp và làm đẹp nhà cửa, gói bánh, làm thức ăn, nấu nướng cho Tết .v.v... Nên tuỳ theo em, khi nào soạn bài cũng được.

Rollin :chay: Rollin  Ý của TamMuội là cùng anh giử vững đại nghi cho tới khi gọt tỉa hết cái tinh hoa trong KHỔ ĐẾ áh muh....biết TamMuội bận gùi mừ còn dzồn thêm việc cho em ...rứa là sao???????? :thayghet:  Rollin :chay:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply