2018-02-09, 11:04 PM
Nghề buôn bán bộ phận cơ thể người ở Mỹ
Thứ sáu, 9/2/2018 | 20:00 GMT+7
Bộ phận cơ thể của người hiến tặng được công ty môi giới bóc tách và chuyển ra nước ngoài phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo, thu về lợi nhuận khổng lồ.
Chuyến tàu của OOCL châu Âu cập bến Newark ở New Jersey, Mỹ vào tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.
Vào ngày 20/7/2017, một chiếc tàu treo cờ Hong Kong rời bến Charleston, bang Nam Carolina, Mỹ mang theo hàng nghìn container chở hàng. Trong số đó có một container chứa thứ hàng hóa cực kỳ sinh lời: bộ phận thi thể người chết ở Mỹ, Reuters đưa tin.
Dựa vào danh mục mặt hàng, chuyến tàu đến châu Âu này chứa hơn 2.700 kg bộ phận cơ thể người trị giá 67.204 USD. Để bảo quản thứ hàng hóa đặc biệt này không bị thối rữa, nhiệt độ trong container luôn được giữ ở -15 độ C.
Chủ của kiện hàng là doanh nghiệp MedCure Inc có trụ sở tại thành phố Portland, bang Oregon, phía tây bắc nước Mỹ. Hoạt động như một công ty môi giới, MedCure thu lợi nhuận từ việc bóc tách các bộ phận từ cơ thể của những người hiến tặng đã qua đời và gửi chúng tới các công ty nghiên cứu và đào tạo về y học.
MedCure bán đứt hoặc cho thuê gần 10.000 bộ phận cơ thể người mỗi năm, vận chuyển bằng đường tàu biển khoảng 20% số đó ra nước ngoài, theo tài liệu thống kê nội bộ của công ty.
Bên cạnh những kiện hàng lớn chuyển đến Hà Lan, nơi MedCure điều hành một trung tâm phân phối, công ty này còn xuất khẩu bộ phận cơ thể người đến ít nhất 22 quốc gia trên toàn thế giới bằng đường hàng không hoặc đường bộ.
Theo đơn hàng, MedCure đã gửi một khung xương chậu và chân người tới một đại học ở Malaysia, bàn chân tới một công ty sản xuất thiết bị y tế ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, hay đầu người tới bệnh viên ở Slovenia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Do chính phủ Mỹ hầu như không quản lý việc buôn bán các bộ phận cơ thể người được hiến tặng, kim ngạch xuất khẩu của công ty như MedCure tăng nhanh chóng trong 10 năm qua. Theo Reuters, không một nước nào trên thế giới có ngành công nghiệp buôn bán bộ phận cơ thể người với nguồn cung đáng tin cậy và thuận tiện như Mỹ.
Bắt đầu điều tra từ năm 2008, hãng tin Anh phát hiện các công ty môi giới cơ thể người ở Mỹ đã và đang xuất khẩu tới ít nhất 45 quốc gia, đáp ứng đủ mọi nhu cầu: các thi thể nguyên vẹn gửi tới các trường y ở Mexico hay đầu người bán cho các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ở Đức để các bác sĩ thực hành kỹ thuật mới.
Những cá nhân hiến tạng đều đồng ý ký vào một mẫu đơn chấp thuận cho những công ty môi giới như MedCure mổ xẻ thi thể của họ và chuyển chúng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, thân nhân của những người hiến tạng hầu như không hay biết gì về hoạt động này.
"Đáng lẽ tôi nên đọc thật kỹ mẫu đơn", bà Marie Gallegos nói sau khi biết công ty môi giới cho một trường đào tạo nha sĩ ở Israel thuê đầu của người chồng quá cố trong nhiều tháng liền.
Gallegos cho biết chồng bà mất vào tháng 5 năm ngoái do cơn nhồi máu cơ tim. Chỉ 6 tiếng sau đó, một nhân viên thuộc Mạng lưới Hiến tặng bang Arizona xuất hiện để bàn bạc về thỏa thuận hiến tặng cơ thể. Nhân viên này hứa rằng thi thể người chồng quá cố của bà sẽ được xử lý với sự trân trọng vì những ích lợi cho các tiến bộ trong y học.
Bà Gallegos sau đó ký vào hai tờ đơn đồng ý, một với Mạng lưới Hiến tặng của bang Arizona và tờ kia với một công ty hỏa táng. Đến cuối mùa hè, công ty hỏa táng gửi cho bà hũ tro cốt của chồng để chôn cất. Bà Gallegos không biết rằng trong hũ tro cốt chỉ có một phần nhỏ thi thể của chồng bà, còn đầu của ông đã được chuyển cho một trường đào tạo nha sĩ ở Tel Aviv, Israel.
"Nếu tôi biết đầu của chồng tôi lưu lạc tới tận đó, tôi sẽ đợi đến lúc làm xong lễ tang cho ông ấy rồi mới cho họ mang thi thể của ông ấy đi", bà Gallegos tâm sự. "Nếu họ cần đến thế, họ đáng ra phải thẳng thắn nói chuyện trực tiếp với tôi".
'Xuất khẩu người Mỹ'
Học viên tại trung tâm đào tạo nha sĩ ở thủ đô Tel Aviv, Israel thực hành trên đầu người. Ảnh: Reuters.
Thành lập năm 2005, công ty MedCure không cung cấp nội tạng hoặc bộ phận cơ thể người dùng vào mục đích cấy ghép. MedCure có 5 trung tâm phân phối và đào tạo phẫu thuật ở các bang khắp nước Mỹ. Theo quy trình, khi một người hiến tặng qua đời, xác của người này sẽ ngay lập tức được vận chuyển đến một trong các trung tâm của MedCure bằng xe tải đông lạnh.
Thông thường công ty này xử lý từng đơn hàng riêng rẽ và sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường hàng không. Theo một cựu nhân viên, để tăng lợi nhuận, MedCure dùng tàu biển để tập kết số lượng bộ phận thi thể lớn tới châu Âu rồi từ đó phân phối đi các nơi.
Vào năm 2012, MedCure xây dựng cơ sở trung chuyển tại Amsterdam, Hà Lan. Trong vòng 6 năm qua, công ty này đã gửi tới Amsterdam ít nhất 6 container lạnh, mỗi container dài 12 m, rộng 2 m và cao 3 m, chứa hơn 2.000 kg bộ phận cơ thể người trị giá ít nhất 250.000 USD.
Một trong những lý do khiến cho các công ty Mỹ môi giới cơ thể người làm ăn phát đạt là nhiều nước hạn chế hoặc nghiêm cấm hoạt động bóc tách, buôn bán và phân phối các bộ phận cơ thể của người hiến tặng. Do vậy, nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu trên thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ.
Huang Yi-Ling, làm việc tại công ty sản xuất các thiết bị y tế ở Singapore, cho biết nhập khẩu các bộ phận người từ Mỹ là cách tốt nhất để tránh "xung đột niềm tin tôn giáo mạnh mẽ".
"MedCure giúp các nhà nghiên cứu, các trung tâm đào tạo y học tiếp cận với bộ phận cơ thể người hiến tặng bất chấp quan niệm văn hóa hay tín ngưỡng tôn giáo ở một số nơi ngăn cấm việc này", luật sư đại diện cho MedCure khẳng định.
Holger Gassner, giám đốc một viện thẩm mỹ ở thành phố Regensburg, Đức, cho biết cơ sở của ông bắt đầu nhập khẩu bộ phận người từ Mỹ vào năm 2009 chủ yếu vì nguồn cung đầu người trong nước không đủ đáp ứng. Ngoài ra, ông Gassner giải thích rằng hầu hết khoa giải phẫu ở Đức đều dùng xác người ướp phóc-môn trong khi đó các bộ phận cơ thể người nhập khẩu từ Mỹ đều chưa qua xử lý hóa chất nên hiệu quả hơn trong giảng dạy và thực hành kỹ thuật phẫu thuật.
"Anh phải thực hành trên mô tươi thì mới có thể nâng cao tay nghề và trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi", ông Gassner nhấn mạnh. "Không có cách nào khác". Giám đốc Gassner tin tưởng vào uy tín của MedCure và cho biết thậm chí công ty môi giới này còn cử người tới Đức xem xét cơ sở của ông trước khi đồng ý cung cấp.
'Mầm bệnh truyền nhiễm'
Phóng viên Reuters mở một kiện hàng chứa các bộ phận cơ thể người. Ảnh: Reuters.
Theo điều tra của phóng viên Reuters, chính quyền Mỹ quản lý ngành công nghiệp này khá lỏng lẻo, hầu như bất cứ ai cũng thể mua, bán và cho thuê các bộ phận cơ thể người một cách công khai. Các cơ quan chức năng chỉ siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh này tại cửa khẩu. Nhân viên hải quan Mỹ có quyền và nghĩa vụ đảm bảo các bộ phận cơ thể người không mang bệnh truyền nhiễm và được bảo quản đúng cách trong quá trình vận chuyển.
Kể từ năm 2008 đến 2017, theo thống kê chính thức, hải quan Mỹ đã phát hiện ít nhất 75 trường hợp vận chuyển bộ phận cơ thể người bị nghi mang mầm bệnh truyền nhiễm. Đa số các trường hợp này đều là nhập khẩu vào Mỹ.
Vào năm 2016 và 2017, nhân viên điều tra liên bang chặn đứng hai chuyến hàng của MedCure quay trở lại Mỹ ngay tại cửa khẩu, trong đó có bộ phận được xác định nhiễm các tác nhân sinh học gây nhiễm trùng máu. Theo một cán bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các mầm bệnh gây ra nhiễm trùng máu "có thể là vi khuẩn, virus Ebola, trực khuẩn hoặc cũng có thể là khuẩn E. coli".
Alyssa Harrison, giám đốc điều hành của công ty môi giới các bộ phận cơ thể người United Tissue Network, cho biết các doanh nghiệp trong ngành này đều muốn làm ăn đúng luật, tuy nhiên, "có nhiều hướng dẫn luật không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn với quy định của cơ quan cấp bộ".
Vào tháng một năm ngoái, một chuyến hàng của MedCure trở về từ Hong Kong bị chặn lại ở cảng biển có chứa 6 thân và chi người. Những bộ phận này trước đó được gửi tới trung tâm chỉnh hình của trường đại học Trung Quốc tại Hong Kong. Sau khi xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện hai bộ phận có chứa vi khuẩn nhiễm trùng máu. Khi biết thông tin này, trung tâm chỉnh hình ở Hong Kong đã vô cùng lo lắng cho sức khỏe của các bác sĩ phẫu thuật tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận trên.
"Vấn đề này khiến tôi cảm thấy cực kỳ lo ngại", ông Jack Chun Yiu Cheng, giám đốc trung tâm nói, dù các bác sĩ đều mang găng tay, khẩu trang và áo choàng phẫu thuật.
https://www.reuters.com/article/us-usa-b...me=newsOne
Thứ sáu, 9/2/2018 | 20:00 GMT+7
Bộ phận cơ thể của người hiến tặng được công ty môi giới bóc tách và chuyển ra nước ngoài phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo, thu về lợi nhuận khổng lồ.
Chuyến tàu của OOCL châu Âu cập bến Newark ở New Jersey, Mỹ vào tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.
Vào ngày 20/7/2017, một chiếc tàu treo cờ Hong Kong rời bến Charleston, bang Nam Carolina, Mỹ mang theo hàng nghìn container chở hàng. Trong số đó có một container chứa thứ hàng hóa cực kỳ sinh lời: bộ phận thi thể người chết ở Mỹ, Reuters đưa tin.
Dựa vào danh mục mặt hàng, chuyến tàu đến châu Âu này chứa hơn 2.700 kg bộ phận cơ thể người trị giá 67.204 USD. Để bảo quản thứ hàng hóa đặc biệt này không bị thối rữa, nhiệt độ trong container luôn được giữ ở -15 độ C.
Chủ của kiện hàng là doanh nghiệp MedCure Inc có trụ sở tại thành phố Portland, bang Oregon, phía tây bắc nước Mỹ. Hoạt động như một công ty môi giới, MedCure thu lợi nhuận từ việc bóc tách các bộ phận từ cơ thể của những người hiến tặng đã qua đời và gửi chúng tới các công ty nghiên cứu và đào tạo về y học.
MedCure bán đứt hoặc cho thuê gần 10.000 bộ phận cơ thể người mỗi năm, vận chuyển bằng đường tàu biển khoảng 20% số đó ra nước ngoài, theo tài liệu thống kê nội bộ của công ty.
Bên cạnh những kiện hàng lớn chuyển đến Hà Lan, nơi MedCure điều hành một trung tâm phân phối, công ty này còn xuất khẩu bộ phận cơ thể người đến ít nhất 22 quốc gia trên toàn thế giới bằng đường hàng không hoặc đường bộ.
Theo đơn hàng, MedCure đã gửi một khung xương chậu và chân người tới một đại học ở Malaysia, bàn chân tới một công ty sản xuất thiết bị y tế ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, hay đầu người tới bệnh viên ở Slovenia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Do chính phủ Mỹ hầu như không quản lý việc buôn bán các bộ phận cơ thể người được hiến tặng, kim ngạch xuất khẩu của công ty như MedCure tăng nhanh chóng trong 10 năm qua. Theo Reuters, không một nước nào trên thế giới có ngành công nghiệp buôn bán bộ phận cơ thể người với nguồn cung đáng tin cậy và thuận tiện như Mỹ.
Bắt đầu điều tra từ năm 2008, hãng tin Anh phát hiện các công ty môi giới cơ thể người ở Mỹ đã và đang xuất khẩu tới ít nhất 45 quốc gia, đáp ứng đủ mọi nhu cầu: các thi thể nguyên vẹn gửi tới các trường y ở Mexico hay đầu người bán cho các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ở Đức để các bác sĩ thực hành kỹ thuật mới.
Những cá nhân hiến tạng đều đồng ý ký vào một mẫu đơn chấp thuận cho những công ty môi giới như MedCure mổ xẻ thi thể của họ và chuyển chúng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, thân nhân của những người hiến tạng hầu như không hay biết gì về hoạt động này.
"Đáng lẽ tôi nên đọc thật kỹ mẫu đơn", bà Marie Gallegos nói sau khi biết công ty môi giới cho một trường đào tạo nha sĩ ở Israel thuê đầu của người chồng quá cố trong nhiều tháng liền.
Gallegos cho biết chồng bà mất vào tháng 5 năm ngoái do cơn nhồi máu cơ tim. Chỉ 6 tiếng sau đó, một nhân viên thuộc Mạng lưới Hiến tặng bang Arizona xuất hiện để bàn bạc về thỏa thuận hiến tặng cơ thể. Nhân viên này hứa rằng thi thể người chồng quá cố của bà sẽ được xử lý với sự trân trọng vì những ích lợi cho các tiến bộ trong y học.
Bà Gallegos sau đó ký vào hai tờ đơn đồng ý, một với Mạng lưới Hiến tặng của bang Arizona và tờ kia với một công ty hỏa táng. Đến cuối mùa hè, công ty hỏa táng gửi cho bà hũ tro cốt của chồng để chôn cất. Bà Gallegos không biết rằng trong hũ tro cốt chỉ có một phần nhỏ thi thể của chồng bà, còn đầu của ông đã được chuyển cho một trường đào tạo nha sĩ ở Tel Aviv, Israel.
"Nếu tôi biết đầu của chồng tôi lưu lạc tới tận đó, tôi sẽ đợi đến lúc làm xong lễ tang cho ông ấy rồi mới cho họ mang thi thể của ông ấy đi", bà Gallegos tâm sự. "Nếu họ cần đến thế, họ đáng ra phải thẳng thắn nói chuyện trực tiếp với tôi".
'Xuất khẩu người Mỹ'
Học viên tại trung tâm đào tạo nha sĩ ở thủ đô Tel Aviv, Israel thực hành trên đầu người. Ảnh: Reuters.
Thành lập năm 2005, công ty MedCure không cung cấp nội tạng hoặc bộ phận cơ thể người dùng vào mục đích cấy ghép. MedCure có 5 trung tâm phân phối và đào tạo phẫu thuật ở các bang khắp nước Mỹ. Theo quy trình, khi một người hiến tặng qua đời, xác của người này sẽ ngay lập tức được vận chuyển đến một trong các trung tâm của MedCure bằng xe tải đông lạnh.
Thông thường công ty này xử lý từng đơn hàng riêng rẽ và sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường hàng không. Theo một cựu nhân viên, để tăng lợi nhuận, MedCure dùng tàu biển để tập kết số lượng bộ phận thi thể lớn tới châu Âu rồi từ đó phân phối đi các nơi.
Vào năm 2012, MedCure xây dựng cơ sở trung chuyển tại Amsterdam, Hà Lan. Trong vòng 6 năm qua, công ty này đã gửi tới Amsterdam ít nhất 6 container lạnh, mỗi container dài 12 m, rộng 2 m và cao 3 m, chứa hơn 2.000 kg bộ phận cơ thể người trị giá ít nhất 250.000 USD.
Một trong những lý do khiến cho các công ty Mỹ môi giới cơ thể người làm ăn phát đạt là nhiều nước hạn chế hoặc nghiêm cấm hoạt động bóc tách, buôn bán và phân phối các bộ phận cơ thể của người hiến tặng. Do vậy, nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu trên thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ.
Huang Yi-Ling, làm việc tại công ty sản xuất các thiết bị y tế ở Singapore, cho biết nhập khẩu các bộ phận người từ Mỹ là cách tốt nhất để tránh "xung đột niềm tin tôn giáo mạnh mẽ".
"MedCure giúp các nhà nghiên cứu, các trung tâm đào tạo y học tiếp cận với bộ phận cơ thể người hiến tặng bất chấp quan niệm văn hóa hay tín ngưỡng tôn giáo ở một số nơi ngăn cấm việc này", luật sư đại diện cho MedCure khẳng định.
Holger Gassner, giám đốc một viện thẩm mỹ ở thành phố Regensburg, Đức, cho biết cơ sở của ông bắt đầu nhập khẩu bộ phận người từ Mỹ vào năm 2009 chủ yếu vì nguồn cung đầu người trong nước không đủ đáp ứng. Ngoài ra, ông Gassner giải thích rằng hầu hết khoa giải phẫu ở Đức đều dùng xác người ướp phóc-môn trong khi đó các bộ phận cơ thể người nhập khẩu từ Mỹ đều chưa qua xử lý hóa chất nên hiệu quả hơn trong giảng dạy và thực hành kỹ thuật phẫu thuật.
"Anh phải thực hành trên mô tươi thì mới có thể nâng cao tay nghề và trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi", ông Gassner nhấn mạnh. "Không có cách nào khác". Giám đốc Gassner tin tưởng vào uy tín của MedCure và cho biết thậm chí công ty môi giới này còn cử người tới Đức xem xét cơ sở của ông trước khi đồng ý cung cấp.
'Mầm bệnh truyền nhiễm'
Phóng viên Reuters mở một kiện hàng chứa các bộ phận cơ thể người. Ảnh: Reuters.
Theo điều tra của phóng viên Reuters, chính quyền Mỹ quản lý ngành công nghiệp này khá lỏng lẻo, hầu như bất cứ ai cũng thể mua, bán và cho thuê các bộ phận cơ thể người một cách công khai. Các cơ quan chức năng chỉ siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh này tại cửa khẩu. Nhân viên hải quan Mỹ có quyền và nghĩa vụ đảm bảo các bộ phận cơ thể người không mang bệnh truyền nhiễm và được bảo quản đúng cách trong quá trình vận chuyển.
Kể từ năm 2008 đến 2017, theo thống kê chính thức, hải quan Mỹ đã phát hiện ít nhất 75 trường hợp vận chuyển bộ phận cơ thể người bị nghi mang mầm bệnh truyền nhiễm. Đa số các trường hợp này đều là nhập khẩu vào Mỹ.
Vào năm 2016 và 2017, nhân viên điều tra liên bang chặn đứng hai chuyến hàng của MedCure quay trở lại Mỹ ngay tại cửa khẩu, trong đó có bộ phận được xác định nhiễm các tác nhân sinh học gây nhiễm trùng máu. Theo một cán bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các mầm bệnh gây ra nhiễm trùng máu "có thể là vi khuẩn, virus Ebola, trực khuẩn hoặc cũng có thể là khuẩn E. coli".
Alyssa Harrison, giám đốc điều hành của công ty môi giới các bộ phận cơ thể người United Tissue Network, cho biết các doanh nghiệp trong ngành này đều muốn làm ăn đúng luật, tuy nhiên, "có nhiều hướng dẫn luật không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn với quy định của cơ quan cấp bộ".
Vào tháng một năm ngoái, một chuyến hàng của MedCure trở về từ Hong Kong bị chặn lại ở cảng biển có chứa 6 thân và chi người. Những bộ phận này trước đó được gửi tới trung tâm chỉnh hình của trường đại học Trung Quốc tại Hong Kong. Sau khi xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện hai bộ phận có chứa vi khuẩn nhiễm trùng máu. Khi biết thông tin này, trung tâm chỉnh hình ở Hong Kong đã vô cùng lo lắng cho sức khỏe của các bác sĩ phẫu thuật tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận trên.
"Vấn đề này khiến tôi cảm thấy cực kỳ lo ngại", ông Jack Chun Yiu Cheng, giám đốc trung tâm nói, dù các bác sĩ đều mang găng tay, khẩu trang và áo choàng phẫu thuật.
https://www.reuters.com/article/us-usa-b...me=newsOne