Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Bài giáo lý của ĐTC Phanxicô:
Con người không tự mình có đầy đủ mọi thứ mà không cần ai khác
Phần thứ hai bắt đầu với một từ ngữ mà tỏa ra hương vị mỗi ngày: đó là bánh (thực phẩm). Chúa Giêsu bắt đầu từ một lời cầu xin khẩn thiết, rất giống với lời van nài của một người hành khất: “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày!” Lời cầu nguyện này xuất phát từ một điều hiển nhiên mà chúng ta lại thường hay quên, có thể nói là chúng ta không phải là những tạo vật có thể tự cung cấp đầy đủ cho mình, và chúng ta cần được nuôi dưỡng mỗi ngày.
Chúa Giêsu không bao giờ làm ngơ trước lời cầu xin của con người
Các bản văn Thánh Kinh chỉ cho chúng ta thấy rằng đối với nhiều người cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu được hiện thực từ một yêu cầu. Chúa Giêsu không yêu cầu những lời cầu xin trau chuốt, nhưng toàn bộ cuộc sống con người, với những vấn đề cụ thể, hàng ngày, có thể trở thành lời cầu nguyện. Trong các sách Tin Mừng, chúng ta thấy rất nhiều người khất thực, van xin sự tự do và ơn cứu độ. Một số người xin bánh ăn, một số người xin được chữa lành; số khác xin được thanh tẩy, số khác xin được nhìn thấy; hay số khác cầu xin cho người thân yêu được sống lại… Chúa Giêsu không bao giờ bỏ lơ những lời cầu xin và những đau khổ này.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Lời cầu nguyện hiện sinh, xuất phát từ nhu cầu của con người
Vì thế, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin Chúa cha ban cho lương thực hàng ngày. Chúa dạy chúng ta cầu xin điều này khi liên kết với bao nhiêu con người mà lời cầu xin này của họ là một tiếng kêu than – thường là được giữ ở trong lòng – cùng với mối lo âu hàng ngày. Bao nhiêu người cha, bao nhiêu người mẹ, ngày nay vẫn lên giường ngủ với nỗi lo lắng rằng ngày mai họ không có đủ cơm ăn cho con cái họ! Chúng ta hãy tưởng tượng lời cầu nguyện này, không được đọc trong một căn hộ tiện nghi an toàn, nhưng trong sự bấp bênh của một căn phòng, nơi không có những điều cần thiết cho sự sống.
Những lời của Chúa Giêsu có một sức mạnh mới. Lời cầu nguyện của Kitô hữu bắt đầu từ sức mạnh này. Nó không phải là một bài tập về sự khổ hạnh; nó bắt đầu từ thực tế, từ trái tim và xác thịt của những người sống thiếu thốn, hoặc những người chia sẻ tình trạng của những người không có những điều cần thiết để sống. Ngay cả những nhà huyền bí Kitô giáo vĩ đại nhất cũng không thể coi thường sự đơn giản của lời cầu xin này. “Thưa Cha, xin ban cho chúng con và cho tất cả, ngày hôm nay có lương thực cần thiết”. Và “lương thực” cũng là nước uống, thuốc men, nhà cửa, công việc…
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Lương thực “của chúng con” chứ không phải “của con”
Lương thực mà Kitô hữu cầu xin khi cầu nguyện không phải là “của con” nhưng là “của chúng con”. Chúa Giêsu muốn như thế. Chúa dạy chúng ta xin lương thực không chỉ cho chính bản thân mình, nhưng cho toàn thể anh chị em trên thế giới. Nếu chúng ta không cầu nguyện như thế “Kinh Lạy Cha” không còn là lời cầu nguyện của Kitô hữu nữa. Nếu Thiên Chúa là Cha của chúng ta, làm sao chúng ta có thể hiện diện với Người mà chúng ta lại không nắm tay nhau? Và nếu lương thực mà Người ban cho chúng ta, chúng ta lại cướp của nhau, thì làm sao chúng ta có thể nói chúng ta là con cái của Người?
Lời cầu nguyện này hàm chứa một thái độ cảm thông và liên đới. Trong cơn đói của tôi, tôi cảm thấy cơn đói của nhiều người và khi đó tôi sẽ cầu xin với Thiên Chúa cho đến khi lời cầu xin của họ được Chúa nhận lời. Như thế, Chúa Giêsu dạy cho cộng đoàn của Người, cho Giáo hội của Người, dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của tất cả mọi người: “Lạy Cha, tất cả chúng con là con của Cha, xin thương xót chúng con!”. Chúng ta hãy dừng lại một tí để nghĩ về các trẻ em bị đói. Chúng ta nghĩ đến các em tại các đất nước đang có chiến tranh: các trẻ em bị đói ở Yemen, ở Siria, ở nhiều nước không có lương thực, ở Nam Sudan. Chúng ta nghĩ về các em và cùng nhau cầu nguyện lớn tiếng: “Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày”. ĐTC Phanxicô đã yêu cầu các tín hữu đọc lớn tiếng 3 lần lời cầu xin này.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Lương thực khiển trách chúng ta vì không biết chia sẻ cho tha nhân
Lương thực mà chúng ta cầu xin Chúa trong lời cầu nguyện cũng chính là lương thực mà một ngày kia nó sẽ kết án chúng ta. Nó sẽ khiển trách vì chúng ta ít khi có thói quen bẻ bánh ra chia sẻ với những người lân cận. Nó là lương thực được ban cho toàn thể nhân loại nhưng ngược lại, chỉ có một số ít người được ăn: tình yêu thương không thể chấp nhận điều này. Lòng yêu thương của chúng ta không chịu được điều này; và cả tình yêu Chúa cũng không thể chịu được sự ích kỷ này, sự không chia cơm sẻ bánh.
Lương thực không phải là sở hữu riêng nhưng để chia sẻ
Một lần kia, có một đám đông đến trước Chúa Giêsu; đám đông đang đói khát. Chúa Giêsu hỏi xem có ai có thứ gì để ăn không và người ta tìm thấy chỉ có một em bé sẵn sàng chia sẻ những gì em có: 5 chiếc bánh và 2 con cá. Chúa Giêsu đã làm cho cử chỉ quảng đại của em được tăng thêm nhiều lần (x. Ga 6,9). Em bé đó đã hiểu bài học của “Kinh Lạy Cha”: đó là lương thực không phải là sở hữu riêng nhưng là sự quan phòng để chia sẻ, với ân sủng của Chúa.
Thánh Thể thõa mãn cơn khát lương thực và Thiên Chúa
Phép lạ thật sự mà ngày hôm đó Chúa Giêsu đã thực hiện, không phải là việc hóa bánh ra nhiều, nhưng chính là sự chia sẻ: hãy cho những gì anh em có và Ta sẽ làm phép lạ. Chính Người, khi làm cho bánh được hóa ra nhiều, đã làm trước cử chỉ dâng chính Người trong Bánh Thánh Thể. Thật sự, chỉ Thánh Thể mới có thể thỏa mãn cơn đói vô tận và lòng khao khát Thiên Chúa trong tâm hồn mỗi người, và cả trong cuộc tìm kiếm lương thực hàng ngày.
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Hồi tưởng giây phút cuối cùng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô
03/04/2019
Trong cuốn sách “Anh em hãy để tôi ra đi. Sức mạnh trong sự yếu đuối của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II”, Đức Hồng y Dziwisz đã kể lại những giờ sau hết của vị thánh Giáo hoàng người Ba lan.
Tối ngày 02.04.2005, Chúa nhật tuần hai mùa Phục sinh, Chúa nhật Lòng thương xót Chúa, ĐGh Gioan Phaolô đã từ biệt thế gian để trở về nhà Cha trên trời. Một trong những người gần gũi, hiện diện trong giây phút cuối cùng với ngài chính là Đức ông Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của ngài, sau này trở thành Đức Hồng Y và nguyên Giám mục tổng Giáo phận Cracovia của Ba lan. Đức Hồng y Dziwisz kể:
ĐGH Gioan Phaolô muốn chịu đau khổ và chết ở nhà của mình
Khi nhận biết rằng đã gần đến lúc mình đi về cõi vĩnh hằng, với sự đồng ý của các bác sĩ, ĐGh Gioan Phaolô đã quyết định không đi bệnh viện nữa, nhưng ở lại Vatican, nơi ngài vẫn được bảo đảm chăm sóc y khoa cần thiết. Ngài muốn chịu đau khổ và chết ở nhà của mình gần bên mộ thánh Phêrô.
Thứ bảy 02.04 – ngày cuối đời của ngài
ĐGh Gioan Phaolô từ giã những cộng sự viên gần gũi nhất trong giáo triều Roma. Những lời cầu nguyện vẫn tiếp tục ở đầu giường của ngài và ngài cũng tham dự vào việc cầu nguyện, dù rằng ngài bị sốt cao và rất yếu. Vào ban chiều, có một lúc ngài nói: “Anh em hãy để tôi đi về nhà Cha.”
Khoảng gần 17 giờ, người ta đọc Kinh Chiều ngày Chúa nhật thứ hai mùa Phục sinh, Chúa nhật Lòng Thương xót. Các bài đọc nói về ngôi mộ trống và sự Sống lại của Chúa Kitô, lời ca “Alleluia” được lập lại. Vào cuối giờ kinh, người ta hát kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và kinh Lạy Nữ Vương. Vài lần ĐGh Gioan Phaolô nhìn những người hiện diện đứng gần ngài và các bác sĩ đã túc trực canh chừng bên ngài.
“Viva il Papa!”
Từ quảng trường thánh Phêrô, nơi hàng ngàn tín hữu đang tụ họp, đặc biệt là các bạn trẻ, vang lên những tiếng hô “Giovanni Paolo II” (Gioan Phaolô II) và “Viva il Papa!” (Hoan hô Đức Giáo hoàng!). Ngài đã nghe những lời này.
Bức ảnh Chúa Kitô đau khổ
Trên bức tường đối diện với giường của ĐGh Gioan Phaolô có treo bức ảnh Chúa Kitô đau khổ, với hàng chữ “Ecce Homo” (Này là Người); ngài đã liên tục ngắm nhìn bức ảnh này trong thời gian đau bệnh của mình. Đôi mắt gần khép lại của ĐGh Gioan Phaolô cũng chăm chú nhìn bức ảnh Đức Mẹ Czestochowa (Đức Mẹ của Ba lan). Trên chiếc bàn nhỏ là ảnh của thân phụ và thân mẫu của ngài.”
Thánh lễ cuối cùng
Khoảng 20 giờ tối, cạnh giường của ĐGh Gioan Phaolô đang gần từ giã cõi đời, Đức ông Stanislaw Dziwisz đã chủ sự Thánh lễ Chúa nhật Lòng Thương xót. Đồng tế với ngài có Đức Hồng y Marian Jaworski, Đức ông Stanislaw Rylko, Đức ông Mieczyslaw Mokrzycki và cha Tadeusz Styczen. Bác sĩ Renato Buzzonetti, các cộng sự viên và các nữ tu dòng Nữ tỳ Thánh tâm phục vụ tại dinh Giáo hoàng cũng tham dự Thánh lễ.
“Bình an cho anh em!”
Những lời trong Tin mừng thánh Gioan vang lên cách cảm động: “Chúa Giêsu đến, Người dừng lại giữa họ và nói: ‘Bình an cho anh em!’”, và lời nguyện giáo dân cũng thế: “Lạy Chúa Giêsu, xin đến làm cho chúng con nghe lời hứa của Chúa trong bữa Tiệc Ly: ‘Bình an cho anh em!’ Trong giây phút này chúng con rất cần sự hiện diện của Chúa.”
Trước khi dâng lễ vật, Đức Hồng y Marian Jaworski đã một lần nữa ban bí tích xức dầu bệnh nhân cho ĐGh Gioan Phaolô và trong phần rước lễ, Đức ông Dziwisz đã trao Máu Thánh như Của Ăn Đàng cho ngài, củng cố ngài trên hành trình về cuộc sống vĩnh hằng. Sau một lúc, sức lực dần rời bỏ ngài. Người ta đặt vào đôi bàn tay ngài một cây nến được làm phép và thắp sáng.
21.37 ngày 02.04.2005. Tạ ơn Chúa!
Vào lúc 21.37, ĐGh Gioan Phaolô II đã từ giã thế giới này. Những người hiện diện hát bài thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa). Với những dòng lệ thấm đẫm đôi mắt, họ dâng lời tạ ơn Chúa về quà tặng là chính ĐGh Gioan Phaolô và triều đại Giáo hoàng vĩ đại của ngài.
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Diễn đàn vì hòa bình ở Myanmar, kết quả chuyến tông du của ĐTC Phanxicô
15/05/2019
Hôm 9/05/2019 tại thủ đô Myanmar diễn đàn của Các Tổ chức tôn giáo vì hòa bình đã kết thúc. Bà Aung San Suu Kyi, Ủy viên Hội đồng nhà nước mong ước “Có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và tôn giáo”. Cha Maung Win: “Tôn giáo không phải là vấn đề, nhưng là giải pháp”. Sự kiện là một trong những kết quả cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.[/co
Thống nhất và thấu hiểu là lời kêu gọi của bà Aung San Suu Kyi, Ủy viên Hội đồng nhà nước và các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Myanmar tại diễn đàn về hòa giải dân tộc. Sự kiện do tổ chức Các tôn giáo vì hòa bình tổ chức, diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 5. Các tham dự viên đã thảo luận 5 đề tài: giáo dục, trách nhiệm của phụ nữ và người trẻ, xây dựng sự hiệp nhất giữa các nhóm dân tộc khác nhau của đất nước, nhìn nhận tầm quan trọng các niềm tin khác nhau, các vấn đề đang diễn ra tại Rakhine.
Tại Myanmar, Phật giáo chiếm 90% dân số; có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các cộng đồng tôn giáo ở Rakhine; bạo lực giữa các Phật tử và người Hồi giáo, giữa quân đội…Tất cả những điều này làm cho tình trạng của các Kitô hữu thiểu số thêm khó khăn.
Tại diễn đàn, bà Aung San Suu Kyi, Ủy viên Hội đồng nhà nước đã có một bài phát biểu, trong đó bà nói: “Tôi ước mong có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và các tôn giáo. Điều này sẽ giúp cải thiện hòa bình và sự ổn định, ngăn ngừa xung đột tôn giáo. Cần phải giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi sự thù hận được phục hồi. Cùng nhau tham gia và cộng tác vào việc xây dựng quốc gia”.
Ông Al Haj U Aye Lwin, người đứng đầu Trung tâm Hồi giáo Myanmar tuyên bố: “Vào thời điểm này, khi mà sự kích động hận thù tôn giáo lan rộng, hơn bao giờ hết xã hội của chúng ta cần hòa bình. Các vị lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm sửa sai những ai có hành vi không đúng”.
Dức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giáo mục Yangon bảo đảm rằng “Tổ chức các tôn giáo sẽ tiếp tục làm việc để có được hòa bình”. Chính vì thế dự kiến sẽ có một diễn đàn tiếp theo vào tháng 11.
Cha Joseph Maung Win, Tổng thư ký của Tổ chức các tôn giáo vì hòa bình và Giám đốc Caritas Tổng Giáo phận Yangon nói với Hãng tin Asia News: “Trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy chính quyền có nhiều nỗ lực trong việc chống lại các ý thức hệ kích động thù hận. Tôn giáo không phải là vấn đề, nhưng là giải pháp. Trước đây, chính quyền lạm dụng tình cảm tôn giáo nhưng ngày nay chúng tôi chứng kiến một hiện tượng mới: các vị lãnh đạo các tôn giáo trở thành những người có ảnh hưởng và quan trọng trong quá trình hòa giải.
Theo cha Win, có một mối liên hệ trực tiếp giữa tiến trình của đất nước và chuyến tông du lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar. Cha nói: “Sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, các hoạt động của chúng tôi đã gia tăng. Hiện nay, chính phủ cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn để đóng góp cho hòa bình. Trước đây chúng tôi không thể hoạt động trong các khu vực xung đột, trong khi hiện nay Tổ chức các tôn giáo vì hòa bình và Tổ chức liên tôn hiện diện ở một số khu vực đang có vấn đề nhất như ở Kachin, Rakhine”.
Ngọc Yến
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
ĐTC Phanxicô cho phép hành hương chính thức tại Mễ Du
14/05/2019
ĐTC Phanxicô cho phép các giáo phận và giáo xứ thực hiện các cuộc hành hương chính thức tại Medjugorje, cũng gọi là Mễ Du.
Đức TGM Luigi Pezzuto, Sứ thần Tòa Thánh tại Bosni-Erzegovine, và Đức TGM Henryk Hoser, Kinh lược Tông Tòa đặc nhiệm của Tòa Thánh tại Giáo xứ Đền Thánh ở Mễ Du, đã thông báo quyết định trên đây của ĐTC Phanxicô trong thánh lễ sáng chúa nhật 12-5 vừa qua tại địa phương.
Thực trạng Mễ Du
Mễ Du là một làng nhỏ thuộc Cộng hòa Bosni Erzegovine, nơi có sự kiện gọi là từ ngày 24-6 năm 1981, Đức Mẹ ”hiện ra” với 6 thiếu niên Công Giáo Croát và sự kiện này còn tiếp tục. Giáo quyền địa phương và Tòa Thánh đã lần lượt thiết lập các Ủy ban điều tra từ lâu, nhưng cho đến nay chưa có tuyên bố chính thức nào về tính chất siêu nhiên của các cuộc hiện ra. Hiện thời, mỗi năm có hàng triệu tín hữu đến hành hương tại Mễ Du trong tư cách riêng, nhưng các giáo phận và giáo xứ không được phép tổ chức các cuộc hành hương chính thức.
Tòa Thánh chưa công nhận sự kiện siêu nhiên
Trưa ngày 12-5 vừa qua, Ông Alessandro Gisotti, Quyền giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nói rằng việc cho phép của ĐTC Phanxicô không có nghĩa là được giải thích các cuộc hành hương như một sự chính thức công nhận các biến cố tại Mễ Du như đã biết. Việc xác nhận tính chất xác thực của các cuộc hiện ra còn phải được Giáo Hội cứu xét thêm. Vì thế, cần tránh làm sao để các cuộc hành hương ấy không tạo nên sự lẫn lộn hoặc mơ hồ về khía cạnh đạo lý. Điều này cũng liên hệ tới các vị mục tử thuộc mọi cấp muốn đến Mễ Du và cử hành hoặc đồng tế thánh lễ tại đó một cách trọng thể.
ĐTC Phanxicô nhắm mục đích mục vụ
Ông Gisotti cũng nói rằng: ”Xét vì số lượng đông đảo những người đến Mễ Du và thành quả ân phúc dồi dào từ đó, quyết định trên đây của ĐTC Phanxicô nói lên quan tâm mục vụ đặc biệt của ngài đối với thực tại ở Mễ Du và nhắm tạo điều kiện và thăng tiến các thành quả thiện hảo”.
Quyền giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh kết luận rằng: với quyết định nói trên, ”Vị Kinh Lược Tông Tòa sẽ được dễ dàng hơn trong việc thiết lập những tương quan với các linh mục đặc trách tổ chức hành hương ở Mễ Du, như những người chắc chắn và được chuẩn bị kỹ lương, cung cấp cho các vị ấy những thông tin và chỉ dẫn để có thể tiến hành các cuộc hành hương kết quả. Việc làm này được tiến hành trong sự thỏa thuận với các vị Bản quyền địa phương”.
Tạo điều kiện làm việc dễ dàng cho Đức TGM Hoser
Cách đây gần 1 năm, ngày 31-5-2019, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Henryk Hoser, nguyên là TGM giáo phận Varsava-Praha bên Ba Lan, làm Kinh lược Tông Tòa đặc nhiệm tại giáo xứ Mễ Du, vô thời hạn và tùy ý Tòa Thánh.
Các thị kiến còn tiếp tục
Việc bổ nhiệm này cũng như quyết định cho phép hành hương chính thức không liên hệ tới các vấn đề đạo lý về tính chất siêu nhiên của những trình thuật của 6 tín hữu nam nữ Công Giáo Croát, xác quyết họ được Đức Mẹ hiện ra từ 38 năm nay (1981). Trong số 6 tín hữu ấy, 3 người nói mình vẫn còn được Đức Mẹ Nữ Vương Hòa bình ”hiện ra” hằng ngày vào cùng một giờ mỗi buổi chiều. Đó là bà Vicka hiện ở Mễ Du, bà Marija sống tại Monza bắc Italia và ông Ivan hiện ở Mỹ nhưng thường trở về quê hương.
Người được thị kiến thứ tư là bà Mirjana cho biết mình được thị kiến mỗi tháng vào ngày mùng 2, trong khi hai người nam cuối cùng nói mình được thị kiến mỗi năm một lần.
Tóm lại, việc cho phép chính thức hành hương tại Mễ Du là một dấu chỉ nhìn nhận điều thiện hảo xảy ra tại giáo xứ Đền Thánh Mễ Du, nơi có bao nhiêu người lãnh nhận các bí tích. (Rei 12-5-2019)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến 300 sư huynh La San
17/05/2019
ĐTC Phanxicô mời gọi các sư huynh La San tiếp tục đào sâu và noi gương thánh Gioan Baotixita La San hăng say quan tâm đến những người rốt cùng và bị gạt bỏ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-5-2019 dành cho 300 sư huynh của dòng dưới sự hướng dẫn của Thầy Tổng Quyền Robert Schieler, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thánh Tổ Phụ Sáng lập qua đời.
Noi gương vai trò tiên phong của Thánh La San
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến vai trò tiên phong của Thánh La San trong việc cải tổ nền giáo dục, nhất là quan niệm cách mạng của thánh nhân về học đường, về giáo viên và phương pháp giảng dạy, ĐTC Phanxicô nhắn nhủ các sư huynh rằng: ”Theo vết chứng tá tông đồ của thánh La Salle, anh em hãy nắm giữ vai chính trong một ”nền văn hóa phục sinh”, nhất là trong những môi trường sống trong đó nền văn hóa chết chóc đang lan tràn. Anh em đừng mệt mỏi đi tìm kiếm những người đang ở trong ”những ngôi mộ” tân thời của sự lạc hướng, suy thoái, khó khăn và nghèo khổ, để mang lại cho họ hy vọng một cuộc sống mới. Ước gì sự hăng say với sứ mạng giáo dục làm cho Đấng Sáng Lập dòng anh em trở thành bậc thầy và chứng nhân cho bao nhiêu người cùng thời, và giáo huấn của Người, ngày nay còn có thể nuôi dưỡng các dự án và hoạt động của anh em”.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Tính chất thời sự của thánh La San
ĐTC Phanxicô nói thêm rằng
”Con người của thánh La San vẫn giữ nguyên tính chất thời sự, và là một hồng ân cho Giáo Hội, một khích lệ quí giá cho Hội dòng của anh em, và cũng là một lời kêu gọi tái hăng say gắn bó với Chúa Kitô. Khi nhìn lên Thầy Chí Thánh, anh em càng có thể quảng đại hoạt động cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mà toàn Giáo Hội ngày nay đang dấn thân thi hành. Những hình thức loan báo Tin Mừng đòi phải được thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể trong các môi trường khác nhau, nhưng điều này cũng bao hàm một nỗ lực trung thành với nguồn cội, để đường lối hoạt động tông đồ đặc điểm của dòng anh em có thể tiếp tục đáp ứng những mong đợi của dân chúng”.
Thân thế thánh La San
Thánh Gioan Baotixita La San sinh năm 1651 tại thành phố Reims bên Pháp và năm lên 15 tuổi (1666), ngài được bổ nhiệm làm Kinh Sĩ Nhà Thờ chính tòa của giáo phận này. 12 năm sau, ngài thụ phong linh mục. Chỉ 2 năm sau đó, 1680, thánh nhân bắt đầu thành lập dòng Tu Huynh các trường Công Giáo khi mới được 29 tuổi đời.
Cùng năm 1680, Thánh La San đã phân phối gia sản của ngài cho người nghèo và năm 1702, đã gửi hai tu huynh đến Roma để mở một trường cho các học sinh nghèo.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Dấn thân vào công trình giáo dục học đường
Thánh La San đã góp phần quan trọng vào công trình giáo dục học đường tại Pháp và là một trong những nhà canh tân lớn nhất các trường học. Ngài thành lập các trường bình dân khi mà Nhà Nước chưa có một hệ thống giáo dục. Thánh nhân thăng tiến hoạt động nhóm, thúc giục các nhà giáo dục luôn ở giữa các học sinh, ”từ sáng đến chiều”. Hệ thống trường học của ngài thành lập miễn phí, và tập trung vào việc huấn luyện toàn diện con người.
Thánh La San qua đời tại Rouen năm 1719, thọ 68 tuổi, được phong chân phước năm 1880 và 12 năm sau, ngài được ĐGH Lêô 13 tôn phong hiển thánh. Năm 1950, ĐGH Piô 12 tôn thánh nhân là Bổn mạng của các giáo chức.
Hiện tình của dòng
Theo niên giám 2019 của Tòa Thánh, Dòng Sư huynh La San các trường Công Giáo hiện có 3.775 Sưu huynh thuộc 646 cộng đoàn trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dòng có hơn 100 ngàn giáo dân cộng tác viên, giảng dạy hơn 1 triệu học sinh tại 80 quốc gia năm châu. (Rei 16-5-2019)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
ĐTC Phanxicô gần gũi với tín hữu Công giáo Trung quốc
23/05/2019
Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 22.05.2019, ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho tín hữu Công giáo Trung quốc để họ là chứng tá của lòng bác ái và tình huynh đệ.
ĐTC Phanxicô nói: “Thứ sáu ngày 24.05, chúng ta sẽ cử hành lễ Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, đặc biệt được tôn kính ở Trung quốc, tại đền thánh “Đức Mẹ Xà Sơn”, gần Thượng Hải. Trong dịp vui mừng này, xin cho phép tôi bày tỏ sự gần gũi và tình cảm đặc biệt với tất cả tín hữu Công giáo ở Trung Quốc, những tín hữu, giữa thử thách và gian khổ hàng ngày, vẫn tiếp tục tin tưởng, hy vọng và yêu thương.
Anh chị em tín hữu Trung quốc yêu quý, xin Mẹ của chúng ta ở trên trời giúp đỡ anh chị em làm chứng tá của bác ái và huynh đệ, bằng cách luôn hiệp nhất trong sự hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ. Tôi cầu nguyện và chúc lành cho anh chị em”.
ĐTC Phanxicô đã mời gọi các tín hữu cùng đọc kinh Kính Mừng cầu nguyện cho các tín hữu Trung quốc.
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Kinh Lạy Nữ Vương với ĐTC Phanxicô: Thánh Thần ở bên và hướng dẫn Giáo Hội
27/05/2019
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 26/05, ĐTC Phanxicô đã chia sẻ những suy tư của mình về bài Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh. Ngài nhắc nhớ chúng ta rằng Giáo Hội sẽ không bao giờ phải lẻ loi, Thần Khí – Đấng Bảo Trợ – sẽ luôn luôn ở cùng và Người sẽ giúp Giáo Hội trong công cuộc truyền rao Tin Mừng cho thế giới. Người cũng kêu mời các tín hữu cần mở ra, biết ngoan ngoãn lắng nghe Chúa Thánh Thần và làm chứng cho Chúa Kitô dưới sự hướng dẫn của Người.
Tin Mừng Chúa nhật VI Phục Sinh hôm nay trình bày cho chúng ta những lời của Chúa Giêsu nói với các tông đồ trong Bữa tiệc ly (Ga 14, 23-29). Ngài nói với các ông về hoạt động của Chúa Thánh Thần và Người hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (c. 26). Khi đến gần thời khắc của thập giá, thầy Giêsu bảo đảm cho các tông đồ rằng họ sẽ không bao giờ phải lẻ loi, Thần Khí – Đấng Bảo Trợ – sẽ luôn luôn ở cùng họ. Người sẽ giúp họ trong công cuộc truyền rao Tin Mừng cho thế giới. Trong tiếng gốc Hy Lạp, từ “Bảo Trợ” nghĩa là Đấng ở gần bên để nâng đỡ và ủi an. Thầy Giêsu trở về cùng Chúa Cha, nhưng Người tiếp tục hướng dẫn và làm cho cộng đồng các môn đệ sống động qua hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Sứ mạng của Thánh Thần mà thầy Giêsu đã hứa là gì? Chính thầy Giêsu đã nói về món quà Thánh Thần rằng: “Người sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”. Trong cuộc sống trần thế của mình, thầy Giêsu đã trao cho các môn đệ tất cả những gì Người muốn bày tỏ cho các ông: Người đưa các ông đến sự thành toàn của mạc khải thánh thiêng. Đó là tất cả những gì Chúa Cha muốn nói cho nhân loại nơi sự nhập thể của Người Con. Công việc của Thánh Thần là nhắc nhớ, nghĩa là làm cho hiểu một cách đầy đủ, và thúc đẩy họ thực hiện những thầy Giêsu dạy cách cụ thể. Và đây chính là sứ mạng của Giáo Hội, hiện thực hoá sứ mạng ấy bằng một lối sống cụ thể: tin cậy Thiên Chúa và tuân giữ Lời Người; Ngoan ngoãn trước những hoạt động của Chúa Thánh Thần, tiếp tục làm cho Chúa Phục Sinh sống và hiện diện; đón nhận bình an và lời chứng được trao phó cho mình với thái độ mở ra và gặp gỡ người khác.
Để đạt được tất cả những điều này, Giáo hội không thể giữ im lặng, nhưng, với sự tham gia tích cực của mỗi tín hữu đã lãnh nhận bí tích rửa tội, Giáo Hội được kêu gọi để hành động như một Giáo Hội lữ hành, được làm cho sống động và được nâng đỡ nhờ ánh sáng và sức mạnh của Thần Khí – Đấng làm cho tất cả mọi sự trở nên mới mẻ. Đó là việc thoát khỏi những ràng buộc thế gian với những quan điểm, hoạch định, mục tiêu của chúng ta, những điều thường cản trở hành trình đức tin của chúng ta, cũng như cản trở chúng ta đặt mình trong sự ngoan ngoãn lắng nghe Lời Chúa. Do đó, chính Thần Khí của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta và hướng dẫn Giáo Hội, để Giáo Hội trở thành khuôn mặt đích thực, đẹp đẽ và sáng ngời theo ý muốn của Chúa Kitô.
Hôm nay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta mở con tim mình với món quà của Thánh Thần, để xin Người hướng dẫn chúng ta đi theo con đường của lịch sử. Mỗi ngày, xin Người dạy chúng ta luận lý của Tin Mừng, luận lý của tình yêu. Người dạy chúng ta mọi điều và nhắc nhớ chúng ta tất cả những điều thầy Giêsu nói với chúng ta. Lạy Mẹ Maria, Đấng mà chúng con tôn kính, cầu nguyện với lòng sùng kính đặc biệt trong tháng này, Mẹ là mẹ của chúng con ở trên trời. Xin Mẹ luôn bảo vệ Giáo Hội và toàn thể nhân loại. Với đức tin khiêm tốn và can đảm, Mẹ đã hoàn toàn cộng tác với Thánh Thần để Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể. Xin giúp chúng con cũng biết để cho Đấng Bảo Trợ hướng dẫn. Ước gì chúng con cũng biết đón nhận Lời Chúa và làm chứng bằng đời sống của chúng con.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương, ĐTC Phanxicô chào các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phê-rô.
Tôi chào tất cả anh chị em, những anh chị em tại Roma cũng như các khách hành hương: các gia đình, các hội đoàn giáo xứ, và các hiệp hội.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu đến từ Malta và Madrid, nhóm Banda Juvenil 504 đến từ Honduras, nhóm Opera Kolping đến từ Đức.
Cha chào tất cả các em thiếu nhi lãnh nhận Bí tích Thêm sức đến từ Genova, các bạn trẻ để từ trường Caterina di Santa Rosa tại Roma, các em thiếu nhi và các bạn trẻ từ Torre Gaia và các tín hữu vùng Berchiddeddu cùng với ca đoàn “Laudato sii”.
Ngài cũng gửi lời chào và phép lành đến các tín hữu hành hương Balan, đang tham dự cuộc đại hành hương đến Đền thánh Đức Mẹ tại Piekari Slaskie. Nhân dịp “Ngày cứu trợ”, ngài đã dành sự quan tâm đặc biệt đến những người đang quy tụ tại phòng khám Gemelli để thăng tiến những sáng kiến cho tình huynh đệ với các bệnh nhân.
Cuối cùng, như thường lệ, ngài nói: Tôi chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin chào và hẹn gặp lại!
Trần Đỉnh, SJ
[b]Nguồn: Đài Vatican News[/b]
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
ĐTC Phanxicô tái kêu gọi cấp thiết cứu trái đất
28/05/2019
ĐTC Phanxicô tái kêu gọi các chính quyền thế giới quyết liệt dấn thân cứu vãn trái đất trước hiểm họa tàn phá, đồng thời đặt sinh mạng con người lên trên các lợi lộc kinh tế.
Ngài đưa ra lời kêu gọi tha thiết trên đây chiều ngày 27-5-2019 vừa qua trong cuộc gặp gỡ bà Chủ tịch Đại Hội đồng năm nay của LHQ, nhóm họp với các vị Bộ trưởng tài chánh của nhiều quốc gia tại trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh ở nội thành Vatican về đề tài ”Sự thay đổi khí hậu và những bằng chứng mới từ khoa học, ngành kỹ sư và chính sách”.
Những dấu hiệu tiêu cực
Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC Phanxicô báo động vì những dấu hiệu chẳng lành: ”những cuộc đầu tư vào nhiên liệu phiến thạch – như dầu hỏa và khí đốt – tiếp tục gia tăng, mặc dù các nhà khoa học nói với chúng ta rằng các nhiên liệu phiến thạch phải ở lại dưới lòng đất. Cơ quan quốc tế về năng lượng mới đây cho biết những cuộc đầu tư vào năng lượng sạch lại giảm bớt trong 2 năm liền, mặc dù các chuyên gia nhiều lần đề cao những lợi ích trên môi trường con người đến từ năng lượng sạch do gió, mặt trời và nước”.
Nguyên do
ĐTC Phanxicô nhận xét rằng ”Chúng ta tiếp tục đi theo những con đường cũ vì chúng ta bị mắc kẹt do lối tính toán xấu và ham hố lợi lộc đạt được. Chúng ta tiếp tục coi trọng những lợi lộc đe dọa chính sự sống còn của chúng ta”.
Số lượng thán khí quá cao
ĐTC Phanxicô nói đến sự kiện cách đây 2 tuần, một số trung tâm nghiên cứu khoa học đã ghi nhận sự tập trung thán khí trong khí quyển lên tới mức cao nhất chưa từng có, 415 phân tử trên một triệu (415 parti per milione). Đây là một trong những nguyên chính tạo nên hiện tượng hâm nóng trái đất”. Ngài nói: ”Chúng ta phải hành động quyết liệt để chấm dứt sự thải ra các khí gây ra hiện tượng lồng kính, trễ nhất là trước giữa thế kỷ này”.
Kêu gọi các biện pháp cụ thể
Cũng trong bài tham luận, ĐTC Phanxicô kêu gọi các vị bộ trưởng tài chánh điều chỉnh các hoạt động kinh tế làm sao để không theo đuổi những hoạt động đang phá hủy trái đất chúng ta;
– chấm dứt sự lệ thuộc các nhiên liệu phiến thạch trên trái đất;
– mở ra một chương mới về năng lượng sạch và an toàn, ví dụ dùng những nguồn sinh năng lượng có thể tái diễn như gió, mặt trời và nước;
– nhất là chúng ta hành động trong tinh thần khôn ngoan và trách nhiệm trong các nền kinh tế chúng ta để thực sự đáp ứng những nhu cầu cần thiết của con người, thăng tiến nhân phẩm, để giúp đỡ những người nghèo, để giải thoát chúng ta khỏi sự tôn thờ tiền bạc gây ra bao nhiêu đau khổ.
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Caritas quốc tế thuộc thẩm quyền Bộ Phát triển Con người Toàn diện
01/06/2019
Một sắc lệnh chung của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh, được phê chuẩn bởi ĐTC Phanxicô, thiết lập thẩm quyền của Bộ Phát triển Con người Toàn diện trên Caritas quốc tế.
Hôm nay 31/5, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã công bố một sắc lệnh chung được ký bởi ĐHY Quốc vụ Khanh Pietro Parolin liên quan đến Liên hiệp các tổ chức bác ái (hay còn gọi là Caritas) được thiết lập từ năm 1951. Sắc lệnh quy định: Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện là cơ quan “thẩm quyền” đối với Caritas quốc tế “trong tất cả các lĩnh vực hoạt động thể chế” và “không ảnh hưởng đến thẩm quyền của các cơ quan khác của Giáo Triều Roma và Quốc gia thành Vatican”. Sắc lệnh có hiệu lực về luật và được phê chuẩn bởi ĐTC Phanxicô ngày 20 tháng 5 vừa qua.
Qua tự sắc Humanam Progressionem của ĐTC Phanxicô ngày 17 tháng 8 năm 2016, thì thẩm quyền của Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), có nhiệm vụ khuyến khích và điều phối các sáng kiến của các tổ chức trợ giúp và hỗ trợ Công giáo trên thế giới, đã được chuyển cho Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.
Tổng thư ký mới
Vào cuối đại hội thứ 21 của Caritas quốc tế ở Roma, sau khi tái cử ĐHY Luis Antonio Tagle, TGM Manila Philippines, trong chức vụ Chủ tịch Caritas quốc tế, Đại hội đã bầu ông Aactsius John, một người Pháp gốc Ấn Độ làm tân tổng thư ký của Caritas quốc tế.
Những khích lệ của ĐTC Phanxicô
Cử hành Thánh lễ khai mạc các phiên làm việc, tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh đến việc làm thế nào để Giáo hội không trở thành một “mô hình hoàn hảo” để tự hào về chính mình nhưng được mời gọi dấn thân mang tính Tin Mừng.
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên đại hội tại Hội trường Clemente, ĐTC Phanxicô đã nhắc nhớ rằng bác ái không phải là thành tích hay kinh doanh, mà là “việc Thiên Chúa ôm lấy con người”, đặc biệt là những người đau khổ và chót hết; và cần phải dấn thân bằng cả con người của chúng ta.
Văn Yên, SJ
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,525
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Phỏng vấn Đức Thánh Cha trên chuyến bay về từ Rumani
04/06/2019
“Châu Âu sẽ trở lại với giấc mơ của những người cha sáng lập” là mong ước mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra khi kết thúc cuộc họp báo trên chuyến bay về Roma, kết thúc chuyến Tông du 3 ngày đến Rumani. Như thường lệ, trên máy bay về từ một chuyến tông du, Đức Thánh Cha dành cho giới báo chí một cuộc phỏng vấn.
Bắt đầu cuộc đối thoại với các phóng viên, Đức Thánh Cha nhắc đến hôm nay (2/6 – Lễ Chúa Thăng Thiên) là Ngày Truyền thông Xã hội: “Hôm nay là ngày nhớ đến anh chị em, chúng tôi nghĩ đến anh chị em, những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Anh chị em là chứng tá ngang qua truyền thông. Ngày nay, cách chung truyền thông đi thụt lùi. Tiến tới về “liên hệ”, tạo những “liên hệ” nhưng lại không truyền thông. Vì ơn gọi của mình, anh chị em tạo nên những liên hệ và cũng phải làm việc truyền thông. Ít liên hệ hơn và truyền thông nhiều hơn…”
Câu hỏi trước tiên là của Diana Coada Dumitrascu, từ Tvr:
Hàng triệu đồng bào của chúng tôi đã di cư trong những năm gần đây. Đức Thánh Cha có thông điệp gì cho một gia đình phải bỏ con cái lại để đi làm ở nước ngoài?
Đ. – “Điều này làm tôi nghĩ về gia đình li tán, người ta luôn mong trở về. Họ đi, gạt sang một bên nỗi nhớ con là một hành động của tình yêu. Hôm qua chúng ta đã nghe câu chuyện của người phụ nữ làm việc ở nước ngoài để giúp đỡ gia đình. Tình cảnh này luôn là một nỗi đau, họ đi vì nhu cầu như thế. Nhiều lần, đây là kết quả của một chính sách thế giới ảnh hưởng trên điều này. Tôi biết lịch sử đất nước của chị sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và sau đó nhiều công ty nước ngoài đã đóng cửa và mở lại ở nước khác để có doanh thu tốt hơn. Đóng cửa doanh nghiệp và để lại mọi người trên đường. Đây cũng là một sự bất công toàn cầu nói chung: thiếu tình liên đới. Thật sự đau khổ. Trong tình hình thế giới hiện nay, không dễ tìm được cơ hội việc làm. Và anh chị em có mức sinh ấn tượng. Anh chị em không phải thấy mùa đông dân số tại đây! Và thật bất công khi không có việc làm cho rất nhiều người trẻ. Vì lý do đó, tôi hy vọng rằng tình trạng này sẽ được giải quyết. Điều này không chỉ phụ thuộc vào Rumani mà phụ thuộc vào trật tự tài chính thế giới. Nhiều người vẫn đơn độc tại đó. Chúng ta cần sự liên đới toàn cầu và tại thời điểm này, Rumani đang nắm ghế chủ tịch của Liên minh châu Âu”.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
|