Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Các bậc đại vĩ nhân như Đức Phật Thích Ca và Chúa Jessu đã dạy con người hãy "thương yêu", hãy "nhân từ" với nhau đã mấy ngàn năm nay nhưng hầu như chúng ta chỉ biết lập đi lập lại như những khẩu hiệu, những lý tưởng để tự an ủi, biện minh cho hành động của mình. Người ta vẫn tiếp tục sân hận, lạnh lùng triệt hạ lẫn nhau bằng lời nói và hành động và những lý lẽ để biện hộ khi nghịch ý, trái tai, gai mắt. Nói thí dụ ngay như lãnh vực chính trị, những người cùng tôn giáo nhưng khác chính thể hoặc đảng phái cũng sẵn sàng tấn công lẫn nhau bằng những lời lẽ móc họng, dè biễu, gièm pha, khinh bỉ đối phương.
Why? Tại sao để yêu thương, thông cảm và tha thứ giữa người và người với nhau lại gian nan, khó khăn đến như vậy?
Có 2 loại tự do: (1) Tự do thoả mãn những Dục vọng và (2) Tự do thoát khỏi các Dục vọng trên cuộc đời nhân thế này.
1. Ta có thể tự do thoả thích những dục vọng vật chất và tinh thần -- ví dụ như là những ý thức hệ về chính trị chẳng hạn -- bám chấp vào và thoả mãn với ý thức hệ mình chọn. Nếu khác ý thức hệ.... là có chuyện à! :-)
2. Nếu ta chọn loại Tự do thứ hai, tự do thoát khỏi các dục vọng thì khi đó tâm ta hoạ chăng mới có thể đủ khả năng để mở lòng đón nhận, chẳng hạn như những khác biệt về chủng tộc hay tôn giáo. Khi đó hoạ chăng ta mới biết thương yêu nhau, tha thứ cho nhau.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
(2019-03-04, 06:02 PM)anatta Wrote: Các bậc đại vĩ nhân như Đức Phật Thích Ca và Chúa Jessu đã dạy con người hãy "thương yêu", hãy "nhân từ" với nhau đã mấy ngàn năm nay nhưng hầu như chúng ta chỉ biết lập đi lập lại như những khẩu hiệu, những lý tưởng để tự an ủi, biện minh cho hành động của mình. Người ta vẫn tiếp tục sân hận, lạnh lùng triệt hạ lẫn nhau bằng lời nói và hành động và những lý lẽ để biện hộ khi nghịch ý, trái tai, gai mắt. Nói thí dụ ngay như lãnh vực chính trị, những người cùng tôn giáo nhưng khác chính thể hoặc đảng phái cũng sẵn sàng tấn công lẫn nhau bằng những lời lẽ móc họng, dè biễu, gièm pha, khinh bỉ đối phương.
Why? Tại sao để yêu thương, thông cảm và tha thứ giữa người và người với nhau lại gian nan, khó khăn đến như vậy?
Có 2 loại tự do: (1) Tự do thoả mãn những Dục vọng và (2) Tự do thoát khỏi các Dục vọng trên cuộc đời nhân thế này.
1. Ta có thể tự do thoả thích những dục vọng vật chất và tinh thần -- ví dụ như là những ý thức hệ về chính trị chẳng hạn -- bám chấp vào và thoả mãn với ý thức hệ mình chọn. Nếu khác ý thức hệ.... là có chuyện à! :-)
2. Nếu ta chọn loại Tự do thứ hai, tự do thoát khỏi các dục vọng thì khi đó tâm ta hoạ chăng mới có thể đủ khả năng để mở lòng đón nhận, chẳng hạn như những khác biệt về chủng tộc hay tôn giáo. Khi đó hoạ chăng ta mới biết thương yêu nhau, tha thứ cho nhau.
Very good huynh Anatta. Đối chiếu như dzị rất rõ ràng á huynh! :tropical-drink_1f379:
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-03-04, 06:02 PM)anatta Wrote: Các bậc đại vĩ nhân như Đức Phật Thích Ca và Chúa Jessu đã dạy con người hãy "thương yêu", hãy "nhân từ" với nhau đã mấy ngàn năm nay nhưng hầu như chúng ta chỉ biết lập đi lập lại như những khẩu hiệu, những lý tưởng để tự an ủi, biện minh cho hành động của mình. Người ta vẫn tiếp tục sân hận, lạnh lùng triệt hạ lẫn nhau bằng lời nói và hành động và những lý lẽ để biện hộ khi nghịch ý, trái tai, gai mắt. Nói thí dụ ngay như lãnh vực chính trị, những người cùng tôn giáo nhưng khác chính thể hoặc đảng phái cũng sẵn sàng tấn công lẫn nhau bằng những lời lẽ móc họng, dè biễu, gièm pha, khinh bỉ đối phương.
Why? Tại sao để yêu thương, thông cảm và tha thứ giữa người và người với nhau lại gian nan, khó khăn đến như vậy?
Có 2 loại tự do: (1) Tự do thoả mãn những Dục vọng và (2) Tự do thoát khỏi các Dục vọng trên cuộc đời nhân thế này.
1. Ta có thể tự do thoả thích những dục vọng vật chất và tinh thần -- ví dụ như là những ý thức hệ về chính trị chẳng hạn -- bám chấp vào và thoả mãn với ý thức hệ mình chọn. Nếu khác ý thức hệ.... là có chuyện à! :-)
2. Nếu ta chọn loại Tự do thứ hai, tự do thoát khỏi các dục vọng thì khi đó tâm ta hoạ chăng mới có thể đủ khả năng để mở lòng đón nhận, chẳng hạn như những khác biệt về chủng tộc hay tôn giáo. Khi đó hoạ chăng ta mới biết thương yêu nhau, tha thứ cho nhau.
Đây là những “options” mình có thể tự do dùng cái tâm của mình. Hay lắm bạn Anatta
Posts: 550
Threads: 27
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Apr 2018
Reputation:
10
Ôi chu choa ơi,
lúa thành thật gửi lời xin lỗi đến các anh Quê Quá, Quê Xưa, Ngáp Ruồi, OneSunday, Anatta, và em Xí Xọn vì hổm nay vắng mặt không biết các anh em vào đây góp củi đốt lò nha.
Mình đọc hết những gì anh em đã viết...rồi thì bứt râu trầm ngâm suy nghĩ về chuyện xưa..và tự hỏi người xưa...Đức Phật Thích Ca vào trong rừng suy ngẫm...Đạt Ma Tổ Sư ngồi trong hang động suy ngẫm, Đức Giê Su Kitô lên núi suy ngẫm...và thấy được...Chúa trước...hay là Mình trước...hoặc là cả 2 cùng lúc?
lúa chợt nghĩ...rồi hỏi...liệu sau này có người nào xuống biển suy ngẫm...và thấy được Chúa và Mình nữa không?
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-03-05, 11:29 PM)Hai Lúa Wrote: Ôi chu choa ơi,
lúa thành thật gửi lời xin lỗi đến các anh Quê Quá, Quê Xưa, Ngáp Ruồi, OneSunday, Anatta, và em Xí Xọn vì hổm nay vắng mặt không biết các anh em vào đây góp củi đốt lò nha.
Mình đọc hết những gì anh em đã viết...rồi thì bứt râu trầm ngâm suy nghĩ về chuyện xưa..và tự hỏi người xưa...Đức Phật Thích Ca vào trong rừng suy ngẫm...Đạt Ma Tổ Sư ngồi trong hang động suy ngẫm, Đức Giê Su Kitô lên núi suy ngẫm...và thấy được...Chúa trước...hay là Mình trước...hoặc là cả 2 cùng lúc?
lúa chợt nghĩ...rồi hỏi...liệu sau này có người nào xuống biển suy ngẫm...và thấy được Chúa và Mình nữa không?
Chào bạn Hai Lúa,
Bạn cho ý kiến rất hay, à há, hồi nào tới giờ chưa có ai xuống biển ngồi suy nghĩ hết hén, không biết tại sao vậy ta?
Để bửa nào trời ấm tui xuống biển ngồi suy nghĩ thử coi ... Ờ nhưng mà tui cũng hơi lo dường như có điều không ổn. Sợ xuống biển mình nhìn thấy cá nhiều quá, nào là cá lù đù, rồi cá đối, có bao giờ mình suy nghĩ một hồi thành ra toàn mấy món cá không ta?
Hmm, ... :thinking-face4:
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-02-21, 07:01 PM)quexua Wrote: Nói như bạn Ngáp Ruồi thì thiệt đúng là làm biếng quá ... Chúng ta không cần tìm Chúa, Chúa cũng không cần tìm ta ... thế thì ... :man-shrugging-type-1-2_1f937-1f3fb-200d-2642-fe0f:
Mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy sống? Gọi là tình có như không, phải không nè ?
Thiệt ra thì quê xưa chỉ chọc bạn Ngáp Ruồi cho vui thôi .. chứ điều bạn nói cũng không sai ...
Vì sao? Vì mình đi tìm Chúa hay Chúa đi tìm mình? Đó chỉ là bước khởi đầu ...
Đi tìm một hồi thì mình chợt tìm ra Chúa là I AM ... Chúa ở trong Mình, Mình ở trong Chúa ...
Thế rồi sau cùng, Mình và Chúa ở sát rạt nhà nhau, thôi khỏi tìm ...
:cool:
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2019-03-06, 12:24 AM)quexua Wrote: Thiệt ra thì quê xưa chỉ chọc bạn Ngáp Ruồi cho vui thôi .. chứ điều bạn nói cũng không sai ...
Vì sao? Vì mình đi tìm Chúa hay Chúa đi tìm mình? Đó chỉ là bước khởi đầu ...
Đi tìm một hồi thì mình chợt tìm ra Chúa là I AM ... Chúa ở trong Mình, Mình ở trong Chúa ...
Thế rồi sau cùng, Mình và Chúa ở sát rạt nhà nhau, thôi khỏi tìm ...
:cool:
Tôi nghĩ thời xưa mà bạn Qx nói như thế có thể bị kết tội là dị giáo tà thuyết: I am god.
QX chắc hẳn là biết đến nhà thần bí học/huyền học Meister Eckhart, người Đức, đạo Công giáo vào thế kỷ 13 và 14.
Theo tài liệu thì ông thuộc dòng tu Dominico, các bài giảng của ông chứa đựng nhiều tư tưởng thần bí và mới mẻ, thu hút nhiều người nghe, sau đó ông bị toà án của Giáo hội Thiên Chúa giáo thời đó kết tội là dị giáo, tà thuyết. Đến khoảng thế kỷ 19 thì những tư tưởng của ông mới được in ấn, phục hồi lại và phổ biến. Xin trích ra đây đôi tư tưởng của ông (Điều 1, 2, 3) bị kết tội là tà thuyết (trích trong bài viết của thầy Tuệ sĩ).
---------------
Điều 1. Khi được hỏi sao Chúa đã không sáng tạo thế giới sớm hơn, y (Eckhart) trả lời lúc đó như bây giờ rằng Chúa hẳn không thể sáng tạo thế giới sớm hơn vì không có cái gì hành động trước khi tồn tại. Vì vậy, ngay khi Chúa hiện hữu, ngay khi ấy Chúa sáng tạo thế giới.
Điều 2. Cũng như vậy, y nói, có thể thừa nhận rằng thế giới hiện hữu từ vĩnh hằng.
Điều 3. Ngay tức thì, ngay khi Chúa hiện hữu, khi ấy Chúa sinh Chúa Con cộng tồn vĩnh hằng như Chúa, bình đẳng sung mãn như Chúa, và cùng lúc Chúa sáng tạo thế giới.
(...)
- “ Sự sinh của Thiên Chúa trong linh hồn và sự bùng vỡ Thể tính Thiên Chúa.” Là sự nhảy vọt để thực chứng sinh mệnh uyên nguyên của mình mà con người thể nghiệm trong “thể tính tịch liêu” (solitariness) với sự hàng phục của tự ngã.”
- “Nếu có ai hỏi tôi (Meister Eckhart), tại sao chúng ta cầu nguyện, tại sao chúng ta ăn chay, tại sao chúng ta làm tất cả công việc của chúng ta, tại sao chúng ta được rửa tội, tại sao (và quan trọng nhất) tại sao Thiên Chúa trở thành con người? Tôi sẽ trả lời: để đặng mà Thiên Chúa có thể sinh trong linh hồn và linh hồn sinh trong Chúa.”
- Meister Eckhart: “Chúa Cha sinh Con của Chúa không đình chỉ, và thêm nữa, tôi nói, Chúa sinh tôi như là Con của Chúa và nhất như với Con của Chúa. Tôi còn nói thêm: không chỉ Chúa sinh tôi như là Con của Chúa, mà Chúa sinh tôi như chính Chúa và chính Chúa như là tôi, và tôi như là tính thể ( essence) của Chúa và bản tính ( nature) của Chúa.
------------
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-03-06, 02:51 PM)anatta Wrote: Tôi nghĩ thời xưa mà bạn Qx nói như thế có thể bị kết tội là dị giáo tà thuyết: I am god.
QX chắc hẳn là biết đến nhà thần bí học/huyền học Meister Eckhart, người Đức, đạo Công giáo vào thế kỷ 13 và 14.
Theo tài liệu thì ông thuộc dòng tu Dominico, các bài giảng của ông chứa đựng nhiều tư tưởng thần bí và mới mẻ, thu hút nhiều người nghe, sau đó ông bị toà án của Giáo hội Thiên Chúa giáo thời đó kết tội là dị giáo, tà thuyết. Đến khoảng thế kỷ 19 thì những tư tưởng của ông mới được in ấn, phục hồi lại và phổ biến. Xin trích ra đây đôi tư tưởng của ông (Điều 1, 2, 3) bị kết tội là tà thuyết (trích trong bài viết của thầy Tuệ sĩ).
---------------
Điều 1. Khi được hỏi sao Chúa đã không sáng tạo thế giới sớm hơn, y (Eckhart) trả lời lúc đó như bây giờ rằng Chúa hẳn không thể sáng tạo thế giới sớm hơn vì không có cái gì hành động trước khi tồn tại. Vì vậy, ngay khi Chúa hiện hữu, ngay khi ấy Chúa sáng tạo thế giới.
Điều 2. Cũng như vậy, y nói, có thể thừa nhận rằng thế giới hiện hữu từ vĩnh hằng.
Điều 3. Ngay tức thì, ngay khi Chúa hiện hữu, khi ấy Chúa sinh Chúa Con cộng tồn vĩnh hằng như Chúa, bình đẳng sung mãn như Chúa, và cùng lúc Chúa sáng tạo thế giới.
(...)
- “Sự sinh của Thiên Chúa trong linh hồn và sự bùng vỡ Thể tính Thiên Chúa.” Là sự nhảy vọt để thực chứng sinh mệnh uyên nguyên của mình mà con người thể nghiệm trong “thể tính tịch liêu” (solitariness) với sự hàng phục của tự ngã.”
- “Nếu có ai hỏi tôi (Meister Eckhart), tại sao chúng ta cầu nguyện, tại sao chúng ta ăn chay, tại sao chúng ta làm tất cả công việc của chúng ta, tại sao chúng ta được rửa tội, tại sao (và quan trọng nhất) tại sao Thiên Chúa trở thành con người? Tôi sẽ trả lời: để đặng mà Thiên Chúa có thể sinh trong linh hồn và linh hồn sinh trong Chúa.”
- Meister Eckhart: “Chúa Cha sinh Con của Chúa không đình chỉ, và thêm nữa, tôi nói, Chúa sinh tôi như là Con của Chúa và nhất như với Con của Chúa. Tôi còn nói thêm: không chỉ Chúa sinh tôi như là Con của Chúa, mà Chúa sinh tôi như chính Chúa và chính Chúa như là tôi, và tôi như là tính thể (essence) của Chúa và bản tính (nature) của Chúa.
------------
Bạn Anatta, qx có thể bị kết nhiều tội nếu nói chuyện theo cái hiểu thông thường. I am God, may thay, trích từ một câu trong KT, "Be still and know that I AM GOD." so qx an toàn ở phần này ...
Hồi xưa lúc qx còn sinh hoạt nói chuyện đạo trong các Message boards của Mỹ, qx đã nghe mấy anh chàng đó bàn tán về Meister Eckhart. Tư tưởng của ông cũng khá hay ... dù qx không có dịp follow những ý tưởng của ông nhiều. Những điều bạn nói trên nghe interesting, cách suy niệm của M. Eckhart lúc đó. Mặc dù với sự hiểu biết thời nay thì có thể hơi khác chút chút .
Bạn Anatta cũng biết rành quá hỉ. Nếu có dịp xin mời bạn chia sẻ thêm ...
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-02-13, 12:18 PM)Hai Lúa Wrote: Anh có thể chia sẻ về những gì anh cảm nhận được và rồi tin vào God của anh nói riêng và người công giáo nói chung được không?
QX: Nói tóm lại, muốn cảm nhận được và tin vào Chúa,
Điều đầu tiên là bạn phải tìm ... vì có tìm thì mới thấy, có gỏ thì cửa mới mở.
"Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock and the door will be opened to you."
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
Dù vậy, phải biết chọn đúng chổ mà tìm ... Nếu tìm sai chổ thì mình sẽ không thấy Chúa.
Ngày xưa, người ta nói Chúa có thể là ngọn lửa ở bui cây trên núi cháy hoài không tắt. Có thể là ngọn gió nhẹ, hay nhiều biểu tượng khác.
Nhưng thật ra đó không phải là những biểu tượng để mình tìm thấy Chúa. Những điều đó có thể không lập lại, không repeat trở lại nữa.
Nếu nói rằng mình chỉ tìm thấy Chúa rồi mình tin vào Chúa, rồi sao nữa?
Nếu chỉ thấy và tin thì điều đó có vẻ thụ động quá , passive quá ....
Giống như một người nghe nói có một món ăn thật ngon, rồi người đó băng rừng lội suối đi nữa vòng trái đất đến nơi để tìm thấy món ăn đó. Rồi người đó "tin" là có món ăn đó. Hết chuyện.
Mình thấy nó có make sense không?
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
Dường như điều làm con người ta (means "tui" ) quan tâm không phải ở chổ Tìm thấy Chúa và Tin có Chúa (hay Phật) ... Mặc dù điều này cũng quan trọng như là insurance.
Nhưng điều quan trọng là điều đó giúp gì được cho "Tui" ?
Nó có giúp gì được cho những ƯỚC MƠ của Tui không?
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
Nếu như tìm thấy Chúa hay Phật rồi thì điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc sống cũng nhu Tâm Linh của Tui ?
Đó là điều mà con người ta muốn biết hay muốn đạt đến.
Và khi mà con người ta đạt đến đuợc phần nào hoặc hầu hết những điều đó rồi .. thì cảm nhận và niềm tin của người đó mới trở nên rõ ràng.
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
Cây nào quả nấy ...
Lâu lâu hôm nay lại chợt hiểu thêm ý nghĩa của câu Kinh Thánh này (Mathew 7:15-20)... Nhờ đọc đi đọc lại, và nghiệm tới nghiệm lui nhiều lần, càng lúc lại càng thấy rõ ...
Lời nói phải đi đôi với việc làm. Điều này là điều cần thiết và rất quan trọng.
Những bậc tu hành cao, những người lãnh đạo ... Họ có thể nói những điều thánh thiện cao siêu, nhưng việc họ làm lại thất đức, làm hại cho người khác, xâm phạm thuần phong mỹ tục, xâm phạm luật pháp ... hay xem thường luật pháp, xem thường đạo đức ...
Khi bạn thấy những hành động đó của họ, bạn biết rằng cho dù người đó có nói hay cở nào, họ cũng chỉ là Ngôn Sứ Giả ...
Kết quả hay thành quả của việc làm quan trọng hơn lời nói ... Nói hay? == nhưng Làm thì sao ? -----> kết quả tốt ? hay Xấu ?
You Will Know Them by Their Fruits
15 “Beware of false prophets, who come to you in sheep’s clothing, but inwardly they are ravenous wolves.
16 You will know them by their fruits.Do men gather grapes from thornbushes or figs from thistles?
17 Even so, every good tree bears good fruit, but a bad tree bears bad fruit.
18 A good tree cannot bear bad fruit, nor can a bad tree bear good fruit.
19 Every tree that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire.
20 Therefore by their fruits you will know them.
15 "Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.
16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?
17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu.
18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.
20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.
|