2018-02-17, 11:27 PM
Ngỡ Ngàng Ca Sĩ Hoàng Oanh Tiết Hót Oanh Vàng Mê Đắm Một Thời
Oct 21, 2017
Tiếng hát mật ngọt của Hoàng Oanh trải qua nhiều năm tháng, không thể lẫn lộn với bất cứ giọng ca nào.
Nó đi sâu vào lòng người, gợi nhớ muôn trùng kỷ niệm, đầy ắp yêu thương, khiến người ta ngất ngây như uống phải thứ men say lịm ngọt của đất trời.
“Vượt núi, tiếng hò ra xứ Huế…”
Ca sĩ Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh năm 1950 tại Mỹ Tho, Định Tường (nay là Tiền Giang), trong một gia đình ngoan đạo có sáu chị em. Bà theo gia đình lên Sài Gòn từ khi còn rất nhỏ. Cha của bà là người cực kỳ nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái, nhưng cũng hết lòng yêu thương và tạo điều kiện cho bà phát triển nghiệp cầm ca. Ông chính là người thầy đầu tiên của bà trong việc đàn ca hát xướng từ lúc bà mới lên năm. Với giọng hát trong trẻo, ngọt ngào, lên tám bà đã được cha cho biểu diễn hai bài Hương lúa miền Nam và Có một đàn chim tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức.
Ca sĩ Hoàng Oanh thời trẻ
Thời trung học, Hoàng Oanh theo học tại trường nữ sinh Gia Long – ngôi trường “phượng vĩ dâng hoa” đậm chất Huế với khuôn viên lối đi rợp bóng mát, với những tà áo dài tím thướt tha đọng lại trong ký ức bao người và đi vào thơ ca của biết bao thi sĩ một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Lớp của Hoàng Oanh khi ấy có vài cô bạn người Huế nói giọng “trọ trẹ” – khiến cô nữ sinh nhu mì, ngoan hiền và chăm học bị thu hút. Dần dà, qua bạn bè cùng lớp, Hoàng Oanh biết đôi chút về Huế. Điều ấy càng kích thích trí tò mò và sự tưởng tượng của cô học sinh đang ở tuổi mộng mơ về Huế đẹp, Huế thơ với mái tóc thề xõa bờ vai, với nón bài thơ, với cầu Tràng Tiền cong cong như chiếc lược chải vào sông Hương trong vắt, hiền hòa có núi Ngự Bình nghiêng nghiêng soi bóng. Hoàng Oanh nhớ lại: “Tôi rất thích trò chuyện với những cô bạn người Huế và cảm thấy có điều gì đó rất hợp với tâm hồn mình.” Những bài ca Huế bà hát dễ dàng, trọn vẹn bởi giai điệu tâm tình, sâu lắng của xứ Huế đã thấm vào bà tự lúc nào.
Chuyến Tàu Hoàng Hôn qua tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh.[/align]
Năm 1964, khi ấy Hoàng Oanh vừa tròn 14 tuổi và đang theo học nhạc ở lò luyện ông bầu Nguyễn Đức và nhạc sĩ Nghiêm Phú Thi, được hãng đĩa Việt Nam mời thu âm thử bài Ai ra xứ Huế của nam ca sĩ Duy Khánh. Hoàng Oanh nhận lời ngay, không chút chần chừ. Dường như với tuổi trẻ mộng mơ, trong lòng sẵn có cảm tình với Huế nên hôm đó Hoàng Oanh hát với lòng thiết tha, mến yêu như một ca sĩ hát cho quê hương chôn nhao cắt rốn. Ca sĩ Duy Khánh nghe Hoàng Oanh hát xong không giấu được sự vui thích bởi theo ông, Hoàng Oanh đã diễn tả đúng lời nhạc, ý nhạc ông muốn gởi gấm cho thành phố thân yêu ông vừa từ giã. Duy Khánh – khi ấy là một ca sĩ nổi danh đã trao cho cô nữ sinh đang tập tễnh trước ngưỡng cửa nghiệp cầm ca niềm vinh hạnh thu bản Ai ra xứ Huế với tiếng sáo réo rắt, tha thiết của cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa.
Khi đang dợt với ban nhạc tại phòng thâu băng Võ Duy Nguy (chợ Cũ) thì Hoàng Oanh được nhà văn Lê Thái Thanh chụp cho vài bô hình kỷ niệm tặng kèm một bài thơ khá dài, nhưng qua thời gian, bà chỉ nhớ được hai câu: Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế/ Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…
Liên Khúc Lính - trình bày bởi ca sĩ Duy Khánh và Hoàng Oanh.[/align]
Cũng trong năm đó, Hoàng Oanh được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế. Niềm khao khát được đặt chân lên xứ Huế ngày nào của bà đã được toại nguyện. Giọng oanh vàng vút cao, mê đắm lan tỏa, rung động những tai nghe khó tính nhất. Hoàng Oanh kể lại rằng, dù sau này bà thành công với nhiều ca khúc ở các thể loại khác nhau nhưng Ai ra xứ Huế và Chiến đò vĩ tuyến là hai ca khúc bà được người nghe yêu cầu hát nhiều nhất mỗi khi bà bước lên sân khấu.
Cuộc đời Hoàng Oanh có nét gì đó gần giống với cuộc đời ca sĩ Phương Dung, bởi hai nữ danh ca đều có gốc gác miền Tây và xuất thân trong những gia đình gia giáo nhưng lại ủng hộ hết lòng niềm đam mê ca hát của con cái. Điều khác biệt nhất là nếu như Phương Dung khởi nghiệp và thành công với những ca khúc đậm chất Nam Bộ thì Hoàng Oanh lại được công chúng biết đến qua những ca khúc xứ Huế. Âu có lẽ là do cái duyên vậy!
Líu lo tiếng hót Hoàng Oanh
Ngoài ca hát, Hoàng Oanh còn có khiếu ngâm thơ. Trong giờ Việt văn tại trường Gia Long, sau khi bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ, cô giáo có ý mời một học sinh lên diễn ngâm cho giờ học sôi động thêm. Cả lớp đồng thanh chỉ Kim Chi. Và, cái tên Kim Chi – Hoàng Oanh trở nên nổi tiếng bởi tài năng “đủ mùi ca ngâm”.
Không như nhiều ca sĩ cùng thời vì mê ca hát mà bỏ bê việc học, Hoàng Oanh luôn nỗ lực cân bằng giữa việc học và việc hát hò. Tốt nghiệp trung học, bà theo học Đại học Văn Khoa Sài Gòn và kết thúc với tấm bằng Cử nhân văn chương. Hoàng Oanh khi ấy đã có dự tính nối nghiệp “gõ đầu trẻ” của thầy cô, nhưng vì nặng lòng với nhạc và thơ nên ý định mô phạm đó được xếp sang một bên.
Băng Tuổi học trò – phát hành 1963 – khi Hoàng Oanh còn theo học tại trường Gia Long
Từ đấy, Hoàng Oanh bước chân vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, bà đã góp tiếng hát - tiếng ngâm tràn ngập tình cảm của mình trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của Đài phát thanh và Đài truyền hình như: Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng, chương trình của Phạm Mạnh Cương, Tiếng hát đôi mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy,…
Hoàng Oanh là một tài năng đa diện. Với một làn hơi ngọt ngào, nồng nàn tình cảm, bà có thể trình bày tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những bài tình tứ quê hương, từ những câu hò mái đẩy miền Trung đến bài vọng cổ miền Nam hay câu Sa mạc, hát ví của miền Bắc, … Hoàng Oanh đã tiếp nối những giọng ngâm thơ ba miền nổi tiếng như Hồ Điệp, Quách Đàm, Bích Thuận, Giáng Hương, Tô Kiều Ngân, … Tiếng hát cũng như giọng ngâm của bà có chút gì thật sâu đậm, buồn man mác nhưng thật tình tứ, đã chinh phục được đa số thính giả.
Từ khi có phong trào thâu dĩa hát và băng nhạc, Hoàng Oanh là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất. Riêng địa hạt thâu dĩa, bà đã thâu khoảng hơn hai trăm dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental v.v… Đĩa hát đầu tiên của bà gồm hai bài Nếu Một mai anh biệt Kinh Kỳ và Về đâu mái tóc người thương.
https://www.youtube.com/watch?v=Rkll...ature=youtu.be[/url]
Về đây anh - Hoàng Oanh (trước 1975)
https://www.youtube.com/watch?v=R8cpWY04_YA[/url]
Về đâu mái tóc người thương - Hoàng Oanh (trước 1975)[/align]
Điều đáng lưu ý là, dù thành công vang dội như vậy, nhưng người ta không bao giờ thấy Hoàng Oanh xuất hiện tại các phòng trà hay vũ trường. Bà bảo rằng, do từ nhỏ bà ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho bà hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát Đại nhạc hội mà thôi.
Có lẽ, chính sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình và với bản tính nhu mì, hiền hậu nên Hoàng Oanh có một cuộc đời không sóng gió. Bà đi hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả. Cho đến năm 1972, cô ca sĩ dịu dàng khả ái sang ngang, vui duyên cầm sắt với một chàng dược sĩ trẻ và cũng là một nhạc sĩ, xây dựng một tổ ấm với tình yêu và sự hiểu biết.
Năm 1975, bà và gia đình sang Mỹ định cư. Tại hải ngoại, bà đã tự vạch cho mình một lối đi: Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại. Bà cũng là nữ nghệ sĩ hiếm hoi lưu giữ những sản phẩm băng dĩa của mình như một sự trân trọng và cảm ơn cuộc đời đã ưu ái cho bà biết bao điều tốt đẹp.
Ngoài Ai ra xứ Huế và Chuyến đò vĩ tuyến, Hoàng Oanh còn được biết đến qua các ca khúc như Hòn vọng phu (Lê Thương), Khối tình Trương Chi (Phạm Duy), Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong),... cùng nhiều bài hát mang âm hưởng dân ca như: Làng Tôi (Chung Quân), Trúc xinh,...
Oct 21, 2017
Tiếng hát mật ngọt của Hoàng Oanh trải qua nhiều năm tháng, không thể lẫn lộn với bất cứ giọng ca nào.
Nó đi sâu vào lòng người, gợi nhớ muôn trùng kỷ niệm, đầy ắp yêu thương, khiến người ta ngất ngây như uống phải thứ men say lịm ngọt của đất trời.
“Vượt núi, tiếng hò ra xứ Huế…”
Ca sĩ Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh năm 1950 tại Mỹ Tho, Định Tường (nay là Tiền Giang), trong một gia đình ngoan đạo có sáu chị em. Bà theo gia đình lên Sài Gòn từ khi còn rất nhỏ. Cha của bà là người cực kỳ nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái, nhưng cũng hết lòng yêu thương và tạo điều kiện cho bà phát triển nghiệp cầm ca. Ông chính là người thầy đầu tiên của bà trong việc đàn ca hát xướng từ lúc bà mới lên năm. Với giọng hát trong trẻo, ngọt ngào, lên tám bà đã được cha cho biểu diễn hai bài Hương lúa miền Nam và Có một đàn chim tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức.
Ca sĩ Hoàng Oanh thời trẻ
Thời trung học, Hoàng Oanh theo học tại trường nữ sinh Gia Long – ngôi trường “phượng vĩ dâng hoa” đậm chất Huế với khuôn viên lối đi rợp bóng mát, với những tà áo dài tím thướt tha đọng lại trong ký ức bao người và đi vào thơ ca của biết bao thi sĩ một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Lớp của Hoàng Oanh khi ấy có vài cô bạn người Huế nói giọng “trọ trẹ” – khiến cô nữ sinh nhu mì, ngoan hiền và chăm học bị thu hút. Dần dà, qua bạn bè cùng lớp, Hoàng Oanh biết đôi chút về Huế. Điều ấy càng kích thích trí tò mò và sự tưởng tượng của cô học sinh đang ở tuổi mộng mơ về Huế đẹp, Huế thơ với mái tóc thề xõa bờ vai, với nón bài thơ, với cầu Tràng Tiền cong cong như chiếc lược chải vào sông Hương trong vắt, hiền hòa có núi Ngự Bình nghiêng nghiêng soi bóng. Hoàng Oanh nhớ lại: “Tôi rất thích trò chuyện với những cô bạn người Huế và cảm thấy có điều gì đó rất hợp với tâm hồn mình.” Những bài ca Huế bà hát dễ dàng, trọn vẹn bởi giai điệu tâm tình, sâu lắng của xứ Huế đã thấm vào bà tự lúc nào.
Chuyến Tàu Hoàng Hôn qua tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh.[/align]
Năm 1964, khi ấy Hoàng Oanh vừa tròn 14 tuổi và đang theo học nhạc ở lò luyện ông bầu Nguyễn Đức và nhạc sĩ Nghiêm Phú Thi, được hãng đĩa Việt Nam mời thu âm thử bài Ai ra xứ Huế của nam ca sĩ Duy Khánh. Hoàng Oanh nhận lời ngay, không chút chần chừ. Dường như với tuổi trẻ mộng mơ, trong lòng sẵn có cảm tình với Huế nên hôm đó Hoàng Oanh hát với lòng thiết tha, mến yêu như một ca sĩ hát cho quê hương chôn nhao cắt rốn. Ca sĩ Duy Khánh nghe Hoàng Oanh hát xong không giấu được sự vui thích bởi theo ông, Hoàng Oanh đã diễn tả đúng lời nhạc, ý nhạc ông muốn gởi gấm cho thành phố thân yêu ông vừa từ giã. Duy Khánh – khi ấy là một ca sĩ nổi danh đã trao cho cô nữ sinh đang tập tễnh trước ngưỡng cửa nghiệp cầm ca niềm vinh hạnh thu bản Ai ra xứ Huế với tiếng sáo réo rắt, tha thiết của cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa.
Khi đang dợt với ban nhạc tại phòng thâu băng Võ Duy Nguy (chợ Cũ) thì Hoàng Oanh được nhà văn Lê Thái Thanh chụp cho vài bô hình kỷ niệm tặng kèm một bài thơ khá dài, nhưng qua thời gian, bà chỉ nhớ được hai câu: Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế/ Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…
Liên Khúc Lính - trình bày bởi ca sĩ Duy Khánh và Hoàng Oanh.[/align]
Cũng trong năm đó, Hoàng Oanh được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế. Niềm khao khát được đặt chân lên xứ Huế ngày nào của bà đã được toại nguyện. Giọng oanh vàng vút cao, mê đắm lan tỏa, rung động những tai nghe khó tính nhất. Hoàng Oanh kể lại rằng, dù sau này bà thành công với nhiều ca khúc ở các thể loại khác nhau nhưng Ai ra xứ Huế và Chiến đò vĩ tuyến là hai ca khúc bà được người nghe yêu cầu hát nhiều nhất mỗi khi bà bước lên sân khấu.
Cuộc đời Hoàng Oanh có nét gì đó gần giống với cuộc đời ca sĩ Phương Dung, bởi hai nữ danh ca đều có gốc gác miền Tây và xuất thân trong những gia đình gia giáo nhưng lại ủng hộ hết lòng niềm đam mê ca hát của con cái. Điều khác biệt nhất là nếu như Phương Dung khởi nghiệp và thành công với những ca khúc đậm chất Nam Bộ thì Hoàng Oanh lại được công chúng biết đến qua những ca khúc xứ Huế. Âu có lẽ là do cái duyên vậy!
Líu lo tiếng hót Hoàng Oanh
Ngoài ca hát, Hoàng Oanh còn có khiếu ngâm thơ. Trong giờ Việt văn tại trường Gia Long, sau khi bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ, cô giáo có ý mời một học sinh lên diễn ngâm cho giờ học sôi động thêm. Cả lớp đồng thanh chỉ Kim Chi. Và, cái tên Kim Chi – Hoàng Oanh trở nên nổi tiếng bởi tài năng “đủ mùi ca ngâm”.
Không như nhiều ca sĩ cùng thời vì mê ca hát mà bỏ bê việc học, Hoàng Oanh luôn nỗ lực cân bằng giữa việc học và việc hát hò. Tốt nghiệp trung học, bà theo học Đại học Văn Khoa Sài Gòn và kết thúc với tấm bằng Cử nhân văn chương. Hoàng Oanh khi ấy đã có dự tính nối nghiệp “gõ đầu trẻ” của thầy cô, nhưng vì nặng lòng với nhạc và thơ nên ý định mô phạm đó được xếp sang một bên.
Băng Tuổi học trò – phát hành 1963 – khi Hoàng Oanh còn theo học tại trường Gia Long
Từ đấy, Hoàng Oanh bước chân vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, bà đã góp tiếng hát - tiếng ngâm tràn ngập tình cảm của mình trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của Đài phát thanh và Đài truyền hình như: Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng, chương trình của Phạm Mạnh Cương, Tiếng hát đôi mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy,…
Hoàng Oanh là một tài năng đa diện. Với một làn hơi ngọt ngào, nồng nàn tình cảm, bà có thể trình bày tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những bài tình tứ quê hương, từ những câu hò mái đẩy miền Trung đến bài vọng cổ miền Nam hay câu Sa mạc, hát ví của miền Bắc, … Hoàng Oanh đã tiếp nối những giọng ngâm thơ ba miền nổi tiếng như Hồ Điệp, Quách Đàm, Bích Thuận, Giáng Hương, Tô Kiều Ngân, … Tiếng hát cũng như giọng ngâm của bà có chút gì thật sâu đậm, buồn man mác nhưng thật tình tứ, đã chinh phục được đa số thính giả.
Từ khi có phong trào thâu dĩa hát và băng nhạc, Hoàng Oanh là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất. Riêng địa hạt thâu dĩa, bà đã thâu khoảng hơn hai trăm dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental v.v… Đĩa hát đầu tiên của bà gồm hai bài Nếu Một mai anh biệt Kinh Kỳ và Về đâu mái tóc người thương.
https://www.youtube.com/watch?v=Rkll...ature=youtu.be[/url]
Về đây anh - Hoàng Oanh (trước 1975)
https://www.youtube.com/watch?v=R8cpWY04_YA[/url]
Về đâu mái tóc người thương - Hoàng Oanh (trước 1975)[/align]
Điều đáng lưu ý là, dù thành công vang dội như vậy, nhưng người ta không bao giờ thấy Hoàng Oanh xuất hiện tại các phòng trà hay vũ trường. Bà bảo rằng, do từ nhỏ bà ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho bà hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát Đại nhạc hội mà thôi.
Có lẽ, chính sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình và với bản tính nhu mì, hiền hậu nên Hoàng Oanh có một cuộc đời không sóng gió. Bà đi hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả. Cho đến năm 1972, cô ca sĩ dịu dàng khả ái sang ngang, vui duyên cầm sắt với một chàng dược sĩ trẻ và cũng là một nhạc sĩ, xây dựng một tổ ấm với tình yêu và sự hiểu biết.
Năm 1975, bà và gia đình sang Mỹ định cư. Tại hải ngoại, bà đã tự vạch cho mình một lối đi: Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại. Bà cũng là nữ nghệ sĩ hiếm hoi lưu giữ những sản phẩm băng dĩa của mình như một sự trân trọng và cảm ơn cuộc đời đã ưu ái cho bà biết bao điều tốt đẹp.
Ngoài Ai ra xứ Huế và Chuyến đò vĩ tuyến, Hoàng Oanh còn được biết đến qua các ca khúc như Hòn vọng phu (Lê Thương), Khối tình Trương Chi (Phạm Duy), Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong),... cùng nhiều bài hát mang âm hưởng dân ca như: Làng Tôi (Chung Quân), Trúc xinh,...