2018-10-15, 05:57 PM
CÁI GIÁ CỦA SỰ KIÊU NGẠO
TKN Pháp Hỷ - Dhammananda
Khi đến vùng đất mới, các hoàng tử này đã tạo lập nên một vương quốc cường thịnh và vẫn giữ gìntruyền thống của giai cấp Sát đế lợi. Họ rất tự hào là những người chinh phục miền đất mới, những người xây dựng nên một đế chế nơi non cao rừng thẳm hoàn toàn độc lập với thế giới bên ngoài. Niềm tự hào này theo từng thế hệ đã đi đến chỗ thái quá khiến cho họ rất tự mãn và kiêu ngạo. Khi Thái tửTất Đạt Đa (Siddhattha) xuất gia, thành đạo và quay về cố quốc để truyền đạo thì gặp ngay thái độ xức xược và bề trên của thân quyến nơi quê nhà.
Đức Phật đã phải dùng thần thông song đối, đi thiền hành trên không trung, thỉnh thoảng lại phun ra lửa ở phía trên, và phun ra nước ở phía dưới (Ref. DA.l.57; DhA.iii.214f), tạo ra những hiện tượng kỳ diệukhiến cho các quyến thuộc kiêu ngạo của ngài ở thành Ca Tỳ La Vệ phải thán phục. Chỉ khi trong thấy những hiện tượng kỳ diệu đó ở đức Phật, họ mới mở lòng nghe Pháp mà Phật thuyết giảng.
Tuy nhiên tính cách kiêu ngạo này của dòng dõi Thích Ca vẫn không suy giảm. Một số nhận thức được sự tai hại của nó, khi họ xuất gia, như truongf hợp của sáu hoàng tử gồm có Ananada, Anuruddha, Kimbila, vv, họ đã dùng các pháp đối trị để khống chế sự ngã mạn của mình. Các hoàng tử đã yêu cầuđức Phật làm lễ xuất gia cho người thợ cạo Upali trước, như vậy Upali trở thành sư huynh, họ trở thànhsư đệ và theo đúng pháp phải ngồi sau, phải đảnh lễ người xuất gia trước. Đó là một cách để tiêu trừngã mạn có căn cứ trên địa vị.
Khi uy tín của Đức Phật và tăng đoàn lan xa, được trọng vọng ở mọi nơi ngài đến hoằng hóa, vua Panesadi của nước Kosala dần dần cũng ngưỡng mộ ngài và muốn có một người vợ thuộc dòng dõiThích Ca. Lúc bấy giờ vua của tộc Thích ca là Mahanama, một người anh em họ của đức Phật. Khi được tin đại vương Pasenadi của nước Kosala muốn cưới một công chúa của tộc Thích Ca, do sự kiêu ngạo cố hữu của người Sakyan, họ thay vì gả một công chúa, lại gả đi một người con gái xinh đẹpnhưng không thuần chủng Sát đế lợi. Đó là con ngoài hôn thú của vua Mahanama và một nữ tỳ xinh đẹp, có tên là Vasabhakhattiya. Khi được gả về hoàng gia thuộc vương quốc Kosala, Vasabhakhattiya được phong là hoàng hậu, vì vua Kosala tưởng nàng là một công chúa thuần chủng của tộc Sakyan. Cuộc hôn nhân chính trị - tôn giáo này có kết quả là một hoàng nam, sau được phong làm thái tửVidudabha.
Vasabhakhattiya rất kín tiếng, đặc biệt là về xuất xứ bên mẹ của mình nên nàng không cho con tiếp xúcvới họ ngoại. Hoàng tử Vidudabha vốn hiếu động và thích giao du, cậu bé tò mò muốn biết thân tộc bên mẹ nên khi cậu mới lớn, được vua cha phong là phó tướng (senapati). Cậu cùng đoàn tùy tùng về thăm ngoại, hy vọng sẽ được đón tiếp long trọng và có quà hậu hĩnh từ gia tộc bên ngoại.
Tuy nhiên khi chàng hoàng tử trẻ về thăm gia tộc ngoại ở Kapilavatthu thì nhận được sự đón tiếp khá hững hờ. Vị tướng trẻ cũng nhận ra chỉ có người già cả và lớn tuổi hơn cậu ở trong cung, còn những người trẻ tuổi và địa vị thấp hơn cậu thì không thấy bóng dáng đâu. Thì ra vì kiêu ngạo, tộc Thích ca đã cho người trẻ đi chơi nơi khác khi Vidudabha đến thăm để họ không phải đảnh lễ và làm các nghi thứccủa công bộc xứ vương hầu đến hoàng tử nước lớn. Người Thích Ca biết rất rõ Vidudabha có mẹ thuộc thành phần tôi đòi hạ tiện nên họ không phục, và việc bà trở thành hoàng hậu xứ Kosala là một cú lừa ngoạn mục.
Khi tiễn đưa Vidudabha đi, người Thích Ca đã đổ sữa tươi lên cái ngai vị hoàng tử này đã ngồi để “tẩy rửa” nơi con cháu của một người nô lệ đã ngồi. Hành động này đã bị bắt gặp bởi một người hầu của Vidudabha khi cậu này vì quên thanh kiếm nên trở lại lấy cho chủ. Người hầu này hỏi vì sao chỗ ngồi của chủ mình được tẩy trần bằng sữa tươi thì được giải thích là vì Vidudabha là con của một người con gái có mẹ là nô lệ! Đây là một thông tin làm chấn động trái tim hiếu thắng non trẻ của vị tướng quân trẻ tuổi Vidudabha. Cậu ta xem đó là một điều sỉ nhục không thể tha thứ và nguyền độc rằng khi có cơ hội, cậu ta sẽ lấy máu tươi của người Thích ca rửa hết thành Kapilavatthu!
Đúng như lời nguyền, khi Vidudabha lên làm vua (cướp ngôi khi vua cha còn sống), vị vua trẻ tuổi ngông cuồng này là đưa binh chinh phạt tộc Thích Ca, tàn sát đẫm máu.
Đây là kết quả ngay trong đời của thái độ ngạo mạn, kiêu căng.
"Victory breeds hatred. Chiến thắng sinh thù hận
The defeated live in pain. – thất bại sống khổ đau.
Happily the peaceful live, Từ bỏ cả thắng-bại; người trí sống an vui.
Giving up victory and defeat." (The Buddha)
TKN Pháp Hỷ - Dhammananda viết tại chùa Tam Bảo, Fresno , California 12/10/2018
TKN Pháp Hỷ - Dhammananda
Sau thế chiến thứ hai (WW.II), người Mỹ được xem là những người kiêu ngạo, đi đâu cũng nghênh ngang vì niềm tự hào của kẻ chiến thắng và có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội trên thế giới. Vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi, có những người Mỹ giàu có đi du lịch và tiêu tiền, ăn chơi, vv một cách bừa bãi khiến họ bị người Châu Âu rất khó chịu, xem họ là những kẻ nhà giàu mới nổi chơi ngông. Những năm gần đây, người Trung Quốccũng trở nên giàu có, cũng đi du lịch khắp nơi và gieo rắc cái văn hóa chơi trội, nghênh ngang và bừa bãi của những kẻ mới nổi khiến nhiều nơi, nhiều người ngán ngẩm và tẩy chay họ.
Những biến thái tâm lý này được nói đến từ xưa, trong kinh điển Phật giáo cũng như những nguồn văn chương khác của kho tàng tri thức nhân loại.
Trong tiếng Pali, kiêu ngạo cũng được dịch là quá mạn (atimāno –ref. Metta sutta) là trạng thái quá đề cao chính bản thân mình và sức mạnh của mình. Kiêu ngạo là từ đối nghĩa với khiêm nhường (nivāto- ref.Maṅgala sutta). Khi một chúng sinh có tâm kiêu ngạo, y xem thường đối phương, kênh kiệu và tỏ sự khinh miệt, độc ác hay nhẫn tâm với những đối tượng mà y cho là không có khả năng làm gì được mình.
Trong bổn sinh truyện có kể về một con voi phó tướng, là tiền thân của Đề Bà Đạt đa – (Devedatta) to lớn và có sức mạnh phi thường. Nó thường đi ngang ngược trong rừng, ăn và giẫm đạp tàn phá bất cứ sinh vật nào không may bị nó đi qua. Nhiều lần voi chúa , là tiền thân của Đức phật Thích Ca, và các voi khác đã khuyến cáo nó đừng kiêu ngạo và làm bậy ngỗ ngược như vậy, nhưng nó phớt lờ và bỏ ngoài tai mọi sự khuyên nhủ. Voi phó tướng cứ chứng nào tật ấy, kiêu ngạo ngông nghênh khiến đến cây cỏ cũng cảm thấy bất bình vì thái độ và hành động ngạo ngược của nó.
Một hôm đàn của nó đi đến một vùng đất mới. Đang là mùa xuân nên cây cỏ, chuối, và các loại hoa quảxanh tươi mơn mởn. Đây cũng là mùa sinh sản, nên voi Chúa dẫn đàn đi tránh các bụi cây có chim non hay những loài thú nhỏ đang mùa ấp trứng hay nuôi con nhỏ. Voi phó tướng không thích đi tránh, nó kiêu ngạo xông xáo đến một khu rừng có nhiều chim đang làm tổ, đẻ trứng và nuôi con non. Khi thấy hung thần xuất hiện, các loài chim bay tứ tán, kêu xao xác vì mất tổ, mất nhà.
Có một con chim gáy đang mớm cho con non ăn trên một cành cây nhỏ ngay trên lộ trình mà voi phó tướng sắp đi đến. Nó sợ hãi bay chấp chới đến trước voi phó tướng, cụp duôi và chấp cánh vái lạy xin xỏ voi phó tướng đừng đi đến cái bụi cây có chim non của nó chưa đủ lông đủ cánh đang ẩn náu trong cái tổ nhỏ trên cành. Đang trong tâm trạng hứng khởi, kiêu ngạo và coi trời bằng vung, voi phó tướng thải một đống phân lên chỗ có chim mẹ đang cầu xin rồi xông thẳng đến cái bụi cây có tổ chim non mà giẫm đạp không thương tiếc. Những chú chim non rơi xuống và bị giẫm lên nát bét trộn lẫn với bùn đất, lá mục thật thương tâm. Chim mẹ kịp bay lên không trung kêu lên những tiếng ai oán, căm phẫn trước hành động tàn nhẫn độc ác của con voi kiêu ngạo tự xem mình là chúa sơn lâm nên coi thường, giẫm đạp lên các loài khác.
Sau cơn bàng hoàng thảng thốt và đau xót tột cùng vì mất con, chim cáy mẹ bay đi tìm đồng minh để trả thù con voi kiêu ngạo độc ác. Chim cáy gặp một đàn ruồi, nó buồn rầu kể câu chuyện thương tâm của nó cho đàn ruồi nghe và hỏi ý kiến đàn ruồi xem nên xử lý như thế nào với con voi kiêu ngạo. Đàn ruồi nói chúng có thể bám theo con voi này, bâu vào mắt và tai nó để đẻ trứng vào những chỗ dễ bị tổn thương của con voi láo xược. Và chúng đã làm như đã tham mưu với chim cáy mẹ. Chim cáy tiếp tụcbay đi tìm đồng minh khác, nó gặp đàn chim én và tâm sự về nỗi đau thương mà nó phải chịu đựng vì con voi ngạo ngược tàn ác. đàn chim én hứa sẽ giúp nó bằng cách lao vào mổ thủng mắt con voi kiêu ngạo ngu ngốc. Chim cáy mẹ lại bay đi, nó gặp những con ếch núi và kể cho ếch nghe câu chuyện bất bình đã xẩy ra khiến các con nó chết đau đớn tức tưởi. Những con ếch hiến kế đến mùa hè nắng nóng khô hạn và thiếu nước, chúng sẽ leo lên núi cao và những chỗ không có nước mà kêu gào khiến voi nghĩ là có nước mà tìm đến.
Theo đúng kế hoạch, vào một buổi hoàng hôn đàn én cứ nhắm vào hai mắt voi phó tướng mà tấn công khiến nó bị thương chảy máu ở mắt. Khi nó nằm xuống nghỉ ngơi thì những con ruồi bâu vào vùng bị thương tổn mà ăn tiệc và đẻ trứng. Chẳng bao lâu sau, những chỗ bị thương tổn trên mắt voi phó tướng sinh ra những con giòi đục khoét khiến hai mắt nó bị mù vĩnh viễn. Nó đau đớn, bứt rứt đi lang thang trong rừng. Vì trước đây nó quá kiêu ngạo và ngang ngược nên đàn voi cũng tránh xa nó. Nó đi lang thang, cô đơn và đau đớn trong cái mùa hè nóng nực và khô cạn. Nó rất khát nước, khát cả tình thươngvà sự quan tâm của đồng loại nhưng không có ai ở bên cạnh nó. Bây giờ thì ngày cũng như đêm trước mắt nó chỉ là một màu đen tối, những vết thương nhức nhối và những cơn khát cháy cổ họng, nó lang thang và đôi khi dừng lại nghe ngóng. Nó bỗng nhận ra trầm bổng xa xa những tiếng ếch kêu đâu đó. Nó định hướng và đi theo những âm thanh trầm bổng đó của ếch vì bản năng bảo nó đâu có tiếng ếch kêu thì ở đó có nguồn nước. Vì không thấy đường, lại đang bị cái khát và những cơn nhức nhối quấy rầy nên nó không biết là thực ra nó đang đi lên núi cao, nơi dẫn đến bờ vực sâu nguy hiểm. Khi thấy voi mù đã từng là phó tướng đi đến chỗ chênh vênh nguy hiểm trên vách núi, những chú ếch đổi vị trí, chúng nhảy đến vùng thấp dưới vách núi và kêu gào thích thú như là chúng đang vùng vẫy chơi đùa trong làn nước. Voi mù vươn mình đi theo tiếng ếch kêu và nó đã thất thế rơi xuống vực thẳm, chết trong đau đớn và hoảng sợ như nó đã từng khiến cho lũ chim non chết thảm.
Một câu chuyện khác trong kho tàng điển tích Phật giáo nói về sự bại vong của dân tộc Thích Ca (Sakya clan) vốn là quyến thuộc của Đức Phật Thích Ca. Dòng họ Thích Ca di trú đến vùng đất mà họ lập kinh đô có tên Ca tỳ la vệ (Kapilavutthu) đưới chân dãy Hy mã lạp Sơn (Himalaya) bảy đời trước khi Đức Phật ra đời. Họ vốn là những hoàng tử cứng cỏi và tháo vát của vua Okkāka (Ref. DN.3, Ambaṭṭha sutta) bị lâu đày xa xứ vì mẹ họ đã chết, vua cha lại đang mê mệt một hoàng hậu trẻ có tham vọng đưa con trai bà lên nối ngôi nên khuyên vua truất phế các hoàng tử lớn con cố hoàng hậu chánh cung.
Khi đến vùng đất mới, các hoàng tử này đã tạo lập nên một vương quốc cường thịnh và vẫn giữ gìntruyền thống của giai cấp Sát đế lợi. Họ rất tự hào là những người chinh phục miền đất mới, những người xây dựng nên một đế chế nơi non cao rừng thẳm hoàn toàn độc lập với thế giới bên ngoài. Niềm tự hào này theo từng thế hệ đã đi đến chỗ thái quá khiến cho họ rất tự mãn và kiêu ngạo. Khi Thái tửTất Đạt Đa (Siddhattha) xuất gia, thành đạo và quay về cố quốc để truyền đạo thì gặp ngay thái độ xức xược và bề trên của thân quyến nơi quê nhà.
Đức Phật đã phải dùng thần thông song đối, đi thiền hành trên không trung, thỉnh thoảng lại phun ra lửa ở phía trên, và phun ra nước ở phía dưới (Ref. DA.l.57; DhA.iii.214f), tạo ra những hiện tượng kỳ diệukhiến cho các quyến thuộc kiêu ngạo của ngài ở thành Ca Tỳ La Vệ phải thán phục. Chỉ khi trong thấy những hiện tượng kỳ diệu đó ở đức Phật, họ mới mở lòng nghe Pháp mà Phật thuyết giảng.
Tuy nhiên tính cách kiêu ngạo này của dòng dõi Thích Ca vẫn không suy giảm. Một số nhận thức được sự tai hại của nó, khi họ xuất gia, như truongf hợp của sáu hoàng tử gồm có Ananada, Anuruddha, Kimbila, vv, họ đã dùng các pháp đối trị để khống chế sự ngã mạn của mình. Các hoàng tử đã yêu cầuđức Phật làm lễ xuất gia cho người thợ cạo Upali trước, như vậy Upali trở thành sư huynh, họ trở thànhsư đệ và theo đúng pháp phải ngồi sau, phải đảnh lễ người xuất gia trước. Đó là một cách để tiêu trừngã mạn có căn cứ trên địa vị.
Khi uy tín của Đức Phật và tăng đoàn lan xa, được trọng vọng ở mọi nơi ngài đến hoằng hóa, vua Panesadi của nước Kosala dần dần cũng ngưỡng mộ ngài và muốn có một người vợ thuộc dòng dõiThích Ca. Lúc bấy giờ vua của tộc Thích ca là Mahanama, một người anh em họ của đức Phật. Khi được tin đại vương Pasenadi của nước Kosala muốn cưới một công chúa của tộc Thích Ca, do sự kiêu ngạo cố hữu của người Sakyan, họ thay vì gả một công chúa, lại gả đi một người con gái xinh đẹpnhưng không thuần chủng Sát đế lợi. Đó là con ngoài hôn thú của vua Mahanama và một nữ tỳ xinh đẹp, có tên là Vasabhakhattiya. Khi được gả về hoàng gia thuộc vương quốc Kosala, Vasabhakhattiya được phong là hoàng hậu, vì vua Kosala tưởng nàng là một công chúa thuần chủng của tộc Sakyan. Cuộc hôn nhân chính trị - tôn giáo này có kết quả là một hoàng nam, sau được phong làm thái tửVidudabha.
Vasabhakhattiya rất kín tiếng, đặc biệt là về xuất xứ bên mẹ của mình nên nàng không cho con tiếp xúcvới họ ngoại. Hoàng tử Vidudabha vốn hiếu động và thích giao du, cậu bé tò mò muốn biết thân tộc bên mẹ nên khi cậu mới lớn, được vua cha phong là phó tướng (senapati). Cậu cùng đoàn tùy tùng về thăm ngoại, hy vọng sẽ được đón tiếp long trọng và có quà hậu hĩnh từ gia tộc bên ngoại.
Tuy nhiên khi chàng hoàng tử trẻ về thăm gia tộc ngoại ở Kapilavatthu thì nhận được sự đón tiếp khá hững hờ. Vị tướng trẻ cũng nhận ra chỉ có người già cả và lớn tuổi hơn cậu ở trong cung, còn những người trẻ tuổi và địa vị thấp hơn cậu thì không thấy bóng dáng đâu. Thì ra vì kiêu ngạo, tộc Thích ca đã cho người trẻ đi chơi nơi khác khi Vidudabha đến thăm để họ không phải đảnh lễ và làm các nghi thứccủa công bộc xứ vương hầu đến hoàng tử nước lớn. Người Thích Ca biết rất rõ Vidudabha có mẹ thuộc thành phần tôi đòi hạ tiện nên họ không phục, và việc bà trở thành hoàng hậu xứ Kosala là một cú lừa ngoạn mục.
Khi tiễn đưa Vidudabha đi, người Thích Ca đã đổ sữa tươi lên cái ngai vị hoàng tử này đã ngồi để “tẩy rửa” nơi con cháu của một người nô lệ đã ngồi. Hành động này đã bị bắt gặp bởi một người hầu của Vidudabha khi cậu này vì quên thanh kiếm nên trở lại lấy cho chủ. Người hầu này hỏi vì sao chỗ ngồi của chủ mình được tẩy trần bằng sữa tươi thì được giải thích là vì Vidudabha là con của một người con gái có mẹ là nô lệ! Đây là một thông tin làm chấn động trái tim hiếu thắng non trẻ của vị tướng quân trẻ tuổi Vidudabha. Cậu ta xem đó là một điều sỉ nhục không thể tha thứ và nguyền độc rằng khi có cơ hội, cậu ta sẽ lấy máu tươi của người Thích ca rửa hết thành Kapilavatthu!
Đúng như lời nguyền, khi Vidudabha lên làm vua (cướp ngôi khi vua cha còn sống), vị vua trẻ tuổi ngông cuồng này là đưa binh chinh phạt tộc Thích Ca, tàn sát đẫm máu.
Đây là kết quả ngay trong đời của thái độ ngạo mạn, kiêu căng.
"Victory breeds hatred. Chiến thắng sinh thù hận
The defeated live in pain. – thất bại sống khổ đau.
Happily the peaceful live, Từ bỏ cả thắng-bại; người trí sống an vui.
Giving up victory and defeat." (The Buddha)
TKN Pháp Hỷ - Dhammananda viết tại chùa Tam Bảo, Fresno , California 12/10/2018
Thuvienhoasen.org
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".