Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung cuối đời mất trí nhớ 0 nhận ra ng quen
#1
Giải mã cái chết trong cô quạnh của vợ Kim Dung
Cập nhật lúc: 14:30 08/04/2018



Điều cay đắng nhất, người nhận giấy báo tử để làm thủ tục cho Chu Mai không phải là chồng, là con cái, mà lại là bác sỹ tại viện.

Trong một chương trình đối thoại của Đài truyền hình Trung ương, Kim Dung (94 tuổi) từng chia sẻ: ‘Tình cảm của tôi không thật viên mãn, không thật lý tưởng". Đối với ông, tình yêu lý tưởng là trúng tiếng sét ái tình và bên nhau đến đầu bạc răng long.

Ở nửa đầu cuộc đời, Kim Dung không được hưởng đời sống tình cảm viên mãn, lý tưởng như ông mong muốn, bởi ông từng bị tình phụ, rồi sau đó chính ông lại phụ tình.

Tình phụ (??)

Người vợ đầu tiên của "đại hiệp" là Đỗ Trị Phân. Khi đó, Kim Dung đang làm việc tại Đông Nam Nhật báo cùng với em trai của Đỗ Trị Phân. Tình yêu của họ bắt đầu từ năm 1947, tới mùa thu 1948, hai người tổ chức lễ cưới, hai bên gia đình đều cảm thấy hài lòng về hôn sự này.

[Image: ktt_8.4_kim_dung1_kienthuc_sfht.jpg]
 Kim Dung và người vợ đầu Đỗ Trị Phân. 


Tuy nhiên, chàng trai trẻ Kim Dung khi ấy với nhiều ước mơ hoài bão bắt đầu thấy chán với cuộc sống quá yên bình sau khi kết hôn. Ông lao vào công việc trong khi Đỗ Trị Phân lại muốn một có một người chồng dành nhiều thời gian cho gia đình. Tình cảm vợ chồng cứ thế nhạt dần, cuối cùng, Đỗ Trị Phân đem lòng yêu người khác.

Năm 1953, lấy lý do là Đỗ Trị Phân không thể sinh con, Kim Dung tuyên bố ly hôn trên báo chí Hong Kong. Sau đó, ông buồn bã tâm sự với bạn thân: "Khi anh yêu một người, nguyện yêu trọn đời, trọn kiếp, nhưng rốt cuộc cũng không thể làm được. Chuyện đời khó đoán, hôm nay có thể là vợ chồng, nhưng ngày sau lại bất ngờ đường ai nấy đi…" Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, Kim Dung khát khao tìm được một người vợ thực sự yêu thương và bên cạnh ông cả đời.

Phụ tình

Ba năm sau khi ly hôn, ngày 1/5/1956, Kim Dung kết hôn lần 2 với Chu Mai, cô gái 21 tuổi hoạt bát, năng động, có tri thức, mạnh mẽ và công việc ổn định. Chu Mai đúng là hình mẫu người vợ mà ông hằng mong ước, vì chồng, bà sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân.

Năm 1959, hai người cùng thành lập Minh Báo, Kim Dung làm chủ biên, còn Chu Mai là phóng viên nữ duy nhất của tờ báo. Lúc mới bắt đầu, Minh Báo không được thành công như mong đợi, thậm chí nhiều thời điểm còn đối diện với nguy cơ bị đóng cửa, tiếp theo đó, bốn đứa con lần lượt ra đời khiến cuộc sống của hai vợ chồng càng thêm khó khăn, có lúc họ phải cầm đồ để lấy tiền trang trải cuộc sống.

Không những là một phóng viên, bạn đồng nghiệp chăm chỉ, cần mẫn, Chu Mai còn là một người vợ hết lòng vì chồng. Đêm nào bà cũng uống café để thức cùng chồng giải quyết công việc tòa soạn. Khi đã có bốn đứa con, Chu Mai vẫn sắp xếp thời gian để vừa lo cho chồng, vừa lo cho con.


[Image: 111825yhr8c2nro788cz7v.jpeg]
Chu Mai - người vợ đồng cam cộng khổ cùng Kim Dung.  


Cứ tới bữa trưa, bữa tối, Chu Mai đều đặn mang cơm tới tòa soạn cách nhà rất xa. Tuy vất vả cả trong cuộc sống lẫn công việc nhưng Kim Dung vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có một người bạn đời luôn bên cạnh lúc khó khăn.

Năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài, ngắn các loại, chữ cái đầu của 14 tiểu thuyết ghép vào tạo thành câu đối: 'Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc. Tiếu thư thần hiệp bích uyên". Khi các tiểu thuyết bắt đầu nổi tiếng, Minh Báo phát triển, sự nghiệp đi lên, cuộc sống ổn định dần thì cũng là lúc cuộc hôn nhân của Kim Dung và Chu Mai bắt đầu nảy sinh vấn đề.

Với tính tình đối lập nhau, người thì ngoài mềm trong cứng, người thì hiếu thắng, cả hai dần xuất hiện tranh cãi và cuộc hôn nhân của họ đã xuất hiện thêm người thứ ba là cô gái trẻ đẹp 16 tuổi mang tên Lâm Lạc Di .

[Image: 0019b91ec94414481d7a31.jpg]Lâm Lạc Di 16 tuổi (trái)- người phụ nữ khiến Kim Dung (45t) ruồng rẫy người vợ thứ 2 .

Quote:Kim Dung quen Lâm lạc Di, người kém ông 29 tuổi trong một lần vào quán rượu với tâm trạng sầu muộn. Nhạc Di lòng ngưỡng mộ nhà văn, hai bên trò chuyện khá hợp tính. Lần đó, Kim Dung đã rộng hầu bao, boa cho cô số tiền bằng nửa tháng lương làm thêm song cô từ chối.

Sau khi kết hôn, ông đưa Lạc Di sang học ở Úc và cô giúp đỡ rất nhiều cho nhà văn sau này. Nhà văn từng chia sẻ rằng Lâm Lạc Di rất biết cách chăm sóc gia đình và rất thích cách vợ trang trí nhà cửa, chính những điều nhỏ nhặt này đã khiến ông muốn gắn bó với cô vợ kém mình tới 29 tuổi.
Quote:
  

Ông đồng thời si mê, chạy theo nữ minh tinh Hạ Mộng và tìm được niềm vui mới bên Lâm Lạc Di . Như giọt nước tràn ly, Chu Mai kiên quyết chia tay nhà văn Kim Dung. Để đến sau này trong một dịp gặp lại, Kim Dung - một người luôn ân hận với những gì mình đã gây ra cho người vợ kết tóc đã muốn đưa Chu Mai về sống chung với gia đình ông nhưng Chu Mai từ chối.

Sau khi ly hôn, Chu Mai sống trong cơ cực, nghèo khó và đến khi qua đời vì bạo bệnh thì bênh cạnh bà chỉ có các y bác sĩ trong bệnh viện, không có bất cứ người thân nào khiến những người đã từng quen biết Chu Mai không khỏi chạnh lòng xót xa cho số phận của bà. Còn Kim Dung khi hay tin thì đau đớn khôn xiết và trên tất cả là những giọt nước mắt ân hận đến tận cùng mà ông biết rằng suốt đời này ông phải mang theo. 

Bi kịch cuộc đời của Kim Dung không dừng lại ở đó. Đứa con trai trưởng của ông tự sát năm 19 tuổi - Tra Truyền Hiệp đã khiến ông suy sụp tinh thần và có dấu hiệu trầm cảm từ đó về sau. Nhắc đến đứa con trai này, Kim Dung không khỏi phải tự hào vì Tra Truyền Hiệp - con trai đầu lòng của ông và Chu Mai được nhiều người ca tụng là thiên tài văn học. Năm lên 4 tuổi đã có thể thuộc lòng Tam Tự Kinh, đến khi lên 6 lại có thể đọc vanh vách Tăng Quảng Hiền Văn. Đến năm 11 tuổi đã viết được quyển sách đầu tay cho mình mang tên Cuộc đời ta là vì cái gì

Thế nhưng, dưới ngòi bút của Tra Truyền Hiệp, người đọc không khỏi cảm giác sự u uất, tư tưởng trưởng thành của cậu bé 11 tuổi. Đã có nhiều người nói cho Kim Dung biết nhưng ông bỏ ngoài tai và chỉ nghĩ rằng con mình lớn lên với tư tưởng trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa khác.

[Image: 640.jpeg]
Tra Truyền Hiệp và em gái Tra Truyền Thi


Có thể nói, Chu Mai là người vợ thiệt thòi nhất của Kim Dung, chính bà là người chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, cùng Kim Dung gồng gánh mọi công việc khi thành lập Minh Báo, nhưng khi tờ báo này hưng thịnh, thì cũng là lúc tình cảm của chồng dành cho bà phai nhạt, Chu Mai không có được hạnh phúc mà đáng ra bà phải được hưởng.

Tác giả Lâm Yến Nhi từng viết trong cuốn Tra Lương Dung - Hong Kong đệ nhất tài tử rằng Chu Mai là người đàn bà sắt đá. Sau khi ly hôn, bà không cần bất cứ sự quan tâm nào từ chồng cũ, thậm chí khi cùng đến dự một đám cưới, Kim Dung đề nghị đưa bà về nhà, Chu Mai lạnh lùng đáp: "Không cần".

Bà trải qua một cuộc sống nghèo khó và cô đơn suốt phần đời còn lại. Ngày 8/11/1998, khi Kim Dung đang hạnh phúc với duyên mới và thành công với những bộ tiểu thuyết của mình, thì Chu Mai đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Người phụ nữ mạnh mẽ ấy ra đi ở tuổi 63 đầy cô đơn, xót xa. Điều cay đắng nhất, người nhận giấy báo tử để làm thủ tục cho bà không phải là chồng, là con cái, mà lại là bác sỹ tại viện.

Trước cái chết của vợ, Kim Dung ngậm ngùi chia sẻ: "Tôi có lỗi với Chu Mai, tôi đã không thể là một người chồng tốt, tôi không xứng đáng với cô ấy". Có lỗi với vợ, song Kim Dung biết rằng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân bởi ông đã trúng tiếng sét ái tình với cô gái mới 16 tuổi Lâm Lạc Di.


[Image: 22br03pn.jpg]
Sau bao năm làm vợ của Kim Dung, Lâm Lạc Di không sinh đứa con nào. 
Reply
#2
Những người con tài hoa của nhà văn Kim Dung
15/12/16 22:19 GMT+7


Kim Dung có 4 người con, 2 trai, 2 gái, đều do người vợ thứ hai là Chu Mai sinh dưỡng và không ai theo nghiệp văn chương của cha

Trong 4 người con thì con trai đầu Tra Truyền Hiệp thừa hưởng gien di truyền của Kim Dung rõ nhất. Truyền Hiệp ra đời vào lúc Kim Dung và Chu Mai đang vất vả mưu sinh, chuẩn bị thành lập Minh báo.

Tra Truyền Hiệp bạc mệnh

[Image: dai-hiep-kim-dung-va-noi-dau-ve-nguoi-co...u-tu-1.jpg]
Mới vừa học nói, Truyền Hiệp đã được cha dạy đọc Tam tự kinh, đến 4 tuổi thì thuộc lòng; lên 6 tuổi đã thuộc “Tăng quảng hiền văn”, mọi người đều gọi là “Tiểu thần đồng”. Vào Trường Tiểu học Sơn Đỉnh, Truyền Hiệp là học sinh giỏi và rất ham đọc sách.


Mùa thu năm 1965, tác phẩm “Hiệp khách hành” của Kim Dung đăng tải trên Minh báo. Bộ tiểu thuyết này có viết câu chuyện vợ chồng Thạch Thanh thương yêu con trai mình, tình tiết chân thiết cảm động, đó là lấy từ thực tế gia đình Kim Dung viết ra. Truyền Hiệp 10 tuổi đã mê mải đọc “Hiệp khách hành”, có khi ngồi đọc dưới thềm trời mưa, cha gọi mấy lần mà không hay.

Kim Dung đặc biệt thương yêu Tra Truyền Hiệp. Năm 11 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã viết một bài văn tựa đề “Cuộc đời của ta là vì cái gì?”. Bài văn nói rằng cuộc sống đầy đau khổ, chẳng có ý vị gì, thể hiện sự u uẩn và có tư tưởng xuất thế. Bài viết khiến mọi người kinh ngạc. Có người nói không nên cho lối tư duy ấy tồn tại trong đầu một đứa trẻ như Truyền Hiệp nhưng Kim Dung lại thấy con mình đúng, ông khen con sớm phát trí tuệ, tư tưởng sâu sắc.

Tháng 10-1976, Tra Truyền Hiệp đang học năm nhất Đại học Columbia - Mỹ đã bất ngờ treo cổ tự tử khi chưa đầy 20 tuổi. Đây là vết thương vĩnh viễn không bao giờ lành trong lòng Kim Dung. Tháng 9-2004, Kim Dung hồi ức: “Tôi nhớ khi nhận được hung tin con trai lớn qua đời ở Mỹ, lòng đau đớn vô hạn nhưng hôm ấy còn phải viết bài bình luận cho báo nên vừa viết vừa khóc, dù đau đến mấy cũng phải viết”. Mấy tháng sau, Kim Dung sang Mỹ đem tro cốt của Tra Truyền Hiệp về Hồng Kông.

Trong phần hậu ký của bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký sau đó, Kim Dung viết rằng: “Nỗi đau xót của Trương Tam Phong khi thấy Trương Thúy Sơn tự vẫn hay niềm đau đớn của Tạ Tốn khi nghe tin Trương Vô Kỵ chết, trong sách đã viết quá nông cạn, sự thực trong cuộc đời không phải như vậy bởi lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu thấu...”.

Đầu bếp Tra Truyền Thích

Trong khi Trịnh Tiểu Long, con trai của nhà văn kiếm hiệp Cổ Long, là võ sư ngũ đẳng Nhu đạo, làm cận vệ cho người đứng đầu Đài Loan (Trung Quốc) Mã Anh Cửu thì con trai của Kim Dung lại theo nghề... đầu bếp.

[Image: 297260877.jpeg]
Kim Dung bên người con trai thứ hai - Tra Truyền Thích. Ảnh: Chinanews.

Con trai thứ của Kim Dung là Tra Truyền Thích có vóc dáng giống Kim Dung nhất, thân hình tròn trịa, mặt mũi đầy đặn. Không giống người anh, lúc nhỏ Tra Truyền Thích học hành chểnh mảng, sở thích là ăn, nuôi chó và du sơn ngoạn thủy. Tra Truyền Thích từng kể rằng: “Tôi không phải là tài liệu học tập. Khi xưa, tôi cùng anh cả học ở trường St. Paul’s. Anh thì học rất giỏi, thầy cô rất thương quý, còn tôi nghịch phá số một, thường bị phạt”.

Về sau, được Kim Dung gửi sang Anh học, Truyền Thích chọn ngành kế toán vì cho rằng: “Kế toán thì chỉ cần điền con số vào khung cố định thì sẽ ra đáp án, rất thích hợp với người lười biếng”. Sau khi từ Anh trở về Hồng Kông, Truyền Thích được cha đưa vào làm phó giám đốc Nhà Xuất bản Minh Hà, làm một số việc quản lý xuất bản.

[Image: CE_20111114225814388.jpg]

Tra Truyền Thích rất mê nấu ăn, am hiểu và thạo chế biến các món ăn của Pháp, Ấn Độ, Tứ Xuyên, Quảng Đông. Sư phụ của Truyền Thích chính là nhà ẩm thực lừng danh Thái Lạn. Truyền Thích viết nhiều bài về ẩm thực trên các báo, tạp chí, lấy bút danh là “Bát Đại đệ tử”.

Đầu năm 2001, khi thấy đã “luyện đủ công lực”, Tra Truyền Thích mở nhà hàng Thực Gia Thái ở Hồng Kông. Để khích lệ con, Kim Dung đã đến “mở hàng”. Nhiều ngôi sao điện ảnh Hồng Kông như Trương Quốc Vinh, Mai Diễm Phương, Thẩm Điện Hà... thường đến đây ăn. “Minh tinh thật ra rất khổ, chúng tôi thường cùng nhau ăn cơm, Trương Quốc Vinh cho biết anh ấy bị chứng trầm uất, tối thường mất ngủ” - Tra Truyền Thích nói. Nhà hàng này có những món rất đặc biệt do Truyền Thích đặt ra như “Bát Giới tương tư lại một năm” (thịt cổ heo xào đậu côve) hay “Đường Minh Hoàng thăm ao Hoa Thanh (gà quý phi trộn tương tam vị)...

Đang kinh doanh ăn uống ổn định, năm 2004, Tra Truyền Thích đóng cửa nhà hàng, đến Thâm Quyến làm chỉ đạo ẩm thực cho một nhà hàng cao cấp. Truyền Thích hài hước về nghề nghiệp của mình là “nghệ thuật hành vi”.

Tra Truyền Thi - Tra Truyền Nột

Cô con gái thứ ba của Kim Dung là Tra Truyền Thi lúc nhỏ thông minh, lanh lợi. Truyền Thi được 5 tuổi thì Cách mạng văn hóa nổ ra ở đại lục, phong trào “võ đấu” tức phê đấu thô bạo lan rộng, ở Hồng Kông cũng xảy ra bạo động, đốt phá. Minh báo phản đối “cực tả” nên Kim Dung bị xem là Hán gian, liệt vào vị trí thứ hai trong danh sách 5 người phải tiêu diệt. Trước tình hình đó, Kim Dung phải đưa vợ con đi lánh nạn ở Singapore. Tại đây, Truyền Thi bị sốt cao, đưa vào một bệnh viện nhỏ tiêm thuốc quá liều khiến cô bé bị điếc. Kim Dung gọi đùa con là “Tiểu Lung Nữ” (“lung” là điếc). Tháng 3-1982, Tra Truyền Thi được cha gửi sang Canada, học tại Trường Đại học York, tốt nghiệp với thành tích xuất sắc. Truyền Thi là phóng viên, phó tổng biên tập tờ Minh báo buổi tối. Đến nay, Truyền Thi đã là bà mẹ 3 con, hiện là tổng quản lý một đài truyền hình về tài chính.

[Image: 957e4e5dda81475.jpg]
Tra Truyền Nột sinh năm 1963, từ nhỏ đã thể hiện năng khiếu hội họa. Năm 12 tuổi, cô bái sư danh họa thủy mặc Đinh Diễn Dung học 2 năm, sau đó tự học quốc họa, sơn dầu. Tranh của cô được giới chuyên môn đánh giá cao.

Tháng 5-2010, Tra Truyền Nột mở phòng vẽ ở khu trường đua Happy Valley, Hồng Kông. Nói về hội họa, Truyền Nột từng đùa rằng: “Cha tôi viết một cuốn tiểu thuyết phải mấy trăm trang mới hoàn thành, còn tôi chỉ trong một bức họa đã chuyển tải thiên ngôn vạn ngữ, chẳng phải tôi lợi hại hơn sao?”.
THIÊN TƯỜNG

Quote:Tuổi già an nhàn

Nghê Khuông, nhà văn nổi tiếng của Hồng Kông, bạn thân của Kim Dung tiết lộ ông đã xây dựng hình tượng nhân vật Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp dựa trên cô con gái út của ông là Tra Truyền Nột (1963). Khi được hỏi về việc là con gái cưng của "vua truyện kiếm hiệp" nhưng không theo nghiệp cha, Truyền Nột nói: “Trở thành cao thủ viết truyện không phải là mơ ước của tôi”.

[Image: dda8a5990875d69d24e1b32f6b75f75f.jpg]
Truyền Nột cũng cho biết, dù không một người con nào theo nghiệp văn của mình, song Kim Dung cũng không thấy buồn và hối tiếc: “Cha thường nói với tôi, hãy cứ làm điều gì mình muốn, không cần phải học theo ông. Bởi cái quý giá nhất của con người chính là bản ngã”.

Trong số các anh chị em, Tra Truyền Nột là người con duy nhất sống gần cha. Cô kết hôn sớm hơn chị gái và chồng là một bác sĩ. Họ có 3 đứa con, 2 cô con gái đầu đang du học tại Anh, cậu con trai út đang học trung học.

Tra Truyền Nột cho biết chị gái Tra Truyền Thi hiện sống ở Vancouver - Canada, còn anh trai Truyền Thích sống ở Thâm Quyến.

“Ba anh chị em chúng tôi mỗi người bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống của riêng mình. Ngày nhỏ, cả ba ăn chung bàn, ngủ chung giường, nhưng lớn lên, mỗi người một cuộc sống, không còn thân thiết được như trước, giờ nghĩ lại tôi thấy rất buồn và tiếc”-Truyền Nột tâm sự.

Trước đây, nhà văn Kim Dung từng chia sẻ về cách giữ tư duy, tinh thần thư thái và minh mẫn: “Mỗi ngày tôi thường đi bộ 45 - 50 phút nhưng không phải đi chậm mà bước thật nhanh, hô hấp dồn dập đến khi toát mồ hôi ra mới thôi. 

Lúc trời mưa hay quá nắng, tôi ở nhà đạp xe tại chỗ 30 - 45 phút. Năm 1995, tại Hồng Kông, tôi bị bệnh tim rất nặng. Nhiều người đến bệnh viện thăm hỏi khiến tôi cảm nhận ra cái đáng quý của tình cảm con người mà nếu không có lần chết đi sống lại ấy, tôi vẫn không nhận cảm được. Vì tính cách của tôi ít khi bày tỏ tình cảm, thế mà lại có nhiều người quan tâm đến tôi như  vậy”.
Reply
#3
Chuyện đời của Hạ Mộng - đại mỹ nhân được Kim Dung trọn kiếp yêu thầm và lấy làm nguyên mẫu Tiểu Long Nữ
 30:01 | 07/09/2018


Hong Kong của những năm 50 dường như chỉ xoay quanh người đẹp có cả nhan sắc kiều diễm và sự uyên bác, tài hoa này. Người hâm mộ điện ảnh đều gọi cô là "Audrey Hepburn Châu Á".

 [Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26102499.jpg]

Hạ Mộng là một giai nhân trong giới điện ảnh vào những năm 50, tên thật là Dương Mông. Vì yêu thích Shakespeare, cô lấy nghệ danh là Hạ Mộng - tựa đề trong tác phẩm A Midsummer Night’s Dream (Giấc Mộng Đêm Hè).

Hạ Mộng sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha mẹ đều yêu thích hí khúc, vì vậy từ nhỏ cô đã được hun đúc trong môi trường của nghệ thuật hí kịch.

Năm 6 tuổi, Hạ Mộng tham gia Cuộc thi chụp ảnh nhi đồng Thượng Hải của báo Đại Lục, vừa lên sân khấu đã khiến những đứa trẻ khác bị lép vế, cuối cùng ẵm giải nhất về tay.

Sau khi gia đình chuyển đến Hong Kong, cô vẫn yêu thích biểu diễn hí kịch, nhất là những tác phẩm của Shakespeare.

 [Image: bd315c6034a85edf11543ebd45540923dc547550.jpg]

Năm 1950 cô được người quản lý của công ty Trường Thành để mắt đến. Năm 1951, cô hóa thân vào vai diễn đầu đời trong Cấm Hôn Ký. Bộ phim nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích sau khi công chiếu, vì vậy người đẹp được công ty và đạo diễn coi trọng.

Chưa đến hai năm, kỹ năng diễn xuất của Hạ Mộng tiến bộ không ngừng, phim Tội Ác Biển Hoa cô thủ vai chính xếp thứ 5 tại liên hoan phim quốc tế ở Edinburgh (Scotland).

[Image: 616868144343848262-1436076344155.jpg]
Năm 21 tuổi, Hạ Mộng, Thạch Huệ và Trần Tư Tư cùng nhau xưng danh Ba cô công chúa Trường Thành.

Năm năm sau, tạp chí Trường Thành lựa chọn ra Mười Đại Minh Tinh Trên Màn Ảnh Nhỏ Của Hong Kong, Hạ Mộng vinh dự xếp thứ nhất. Người hâm mộ điện ảnh đều gọi cô là “Audrey Hepburn Châu Á”.

Đạo diễn Lý Hàn Tường từng nói: “Hạ Mộng là nữ diễn viên xinh đẹp nhất từ trước đến nay, phong cách không hề tầm thường, khiến cho người người ngày đêm thương nhớ”.
 
[Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26100556.jpg]
Cô lại không đồng tình, chỉ nói: “Cho đến bây giờ tôi cũng không cảm nhận được bản thân mình đẹp đến thế nào, không nhớ rõ nguyên nhân vì sao nhiều người lại hâm mộ dáng vẻ xinh đẹp của tôi”.

Hạ Mộng có học thức lại xinh đẹp, người yêu thích cô đương nhiên không ít. Lâm Huy Nhân có Từ Chí Ma, Kim Nhạc Lâm và Lương Tư Thành thì Hạ Mộng có Sầm Phạm, Kim Dung và Lâm Bảo Thành.


Người đầu tiên phải kể đến đó là biên kịch Sầm Phạm. Sầm Phạm xuất thân trong dòng dõi danh môn, gia thế hiển hách, là đạo diễn của nhiều tác phẩm nổi tiếng như AQ Chính Truyện - chuyển thể từ bộ truyện cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn, tác phẩm kịch Hồng Lâu Mộng truyền bá tiếng tăm đến quốc tế, đến nay vẫn là tác phẩm điện ảnh hí khúc Trung Quốc kinh điển.

Năm 1951, Hạ Mộng làm diễn viên chính trong Mộng Hôn Ký quen biết Sầm Phạm. Hai người nhanh chóng trở thành một đôi tình nhân, cùng nhau thảo luận về vai diễn, cách diễn, phân tích tâm lý nhân vật, cùng nhau chơi tennis, đi dạo phố.

 
Sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập, Sầm Phạm quyết định trở về Đại lục phát triển.

Hạ Mộng biết được dự định này, nhất quyết nói: “Anh trở về, em cũng trở về”. Lúc đó muốn về Đại lục phải làm visa, Sầm Phạm có anh trai làm sĩ quan ở thành phố Quảng Châu nên rất nhanh giúp ông làm xong thủ tục.
Hạ Mộng nhờ người trong công ty Trường Thành giúp đỡ, nhưng mãi mà không có kết quả, Sầm Phạm đành đi trước. Hạ Mộng cũng nói đợi cô làm visa xong nhất định sẽ sang gặp mặt.

Nhưng tình hình tiến triển không được thuận lợi. Công ty điện ảnh Trường Thành mất một Sầm Phạm, dễ gì để cho Hạ Mộng chạy đi. Khi đó Sầm Phạm nhớ mong Hạ Mộng, liên tục gửi thư, nhưng một lá cô cũng không nhận được.

Lời đồn đãi nổi lên khắp nơi, có người nói Sầm Phạm thay lòng, có người nói Sầm Phạm bỏ rơi cô rồi. Cô không tin. Nhưng đã rất lâu cũng không có tin tức, nơi chốn xa xôi, biệt vô tăm tích, duyên tình cũng đứt.

Năm 1955, Hạ Mộng có cơ hội đến Đại lục, dùng mọi cách tìm được Sầm Phạm, hai người gặp nhau ở công viên Bắc Hải (Bắc Kinh). Nhưng hai người ngay cả tay cũng không thể nắm, bởi vì cách đó một năm Hạ Mộng đã kết hôn.

Sau này Hạ Mộng lập gia đình nhưng Sầm Phạm vẫn nhớ mong cô, sống đơn côi đến cuối đời. Trong khoảng thời gian hai người biệt vô tăm tích, ông từng được biết bao cô gái theo đuổi, nhưng lại không hề động lòng, không để cho cô gái nào có cơ hội đến gần, thậm chí trợ lý của ông cũng là nam. Ông từng nói nếu như không gặp Hạ Mộng, ông có thể đã kết hôn sinh con với một cô gái nào đó. “Thế nhưng tôi đã biết Hạ Mộng rồi, những người khác đều không sánh được. Giữa chúng tôi không có người nào phản bội người nào, từ đầu đến cuối chỉ có tình anh em”.

Ông nói: “Khuôn mặt xinh đẹp của Hạ Mộng xếp thứ hai, nội tâm của cô càng đẹp hơn, vô cùng lương thiện”. Sau 50 năm, ông vẫn có thể kể lại câu chuyện mình bị vỏ sò cắt đứt chân, chảy rất nhiều máu, chính Hạ Mộng tự tay rửa vết thương cho ông, còn dùng khăn tay băng bó cho ông.

Ông yêu Hạ Mộng, đến chết cũng không thay lòng:“Yêu một người là muốn đối phương hạnh phúc. Bây giờ gia đình cô ấy rất hòa thuận, con cái xinh đẹp, sự nghiệp thành đạt, tôi cảm thấy yên tâm lắm, thậm chí còn vui vẻ vì cô ấy không có giấy thông hành. Nếu như khi đó quay về nội địa, với nguồn gốc của cô ấy, ở một thời kì đặc biệt như vậy nhất định sẽ có tai họa lớn xảy ra. Tôi lại không thể bảo vệ cô ấy được”.


Sức hút của Hạ Mộng vô cùng lớn, ngay cả cha đẻ của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng bị Hạ Mộng thu hút. Ông lén dùng bút danh viết kịch là Lâm Hoan, gia nhập vào công ty điện ảnh Trường Thành, viết riêng cho Hạ Mộng rất nhiều kịch bản. Sau khi Kim Dung lên làm đạo diễn, Hạ Mộng càng dễ dàng vào vai chính trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm Vương Lão Hổ Cướp Vợ ở những năm 60 đã mở ra một phong trào điện ảnh dùng hí khúc Trung Quốc.

[Image: chan-8-9-1481467785562.jpg]
Kim Dung và Hạ Mộng

Kim Dung yêu mến cô, say mê như kẻ si, biết rõ Hạ Mộng đã kết hôn rồi nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi, cô rất bất mãn nói “Đời này kiếp này khó được như ý nguyện, e rằng kiếp sau, kiếp sau còn có cơ hội”, rồi kết thúc tình duyên này.

Cuối cùng Kim Dung cũng không thể làm gì khác đành đem hình bóng của Hạ Mộng vào trong những trang viết. Có người nói những nữ chính trong tiểu thuyết được yêu thích nhất của ông đều có bóng hình Hạ Mộng. Sở dĩ có công chúa Hương Hương, công chúa Hoa Tranh, công chúa Kiến Ninh, đều là vì biệt hiệu “Đại công chúa Trường Thành” của Hạ Mộng lúc xưa.

 [Image: ngam-ve-dep-cua-tay-thi-dien-anh-hongkong.jpg]
Có người nói: “Kim Dung và Hạ Mộng, cùng với Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên, ai đa tình hơn ai?“.

Đường cùng không lối thoát, Kim Dung chỉ có thể đem gửi gắm tình cảm vào những trang văn, ông hiểu rất rõ tình cảm Đoàn Dự dành cho Ngữ Yên, bởi vì tình cảm của ông dành cho Hạ Mộng cũng giống như thế, vừa gặp đã yêu.
Năm 22 tuổi, Hạ Mộng quyết định cùng với Lâm Bảo Thành tiến đến hôn nhân, an ổn cả đời, chưa bao giờ có xích mích, cãi vã.


[Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26101188.jpg]
Ảnh cưới của Hạ Mộng và thương gia yêu nghệ thuật - Lâm Bảo Thành năm cô 21 tuổi, để lại tiếc nuối cho bao người, trong đó có nhà văn Kim Dung. 

Lâm Bảo Thành tốt nghiệp từ đại học St.Johan Thượng Hải, là một thương nhân nhưng rất có hứng thú say mê đối với nghệ thuật, đồng thời ông rất hâm mộ Hạ Mộng.

Năm đó ở trên phim trường Tỷ Muội Khúc, ông tự đề cử mình vào một vai diễn phụ tạm thời, tình cờ gặp được Hạ Mộng.

Cô nói: “Những người khác cứ luôn khen người nhà mình, nhất là đối với người mình yêu mến, nhưng Á Lâm (Lâm Bảo Thành) sẽ không như vậy. Anh ấy rất thẳng tính, có một nói một, tôi rất thích tính cách của anh ấy”.

“Nếu tôi diễn xuất có chỗ nào không tốt, người khác sẽ không nói ra đâu, nhưng anh ấy lại chấp nhận đưa ra ý kiến với tôi, không thêm không bớt”.
“Người ngoài nhìn vào cách ăn mặc và trang điểm của tôi, nhất định sẽ nói tôi đẹp vô cùng, nhưng anh vẫn thường nói thẳng ra ý kiến của mình”.

“Tôi phát hiện được anh ấy là một người thành thật, nhanh mồm nhanh miệng, đắc tội người ta cũng sẽ không hay biết”.

“Một gia đình lý tưởng là gia đình được xây dựng trên việc cùng chung tư tưởng và hứng thú, nghề nghiệp chúng tôi tuy khác nhau, anh ấy ở cửa hàng Tây làm việc, tôi lại là một diễn viên điện ảnh, thế nhưng chúng tôi có thể hiểu nhau. Không đến mức vì nghề nghiệp không giống nhau mà lại ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình ấm êm”.

 [Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26102121.jpg]

Một thời gian sau khi kết hôn, cô giã từ sự nghiệp đang trên đỉnh vinh quang của mình, cùng chồng rời khỏi Hong Kong để sang Canada, sống một cuộc sống bình thường, sinh con đẻ cái.

Từng dùng vẻ đẹp khuynh thành nắm bắt trái tim bao người, trở về cô lại dùng học thức, tài năng thu hút sự mến mộ.
 

Đến năm 1969, Hạ Mộng mới cùng chồng và hai con gái về Hong Kong, cùng bạn bè hợp tác mở xưởng sản xuất. Mười năm sau, Liêu Thừa Chí nhìn thấy vợ chồng Hạ Mộng và Lâm Bảo Thành, khuyến khích cô trở về giới điện ảnh.
Cô suy nghĩ cẩn thận, thấy mình đã là một người phụ nữ có tuổi, không cần phải làm diễn viên, thế nên cô lấy thân phận là nhà sản xuất phim quay về ngành điện ảnh.

Năm 1978, Hạ Mộng tự mình gầy dựng nên công ty điện ảnh “Chim xanh” (Chim xanh là loài chim được mệnh danh là sứ giả của Tây Vương Mẫu). Từ đó về sau, trong ngành điện ảnh xuất hiện các tác phẩm kinh điển như Đầu Bôn Nộ Hải, Tự Thủy Lưu Niên, Anh Hùng Tự Cổ Xuất Thiếu Niên.

Trong đó, năm 1982, tác phẩm Đầu Bôn Nộ Hải được khán giả khen ngợi không ngừng, giành giải nhì phim điện ảnh xuất sắc nhất Hong Kong. Đồng thời đạo diễn, biên kịch và chỉ đạo tạo hình cũng ẵm giải.

Hạ Mộng nói không hài lòng với những phim mình đóng. Đối với bộ phim Vương Lão Hổ Cướp Vợ, cô hời hợt nói mình không thích bộ phim này, cảm thấy bộ phim không đủ tầm cỡ. Không chỉ vậy, ảnh chụp rồi cô cũng không thèm nhìn lại. Còn những bộ phim bản thân sản xuất thì cô lại hết lòng tán dương.

Từng nghe Sâm Phạm nói Hạ Mộng là một cô gái hiền lành, quả thật cô đã giúp đỡ cho không ít người có được tiếng tăm lớn. Lưu Đức Hoa và Tư Cầm Cao Oa đều do một tay cô nâng đỡ.

Trong lúc quay Đầu Bôn Nộ Hải, vai chính từng cân nhắc giao cho Châu Nhuận Phát nhưng Châu Nhuận Phát đề cử Lưu Đức Hoa với cô. Sau khi phim công chiếu, trong một đêm, Lưu Đức Hoa từ một người nhiều năm đóng vai phụ trở thành minh tinh nổi tiếng.


Có lẽ vì từng được người khác giúp đỡ nên Lưu Đức Hoa cũng thường xuyên dẫn dắt những người mới, đầu tư làm phim cho những người mới, rất “mát tay” chỉ sau một bộ đã nổi tiếng.


Năm đó, Tư Cầm Cao Oa còn chưa là diễn viên Hong Kong. Cô chỉ là một người mà ngay cả vai phụ còn không biết đóng, nói chi diễn vai chính trong Đầu Bôn Nộ Hải. Cuối cùng khi phim công chiếu, Tư Cầm Cao Oa đoạt giải Kim Tượng - trở thành nữ diễn viên đứng đầu Hong Kong.

[Image: 15-27-31-77-19.jpg]
 Tư Cầm Cao Oa


Vinh quang không bao lâu, Hạ Mộng lại tiếp tục từ giã đỉnh cao, trở lại với cuộc sống ấm áp yên bình. Lần xuất hiện kế tiếp của “mỹ nhân Hương Cảng” đã là năm 2015, khi đoạt giải ở Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải. Một năm sau, Hạ Mộng qua đời ở tuổi 83, kết thúc cuộc đời đầy thành tựu.

[Image: 2014121819302878f94_550.jpg]

Người ta nói “hồng nhan bạc phận” nhưng may mắn cuộc đời của đại mỹ nhân Hạ Mộng lại xuôi chèo mát mái, trọn vẹn ấm êm. Khi còn sống cô từng làm cho bao nhiêu trái tim nam nhân thầm thương trộm nhớ, lúc rời khỏi cõi đời Hạ Mộng vẫn là tượng đài về nhan sắc và diễn xuất, được nhiều người đời sau ngưỡng vọng khôn nguôi…
Nguồn bài: Baike
Reply
#4
Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời
31/10/2018



[Image: 6EB5DC8E-A8E7-4406-AF21-A28BA4902CF2_w1023_r1_s.jpg]
Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng


Kim Dung, tiểu thuyết gia kiếm hiệp rất quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả và khán thính giả Việt Nam cũng như cộng đồng Hoa ngữ trên toàn thế giới, vừa qua đời ở Hong Kong, thọ 94 tuổi, sau một thời gian dài lâm bệnh, AP đưa tin.

Tin Kim Dung từ trần đã gây xúc động trên cộng đồng mạng xã hội Việt Nam, nhiều người đã bày tỏ sự thương tiếc và ngưỡng mộ ông.

Võ hiệp kỳ tình

Minh Báo, tờ báo Hong Kong do Kim Dung sáng lập, cho biết ông qua đời hôm thứ Ba ngày 30/10 tại Bệnh viện và Viện Điều Dưỡng Hong Kong.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời con rể của ông, Tiến sỹ Ngô Duy Xương, cho biết Kim Dung qua đời bên cạnh người thân và gia đình.

Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung (tên tiếng Anh là Louis Cha Jing-yong), sinh tại Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào năm 1924. Ông tốt nghiệp Trường Luật Tô Châu năm 1948. Khi còn trẻ, ông muốn trở thành nhà ngoại giao, nhưng để có tiền ăn học ông đã bắt đầu đi làm báo và làm biên dịch cho tờ Đại Công Báo ở Thượng Hải vào năm 1947. Ông đến Hong Kong vào 1948 để làm việc cho phòng đại diện của tờ báo này.

Khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, cánh cửa đến với ngành ngoại giao đối với ông cũng bị đóng lại.

Năm 1955, sau khi rời Đại Công Báo, ông đã bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp với nội dung thấm đẫm văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa với ba cột trụ: Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

Ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên ‘Thư Kiếm Ân Cừu Lục’ vào năm 1955 với bút danh Kim Dung và tác phẩm ngay lập tức trở nên rất ăn khách. Nối tiếp đà thành công, ông viết thêm 14 cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nữa cũng lấy bút danh Kim Dung. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là Lộc Đỉnh Ký vào năm 1972.

“Võ thuật đối với tôi chỉ là công cụ, là vỏ bọc bên ngoài. Nó được sử dụng như là cách để diễn đạt những tư tưởng nghệ thuật,” Kim Dung từng bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994.

Những tư tưởng nghệ thuật đó, ông cho biết, là tự do và chống phong kiến.
Sau thành công vang dội của những cuốn tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên, vào năm 1957, ông sáng lập tờ Minh Báo lúc đầu chỉ có bốn người nhưng giờ đây đã trở thành nhật báo Hoa ngữ hàng đầu. Lúc đầu, công chúng đến với tờ báo này chỉ vì nó có đăng thường kỳ truyện của Kim Dung.

Vào năm 1966, khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản được Mao Trạch Đông phát động ở Trung Quốc đại lục, Kim Dung đã viết một loạt những bài xã luận lên án rằng Cách mạng Văn hóa ‘sẽ hủy diệt văn hóa và truyền thống Trung Hoa’.

Các tác phẩm và thế giới các anh hùng võ hiệp của ông lần đầu tiên đến được với công chúng nói tiếng Anh vào năm 1994. Lúc đó, ông thừa nhận rằng độc giả phương Tây khó mà lĩnh hội được nội dung các câu chuyện của ông.

“Độc giả cần học hỏi về tư duy Trung Hoa mới có thể hiểu được,” ông nói và gọi những tác phẩm của ông là ‘mang tính truyền thống Trung Hoa cả về chủ đề, đạo đức và triết lý’.

Ông được nhìn nhận là nhà văn nổi tiếng nhất Hong Kong và là một trong những nhà văn Hoa ngữ có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong thế kỷ 20.

Tờ SCMP đánh giá Kim Dung là một nhà báo, nhà lãnh đạo cộng đồng được tôn kính và trên hết là một tiểu thuyết gia được ca ngợi. Thể loại tiểu thuyết võ hiệp (wuxia) của ông vốn kể về các câu chuyện hành hiệp trượng nghĩa của các cao thủ võ lâm ở Trung Quốc thời xưa đã khiến cho ông trở thành một tên tuổi thân thuộc với nhiều hộ gia đình người Hoa không chỉ ở chính quốc mà còn trên thế giới.

Các tác phẩm của ông, với trên 100 triệu bản đã được bán ra toàn cầu và vô số bộ phim và trò chơi điện tử được chuyển thể, vượt qua các ranh giới chính trị, địa lý và ý thức hệ, theo SCMP.

Ông là giáo sư danh dự của nhiều đại học lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Chiết Giang, Hong Kong và là tiến sỹ danh dự của Đại học Cambridge, Anh quốc.

Các tác phẩm của ông là bệ phóng cho nhiều tài tử nổi tiếng của Hong Kong và Trung Quốc như Lưu Đức Hòa, Lương Triều Vỹ, Lý Liên Kiệt, Lý Á Bằng, Châu Tấn, Cổ Thiên Lạc, Lưu Diệc Phi...

Nghiện Kim Dung’

Có thể nói, cùng với nữ văn sỹ Đài Loan Quỳnh Dao

[Image: 7133FC1E-B460-4E9F-A14F-1F0516FB6BAC_w650_r1_s.png]
Louis Cha, Kim Dung là nhà văn Hoa ngữ được công chúng Việt Nam biết đến nhiều nhất và mến mộ nhiều nhất, kể cả thế hệ trước và sau năm 1975.

Ông lần lượt xuất bản 15 tiểu thuyết võ hiệp, mà người Việt Nam gọi dân dã là ‘truyện kiếm hiệp’, theo trình tự thời gian lần lượt là: Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Bích Huyết Kiếm, Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ, Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ Ngoại Truyện, Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Uyên Ương Đao, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Liên Thành Quyết, Thiên Long Bát Bộ, Hiệp Khách Hành, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Việt Nữ Kiếm và Lộc Đỉnh Ký.

Các tác phẩm của ông được nhiều thế hệ độc giả người Việt say mê đọc đến nỗi có người bị ‘nghiện Kim Dung’.

Ở Sài Gòn trước năm 1975, nhiều tờ nhật báo sống được và bán đắt như tôm tươi là nhờ đăng truyện của Kim Dung. Các chuyến bay từ Hong Kong về Sài Gòn khi đó đều có đem theo số Minh Báo mới nhất có đăng truyện Kim Dung. Có giai thoại kể rằng, ông Hàn Giang Nhạn, dịch giả chuyển ngữ tác phẩm Kim Dung nổi tiếng nhất ở miền Nam, vào mỗi buổi sáng, đều có người của các tòa báo kéo đến đông chật, chờ ông dịch xong truyện Kim Dung để đem về tòa soạn.

Các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng văn hóa đại chúng ở miền Nam trước 1975 đến nỗi chúng đã được chuyển thể thành những vở cải lương, những bài ca cổ, thể loại sân khấu được ưa chuộng nhất thời bấy giờ. Theo trào lưu đó, các soạn giả tên tuổi như Hà Triều, Hoa Phượng, Yên Ba, Nguyên Thảo, Yên Lang cũng viết một loạt tuồng cải lương kiếm hiệp lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Kim Dung.

Năm 1964, nam nghệ sỹ Thanh Sang đã đạt giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô Gái Đồ Long được chuyển thể từ Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Sau năm 1975, một thời các tác phẩm của Kim Dung bị cấm vì bị cho là ‘văn hóa rẻ tiền’ hay ‘đồi trụy phản động’ nhưng vẫn được nhiều người lén lút đọc. Nhưng đến thập niên 1990, với chủ trương cởi trói cho văn học nghệ thuật thì các tác phẩm Kim Dung mới được cho phép trở lại và được các nhà xuất bản tại Việt Nam công khai xuất bản.

Không chỉ sống trong tiểu thuyết, các nhân vật của ông còn bước ra màn ảnh và tạo nên sức hút không kém gì các tiểu thuyết. Các tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Anh Hùng Xạ Điêu, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thần Điêu Đại Hiệp được các nhà làm phim Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore làm đi làm lại, có tác phẩm được làm phim cả chục lần.

Những bộ phim kiếm hiệp này một thời là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân miền Nam và người Việt ở hải ngoại vào những năm 1980, 1990 và vẫn tiếp tục chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ của nhiều kênh truyền hình ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Các tiểu thuyết Kim Dung có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa đại chúng của Việt Nam và đã hòa quyện vào đời sống hàng ngày dân Việt.

Những nhân vật trong truyện của ông, mỗi người một vẻ, đều đã trở thành những nhân vật quen thuộc của người Việt: Kiều Phong hiên ngang khẳng khái, Quách Tĩnh thật thà nhân hậu, Trương Vô Kỵ ngay thẳng quân tử, Hồng Thất Công hào hiệp trượng nghĩa, Lệnh Hồ Xung tiêu dao hào sảng, Dương Hoa tinh quái trí trá, Vi Tiểu Bảo khôn ngoan mưu trí, Nhạc Bất Quần giả nhân giả nghĩa…

Người Việt cũng trở nên quen thuộc với các địa danh được mô tả trong truyện của ông như Nhạn Môn Quan, Tuyệt Tình Cốc, Đào Hoa Đảo, Quang Minh Đỉnh, Thiếu Lâm Tự, Đại Lý, Thành Tương Dương, Hoa Sơn, Hắc Mộc Nhai…

Nhiều ngôn ngữ trong truyện của Kim Dung đã đi vào lời ăn tiếng nói của người Việt: đại hiệp, cao thủ, giang hồ, minh chủ, võ lâm, cao thủ, tẩu hỏa nhập ma, ma giáo, bàng mô tả đạo, cái bang, tiền bối, bí kíp, hào kiệt, hảo hán, võ nghệ cao cường, thân thủ, công lực, khinh công, ám khí, hạ độc thủ, chiêu thức, độc cô cầu bại, cái thế, nha đầu, tiểu nhị, tại hạ, các hạ…

Các tác phẩm của ông được đánh giá là ‘từ điển’ về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán của Trung Quốc – trải rộng trên các lĩnh vực võ thuật, địa lý, triết học, tư tưởng, tôn giáo, y học, trà đạo, âm nhạc, châm cứu, thư họa…

Lồng trong các câu chuyện về võ thuật trong các tác phẩm này là những triết lý nhân sinh quan, về đạo đức, về cách đối nhân xử thế và đạo nghĩa ở đời.

Nhiều câu nói của các nhân vật trong truyện của ông đã trở thành những câu cửa miệng của người Việt, chẳng hạn như: ‘Quân tử báo thù, 10 năm chưa muộn’; ‘Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật’; ‘Biển cả mênh mông, quay đầu là bờ’; ‘Giang hồ hiểm ác, lòng người khó lường’; ‘Ân đoạn nghĩa tuyệt’; ‘Oan oan tương báo, bao giờ mới dứt’; ‘Ma cao một thước, Đạo cao một trượng’; ‘Có mắt không nhìn thấy Thái Sơn’; ‘Tứ hải giai huynh đệ’; ‘Hỏi thế gian tình là chi?’…

Trên Facebook, một người có tên Nguyễn Thiện viết: “Nhớ hồi nhỏ, tôi đang ngồi đọc truyện ở nhà dưới thì ba tôi gọi bảo lấy cái kềm đem lên cho ông. Tôi đứng dậy, mắt không rời sách, chân bước đến chỗ để kềm. Rồi một tay cầm kềm, tay kia cầm truyện, mắt vẫn dán vào truyện, chân bước lên nhà trên đưa kềm cho ba! Không rớt chữ nào! Truyện đó chính là tiểu thuyết của Kim Dung! Và hơn 40 năm sau, tôi vẫn mê Kim Dung.”

Một người khác là Tô Phạm An Nhiên bày tỏ: “Hồi đó đọc một mạch series từ Anh Hùng Xạ Điêu - Thần Điêu Đại Hiệp - Ỷ Thiên Đồ Long Ký, xong suốt ngày lấy mấy cái mền làm áo choàng, mang thêm thanh kiếm gỗ ông đóng cho ra đường hành hiệp… Sau này, mình đi làm, ngay công ty đầu tiên gặp sếp kéo lại hỏi: "Anh đố chú cha của Quách Tĩnh tên gì?". Thế là biết mấy anh em trong công ty ai cũng từng đọc Kim Dung… Cảm ơn Kim Dung vì một tuổi thơ đầy tưởng tượng và lắm kỉ niệm đẹp.”

‘Người Hong Kong khổng lồ’

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đặc khu trưởng Hong Kong, đang công du Nhật Bản đã ra thông cáo bày tỏ ‘sự đau buồn sâu sắc’ trước sự ra đi của Kim Dung.

“Ông ấy sáng lập tờ Minh Báo khi còn trẻ và cũng viết những bài xã luận với những bình luận mang tính xây dựng cho xã hội, do đó mà giành được sự kính trọng,” thông cáo của bà Lâm viết.

Tỷ phú Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và là đồng hương Chiết Giang với Kim Dung, là một trong những người đầu tiên phản ứng trước sự ra đi của nhà văn mà ông ngưỡng mộ.

“Đó là mất mát lớn lao đối với người Trung Quốc trên thế giới và đặc biệt đau buồn đối với chúng tôi ở Alibaba do chúng tôi đã áp dụng những gì ông viết như là một phần của văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi,” ông Ma nói.

“Tinh thần võ hiệp mà Tra tiên sinh thúc đẩy đã trở thành giá trị cốt lõi của Alibaba,” ông Ma, người đã gặp Kim Dung ở Hàng Châu vào năm 2000 và trở thành bạn thân từ đó, nói. “Từ lâu tôi đã ngưỡng mộ Tra tiên sinh và ông ấy đã là nguồn cảm hứng đối với tôi. Ông ấy sẽ luôn trong trái tim tôi.”

Oliver Chou, cây bút bình luận văn hóa của SCMP gọi Kim Dung là ‘người khổng lồ’ của văn hóa Hong Kong, tương đương với William Shakespeare đối với Anh quốc.

“Không có tác giả Hoa ngữ nào có thể làm say mê các độc giả người Hoa như vậy bất chấp phương ngữ và quan điểm chính trị,” Chou viết và cho biết có giai thoại rằng ông Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo thời cải cách của Trung Quốc, đã từng gửi đặc vụ đến Hong Kong để mua các bộ tiểu thuyết của Kim Dung vào đầu những năm 1980.

Kim Dung sau đó cũng được gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1981. Khi đó, ông Đặng đã nói với Kim Dung: “Chúng ta đã là bạn rồi. Tôi đã đọc tiểu thuyết của ông.”

Nam tài tử Trịnh Thiếu Thu, người từng đóng các vai chính trong các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung, được SCMP dẫn lời nói: “Quý vị có thể gọi những tiểu thuyết đó là giả tưởng lịch sử, nhưng chúng còn hơn thế. Anh sẽ đắm chìm trong những trang viết của ông đến nỗi anh sẽ tin rằng những chuyện hành hiệp giang hồ như thế thật sự đã xảy ra.”
Reply
#5
Tác phẩm của Kim Dung có tổng cộng 15 truyện trong đó có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự. 

Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp. Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge.

Danh sách 15 tác phẩm tiêu biểu của Kim Dung như liệt kê dưới đây:

Tên truyện  /  Tên khác
Năm sáng tác
Ghi chú


1. Thư kiếm ân cừu lục
1955


2. Bích huyết kiếm
1956


3. Xạ điêu anh hùng truyện /Anh hùng xạ điêu
1957
Ghi chú : Xạ điêu tam bộ khúc I

4. Thần điêu hiệp lữ  /Thần điêu đại hiệp
1959
Ghi chú : Xạ điêu tam bộ khúc II


5. Tuyết sơn phi hồ
1959


6.  Phi hồ ngoại truyện  / Lãnh nguyệt bảo đao
1960
ghi chú : Tiền Tuyết sơn phi hồ


7. Bạch mã khiếu tây phong
1961


8. Uyên Ương đao
1961


9. Ỷ thiên Đồ long ký  / Cô gái Đồ Long
1961
Ghi chú :  Xạ điêu tam bộ khúc III


10.  Liên thành quyết
1963


11. Thiên long bát bộ / Lục mạch thần kiếm
1963
ghi chú : Tiền Xạ điêu tam bộ khúc

12 .Hiệp khách hành
1965


13. Tiếu ngạo giang hồ
1967


14. Lộc Đỉnh ký  / Lộc Đỉnh Công
1969-1972


15. Việt nữ kiếm
1970,
truyện ngắn


[Image: kimdung2.jpg?w=381&h=616]
Reply
#6
Về dịch giả Hàn Giang Nhạn (1909-1981) là một dịch giả người Việt Nam. Ông nổi tiếng trong thể loại truyện võ hiệp, được nhiều người ca ngợi là nhà dịch truyện Kim Dung tài tình nhất[1][2]. Ông còn có bút danh Thứ LangVô Danh Khách
[Image: HanGiangNhan.jpg]
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_G...%E1%BA%A1n
Reply
#7
"Sự siêu phàm của Kim Dung khiến đời sau chỉ nuôi mộng kế thừa, không dám nghĩ đến 2 chữ lật đổ" 

Dũng Phan | 30/10/2018 22:15

[Image: photo1540911653376-15409116533781927167232.jpg]
Những đại hiệp của Kim Dung đều là những thân phận bi kịch, bằng tính cách thẳng thắn, mà vươn lên thành đệ nhất thiên hạ.



Trương Vô Kỵ là nhân vật phụ lớn nhất trong lịch sử tiểu thuyết

"Xã hội càng tiến bộ, giao thông càng phát triển, chân trời xa nhau bỗng gần như mấy thước. Tối nay còn ở trong nhà người uống mấy ly, nói chuyện xa xưa với bạn bè, hôm sau rất có thể đã ở xa mãi tận chân trời. Ai tới cùng tôi cạn chén?".

Khi Cổ Long viết lên những câu đó, chắc Cổ đại hiệp cô đơn lắm. Lời văn như tiếng lòng, lại cả như lời tiên tri. Nơi cửu tuyền 33 năm âm dương cách biệt, ai tới cạn chén cùng ông? Hôm nay, đã có Kim Dung tới cạn chén cùng ông rồi.

[Image: 6d1f0900-dc3a-11e8-bb7b-3484094c71b9_128...k=SL-jj77o]
Kim Dung đã qua đời.


[Image: gu-long.png]
Nhà văn Cổ Long

48 tuổi, Cổ Long qua đời. 46 tuổi, là số tuổi mà Kim Dung nhiều hơn Cổ Long. Kim Dung là vậy, cẩn mật, uy tín, nghiêm trang, bác học, kể cả cái chết cũng mang tính trọn vẹn. Chốn giang hồ rộng lớn, thiên hạ càng lúc càng biến động. Thế mà cả Kim lẫn Cổ không ai còn ở trên dương thế.

Kim Dung tạo nên một thế giới, một chốn nhân sinh quan cùng bao nhiêu ý nghĩa ẩn tàng qua từng câu chuyện. Càng đọc Kim Dung, lại càng thấy phiêu hốt. Càng đọc Kim Dung, lại càng điên đảo. Càng đọc Kim Dung, lại như thấy ý nghĩa vô tận.

Ví như đọc Ỷ Thiên Đồ Long Ký lần đầu ta tin rằng Trương Vô Kỵ là nhân vật chính, đọc lần thứ hai tin chắc người đó là Triệu Mẫn, đọc lần thứ ba lại nghĩ là Chu Chỉ Nhược, đọc lần thứ tư lại nghĩ phải là Tạ Tốn.

Đến khi gấp sách lại ở lần thứ 5 thì cười lên sằng sặc, rồi đập bàn: "Trương Vô Kỵ là nhân vật phụ lớn nhất trong lịch sử tiểu thuyết".
Đấy là Kim Dung.

Võ học của ông dạy cả cách làm người. Hãy đọc những gì liên quan đến "Độc Cô Cửu Kiếm": "Ngươi sử kiếm pháp chứ không phải kiếm pháp sử ngươi.

Con người là sống động, còn kiếm chỉ là tĩnh", "Ngươi hãy xâu các chiêu thức đã học thành một chuỗi, tùy nghi phát chiêu, còn cái gì không ráp được thì chặt bỏ đi, đừng cưỡng cầu"; "Bậc đại trượng phu hành sự thích việc gì ra việc nấy, linh hoạt như nước chảy mây bay, tuỳ ý thích mà làm. Còn như những thứ quy củ võ lâm, giáo điều môn phái gì đó đều chỉ là cái rắm chó đáng vất đi mà thôi!" .

Đấy không chỉ là kiếm pháp, đấy còn là cách sống của một kẻ đứng giữa trời đất.

Kim Dung bỏ bùa mê người ta, ông khiến người già, người trẻ, đàn bà, đàn ông say đắm theo thế giới mà ông vẽ theo.

Đó là một thế giới không còn những phiền muộn u sầu của hiện thực, chỉ còn mộng tưởng với Lăng Ba Vi Bộ, với khinh công dập dìu trên ngọn cây, với Đàn Chỉ Thần Thông và tiếng tiêu réo rắt của Hoàng Dược Sư.

Những ẩn tàng mà ông tạo nên qua từng trang sách đều tinh tế như tính cách của Doanh Doanh. Kim Dung tạo nên những kẻ giả nhân giả nghĩa của cái gọi là chính phái nhưng luôn miệng nói đạo lý, đối chọi với sự bất khuất ngạo thế khinh đời của những kẻ tà phái nhưng làm việc thì đàng hoàng.

Như muốn nói với cả thế giới về sự vô thường, về lẽ đời, về những khuôn mặt nạ. Như một cây đại thụ phủ bóng, nửa thế kỷ qua ai viết kiếm hiệp cũng đều bị ảnh hưởng bởi Kim Dung.

[Image: 4507076119324463368040996713517496965529...309928.jpg]

"Kiếm – Hiệp – Kỳ - Tình"

4 cột trụ của võ hiệp có ở cả Kim Dung. Nhân vật Thành Côn độc ác là vậy nhưng tạo nên phong ba cũng chỉ vì chữ tình mà thôi.

"Ta có trái tim nàng nhưng không có nàng. Hắn có nàng nhưng không có trái tim nàng. Rốt cuộc cả ta và hắn đều mất nàng."

Kim Dung cũng khiến người ta nhỏ lệ trên từng trang sách. Khi A Châu nói với Kiều Phong bên Tiểu Kính Hồ: "Chàng sau này suốt đời cô độc, thiếp cũng cô khổ lênh đênh." Nàng đã để lại một niềm đau vĩnh cửu của phút giây trước khi Kiều Phong đang ta lỡ lầm giết chết nàng.

Ông khiến người ta quặn đau trong hình ảnh của Tiểu Long Nữ lúc sắp chết, nói lên cái tên của kẻ đã lấy đi sự trong trắng của nàng ngay trước mặt của người nàng yêu – là học trò của nàng.

[Image: 20-1489744404686-15409116894821737602750.jpg]

Và Đinh Điển - đại hiệp đệ nhất thiên hạ khi thấy cảnh đó đã ôm lấy nàng, vừa khóc mà nói "Nàng vì ta mà hủy hoại dung nhan, trong mắt ta, nàng đẹp gấp trăm vạn lần ngày trước."

Đấy là Kim Dung.

Tôi từng nói "Kiếm hiệp chọn người, không phải người chọn kiếm hiệp." Trong thế giới của Kim Dung vẽ lên hình ảnh của những huynh đệ xả thân.

Một Hư Trúc giữa muôn trùng vây binh đao, với ánh mắt trách phạt của sư phụ, nhưng khi nhìn cảnh Đoàn Dự và Tiêu Phong uống rượu đã chạy lại hô lớn: "Đại ca, tam đệ, cho ta uống với". Sống cùng sống, chết cùng chết, bạc đầu tóc xanh, huynh đệ ở lại.

Ngày hôm đó, giang hồ đều muốn giết Tiêu Phong. Ngày hôm đó, Hư Trúc gặp Tiêu Phong lần đầu.

Nữ nhân của ông "Yêu nồng nàn, hận sâu cay, hành xử quyết liệt" như Triệu Mẫn, Hoàng Dung. Thập phần tinh tế như Nhậm Doanh Doanh. Nhu mì, dịu dàng, mà cơ trí hơn người như A Châu, Tiểu Chiêu…

Tất cả hòa quyện trong một thế giới phiêu lưu giả tưởng đẹp như mộng. Nữ nhân mà ông xây dựng, ai đọc đều yêu lấy.

Kể cả một cô bé như A Tú, A Tú dạy cho Thạch Phá Thiên chiêu Bàng Xao Trắc Kích như sau: "chém bên trái một đao, bên phải một đao, trên một đao, dưới một đao".

Tiếp đó, nàng nói: "Sau đó đại ca hãy ghìm đao dừng lại, khen ngợi địch thủ một câu, rồi đề nghị địch thủ bãi chiến, kết làm bạn - để bảo toàn danh dự cho địch thủ."

Ấy là bởi nàng sợ ngày Thạch Phá Phiên gặp Bạch Vạn Kiếm cha nàng. Quả nhiên, đó là chiêu thức giữ thể diện cho đối thủ, và giữ cả tình yêu cho nàng với Thạch Phá Thiên.

"Thiên cổ văn nhân hiệp khách mộng."

Ngàn đời kẻ văn nhân đều muốn làm hiệp khách.

Điều đưa ông lên vị trí "Võ lâm minh chủ" là bởi sức sống bất diệt, là tài năng tuyệt luân của ông thể hiện qua những tác phẩm ông tạo ra.

Đọc Lộc Đỉnh Ký ta thấy cả một thế giới về ẩm thực cung đình, đọc Anh Hùng Xạ Điêu để thấy được vẻ đẹp của thảo nguyên và sông nước Giang Nam, đọc Thiên Long Bát Bộ để biết một kết cấu kỳ thư của võ hiệp, của tiểu thuyết đỉnh cao sẽ được xây dựng thế nào.

Không chỉ Phật Giáo với những đặc tính phản bổn hoàn nguyên, quy căn viết tĩnh, hồi đầu thị ngạn qua các hình ảnh Lệnh Hồ Xung, Hư Trúc. Ta còn gặp được cả triết lý của Lão Tử, Trang Tử, khổ hạnh nằm cả trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Kim Dung tạo nên những thứ võ công tạm gọi là "lời nói dối chân thật", tức là biết phịa mà sao logic quá. Chưa kể còn ẩn tàng những điều tinh tế qua từng chiêu võ công.

Chưa hết, ông tạo nên các âm mưu đấu đá của các bộ óc Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại với đầy đủ kế hoạch, binh pháp, lọc lừa, gián điệp.

Kim Dung, như Cổ Long nhận xét "Ông dung nạp tất cả các trường phái, không chỉ tiểu thuyết võ hiệp cổ điển, mà còn dung hòa cả văn học phương Tây hiện đại, văn học Trung Hoa cổ điển. Tạo nên văn học của riêng mình với đầy đủ sự chọn lọc cô đọng, gần gũi, sống động tự nhiên."

Sự siêu phàm của Kim Dung khiến kẻ đời sau chỉ nuôi mộng kế thừa, không dám nghĩ đến hai chữ lật đổ.

Những đại hiệp của Kim Dung đều là những thân phận bi kịch, bằng tính cách thẳng thắn, mà vươn lên thành đệ nhất thiên hạ. Các nhân vật của Kim Dung đều là những anh hùng trải qua biết bao máu và nước mắt để được gọi tên anh hùng. Đó như cái gửi gắm của ông cho đời sau: sự vươn lên.

33 năm về trước, Cổ Long qua đời ở tuổi 48. Sinh ly tử biệt, chén rượu sầu hôm nào. Giờ 33 năm sau, ông gặp lại minh chủ của mình.

Đêm nay, dưới cửu tuyền, Kim Dung – Cổ Long cạn chén. Trên dương thế, những kẻ từng sống trong giấc mơ võ hiệp của chư vị, xin gửi đến hai chữ "Cảm tạ".
Reply
#8
'Thái đẩu' Kim Dung cuối đời không nhận ra bạn bè và khó nói chuyện
30/10/18 22:06 GMT+7


Kim Dung qua đời sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật và tuổi già. Bạn bè chia sẻ nhà văn nổi tiếng bị chứng đãng trí vào những năm sau cùng.

“Thái đẩu võ hiệp” Kim Dung qua đời ngày 30/10, hưởng thọ 94 tuổi. Theo QQ, khi tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng đã hy vọng đây chỉ là tin đồn. Đại diện nhà văn Kim Dung ngay sau đó xác nhận tin buồn và chấm dứt mọi kỳ vọng: “Thật xin lỗi khi đó lại không phải là tin giả. Chúng tôi không biết nói gì vào lúc này, bình yên và lặng lẽ”.

Con trai Kim Dung nói về cái chết của cha: “Một buổi chiều bình yên và thanh thản”.

[Image: 2731357c893a6064392b.jpg]
Kim Dung trong ngày sinh nhật 90 tuổi.

Trong sự nghiệp của mình, tiểu thuyết gia hàng đầu Trung Quốc đã có 15 bộ tiểu thuyết được dựng thành phim. Nhiều người cho rằng Kim Dung đã hoàn thành giấc mộng võ hiệp của chính mình và cũng mang tới giấc mộng võ hiệp cho hàng triệu trái tim khác.

Nam diễn viên Hồ Quân, người từng đóng vai Kiều Phong, cho biết sức khỏe của Kim Dung có dấu hiệu giảm sút từ vài năm nay. Trên Weibo, Hồ Quân chia sẻ ảnh nhà văn trong tiệc sinh nhật tuổi 90.

[Image: a0cfb1820dc4e49abdd5.jpg]
Bạn bè cho biết Kim Dung đã không nhận ra người nhà, bạn bè và không thể nói chuyện.

“Ảnh này chụp tại nhà lão sư Kim Dung. Chúng tôi khi đó có Huỳnh Hiểu Minh, Lý Á Bằng, nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đã tới mừng ông bước sang tuổi 90”, anh viết.

“Trước khi ra về, Kim Dung lão sư đã tiễn chúng tôi ở thang máy. Ông vẫy tay chào, không ngờ đây lại là cái vẫy tay vĩnh biệt chúng tôi”, Hồ Quân xúc động.

Trả lời On, Hồ Quân cho biết vài năm sau nhà văn đã ít tổ chức sinh nhật hay gặp gỡ bạn bè.

Apple Daily tiết lộ sinh thời Kim Dung rất thân với tác giả Nghê Khuông, Lý Thuần An, Hoàng Dính. Họ là những người bạn tri kỷ, thường gặp gỡ hàn huyên về cuộc sống. Lý Thuần An cho biết giai đoạn vài năm sau cùng, Kim Dung ít gặp gỡ bạn bè.

Kim Dung cũng không còn nhận ra người quen. “Nhiều lúc ông ấy như một đứa trẻ, thích đùa giỡn nhưng xa lạ với mọi người. Ngay cả người thân ông cũng không nhận ra. Ông ấy chỉ nhớ được vợ và con gái”, Lý Thuần An nói trên Apple Daily.

Nhà văn Nghê Khuông trả lời Sina đã chia sẻ cảm xúc bàng hoàng khi nghe tin bạn qua đời: “Tôi không hề biết Kim Dung qua đời? Tôi không được ai thông báo. Đã lâu rồi chúng tôi không gặp nhau, chắc là nửa năm qua”.

Nghê Khuông kể những năm cuối đời, Kim Dung nói chuyện rất khó khăn. “Ông ấy luôn bệnh như vậy. Ngoài 90 tuổi, Kim Dung đã không thể nói rõ lời, viết cũng không thể”, tác giả Nghê Khuông nói.

[Image: 0da421e99daf74f12dbe.jpg]
Kim Dung hoàn thành giấc mộng võ hiệp của hàng triệu người.

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc đương đại, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ", doanh số bán sách cao nhất trong giới văn đàn Trung Quốc. Ông còn là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hong Kong.

Trong sự nghiệp, ông đạt nhiều giải lớn, bao gồm huân chương Tử kinh vào năm 2000, Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới vào năm 2008. Ông còn từng được đưa vào danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Đến với văn học từ năm 1939, nhắc đến Kim Dung, khán giả và giới làm phim còn nhớ đến những tác phẩm lớn là nguồn cảm hứng bất tận trong điện ảnh. Khó có thể đếm được số lần Thiên long bát bộ, Lộc đỉnh ký, Thần điêu đại hiệp được dựng thành phim.

Hiểu Nguyệt
Reply
#9
Lúc 13 tuổi, tui đã bắt đầu đọc toàn bộ Cô Gái Đồ Long truyện trong một mùa Hè.  Cũng mùa Hè năm đó, thay vì đi bắt dế, lén vô vườn hái trộm xoài, tui trốn vào một gốc nhà ngồi mê mang với Đoàn Dự và Vương Ngọc Yến trong Thiên Long Bát Bộ. RIP Mr. Kim Dung.
Hello.
Reply
#10
cam' on anh PV post bài viet về nhà van KimDung voi sự phan tích rõ ràng và hay :full-moon-with-face4:
Reply
#11
Me too.  Cám ơn bạn Phóng Viên đã mang về những bài viết rất chi tiết để giúp cho đọc giả Việt Best được hiểu biết tường tận hơn về cố nhà văn tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Điều đau lòng và dằn vặt nhất của Kim Dung giúp cho thế hệ trẻ thấy và hiểu được để mà tránh phải gặp phải...là phụ tình người Vợ yêu thương và hy sinh tất cả cho ông lúc còn thuở hàn vi.

Ông có thể tạo nên những hình tượng có cá tính mạnh mẽ và bất khuất trong các tác phẩm, nhưng bản thân ông lại rất yếu đuối...không dám móc cả trái tim mình dâng lên cho người Vợ thứ 2 xứng đáng nhất trong cuộc đời của ông.

Thật tội nghiệp cho ông, và những người thân xoay quanh cuộc đời của ông.

Hy vọng là các bạn trẻ đam mê viết tiểu thuyết có thể dùng những tư liệu đã xảy ra trong cuộc đời của ông mà sáng tác ra được 1 tác phẩm kinh điển sau này.
Reply
#12
“ Kim Dung “ nghe cái tên cứ tưởng là đàn bà.
Reply
#13
(2018-11-05, 08:54 AM)OneSunday Wrote: Lúc 13 tuổi, tui đã bắt đầu đọc toàn bộ Cô Gái Đồ Long truyện trong một mùa Hè.  Cũng mùa Hè năm đó, thay vì đi bắt dế, lén vô vườn hái trộm xoài, tui trốn vào một gốc nhà ngồi mê mang với Đoàn Dự và Vương Ngọc Yến trong Thiên Long Bát Bộ. RIP Mr. Kim Dung.


(2018-11-05, 09:59 AM)Gracie Wrote: cam' on anh PV post bài viet về nhà van KimDung voi sự phan tích rõ ràng và hay :full-moon-with-face4:

(2018-11-05, 10:40 AM)Hai Lúa Wrote: Me too.  Cám ơn bạn Phóng Viên đã mang về những bài viết rất chi tiết để giúp cho đọc giả Việt Best được hiểu biết tường tận hơn về cố nhà văn tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Điều đau lòng và dằn vặt nhất của Kim Dung giúp cho thế hệ trẻ thấy và hiểu được để mà tránh phải gặp phải...là phụ tình người Vợ yêu thương và hy sinh tất cả cho ông lúc còn thuở hàn vi.

Ông có thể tạo nên những hình tượng có cá tính mạnh mẽ và bất khuất trong các tác phẩm, nhưng bản thân ông lại rất yếu đuối...không dám móc cả trái tim mình dâng lên cho người Vợ thứ 2 xứng đáng nhất trong cuộc đời của ông.

Thật tội nghiệp cho ông, và những người thân xoay quanh cuộc đời của ông.

Hy vọng là các bạn trẻ đam mê viết tiểu thuyết có thể dùng những tư liệu đã xảy ra trong cuộc đời của ông mà sáng tác ra được 1 tác phẩm kinh điển sau này.

Clinking-beer-mugs4
Reply
#14
(2018-11-05, 05:28 PM)TeaOla Wrote: “ Kim Dung “ nghe cái tên cứ tưởng là đàn bà.

Lúa quá   Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#15
(2018-11-06, 01:00 AM)PhongVien007 Wrote: Lúa quá   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Ko có đọc tiểu thuyết Grinning-face-with-smiling-eyes4
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply