Tạp ghi - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html) +--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html) |
RE: Tạp ghi - phai - 2023-01-30 Trả lời chung cho các bạn về chữ "diệt sân si". Trong post đó vốn tôi chỉ muốn đùa vui với sư phụ abc về chuyện coi đá banh chứ không bàn về những câu chữ hay sâu xa hơn những khái niệm về Phật pháp thành thử phóng chỉ gõ xuống theo cách nói của người ngoại đạo. Tôi vốn là người tội lỗi nên trước giờ chưa hề dám lạm bàn về đạo giáo. RE: Tạp ghi - abc - 2023-01-30 bạn Phai I am good. mình tham gia VB từ những ngày đầu và cũng đã mấy năm, nên tui nghĩ tánh tình và tư kiến mỗi người ra sao ai cũng rõ . RE: Tạp ghi - Ech - 2023-01-30 (2023-01-30, 10:29 AM)abc Wrote: bạn Phai Ý sư phụ nói thằng đó sân si hết thuốc chữa rồi phải không sư phụ? RE: Tạp ghi - abc - 2023-01-30 bạn Ech cái này hỏng dám phán a đôi khi thấy vậy mà hỏng phải vậy , ví dụ như anh Ủn , nếu ảnh ko mập thì có lẽ người Việt mình gọi ảnh là anh Un (không dấu) cho giống cách phát âm chứ ko chế nhạo là Ủn này Ủn kia RE: Tạp ghi - phai - 2023-01-30 (2023-01-30, 10:44 AM)abc Wrote: bạn Ech Sư phụ nói vậy có nghĩa sư phụ cũng đã "thấy vậy" theo con mắt đời nhưng vì có chút tâm Phật nên sư phụ nghĩ "có thể hỏng phải vậy", phải không vậy sư phụ. Chuyện này thì Ếch phán đúng mà, ai sinh hoạt lâu cũng thấy thôi . RE: Tạp ghi - abc - 2023-01-30 vậy thì thêm vô tí đôi khi thấy vậy mà hỏng phải vậy, ... nhưng chắc là vậy RE: Tạp ghi - Ech - 2023-01-30 (2023-01-30, 11:22 AM)abc Wrote: vậy thì thêm vô tí Chốn giang hồ hiểm ác, đôi khi thấy vậy tưởng vậy, nghe đồn vậy, mà thực tế vẫn trớt quớt như thường. Nhớ cẩn thận với mấy em tưởng nai tơ đó nhe sư phụ RE: Tạp ghi - abc - 2023-01-30 giờ tui chỉ sợ em chatGPT thôi RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-01-31 Trước khi phán xét một sự kiện nào đó, chúng ta nên nhớ: Mọi việc xảy ra đều có NGUYÊN NHÂN. Ví dụ: Chuyện thường xảy ra tại trường học: Hai đứa trẻ đánh nhau. Một đứa bị thoi chảy máu. Đứa nào có lỗi trong vụ này? -------- Thấy vậy mà không phải vậy. Và đôi khi thấy vậy mà hỏng phải vậy, ... nhưng chắc là vậy RE: Tạp ghi - bất tăng - 2023-01-31 (2023-01-29, 10:53 PM)abc Wrote: Tà Kiến Tôi đọc xong bài này, thì có chút ngạc nhiên về sân si của người viết, và cả người đem vào đây đăng. Chẵng lẽ anh ABC muốn dùng bài này để phản biện lại điều mà tôi vừa đề cập ở post trước về câu tôi nhận định, tu là để thấy và hiểu rõ sân si, chứ không phải là từ bỏ chạy trốn sân si sao anh? Anh thật thấy tôi nói có sai sao? Chẳng phải bài trên của SGN, và các điều anh vừa nói ở các phần sau không phải là sân si mà tôi đã nói sao? Anh có suy nghĩ tôi thế nào, tôi thật lòng không ngại. Tôi chỉ đưa ra cách nghĩ của tôi về tu hành, là nhìn rõ, và thấu hiểu sân si. Khi hiểu được thế nào là sân si, và căn nguyên gốc rễ của nó, thì tôi làm chủ được nó. Dùng nó lúc nào là chuyện và quyết định của tôi. Khác với người khác không dám nhìn nhận, chạy trốn, rồi thì ngộ nhận là từ bỏ nó. Trong khi nó vẫn mãi mãi trường tồn ẩn núp trong họ. Nhân tiện tôi cũng nói đến các chữ an nhiên tự tại và câu trả lời của vị cổ tăng nào đó: Vậy à. Khi nói câu này, vị cổ tăng đó chắc đã thấu hiểu được cái gốc rễ của sân si, và xem đó là chuyện hiển nhiên, vì ông ta cũng có thể làm như vậy trong hoàn cảnh như vậy, và xuất thân như vậy, với 1 tấm lòng từ bi do đã thấu hiểu. Chứ không phải là khinh khĩnh ta đây. Phật giáo bao năm qua sa sút là do sự ngộ nhận tu như thế nào. Vài dòng chia sẻ, chứ chẳng phải thù địch hay tấn công ai. RE: Tạp ghi - abc - 2023-01-31 (2023-01-31, 02:59 PM)bất tăng Wrote: Tôi đọc xong bài này, thì có chút ngạc nhiên về sân si của người viết, và cả người đem vào đây đăng. Chẵng lẽ anh ABC muốn dùng bài này để phản biện lại điều mà tôi vừa đề cập ở post trước về câu tôi nhận định, tu là để thấy và hiểu rõ sân si, chứ không phải là từ bỏ chạy trốn sân si sao anh? bạn bất tăng, bạn đã kêu tên tui thì tui trả lời cho bạn tui post nói về vụ diệt tham sân si , do nhiều người , kể cả nhiều Phật tử hiểu diệt theo kiểu huỷ diệt nên tui post theo tui hiểu ko phải diệt mà là đoạn trừ . Do vì cái tâm phản ứng rất là nhanh, nếu không có thực tập sống trong hiện tại , tập biết mình đang làm gì , tâm trạng ra sao .... thì ngay lúc đó đã tham , sân rồi ... lấy gì và làm sao mà diệt . Những hiểu biết sai và lầm như vậy , đạo Phật có dùng từ tà kiến (vs chánh kiến) , chữ tà hiểu theo nghĩa thế gian thường tình là cái gì ghê gớm lắm , vì rằng nó được dùng cho những gì rất rất sai (cũng vậy hai chữ thiện ác) ... khi đụng đến những tà kiến , hiểu sai , hiểu lầm thì tui truy tìm theo thói quen , và thấy bài viết hay nên post vào đây ... còn bạn có bị nhột khi đọc bài post thì chuyện đó bạn biết và muốn dùng hay khống chế là tuỳ theo ý của bạn , còn tui có sân si khi post hay không tự mình ên tui biết . Còn bạn khăng khăng là ai đó không dám nhìn nhận tham sân si , ngộ nhận rồi từ bỏ tham sân thì chuyện đó bạn cứ tự do nói , vì rằng tui đã post rồi làm sao đoạn trừ tham sân si mà ko biết bạn có đọc ko , khi đọc có hiểu ko , hay khi đọc không dùng vũ khí của bạn để khống chế nó nên bạn ko hiểu tui muốn nói gì post này là post cuối cho bạn , hồi lâu rồi bạn cũng có cà khịa với tui , và tui có nói với bạn rằng : "khi người học trò đã sẵn sàng thì một vị thầy sẽ xuất hiện" Trãi qua 3 năm , có vẽ như bạn vẫn chưa sẳn sàng . Thôi thì mượn hai chữ nổi tiếng ở VietBest này vậy , tuỳ duyên RE: Tạp ghi - abc - 2023-03-07 các pháp hữu vi đều vô thường , hễ có sanh thì sẽ có diệt RE: Tạp ghi - abc - 2023-03-14 trong ba tạng kinh , bài kinh nào cũng hay nhưng tuỳ theo mức độ mà mỗi người có cảm nhận khác nhau tuy vậy , có những bài ít ai biết và có những bài rất phổ thông , trong những bài phổ thông có những bài nhìn bề ngoài tưởng rằng không có gì , đọc là hiểu ngay , nhưng nếu phân tích tìm hiểu thì cái ẩn tàng mới là cái thâm thuý bài Kinh Nhất dạ Hiền giả là một trong những bài này Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính ở đây. Không động, không rung chuyển Biết vậy, nên tu tập, Hôm nay nhiệt tâm làm, Ai biết chết ngày mai? Không ai điều đình được, Với đại quân thần chết, Trú như vậy nhiệt tâm, Ðêm ngày không mệt mỏi, Xứng gọi Nhứt dạ Hiền, Bậc an tịnh, trầm lặng. bài kinh đơn giản và gọn gàng , Phật dạy rằng ... đâu ai biết trước ngày mai còn sống không , sao không lo tu tập ? tu tập như thế nào .... là sống trong chánh niệm , quá khứ đã qua , tương lai chưa tới , chỉ có hiện tại ..... hãy sống ngay trong phút giây này và nhớ "không động , không rung chuyển" ... nếu nhiệt tâm tinh cần như vậy thì xứng đáng là một vị hiền giả , an tịnh và trầm lặng vậy thì dễ quá , ai tu cũng được , chỉ cần sống trong hiện tại là ok rồi .... Phật dạy rõ ràng mà ... nhưng mà do không học hỏi tìm tòi (đối với những ai có học mà chưa sâu) hoặc do thích "thả thính" ,phán búa xua cho đã ; mình quên rằng Phật dạy sống trong hiện tại mà phải nhớ các pháp không phải là ta , không phải là tự ngã của ta, sống trong hiện tại và phải không động , không rung chuyển mới xứng là bậc thánh ... chưa là thánh thì cũng là trên con đường đi đến bậc thánh .... còn sống trong hiện tại mà buông lung phóng dật bị ái và dục trói chặt thì làm gì có chánh niệm "Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... nếu mũi và các hương ... nếu lưỡi và các vị... nếu thân và các xúc... Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. " https://chuaphapluan.com/vnt_upload/study/03_2021/Kinh_so_131_132_133_134.pdf đó là trong tạng kinh nói về vĩ mô ... đi qua tạng A tỳ đàm thì mới rõ tuy gọi là hiện tại nhưng đi sâu vào cấp độ vi mô thì nếu bị lôi cuốn thì ko còn là hiện tại mà đã trôi lăn .. xa lắm RE: Tạp ghi - abc - 2023-03-18 THỰC NGHIỆM Vô Thường, Khổ và Vô Ngã là ba đặc điểm của vạn hữu mà cũng là ba khía cạnh độc đáo được nhắc đến thường xuyên trong Phật Pháp. Hiểu nôm na thì Vô Thường có nghĩa là không bền vững, nhưng hiểu rốt ráo hơn thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời. Có hiểu như vậy thì ta có thể hiểu chính xác chữ Khổ trong Phật Pháp. Khổ ở đây không chỉ đơn giản là định nghĩa nghèo nàn rằng đó là những gì khiến thân tâm ta khó chịu mà nó còn phải được hiểu là từ đồng nghĩa với Vô Thường. Chỉ riêng Đức Phật mới phân tích cái gọi là đau khổ thành ba trường hợp (sự có mặt của cái gây khó chịu, sự vắng mặt của cái làm dễ chịu và sự lệ thuộc các điều kiện để có mặt). Khi đặc tính Vô Thường và Khổ được hiểu sâu rộng như vậy thì ta mới hiểu được thế nào là Vô Ngã. Ở đây không có gì là tồn tại độc lập, tất cả chỉ là một chuỗi dài tiếp nối của các hiện tượng Danh Sắc (tâm và vật) với sự hỗ trợ của vô số điều kiện mà thuật ngữ Phật Pháp gọi là Duyên (Paccaya). Nếu mọi sự được hiểu rốt ráo như vậy thì lúc nào nhìn ra đặc tính Vô Thường, Khổ hay Vô Ngã cũng là lúc ta thấy cả ba. Tuy nói ba thứ là một nhưng với người sơ cơ thì đặc tính Vô Thường vẫn là khía cạnh phải dược lưu ý đầu tiên vì mọi thứ ở đời, khoan nói đến sướng khổ, đẹp xấu, cái nào cũng có mặt bằng cách thế chỗ cho cái khác. Hãy nhớ rằng cái biết qua kinh sách dứt khoát không đủ để ta giác ngộ giải thoát. Ngày nào mà cái biết sách vở còn đó thì cái biết thực chứng không thể có được. Chỉ xuyên qua sự thực chứng thì ta mới có thể hiểu được đặc tính Vô Thường của vạn vật đúng như là Đức Phật đã dạy. Ngay cả trong thời Đức Phật, và bây giờ cũng vậy, kiến thức học hỏi từ người khác luôn là quan trọng nhưng chỉ có nó thì không thể nào chứng thánh. Người dốt mà có thực nghiệm vẫn có thể hy vọng giải thoát, nhưng người giỏi mà thiếu thực nghiệm muôn đời không thể giác ngộ. Trích Linh hồn Phật Pháp qua Pháp môn Chỉ Quán Kinh Nghiệm Tuệ Quán (Tập 2) Sư Toại Khanh RE: Tạp ghi - abc - 2023-03-28 TÔI SAI... ...Hai cô tu nữ kéo nhau lên bái kiến Sư Phụ... _Con bạch Sư Phụ...Cô này cô ấy sai...Cô ấy đã xúc phạm con... _Tại cô ấy xúc phạm con trước... Con không có sai... _Cả hai vị đều đúng...! TÔI SAI... Tôi sai vì tôi đã nhận các vị về chùa... Các vị đâu có lo học hành tu tập mà chỉ gây phiền não cho nhau... TÔI SAI.. ...Hai cô tu nữ hoan hỉ bắt tay nhau ra về... ...Đại chúng được nghe một bài pháp ngắn vi diệu.. Sưu tầm |