VietBest
Tạp ghi - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html)



RE: Tạp ghi - abc - 2022-04-27

gỡ bỏ

nhiều khi muốn buông bỏ mà không được , thì ra phải gỡ rồi mới bỏ


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-04-27

Nói thì dễ, làm mới biết khó đó thầy ui.


RE: Tạp ghi - abc - 2022-04-27

(2022-04-27, 08:44 AM)TTTT Wrote: Nói thì dễ, làm mới biết khó đó thầy.

yes sir

dĩ nhiên rồi , nếu dễ thì ....

cái point là phải gỡ rồi mới bỏ được


RE: Tạp ghi - abc - 2022-05-03

Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc phải tính bằng số triệu.

Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ.

Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu.

Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.

Giai đoạn tu học nào cũng tốt, nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. Giới luật, thiền định, tri kiến,… đều vậy cả.

Yêu nước không tệ, nhưng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Ultra-nationalism) thì lập tức không xài được.

Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt, nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có.

Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào, nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng.

Không có tín nữ thì Tăng ni có mà chết, nhưng để họ ngồi hẳn chiếu trên thì coi chừng loạn.

Bài xích hay chống đối tôn giáo khác là chuyện không nên, nhưng nên lưu ý việc họ cải đạo các Phật tử. Họ giỏi hay ta dở? Vấn đề không phải là sự tranh giành, mà là nhiều chuyện khác.

Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này: Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ. Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận.

Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ. Thực đơn (Menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.

Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người điên. Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.

Những kẻ chống đối này nọ thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối. Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; chống mê tín trong khi mình cuồng tín; chống Tư bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ; chống Cộng sản khi mình tham, ác, dốt, dối đủ cả.

Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy.

Không biết gì để nói, là dốt. Nói quá chỗ biết của mình là phét. Nói không kiểm chứng là ẩu. Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm.

Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn là tin rằng mình được ai đó an bài mọi thứ. Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai. Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất.

Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán.
Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi!

Cái gì dễ được cũng dễ mất. Tình, tiền hay chuyện tu tập đều như thế.

Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ là nhiều.

Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. Có điều nó thơm và đẹp. Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết!

Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối.

Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói, tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh (1887-1964): I am patient with stupidity but not with those who are proud of it. Tạm dịch là: Thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay!

11/16/12
Toại Khanh


RE: Tạp ghi - Ech - 2022-05-03

Sư Toại Khanh giảng hay thật.


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-05-03

Bài giảng của Sư TK do anh abc post hôm nay tui đọc mà tui thấy thấm thía gì đâu. Cảm ơn anh abc đã chia sẻ. Thanks-sign-smiley-emoticon Tulip4 Innocent


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-05-03

Wow. Wow. Wow.

Sư Toại Khanh viết quá hay.  Admire

Cám ơn bác abc.  Ok-sign-smiley-emoticon


RE: Tạp ghi - abc - 2022-05-05

Kinh Tăng Chi Bộ Kinh.

BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT 

Chư Phật chỉ nói ra điều gì đó khi hội đủ bốn tiêu chí này : 

1- ATTHAVĀDĪ : NÓI ĐIỀU HỮU ÍCH CHO NGƯỜI NGHE 
Thí dụ như chư Phật dạy về (các đề tài như -tui thêm vô) bói toán, bùa chú, võ thuật, khí công. Không phải mấy điều đó sai, cũng có đúng nhưng mà chư Phật không bao giờ nhắc mấy điều này, là vì lợi ích cao nhất mà chư Phật hướng đến đó là giải thoát. Mà bất cứ đề tài gì nó không nhắm đến, không dẫn đến, không đưa đến lợi ích tu hành giải thoát thì chư Phật không nói. Đó là chư Phật luôn luôn nói điều hữu ích.

2- BHŪTAVĀDĪ : NÓI ĐÚNG SỰ THẬT
Chuyện gì không có thật thì dứt khoát chư Phật không nói, chỉ nói đúng sự thật.

3-KĀLAVĀDĪ : NÓI ĐÚNG LÚC 
Dầu điều đó là sự thật cũng phải lựa lúc mà nói. Không biết các vị có biết chuyện này không ? Có nhiều gia đình, vợ chồng con cái rất là thương nhau mà chỉ có cái tội nói sai thời điểm cho nên nó phản tác dụng gây phản cảm. Quí vị biết có nhiều cảnh tang thương lắm. Con cái tránh mặt cha mẹ là vì cha mẹ cứ la con mà la trước mặt khách, la trước mặt bạn gái bạn trai, trước mặt láng giềng người lạ hoặc mới vừa cầm đũa ăn là nói chuyện không vui ..v....v.. Cho nên mình có nói sự thật cũng phải nói đúng lúc.

4- METTĀVĀDĪ : LUÔN NÓI BẰNG TỪ TÂM 
Không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài ra mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe. Cho nên từ tiêu chí này, trong ngôn ngữ chư Phật dẫn đến lời giải thích chỗ này : Trong sự chung đụng không thể tránh việc góp ý phê bình nhau, nhưng việc ấy phải có đủ bốn tiêu chí trên đây. 

Sư Giác Nguyên


RE: Tạp ghi - Vo Minh - 2022-05-12

(2022-03-25, 10:53 AM)abc Wrote: DUYÊN
Trên đời này chúng ta gặp nhau là do duyên, nhưng gặp nhau làm gì, đó lại là cái duyên khác.
Gặp nhau để thành bạn hay gặp nhau để gây gỗ.
Gặp nhau để hại nhau hay gặp nhau để giúp nhau.
Giúp nhau kiểu nào và giúp nhau bao nhiêu.

Trong giáo lý A-Tỳ-Đàm có phần quan trọng mà tôi rất là tâm đắc. Đức Phật ngài dạy rằng : Trên đời này không có gì ngẫu nhiên mà biến mất mà cũng không có gì ngẫu nhiên mà có mặt.
Cái gì trên đời cũng do duyên mà có, mà bản thân nó cũng có thể tác động lên một cái khác.
Duyên ở đây có 2 nghĩa :
Duyên trợ lực và duyên trợ sinh
Duyên trợ lực : Có nghĩa là cái kia nó đã có rồi, cái này nó giúp cho mạnh thêm.
Duyên trợ sinh : Có nghĩa là cái này chưa có, mà cái kia nó trợ duyên mà cái này nó mới có.
Nhờ mẹ tạo ra, rồi nhờ ba nuôi. Như vậy mẹ là trợ sinh còn ba là trợ lực. Chưa hết ! Mình lớn lên bạn bè, thầy cô và xã hội, hàng xóm láng giềng thì đó cũng gọi là nguồn trợ lực.
Mọi sự ở đời này nó có cũng nhờ duyên mà nó mất cũng nhờ duyên. Chúng ta quen nhau cũng nhờ duyên mà chúng ta hại nhau hay giúp nhau cũng khó nói.

Mình tu hành là gì ? Là vận dụng các duyên để đi lên và đi ra.
Đi lên có nghĩa là đừng có lè tè trong cái đám bùn nhơ sanh tử nữa. Còn đi ra là đừng có kẹt trong ngôi nhà sanh tử nữa.
Tu hành là cả một quá trình vận dụng các duyên. Vận dụng và tận dụng để mình thấy những cái khác nhau của cuộc sống.

Cái gì trong đời sống này cũng vậy. Cái nồng nhiệt cái vồn vã nó không hẳn là nó đẹp, mà cái lạnh lùng cái hờ hững, cái xua đuổi cũng không hẳn là cái xấu. Cái đẹp cái hay cái mà mình thích nó xảy đến. Đúng ! Xét về mặt nào đó thì nó là thuận duyên. Nhưng mà xét về mặt nào đó thì có thể nó lại là chướng duyên.
Cái hạnh phúc của người này cũng có thể bắt đầu đau khổ cho người khác, và cái hạnh phúc của mình lúc này nó cũng có thể là cái nguồn đau khổ lúc khác.

Nội dung tôi nói chuyện với quý Phật tử hôm nay cũng chỉ quẫn quanh trong một chữ duyên mà thôi. Gặp nhau do duyên, xa nhau cũng do duyên. Còn tốt hay xấu là chuyện khác.
Mình mới tu học mình cứ đi tìm những thứ thuận duyên. Ông thầy ngó được một chút, bài pháp phải vui một chút, bạn tu phải dễ thương một chút, chỗ tu hành cũng phải rộng rãi mát mẻ một chút, tu cũng phải ăn uống dễ nuốt một chút, tu tối ngủ cũng hơi mát một chút. Mình đi tìm những thứ chút chút đó.
Nhưng đến một lúc nào đó hành giả mới thấy rằng : Nóng hay mát, điều kiện sống có cơ cực hạn chế, hay là có thoải mái như ý thì nó không còn là vấn đề nữa. Cái vấn đề là mình đón nhận nó ra sao.

Sư Toại Khanh

ps: SGN giảng "Cái vấn đề là mình đón nhận nó ra sao."  SVM thì hay nói "sống tuỳ duyên thuận pháp"

cái mà tui rút ra là đa số mọi người (trong đó có tui) có nghe, có hiểu , nhưng không sống với nó trong từng phút từng giây mà chỉ thỉnh thoảng nhớ lại rồi gật gù .... đúng ha , thâm thuý quá , hay ghê .... nhưng đụng chuyện thì một núi tham và sân đổ ra

Duyên đến rồi Duyên sẽ đi. 



Tại sao phải đón nhận NÓ ???

Duyên không vì bất cái gì mà đến thì Duyên sẽ không vì bất cứ cái gì mà đi.

KHỔ ĐAU PHIỀN NÃO không vì mình mà đến. Tại vì mình đón nhận nó. 
Người yêu mình không vì mình mà đến. Tại mình yêu thích nó. 


Duyên sanh rồi Duyên sẽ diệt.


RE: Tạp ghi - abc - 2022-05-12

(2022-05-12, 12:00 PM)Vo Minh Wrote: Duyên đến rồi Duyên sẽ đi. 



Tại sao phải đón nhận NÓ ???

Duyên không vì bất cái gì mà đến thì Duyên sẽ không vì bất cứ cái gì mà đi.

KHỔ ĐAU PHIỀN NÃO không vì mình mà đến. Tại vì mình đón nhận nó. 
Người yêu mình không vì mình mà đến. Tại mình yêu thích nó. 


Duyên sanh rồi Duyên sẽ diệt.

"Nhưng đến một lúc nào đó hành giả mới thấy rằng : Nóng hay mát, điều kiện sống có cơ cực hạn chế, hay là có thoải mái như ý thì không còn là vấn đề nữa. Cái vấn đề là mình đón nhận ra sao."

nó đây không phải là duyên ông ngoại ơi

tính viết thêm cho ông đọc mà chục năm nay thấy ông vẫn vậy , không chịu khó học hỏi , nên thôi

ông chỉ muốn làm thầy nên khó lòng quá


RE: Tạp ghi - abc - 2022-05-13

Ai không đủ duyên lành với Phật Pháp sẽ không thể ngồi yên lắng nghe những vấn đề giáo lý xem chừng không liên quan đến đời sống của mình.
Ta sẽ có một tuổi già như thế nào, những ngày nằm bệnh ra sao, giây phút lìa đời thế nào và sẽ đi về đâu, đều tuỳ thuộc vào cách hiểu đạo và sống đạo của ta hôm nay.
Sẽ có một ngày bà con buông hết mọi thứ, ngồi yên để nhìn thân tâm. Sẽ có một ngày mình nằm liệt giường, vợ chồng con cái thờ ơ ghẻ lạnh, lúc đó mới thấm thía cuộc đời và hiểu rằng, thì ra mình đến với cuộc đời này vốn dĩ bằng sự cô đơn và mai này lìa đời trong sự cô đơn. Tất cả những tài sản, vợ chồng, con cái chỉ là ngoại thân.
Phải luôn tâm niệm cái gì có được rồi sẽ mất. Những buồn vui thiện ác nào đang diễn ra trong đầu mình lúc này chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi

SGN


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-05-13

(2022-05-13, 09:30 AM)abc Wrote: Ai không đủ duyên lành với Phật Pháp sẽ không thể ngồi yên lắng nghe những vấn đề giáo lý xem chừng không liên quan đến đời sống của mình.
Ta sẽ có một tuổi già như thế nào, những ngày nằm bệnh ra sao, giây phút lìa đời thế nào và sẽ đi về đâu, đều tuỳ thuộc vào cách hiểu đạo và sống đạo của ta hôm nay.
Sẽ có một ngày bà con buông hết mọi thứ, ngồi yên để nhìn thân tâm. Sẽ có một ngày mình nằm liệt giường, vợ chồng con cái thờ ơ ghẻ lạnh, lúc đó mới thấm thía cuộc đời và hiểu rằng, thì ra mình đến với cuộc đời này vốn dĩ bằng sự cô đơn và mai này lìa đời trong sự cô đơn. Tất cả những tài sản, vợ chồng, con cái chỉ là ngoại thân.
Phải luôn tâm niệm cái gì có được rồi sẽ mất. Những buồn vui thiện ác nào đang diễn ra trong đầu mình lúc này chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi

SGN

Bản chất rốt ráo của hiện hữu là cô đơn. -- Sư Toại Khanh

[Image: Alone.jpg]
 



RE: Tạp ghi - Bella - 2022-05-13

(2022-05-13, 09:30 AM)abc Wrote: Ai không đủ duyên lành với Phật Pháp sẽ không thể ngồi yên lắng nghe những vấn đề giáo lý xem chừng không liên quan đến đời sống của mình.
Ta sẽ có một tuổi già như thế nào, những ngày nằm bệnh ra sao, giây phút lìa đời thế nào và sẽ đi về đâu, đều tuỳ thuộc vào cách hiểu đạo và sống đạo của ta hôm nay.
Sẽ có một ngày bà con buông hết mọi thứ, ngồi yên để nhìn thân tâm. Sẽ có một ngày mình nằm liệt giường, vợ chồng con cái thờ ơ ghẻ lạnh, lúc đó mới thấm thía cuộc đời và hiểu rằng, thì ra mình đến với cuộc đời này vốn dĩ bằng sự cô đơn và mai này lìa đời trong sự cô đơn. Tất cả những tài sản, vợ chồng, con cái chỉ là ngoại thân.
Phải luôn tâm niệm cái gì có được rồi sẽ mất. Những buồn vui thiện ác nào đang diễn ra trong đầu mình lúc này chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi

SGN

🙏🏻 Vậy chắc chắn trò không đủ hay chưa đủ duyên lành với Phật Pháp nên có cố gắng chuyên tâm để lắng nghe hay học hỏi mà lòng trò vẫn chưa thấy nhẹ nhàng. Vẫn còn lắm chuyện cần phải lo, cần phải đối diện mỗi ngày nên muốn buông lắm mà vẫn chưa buông được, có phải không thầy?


RE: Tạp ghi - abc - 2022-05-13

(2022-05-13, 10:08 AM)Bella Wrote: 🙏🏻 Vậy chắc chắn trò không đủ hay chưa đủ duyên lành với Phật Pháp nên có cố gắng chuyên tâm để lắng nghe hay học hỏi mà lòng trò vẫn chưa thấy nhẹ nhàng. Vẫn còn lắm chuyện cần phải lo, cần phải đối diện mỗi ngày nên muốn buông lắm mà vẫn chưa buông được, có phải không thầy?

khi lòng chưa nhẹ nhàng mà biết rằng mình "đang" chưa nhẹ nhàng , thì cái giây phút biết đó tự thân nó là nhẹ nhàng 

khi cái biết "nhặt" hơn thì lòng càng nhẹ nhàng hơn 

còn lúc nào cũng canh cánh phải buông , phải làm sao cho mình nhẹ nhàng  ... thì ngay chính cái ý đó là một sự vướng mắc

tui thấy  .. khi không thoải mái thì ngưng mọi việc lại  , thở sâu (thở sâu dể hướng tâm vào hơi thở hơn) , rót một ly nước uống và chú tâm vào việc uống nước từng cử động , cảm giác ... , hay là đi thắp một nén nhang, một ngọn nến quán tưởng việc gì rồi cũng qua ... khi yên rồi thì làm việc tiếp .... cái này gọi là distraction , thay thế những cái objects gây phiền não bằng những objects có ích hơn


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-05-13

(2022-05-13, 10:08 AM)Bella Wrote: 🙏🏻 Vậy chắc chắn trò không đủ hay chưa đủ duyên lành với Phật Pháp nên có cố gắng chuyên tâm để lắng nghe hay học hỏi mà lòng trò vẫn chưa thấy nhẹ nhàng. Vẫn còn lắm chuyện cần phải lo, cần phải đối diện mỗi ngày nên muốn buông lắm mà vẫn chưa buông được, có phải không thầy?

LTP miệt mài học lời dạy của chư Tăng Ni, mặc cho nhân thế cười chê mình chỉ biết copy & paste, mãi đến bây giờ LTP mới bắt đầu hiểu rất sơ sài đạo pháp.
 
Lời dạy của Đức Phật thâm sâu, học sơ sơ sẽ cho kết quả sơ sơ.  Tuy vậy, mọi cố gắng trong Pháp đều cho quả lành.

Gắng lên đi, cô bạn be bé dễ thương tên Bella.