VietBest
Minh Triết Việt - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Văn Hoá Việt Nam (https://vietbestforum.com/forum-35.html)
+--- Thread: Minh Triết Việt (/thread-25099.html)



Minh Triết Việt - duke - 2024-09-05

LẠC THƯ MINH TRIẾT

[Image: 458562976_525376520001872_78965644635817...e=66E21535]


Viết bởi linh mục, triết gia Kim Định

III: Ba luật lớn trong vũ trụ

Vũ trụ quan Dịch Kinh xoay vần theo những luật tắc bất dịch gọi là “Thiên tắc” Thiên tắc có nhiều nhưng có thể rút gọn vào ba luật lớn. Ba luật đó là Biến động, Loại tụ và Giá sắc.

1.- Luật biến động
1). Muôn vật trên đời biến động không một vật nào ngơi nghỉ. Luật biến động là luật phổ biến, vì nó làm nên cơ cấu sự vật. Sự vật có là có do sự động. Không có động thì không có vật, mỗi vật đều là sự động, hay là một cuộc chạy vòng tròn để lại trở điểm phát xuất, nên ta gọi là tuần hoàn. Động theo vòng tròn là thế cách của luật biến động nên nó cũng có tầm phổ biến như vậy. Muôn vật trong vũ trụ không vật nào ra ngoài luật đó từ mặt trời mặt trăng mọc bên Đông lặn về bên Tây để rồi lại mọc lên bên Đông. Nước biển bốc thành hơi, hơi tụ lại thành mây làm mưa xuống lại chảy ra biển để rồi lại bốc lên. Máu trong tim chảy ra nuôi thân xác rồi lại trở về trái tim để đi ra nữa. Tất cả đều đi theo vòng tròn.

Chính sự động tuần hoàn này làm nên sự vật, vậy mọi sự vật chẳng qua là những hình thái động xoáy ốc khác nhau. Bỏ sự động đi thì trên trời dưới đất không còn gì nữa cả. Không có vật nào thoát ra khỏi luật này. Chúng ta thấy sự thực theo luật biến động này đi trái ngược với giác quan cho sự vật là bất động, đông đặc, ù lì. Chính vì thế mà con người khó theo đúng được đạo nên còn cần bàn nhiều về luật này, ở đây chỉ xin rút ra một kết luận trực tiếp là:

2). Mọi vật có là có trong một dạng thức động: những hình thức đó qui dịch do sự mau chậm của sự động, những động vật hiện ra hình tích khả giác là những vật động chậm lên giác quan “thấy”: Giác quan cũng cùng một sự tiếp nhịp với chúng nên tưởng là chúng im lìm kì thực là chúng biến động không ngừng nghỉ, vật động càng chậm thì càng cứng chắc, càng động mau thì càng nhẹ xốp... Cây sắt được phóng đi rất mau bằng sức mau của ánh sáng thì sẽ trở thành ánh sáng. Vì thế mà có nhiều đợt chất thể, nhưng cho tiện thì ta chỉ thâu vào hai loại một là tinh khí hai là khí chất. Khí chất ở trong tầm với của giác quan, có thể tiếp xúc bằng xem, nghe, sờ, mó, cảm, ngửi, đo đếm. Nếu vượt tầm giác quan thì ta gọi là tinh khí, mà con người chỉ có thể tiếp súc bằng một nhậy cảm của tâm tình.

3). Những hình thái làm bằng tinh khí sẽ gọi là Tượng. Tượng là một hình thái quá tế vi. Khi ta có một ý nghĩ thì ý nghĩ đó liền làm nẩy ra một tượng, nếu nó ở đợt lý trí giác quan thì ta sẽ gọi là ý tượng, nếu nó thuộc đợt tâm linh thì ta sẽ gọi là linh tượng , linh tượng lẫn ý tượng đều tuân theo luật chung là biến động theo vòng tròn, rồi nó lại nguyên thủy tới nơi phá xuất của nó.

4). Đó là đại để mấy ý niệm cần thiết về luật đầu tiên là biến dịch và đó là luật phổ biến, gọi được là tiết nhịp uyên nguyên, vì thế muốn hoà nhịp với tiết nhịp đó cần con người phải biến dịch theo, nghĩa là phải tự động, phải “tự cường tự lực” phải biến động trong mọi việc: thân xác cũng như tâm trí, ngừng nghỉ là ứ trệ là trái luật thiên nhiên và sẽ bị đẩy đi như một yếu tố làm rối loạn tiết điệu của vũ trụ. Khi có sự hoà hợp với tiết điệu thì ta gọi được là “ sự hội thông” miễn hiểu chữ sự theo nghĩa biến động của dịch “thông biến chi vị sự” H.T.V “sự chính là việc biến thông là sự động” Gọi là luật phổ biến vì nó thâu nhập mọi việc: hễ không động là ứ trệ. Xác thân thiếu vận động trở nên yếu nhược: cơ năng nào không vận dụng tới sẽ thoái bộ. Tâm trí cũng thế thiếu luyện tập suy tư tìm hiểu cũng sẽ trở nên trí độn. Muốn sống mạnh phải tự cường cả trên mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần.

2.- Loại tụ
Luật thứ hai rất quan trọng gọi là Loại tụ, nói rộng là “các tùng kì loại”. Mỗi loại đi theo với loại của nó. Luật này cũng trình bày bằng câu:
“đồng thanh tương ứng”
“đồng khí lương cầu” hoặc
“thủy lưu thấp, hoả tựu táo”: nước chảy về chỗ thấp, lửa đi đến chỗ nóng.
hoặc
“vân tòng long, phong tòng hổ” Mây theo rồng, gió theo hổ.

Đó là những phương thức bày tỏ luật loại tu “loi dé affinites”: các giống loại như nhau thì tìm nhau, hội tụ với nhau. Có muôn vàn loại, nhưng chia ra được hai loại lớn và chỉ thị bằng hai chữ Thiên, Địa với câu nói “thiên cao địa ti” trời cao đất thấp. Đó là bày tỏ theo lối tĩnh , còn theo lối động là:

“Bổn hồ thiên giả thân thượng”
Bổn hồ địa giả thân hạ. Tắc các tòng kì loại dã “ Vật nào xuất bởi trời thì đi với trời, vật bởi đất thì đi với đất, mỗi vật theo loại của mình”. Hai chữ thiên địa ở đây là hai danh từ rất tổng quát chỉ hai loại Thiên Địa, nhưng không có giới hạn rõ rệt vì nó ăn ngoắm với nhau. Nhưng ta có thể quan niệm rằng càng lên thì càng nhẹ, càng sáng, càng trong càng mở rộng.... càng xuống thì càng nặng, càng trọc, càng tối, càng thu hẹp... Theo như được biểu thị trong lược đồ thái cực sau:

................................

Khi quan niệm theo án đồ trên thì dễ có được một ý tưởng khá rõ về sự vật có hai bình diện, và một ý thức sâu đậm về nét gấp đôi mà ta có thể tính tự dưới trở lên: càng ở dưới càng nặng nề, tối tăm, được biểu thị trong hình thái cực đồ vì càng đi xuống thì hình càng rậm rạp, tối tăm, lạnh lẽo, từ 2 ra 4 xuống 8, rồi 16, 32, 64 v.v... Ngược lại càng đi vào (hay đi lên) là càng gần sự mở rộng, sáng láng, nóng nảy, 8 ô dồn lại còn có 4 rồi 4 thành 2...

Với luật loại tụ này chúng ta thấy luật biến động đã kép lên một đợt: ở luật I mọi vật đều động theo vòng tròn, ở đây cũng thế nhưng vì có hai loại nên có hai vòng khác nhau: một vòng thiên cũng gọi là vòng đại diễn; một vòng địa cũng gọi là vòng tiểu diễn. Vòng nào cũng chia ra 4 chặng, 4 chặng của vòng thiên gọi là nguyên, hanh, lợi, trinh,

4 chặng của vòng địa là thành, thịnh, suy, huỷ.

Sự khác biệt nổi rõ lên ở hai đợt sau cùng: một bên là lợi, trinh, bên kia là suy hủy. Một bên còn lại, một bên suy hủy. Suy hủy vì nó lệ thuộc những cái thô đại, hiện hình nên theo trọn vẹn luật thời không.

Con lợi, trinh thì đi theo những cái tế vi, bất tử. Thí dụ khi con người chết thì chỉ có cơ quan, tế bào tan rã, nhưng khí năng vi thể vẫn còn nên nó khác vòng ngoài. Thế mà hai vòng đó vận hành đồng thời trong con người chúng ta nên rất khó phân biệt.

Con người thế tục chỉ còn biết có vòng ngoài, nên đánh mất nét gấp đôi, nghĩa là mất ý thức về vòng trong.

Để giúp vào việc nhận thức lại vòng trong này hãy thử dùng vài thí dụ rất cụ thể. Thí dụ cụ thể nhất có lẽ là cơ quan sinh dục vì nó là nơi tận cùng của hai vòng cách rõ rệt. “Suy huỷ” là nước tiểu, “lợi trinh” là tinh trùng có thể thành con người khác.

Trong khi tiểu tiện con người tống ra ngoài một thức cặn bã đã làm xong một vòng hoạt động của nó, còn khi giao hợp thì tinh trùng lại là những nguyên tố tham dự vào vòng sinh sinh.

Vì thế khi giao hợp con người dễ có cảm giác lâng lâng như được nhổ bật ra khỏi những hạn chế bé nhỏ cá nhận để hoà hợp trong vũ trụ bao la.

Thí dụ cụ thể này đưa đến những công tác tinh thần và vật chất. Những sản phẩm của nghệ thuật của triết còn sống mãi, trong khi những chinh phục vật chất đã tan lìa.

Tuy nhiên trong thực tế 2 vòng thẩm thấu vào nhau khó phân biệt. Chính sự thẩm thấu của hai vòng đại diễn (cũng gọi là vòng sinh) và tiểu diễn (cũng gọi là vòng thành) làm nên con người lưỡng thê nghĩa là có hai đời sống: đời sống miên viễn của đại ngã tâm linh và đời sống sinh huỷ của tiểu ngã cá biệt.

Cần làm thế nào để giữ được thế quân bình giữa hai vòng đại diễn và tiểu diễn. Hễ giữ được thì gọi là thái hoà, tức sự bình quân chất lượng giữa thiên và địa.

Chúng ta biết địa ở đây là những gì đã hiện ra hình tích làm đối tượng cho giác quan, nơi qui tụ mọi dữ kiện do giác quan thu lượm. Vậy mà lý trí lệ thuộc óc não, là những cơ năng vật chất nên ta gọi nó là cơ năng thuộc địa: cái gì phát xuất do nó sẽ phát triển theo vòng địa là thành, thịnh, suy, hủy.

Sở dĩ như vậy vì càng xuống càng kép nét, càng trở nên trí tuệ nặng nề, nên nếu xuống quá độ thì sẽ không theo kịp đà biến dịch của vũ trụ Càn Khôn, mà chỉ còn biết chạy theo bộ chỉ huy của vòng tiểu diễn lý trí, nên gọi là nhị nguyên.

Thí dụ rõ nhất về nhị nguyên là quan niệm của Descartes về linh hồn và thể xác, cho rằng hai đàng vận hành song song không liên hệ chi với nhau, xác thân chuyển vận như cái máy có thể tháo rời ra từng bánh xe với những hoạt động rõ rệt. Chúng ta biết rằng sự rõ rệt chính xác là thuộc về địa vị những vật đã hiện ra hình tích có mốc giới phân minh cái nọ phân biệt hẳn với cái kia. Nên khi đề cao sự minh hiển khách quan kiểu Descartes là đã ló ổ phục kích của lý trí vốn thích những xác định và ghét những gì u linh.

Đây cũng là hậu quả của quan niệm im lìm về sự vật, nên không chịu “tự cường bất tức” để đưa ánh sáng tâm linh vào vùng địa lý hiện tượng. Theo loại tu thì:

“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”

Nếu không tinh tấn tự cường thì một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lý trí xua đuổi vì thuộc “dị khí” nên nó tương thù. Nó chỉ đón nhận có “đồng thanh lý trí” với nó. và vì thế nó đưa con người vào vòng lý trí ròng, chỉ còn có “đồng đồng vãng lai” tức vận hành trong cõi duy, cõi đồng nhất đánh mất nét gấp đôi.

Đó là cái vòng đeo cổ những triết học nhị nguyên. Muốn thoát thì con người phải biết cách vun tưới hạt giống tâm linh để nó mạnh lên và kéo những luồng sáng tâm linh đến với mình đặng trở nên mạnh mẽ, không bị lý trí tống cổ ra ngoài, nhưng làm chủ tình thế bằng tăng cường vòng đại diễn tâm linh để bao trùm lấy vòng tiểu diễn lý trí, đặng làm nên nhất thể vâng theo nhất luật.

Đây là truyện khó nên Kinh Dịch chỉ có nói tới vòng này vì vòng ngoài ai cũng chạy theo rồi nên ai cũng biết vì nó hiện hình ra trước giác quan. Còn vòng trong vi tế vì vượt giác quan nên dễ bị chối đi hay quên lãng và dầu sao cũng khó biết, vì vậy Kinh Dịch chỉ chuyên bàn về vòng số sinh, vì hễ xuôi trên là xuôi dưới, vì tổng hành dinh của con người chính là ở vòng đại diễn này, còn lý trí chỉ là tổng hành dinh cấp tiểu diễn nằm trong vòng đại diễn.

Vì lẽ đó Kinh Dịch đề cao tâm linh. Khi người ta lãng quên tâm linh, hoặc chuyên chăm cho lý trí nảy nở đến độ lấn át toàn vẹn tâm linh thì là duy trí nên thiếu biến thông, và đó là tình trạng thông thường.

Con người hầu hết là duy vật. Không phải chỉ có cộng sản mới duy vật, tuy có thuộc những thứ duy vật khác nhau nhưng bản chất vẫn là sấp một: không còn là “đồng dị vãng lai” mà chỉ còn là “đồng đồng vãng lai” hay nói theo luận lý vẫn là “luật đồng nhất” ròng, đánh mất trọn vẹn nét gấp đôi nên cũng mất luôn thái hoà, không còn thể biến hoá.

Quẻ Thái ở cung “song ngư’ nếu giữ đúng luật thái hoà thì cá chép sẽ hoá long: song ngư mới biến hoá ra lưỡng long chầu nguyệt. Sao không chầu Nhật Dương mà lại chầu Nguyệt Âm?

Cần đặt ra câu hỏi này để lộ mặt nạ một sự xuyên tạc của Hán Nho đực rựa đã dựa vào câu “thiên cao địa ti” và “nâng dương hạ âm” v.v... để hạ đàn bà lấy cớ đàn bà là âm, là khôn, là địa...

Đấy là xuyên tạc, vì trong khi nói “thiên cao địa ti” là nói trong tiên thiên thì thiên chỉ tâm linh còn địa chỉ lý trí.

Vậy không có nghĩa là hạ đàn bà nâng đàn ông. Nhưng ngược lại là khác vì Thái Hoà thì không có phân ranh kiểu nhị nguyên A=A; nhưng trong âm có căn dương, trong con trai có nhiều chất âm, trong con gái có nhiều chất dương: “Dương quái đa âm, âm quái đa dương” h.t.4 thí dụ trưởng nam là quẻ chấn thì 1 dương 2 âm còn trưởng nữ là quẻ đoài thì 1 âm 2 dương.

Như vậy thì trong nữ có nhiều tâm linh hơn nam, nên cái Qui là tâm linh lại nằm trong tay Nữ Oa chứ không trong tay Phục Hi, chỉ có cái Củ thuộc địa, dùng để đo đếm. Bởi lẽ có đàn bà luôn luôn được dùng để biểu thị nền Minh triết. Vì Minh triết phát xuất từ nông nghiệp giàu tính chất mẹ nên về sau gọi là Âu Cơ, rồi đến Mỵ Nương và Mỵ Châu. Mỵ với Mễ đều chỉ Minh triết nông nghiệp là một, nên khi Mỵ Châu bị giết thì cũng là lúc nền Minh triết Việt Mễ bị đàn áp trước Hán học đực rựa, và tất nhiên nó đàn áp luôn đàn bà.

Và cái luật tam tòng tiên thiên chỉ sự tuân theo ba luật vũ trụ là biến dịch, loại tu, giá sắc dốc ra tòng ba cái đực rựa là:
“Tại gia tòng phụ
Xuất giá tòng phu
Phụ tử tông tử”
Thế là trật khỏi đường rầy tiến hoá: tòng ba đực là tòng ba địa, tòng ba cái củ (địa) còn chi nữa là cái qui (thiên)! Hán học nhi dĩ hĩ.
Bi phù!

3.- Luật thứ ba là giá sắc

Đây là luật tối quan trọng nên Lạc Thư đặt nó ở trung cung hành Thổ với câu “Thổ viên giá sắc” cốt ý để người học chú ý đặc biệt, nhưng trong thực tế người ta vẫn quên luôn mặc dầu tuân theo những chỉ thị của luật đó trên bình diện hình nhi hạ mà quên hình nhi thượng, mà thực tế ra thì hai đợt y như nhau theo luật nhất thể; “thiên nhân tương dữ ” Muốn diễn tả hai chữ giá sắc ra tiếng thông thường thì là gieo gặt. Đây là một luật rất phong phú mà ta có thể gồm vào những câu sau:

Thứ nhất là gieo gặt;
Thứ hai là ai gieo tất gặt;
Thứ ba là gieo gì gặt ấy;
Thứ bốn là gieo một gặt trăm v.v...

Đó toàn là những sự thực hiển nhiên trước mắt, đến nỗi không ai thèm chú ý đến nữa. Vì thế cũng quên luôn rằng nó hiệu nghiệm trong khắp vũ trụ hoàn trên mọi phương diện, nên bất kỳ ở đâu cũng phải chú ý tới để chọn giống, vì nó quan trọng cả trăm lần.

Ngạn ngữ nói: “gieo gió thì gặt bão”. Câu nói tuyệt hay vì diễn tả được hai ý niệm then chốt của luật giá sắc một là gieo gì gặt nấy: gieo gió gặt gió, hai là gặt được gấp bội: gieo gió gặp bão. Bão là gió đã được tăng cường gấp trăm lần.

Chúng ta cần giải thích ý niệm hai này trên bình diện đại diễn của linh tượng. ở đây nó cũng vận hành theo hai luật biến dịch và loại tụ đã nói ở trên.

Vậy trước hết theo luật biến dịch hễ cái gì có là có trong dạng thức, trong mô hình: thí dụ khi ta làm một cử động bất kỳ nào dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua thì liền tạo thành (nguyên) một mô hình đầy chuyển động tính, nên toả ra chung quanh một trường để hoặc bị thu hút bởi những ý nghĩ tương tự, hoặc nếu nó mạnh hơn hì sẽ lôi cuốn các ý nghĩ khác đồng loại mà nó gặp được trên con đường tuần hoàn (luật 1) để cùng với nó tăng thêm (hanh) và do đó lại kéo thêm nhiều ý tưởng khác để gia tăng thêm nữa hầu hướng đến chỗ gặt vào gấp trăm, nhờ đó biến thành điều lợi (lợi hay hại tùy nghi).

Nếu ý nghĩ ban đầu do tâm linh thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ loại tâm linh. Nếu ý nghĩ do lý trí thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ thuộc lý trí. Và cứ như thế càng đi thì càng trở nên mạnh mẽ, để có thể trở thành một trường, một bầu khí và bao quanh người phát xuất cũng như những người cũng cùng loại ý tưởng đó, tiếng Tây quen nói “une ideé en I’air” là vô tình ám chỉ điều đó.

Điều này ta đã có thể kiểm soát phần nào thí dụ nhiều khi ta có một ý tưởng như người khác: đôi khi nói lên rồi ta mới biết nhưng ít khi nói ra nên ta tưởng là ít có, mà thực ra nó có rất nhiều phát minh được phát hiện cùng một thời ở nhiều nơi... thì chính là do luật loại tu giá sắc này.

Chính trong ý này mà Mạnh Tử nói về khí hạo nhiên được nuôi dưỡng thì tràn ngập trời đất.

“Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương. Dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc hồ thiên địa chi gian” (Mạnh II).

Khi bầu khí này đã đạt độ mạnh đủ thì nó làm thành tác động. Vì thế nhiều việc tuy ta không đích thân làm mà vẫn mang trách nhiệm vì đã hoặc phát khởi ý nghĩ đầu tiên hoặc tham dự vào những ý nghĩ tương tự.

Suy nghĩ điều trên ta mới hiểu lý do tại sao tiên hiền đặt nặng thành ý: Vì nó là đầu dây mối nhợ cho những việc rất hệ trọng. Thế nên cần phải giữ ý cho thuần thành. Để được vậy cần vươn tới đợt Tâm Linh.

Vậy khi con người đi theo đường lý trí thì là gieo những hạt giống nặng, giống lạnh.... nên gặt những cái nặng nề, lạnh lẽo và nếu chất lý trí nhiều quá thì sẽ phá vỡ mất thế quân bình và trật ra khỏi hai đường rầy làm nên trục tiến hoá.

Hai đường rầy này là thiên và địa mà con người phải tham dự cả hai ở một mức độ “bình quân chất lượng”. Có duy trì nổi mối bình quân mới giữ được cái đạo biến thông. Biến thông là sự trao đổi giữa hai vòng ngoài và trong hay là bình diện thể chất và tâm linh.

Có biến thông mới là nhất thể sống động. ở trên đã nói rằng vòng đại diễn bao gồm vòng tiểu diễn, nên hễ đại diễn xuôi thì tiểu diễn cũng xuôi. Nếu vậy để cho chắc ăn thì ta nên gieo toàn chủng tử thiên chăng?

Thưa rằng được lắm, nhưng vì con người là vật lưỡng thê nếu không gieo xuống đất thì gieo vào đâu? và nếu không gieo xuống đất thì làm sao biến động theo tuần hoàn: tức là trước khi trở lại phát xuất điểm nó phải đi hết một vòng của địa lẫn thiên. Chính cái vòng địa này có sống cho đầy đủ mới làm chín hoa quả do hạt gieo ra, vì theo luật giá sắc thì hạt gieo xuống có thối ra mới đâm bông và nở ra trăm hạt khác.

Vậy thì trốn đời cũng lại là trải luật giá sắc là luật nền móng, nên phải hiện thực nó trong hết mọi chiều kích. Vì thế điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức ra được tầm phổ biến của luật này: nó ăn sâu vào cõi tâm linh.

Vì cõi này nằm bên ngoài tầm giác quan nên con người hay lơ đãng và vì đó nay mới gặt biết bao là bão do chính mình gieo ra, vô thức mà gieo ra.

Ngày nay những khám phá mới của khoa học đã mở ra chân trời trên những thế giới vi trùng, luồng sóng điện, từ trường... là những cái trước kia người ta không ngờ đến là có, thì nay đã thành một thực thể thông thường.

Hi vọng rằng nhờ đó người ta sẽ chú ý đến luật giá sắc để nó cũng phải trở nên một thực thể thông thường như vậy, để con người chỉ gieo những hạt giống tốt, những ý nghĩ yêu thương, công bình, kính trọng lẫn nhau, và cố tránh những ý nghĩ ghen ghét, oán hờn cừu địch, hận thù, vì không một cái gì trong trời đất dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua mà không nằm trong vòng ba luật của càn khôn đã trình bày ở trên.

Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ và tìm hiểu trên mọi sự vật chung quanh mình thì sẽ nhận ra tầm quan trọng của luật giá sắc.

Bây giờ bàn đến điểm chót của luật giá sắc là biết chờ đợi nuôi dưỡng những hạt giống tốt mình đã gieo ra: không nên vội “vật trợ trưởng” đừng có giúp cho nó mau mọc nhưng biết tùy thời, có thời gieo rồi thời gặt nghĩa là tin chắc vào luật giá sắc.

Đã có giá tất có sắc. Nếu đã gieo hạt tâm linh thì tất chính mình sẽ gặt tâm linh: những chất cao cả, sáng láng, an vui, thanh thoát... toàn là những chất giúp cho tiến hoá mạnh.

Điều quan trọng là biết chờ đợi, chờ thời gặt. Đã có gieo thì sẽ có gặt. Vi thế mà có cả quẻ thứ 5 là Nhu trong Kinh Dịch mà Nho giáo đã đặc biệt chú ý bằng dùng tên quẻ Nhu để đặt cho Đạo là Nho: Nho là đem quẻ Nhu áp dụng cho con người, nên Nhu thêm bộ Nhơn thành ra chữ Nho.

Điều quan trọng nhất trong quẻ Nhu là Hữu phu, nghĩa là tin vào khả năng tâm linh nơi con người. Đó là điều tối quan trọng cho sự tiến hoá, vì có tin như vậy thì mới đủ nhẫn nại cường kiện để đạt sự sáng láng hanh thông bền vững tốt lành.

Đây là điều kiện để thành công trong mọi việc lớn mà việc lớn nhất của một đời người là tiến hoá.

Lời kinh của quẻ Nhu nói “Nhu: hữu phu quang hanh trinh cát: lợi thiệp đại xuyên” : Quan trọng của đạo Nhu là hữu phu, tức tin tưởng vào khả thể vô biên của mình, thiếu đức tin đó thì một là chờ đợi một cách thụ động vô vọng, hai là không đủ dài hơi để chờ đợi.

Chỉ những con người có chương trình dài hạn tin chắc vào khả năng của mình mới dễ nhịn nhục chờ đợi lâu dài. Vì lúc ấy không còn là chờ cho qua, nhưng là chờ đợi để mà vun tưới những hạt giống tốt mới được gieo ra và cần phải nuôi dưỡng, nên tượng quẻ Nhu gọi là “ẩm thực chi đạo” tượng viết: Vân thượng ư Thiên Nhu quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.

Nhu là đạo dậy nuôi dưỡng ăn uống hiểu theo cả vòng ngoài thuộc làm ăn, lẫn vòng trong thuộc làm người là nuôi dưỡng bằng tồn tâm dưỡng tính, dưỡng khí phách cho tới độ tròn đầy và luôn luôn tin tưởng vào kết quả tốt lành.

Đó là ý của quẻ Nhu. Tượng quẻ Nhu là chờ đợi vì trên trời (quẻ càn) có nước (quẻ khảm) nên chữ Nhu viết với bộ văn và nhu có nghĩa là chờ vì sắp có mưa.

“Vân thượng ư thiên” trên trời có mây tức sẽ có mưa. Có mưa sẽ là sẽ có gặt. Vì thế mà nói quẻ Nhu là tinh hoa của luật giá sắc. Giá sắc gồm thâu cả hai luật trước là biến dịch là loại tu.

Cái lớn lao của Nho giáo nằm ở chỗ đó. Nho là áp dụng quẻ Nhu vào con người nên trong chương sau chúng ta sẽ đem ba luật trên giải minh qua đời sống con người./.


Tulip4


RE: Minh Triết Việt - duke - 2024-09-06

NHÂN CHỦ

[Image: 458651500_525910069948517_80819358786220...e=66E1FE41]

Viết bởi linh mục triết gia Kim Định

I. Nhân Chủ Con người chính ra phải là chủ nhân. 

Không những làm chủ các vật dụng cần thiết cho mình mà trước hết và trên hết là làm chủ ngay chính bản thân mình, tâm hồn mình, vận hệ mình. Vậy mà kỳ lạ thay cho tới nay con người chỉ là một nô lệ, không những trong lối sinh sống, lối hành tác mà luôn trong lối cảm nghĩ mà lẽ ra phải thiết lập được nền nhân chủ ngay trong đợt cảm nghĩ mà lẽ ra phải thiết lập được nền nhân chủ ngay trong đợt cảm nghĩ, ngay đợt lý tưởng nọ. Thế nhưng đó là điều cho tới nay hầu như không một nền triết học hay đức lý nào đã thành tựu, trái lại hầu hết đã mặc nhiên chấp nhận những tiền đề, những nguyên lý cũng như cung cách suy tư cảm nghĩ dẫn thẳng đến chỗ nô lệ con người. Đấy là lý do sâu xa giải nghĩa tại sao cho tới nay các nền thuyết lý tỏ ra vô tích sự trong việc giải phóng con người. Vậy đây là điều chúng ta cần phải khởi công ngay từ đợt lý tưởng này và câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao các nền triết thuyết đã vô tình chấp nhận và củng cố tình trạng nô lệ con người. Sở dĩ như vậy vì đã đặt nền tảng ngoài con người, nói theo Việt nho là đặt nền trên thiên hay địa tạm dịch là duy tâm hay duy vật, và do đó lâm vào cảnh vong thân hay vong bản, cả hai thuật ngữ đều nói lên sự quên bản gốc con người mà theo Việt nho là cái đức của thiên của địa “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Sở dĩ các triết thuyết đã vong thân vì không nhận ra hai cội gốc đó, hoặc có thể thấy nhưng không biết cụ thể hóa chúng để trở thành mục tiêu phục vụ con người, nên triết vẫn vận hành trong duy thiên hay duy địa (hoặc duy tâm hay duy vật). 

Vậy 3 cụ thể thì thiên địa chi đức là gì? Nếu nói theo câu “Thiên viên địa phương” (trời tròn đất vuông), thì đó là tự do và bình sản. Tự do đi với thiên viên chỉ cái gì tròn đầy không có hạn cục, giới mốc. Theo đó thiên chi đức có nghĩa là con người chỉ thực sự là người khi được hưởng một nền tự do chân chính, vì chỉ có thế nó mới phát triển hết mọi khả năng của mình, là những tiềm năng ăn sâu trong cõi mênh mông vô biên, vô tế, tức là tự do, thế nên tự do là một bổn gốc, vậy mà các triết học đã thất bại trong việc tranh thủ nền tự do, như sẽ chứng minh sau đây. Đàng khác, để duy trì tự do dù mới là thứ tự do hàng ngang thuộc xã hội cũng cần có một nền tảng khác không kém phần quan trọng, đó là ăn vì không ăn là chết. Muốn khỏi chết thì phải ăn, mà để mọi người được sống thì mọi người phải được ăn, vì thế mà cần đến thể chế quân phân tài sản, gọi là bình sản, nên bình sản là một gốc khác với “địa chi đức” hay là địa phương. 

Đành rằng không có bình sản cũng có thể có ăn, nhưng đó là cái ăn quá lệ thuộc làm mất tự do không còn hợp với bổn “thiên chi đức”. Vì vậy cần bình sản như một cội gốc thứ hai. Như thế tự do cũng như bình sản là hai yếu tố biểu thị bản chất cấu tạo nên con người: thiếu ăn thì hết sống, thiếu tự do thì sống không còn là cái sống của người, mà là của đoàn cừu, của đống đá, gạch, đất. Vậy không chú ý tới hai điểm đó là vong thân, vong bổn, cho nên sứ mạng của triết lý phải là giúp con người thực hiện được hai mục tiêu nọ. Nhưng cho tới nay chưa nơi nào đạt được hai mục tiêu trên, nên kể là chưa có cuộc giải phóng con người. 

Vì nếu không tư bản thì lại cộng sản, chưa có bình sản. Còn tự do thì mới tập tễnh ở đợt dân chủ chưa đâu đạt được nhân chủ. Nếu ta gọi tự do là nói còn bình sản là ăn, thì bên cộng sản (hãy tạm cho như thế) mới nghĩ đến cho ăn (nghĩ đến khác với cho thực sự), bên tự do mới nghĩ đến cho nói (*). Như vậy bên kia mới là cố đi tới địa chi đức, và bên này mới là cố đạt thiên chi đức. Cả hai đều vong bổn vì con người không là thiên chi đức, cũng không là địa chi đức, mà là cả hai. Đây là chân lý nền tảng, mà ngao ngán thay cho tới nay hầu như chưa nền triết học nào nhận ra được để mà phát triển thành lý tưởng hoạt động. 

Tất cả còn một chiều nên toàn nói những chuyện đâu đâu, xa với con người. Vì thế mà có một thảm trạng xảy ra là thiện chí giải phóng con người có thừa, nhưng không ai để ý đến bổn gốc, nên trên thế giới, phe tự do cũng như phe cộng sản, có hàng triệu người hy hiến thân tâm để phục vụ con người, mà trong thực tế lại chính là đang hợp tác vào việc rèn luyện cho vững thêm những xiềng xích trói buộc con người, cũng như tước đoạt thêm ít quyền làm người còn sót lại, đến nỗi có thể nói: 

Kể từ thiên hạ yêu nhau, 
Đống xương vô định đã cao bằng đầu. (*) 

Câu này phải hiểu dọc dài xuyên qua hơn 20 thế kỷ vừa qua. 

Hiện nay đã có sự cải tiến. Nhưng vẫn còn mới, chưa đạt tới nền tảng. Thảm trạng đó đã xảy ra bởi thiếu minh triết, hay ít ra tại thiếu một triết lý đặt nền móng trên con người. Vì thế người ta cứ tiếp tục truyền đạt nền giáo dục cũng như quan niệm của xã hội phát xuất từ quý tộc La Hy xưa, mà không một lần nhìn cho rõ cái nền móng cũ đó thuộc loại nào. Hoá cho nên như gà ấp trứng vịet, con nở ra không chịu theo mẹ, mà đòi sống dưới nước. Con ngừơi đặt nền trên thiên hay địa cũng giống như vậy: thiện chí thì muốn làm ơn cho người, mà hậu quả công việc của mình lại quay ra đàn áp con người. Quả thực đường dẫn đến hỏa ngục lát toàn bằng thiện chí. Ta hãy thử đi xa hơn, rộng hơn để thấy sự thực đó. Trước hết hãy đi vào lịch sử, đặt lên triết học Âu Tây cái nhìn tổng quát thì sẽ nhận ngay ra những trục trặc về hai nền tảng kia. Ta biết tổ sư triết học Tây phương là bộ ba Socrate, Platon, Aristote. Vậy mà cả ba đều chấp nhận chế độ nô lệ (thuộc bổn tự do hay là thiên chi đức). Hơn thế nữa còn cho đó là sự cần thiết, vì không nô lệ thì lấy ai làm việc, mà thiếu người làm việc thì xã hội sụp đổ. Bởi thế Aristote bào chữa chiến tranh, vì nó là phương tiện giúp cho có được nô lệ, ông không cho chiến tranh là xấu, đó chẳng qua chỉ là cuộc săn nô lệ, một cách ngang nhiên, ông đã đồng hóa việc bắt nô lệ với việc đi săn thú, tức đồng hóa người với vật vậy. Chúng ta nên nhớ rằng triết học Tây Âu chẳng qua là việc nối dài Platon, Aristote. 

Thầy bảo sao muôn thế hệ trò cứ cúi đầu rập mẫu như thế, chẳng hề bao giờ biết rời bộ sách để nhìn thẳng vào thân phận con người mà suy tư, cùng lắm thì chỉ là đối lý với lẽ cũng lấy ở sách. Nếu Aristote giải nghĩa căn do nô lệ bằng nhiệt đới (tự do là hậu quả của xứ lạnh!), thì môn đệ lại giải nghĩa bằng tội, hoặc bằng hình phạt do tội. Mà ý niệm tội được duy trì nên chế độ nô lệ cũng được duy trì cho tới ngày được kỹ thuật phá vỡ. Để nói cụ thể thì chế độ nô lệ được giảm bớt khổ cực là nhờ những cải tiến kỹ thuật của cái khoang quàng cổ con vật kéo xe ở thế kỷ thứ 10, và những kỹ thuật chạy tàu thuyền từ thế kỷ thứ 13 trở đi (*). Rồi sau đó kỹ thuật tiến dần thì mới có xảy ra sự đi lên của việc bãi bỏ chế độ nô lệ: Hoa Kỳ bãi bỏ năm 1808 Anh bãi bỏ năm 1833 Pháp bãi bỏ năm 1845 5 Bồ Đào Nha bãi bỏ năm 1856 (*) Attelage moderne et le gouvernail d’étambot à charmière. (L’esclavage par M.Lengelle, Paris 1955 p.31).

Xem bảng trên ta thấy việc giải phóng nô lệ chỉ xảy ra vào lúc khoa học kỹ thuật đã tiến mạnh, nên phải nói đó là hệ quả của kỹ thuật chứ không do thuyết lý nào hết. Đủ biết những chữ tự do, bình đẳng, dù có đựơc triết học nói lên cũng chẳng qua là hò hét theo đuôi, theo lũ đông vậy thôi, chứ thực ra thiếu nền tảng, và do đó thiếu hiệu năng. Vì thế mà nó dẫn đến sự thực thứ hai là chế độ nô lệ đã không được bãi bỏ mà chỉ thay đổi hình thức hay là chuyển chỗ. Thí dụ cái nạn người bóc lột người đã từ nô lệ chuyển sang nông nô. Rồi từ nông nô chuyển sang thợ thuyền Âu Châu thế kỷ 19, rồi từ đó chuyển sang đè đầu cưỡi cổ các dân nhược tiểu, hoặc tiếp nối dưới chế độ cộng sản để trở nên một thứ nô lệ cùng tột: nô lệ không những trong từng miếng cơm mà cả đến lời nói, cái nhìn, cảm nghĩ, nghe ngóng, cái cười. Tóm lại không thể đẩy chế độ nô lệ đến chỗ khốn cùng hơn được nữa. 

Như vậy là chế độ nô lệ chỉ đổi dạng thức chứ có được bãi bỏ đâu. Hay có thể nói lên sự thực đáng buồn hơn nữa, là kỹ thuật đã giải phóng nô lệ thì triết học (tư bản và cộng sản) lại nô lệ hóa nó trở lại dưới hình thái khoa học hơn, chứ thực tế chế độ nô lệ chưa được bãi bỏ. Vì tự do vốn gắn liền với chế độ quân phân tài sản, vậy mà quyền tư sản tuyệt đối vẫn đựơc duy trì và hiện nay trở nên tư bản, rồi cộng sản phản động lại lập ra chế độ vô sản, nhưng tựu trung vẫn là tư bản, chỉ thay đổi chủ. 

Vì thế mà liên hệ giữa con người với nhau vẫn chỉ là liên hệ chủ nô chứ chưa có liên hệ người với người. Cho nên cuối cùng phải kết luận là nhân loại vẫn thiếu tự do và bình sản tức thiếu hai bản gốc con người. Hiện nay hai chữ công bằng và tự do đang được nhắc nhở tới rất nhiều, nhưng không đạt được công hiệu nào khác ngoài việc nói lên sự thiếu sót của hai cái đó, y như người ta chỉ nói tới răng khi răng đau. Cũng vậy hiện nay công bằng và tự do được nói tới nhiều là tại chúng lâm bệnh, càng nói nhiều càng tỏ ra là con bệnh trầm trọng. Xét tới căn nguyên thì như Nietzsche nhận xét là tại chẳng ai đưa ra được hướng đi, tất cả đều chỉ là một đoàn cừu không người chăn. “Un seul troupeau, pas un berger”. Tại sao? Vì cho tới nay mới có triết đặt nền trên thiên hay địa, nên chỉ có phụng sự cho trời, cho đất, cho kỹ thuật, cho tiền tài, mà chưa phụng sự cho con người, vì thế thiện chí phụng sự con người không 6 thiếu, nhưng thiếu một nền triết xây trên nhân chủ tính thành ra thiếu tất cả. 

Và đó là chỗ muốn góp phần của bộ triết lý nhân chủ này, một nền triết nhằm vận động đặt lại quyền làm người, đem chủ quyền đó đặt vào chính tay con người. Một nền triết nhằm tạo đời sống an nhiên thanh thoát cho cả thân lẫn tâm, cho mọi người không phân biệt tôn giáo, màu da, tư bản hay vô sản, mà là gửi tới con người xét là người, tức con người nhân chủ tự mình định đoạt về số phận mình, mà không phải hy sinh mình để đi nô lệ cho trời hay đất. 

Đây sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong việc giải phóng con người, để đưa con người vào phần đất của mình, nơi mình làm chủ nhân ông, để có thể chấm dứt những lo âu gây nên do trời do đất, và được sống thanh thoát an nhiên, do đó triết lý nhân chủ cũng gọi là triết lý an vi. Vậy nó xin được quyền kêu gọi như sau: 

HỠI NGƯỜI NGƯỜI, HÃY ĐOÀN KẾT LẠI!

Đó là lời kêu gọi đầu tiên được nghe trên mặt đất này. Cộng sản kêu gọi “hỡi những người vô sản hãy đoàn kết lại”. Hậu quả là bao triệu người “hữu sản” đã mất đầu. Cũng như những lời hô “hỡi các người cùng tôn giáo hãy đoàn kết lại” đã gây nên bao nhiêu cuộc chiến tranh tôn giáo. 

Vì thế, lần này phải hô: hỡi người mà không còn gì theo sau, chỉ biết đến người như một nhân chủ. Vì là nhân chủ nên nó sẽ không nói “hỡi các công nhân hãy đoàn kết lại”, hoặc “hỡi các người da trắng, hay hỡi các người da vàng, hay hỡi những người nghèo, hỡi những người đang bị đàn áp bóc lột hãy đoàn kết lại”. Mà chỉ nói có một tiếng Người tinh ròng không gì ngoại lai pha vào đó, chỉ là nguời và chỉ trên cương vị đó con người phải đoàn kết lại, để phá bỏ những xiềng xích do thiên hay địa tạo ra để con người trở lại ở nhà của mình để mình tự làm chủ lấy, làm một ông vua trong ba vua là trời, đất, người. Đây là địa vị vừa cao cả vừa quân bình nhất của con người mà cho tới nay chưa có nền triết thuyết nào biết đạt nổi và vì vậy đây sẽ là điều chúng ta thử khởi công trong quyển này dưới tiếng vang vọng của câu: 

HỠI NGƯỜI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI. 

II. THIÊN KHỞI 

1. Thế lực của một khởi đoan Chữ thiên ở đây được hiểu là những tin tưởng về thần thánh quỷ ma hiện hình trong văn hóa dưới danh từ thần thoại. Lịch sử văn hóa cho thấy tâm thức con người đối với thần thoại rất khác nhau: từ tin tưởng tuyệt đối (đó là thiên khởi) cho tới chối bỏ hoàn toàn (đó là địa khởi), còn với nhân khởi thì thần thoại lại là tấm gương phản chiếu khá trung thực bản chất của một nền văn hóa. Đó là những trang sách cổ xưa nhất và chiếu giãi một cách trung thành nhất cái vũ trụ quan và nhân sinh quan của một nhóm dân, của mỗi khối người. Theo đó thì thần thoại chính là di sản tinh thần của từng dân tộc, có thể dùng để tìm hiểu những khuynh hướng, những thế giới bận tâm của mỗi đoàn người. Vậy nên quan niệm coi thần thoại là giai đoạn tiền luận lý (prélogique) đã lỗi thời. Bây giờ đã đến giai đoạn cần dùng thần thoại như những bước đầu, như khởi đoan của một nền văn hóa. Nếu gạt sang bên những trường hợp ngoại lệ để nhìn một cách tổng quát, chú trọng đến những điểm then chốt thì ta sẽ tìm ra ở thần thoại những khởi đoan đặc biệt để hiểu một nền văn hóa nhất định. “Người sao chiêm bao vậy” mà ta có thể dịch sang Pháp văn: “dis-moi ton monde et je te dirai qui tu es”. Hãy nói cho ta nghe về các thần thoại của ngươi (chiêm bao của người đó) rồi ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là ai, văn hóa của ngươi xây trên nền tảng nào, khởi đầu từ đâu. Nói theo triết học hiện đại thì khởi đoan của một nền triết thực là quan trọng, nó chính là trung tâm chiếu giãi ảnh hưởng vào các vấn đề như trung tâm điểm tỏa ra chu vi. Khởi đoan đó triết hiện đại gọi là “sự kiện sơ khởi” (le fait primitif) tức là sự kiện đơn giản nhất không thể giản lược thêm được nữa. Vì thế nó có tính cách nền móng đến nỗi ta có thể nói như Holderling: Người ta bắt đầu làm sao thì sẽ kết thúc như vậy. Theo triết Nho ta phân ra ba khởi đoan là Thiên, Địa, Nhân theo câu “Thiên địa nhân vạn vật chi bổn dã”. 

Thiên là trỏ vào nền học vấn khởi đoan từ thần thoại, khi thần thoại đó được đại chúng tin tưởng đến độ đủ để bị nó sai sử. Chẳng hạn những dân như Phénicien thờ thần Moloch phải giết người để tế thần. Ở giai đoạn này chính là thần minh, chưa là thần thoại. Thần thoại chỉ đến sau giai đoạn gọi là địa khởi tức giai đoạn không còn tin vào những truyện về thần như là thần minh, mà chỉ coi đó là những huyền thoại cần gạt bỏ, hay chỉ coi là truyện cổ tích không còn 8 đủ sức hướng dẫn con người. Quyền hướng dẫn đó phải chuyển sang lý trí suy luận mà sản phẩm chính yếu là những ý niệm rút ra từ sự vật hữu hình hợp cho giác quan. Nhân khởi cũng dùng lý trí như địa khởi nhưng khác ở hai điểm: một là bên trên lý trí còn dùng thêm tâm linh, thứ đến đối tượng học hỏi cũng như phụng sự là chính con người cụ thể, con người sống trong xương trong thịt. Vì thế được gọi là nhân thoại, tức chốt. 

Đó là nhân thoại mà không là thần thoại và chính đó là nền móng cho thuyết nhân chủ. Chính vì mối liên hệ mật thiết giữa thần thoại với triết lý nhân văn như vậy nên bây giờ chúng ta cần đọc lại ít trang thần thoại của một số dân tiêu biểu. 

2. Một số thần thoại căn bản 

a. Thần thoại Hy Lạp 

Hésode là một thi sĩ Hy Lạp thiên về triết lý, ông nói về gốc tích loài người như sau: “Trời (Ouranos) và Đất (Gaea) phối hợp cùng nhau sinh ra một giống gọi là Titan, là những người kỳ lạ có khi là 50 đầu, có khi là 100 tay. Ouranos không ưa những con ấy nên bắt chúng giam cả lại trong âm phủ (Tartare). Nhưng Mẹ Đất không ưng cử chỉ bạo tàn đó mới xúi các con giết cha. Một đứa tên là Thời (Kronos) đứng ra đảm nhận công tác thi hành dự tính đó; Mẹ Đất rất vui mừng liền trao cho con Thời một cái liềm có lưỡi răng cưa. Khi Trời đến thăm vợ Đất, có Đêm (Trèbe) lẽo đẽo theo sau, đến khi tình âu yếm trào lên, thì bố Trời quấn quýt ôm ngay lấy mẹ Đất. Nhân lúc vướng vít đó Kronos liền xông đến xẻo cha ra từng mảnh rồi vất xuống đại dương máu chảy lai láng biến thành những thần giận dữ (Furies). Còn chung quanh những miếng thịet nổi lềnh bềnh trên mặt nước sóng đánh vào xùi bọt lên, và tự bọt ấy sinh ra những nữ thần Vénus (Aphrodite). Làm xong việc đó Kronos lại kéo các anh em Titans lên chiếm lấy dinh Trời (Olyme). Anh em tôn Kronos lên ngai vua; Kronos kết bạn với chị là Rhéa. Theo lời tiên tri của cha Trời và mẹ Đất, thì Kronos sẽ bị một trong các con hắn truất ngôi nên hễ Rhéa sinh ra được con nào thì Kronos liền ăn thịt hết, trừ có Zéus đã được mẹ giấu vào hang sâu trên đảo Crète. 

Quả thật khi lớn lên Zéus đã tìm cách truất phế quyền cha là Kronos; bắt Kronos phải nhả hết các con ra, và giẩy các Titans xuống lòng đất sinh ra loài người. Từ đấy Zéus làm chủ tể trời đất, đặt trụ sở trên núi Olympe là 9 ngọn núi cao nhất bên Hy Lạp và khởi đầu sinh ra các thần cũng như con người, bởi Zéus phải lòng nhiều con gái trần gian, đêm nào Zéus cũng xuống bờ biển Địa Trung Hải để mò gái, nhờ đó nhiều người có họ máu với Thần minh. Các thần đều vâng phục mệnh lệnh của Zéus, trừ có nữ thần Junon là em sinh đôi của Zéus và cũng là vợ của Zéus thì không chịu vì bà rất đanh đá chua ngoa, nên có lần Zéus bắt bà treo tòng teng giữa trời, hai chân bị buộc đá thêm vào cho nặng. Tuy ông ghê như thế nhưng bà cũng gớm: có lần bà trói cổ Zéus; may nhờ có thần Briarée gỡ cho mới thoát… Dân Hy Lạp mừng lễ thần Zéus và Junon rất long trọng, dâng cho ông ngày thứ năm gọi là Jeudi (Jovis Dies), còn Junon thì kính tháng sáu nên gọi là Juin. Ngoài ra dân Hy Lạp cũng còn thờ nữ thần Venus tính tình dữ tợn hay tích lòng cừu oán: ngày kính là thứ sáu (Vendredi). Roma thờ thần chiến tranh Mars nhiều hơn Hy Lạp nên lấy tháng Mars làm đầu năm. Hai dân La Hy còn thờ thần bợm rượu tên là Bacchus. Cuộc rước gọi là baccanales, khi đám rước về đích điểm thì nữ nam ráp lại một. 

Trong các Titans có Japet sinh ra một con tên là Prométhée được thần Minerve cho lên trời chơi. Prométhée nhờ cơ hội đó mới ăn cắp lửa đem về soi cho trần thế bớt tăm tối. Chẳng may Zéus phát giác ra được mới bắt Prométhée trói lên núi Caucase cho chim kền kền đến móc gan. Nhưng hễ ban ngày chim móc đi bao nhiêu gan thì ban đêm lại mọc ra bấy nhiêu. Sau 13 thế hệ Prométhée được cởi trói, nhưng Zéus đã đeo vào tai hắn một vòng sắt có miếng đá tiêu biểu cho núi Caucase, và gọi là cái nhẫn “Định Mệnh” nghĩa là phải đau khổ mới trông biết được một cái gì. Bởi vậy người ta lập đền thờ Prométhée ở Académie để ghi nhớ ơn đã đưa lừa xuống cõi âm u này và trong ngày lễ kính họ tổ chức những cuộc chạy đuốc, như ta thấy còn truyền tụng ngày nay trong thế vận hội. (*) (*) Mythologie Grecaue et Romaine de Commelin. Ed. Gerner, Paris 

b. Thần thoại Babylon 

Đầu tiên có Thái hoang: “Vào thời đại ở trên chưa có gì gọi được là trời, dưới chưa có gì gọi được là đất. Biến đại dương Apsu là cha các thần pha nước vào với Thái hoang Tiamat để sinh ra các thần tử tôn con cháu. Dần dần các vật bắt đầu lớn lên và thành hình. Đột nhiên nữ thần Tiamat khởi công giết hết mọi thần khác để cho Thái hoang một mình cai trị. Nhưng Thái hoang vì là Thái hoang (lộn xộn không có thứ tự nào hết) nên cai trị thế nào được. Bởi vậy mới xảy ra một cuộc đảo lộn phá mọi trật tự. 

Bấy giờ có thần Marduk phồng miệng thổi ra 10 một luồng gió mạnh và dùng khí giới múa tròn để làm thành một trận bão tạt vào mồm Tiamat chính lúc nó mở ra để chực nuốt thần Marduk, bụng Tiamat tức khắc phồng lên, Marduk đâm cho một nhát vào bụng Tiamat liền nổ tan tành. Thần Marduk liền mổ Tiamat làm hai, một miếng treo lên làm trời, còn miếng kia trải ra làm đất. Sau đó thần Marduk lấy đất sét nhào với hàn huyết mình mà tạo dựng nên loài người để phụng sự các thần. Lúc đó con người hãy còn đơn sơ dốt nát như thú vật, mãi về sau mới có một loài dị thần nữa cá nửa người, nhưng khôn sáng như một hiền triết dạy cho ngừơi thái cổ hiểu biết các nghệ thuật, khoa học, cách thức xây thành, và ít nhiều luật lệ. 

Nhưng cũng vì những luật lệ đó mà sinh ra chuyện rắc rối: các thần giận loài người mà họ đã dựng nên vì không tuân luật nên mới làm hồng thủy để tiêu diệt loài người. May nhờ có thần minh triết tên là Ea động tình thương nhân loại ra tay cứu vớt một người tên là Sahamashnapisthim và vợ con ông ta vào tàu. Nước dâng lên cuồn cuộn, thây người trôi như cỏ rác. Các thần thấy thế liền khóc lóc nghiến răng nghĩ đến sự dại dột của mình và hỏi nhau: từ nay lấy ai cúng tế cho chúng ta. 

Đang khi ấy Sahamashnapisthim nhờ có tàu nên sống sót, và cuối cùng đỗ cạn trên đỉnh núi Nisir. Thoạt tiên ông thả một con chim câu đi do thám tình hình rồi sau đó ông dâng lễ vật cho các thần. Các thần nhận lễ vật với sự bỡ ngỡ và biết ơn. Các thần hít mùi, thấy rất tốt… Các thần xúm xít bâu lại trên của lễ như đàn ruồi.” 

Trên đây là mấy câu truyện thần thoại mẫu. Sau đây chúng ta thử tìm đọc ra ý nghĩa. 

Trên đã nói có hai lối tiếp thâu thần thoại, một là coi thần thoại như sự kiện lịch sử, hai là coi thần thoại chỉ là thần thoại. Lối sau này mới là đường lối của triết gia bàn về sau, ở đây chỉ bàn về lối một. Lối tiếp nhận thần thoại như lịch sử là coi thần thoại như biến cố đã xảy ra ở một nơi, trong một thời kỳ nhất định nào đó có thực sự, nên chưa là thần thoại mà chính là thần minh làm chủ tế điều động con người, vì thế niềm tin đó dễ trở thành lực lượng đàn áp biến lịch sử con người thành những trang đẫm máu của cuộc tranh đấu cho nền tự do con người. 

Để đi sát thực tại hơn chúng ta hãy nhìn qua lịch sử một vài nơi đã tiếp nhận thần thoại như là sự kiện lịch sử: Babylon, Assyrie, Hy Lạp v.v… mà chúng ta đã phát họa vài nét chung về thần thoại của họ để thấy hậu quả ra sao. 

Babylon: “Tôn giáo đối với họ chỉ là vấn đề nghi lễ hình thức hơn là vấn đề đời sống trong sạch gương mẫu. Giữ đạo là dâng cúng và tụng cho đủ một số kinh hạt nào đó, còn bên ngoài có thể khoét mắt người 11 đối địch, cắt tay chân tù nhân, hoặc nướng sống trong lửa hồng mà không cho là mất lòng thần minh. Sau đó đi theo kiệu tượng Marduk diễn lại tấn kịch của thần chết đi và sống lại v.v…” Quan niệm thần như thế là lo cho thần chứ có lo chi cho con người. 

Dân Assyrie: thờ thần Ashur, là thần mặt trời có tính hiếu chiến và không thương kẻ thù địch; cái đạo họ theo chỉ cốt dạy cho dân ngoan ngoãn vâng phục cấp trên và biết cầu cho được nhiều ân huệ của thần thánh bằng ma thuật và sát tế mạng người. Trong một bia mới tìm ra được, nguời ta đọc thấy như sau: “tất cả những chiến sĩ bại trận này đã phạm tội đến thần Ashur và tìm cách chống đối với trẫm… Trẫm đã cho nhổ lưỡi chúng ra khỏi miệng và tiêu diệt chúng, những kẻ sống sót thì trẫm cho thiêu tế… chân tay chúng đã bị giật ra khỏi thân thể và ném cho chó cho heo ăn. Trong khi thi hành những việc này thì trẫm đã làm vui lòng các đại thần”. 

Vua xứ Moap tên là Mesha đã giết con trưởng nam mà tế thần để xin thần giúp giải vây thành: khi thành được thoát nạn, vua cho là nhờ ơn thần mà được thắng trận nên đã giết thêm 7000 mạng người Do Thái để tạ ơn thần. 

Thần Moloch được những dân như Phéniciens, Carthage thờ, họ phải đem con đến để tế sống, khi đứa trẻ bị đặt vào hai bàn tay tượng giơ cao ra đàng trước thì liền tụt vào trong bụng tượng đang được nung đỏ, mẹ đứa trẻ phải đứng dự tế, không được tỏ dấu thương hay ứa ra một giọt nước mắt. Nếu nhỡ khóc là tỏ dấu bất kính. 

Mỗi lần tế như vậy người ta nướng sống có cả trăm đứa trẻ. Một dạo ở Carthage các nhà trưởng giả đi mua trẻ nhà nghèo về để tế thay; nhưng năm 307 trước dương lịch thành bị vây, họ sợ thần thịnh nộ nên các nhà quý tộc phải đưa chính con của mình ra tế. Lần ấy 200 trẻ bị đốt. Nhiều nơi người ta phải đánh trống đánh chiêng để lấn át tiếng trẻ thét vang khi bị bỏ vào lửa. 

Đó là kể sơ qua một vài trường hợp chứ còn biết bao nhiêu nữa. Bạn sẽ nói đó là những dân man rợ. Không đâu, trình độ văn minh mấy dân vừa nói trên cũng đã cao lắm rồi. Tuy thế mỗi khi văn minh cao lên, tình trạng trên có bớt đi nhưng không hết hẳn, nó thường biến thái và trở nên tinh tế hơn nên khó nhận ra mà thôi, chứ chư hết nạn giết người ngay được, không giết nhiều thì giết ít. Nhà túng không tiền nuôi con, mà vẫn phải đóng góp để xây cất điện đài thì đây cũng là một hình thái sát tế. 

(còn tiếp ...)


RE: Minh Triết Việt - TiểuHồLy - 2024-09-06

Thanks anh Duke đã rinh bài viết về sharing, có cái hay để đọc và học hỏi. Tulip4 

Anh toàn là làm điều kỳ lạ, hát cũng lạ mà đọc sách cũng ngồ ngộ.  Wink

Theo như bé Ly thiển cận hiểu triết lý của thiên nhiên là đều có sự thuận nghịch. Nếu đã có Thiên Khởi ắt sẽ tạo Địa Diệt mà. Những mẫu truyện thần thoại là vậy, còn so với trí sáng suốt của con người hiện đại thì còn sát tế nhiều hơn, sinh sản nhiều thì phải có cách để diệt, vũ khí thiết kế tinh vi do sự thông minh của con người không những đem lại sự chết chóc cho muôn loài mà còn làm quả địa cầu ngày càng đi dần vào tê liệt, anh hỉ? 

Nếu tất cả vạn vật đều trở về với bổn nguyên Thiên phú thì ít chuyện để bàn luận tranh cãi hơn.


banana-skipping-rope-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon


RE: Minh Triết Việt - duke - 2024-09-07

(2024-09-06, 11:15 PM)TiểuHồLy Wrote: Thanks anh Duke đã rinh bài viết về sharing, có cái hay để đọc và học hỏi. Tulip4 

Anh toàn là làm điều kỳ lạ, hát cũng lạ mà đọc sách cũng ngồ ngộ.  Wink

Theo như bé Ly thiển cận hiểu triết lý của thiên nhiên là đều có sự thuận nghịch. Nếu đã có Thiên Khởi ắt sẽ tạo Địa Diệt mà. Những mẫu truyện thần thoại là vậy, còn so với trí sáng suốt của con người hiện đại thì còn sát tế nhiều hơn, sinh sản nhiều thì phải có cách để diệt, vũ khí thiết kế tinh vi do sự thông minh của con người không những đem lại sự chết chóc cho muôn loài mà còn làm quả địa cầu ngày càng đi dần vào tê liệt, anh hỉ? 

Nếu tất cả vạn vật đều trở về với bổn nguyên Thiên phú thì ít chuyện để bàn luận tranh cãi hơn.


banana-skipping-rope-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon

@THL,
You are very welcome em.  Thumbs-up4

Địa diệt đã xảy ra trong trận lụt đại hồng thuỷ rồi đó em, nguyên nhân là tại vì sao, có lẽ em đã biết rồi...

Theo anh hiểu thì ông bà ta thường hay nói "Trời sinh voi, sinh cỏ." nghĩa là lòng Trời luôn luôn từ bi và thương xót hơn biển cả đối với nhân loại chúng sinh.

Chỉ có con người mới có ác tâm tận diệt lẫn nhau để tranh đoạt quyền chức, danh lợi, dục lạc. Như bè đảng TLN tà ác trong âm mưu diệt chủng nhân loại để chúng nắm toàn quyền độc tai cai trị bằng chế độ New World Order, New Religion Order.  

Nhưng rồi âm mưu này của chúng cũng sẽ bị thất bại cay đắng, bởi vì tà không bao giờ thắng Chính!


**********************

Riêng về thread Minh Triết Việt này, là những tài liệu anh sưu tầm, góp nhặt về chia sẻ với VB bởi vì điều đầu tiên làm anh chú ý đến linh mục triết gia Kim Định là về những công trình nghiên cứu triết học đồ sộ của ông.

Mời em và các bạn cùng đọc bài diễn văn sau của linh mục triết gia Kim Định.

Tulip4 

The Presentation of Dr. Luong Kim Dinh during the First World Conference in Chinese Philosophy, Taichung, Taiwan, R.O.C.

August 19~25,1984

Vai Trò Nho Giáo có thể đảm nhiệm
Trong Thế Giới Hôm Nay

Diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh vào năm 1984 tại Ðệ Nhất Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học Trung Hoa
(The First World Conference in Chinese Philosophy)
tổ chức tại Ðài Trung, Ðài Loan, quy tụ các học giả khắp thế giới

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

1. Mùa hè năm 1949 ở Honolulu có hội nghị quốc tế về triết học qui tụ các đại biểu trên 50 quốc gia (đại diện Á Châu có Ấn Ðộ, Tàu, Nhật). Tôi đặc biệt chú ý tới hội nghị này vì trước hết mục tiêu của hội nghị là tìm ra cho nhân loại một nền triết lý chủ đạo. Hội nghị cho rằng vì thiếu nó mà nhân loại đã trải qua hai cuộc đại chiến hoàn cầu. Thứ đến hội nghị đã đề cử Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc hòa hợp Ðông Tây nọ vì ông có chân đứng trên cả hai tàu: vừa chấp nhận và cải thiện đời sống trần gian nhất là trong những mối giao liên của con người. Ðàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão Giáo độc chú vào đời sống tâm linh, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị tâm linh (Essay in East West philosophy. By Charles Moore, page 447. University of Hawaii 1951).

2. Ðây là lời tuyên bố làm vinh dự cho chính những người tham dự hội nghị vì câu trên tàng chứa được ba nhận xét đều sâu xa và ơn ích. Có thể nói đây là đỉnh cao nhất mà hội nghị quốc tế Triết Học có thể tới, vì những hội nghị này ít đạt được sự đồng ý về một điều gì, nhiều khi còn là cuộc đối thoại giữa các người điếc, hoặc vấn đề đưa ra bàn cãi có tính cách xa lắc xa lơ với cuộc đời. Nhưng lần này các triết học gia đã nhìn thẳng vào đời, đã thấy đời đang mắc bệnh và gọi đúng tên bệnh tức là thiếu hồng huyết hòa, mà chỉ có bạch huyết rã, làm cho con bệnh trở nên nhợt nhạt, mất hướng đi, không biết đâu là lối về, đáng gọi là vô gia cư (homeless). Hội nghị đã thấy thế và chỉ ra bài thuốc Hòa. Toa thuốc còn ghi là "Hòa tinh thần với vật chất" lại còn chỉ rõ phải đến với dược sĩ nào. Rồi đây trong bài tôi sẽ chứng minh những lời chỉ dẫn nọ đúng đến đâu.

3. Câu tuyên bố trên quả là một sự thành tựu lớn lao do một quá trình nghiên cứu tinh thông về Nho trải dài cả trăm năm với những tên tuổi lẫy lừng như H.G. Creel, những Marcel Granet và những triết gia như Keyserling, Karl Jaspers... mới đạt được lời tuyên bố đó, tuy chỉ xảy ra trong phạm vi triết và chưa được nhiều người chú ý tới cách cân xứng, nhưng quả thật phải kể là một biến cố quan trọng có tầm mức lớn lao. Chúng ta đều biết rằng "Nhân loại bao giờ cũng được dẫn đưa do tư tưởng". Cho nên các nhà tư tưởng bầu Khổng Tử lên chức lãnh đạo triết lý Ðông Tây, thì cũng là bầu ông lên chức hướng đạo thế giới. Ðó quả là vinh dự không tiền khoáng hậu. Càng lớn hơn nữa khi ta biết rằng đứng về phương diện ngôn từ và lý luận mà đem Khổng Tử đặt bên cạnh Phật Tổ hay Socrates, Platon thì ông có phần lép vế, vậy mà lại được chọn.

4. Tuy nhiên sự tuyên dương long trọng kia lại rơi vào quên lãng liền, không gây nên một âm vang nào đáng kể ngay cả trong lãnh vực triết học, kể cả triết học Trung Hoa thì tự nhiên ta phải hỏi vì đâu. Riêng tôi nghĩ rằng cái hướng hội nghị đưa ra thì thật là đúng nhưng đó mới chỉ là bảng chỉ đường, chưa phải là Chính Ðường. Thế mà trong các lần hội nghị về sau mãi cho tới nay chưa có được một công trình nào đáng gọi là đường, tức trình bày Nho cho thấu triệt xứng tên là một Ðạo học. Vì thế tôi lấy điều đó làm đề tài cho bài này mong tìm ra chổ thiếu sót, hy vọng có thể sửa soạn cho một nền Triết Nho đầy đủ. Nếu không thì cũng là thử đề nghị một lối nghiên cứu Nho kiểu mới. Trước khi vào bài, tôi xin mở ngoặc đơn để nói lên rằng đối với tôi, Khổng Tử chỉ là đại diện cuối cùng của Nho Giáo, Nho Giáo đã có lâu trước, Khổng Tử chỉ là người truyền đạt. Vì thế khi nào bài này nhắc đến Khổng Tử thì xin hiểu đó là Nguyên Nho, nó rộng lớn hơn Khổng Giáo rất nhiều. Bây giờ xin trở lại phân tích lời tuyên ngôn nói trên của hội nghị Honolulu.

5. Trước hết tôi xin giới thiệu lướt qua lối trình bày mà tôi sẽ áp dụng trong bài này. Nó ở tại sự tóm thâu nền triết được nghiên cứu vào một hai điểm then chốt cùng cực và được gọi là cái toàn thể, rồi đem đối chiếu cái toàn thể đó với một số toàn thể khác. Thế rồi cái toàn thể kia lại được chi tiết hóa thành bốn điểm để dể xét thấu đáo. Bốn điểm đó là Từ, Tượng, Số, Chế.

Từ: là lời nói nhằm vào những lời then chốt nhất của nền triết Nho.
Tượng: là tượng hình tiêu biểu, những huyền thoại, truyền kỳ.
Số: là những số biểu tượng gọi là huyền số.
Chế: là những thể chế, thói tục, những phương thức sống, cách thức tu luyện.

6. Ðây là bốn khía cạnh được dùng để xét một nền triết lý nhân sinh xem có được toàn diện chăng. Một nền triết có sống được nhiều hay ít, bao quát được toàn thể cuộc sống hay chỉ phụng vụ phần mớ là tùy nó trải qua được hết cả bốn nấc thử thách nọ. Bởi thế bốn điểm trên có thể dùng như thước đo giá trị từng nền triết về phương diện vào đời. Phải công nhận rằng phần lớn triết học chỉ trải qua được có một chặng đầu. Nguyên Nho thì đã đi hết bốn bước. Nhưng tự Hán Nho thì sa đọa, nên cũng không còn người đi hết được cả bốn chặng nữa. Vì thế mà Nho bớt hiệu nghiệm. Muốn hiệu nghiệm phải có người đi được bốn bước trên. 

Sách Trung Dung gọi người đó là "kỳ nhân", người chính cống của Nho "Văn Võ chi chính bố tại phương sách". Kỳ nhơn tồn, tắc kỳ chính cử. Kỳ nhơn vong, tắc kỳ chính tức. TD 20. Câu trên có nghĩa là triết lý chính trị của Nho (kỳ nhân) còn, thì triết lý chính trị đó sẽ hoạt động mạnh, nếu kỳ nhơn đó mất tức chưa xuất hiện thì triết lý chính trị đó cũng như không. Vậy xin hỏi kỳ nhơn đó là ai? Thưa là triết gia Nho. Nói triết gia mà không là học giả cũng không cũng không cả quan niệm học gia, mà phải là triết gia, thì kinh điển Nho vẫn chỉ là một đống hôi mốc. Phải có triết gia Nho, phải có kỳ nhơn đó thì Nho mới hiện thân lên những tư tưởng sống động để đi vào cõi người ta. Nghĩa là triết gia đó phải có những tư tưởng cùng chiều như Nho, nhưng lại phải hợp cảm quan thời đại, phải có những cái nhìn soi rọi vào các vấn đề khúc mắc hiện nay, thì đấy mới là kỳ nhơn của Nho.

7. Bao giờ người đó đến thì không biết và có lẻ câu hỏi cũng không mấy quan trọng vì Nho vốn là triết lý tác hành, không trông cậy vào tha lực, mà phải tự mình làm ra vì thế câu hỏi đúng tinh thần nho hơn phải là: làm thế nào để chúng ta có hy vọng trở nên kỳ nhân của Nho. Hay nói cụ thể hơn phải hỏi rằng cái đặc trưng của Nho ở chỗ nào và phương pháp nào có thể ám hợp hơn hết cho ta theo để nếu không thành triết gia Nho thì ít ra cũng biết trình bày Nho một cách trung thực để con người thời đại hiểu được Nho hơn. Muốn thế việc cần trước tiên phải biết cách thấu triệt đâu là nét đặc trưng của Nho? Thưa nét đó nằm trong chỗ Nho đi được cả bốn bước Từ, Tượng, Số, Chế. Chúng ta hãy xét từng điểm:

I. TỪ
8. Từ tức là lời. Lời của Nho rất ít. Khổng Tử là hiền triết nói ít nhất trong các triết gia trên đời. Ðã vậy về đạo, về nhân thì hầu ông không có lời nào. Ðấy là nét đặc trưng mà xưa nay chưa mấy được chú ý, nên cần bàn thêm. 

Lời nói là một phát minh rất quan trọng của con người, nó mở đường cho mọi tiến bộ về sau. Vì thế nó có sức thôi miên, gây thành khuynh hướng thờ lời như một cái gì thần thánh, mà ta còn thấy dấu vết trong những lời chú mà người xưa đã gán cho rất nhiều uy lực; nhưng sau này người ta cũng đã nhận ra tính cách ma thuật của nó. 

Ngoài ra lời nói cũng có sức quyến rũ khác đến nỗi những triết gia thượng thặng như Lão Trang đã hiểu rõ rằng "Ðạo bất khả ngôn", Vì thế "tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri". Vậy mà các ông còn nói lu bù về đạo. Lão Tử thì để lại năm ngàn lời trong Ðạo Ðức Kinh. Trang Tử đề lại lối mười vạn lời trong cuốn Nam Hoa Chân Kinh. Vậy mà kể là còn ít so với các triết gia tên tuổi khác như Plato, Aristotle chẳng hạn, các vị nầy nói có cả hàng triệu lời.

Theo luật răng đau của Bernard Shaw rằng người ta chỉ nói đến răng khi răng đau. Cũng vậy nói nhiều quá về đạo là tỏ ra chưa đạt đạo. Phương ngôn quen nói "Nhất lý thông, vạn lý minh". Cái lý thì cùng cực đó, Lý trên nhất đó chính là Lý Thái Cực. Nếu đạt được thì tự nhiên mọi lý khác thuộc phần mớ liền sáng ra, khỏi cần nói nhiều. Còn khi không đạt cái Lý viết hoa đó thì cứ phải bày biện lý nọ lẽ kia rườm rà, quanh quất, nên có câu "Thất Lý nhi nhập ư thuật" không đạt lý nên bày ra muôn vàn lý lẽ quanh co (thuật). 

Vì Lý viết hoa đó là Lý Thái cực, vốn gồm cả âm, cả dương, cả có cả không, cả đa cả nhất, cả tĩnh cả động, cả sáng cả tối... Còn nếu không đạt Lý đó thì chỉ có một bên, một duy nào đó: thiếu mất bên kia, nên lời nói hết hiệu nghiệm: phải thêm hoài mà vẫn chưa cảm thấy đủ. Kinh Dịch nói:

"Nghi giả kỳ từ chi
cát nhơn chi từ quả
Táo nhơn chi từ đa

"Người còn nghi nan trong lòng thì lời nói rậm lời không có tư tưởng, (ngành ngọn: chi) Người đạt (may mắn) thì nói ít nhưng đủ để bao được cả trong lẫn ngoài. Người táo kết (bất thông) thì nói nhiều. Nhiều nên hiểu là nhiều chủ thuyết mà không có thuyết nào đạt địa vị ưu thắng.

9. Biết thế rồi ta mới thấy sự ít lời trong Nho có cái giá riêng biệt của nó. Ít lời đây không vì bất lực, nhưng là vì lời đã chứa đầy uy mãnh rồi; khỏi cần nói thêm. Theo đó ta phải tìm xem lời nào đầy đủ nhất trong Nho? thưa đó là ba chữ "CHÍ TRUNG HÒA". Ba chữ này tóm thâu tinh hoa Nho giáo cách tuyệt vời cũng như nói lên được nét đặc trưng của Nho cách thấu triệt. Cho nên "Kỳ Nhơn" của Nho phải là người nhận thức ra được mọi chiều kích ba chữ đó, để hiện thực vào thân tâm và diễn đạt ra cho mọi người cùng hiểu. Vậy chúng ta hãy dùng tượng hình và đồ biểu để trình bày sơ lược châm ngôn trên cho được rõ ràng. Câu đó nằm trong lời phát đoan của sách Trung Dung rằng:

"Trung dã giả, thiên hạ chi đại bồn dã.
Hòa dã giả, thiên hạ chi Ðạt đạo dã.
Chí trung hòa:
Thiên địa vi yên.
vạn vật dục yến".

Ðoạn văn trên chỉ rõ đâu là bốn gốc, đâu là ngọn ngành: Bốn là Trung, ngọn là Hòa. Hòa đây là Thái Hòa tức cái Hòa bao trùm hết tất cả: cả trời đất, cả vạn vật nữa. Và sự bao trùm diễn tả bằng chữ "dục" nghĩa là được nuôi nấng giáo dục.

10. Ðể hiểu rõ hơn tưởng cần giải rộng câu trên. Trước hết là về ba chữ "Chí Trung Hòa". Trong quyển "Chữ Thời" tôi đã giải rộng bằng câu "có chí trung thì mới đạt được chí hòa". Cần lặp lại chữ chí để nói lên hai đàng khác nhau. Chí trung là bổn, còn chí hòa là hoa trái ngọn ngành. Phải làm nổi bật cả hai để đặt nổi bước "Lưỡng hành" của Nho mà hội nghị Honolulu đã nói lên bằng hình bóng là "có chân trên cả hai tàu". Ðiểm lưỡng hành này ít được học giả chú ý, thí dụ James Legge dịch ba chữ kia là "Let the states of equilibrum and harmony exist in perfection", không dám nói là dịch sai nhưng bản dịch làm chìm mất tính chất lưỡng hành của câu nói. Ðọc lên người ta không thấy Trung là căn bổn, Hòa là hoa trái. Muốn cho dễ thấy được điều đó thiết tưởng phải dịch là "When the centering is utmost, the Harmony is the greatest". Dịch trung bằng chữ centering bao hàm được sự "tiến hành vào nội tâm", và khi tiến vào đến cùng cực thì đạt Thái Hòa là hòa âm với dương, tức cái hòa nền tảng, bao trùm cả trời cùng đất. 

Ðể giải rộng hơn nữa ta có thể nói: "The deeper is the centering, the greater is harmony" câu này đặt theo câu cách ngôn triết Tây: plus la compréhension est petite, plus l'extension est grande". Tuy câu công lý này chỉ nằm trong bình diện ý niệm, nhưng chiều hướng thì cũng như chí trung hòa, là vào càng nhỏ thì sức bao gồm bên ngoài càng to. Theo đó, cái Hòa bên ngoài có thể dùng như tiêu chuẩn để đo dộ sâu của cái Trung bên trong. Trung là đi vào nội tâm: ta không thể kiểm soát nội tâm, nhưng ta nhờ cái Hòa vốn liên hệ với Trung cách cơ thể, nên có thể nương theo Hòa để biết Trung đi tới đâu. Nhất là khi Hòa còn được đèo thêm dấu hiệu cụ thể là sự nuôi dưỡng: sách nói nếu đạt chí Trung Hòa, thì:

"Thiên địa vi yên.
Vạn vật dục yên"

Khi trời đất được xếp đặt đúng chổ thì vạn vật đều được dưỡng nuôi. Hai chữ vạn vật ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng gồm cả tâm lý: ý, tình, chí đều được nuôi dưỡng. Tức triết không chỉ có duy lý hay duy tình, hoặc duy chí mà tất cả tình lý duy cùng tham dự. Còn trong siêu hình là cả thiên lẫn địa, cả âm lẫn dương đều có phần. Tóm lại là không duy nào cả nhưng bao trùm hết. Ðược như vậy thì là dấu Trung đã đi tới chốn: nên có được chí Hòa, và vạn vật được nuôi dưỡng, không còn khát vọng nào đói khát làm reo, khiến triết nhân phải nói thêm, nói hoài. Như vậy, ít lời không là dấu tốt sao? vì thế có thể kết luận được là Nho đã thành công ở bước Từ: không một nền triết nào có thể tóm thâu được vào ba Từ như vậy.

II. TƯỢNG
11. Bây giờ xét đến tượng. Tượng là bước thứ hai sau lời. Văn hóa nào bám vào lời thì phải thải bỏ hết các biểu tượng, nên Tượng chỉ có lác đác một cách cầu âu. Nhưng văn hóa muốn đi vào đời tất phải có tượng, vì nó cụ thể gần với việc, nhất là nó mềm giẻo dễ uốn nắn theo hoàn cảnh là điều cần trong đời sống muôn mặt.

Tượng lớn hơn hết trong nguyên nho là những quan niệm về Trời, Ðất, Người được biểu tượng bằng hình tròn vuông, "Thiên viên địa phương": trời tròn đất vuông. Biểu tượng này không hẳn riêng của Nho trong các nền văn hóa thời sơ khai người ta gặp hình tròn vuông lu bù, như mandala là thí dụ. Nhưng đến nay chúng đã quá lu mờ, không thể biết rõ ban đầu chúng có biểu thị trời đất chăng, cũng không biết trải qua các chặng biến hóa hình tròn vuông đã chỉ thị những gì thì chưa được tìm ra. Tuy nhiên đó là phần việc của khảo cổ và cổ sử. Riêng trong triết, người ta cũng thấy có dấu vết của một số văn hóa nghiêng về tròn, hoặc nghiệng về vuông, thí dụ như thời đại thạch thì nghiêng về tròn, như thấy trong kiểu xếp đặt theo vòng tròn trong các Menhir bên Pháp hay stonehenge bên Anh. Ấn Ðộ có biểu hiệu rắn cắn đuôi, tức cũng tròn. Ngược lại bên Sumer hay Assyria thì thiên trọng về vuông, như thấy trong hình các Ziggurat luôn luôn vuông. Quan sát theo mấy ấn tích lớn đó, ta có thể nói hầu như không nơi nào có được tròn vuông hòa hợp.

Riêng bên Nho thì tròn vuông hòa hợp và có đầy tang chứng: tiêu biểu hơn là cả đền Tế Thiên với nền vuông mái tròn. Xe vua đi thì thùng vuông mui tròn. Nho gia đi giầy vuông đội mũ tròn...

Do biểu tượng tròn vuông trên ta có thể phân ra ba loại triết. Một loại chỉ lo có tròn tức Duy Vô hoặc Duy Nhất, thiếu đa tạp chỉ bằng hình vuông. Vì vậy chỉ bằng vòng tròn. Loại hai chỉ có vuông tức là duy hữu duy đa tạp, không nghĩ tới Nhất hay Vô. Ta hãy chỉ thị bằng hình vuông. Loại ba tròn vuông hỗn hợp. Tục ngữ Việt gọi là "Mẹ tròn con vuông" tức tròn (tinh thần) thẩm thấu hay bao bọc lấy vật chất vuông.

12. Hãy soi sáng bảng trên bằng vài thí dụ tổng quát. Khi đọc Lão Trang chẳng hạn, ta thấy đó là những thiên tài cao cả, có khả năng đưa ra những cái nhìn thấu triệt, những hình ảnh ví von tuyệt vời là ta có cảm tưởng lạc vào một thế giới thần tiên, siêu thoát. Nhưng nếu tìm cách áp dụng những lời đó vào cuộc sống ta sẽ thấy lung tung. Rồi ta nhìn kỹ lại thì cảm tưởng các ngài còn ở lì lại cõi tiên mà ta gọi là cõi Nhất. Các ngài bám vào cái nhất không sao ra đa tạp được, nghĩa là trước sau chỉ có một đề tài và chỉ chuyên về nói: Nổi về Từ, Ý, không còn hơi sức cho việc làm (Dụng, Cơ), Nên ta thấy có sự bất lực kinh niên về kinh tế, chính trị của loại triết này. Như vậy theo câu "Chí Trung Hòa" thì chưa đạt đạo, tức chưa gồm cả âm, cả dương. Thực ra những lời đó không thiếu giá trị nhưng là giá trị phần mớ như về suy luận, hoặc đóng góp vào hội họa, vào tu tâm nhưng đối với đời sống toàn diện thì kể là bất lực.

13. Lối thứ hai gọi được là đa phương. Mới xem ta có cảm tưởng là rất phong phú. Tư tưởng kết nạp một cách rất mạch lạc. Nhưng khi xem kỹ lại thì tất cả chỉ có một chiều: thiếu mối liên hệ nền tảng giữa Có với Không, giữa động với tĩnh, giữa nhất với đa mà chỉ có đa thiếu thống nhất, nên ví được với thần Cộng công chạy vòng quanh núi Bất-chu không tìm ra lối vào thiên thai nói bóng là húc đầu vào cột chống trời, làm trời sụp. Ðó là lối suy luận của Duy lý hay Duy Trí, xây trên những tượng ý (Imago - Idea) của sự vật lẻ tẻ. 


Kinh Dịch chỉ bằng những hình vuông rời rạc, không tìm ra được vòng tròn để bao bọc lấy, để thống nhất lại: hậu quả là vạn vật không được nuôi dưỡng "Vạn vật bất dục yên" hiểu là những ý niệm đó không được tẩm nhuận trong luồng linh lực trào lên tự thâm tâm (tiềm thức hay siêu thức) để nuôi dưỡng, nên chỉ là những ý niệm trừu tượng khô cằn, đọc vào không đủ để di dưỡng tính tình, nên triết học gia cứ phải đi tìm thêm mãi. Làm người ta liên tưởng tới chuột chạy vòng, chạy hoài mà không tới: qua hết môn phái này đến môn phái kia, quả là đa phương, nhưng thiếu hướng. Thiếu hướng đi thì môn triết học chỉ còn là cực hình Tantalus như Kant có lần đã nói thế, hoặc như Nietzsche gọi sinh viên triết là "các thánh tử vì đạo" (tử vì triết). Vì học triết đã đốc ra sự học rất nhiều ý kiến của nhiều triết gia, cuối cùng không biết theo đường nào: sự học chỉ làm khô cạn tâm hồn, trở nên cực hình và không có nuôi dưỡng, không bơm sinh lực vào tâm trí.

𝕭ở𝖎 𝖙𝖍ế 𝖛ề 𝖙𝖎𝖓𝖍 𝖙𝖍ầ𝖓 𝖕𝖍ả𝖎 𝖓𝖍ờ 𝖙ô𝖓 𝖌𝖎á𝖔 đả𝖒 𝖓𝖍ậ𝖓, 𝖑𝖚â𝖓 𝖑ý 𝖈ũ𝖓𝖌 𝖕𝖍ả𝖎 𝖝â𝖞 𝖙𝖗ê𝖓 𝖙ô𝖓 𝖌𝖎á𝖔. 𝕿𝖗𝖎ế𝖙 𝖍ọ𝖈 𝖐𝖍ô𝖓𝖌 đủ 𝖚𝖞 𝖙í𝖓 đư𝖆 𝖗𝖆 đượ𝖈 𝖓ề𝖓 𝖑𝖚â𝖓 𝖑ý độ𝖈 𝖑ậ𝖕. 𝕿𝖍ế 𝖓𝖍ữ𝖓𝖌 𝖙𝖗𝖎ế𝖙 𝖍ọ𝖈 𝖑ạ𝖎 𝖙𝖍ườ𝖓𝖌 𝖈𝖍ố𝖓𝖌 đố𝖎 𝖙ô𝖓 𝖌𝖎á𝖔: 𝖍𝖆𝖎 đà𝖓𝖌 𝖐𝖍ô𝖓𝖌 𝖘𝖆𝖔 𝖈ộ𝖓𝖌 𝖙á𝖈 đượ𝖈 𝖛ớ𝖎 𝖓𝖍𝖆𝖚 để 𝖍ướ𝖓𝖌 𝖉ẫ𝖓 đờ𝖎. Ðà𝖓𝖍 𝖕𝖍ả𝖎 đạ𝖔 đờ𝖎 𝖗𝖎ê𝖓𝖌 𝖗ẽ. Ðó 𝖖𝖚ả 𝖑à 𝖒ộ𝖙 𝖙𝖆𝖎 𝖍ọ𝖆. 𝖁ì 𝖑ý 𝖙ưở𝖓𝖌 𝖕𝖍ả𝖎 𝖑à đạ𝖔 đờ𝖎 𝖙ươ𝖓𝖌 𝖙𝖍ô𝖓𝖌, 𝖛à 𝖑ẻ 𝖗𝖆 𝖈ả 𝖍𝖆𝖎 𝖈𝖍ỉ 𝖑à 𝖒ộ𝖙, 𝖞 𝖓𝖍ư 𝖝á𝖈 𝖍ồ𝖓 𝖈𝖍ỉ 𝖑à 𝖒ộ𝖙 𝖈𝖔𝖓 𝖓𝖌ườ𝖎. 𝕿𝖚𝖞 𝖓𝖍𝖎ê𝖓 𝖙𝖆 𝖈ũ𝖓𝖌 𝖕𝖍ả𝖎 𝖈ô𝖓𝖌 𝖓𝖍ậ𝖓 𝖌𝖎á 𝖙𝖗ị 𝖈ủ𝖆 𝖑𝖔ạ𝖎 𝖓à𝖞 ở 𝖈𝖍ổ 𝖈𝖍ứ𝖓𝖌 𝖙ỏ 𝖈𝖍𝖔 𝖙𝖆 𝖘ự 𝖍ạ𝖓 𝖈ụ𝖈 𝖈ủ𝖆 𝖑ý 𝖙𝖗í. 𝖁à 𝖛ì 𝖐𝖍ô𝖓𝖌 𝖈ó 𝖑ố𝖎 𝖓à𝖔 𝖒à 𝖓ó đã 𝖐𝖍ô𝖓𝖌 đ𝖎 𝖙ì𝖒 𝖐𝖎ế𝖒 𝖓𝖍ư𝖓𝖌 đề𝖚 𝖙𝖍ấ𝖙 𝖇ạ𝖎 𝖙𝖍ì đ𝖎ề𝖚 đó 𝖈𝖍𝖔 𝖙𝖆 𝖒ộ𝖙 𝖐𝖎𝖓𝖍 𝖓𝖌𝖍𝖎ệ𝖒 𝖘â𝖚 𝖝𝖆 𝖛ề 𝖘ự 𝖇ấ𝖙 𝖑ự𝖈 𝖈ủ𝖆 𝖙𝖗𝖎ế𝖙 𝖍ọ𝖈 𝖑ý 𝖓𝖎ệ𝖒, 𝖐𝖍𝖎ế𝖓 𝖙𝖆 𝖕𝖍ả𝖎 𝖙ì𝖒 𝖗𝖆 𝖑ố𝖎 𝖘𝖎ê𝖚 𝖙𝖍𝖔á𝖙 𝖓ẻ𝖔 𝖙â𝖒 𝖑𝖎𝖓𝖍. 𝕮á𝖎 𝖌𝖎á 𝖙𝖗ị 𝖈ủ𝖆 𝖙𝖗𝖎ế𝖙 𝖍ọ𝖈 𝖉𝖚𝖞 𝖙𝖗í ở 𝖈𝖍ỗ đó.(Bởi thế về tinh thần phải nhờ tôn giáo đảm nhận, luân lý cũng phải xây trên tôn giáo. Triết học không đủ uy tín đưa ra được nền luân lý độc lập. Thế những triết học lại thường chống đối tôn giáo: hai đàng không sao cộng tác được với nhau để hướng dẫn đời. Ðành phải đạo đời riêng rẽ. Ðó quả là một tai họa. Vì lý tưởng phải là đạo đời tương thông, và lẻ ra cả hai chỉ là một, y như xác hồn chỉ là một con người. Tuy nhiên ta cũng phải công nhận giá trị của loại này ở chổ chứng tỏ cho ta sự hạn cục của lý trí. Và vì không có lối nào mà nó đã không đi tìm kiếm nhưng đều thất bại thì điều đó cho ta một kinh nghiệm sâu xa về sự bất lực của triết học lý niệm, khiến ta phải tìm ra lối siêu thoát nẻo tâm linh. Cái giá trị của triết học duy trí ở chỗ đó).

14. Loại ba là gồm cả vào lẫn ra, cả trong lẫn ngoài, cả hữu lẫn , cả lý trí lẫn tâm linh. Lý trí hay vòng ngoài được biểu thị bằng hình vuông được bao bọc bằng tâm linh biểu thị bằng hình tròn thành "mẹ tròn con vuông". Hình này là biểu thị câu "vạn vật dục yên": vạn vật là vuông được vòng tròn chỉ tinh thần bao bọc. Nếu loại một là lên tiên rồi ở lì lại trên đó, thì loại ba giống Từ Thức lên tiên chơi ít lâu rồi về làng đặng cố làm cho đời sống của làng thêm tốt đẹp.

Tôi không có ý áp dụng ba loại trên vào từng nền triết đích danh nào cả, mà chỉ có ý đưa ra cái khung tiên thiên để làm cho điều muốn nói được thêm rõ ràng. Nhưng riêng về Nho thì tôi phải cho là một trường hợp ngoại lệ, và nghĩ là nó đã đi sát loại ba hơn hết. Tôi cho chính đó là lý do Nho được hội nghị Honolulu tuyên dương là có chân trên cả hai tàu: Tinh thần và vật chất. Vật chất biểu thị bằng hình vuông được bao quanh bởi tinh thần chỉ bằng vòng tròn. Tròn vuông nói lên chữ Hòa cao sâu nhất. Trên đã nói về nét tròn như chí trung, như cột gốc. Bây giờ ta nói đến hòa như trái, và ta sẽ dùng số để triển khai điều này.

III. SỐ
15. Số là bước thứ ba sau tượng. Số cũng là một thứ tượng, là kết tinh của tượng, là bước trừu tượng hóa của tượng. Thay vì nói tròn vuông thì đổi ra số lẻ (tròn) số chẵn (vuông) nhờ vậy mở rộng sự dùng tượng ra rất nhiều. Vì mối liên hệ chặt chẽ giữa số và tượng nên những nền văn hóa ít xài số lu bù và cách rất hệ thống, chứng tỏ đã bước mạnh vào đời.

Số cũ Nho lấy từ câu Kinh Dịch rằng "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số" câu này là sự phân tích của Ngũ hành, mà Ngũ hành là một cơ cấu uyên nguyên của Nho, nhưng cho tới nay chỉ được dùng theo nghĩa ma thuật hoặc dùng để xếp loại còn dùng như cơ cấu thì hầu như chưa ai động đến. Cho nên có một số điểm rất quan trọng mà cho tới nay hầu như chưa thấy học giả nào nhìn ra. Vì thế chúng tôi thấy cần phải bàn sơ qua những điểm đó.

16. Trên tôi đã bày tỏ rằng có ba loại triết lý, mà riêng Nho biểu lộ lưỡng hành cách liên tục bằng cơ cấu. Vậy then chốt cơ cấu đó nằm trong Ngũ hành.

Vì Ngũ hành bao gồm cả có lẫn không. Chính mối liên hệ giữa có với không này làm cơ cấu uyên nguyên. Có là bốn hành chung quanh, không là hành Thổ ở trung cung, cũng gọi là "hành vô hành" "Ðịa vô địa". Nhờ mối liên hệ then chốt nọ mà có cơ cấu uyên nguyên: giữa Hữu là Dương thông hội với Vô là Âm.

Vì là cơ cấu uyên nguyên nên được cơ cấu hóa thành khung ngũ hành.

17. Chỉ nội cơ cấu trên đủ nói lên nét đặc trưng của Nho mà hai loại triết kia đều không có. Thay vì Ngũ Hành chỉ có tứ tố, gọi Tố là vì cái gì bất động, một chiều như con số bốn chứng tỏ, có chia ra vẫn chỉ là số chẵn, hoặc số 1 cũng vậy.

Ðôi khi ta cũng gặp tố thứ năm như Aristle đã thêm ether vào bốn tố kia là nước, lửa, khí, đất. Nhưng ether thuộc cùng bình diện hiện tượng tức là Hữu không phải là Vô, nên kể là thiếu hành uyên nguyên đi từ Vô sang Hữu, thiếu đối đáp nền tảng. Cả bên Ấn Ðộ cũng chỉ là tứ tố, đôi khi cũng có thấy tố thứ năm như trong phái Sankkhya. Nhưng tố thứ năm cũng thuộc cùng một bình diện nên vẫn không được gọi là hành. Vì hành hàm ngụ sự đi tự Hữu sang Vô hay ngược lại. Do lẽ đó tứ tố không được cơ cấu hóa để đặt nổi mối Tương Quan nền tảng giữa Hữu với Vô và tất nhiên không có những phát triển sâu rộng thành Hồng Phạm, Lạc Thư, Minh Ðường... Tất cả đều là phát triển do câu "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số".

18. Hai bộ số trên mà Kinh Dịch tuyên dương là cột trụ vì chúng chuyên chở những chân lý nền móng của Nho. Bao lâu chưa thấu hiểu thì chưa thể trở nên triết gia của Nho. Sự thấu hiểu này nếu không làm cho học giả trở nên triết gia thì cũng giúp cho dễ phân biệt đâu là bổn đâu là ngọn. Một cái biết cần thiết cho bất cứ ai đáng mặt triết gia; nên cần bàn thêm ít lời.

Hai bộ số trên chứa ba nhóm chân lý phải gọi là ngược chiều con mắt với lương tri, nhưng nó ngược kiểu rễ cây phải mọc ngược chiều với thân cây; gốc cây đâm xuống thân cây mọc lên. Thân cây là những hiểu biết thông thường bằng lương tri, thâu nhận qua giác quan nhất là tai mắt ai cũng thấy ai cũng nghe hết. Nhưng triết nào chỉ gồm có những chân lý loại này thì kể là triết của con mắt, là triết một chiều, vì không có hạn từ ngược để đặt ra mối Tương Quan nền tảng (mà Kinh Hùng gọi là cánh Ðồng Tương). Mấy chân lý này đi theo ba bộ số 2,3,5.

--- Số 2. Chỉ chân lý ngược chiều đầu tiên là vũ trụ quan biến hóa biến dịch. Nó ngược lại tai mắt: Vì ta thấy sự vật im lìm, một khối. Ðây lại bảo là sự vật biến động, có hai mảnh nên được cơ cấu hóa bằng số 2. Chính con số này làm nên mối Tương Quan nền tảng nhờ đó Nho đáng tên là tổ sư của cơ cấu luận.

--- Số 3. Thứ đến là số 3 chỉ con người. Mắt thường thấy sự vật một là có hai là không. Không có trường hợp thứ ba: triết Tây gọi đó là nguyên lý triệt tam: middle excludle, tiers exclu. Triết Ðông lại bảo có trường hợp thứ ba: đó là vừa có vừa không một trật. Ðiều này chứng tỏ ngoài con người bé nhỏ còn có con người cao cả gọi là đại ngã tâm linh biết xem thấy cách siêu việt bên trên con mắt thường, và vì thế dung hòa cả có với không. Và do đó con số ba chỉ con người nhân chủ. Ðó là chân lý ngược đời, vì theo mắt ta thấy người chỉ là vật bé nhỏ như "cây sậy trước vô cùng tận" Thế mà ngược lại Nho bảo con người có cái Tâm bao la như vũ trụ: "Vũ trụ chi tâm" (Kinh Dịch). Vì thế Nho đáng tên là nhân chủ: con người trong Nho cũng là vua như Trời cùng Ðất.

19. Số 5 (do 2+3=5) thành ra là hành ngũ. Ði về hành ngũ cũng là đi về với số không. Lại ngược chiều nữa: ở đời ai chẳng muốn có, thế mà đây lại bảo đi về không là sao? Thưa không đây chẳng phải là không có gì hết mà là Không viết hoa, là cái Không chân thật làm nền tảng cho mọi cái có. Nó ví như cái giếng thiêng luôn luôn vọt lên nước hằng sống, nên cũng gọi là mạch Cam Tuyền để tâm nhuận những thể chế thói tục. Vì thế mà những thể chế đó được trình bày bằng khung ngũ hành như chúng ta sẽ thấy sau.

Ðó là mấy chân lý ngược chiều gắn liền với ba con số nền tảng của nho 2,3,5. Vì là nền tảng nên Nho nguyên thủy dùng những số này cách tràn ngập nó làm nên xương sống của Kinh Dịch là Kinh cội gốc của nho.

IV. CHẾ
20. Ðể ngũ hành có thể trở thành khung chứa các thể chế thì tiên Nho đã kép nét ngũ hành lên: trước hết kép thành vòng trong ngoài, sự phân biệt này cung ứng cho hai chữ lưỡng hành cả một lược đồ đặc biệt, làm cho thấy rõ câu "có chân trên cả hai tàu": chân trong chân ngoài cân đối.

Vòng trong vòng ngoài là căn để của Nho, được phát triển cách cơ cấu ở đợt nhất là ngũ hành; ở đợt nhì gọi là vòng thành thì ngũ hành đã trở thành sự vật đặc. Ðây là vòng đi vào thế sự, đi vào thực hiện, nhưng vẫn lấy tâm linh làm gốc, như các số 6,7,8,9 gốc từ số 5 vậy. Vòng trong vẽ nét đứt chỉ vô, chỉ tâm, chỉ tiềm thức, làm nên phần nội thánh và phải dịch là five agents. Vòng ngoài vẽ nét liền chỉ cỏi hiện tượng tức sự vật đã thành hình, có thể dịch là five elements. Sau đó biến vòng trong vòng ngoài thành Hồng Phạm Cửu Trù.

21. Hồng phạm củu trù là đưa các số của 2 vòng trên xếp vào khung Ngũ hành kép mà thành nên như hình bên:

4 9 2
3 5 7
8 1 6

Vì có 9 lô nên Hồng phạm luôn luôn kèm theo tên cửu trù, tức đem những việc then chốt của đời sống đặt vào 9 ô của Hồng phạm để biệu thị lòng quyết tâm làm những việc đó theo như mẫu mực lớn lao nọ, tức theo trời (Thuận Thiên).

Hồng phạm chính là cái khung tiên thiên đưa ra làm mẫu mực cho các thể chế khác mà quan trọng hơn hết là nhà Minh Ðường với thể chế Nguyệt Lệnh.

Nhà Minh Ðường hay là "nhà vũ trụ" vì có ba tầng chỉ Trời, Ðất, Người. Ðó không chi khác hơn là Hồng phạm cửu trù nhưng có 12 trù (Vì 4 trù góc chia đôi thành 8) để hợp với 12 tháng. Mỗi tháng có mệnh lệnh riêng ăn gì, mặc áo màu nào, ở phòng nào... Vì thế gọi là Nguyệt Lệnh. Ðó là thể chế cho câu tu thân vi bản, tu sao cho người hợp với Trời Ðất thì đạt đạo. Ðó gọi là Thuận Thiên. Sự thuận thiên được biểu thị bằng màu, số, phương phải hợp nhau thí dụ mùa xuân thì phương Ðông, số 3, màu xanh; mùa hạ màu đỏ, thu trắng, đông đen...

Tuần cuối mỗi mùa vua phải ở căn giữa để chỉ sự siêu thoát ra khỏi thời gian và không gian, tức vào ở với hành ngũ vốn là "Hành vô hành, địa vô địa". Ðể làm chi? Thưa để không làm chi cả. Có còn trong thời gian không gian đâu mà làm. Vậy chỉ còn cách là "làm cái không làm" (Vi vô Vi). Trang Tử gọi đó là "Nhan Hồi ngồi mà quên đi" để có được "Trai tâm" hoặc "Hư tâm". Khi có hư tâm tức tâm hồn trống trơn thì linh thiêng sẽ xuất hiện, để xảy ra hiện tượng "Giao Chỉ" là chỉ Trời chỉ Ðất giao thoa, làm nên cuộc Thái Hòa. Ðó là đạt đạo. Kinh Dịch nói tóm lược trong câu "An thổ, đôn hổ nhân, cố năng ái". An thổ là vào ở trong Hành Thổ ngồi quên mọi sự, nhờ đó sẽ biết bản tính con người to lớn như vũ trụ, nên tất cả đều là anh em, do đó có thể yêu mọi người to lớn như vũ trụ, nên tất cả đều là anh em, do đó có thể yêu mọi người, yêu cách trung thực nên không làm hại người vì lòng yêu người của mình. Ðó là ý câu "cố năng ái".

Xem thế đủ biết thể chế Minh Ðường chính là bản gốc của Nho hay nói tu thân vi bản cũng thế, vì tu thân được cơ cấu hóa thành khung Minh Ðường, nên Minh Ðường cũng là nền móng đường lối tu thân, nó là gốc. Vì vậy thời nguyên nho Vua chỉ trị vì mà không cai trị. Việc cai trị để cho các quan, còn vua dùng hết thời gian mà tu thân, mà ở nhà Minh Ðường. Ðó gọi là vô vi nhi trị. Do đấy mà vua xưa là nhà tư tế thượng phẩm trước hết, còn chức hoàng đế chỉ là thứ yếu, tức cai trị coi như việc tùy có thể ủy thác cho các quan, còn vua thì phải lấy việc tu thân làm gốc.

Thiên Vũ cống không là lịch sữ (không có trong sữ ký) mà chỉ là bản tuồng lý tưởng diển tả cung cách hành đạo của người lý tưởng gọi bóng là Ðại Vũ thực hiện quy chế nhà Minh Ðường. Sau 4 năm tuần thứ 4 phương thì về trung ương hội với các thần ở Cối Kê. Sữ ký của Tư Mã Thiên (SM. T.3.p.413) nói vua tế phong trên núi Thái Sơn, rồi về tế Thiện trên núi Cối Kê (Kinh đô U Việt). Chữ Thiện cũng đọc là Thiền và nghĩa tương đương với thiện nhượng là nhường lại. Ðó là tinh thần hành ngũ: là đi về với chỗ trống trơn, nhường lại hết: tức trút bỏ tất cả để hội với các thần (Hội Kế) hầu đạt bản tính con người đại ngã tâm linh. Ðó quả là một lối thi vị hóa cách mênh mông thể chế Minh Ðường vậy.

26. Hồng Phạm còn là khung cho nhiều thể chế khác như Hà Ðồ, Lạc Thư được dùng nhất là cho việc suy tư triết lý, nó nhấn mạnh trên luật hành động và phản động. Hành động trong Hà Ðồ là đi ra ngoài thế sự rồi, thì phải phản hồi ở Lạc Thư là đi vào hành ngũ: ngồi mà quên đi để tiếp cận với giếng thiêng liêng đặng bồi bổ tinh thần đã sa sút khi tiếp xúc với trần cấu. Ngoài Hà Ðồ Lạc Thư còn có phép tỉnh điền.

Tỉnh Ðiền chính là sự áp dụng Hồng Phạm vào kinh tế. Người ta đã hiểu theo nghĩa đen, nên nẩy sinh ra rất nhiều tranh luận vô ích. Sự thực thì đó chỉ là lời dạy về sự phải phân chia tài sản trong nước sao cho đạt được đồng đều theo lý tưởng của Hồng Phạm, nói bóng là chia mảnh đất ra 9 ô theo cái mẩu mực lý tưởng kia. Vì thế tỉnh điền cũng chính là khung Hồng Phạm vậy. Nó ở tại Trời Người Ðất cùng tham dự cả vòng trong chỉ bằng số 3, cả vòng ngoài chỉ bằng số 9. Nói bóng là Nữ Thần Mộc (số 3) cũng có tên là Cửu Thiên Huyền Nữ (số 9). Thực ra đó là đại diện cho nguyên lý mẹ luôn luôn có mặt trong nguyên Nho tạo nên thế hòa giữa âm dương, giữa nguyên lý trong nguyên Nho tạo nên Kinh Dịch gọi là Càn Khôn. Sự hòa hợp này được biểu thị bằng nhạc. Vì Nhạc là bà chúa sự hòa hợp. Nên nhận xét chỉ có nước vua Thuấn mới có bộ nhạc. Xưa nay chưa đâu có bộ này.

27. Ðó là đại để tinh hoa của nguyên Nho được đúc kết trong ba chữ Chí Trung Hòa mà tôi đã thử trình bày qua 4 đợt từ, tượng, số, chế để cho dễ nhận diện ra nét đặc trưng của Nho

Từ giúp cho có một ngôn ngữ sắc bén, thâu tóm cả hai đường nội ngoại.

Tượng giúp cho nho triết nhìn ra vị trí hòa giải của mình thật bao la.

Số giúp cho đi sâu vào gốc rể để thấy những chân lý ngược chiều làm nên nét đặc trưng không ai có thể phủ nhận.

Chế giúp cho thấy nho vào đời một cách đặc sắc. Câu nói của hội nghị rằng "Khổng có chân trên cả hai tàu" được biểu thị cách cụ thể cùng tột bằng 4 bước trên. Nên hi vọng chúng giúp cho kỳ nhân của Nho xuất hiện. Vì nếu kỳ nhân không ra thì đạo không căn cứ vào ai để hiện hành. "Cẩu phi kỳ nhân đạo bất hư hành". Hệ từ hạ VIII.4. Xem đấy sẽ thấy nguyên Nho khác với Hán Nho chỗ nào. Xưa nay vẫn có lưu truyền cho rằng: Nho đến hết đời Khổng Tử thì mất chính truyền. Từ đời Hán về sau Nho đã bị bẻ quặt. Tuy lưu truyền đó ai cũng công nhận ít ra cách mặc nhiên, nhưng chưa có một cuộc khai quật để biết nguyên Nho khác với Hán Nho chỗ nào. Tôi thiết tưởng Hán Nho đã nhảng bỏ mất 3 bước sau là tượng, số chế mà chỉ còn chuyên có bước đầu là từ. Ðiều ấy truyền cho tới ngày nay lại càng gia tăng gấp bội, vì khi người Tàu gặp văn minh Thái Tây thì lại càng chú ý đặc biệt đến từ.

28. Hãy nhớ lại buổi đầu một số Nho gia đã bị thôi miên vì logic đến thế nào. Khỏi đi xa về trước chỉ cần nhắc đến Hồ Thích và Phùng Hữu Lan.

Hồ Thích đã say sưa logic đến nổi đã phá luân lý Nho để đề cao khoa lý luận của Mặc Dịch, của Huệ Thi, cuối cùng chẳng đi đến đâu.

Ðến Phùng Hữu Lan thì khá hơn nên ông đã được tặng danh hiệu triết gia. Nhưng danh hiệu này mới do ông Demiéville tặng, chưa được truy nhận rộng rãi. Tuy về phương diện văn học hàn lâm thì họ Phùng có đủ, hơn nữa về đàng triết ông cũng có bề thế vì đã nhìn ra tầm quan trọng của sự vô ích, vô dụng, tức đã nhìn ra sự quan trọng của chữ không. Nhưng rồi ông đã quá nghiêng về phía Hữu, phía Lý trí đến nỗi dùng cả kinh tế để giải nghĩa thượng tầng văn hóa y như cộng sản, thành thử cuối cùng ông đã giản lược Nho giáo vào 4 ý niệm trừu tượng là Lý, Khí, Ðạo, Ðại Khối. Nho giáo là một đạo hành vi mà trình bày qua mấy ý niệm trừu tượng đó tức là đã nhổ Nho ra khỏi đất tâm linh của nó để trồng sang bên đất duy lý đa tạp rồi. Nói trắng ra là ông chặt của Nho mất một chân, còn đâu đủ hai chân tâm vật để mà lưỡng hành. Thành thử ông mới là một học giả, kiêm triết học gia (ideologue) chưa là triết gia, ít ra chưa là triết gia của Nho vốn có cả ngoại lẩn nội. Nội nằm trong ba số tượng, số, chế, còn ngoại nằm trong từ. Ông chỉ chú ý có từ với ý tức là logic. Vì sức quyến dụ của logic quá mạnh nên ta cần xét về điều đó tận nơi tổ của nó là triết học Tây Âu.

29. Logic với từ chỉ là một: Logic là sự phát triển của từ, vì logic thành bởi ý niệm, mà dấu hiệu của ý niệm là từ. Nên bám ý niệm cũng là bám từ: không đi xa hơn từ bao lăm. Ta chỉ xem cái tam đoạn luận trong Logic Aristotle ông tổ của lý luận là thấy ngay: "mọi người phải chết. Socrate là người nên Socrate phải chết". Ðó là câu mẫu của danh lý hình thức mà mấy năm đầu ban triết tôi đã tốn biết bao thì giờ học để thi, đến cuối cùng gặp câu phê bình của Nietzsche: "Logic là một lối lý luận ngu đần nhất". Mà ngu thật. Nó có đưa lại yếu tố mới nào đâu, nó chỉ đi từ sự đã biết nọ đến sự đã biết kia, chứ nó không bắc sang một miền khác, sang cỏi vô thí dụ để đặt liên hệ uyên nguyên hầu mở rộng chân trời ôm luôn cả vô thể, vì thế tôi muốn nói tiếp theo Nietzsche rằng "đó là chứng bệnh nan y, đến nổi nhiều người đã biết nó là vô ích mà cũng không sao thoát được". Khỏi nói về Nietzsche mà hãy lấy ngay ví dụ về Hegel vì ông cực kỳ chống logic mà ông cho là bất động, vì nó thành bởi những ý niệm đặc. Ông đề nghị phương pháp mới thay thế đó là biện chứng pháp là cái gì động, vì có hai mặt, thành bởi những cái chống đối nhau, nên gọi là mâu thuẫn. "Mâu thuẫn là mẹ tiến bộ", "chống đối là cha tiến hóa". Mới đọc ông, ta tưởng ông là kiện tướng dẫn ta leo trên cây cầu ngũ sắc để đi sang một thế giới huy hoàng, trung thực có hai chiều. Nhưng cuối cùng ông đã làm ta thất vọng. Cái cầu ông bắc giống cầu vòng, vươn lên thì có cao thật nhưng rồi lại cắm đầu xuống đất, thành ra một thứ duy kiểu mới, nên có người muốn gọi ông là "đứa con trụy thai của Á Châu". Con Á Châu vì có thể ông lấy hứng để lập ra biện chứng pháp ở cặp đôi Âm Dương của Kinh Dịch. Nhứt là những đề luận lớn của ông như óc thượng sử, óc phiếm thần, sự coi vũ trụ như một cơ thể (thay vì cơ khí) là những điêu na ná với lập trường Nho nên gọi là con Á Châu, nhưng là đứa con sinh sớm nên trụy thai. Vì ông mới đi hết được có một vòng ngoài, gọi là vòng kháng, mà chưa đi tới vòng trong hay vòng sinh nên cuối cùng triết thuyết của ông không thoát khỏi vòng tay của logic tức cũng lại trở nên một duy "ism" như trước, duy tâm.

30. Karl Marx chê ông là đi ngược: đầu ở dưới hai chân giơ lên trời, nên đã chữa lại cho biện chứng đi hai chân lên đất, thành ra duy vật biện chứng (Mao Trạch Ðông đã khai mạc cuộc cách mạng của ông bằng quyển "Mâu Thuẫn" là đi đúng với tinh thần một chiều của Hegel và Marx. Ðó là chiều kháng, thiếu vòng sinh). Chỉ nội một tấm gương đó của Hegel đã đủ chứng tỏ duy lý (logicisme) là một chứng ung thư chưa tìm ra thuốc chữa. Sau bao thất bại mà mãi đến tận nay logic vẫn còn được dưỡng bồi nhiều kiểu khác nhau. Nhưng phát triển đến đâu mặc, triết vẫn tiến tại chỗ. Logic không giúp cho triết có thêm chiều kích tâm linh để có được chân trên cả hai tàu. Chính tổ Logic mà còn vậy, phương chi mình còn học mót thì trông làm sao hơn đặng. Vậy phải trở về con đường hai chiều của nguyên Nho. Hãy nhớ chính vì chỗ hai chiều đó mà hội nghị Honolulu không còn chọn triết Tây vì ngầm hiểu là nó thiếu hai chiều, nên phải chọn triết Nho, vì cho rằng Nho có hai chiều. Nhưng trớ trêu thay triết Nho đã được trình bày một chiều theo triết Tây nghĩa là duy trí. Và đó là lý do tại sao Khổng Tử chưa thể ra cầm trịch là vì ông vẫn còn què, cái Nho được trình bày là cái Nho thọt, nó đi ngược với truyền thống Nho vốn đặt lập đức trước hết, thứ đến là lập công, cuối cùng mới đến lập ngôn, tức tu từ, tu lý bị kể vào hạng bét. Tôi thiết nghĩ cần trở lại con đường cũ gồm cả bốn bước từ, tượng, số, chế thì Nho mới đủ hai chân. Có lẽ chỉ nên đổi thứ tự và chỗ nhấn để hợp tinh thần ngày nay hơn. Thay vì từ, tượng, số, chế, thì nay sẽ là dụng, từ, ý, cơ. Tức nhấn mạnh đến việc làm gọi là Dụng (đối với thể là lý).

31. Từ giữ y nguyên, còn ý thay cho tượng, tức biểu tượng phải bớt để nhường quyền cho ý, cho logic, và đó là phần mà Nho phải học với triết Tây để biết phân tích thấu đáo, luận lý rành mạch, hệ thống hóa chặt chẽ để hợp tâm trạng người mới. Sau đó đến số nên đổi ra cơ để khai thác những thành tựu của cơ cấu luận. Ðó cũng là sự phục hoạt con đường Nho nguyên thủy, thứ Nho còn dùng số, đồ, biểu, biểu tượng. Cho nên với phần này ta có thể đưa lại cho Nho những khía cạnh mới mẻ hợp cảm quan thời nay. Người nay đã chán lối suy tưởng duy lý, trừu tượng, khô khan, và đang mong muốn một thứ triết cụ thể. Với cơ cấu cùng các tùy phụ như tiêu biểu, truyền kỳ, chúng ta có thể nếu không tạo dựng một nền triết mới ít ra cũng nhìn Nho bằng một lối mới, một kiểu trình bày Nho một cách cụ thể, có màu sắc, có truyện tích, điểm pha lịch sử cho bớt tính chất trừu tượng của duy lý. Và trên hết là dụng.

32. Dụng là làm, tôi muốn dùng chữ này thay cho chữ chế là có ý mở rộng chế hơn. Tôi muốn dùng chữ này trước hết để chỉ tất cả mọi lời nói phải hướng vào hành động, cần gạt bỏ những vấn đề quá hàn lâm, thuyết lý. Sau là muốn chỉ những hoạt động nào nhằm tu thân. Vì nhiều thể chế cũ nay đã lỗi thời. Và vì lối tu thân xưa đã thất, nói vắn tắt là nhạc đã mất, nên không còn rõ người xưa tu cách nào. Ta có thể thay vào bằng thi ca, nghệ thuật thì mới có phương tiện thanh lọc tâm tình để cân đối với logic suông.

Ngoài ra nên thêm một lối thiền mà ta ưng ý hơn hết. Vì thiền cụ thể hóa lối tu trong nhà Minh Ðường hơn cả. Thiền đi vào nội tâm để trai tâm y như Minh Ðường là để thực hiện lời Kinh Dịch "Dịch cô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. Dịch là không suy tư, không làm nữa, ngồi bất động để rồi tự nhiên thấu suốt các lời lẽ đất trời". Phải có thế thì Mạnh Tử mới nói được câu "phản thân nhi thành lạc mạc đại yên". Có như vậy mới đúng câu mở đầu sách Luận Ngữ "vừa học vừa tập vui biết mấy" (câu 2), và câu sách Ðại Học (câu 3) "Hữu phỉ quân tử như thiết như tha, như trác như ma. Người quân tử chú ý đến tu thân cách chăm chú như người thợ ngọc "như cắt, như dũa, như đục, như mài" Bỏ phần tu luyện thì làm sao có thể nói những câu như thế, làm sao có thể nói vừa học vừa tập vui biết mấy. Không có tập luyện thì lấy gì mà vui. Mà tu tập là một kiểu thiền nào đó. Cái ấy tôi gọi bằng tên bao quát là dụng. Phải Dụng trên đầu, trước cả từ, ý, cơ. Ðó cũng là hợp câu châm ngôn "tiên học lễ hậu học văn". Văn là từ, ý, cơ đi sau, còn lễ là dụng, là tu luyện, là tất cả những hiện thực phải để lên đầu, phải cho là quan trọng bậc nhất. Như vậy mới có một cái gì thực nghiêm chỉnh đặng cân bằng với lý luận lý trí để thiết lập lại con đường "lưỡng hành".

33. Ðó là đại để nét đặc trưng của Nho giáo mà hội nghị Honolulu đã gọi là có chân trên cả hai tàu, cả tàu vật chất lẫn tàu tinh thần, cả dụng lẫn từ, ý, cơ. Sỡ dĩ hội nghị đã bầu Khổng Tử lên cầm trịch mà ba mươi lăm nay chưa thấy ông xuất hiện, thì truy căn ra ông còn cụt một chân: mới có đi chân từ, ý, chưa chắc đến chân cơ, dụng. Mới có học giả để nghiên cứu, chưa có triết gia để suy tư, để đưa ra những tư tưởng hướng dẫn. Thế giới tuy bao giờ cũng được hướng dẫn do ý tưởng thực, nhưng nó không chịu ăn đồ hộp là ý tưởng cũ, mà đòi hỏi những tư tưởng mới vọt lên, còn nóng sốt. Ðó là ý nghĩ của tôi về lý do sự chọn lựa của hội nghị Honolulu năm 1949, và tại sao Nho giáo chưa nổi lên được.

Tôi xin kết thúc bài nói bằng câu hỏi sau: có vẻ tư riêng hơi kỳ nhưng vì yêu thực tế nên cứ hỏi là liệu hội nghị này có chọn một triết gia nào, hoặc một loại triết lý nào để dẫn đưa nhân loại trong giai đoạn đang tới chăng? Tôi không biết rồi đây trong các cuộc thảo luận câu hỏi trên có được đặt ra chăng? Nếu không tôi ước mong được mỗi quý vị ghi ý kiến mình vào mảnh giấy nhỏ và trao cho tôi để tôi có bằng chứng mà đo mức độ tâm thức nhân loại hiện nay cũng như dùng làm kỷ niệm quý báu về hội nghị này.

Cám ơn quý vị.

Tulip4


RE: Minh Triết Việt - TiểuHồLy - 2024-09-07

Nếu bàn về triết lý của Nho giáo thì THL em để KaKa rảnh sẽ hầu chuyện anh há Duke?

Còn riêng thiển ý của bé Ly thì cảm thấy như vầy hợp với đương thời hơn...

Thiên địa bất nhân bày lắm thiên tai giết hại sinh linh
Thánh nhân dụng pháp gây chiến tranh chết chóc muôn loài
Thiên địa thánh nhân đều coi vạn vật như cỏ rác..... Wink


RE: Minh Triết Việt - duke - 2024-09-10

(2024-09-07, 10:53 PM)TiểuHồLy Wrote: Nếu bàn về triết lý của Nho giáo thì THL em để KaKa rảnh sẽ hầu chuyện anh há Duke?

Còn riêng thiển ý của bé Ly thì cảm thấy như vầy hợp với đương thời hơn...

Thiên địa bất nhân bày lắm thiên tai giết hại sinh linh
Thánh nhân dụng pháp gây chiến tranh chết chóc muôn loài
Thiên địa thánh nhân đều coi vạn vật như cỏ rác..... Wink

Bé Ly, câu cuối nên sửa lại như vầy:

"Thiên địa thánh nhân GIẢ MẠO đều coi vạn vật như cỏ rác.... Wink


Ai biết rõ bọn giả hình, đạo đức giả này là những tai to, mặt lớn nào ..., thì đã tỉnh thức / awake.  Thumbs-up4

Ai chưa thì vẫn còn đang say ngủ ....  Winking-face4

Shy