VietBest
CHÂN ĐẾ là TỤC ĐẾ vice-versa. - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: CHÂN ĐẾ là TỤC ĐẾ vice-versa. (/thread-24563.html)



CHÂN ĐẾ là TỤC ĐẾ vice-versa. - Vo Minh - 2023-05-03


THẬT THỂ (chân đế) là SỰ THẬT của SỰ THẬT, là THỰC THỂ của tục đế.
[b]GIẢ ĐỊNH (tục đế)có nghĩa là SỰ THẬT thông thường, [b]chỉ đúng ở thời điểm nào đó thôi.[/b]

[/b]


Ðức Phật thuyết pháp để chuyển mê, khai ngộ, 
Ngài cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chân Ðế.


Phật Tử Vietbest THÍCH TU GIẢ ĐỊNH (tục đế) [b]chỉ đúng ở thời điểm nào đó thôi.[/b]
Nên Phật Tử Vietbest có khi đúng khi không??? 




Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. 

 Cho nên, người học Phật cần phải phân biệt rõ:
Thế nào là GIẢ ĐỊNH (tục đế)
Thế nào là THẬT THỂ (chân đế)

[b]Chữ Tục Đế (Sammuttisacca)[/b] sự thật mang tính chế định, có nghĩa là sự thật thông thường do thế tình đặt ra, thay đổi theo thời gian, môi trường hay tập thể nào đó.

Nên có khi đúng khi không.  Như vậy chỉ đúng ở thời điểm nào đó thôi.

 Chữ Sammuttisacca còn được các dịch giả dịch bằng những danh từ khác nhau như sau:
Chế định: ngôn từ để chỉ định vật gì định đặt.
Mặc ước: ước định, khái niệm về vật gì.

Danh chế định Nāmapaññatti và nghĩa chế định Atthapaññatti.


[Image: vdp02.jpg]


Tục đế là các ngôn từ được định đặt ra để diễn đạt các sự vật.  






[b]Chữ Chân Đế (Paramatthasacca):[/b] Chân lý tối thượng, sự thật tuyệt đối, hay thực tại rốt ráo. 

Tiếng Anh là reality, actuality. Và Không bao giờ thay đổi (Parama aviparito): không thay đổi ở đây không có nghĩa là thường hằng, bất biến, mà nó có nghĩa là trước sau giống nhau không sai khác. 

Quá khứ như thế nào thì hiện tại và tương lai cũng như thế ấy

Do đó được gọi là chân như (chân: sự thật; như: không thay đổi). 

Ví dụ 
"Các Pháp do duyên sanh thì các Pháp đó do duyên diệt, cái gì có sanh thì cái đó phải diệt." 

 Ngoài ra, về mặt chiết tự ta có thể hiểu:

(chân: sự thật, đế: sự thật) CHÂN ĐẾ là sự thật của sự thật, là thực thể của TỤC ĐẾ.
Theo Vi Diệu Pháp có tất cả là bốn thực thể của các pháp:
    1. Tâm (Citta): thành phần tri giác của chúng sanh.
    2. Sở hữu tâm (Cetasika): thành phần phụ thuộc của tâm.
    3. Sắc pháp (Rūpa): thành phần vật chất, vô tri.
    4. Niết bàn (Nibāna): bản thể tịch tịch, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc.
   - Tâm 
(Citta), Sở hữu tâm (Cetasika) và Sắc pháp (Rūpa) gọi là[b] pháp hữu vi (Saṅkhāra)

[/b]

  - Niết Bàn (Nibāna) được gọi là pháp vô vi (Asaṅkhāra).

[Image: vdp03.jpg]


    [font]

  
[/font]