VietBest
Sưu tầm về Đột quỵ - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html)
+--- Thread: Sưu tầm về Đột quỵ (/thread-24106.html)



Sưu tầm về Đột quỵ - Chân Nguyệt - 2022-10-08

Đột quỵ thầm lặng nguy hiểm như thế nào và làm sao để biết mình đang bị đột quỵ thầm lặng?
TT 1 giờ trước

Mặc dù có tên là "thầm lặng" nhưng không có nghĩa là tình trạng đột quỵ này không nguy hiểm. Chúng thậm chí cũng có thể khiến một người tử vong dù các triệu chứng không rõ ràng.

Khi nhắc đến đột quỵ , người ta có thể nhớ ngay đến các triệu chứng điển hình của nó như liệt hoặc mất vận động một số bộ phận cơ thể, khó nói hay ăn uống, rối loạn nhận thức... Tuy nhiên, có một loại đột quỵ không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào trong số trên, đó gọi là đột quỵ thầm lặng.
Theo Viện Tim mạch Cardiovasscular Institute of the South (Mỹ), những tổn thương mà đột quỵ thầm lặng gây ra cho não có thể dẫn đến suy giảm nhận thức đáng kể hoặc thậm chí tử vong. Nó cũng có thể dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu. Những tổn thương này xảy ra là vĩnh viễn, nhưng thông qua liệu pháp và thói quen lành mạnh, những người sống sót sau đột quỵ thầm lặng cũng có thể giảm tác động và ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai.
[Image: photo-4-1665242740005752208060.jpg]


Còn theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đột quỵ thầm lặng phổ biến hơn nhiều so với đột quỵ có các triệu chứng kinh điển hình như sụp mặt, yếu cánh tay và khó nói...
Dưới đây, tiến sĩ, bác sĩ Jacob Hascalovici, một nhà thần kinh học ở New York có bằng y khoa của Khoa Y khoa Công nghệ Technion-Israel và đã hành nghề từ 11-20 năm, sẽ chia sẻ những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng: Ai có nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng và làm sao để ngăn ngừa đột quỵ thầm lặng?
Những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng
Chia sẻ trên trang Eatthis, tiến sĩ Hascalovici cho biết, mọi người nên biết rằng thiệt hại từ những cơn đột quỵ thầm lặng có thể kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn.
Đột quỵ thầm lặng xảy ra thường xuyên hơn nhiều người nghĩ và có thể dẫn đến tình trạng vụng về, khó điều phối các cử động của bạn hoặc các vấn đề về nhận thức. Phòng ngừa là điều tốt nhất bạn có thể làm để tránh một cơn đột quỵ thầm lặng. Tập thể dục thường xuyên, một cách ăn uống cân bằng, ít chất béo như chế độ ăn Địa Trung Hải và giữ cho căng thẳng ở mức thấp đều rất quan trọng để phòng ngừa những cơn đột quỵ này.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-3-16652427376071516778994.jpg]

Nguyên nhân của một cơn đột quỵ thầm lặng
Theo Tiến sĩ Hascalovici, một cơn đột quỵ thầm lặng xảy ra khi cục máu đông ngăn chặn dòng chảy của máu trong mạch máu trong não. Các vùng não không nhận được lưu lượng máu thường xuyên có thể chết nhanh chóng, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và đôi khi vĩnh viễn đến sức khỏe.
Tương tự đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ thầm lặng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn khiến các tế bào não thiếu oxy và chết. Nhưng đột quỵ thầm lặng khác biệt ở chỗ, các vùng não bị thiếu máu không đảm nhận các chức năng của cơ thể như vận động, tư duy... Vì thế, rất khó để nhận ra các tổn thương não tại các vùng này nếu không tiến hành chụp cắt lớp vi tính.
[Image: photo-2-16652427353601559228816.jpg]

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ thầm lặng
Tiến sĩ Hascalovici nói, một cơn đột quỵ thầm lặng không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng nó vẫn có thể khá nguy hiểm. Huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim và thói quen hút thuốc đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ thầm lặng.
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Mỹ, dù tiền sử gia đình đột quỵ đóng vai trò làm tăng nguy cơ nhưng có nhiều yếu tố có thể phòng ngừa. Người bị tăng huyết áp, tiểu đường nên kiểm soát các tình trạng này.

Làm thế nào để biết nếu bạn đã bị đột quỵ thầm lặng
[Image: photo-1-16652427320251616790035.jpg]

"Điều nguy hiểm của một cơn đột quỵ thầm lặng thường là thiếu manh mối rõ ràng, chỉ khi nó đã xảy ra mọi người mới biết", tiến sĩ Hascalovici nhấn mạnh.
"Tuy nhiên, các triệu chứng đôi khi cũng có thể xuất hiện sớm như là mất thăng bằng, ngất xỉu, mất nhận thức và trí nhớ, mất kiểm soát cơ bắp hoặc gặp rắc rối với thị lực hay là lời nói của bạn... Nhiều người tin rằng đây chỉ là những dấu hiệu của sự lão hóa, nhưng có thể không phải vậy. Sự vụng về bất thường hoặc khó đi lại cũng là những chỉ số tiềm năng cảnh báo một cơn đột quỵ thầm lặng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào trong số này, hãy lên lịch đi khám để tránh nguy hiểm có thể đã xảy ra".
Làm thế nào để giúp ngăn ngừa đột quỵ thầm lặng
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1664023901536-16640239018711562861875.jpg]
    19 tuổi đã đột quỵ não sau cơn đau đầu: BS cảnh báo căn bệnh nguy hiểm đang trẻ hóa
  • [Image: photo1663606115052-16636061154851616346150.png]
    Thói quen gây ra đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao
[size=undefined]
Tiến sĩ Hascalovici giải thích: "Duy trì huyết áp bình thường có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ, bao gồm cả đột quỵ thầm lặng. Bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít viêm và giữ cân nặng phù hợp, bạn có thể duy trì được huyết áp bình thường. Điều quan trọng là phải tập thể dục ít nhất 5 lần/tuần, kiểm tra huyết áp thường xuyên và tránh hoặc cắt giảm hút thuốc, uống rượu".[/size]
Theo Eathis, Cardio, Health.usnews
[size=undefined]


[Image: mobile-footer-news-relate-icon.png]Những[/size]


RE: Sưu tầm về Đột quỵ - Chân Nguyệt - 2022-10-08


  • hoặc tắc mạch máu.
    Bác sĩ Cường cho biết: "Vận động gắng sức không đúng phương pháp có thể là điều kiện thuận lợi gây khởi phát đột quỵ ở những người trẻ có yếu tố nguy cơ tiềm tàng. Ví dụ ở những người trẻ có rối loạn yếu tố đông cầm máu, bệnh lý tim mạch, dị dạng mạch máu não. Khi tập luyện quá sức có thể gây ra cơn tăng huyết áp dẫn tới khởi phát đột quỵ".
    Theo bác sĩ Cường, đột quỵ trong quá trình tập luyện thể dục, thể thao không chỉ gặp ở người trẻ mà còn ở cả người cao tuổi. Đặc biệt, vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh…), người cao tuổi có tăng huyết áp dễ xảy ra đột quỵ khi tập luyện.
    Do cơ chế điều hòa tuần hoàn não của người già kém hơn người bình thường, cộng thêm tập gắng sức có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát và xảy ra đột quỵ.
    Việc bắt đầu luyện tập mạnh ngay khi thức dậy cũng tiềm tàng nguy cơ khởi phát đột quỵ, bởi cơ thể vừa chuyển trạng thái ngủ sang trạng thái thức, các hormone điều khiển hoạt động hệ thống tim mạch tăng tiết, trong khi một số chất hóa học ảnh hưởng quá trình cầm máu (Nitric oxit) đã tiêu hao sau một đêm dài. Những vận động gắng sức không hợp lý vào thời điểm này có thể gây đột quỵ vào buổi sáng sớm.
    [Image: photo-2-16636060623941371990750.jpeg]


    "Năm nào cũng vậy, vào những ngày miền Bắc chớm lạnh, các ca đột quỵ nhập viện cấp cứu thường gia tăng. Tôi gặp rất nhiều trường hợp người cao tuổi uống thuốc tăng huyết áp rồi nên chủ quan không theo dõi huyết áp, dy rất sớm đi tập luyện ngay, sau đó huyết áp tăng lên cao, gây đột quỵ.
    Để phòng ngừa đột quỵ cho người cao tuổi khi thời tiết thay đổi, cần ngủ đủ giấc, sau khi thức dậy cần chờ cơ thể thật tỉnh táo, có thể vận động nhẹ nhàng quanh giường cho tỉnh táo hẳn, tập vừa sức, không luyện tập khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
    Đặc biệt, với những người có bệnh tăng huyết áp, trước khi tập luyện nên kiểm tra huyết áp, không tập luyện khi huyết áp tăng cao. Trong quá trình tập luyện nếu có bất thường phải ngừng tập và nghỉ ngơi", bác sĩ Cường nói.
    Với người trẻ, bác sĩ Cường lưu ý nếu có triệu chứng đau đầu, chóng mặt bất thường nên kiểm tra có dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não hay bệnh lý tim mạch hay không để lựa chọn phương án luyện tập vừa sức. Đối với người trẻ có các yếu tố nguy cơ cao đột quỵ, khi chơi môn thể thao gắng sức nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
    Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
    Bác sĩ Cường cho hay các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ có thể dễ dàng ghi nhớ qua cụm từ viết tắt: BEFAST, trong đó:
    B (Balance): Mất thăng bằng, chóng mặt.
    E (Eyesight): Giảm hoặc mất thị lực đột ngột.
    F (Face): Lệch mặt, méo miệng.
    A (Arm): Một bên tay, chân bị tê yếu hoặc liệt hoàn toàn.
    S (Speech): Nói khó, nói ngọng.
    T (Time): Khẩn trương gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

    [Image: photo-1-1663606058874880603911.png]
    (Ảnh: BSCC)

    Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều người trẻ vẫn cho rằng đây là bệnh người già nên chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ. Ngoài tập luyện thể thao, người trẻ cũng cần tầm soát yếu tố nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ.
    - Nếu bị tăng huyết áp cần đi khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.
    - Nếu có đau tức ngực, choáng ngất cần khám tim mạch để biết có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác hay không. Nếu có vấn đề tim mạch, cần phải khám điều trị ngay và thường xuyên.
    - Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.
    - Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
    - Nếu tăng cholesterol cần tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.
    - Nếu đái tháo đường cần khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
    - Chăm vận động, tránh ngồi nhiều một chỗ, nên tập thể dục đều đặn.
    - Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ và chất béo...
    Hiện nay, nhiều bệnh viện đã có phòng khám sàng lọc và đánh giá yếu tố nguy cơ đột quỵ não, các bạn trẻ nên đi khám ngay khi phát hiện mình có một trong các biểu hiện trên.


    [Image: mobile-footer-news-relate-icon.png]7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, người trẻ cần lưu ý


    TheoTrí Thức Trẻ Copy link

    [b]0Chia sẻ[/b]Sao chép link
    Đọc tiếp

  • 19 tuổi đã đột quỵ não sau cơn đau đầu: BS cảnh báo căn bệnh nguy hiểm đang trẻ hóa
    Lê LiênTheo Tổ quốc14 ngày trước
    [Image: photo1664023901536-16640239018711562861875.jpg]Cô gái trẻ mới 19 tuổi đã bị đột quỵ não sau cơn đau đầu đột ngột. Các bác sĩ cảnh báo 5 dấu hiệu nguy hiểm cần nghĩ đến đột quỵ ngay.
    Tối 20/09/2022, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới (Quảng Bình), tiếp nhận bệnh nhân nữ ĐỖ THỊ L (19 tuổi, Mỹ Thủy, Lệ Thủy). Bệnh nhân khởi bệnh cách vào viện 3,5 giờ, đột ngột đau đầu, nôn mửa sau đó hôn mê. Người bệnh được chẩn đoán bị đột quỵ não cấp, được tiến hành chụp CT sọ não khẩn cấp, phát hiện tắc động mạch thân nền.
    Các bác sĩ hội chẩn, quyết định chuyển xuống phòng can thiệp mạch DSA, sử dụng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire để kéo huyết khối.
    Sau 1h30 phút kéo huyết khối, tri giác của bệnh nhân cải thiện hơn, không yếu liệt, bệnh nhân được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực, tiếp tục theo dõi và điều trị. Sau 2 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tự sinh hoạt đi lại bình thường, hiện bệnh nhân đã hồi phục ổn định.
    Bác sĩ Nguyễn Đại Việt Đức, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết: "Bệnh nhân đột quỵ não nên đến sớm trong thời gian vàng <6h do tắc động mạch lớn như động mạch thân nền cần sử dụng phương pháp lấy huyết khối cơ học nhằm tái thông mạch não, đối với bệnh nhân Đỗ Thị L nếu không được tái thông kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao".
    Điều trị thành công bệnh nhân là kết quả của sự phối hợp kịp thời, khẩn trương của Đội Đột Quỵ (Khoa Cấp cứu - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Hồi sức tích cực). Đặc biệt Ekip can thiệp kéo huyết khối đã thực hiện thành công giúp tái lập tuần hoàn não cho bệnh nhân.
    "Đột quỵ não ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ người trẻ bị tai biến chiếm từ 25 - 30% trong tổng số những ca bệnh tai biến mạch máu não, một con số đáng báo động trong cuộc sống hiện đại ngày nay", BS Đức cho biết.
    [Image: photo-1-1664023840423325238149.jpg]
    Đột quỵ não ngày càng trẻ hóa (Ảnh minh họa)


    Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết tâm lý chủ quan, không quan tâm đến bệnh tật dẫn đến thực tế là nhiều trường hợp người trẻ đột quỵ vào viện cấp cứu muộn, bỏ lỡ "thời gian vàng".
    "Khi bị tê một tay, tê một chân hoặc đau đầu hay mờ mắt, nói khó, người lớn sẽ nghĩ đến đột quỵ còn người trẻ nghĩ đến một lý do khác như đêm qua ngủ không đúng tư thế hay do làm việc quá sức, mệt mỏi… Họ bỏ qua dấu hiệu báo động ban đầu và không đi khám. Khi triệu chứng nặng hơn, bị liệt nửa người, rơi vào hôn mê, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu thì đã quá muộn", bác sĩ Minh Đức cảnh báo.
    Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi gia tăng trong những năm gần đây. Ngoài nguyên nhân về dị dạng mạch máu não, các nguyên nhân khác xuất phát từ lối sống không lành mạnh. Trong số các bệnh nhân trẻ bị đột quỵ não có 15% người tăng huyết áp; 30% bị đái tháo đường; 30% bị béo phì; 50% hút thuốc lá. Ngoài ra, chưa có thống kê đầy đủ về các trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi uống nhiều rượu bia.
    5 dấu hiệu của đột quỵ nên chú ý
    - Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

    - Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
    - Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.
    - Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ.
    - Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
    Các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người xuất hiện triệu chứng như méo miệng, nói khó, liệt nửa người, thay đổi ý thức đột ngột cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế phù hợp để can thiệp sớm trong thời gian vàng




RE: Sưu tầm về Đột quỵ - Chân Nguyệt - 2022-10-08

Mất thị lực một bên mắt cũng chính là dấu hiệu đột quỵ bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
[Image: photo-2-16632952299521916481154.jpeg]

4. Mặt méo
Theo chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ tại Trung tâm y tế Cystex: Bên não bị chảy máu sẽ gây nên các triệu chứng trên cơ thể ở phần đối diện. Do đó, nếu mặt đột nhiên bị chảy xệ hoặc không kiểm soát được cơ mặt khi biểu hiện cảm xúc, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
5. Khó nói chuyện
Theo Mayoclinic, một người bị đột quỵ có thể không thể nói chuyện hoặc nói ngọng do môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
6. Miệng méo

Nụ cười của người đột quỵ sẽ bị méo, một góc miệng sẽ không di chuyển do đã bị liệt một nửa người.
[Image: photo-1-16632952259731538201735.jpeg]

7. Tê hoặc liệt một phần cơ thể
Theo CDC Hoa Kỳ, đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể chính là dấu hiệu của đột quỵ. Cách nhận biết chính xác nhất là bạn không thể nhấc 2 tay lên cùng 1 lúc.
Yêu cầu người đó nhấc hai tay lên và giữ chúng trong 5 giây ở góc 90 độ. Trong trường hợp đột quỵ, 1 tay sẽ bị rơi xuống.
Xử trí đúng cách khi gặp người đột quỵ:
- Đỡ hoặc dìu người đột quỵ, tránh té ngã gây tổn thương.
- Để người bệnh ở nơi thoáng mát, nằm nghiêng một bên nếu người bệnh nôn. Móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt cho bệnh nhân.
- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay hoặc cho uống bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời và làm giảm các di chứng do đột quỵ gây ra.


RE: Sưu tầm về Đột quỵ - Chân Nguyệt - 2022-10-08

Những triệu chứng sau khi tỉnh giấc có thể báo hiệu cơn đột quỵ
LAM CHI (NGUỒN: MAYO CLINIC, BEST LIFE) 9 ngày trước

Nếu có các triệu chứng này khi tỉnh giấc, hãy cảnh giác với nguy cơ đột quỵ.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cho 6 triệu người trên thế giới vào năm 2019. Do đó, nhận biết các triệu chứng sớm của đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong việc cứu sống người bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một số triệu chứng như cảm giác tê hoặc yếu đột ngột ở một bên cơ thể, lú lẫn, nói khó là những dấu hiệu điển hình của đột quỵ. Tuy nhiên, có những triệu chứng khác của đột quỵ mà chúng ta không thể ngờ tới. Các triệu chứng mà bạn gặp vào buổi sáng khi thức dậy có thể báo hiệu đó là dấu hiệu mà một cơn đột quỵ đang diễn ra và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đột quỵ không chỉ xảy ra ở não
Đột quỵ không chỉ xảy ra trong não. Một loại đột quỵ khác được gọi là tắc động mạch võng mạc xảy ra ở mắt hay còn được gọi là đột quỵ ở mắt.
Tiến sĩ Allan Stewart, bác sĩ phẫu thuật tim mạch nổi tiếng của Mỹ giải thích: “Những cơn đột quỵ xảy ra trong não sẽ gây ra các triệu chứng như nói lắp, yếu cơ hoặc mất ý thức. Nguyên nhân những triệu chứng này xảy ra là do động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông. Điều này làm động mạch bị hẹp lại, cản trở lưu lượng máu tới não”.
Tiến sĩ Stewart cho biết điều tương tự có thể xảy ra ở mắt, dẫn tới dòng máu đến võng mạc bị gián đoạn khiến cho bệnh nhân bị mất thị lực đột ngột.
Dấu hiệu thay đổi thị lực có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Ví dụ, nhìn mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đa xơ cứng và giảm thị lực ngoại vi có thể báo hiệu sự khởi phát của bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, tiến sĩ Stewart cho biết mất thị lực vào buổi sáng có thể là một triệu chứng của đột quỵ mắt. “Nếu bạn thức dậy với thị lực giảm, có hoặc không đau, hãy gọi cho bác sĩ. Đột quỵ mắt thường chỉ xuất hiện ở 1 bên mắt.”

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mất thị lực vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều là điều đáng lo ngại, nhưng nếu thức dậy với triệu chứng này có thể là một cảnh báo đỏ của đột quỵ.

[Image: photo-2-16644641029741509054329.jpg]
Hãy cảnh giác với các dấu hiệu của đột quỵ. Ảnh minh họa




Một số biểu hiện khác của đột quỵ khi thức giấc gồm:

- Tê hoặc liệt một bên mặt

- Cảm giác các chi yếu hơn

- Chóng mặt

- Ra rất nhiều mồ hôi

Nếu bạn có các triệu chứng này, cần đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đột quỵ có thể xảy ra vì những lý do khác nhau

Viện Nghiên cứu Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS) cho biết: “Đột quỵ đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Hoa Kỳ. Mỗi năm có khoảng 795.000 người Mỹ bị đột quỵ, trong đó có khoảng 160.000 trường hợp tử vong”.

Theo báo cáo của Mayo Clinic, đột quỵ có hai nguyên nhân chính: tắc nghẽn động mạch (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ do xuất huyết). Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn cả, xảy ra khi “mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu tới não bộ bị giảm nghiêm trọng (thiếu máu cục bộ). Còn với đột quỵ do xuất huyết, mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu”.

[Image: photo-1-1664464099527418596723.jpg]
Có 2 dạng đột quỵ: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. Ảnh: Getty


Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ đó là:



- Thừa cân, béo phì.

- Ít hoạt động thể chất.

- Lạm dụng đồ uống có cồn.

- Sử dụng các chất kích thích.

TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1663606115052-16636061154851616346150.png]
    Thói quen gây ra đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao
  • [Image: photo1663295327129-1663295327212482117644.jpeg]
    7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, người trẻ cần lưu ý


- Huyết áp cao.

- Hút thuốc lá chủ động hoặc bị động.

- Mỡ máu cao.

- Tiểu đường.

- Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Mắc các bệnh lý về tim như viêm cơ tim, rung nhĩ, suy tim,...

- Mắc Covid-19.




[Image: mobile-footer-news-relate-icon.png]19 tuổi đã đột quỵ


RE: Sưu tầm về Đột quỵ - Chân Nguyệt - 2023-06-05

7 loại nước là “thuốc hạ huyết áp tự nhiên”, chăm uống để tránh xa đột quỵ
LAM CHI 2 giờ trước


Huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ đột quỵ bằng cách uống 7 loại đồ uống dưới đây.

Đột quỵ là trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị cắt đứt do mạch máu bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị vỡ.
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm hút thuốc lá, béo phì, mỡ máu cao, đái tháo đường. Tuy nhiên, huyết áp cao là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi tình trạng này làm gia tăng áp lực lên mạch máu và não. Do đó, kiểm soát huyết áp, giữ huyết áp ở mức ổn định là điều quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Vương Quốc Anh: “Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ theo nhiều cách khác nhau. Huyết áp cao có thể khiến cục máu đông di chuyển tới não và cũng có thể phá hủy các mạch máu nhỏ nằm sâu bên trong não. Huyết áp cao cũng có thể khiến xuất huyết não xảy ra dễ dàng hơn, từ đó dẫn tới đột quỵ”.
Để kiểm soát và giảm huyết áp hiệu quả, ngoài việc có một lối sống khoa học, việc bổ sung kali trong chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết.
Kali là một khoáng chất có thể giúp loại bỏ natri - một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao - cũng như giúp thư giãn thành mạch máu.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ: “Thực phẩm giàu kali rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp cao hoặc tăng huyết áp, bởi kali giúp giảm tác dụng của natri. Bổ sung đủ kali sẽ giúp đào thải natri qua nước tiểu tốt hơn. Kali cũng giúp giảm bớt sự căng thẳng trong thành mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp hiệu quả”.
Bổ sung kali qua các loại đồ uống là một cách đơn giản để kiểm soát huyết áp.
Có 7 loại đồ uống cực giàu kali, đó là:
- Nước ép mận khô (707mg kali/cốc)
- Nước ép cà rốt (689mg kali/cốc)
- Nước ép cà chua (556mg kali/cốc)
- Nước cam (496mg kali/cốc)
- Nước ép bưởi (400mg kali/cốc)
- Sữa (342mg kali/cốc)
- Nước ép mơ (286mg kali/cốc)

[Image: photo-1-1685960516705580696693.jpg]
Nước ép mận có lợi cho huyết áp (Ảnh: Shutterstock)

Kali trong chế độ ăn và nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào năm 2011 đã phân tích 10 thử nghiệm về mối liên hệ giữa lượng kali tiêu thụ và nguy cơ đột quỵ. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ tăng 1.000mg kali trong chế độ ăn mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm 11%.
“Lượng kali trong chế độ ăn uống càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng thấp, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu).”
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1685944122309-168594412243487891264.jpeg]
    Bí quyết sống thọ của người Nhật nằm ở loại thực phẩm Việt Nam có nhiều
  • [Image: photo1685935225217-16859352253931734218577.jpg]
    Chống đuối nước và cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách
[size=undefined]
Một nghiên cứu khác cũng được công bố trên Tạp chí Đột quỵ vào năm 2014 đã xem xét mối tương quan giữa hàm lượng kali được tiêu thụ và nguy cơ đột quỵ ở hơn 90.000 phụ nữ.
Kết quả của nghiên cứu có viết: “Lượng kali cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Lượng kali cao cũng giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những người không bị tăng huyết áp”.[/size]
Nguồn: Express