Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Công Giáo (https://vietbestforum.com/forum-20.html) +--- Thread: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (/thread-24042.html) |
Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Lục Tuyết Kỳ - 2022-09-16 Hôm nay ngày 16.9.2022 giỗ 20 năm Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 1928-2002) Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã qua đời lúc 6 giờ chiều ngày 16/09/2002, hưởng thọ 74 tuổi. Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh ra tại Phú Cam, thuộc Tổng Giáo phận Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam, ngày 17 tháng 4 năm 1928. Gia đình Ngài có 8 anh chị em: 3 trai và 5 gái, mà Ngài là con cả. Ông Bà Cụ Cố thân sinh của Ngài là Cụ Nguyễn Văn Ấm, qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1993 tại Sydney, Australia, và Cụ Bà Elisabeth Ngô Ðình Thị Hiệp. Bà là con gái của Cụ Ngô Ðình Khả. Bà Cụ Cố hiện đang sống tại Sydney, Australia với người con gái Anna Hàm Tiếu và thọ trên 100 tuổi. Ðức Hồng Y Thuận thuộc một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời và tổ tiên từng bị bách hại vì đạo từ năm 1698. Từ còn nhỏ, Cậu Thuận được giáo dục trong một gia đình đạo đức và do bà mẹ Elisabeth gương mẫu thánh thiện. Bà lo giáo dục cậu khi còn nhỏ, mỗi tối bà dạy con những truỵện Kinh thánh, kể cho cậu nghe lịch sử các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhất là về tổ tiên của dòng tộc, giới thiệu cho cậu gương Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu; dạy con biết yêu thương và tha thứ cho mọi người; bà cũng dạy cậu hết lòng yêu mến Tổ Quốc Việt Nam. Khi lớn lên Cậu Thuận nhập Tiểu chủng viện Anh Ninh và sau đó theo học triết học và thần học tại Ðại chủng viện Kim Long, Huế. Thày Thuận lãnh chức linh mục ngày 11 tháng 6 năm 1953. Sau khi chịu chức linh mục cha mới Thuận được cử đi làm Phó xứ Họ Thánh Phanxicô Xaviê, Huế, lúc đó Cha sở là Cha Darbon, quen gọi là Cố Triết. Năm 1956 Ngài được gửi sang theo học Phân khoa Giáo luật thuộc Ðại học Giáo hoàng Urbaniana, tại Rôma của Bộ Truyền giáo từ năm 1956-1959, và đã đậu tiến sĩ Giáo luật năm 1959, với kết quả "maxima cum laude" với đề tài "Tuyên úy quân đội trên thế giới". Khi học tại Rôma, Cha Thuận đã được cùng Ðức Cha Phêrô Maria Ngô Ðình Thục (Giám mục Vĩnh Long) là Cậu ruột vào triều yết Ðức Thánh Cha Piô XII. Khi về nước, Cha Thuận được cử làm giáo sư, rồi năm 1962 được cử làm giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện từ năm 1959 đến năm 1967 và làm Tổng Ðại Diện Tổng Giáo phận Huế từ năm 1964-1967. Ngày 13 tháng 4 năm 1967 Cha Thuận được Ðức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục Việt Nam tiên khởi Giáo phận Nha Trang thay thế Ðức Cha Paul Raymond Piquet Lợi M.E.P. (Ðức Cha Lợi, làm giám mục Nha Trang từ 1957-1967). Lễ truyền chức Giám Mục được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Ðức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Ðức Tân giám mục là "Vui Mừng và Hy vọng" (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II. Ngày 10 tháng 7 năm 1967, Ðức Cha Thuận đã về nhận Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục, Ðức Cha đã làm hết sức để phát triển Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xẩy đến (xc. Năm chiếc bánh và hai con cá, tr. 26). Trọng tâm hoạt động của Ngài là huấn luyện nhân sự, gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147; số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong 4 chủng viện; tổ chức các khóa tu nghiệp cho các linh mục trong 6 giáo phận nằm trong 6 tỉnh Miền Trung Việt Nam; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đoàn giáo xứ, mục vụ, qua các khóa như Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillos và Focolare, Hướng đạo; thành lập Cộng đoàn La vang, Tu hội Hy Vọng. Ðể hướng dẫn cộng đoàn giáo phận Nha Trang, Ðức Cha Thuận đã viết 6 thư luân lưu: (1) Tỉnh thức và cầu nguyện (1968) (2) Vững mạnh trong Ðức tin, Tiến lên trong An bình (1969) (3) Công lý và Hòa bình (1970) (4) Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971) (5) Kỷ niệm 300 năm (1971) (6) Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973). Trong khuôn khổ Hội Ðồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, Ngài là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, rồi Chủ tịch Ủy Ban Truyền thông xã hội; Chủ tịch Ủy Ban phát Triển Việt Nam; đảm trách hoạt động của cơ quan lo cho các người di tản từ các vùng chiến tranh về vùng an toàn. Ngài là một trong những Giám mục thành lập Ðài Phát thánh Công giáo "Chân Lý Á Châu" (Veritas Asia, Manila). Ngài đã nhiều lần tham dự các khóa họp của Liên Hội Ðồng Giám mục Á Châu (F.A.B.C.). Ngài được chọn làm cố vấn Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo dân từ năm 1971-1975. Và trong những lần đi họp Hội Ðồng này, Ngài đã có dịp gặp Ðức Giáo hoàng đương kim Gioan Phaolô II, lúc đó là Tổng Giám mục của Giáo phận Cracovia (Ba Lan), để học hỏi các kinh nghiệm mục vụ trong những giai đoạn khó khăn dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Ngài cũng được bổ nhiệm làm cố vấn, rồi thành viên của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các Dân tộc; thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sàigon, và thăng chức Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản thời đó không chấp nhận cho Ngài làm việc tại Sàigon và đã dùng bạo lực từ Sàigon đưa Ngài ra lại Nha Trang. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Lễ Ðức Mẹ Linh hồn và xác lên trời Ngài đã bị bắt giải ra Nha Trang, giam ở Cây Vông, sau đó là Nhà tù Nha Trang, Phú Khánh; nhà tù Thủ Ðức; rồi được đưa ra Bắc Việt. Ngài sống trong lao tù 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam, trong các trại giam Vĩnh quảng (núi Vĩnh phú), nhà giam của Công an thành phố Hà Nội, rồi bị quản thúc tại Giang xá. Trong năm tù thứ nhất 1976, Ngài đã viết cuốn "Ðường hy vọng". Cuốn sách này được Ngài coi là di chúc tinh thần của Ngài gửi tới mọi người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Sau khi nghe những bài giảng trong đó có những chứng tá về những năm tù ngục của Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Rôma năm 2000, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có cảm nghĩ như sau trong thư gửi cho Ðức Hồng Y, ngày 18-3-2000: "Tôi đã ước mong rằng trong năm Ðại toàn xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người "đã chịu đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại (Tông sắc Mầu nhiệm nhập thể số 13) (Chứng nhân hy vọng) Ngày 21 tháng 11 năm 1988, lễ Ðức Mẹ dâng mình trong Ðền thánh, Ngài được thả tự do và được đưa về cư trú tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng không được phép thi hành công việc mục vụ. Sau đó Ngài được phép đi thăm Ông Bà Cố tại Sydney, Australia, đi Rôma triều yết Ðức Thánh Cha, rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 Ngài được phép ra nước ngoài chữa bệnh và sau đó không được phép trở về Việt Nam. Từ đây Ngài sống cuộc đời lưu vong, nhưng Ngài luôn hiện diện với Giáo hội tại Việt Nam và quê hương Việt Nam. Ngài luôn lo lắng giúp đỡ các công tác xã hội, như các trại phong cùi, các công tác bác ái từ thiện, các công trình nghiên cứu và phổ biến văn hóa Việt Nam và Văn hóa Công giáo Việt Nam, việc trùng tu và xây cất các thánh đường, việc huấn luyện các chủng sinh và giáo dân, theo khả năng Ngài có thể. Trước mọi đau khổ và bách hại bản thân và Giáo hội, Ngài luôn sống và rao giảng sự tha thứ và hòa giải. Trong thời gian ở ngoại quốc, Ngài đã được mời đi giảng và thuyết trình ở nhiều nơi và cho nhiều giới khác nhau, như tại nhà thờ chính tòa Paris trong một Mùa Chay, hoặc nói truyện tại các Ðại học Công giáo trên thế giới; tại Mễ tây cơ vào tháng 5 năm 1998 cho hơn 50,000 giới trẻ. Ngày 11 tháng 5 năm 1996, Ngài lãnh bằng tiến sĩ danh dự tại Ðại học Dòng Tên ở New Orleans, LA, Hoa Kỳ. Bộ Truyền giáo cũng ủy thác cho Ngài thi hành các cuộc thăm viếng và kiểm tra các chủng viện tại một số nước ở Phi Châu. Ngài cũng nhận được những huy chương để đề cao cuộc sống chứng tá, hoạt động kiến tạo hòa bình của Ngài. Ngày 9 tháng 6 năm 1999, Chính Phủ Pháp đã trao tặng Ngài huy chương "Commandeur de l'Ordre National du Mérite" (tại Tòa Ðại sứ Pháp bên cạnh Tòa thánh). Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Tòa Thị chính Rôma, Hội "Cùng nhau xây dựng hòa bình" đã trao tặng huy chương cho Ngài. Tại Torino, ngày 20 tháng 10 năm 2001, Ngài lãnh giải hòa bình do tổ chức SERMIG - hiệp hội truyền giáo của giới trẻ. Sau cùng, ngày 9 tháng 12 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu G. Donati đã trao tặng Ngài giải thưởng hòa bình năm 2001. Ngày 24 tháng 11 năm 1994 Ðức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh "Công lý và Hòa Bình" và sau đó vào ngày 24 tháng 6 năm 1998, Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng này, thay thế Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, nghỉ hưu. Ngài giữ chức vụ Chủ tịch cho tới ngày nay. Sau thời gian bị cầm tù, Ngài đã bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba lần suýt chết vì nhiễm trùng. Lần giải phẫu áp chót vào ngày 17 tháng 4 năm 2001 tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối cùng vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milano (Bắc Italia). Ngài trở bệnh nặng từ đầu tháng 6 năm 2002 và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh Viện Agostino Gemelli thuộc Ðại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma. Sau đó được đưa về Bệnh viện Piô XI để tiếp tục điều trị. Ðặc biệt Mùa Chay năm 2000, Ngài được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma, bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Ðức Thánh Cha noí với Ðức Hồng Y Thuận: "Năm đầu tiên của Ngàn Năm thứ ba, một người Việt Nam sẽ giảng tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma". Rồi Ðức Thánh Cha nói tiếp: "Hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Ðức Cha". Trong dịp này, sau khi được Ðức Thánh Cha tiếp riêng và tặng một chén lễ, Ðức Hồng Y Thuận đã nói như sau: "Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh lễ với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi không bao giờ tưởng tượng, ngày hôm nay Ðức Thánh Cha tặng tôi một chén lễ mạ vàng... Thiên Chúa thật cao cả và Tình thương của Ngài cũng cao cả" (Chứng nhân hy vọng, tr. 12.13). Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp mật viên các Hồng Y, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao mũ Hồng Y cho Ngài và đặt Ngài làm Hồng Y Phó tế, hiệu tòa Nhà thờ Santa Maria della Scala (Ðức Mẹ tại các bậc thang). Nhà thờ này do các Cha dòng Ðức Mẹ Núi Carmelo coi sóc, nằm tại vùng Trastevere, Rôma. Ngài đã qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma. RE: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Lục Tuyết Kỳ - 2022-09-16 NGƯỜI TÙ KHÔNG BẢN ÁN Ngày hôm nay giữa một thế giới đang bị khổ đau, bạo lực và nghèo đói, ơn gọi chứng nhân cho niềm hy vọng của chúng ta vừa khó khăn, vừa cấp thiết hơn bao giờ hết. May thay, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để lại cho chúng ta chứng nhân rất sống động về niềm hy vọng. Chiều tối ngày 15.08.1975, trên đường dài 450 km, xe công an chở Cha Thuận về nơi quản thúc. Tâm tình lẫn lộn trong đầu óc Cha như Cha đã viết trong cuốn ‘Năm Chiếc Bánh Và Hai Con Cá’. Ngày 29.11.1976, xe công an lại đến trại Phú Khánh đưa ngài vào trại Thủ Đức. Ngày 1.12.1976, Đức Cha PX. Nguyễn Văn Thuận cùng nhiều tù nhân chính trị khác đang bị giam ở miền Nam, được đưa xuống tầu Trường Xuân đi ra Bắc. Tại miền Bắc, ngài đã bị biệt giam trong 9 năm ở nhiều trại tù khác nhau, và bị quản chế 3 năm. Trong năm tù thứ nhất (1976), ngài đã viết cuốn “Đường Hy Vọng”. Ngài chia sẻ: “Từ lúc đó, người ta cấm gọi tôi là Ðức Cha. Tôi là ông Nguyễn Văn Thuận. Tôi không được phép mang dấu hiệu gì về chức vị của tôi. Không hề báo trước chút nào, Chúa yêu cầu tôi hãy trở về với điều cốt yếu”. Ngài luôn cầu nguyện cách phó thác: “Lạy Mẹ, Mẹ muốn con làm gì cho Mẹ? Con sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của Mẹ, ngày nào Mẹ thấy con không còn ích lợi gì cho Giáo hội nữa thì xin Mẹ cho con được ơn chết trong tù. Nếu Mẹ thấy con còn có thể làm được gì cho Giáo hội thì xin Mẹ cho con được ra khỏi tù vào một trong những ngày lễ kính Đức Mẹ”. Thuật lại việc ra khỏi nhà tù của mình, Đức Cha đã viết trong cuốn ‘Năm Chiếc Bánh Và Hai Con Cá’ như sau: “Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’ Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến: - Ông Thuận ơi, ông ăn chưa? - Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây. - Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo. - Lãnh đạo là vị nào vậy? - Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn. Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (nay là Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi: - Ông có nguyện vọng gì không? - Thưa có, tôi muốn được tự do. - Bao giờ? - Hôm nay. Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói: - Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev. Ông Bộ trưởng bật cười và nói: - Đúng! đúng! Ông quay qua bảo người bí thư: - Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông. Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ”. Ngày 21.09.1991, Cha rời Việt-Nam chữa bệnh và chánh phủ Việt-Nam đã không cho Cha trở lại Quê Hương. Ngày 09.04.1994, Cha được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình, tiếp đến giữ chức Chủ tịch Hội đồng và năm 2001 được tuyển chọn vào Hồng Y Đoàn. Cha qua đời lúc 18 giờ ngày 16-9-2002, tại Rôma. Trong dịp mở án phong thánh cho ngài vào năm 2010, Đức Bênêđictô XVI đã tóm lược cuộc đời và nhân đức của ngài như sau: “Đức Hồng Y Thuận là một con người của Hy vọng. Ngài sống bằng hy vọng và ngài phổ biến hy vọng cho tất cả những ai ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà ngài chống lại được tất cả những khó khăn thể lý cũng như tinh thần”. RE: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Hai hòn - 2022-09-16 Cảm ơn em Lục đã đăng bài về ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Anh hai đã may mắn được ngồi bàn dự một bửa ăn trưa với Đức Cha Thuận và hai chủng sinh tại Chủng Viện Lâm Bích, Nha Trang Mùa Thu 1974. Đối với anh hai, ngài đã luôn là một thánh nhân. RE: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Lục Tuyết Kỳ - 2022-09-16 (2022-09-16, 11:33 AM)Hai hòn Wrote: Cảm ơn em Lục đã đăng bài về ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Anh hai đã may mắn được ngồi bàn dự một bửa ăn trưa với Đức Cha Thuận và hai chủng sinh tại Chủng Viện Lâm Bích, Nha Trang Mùa Thu 1974. Đối với anh hai, ngài đã luôn là một thánh nhân. Dạ kg gì anh Hai. Woww... dạ cám ơn anh Hai đã chia sẻ kỷ niệm với Đức Cha. Quyển sách Đường Hy Vọng của Ngài là một trong những quyển sách gối đầu giường của em. RE: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Lục Tuyết Kỳ - 2022-09-16 PHANXICO XAVIE NGUYỄN VĂN THUẬN - MỘT HỒNG Y PHI THƯỜNG! (Giỗ lần thứ 20. 16/9/2002 - 16/9/2022) Bị giam 13 năm trong gông tù cộng sản, người với vóc dáng cao và cử chỉ đôn hậu đã làm rạng tỏa đức tin của mình ở Việt Nam và ở cả bên kia thế giới. Một quyển tiểu sử để vinh danh ngài. Đức Hồng y Thuận xuất thân từ gia đình Công giáo, nhà quan, rất yêu nước và nói tiếng Pháp. Có đức tin sâu đậm, từ khi còn nhỏ song thân ngài đã dạy ngài cầu nguyện và tôn kính Đức Mẹ. Bà Anne Bernet viết: “Đó là một em bé có sức khỏe không được tốt, đạo hạnh sớm trước tuổi, mở ra với các bí ẩn của thế giới vô hình, ngài nhạy cảm trước các chuyện xuẫn ngốc”. Học sinh thông minh, đó là “ví dụ hoàn chỉnh của một nhân vật mạnh, thêm vào đó là ơn bẩm sinh và trí thông minh sắc bén, có năng lực đáng kể nhờ lợi thế của một trí nhớ phi thường”. Năm 20 tuổi ngài thoát được bệnh lao phổi một cách kỳ lạ, thụ phong linh mục năm 1958 lúc 30 tuổi, sau khi dự định sống đời sống chiêm nghiệm. Đức Hồng y là người tế nhị, thanh cao cả thể chất cũng như tinh thần, toát ra từ một nền giáo dục tinh tế mà ngài đã nhận được. Vui vẻ, ngài không để lộ ra bên ngoài các xáo trộn bên trong dù thực tế là có (ngài thường cầu nguyện với cảm nhận Chúa sẽ không nhận lời), ngài có năng khiếu hài hước và một tài năng còn hiếm hoi hơn, đó là tài bắt chước mà ngài làm suốt đời, kể cả bắt chước Đức Gioan-Phaolô II. Được bổ nhiệm làm giám đốc tiểu chủng viện Hoan Thiện, đường hướng giáo dục của ngài nổi bật qua phương pháp dịu dàng cảm hứng từ Thánh Gioan Bosco, người đã thành công trong việc giáo dục thiếu nhi. Ngài cũng nổi tiếng qua tính đơn sơ của mình. Năm 1967, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Nha Trang, trong bữa ăn đầu tiên mừng ngài, ngài đã làm mọi người ngạc nhiên khi tự phục vụ và vào bếp nói chuyện với các nữ tu, một chuyện ít thấy hồi đó! Chỉ là ngài chưa rửa chén! Không mặn mà mấy với danh dự, với bề ngoài, ngài từ chối căn hộ đẹp được cung cấp, ngài ở một căn phòng nhỏ vừa dùng làm văn phòng. Ngài dửng dưng trước các chống đối. Sử gia Anne Bernet tóm tắt lời ngài nói: “Chúng ta phải sống tinh thần khó nghèo. Rao giảng và sống những gì mình giảng phải đi đôi với nhau.” Chúng ta đang ở thời điểm của đầu những năm 1970. Việt Nam bị kẹt giữa búa tạ cộng sản miền Bắc và áp lực Mỹ miền Nam. Năm 1973 quân đội Mỹ rút, mở chiến trường tự do cho quân đội của Đại tướng Giáp thôn tính miền Nam hai năm sau. Đức cha Thuận bị bắt không lâu sau đó, ngài không chờ lâu. Dĩ nhiên các bài viết rõ ràng và sáng suốt của ngài về cộng sản (và về tam điểm) đã không làm cho chế độ mới hài lòng. Không quan trọng với ngài. Ngài tuyên bố: “Tôi sẽ là người tử đạo cho đức tin của tôi. Đó là vai trò bình thường của một giám mục”. Mười ba năm tù bi thảm xác nhận cho lời tuyên bố của ngài. “Tôi không thú nhận điều gì vì tôi không có gì để thú nhận” Trong thời gian ngài bị giam, các tên canh tù làm hết cách để ngài thú nhận “tội ác” của mình. Họ hỏi cung ngài liên tục, biệt giam ngài, bắt ngài phải chịu đựng những điều sỉ nhục nhất, giam ngài trong xà lim tăm tối hôi thối, không bao giờ có ánh sáng, bị nhiễm côn trùng, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì oi bức. Họ không khai thác được gì. Ngài trả lời với những người hành hạ ngài: “Tôi không thú nhận điều gì vì tôi không có gì để thú nhận”. Một ngày nọ, ngài bị đau, ngài năn nỉ xin người canh ngục gọi bác sĩ: “Xin thương xót, anh gọi bác sĩ giùm cho tôi!” Người canh ngục từ chối: “Ở đây không có thương xót, không có thương yêu gì, chỉ có trách nhiệm.” Trong thời gian bị giam giữ, ngài xoay xở để có được cây thánh giá tạm bằng gỗ cột vào sợi dây điện: “Một giám mục phải có cây thánh giá, đó là điều bắt buộc.” Ngài đứng vững nhờ cầu nguyện và nhớ câu khẩu hiệu giám mục của mình “Gaudium et spes” (Vui Mừng và Hy vọng). Khi ngài tiếp xúc với các tù nhân khác – một số là gián điệp -, ngài thường an ủi họ và giảng Tin Mừng cho họ. Với những người canh giữ ngài, kể cả những người được lệnh không bao giờ được nói chuyện với ngài, ngài đã thành công nhờ tấm lòng nhân từ và tính hiền lành của mình, ngài đã phá vỡ bức tường im lặng và thù địch của họ. Và đã có nhiều người chấn động. Trong những giờ phút đen tối nhất, bị dằn vặt vì đau khổ, vì đói khát hay tuyệt vọng, ngài vẫn giữ nụ cười: một người bạn hỏi bí mật này của ngài, ngài trả lời: “Thánh giá dường như nhẹ đối với người chân thành mang nó.” Bị đưa từ trại này qua trại khác – các người có trách nhiệm không biết phải làm gì với ngài -, ngài khuyến khích hòa giải với những người cộng sản trước đây, tháo bỏ các vụ dứt phép thông công, giải tội cho các người bội giáo, tha tội cho họ sau khi họ trở lại. Chính phủ xem ngài là một tù nhân “đặc biệt” và “rất nguy hiểm”; họ không lầm! Lợi dụng điều kiện giam giữ được nới lỏng, ngài xoay xở để có được cây thánh giá tạm bằng gỗ cột vào sợi dây điện, với sự thẳng thắn quen thuộc của mình, ngài nói với người canh ngục: “Một giám mục phải có cây thánh giá, đó là điều bắt buộc”, ngài giấu thánh giá này trong cục xà-bông. Thêm nữa ngài còn lén lút dâng thánh lễ. Đồng thời ngài viết các bài viết thiêng liêng trên mảnh giấy nhỏ và đem được ra ngoài. Từ đó có Con đường Hy vọng, Người hành hương của Con đường Hy vọng, Con đường Hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công đồng Vatican II, và một tiểu luận về Maximilien Kolbe. Được tự do, ngài ngạc nhiên biết mình là nhà văn nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả nước ngoài, lòng can đảm của ngài được thể hiện qua tính khiêm nhường của ngài. Năm 1998 ngài được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, sau đó được phong hồng y năm 2001, những năm cuối đời của ngài, ngài đi khắp thế giới để làm chứng, để giảng tĩnh tâm và diễn thuyết, ngài còn viết quyển sách Năm cái bánh và Hai con cá. Ngài qua đời trong thánh thiện tại Rôma vì căn bệnh ung thư, ngài thắng tất cả nhưng chỉ thua căn bệnh này. Án phong chân phước của ngài đã được mở ra năm 2007 và đã được phong bậc đáng kính năm 2017. Nhà báo Pierre Darcourt, tùy viên báo L’Aurore tại Việt Nam năm 1972 nói: “Đó là người của Chúa. Và đó là một nhà lãnh đạo”. Tất cả đã được nói. Sau cuộc hành trình trần thế, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được Chúa gọi về với Ngài vào lúc 6 giờ chiều ngày 16 tháng 09 năm 2002, hưởng thọ 74 tuổi. Thánh lễ an táng Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê được ĐGH Gioan Phaolô II cử hành trọng thể vào chiều ngày 20 tháng 9 năm 2002. Những hình ảnh cuối cùng của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. RE: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Lục Tuyết Kỳ - 2022-09-16 Ðối với Thiên Chúa, lương tâm đã đủ, nhưng đối với người đời, cần khôn ngoan vì mắt họ không nhìn thấu lương tâm con. - ĐHY Nguyễn Văn Thuận/Đường Hy Vọng "Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Mô-sê." (Rm 2,14) "Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ. Lương tâm làm cho con người nhận biết một cách tuyệt vời luật mến Chúa, yêu người. Trung thành với lương tâm, các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý biết bao vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội." (MV 16) Lạy Cha, xin tạ ơn Cha dìu dắt lời nói, hành động, chọn lựa của con mỗi phút mỗi giây trong cuộc sống theo chính lương tâm và trái tim mình nơi Chúa ngự và tình yêu bao la hiện hữu. Xin Cha dìu dắt những ai đang lạc lối trong biển cuồng của danh vọng, dục vọng thế gian để họ trở về với con đường lương tâm chân lý. Xin Cha tha thứ mọi lỗi lầm của họ để họ được về cùng Cha trên trời. Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời, là Cha và Con và Thánh Thần, con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh gương chứng tá anh dũng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận. Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù, được ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, đã rèn luyện ngài nên một chứng nhân sáng ngời cho Hội Thánh và toàn thế giới, về sự hiệp nhất và tha thứ, cũng như về công lý và hòa bình. Con ngưòi dễ thương mến cùng với sứ vụ mục tử giám mục của ngài tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin, nhiệt tâm của niềm hy vọng và sức sống nồng ấm của đức ái. Giờ đây, nhờ lời bầu cử của ngài và theo thánh ý Chúa, xin Chúa ban cho con được ơn đang cầu khẩn, với niềm hy vọng thấy ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen! Sống Phút Hiện Tại Lời: Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận Nhạc: Ân Đức |