VietBest
Sưu tầm về bệnh ung thư - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html)
+--- Thread: Sưu tầm về bệnh ung thư (/thread-24027.html)



Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2022-09-11


Chủ nhật, 11/9/2022, 10:00 (GMT+7)

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn tăng nguy cơ ung thư
Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên, pizza… làm tăng khả năng mắc ung thư, tử vong sớm ở hai giới, theo hai nghiên cứu mới của Mỹ, Australia.
Trước đây, nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa thực phẩm chế biến sẵn với các nguy cơ sức khỏe như ung thư, béo phì, tử vong sớm. Hai nghiên cứu của Mỹ và Australia công bố vào cuối tháng 8 trên Tạp chí Y khoa Anh bổ sung thêm bằng chứng cho thấy thực phẩm ăn nhanh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Kết quả được rút ra dựa trên phân tích thói quen ăn uống của hàng trăm nghìn người lớn ở hai quốc gia này.
Nghiên cứu của Mỹ xem xét cụ thể mối quan hệ giữa thực phẩm chế biến nhanh và bệnh ung thư đại trực tràng. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến như xúc xích, khoai tây chiên, pizza đông lạnh, súp đóng gói sẵn, nước ngọt, bánh ngọt, bánh rán... làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở nam giới, nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim ở cả hai giới.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ăn các loại thịt chế biến quá kỹ như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, một số loại thịt nguội... có liên quan đến ung thư ruột. Cụ thể, 22 nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia đã xem xét hơn 800 nghiên cứu để đưa ra kết luận này. Họ phát hiện ra rằng ăn 50 g thịt chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu mới đây của Mỹ theo dõi 200.000 nam và nữ, trong 28 năm còn chỉ ra rằng, nam giới ăn các thực phẩm chế biến nhanh góp phần làm tăng nguy cơ ung thư.
Fang Fang Zhang, nhà dịch tễ học ung thư tại Đại học Tufts (Mỹ) chia sẻ trên CNN, đàn ông trong nhóm tiêu thụ thực phẩm chế biến cao nhất có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 29% so với những người ở nhóm thấp nhất.


[Image: -7121-1662785768.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...BsRe4X6d-g]

Thịt, cá được chế biến sẵn, đóng hộp. Ảnh: Freepik

Nhóm nghiên cứu Italia không chỉ theo dõi lượng thực phẩm đã qua chế biến mà còn theo dõi mức tiêu thụ "thực phẩm nghèo dinh dưỡng" của hơn 22.000 người trong vòng 5 năm. Nghiên cứu kết luận, thực phẩm chế biến nhanh có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm. Nhóm nghiên cứu so sánh vai trò của thực phẩm nghèo dinh dưỡng, chẳng hạn như thực phẩm nhiều đường và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, với thực phẩm chế biến. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai loại thực phẩm đều làm tăng nguy cơ tử vong sớm, nhất là do các bệnh tim mạch.
Thực phẩm đã qua chế biến từ nước ép trái cây đến bánh mì mua ở cửa hàng chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Những loại thực phẩm này không được xem là lành mạnh vì hàm lượng đường hoặc chất béo chuyển hóa cao, ít chất xơ. Thực phẩm chế biến quá kỹ có thể chứa rất ít dinh dưỡng.
Theo một nghiên cứu của Australia công bố trên tạp chí Nutrients vào tháng 7 năm nay, ăn nhiều thực phẩm chế biến quá kỹ không chỉ dẫn đến nguy cơ tử vong sớm mà còn ảnh hưởng không tối đến sức khỏe tâm thần như làm tăng nguy cơ mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm. Nghiên cứu của Italia cũng cho thấy, những người ăn thực phẩm chế biến quá kỹ, có chế độ ăn được xếp vào loại "nghèo chất dinh dưỡng" có nguy cơ tử vong sớm và mắc bệnh mạn tính cao hơn, nhất là bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người ăn nhiều rau, củ, quả, ưu tiên chọn các thực phẩm chưa qua chế biến để có lợi hơn cho sức khỏe.

Kim Uyên
(Theo Insider, CNN)
[size=undefined]
[Image: bnhmtrng-1655972044-4941-1655972467.jpg?...8Pz4OV92bw]
Thực phẩm từ thực vật không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư vú
[Image: huc-1654160538-1335-1654162221.jpg?w=180...a0uWqZlHPw]
Thực phẩm hữu cơ có giúp ngăn ngừa ung thư
[Image: chienran-anhkhanhhoa-jpeg-1647-2112-3209...JixxTq4I5A]
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc ung thư
[Image: mixed-fried-sausages-with-ketc-2967-7537...1wW7QA1OIQ]
5 loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc ung thư
[/size]

  Trở lại Sức khỏe




RE: Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2022-09-11


Thứ bảy, 25/6/2022, 13:00 (GMT+7)
Thực phẩm từ thực vật không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư vú
Phụ nữ thường xuyên ăn các thực vật không lành mạnh như bánh mì trắng, mì ống, bánh gạo... sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 20%.

Chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là chế độ ăn chay hoặc thuần chay tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều có lợi, thực phẩm chế biến từ thực vật không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Đại học Paris-Saclay (Pháp) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chế độ uống và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của hơn 65.000 phụ nữ trong gần 20 năm. Các tình nguyện viên báo cáo chế độ ăn uống của mình và các nhà nghiên cứu đánh giá, phân loại gồm 2 nhóm: chế độ ăn uống dựa trên thực vật lành mạnh và không lành mạnh.

Chế độ ăn uống dựa trên thực vật lành mạnh gồm: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu, trà và cà phê. Chế độ ăn uống dựa trên thực vật không lành mạnh gồm: lượng tiêu thụ cao các sản phẩm được chế biến từ thực vật như ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, mì ống, bún gạo, bánh gạo), nước ép trái cây, đồ ngọt và món tráng miệng thực vật, khoai tây.
[size=undefined]
[Image: banh-my-trang-6744-1655972467.jpg?w=680&...NMt0o9ErjQ]

Bánh mì trắng thuộc nhóm ngũ cốc tinh chế. Ảnh: Freepik.
[/size]

Kết quả công bố hôm giữa tháng 6 cho thấy, các nhà nghiên cứu ghi nhận gần 4.000 người tham gia mắc ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú ở các tình nguyện viên càng giảm khi họ tuân thủ chế độ ăn uống dựa trên thực vật lành mạnh. Những phụ nữ thường xuyên ăn chế độ này ít có nguy cơ mắc ung thư vú hơn 14%, ngay cả khi họ ăn thêm thực phẩm có nguồn gốc động vật. Ngược lại, phụ nữ ăn chế độ dựa trên thực vật không lành mạnh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 20%.


Nghiên cứu kết luận, tăng tiêu thụ thực phẩm từ thực vật lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm từ thực vật không lành mạnh có thể ngăn ngừa các loại ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Kết quả này có thể không áp dụng cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh do có khác biệt về sự phát triển của ung thư vú ở độ tuổi tiền và sau mãn kinh.

Theo các nhà nghiên cứu, chế độ ăn uống dựa trên thực vật lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như tiểu đường và tăng huyết áp. Do đó, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu chế độ ăn uống dựa trên thực vật lành mạnh. Chế độ ăn dựa trên thực vật lành mạnh không nhất thiết phải ăn chay hoặc ăn thuần chay. Thay vào đó, mọi người chỉ cần ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh (đậu, thịt gà tươi, cá, trứng) góp phần ngăn ngừa ung thư và một số bệnh khác.

Mai Cát
(Theo Medical News Today



RE: Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2022-09-11


Thứ ba, 6/9/2022, 19:00 (GMT+7)
Cách giúp người bệnh ung thư giảm nguy cơ nhiễm trùng
Người mắc bệnh ung thư nên hạn chế đám đông, tránh tiếp xúc với người đang ốm, không ăn đồ sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư, số lượng bạch cầu giảm khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng khi mắc ung thư khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Do đó, bệnh nhân ung thư thường được bác sĩ giải thích về nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian điều trị.

Bên cạnh các phương pháp y học giúp người bệnh chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn. Một số lưu ý trong thay đổi lối sống, sinh hoạt có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hóa, xạ trị, theo Very Well Health (Mỹ).
[size=undefined]
Hạn chế đám đông
Một trong những nguy cơ nhiễm trùng phổ biến trong quá trình hóa trị liệu là tiếp xúc với những mầm bệnh khác. Tiếp xúc gần trong các khu vực kín có nguy cơ lây bệnh cao, nhất là các bệnh lây nhiễm qua đường nước bọt, không khí... Những địa điểm đông người có thể kể đến như xe buýt, trung tâm mua sắm, buổi biểu diễn âm nhạc...

[/size]

Người bệnh ung thư nên lưu ý hạn chế đám đông vào thời gian dịch cao điểm, vì khả năng nhiễm virus lây bệnh cao hơn. Nếu phải tiếp xúc với đám đông, người bệnh nên đeo khẩu trang, tuân thủ khử khuẩn đúng quy định.
[size=undefined]
[Image: young-asian-woman-wearing-prot-7936-5468...hW3s2zz6Mw]

Đám đông có thể là nguồn lây bệnh. Ảnh: Freepik

Tránh tiếp xúc với người đang ốm
[/size]

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với người đang ốm, kể cả người thân khi bạn đang trong thời gian điều trị ung thư. Tiếp xúc với nguồn lây bệnh, dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, dụng cụ ăn uống, đồ trang điểm có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.
[size=undefined][size=undefined]
Rủi ro thực phẩm
Một số thực phẩm có thể dẫn đến nhiễm trùng. Theo Very Well Health, mỗi năm tại Mỹ có gần 50 triệu trường hợp mắc bệnh do thực phẩm. Người bệnh ung thư nên tránh ăn thịt sống, chỉ ăn hải sản nấu chín, không ăn sushi cho đến khi bạn điều trị xong. Bạn nên rửa rau, củ quả cẩn thận, trứng phải nấu chín hoàn toàn, không ăn trứng hồng đào, trứng sống. Tránh ăn mật ong vì người mắc ung thư bị ức chế miễn dịch có thể bị ngộ độc.
Trong nấu ăn, bạn không nên sử dụng cùng một chiếc thớt để cắt thịt gà và rau sống vì dễ gây lây nhiễm chéo. Các biện pháp phòng tránh khác như không ăn trái cây và rau quả có dấu hiệu hư hỏng; tránh các loại pho mát, thực phẩm dễ bị mốc.
Hạn chế tiếp xúc vật nuôi[/size][/size]

Vật nuôi có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng. Vấn đề nhiễm trùng có thể lây từ động vật sang người. Trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư, người bệnh nên tránh nuôi mèo hoặc chó. Nếu trước đó đang nuôi mèo, bạn cố gắng giữ nó trong nhà, hạn chế cho vật nuôi tiếp xúc với bệnh ngoài vì nó có thể mang mầm bệnh về.

Bạn cũng nên nhờ người khác dọn vệ sinh và nhặt phân chó, mèo; chơi với thú cưng cẩn thận, không để nó cào, cắn và để lại vết xước. Đối với chim, cá, người mắc ung thư nên mang găng tay nếu nhặt phân, dọn lồng chim hoặc dọn bể cá. Bạn cũng nên tránh những vật nuôi như bò sát và động vật hoang dã trong quá trình hóa trị.
[size=undefined][size=undefined]
Chích ngừa, thay đổi thói quen sống[/size][/size]

Thay đổi thói quen sống có thể gồm sử dụng máy cạo râu điện thay vì dao cạo râu, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, dùng bàn chải đánh răng mềm... Người mắc ung thư cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và chích các loại vaccnie được cho phép để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

Anh Chi (Theo Very Well Health



RE: Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2023-04-08

[Image: brandcontent-163452411393022744927.png]
Nghiên cứu gần 500.000 người của Harvard phát hiện loại thực phẩm giúp sống lâu, giảm nguy cơ ung thư bất ngờ

PHƯƠNG LINH 4 giờ trước



Nghe đọc bài
3:29

1x


Nữ miền Bắc


Đây là một loại thực phẩm có giá rẻ và dễ dàng mua, chế biến nhưng rất lợi hại trong việc ngăn ngừa ung thư.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng ăn những người ăn nhiều thực phẩm có vị cay như ớt hơn 1 lần 1 tuần có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh hô hấp và bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng TH Chan của Harvard, Đại học Oxford và Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cùng nhau thực hiện một nghiên cứu kéo dài 8 năm. Họ đã xem xét dữ liệu từ 485.000 người, tuổi 30-79 ở Trung Quốc không có tiền sử bị ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ăn đồ cay 1-2 lần/ngày ít có khả năng tử vong hơn 14% do với người không ăn cay.
Trong những người tham gia nghiên cứu, có 30% ăn đồ cay mỗi ngày, sau thời gian theo dõi trung bình là 10,1 năm, người ta thấy rằng so với những người không bao giờ ăn hoặc ít ăn đồ cay: Người ăn cay hàng tháng giảm 12% nguy cơ ung thư thực quản, ăn 1-2 ngày/tuần giảm 14%, ăn 3-5 ngày/tuần giảm 16% và con số này ở người ăn cay 6-7 ngày/tuần là 19%.
[Image: photo-2-1680924029035499191500.png]


Ăn cay thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt ở những người không hút thuốc, sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, ăn đồ cay cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Nhưng gia vị cay không có tác dụng chống ung thư đường tiêu hóa.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Nghiên cứu này cũng chỉ ra những lợi ích khác của việc ăn cay, bao gồm: Kích thích thèm ăn, thúc đẩy lưu thông máu, chống lại cái lạnh, bảo vệ da, ngăn ngừa sỏi mật, giảm đau khớp, giảm đau tại chỗ, khử trùng,...
Con người vốn có lịch sử ăn cay từ lâu. Theo ghi chép, ớt là một loại thực phẩm bổ sung quan trọng của người Ấn Độ cổ đại. Vào khoảng năm 2000 TCN, người da đỏ địa phương ở Peru đã bắt đầu trồng ớt và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đến ngày nay, lợi ích bất ngờ của việc ăn ớt mới được các chuyên gia kiểm chứng. Ăn cay không chỉ nói đến ớt mà còn nhắc các loại thực phẩm bao gồm gừng, hành, tỏi,... có tính "hăng" trong y học phương Đông.
Theo nghiên cứu sơ bộ khác được trình bày tại Phiên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2020, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn ớt có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và điều chỉnh lượng đường trong máu nhờ capsaicin, chất mang lại cho ớt vị cay từ nhẹ đến đậm đặc trưng khi ăn.
Để phân tích tác động của ớt đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 4.729 nghiên cứu từ 5 cơ sở dữ liệu sức khỏe toàn cầu hàng đầu (Ovid, Cochrane, Medline, Embase và Scopus). Họ phân tích dữ liệu để thực hiện 4 nghiên cứu lớn về kết quả sức khỏe cho những người tham gia tương ứng với mức tiêu thụ ớt.

Bên cạnh đó, họ thu thập hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 cá nhân ở Mỹ, Ý, Trung Quốc và Iran, sử dụng chúng để so sánh kết quả của những người ăn ớt với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt.
[Image: photo-1-168092401868993889066.jpeg]

Theo đó, so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt, phân tích cho thấy những người ăn ớt giảm tương đối 26% tỷ lệ tử vong do tim mạch, giảm tương đối 23% tỷ lệ tử vong do ung thư và giảm tương đối 25% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1680916766521-16809167666482077301832.jpeg]
    Rau cần vào mùa: Tốt cho sức khỏe nhưng cần cẩn thận một điều
  • [Image: photo1680886267452-16808862676331107255450.png]
    Thức uống từ rau được người Nhật yêu thích mùa hè có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"
[size=undefined]
"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng trong các nghiên cứu, việc tiêu thụ ớt thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch và do ung thư. Điều này nhấn mạnh rằng các yếu tố chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể”, tác giả Bo Xu, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim, Mạch máu & Lồng ngực của Phòng khám Cleveland ở Ohio, Mỹ.[/size]
Theo The Week, Aboluowang


RE: Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2023-04-08

Kiểu ăn bún, phở "siêu hại thân" mà các gia đình cần bỏ ngay nếu không muốn "sản sinh" khối u ung thư
ĐẬU ĐẬU 1 giờ trước



Nghe đọc bài
3:46

1x


Nữ miền Bắc


Các loại bún, phở thường rất ngon và giàu dinh dưỡng tuy nhiên nếu tiêu thụ chúng sai cách thì sức khỏe có thể bị đe dọa.

Vào bữa sáng, người Việt thường có xu hướng chọn các thực phẩm chắc bụng, no lâu để cơ thể đầy đủ năng lượng bước vào quá trình lao động, công tác suốt cả ngày dài.
Vào buổi sáng, bún phở là món đồ ăn "quốc dân" của nhiều người. Không những thế, nhiều người cũng chọn ăn bún, phở bất cứ khi nào muốn ăn hoặc bận rộn. Trong một bát bún, phở vẫn thường có đầy đủ các loại dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ... đã vậy còn nóng hổi, ngọt ngào rất phù hợp để "xì xụp" khi bắt đầu ngày mới.
[Image: photo-4-16809723862811796140688.jpeg]


Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chúng ta không nên ăn món gì quá nhiều. Tốt nhất nên ăn sáng đa dạng bằng nhiều món khác nhau để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, một bữa sáng đầy đủ nghĩa là chúng ta cần ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Như vậy, chúng ta có thể ăn bún, phở để đổi bữa vài ngày trong tuần. Tuy nhiên cần phải ghi nhớ vài điều sau đây khi ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những sai lầm khi ăn bún, phở cần phải thay đổi ngay
1. Nhai nhanh, nuốt vội khi ăn
Cả bún và phở đều là những món ăn chứa nhiều nước, dẫn đến thói quen ăn vội và nhai không kỹ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhanh thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ trong khoang miệng và sẽ trực tiếp chuyển đến dạ dày ở dạng thô, gây hại cho niêm mạc dạ dày và làm tăng gánh nặng cũng như thời gian làm việc của cơ quan này.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà (Trưởng khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Trung ương), có nhiều trường hợp mắc viêm loét dạ dày là do lạm dụng bún và nhai bún không kỹ. Bác sĩ khuyên rằng phụ huynh nên hạn chế việc cho trẻ nhỏ ăn bún vì trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa chưa tốt.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-3-1680972380376643930444.jpeg]

2. Uống nước phở quá nóng
Thưởng thức những bát bún, phở nóng hổi là hạnh phúc của nhiều người vì họ thích cảm giác vừa ăn vừa xì xụp. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê việc tiêu thụ những thực phẩm quá nóng là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Theo đó, các loại thực phẩm có nhiệt độ cao hơn 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở khoang miệng, hầu họng và thực quản. Những tổn thương này có thể do nhiệt độ cao gây ra, và lâu dần sẽ dẫn đến tăng sinh tế bào ung thư. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, các gia đình nên đợi cho bún nguội bớt khoảng 50-60 độ C trước khi ăn và có thể chia bún ra thành nhiều bát nhỏ để làm cho bún nguội nhanh hơn.
3. Ăn bún có màu quá trắng

Bún là món ăn phổ biến và dễ tìm thấy ở khắp nơi, tuy nhiên, thành phần phụ gia trong bún thường gây ra lo ngại vì khó kiểm soát và không được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. PGS Trần Hồng Côn (một chuyên gia hoá học tại Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho biết cơ quan chức năng đã từng phát hiện chất huỳnh quang (tên gọi là tinopal) được sử dụng trong sản xuất bún để làm cho sợi bún trong, dai và đẹp mắt hơn. Chất này rất nguy hiểm và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như suy gan, suy thận và ung thư.
[Image: photo-2-168097237422044421338.jpeg]

Ngoài ra, hàn the là một chất khác cũng thường được sử dụng để sản xuất bún, sử dụng lâu dài có thể gây ngộ độc tiêu hóa và gây hại cho thận. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn bún có màu đục, dễ đứt gãy, chạm vào có cảm giác hơi dính và nhuyễn. Ngược lại bún màu quá trắng, quá giòn dai coi chừng đã được sử dụng hàn the và chất huỳnh quang.
4. Bị bệnh tiêu hóa vẫn thường xuyên ăn bún
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo rằng bún là một loại thực phẩm không phù hợp cho những người đang mắc bệnh về đường tiêu hóa. Điều này là do bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trong khoảng 1 ngày để bột nở ra, trong quá trình đó tinh bột sẽ bị lên men và tạo ra vị chua. Việc ăn nhiều bún có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và gây hại cho dạ dày của những người đang mắc bệnh về tiêu hóa.
[Image: photo-1-16809723632511649860387.jpeg]

Ngoài ra ăn bún phở trong thời gian ốm có thể gây ra các vấn đề như lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc làm cho cơ thể cảm thấy nặng nề hơn. Thay vì ăn bún phở trong thời gian này, bạn nên cân nhắc sử dụng cháo hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn



https://m.kenh14.vn/kieu-an-bun-pho-sieu-hai-than-ma-cac-gia-dinh-can-bo-ngay-neu-khong-muon-san-sinh-khoi-u-ung-thu-202304082354497.chn


RE: Sưu tầm về bệnh ung thư - Chân Nguyệt - 2023-04-08

Tỷ lệ mắc mới, tử vong do bệnh ung thư tăng: Bác sĩ nêu nguyên nhân
THANH HẢITheo VTC News9 ngày trước


[Image: photo1680234326951-1680234327044221843657.jpg]Dù có nhiều tiến triển trong chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vẫn chưa cải thiện trong những năm qua.
Từ 164.671 trường hợp mắc ung thư vào năm 2018, số mắc mới tăng lên 182.563 ca vào năm 2020. Thực tế này cho thấy cần có cách tiếp cận toàn diện và giải pháp tiên tiến hơn để tăng cường khả năng ứng phó bệnh ung thư tại Việt Nam.
Ngưỡng báo động về tỷ lệ tử vong
Chia sẻ tại Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ 23 của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái, GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, đáng lưu ý là xu hướng gia tăng thể hiện ở cả ca mắc mới và số tử vong hàng năm.
“Đây thực sự là gánh nặng, thách thức cho công tác phòng chống ung thư, thậm chí gánh nặng về kinh tế, chi phí cho xã hội”, GS.TS Khoa nói.
Số ca phát hiện mắc ung thư tăng lên là tổng hợp của nhiều yếu tố như tuổi thọ tăng, thói quen ăn uống không hợp lý, mặt khác nhờ vào sự ra đời của các phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp phát hiện ung thư hiệu quả hơn.
Với xu hướng tăng tỷ lệ tử vong, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người bệnh đi khám muộn, phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối và khó khăn trong tiếp cận kịp thời với các liệu pháp điều trị tiên tiến.
[Image: photo-4-1680234283142787636998.jpg]
Theo các bác sĩ, Gánh nặng điều trị bệnh ung thư là vô cùng lớn.


Theo nghiên cứu năm 2021 của Viện Kinh tế Y tế Thụy Điển (The Swedish Institute for Health Economics – IHE), nếu không nỗ lực cải thiện việc phòng ngừa, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị ung thư, số ca mắc mới và ca tử vong ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam sẽ tăng từ 50% - 60% từ năm 2020 đến 2040.
Nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng bệnh nhân khó tiếp cận
Điều trị ung thư phải kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, miễn dịch. Từ nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học dự đoán liệu pháp điều trị miễn dịch sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị quan trọng, được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ tử vong do ung thư. Hiểu rõ về cơ chế miễn dịch giúp bác sĩ cá thể hóa điều trị trên từng bệnh nhân, hiểu rõ bản chất các đột biến gene, dấu ấn sinh học liên quan đến miễn dịch, mở ra cánh cửa mới trong điều trị ung thư. Kết quả bước đầu ghi nhận có nhiều triển vọng tích cực cho tỷ lệ sống thêm.
TS.BS Nguyễn Thị Thái Hòa, Trưởng khoa Nội 2 – Bệnh viện K cho biết, ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị theo liệu pháp miễn dịch ở bệnh viện. Bác sĩ nêu dẫn chứng về trường hợp bệnh nhân T.T.Đ, 74 tuổi, bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.
Sau nhiều năm kiên trì chống chọi với căn bệnh quái ác, cùng với sự nỗ lực điều trị của các bác sĩ song không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc miễn dịch kết hợp hoá trị. Kết quả, người bệnh đã đáp ứng một phần, dung nạp thuốc tốt, cuộc sống trở nên vui vẻ thoải mái hơn.

Dù vậy, thực tế các liệu pháp tiên tiến điều trị ung thư của người bệnh còn khó tiếp cận do gánh nặng về tài chính vì các thuốc mới này chưa được đưa vào Danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
"Mỗi năm chỉ có khoảng 5% bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K điều trị theo liệu trình miễn dịch, chủ yếu do chi phí cao", bác sĩ Hòa nói thêm. Bác sĩ cũng khuyến nghị Bảo hiểm y tế nên chi trả một phần ở những nhóm bệnh nhân mà điều trị miễn dịch đem lại lợi ích.
Tại Việt Nam, theo đánh giá các chuyên gia, quy trình phê duyệt thuốc mới từ lúc đăng ký lưu hành đến khi bệnh nhân được tiếp cận rộng rãi thông qua Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khá chậm so với các nước trong khu vực. Hai liệu pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất hiện nay giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân là điều trị đích và liệu pháp miễn dịch. Trong đó, các thuốc điều trị đích đã được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả cho các bệnh nhân phù hợp.
Cần những giải pháp tài chính tiên tiến
Ung thư là bệnh rất đặc thù, có thể phòng ngừa, chữa trị nếu được phát hiện sớm. 80% nguyên nhân gây ung thư là do môi trường sống, còn lại do yếu tố bên trong (di truyền và nội tiết). Việc phòng chống ung thư bằng cách nâng cao nhận thức, tăng cường sàng lọc chẩn đoán phát hiện sớm, điều trị toàn diện đem lại hiệu quả cao, giảm gánh nặng cho xã hội, cho hệ thống y tế lẫn người bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi quốc gia cần xây dựng Kế hoạch phòng chống ung thư.
Một Kế hoạch quốc gia phòng chống ung thư riêng, chúng ta sẽ có lộ trình rõ ràng để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe từ đó chẩn đoán sớm, thường xuyên cho bệnh nhân. Đồng thời, có những cơ chế để tăng ngân sách cho chẩn đoán, phát hiện và điều trị ung thư hiệu quả do tỉ lệ chi tiêu tiền túi của người dân cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn ở mức rất cao là 43%.
Để tăng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe, giảm tỉ lệ chi tiền túi của người dân, việc chuyển đổi mô hình tài chính y tế là cần thiết. Một số quốc gia như Trung Quốc đã phát triển mô hình Bảo BHYT bổ sung, với mục tiêu giúp thu hẹp khoảng cách giữa BHYT cơ bản và bảo hiểm thương mại. Điều này sẽ giảm tỷ lệ tự chi trả của bệnh nhân, giúp cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc và phương pháp điều trị tiên tiến với mức phí bảo hiểm hợp lý.


https://m.kenh14.vn/ty-le-mac-moi-tu-vong-do-benh-ung-thu-tang-bac-si-neu-nguyen-nhan-20230331104659114.chn

[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Sự thật nguy hiểm: Virus HPV không