Kiểm soát - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html) +--- Thread: Kiểm soát (/thread-23272.html) |
Kiểm soát - Chân Nguyệt - 2022-02-05 8 dấu hiệu nhận biết người ấy thích kiểm soát Người thích kiểm soát hay đả kích, cản trở bạn phát triển bản thân hoặc cố tình phá hỏng mối quan hệ xã hội của bạn... 1. Sự thỏa hiệp, hy sinh đến từ một phía Một người biết quan tâm sẽ luôn cố gắng hết sức để tìm ra tiếng nói chung với bạn, nhưng một kẻ thích kiểm soát sẽ đưa ra các tối hậu thư mà không tính đến cảm xúc của bạn. Điều này khiến bạn bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của mình chỉ để làm hài lòng anh/cô ta. 2. Tiêu chuẩn để được bình đẳng bị phá vỡ Mọi mối quan hệ đều có những tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà các bạn tự đề ra. Tuy nhiên, khi nửa kia bắt đầu coi thường những tiêu chuẩn đó nhưng vẫn mong bạn tôn trọng họ, điều đó có nghĩa là họ đang muốn kiểm soát bạn theo ý mình. 3. Họ đả kích bạn Một người yêu bạn thật lòng sẽ khiến bạn thấy thoải mái khi nói chuyện về nhu cầu, cảm xúc của bạn. Nhưng nếu bạn không dám lên tiếng vì họ có thể đả kích, coi thường bạn, chứng tỏ họ đang muốn kiểm soát mối quan hệ. Một người gia trưởng, độc đoán sẽ luôn đúng, không xin lỗi hay chịu trách nhiệm về hành động của họ. Advertising 4. Họ bắt bạn làm những điều bạn không thích 'vì lợi ích của bạn' Ví dụ, nếu nửa kia của bạn muốn bạn ăn nhiều rau hơn hoặc thúc đẩy bạn tập thể dục để cải thiện vóc dáng và giảm đau lưng, điều đó chứng tỏ họ quan tâm đến sức khỏe của bạn. Nhưng nếu người ấy bắt ép bạn ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục ngay cả khi bạn không muốn chỉ để cải thiện vẻ ngoài, họ sẽ bắt đầu bỏ qua nhu cầu của bạn để đáp ứng nhu cầu của họ. 5. Những điều bạn chia sẻ với người ấy vượt quá giới hạn Nửa kia yêu cầu bạn chia sẻ một số thông tin cá nhân của bạn mà họ cho rằng đó là điều tự nhiên. Tuy nhiên, nếu người ấy gây áp lực, buộc bạn phải nói với họ điều gì đó mà bạn không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thì có nghĩa là họ không quan tâm đến cảm giác của bạn. Thay vào đó, họ muốn biết thêm về bạn và những điểm yếu của bạn để họ có thể kiểm soát bạn, và một ngày nào đó, họ sẽ sử dụng điểm yếu của bạn để chống lại bạn. 6. Họ cản trở các mục tiêu nghề nghiệp hoặc học tập của bạn 'vì không muốn bạn bị tổn thương' Nếu bạn có tham vọng lớn, có thể về nghề nghiệp hoặc bằng cấp, một người yêu bạn sẽ thúc đẩy bạn cải thiện kỹ năng để đạt được mục tiêu. Ngược lại, một kẻ thích kiểm soát sẽ không cho bạn sự hỗ trợ bạn cần. Họ sẽ khiến bạn nghi ngờ bản thân, nói rằng bạn không nên thử vì bạn sẽ thất vọng nếu không thành công. 7. Họ can thiệp vào các mối quan hệ của bạn với bạn bè và gia đình Để có được quyền kiểm soát trong tay, người ấy sẽ cố gắng phá vỡ quan hệ tốt đẹp của bạn với gia đình và bạn bè. Bằng cách đó, họ sẽ cảm thấy ít bị đe dọa hơn khi bạn có thể muốn rời bỏ họ vào một ngày nào đó. Một người bạn đời quan tâm sẽ cố gắng bảo vệ bạn khỏi những người trong cuộc sống mà họ cảm thấy không tốt cho bạn, nhưng họ sẽ không bao giờ cấm bạn nói chuyện với họ. Advertising ADVERTISING [/url] [url=https://s.vnecdn.net/ngoisao/restruct/i/v59/ngoisao2018/graphics/logo_ns.svg] 8. Bạn cảm thấy bị chi phối Không có mối quan hệ nào tốt đẹp lại khiến bạn cảm thấy nhỏ bé, không an toàn hoặc không hạnh phúc. Nếu nửa kia của bạn thực sự quan tâm, bạn sẽ cảm thấy được chấp nhận, yêu thương. Nhưng nếu bạn liên tục nhận được những lời đe dọa và tối hậu thư từ nửa kia về việc họ sẽ rời bỏ bạn vì những việc bạn đã làm, rất có thể bạn đang bị người đó kiểm soát. Tú Anh (Theo Brightside RE: Kiểm soát - Chân Nguyệt - 2022-02-05 Thứ tư, 4/8/2021, 00:04 (GMT+7) 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang trở thành 'mẹ' nửa kia Hay cằn nhằn, can dự vào công việc của nửa kia, làm tất cả việc nhà... sẽ khiến mối quan hệ mất cân bằng và dễ đổ vỡ. Phụ nữ thường biết cách chăm sóc người khác hơn là đàn ông. Nhưng đôi khi, vì quá săn sóc bạn đời mà phụ nữ tạo nên trở ngại cho mối quan hệ lành mạnh giữa hai vợ chồng, khiến nó giống quan hệ giữa cha mẹ với con cái hơn. Hãy chú ý tới các dấu hiệu sau đây và nhanh chóng dừng chúng lại 1. Bạn hay cằn nhằn Các nhà tâm lý học cho biết, phụ nữ có xu hướng cằn nhằn nhiều hơn nam giới. Điều này xảy ra có thể vì bạn muốn kiểm soát mối quan hệ bằng cách nói nhiều, bạn muốn chứng tỏ mình là người biết yêu thương, quan tâm và mình luôn đúng. Nếu bạn liên tục chỉ đạo chồng và mong muốn của bạn không được đáp ứng, có khả năng chồng sẽ coi điều bạn nói là cằn nhằn. Cách đơn giản để thôi cằn nhằn là hãy đặt mình vào vị trí của chồng và tự hỏi bản thân xem bạn có chịu được những lời chỉ trích liên tục của anh ấy. Suy nghĩ về điều đó và sử dụng lời khen ngợi, đánh giá cao nửa kia sẽ tốt hơn là chỉ trích, cằn nhằn. 2. Bạn can dự vào công việc của nửa kia quá nhiều Bạn viết thư xin việc, sơ yếu lý lịch cho anh ấy, tích cực tìm kiếm, nộp đơn, đồng thời đề nghị người quen của bạn cho anh ấy một cơ hội. Cách tốt nhất để giải quyết điều này là để anh ấy tự chịu trách nhiệm về sự nghiệp của mình. Với vai trò là người đồng hành, là vợ hoặc bạn gái, bạn có thể giúp đỡ người ấy bằng cách nghiên cứu, gửi cho anh thông tin về khóa đào tạo giúp anh củng cố kỹ năng, kiến thức của mình. Nhưng tốt hơn là hãy để nửa kia quyết định xem họ có muốn một công việc nhất định nào đó hay không. 3. Bạn phải theo sau để dọn dẹp hộ nửa kia "Anh ấy quá mệt sau khi làm việc nên tôi sẽ rửa bát, đó không phải là vấn đề lớn đối với tôi". Tình trạng này có thường xuyên xảy ra trong gia đình bạn không? Nếu bạn thường là người duy nhất dọn dẹp cho cả gia đình, vậy đây là lúc bạn nên thay đổi đôi chút. Lên lịch dọn dẹp, chia nhau làm sẽ giúp việc nhà được hoàn thành nhanh hơn và khiến mọi người có trách nhiệm với không gian sống. 4. Bạn can thiệp vào mối quan hệ của người ấy Advertising Bạn cho rằng một số bạn bè của chồng hoặc bạn trai là người xấu và nói họ phải chấm dứt tình bạn. Bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi anh ấy giữ kết nối với những mối quan hệ độc hại, mất liên lạc với bạn tốt và gia đình. Tuy nhiên, bạn cần để anh ấy tự xử lý các mối quan hệ của mình. Bạn có thể đưa ra lời khuyên khi được yêu cầu nhưng không có trách nhiệm sửa chữa mọi thứ thay anh ấy. Ngoài ra những thứ bạn thấy cần "sửa chữa" có thể không phải là những thứ anh ấy muốn sửa. 5. Bạn làm tất cả việc nấu ăn, đi chợ "Tốt hơn là tôi nên tự mình đi mua sắm vì đối phương sẽ mua nhầm đồ" hoặc "Tôi sẽ tự nấu ăn, ngay cả khi tôi mệt mỏi vì nếu anh ấy nấu ăn, tôi sẽ phải dọn tất cả đống lộn xộn đó thay anh ấy". Nếu những câu nói này xuất hiện trong đầu bạn quá thường xuyên, điều đó chứng tỏ bạn đang phải nỗ lực quá mức cho mối quan hệ. Hai bạn có thể cùng nhau đi mua chợ, siêu thị và nhờ anh ấy xách những túi nặng lên xe. Bạn có thể cho nửa kia sự tự do hơn bằng cách hỏi họ muốn mua gì và họ có thích một số nhãn hiệu sữa hoặc nước xốt khác không. Hãy để họ tự đưa ra quyết định. 6. Bạn muốn người ấy ăn mặc theo ý bạn Đôi khi một người phụ nữ muốn chồng phải diện một phong cách mà cô ấy cho là hiện đại và hấp dẫn. Bạn mua đồ cho chồng mặc là điều không sai. Nhưng nếu anh ấy không bao giờ mặc hoặc chỉ mặc chúng vì bạn khăng khăng đòi hỏi, vậy vấn đề ở đây là gì? Đó là một khoản chi tiêu lãng phí. Nếu anh ấy bắt đầu mặc quần áo không phù hợp, trông lúc nào cũng không gọn gàng và lôi thôi, anh ấy có trách nhiệm phải thay đổi. 7. Bạn là người xếp lịch cho anh ấy Advertising Khi bạn liên tục cố gắng giúp anh ấy theo sát thời gian biểu và anh ấy không tuân theo lịch trình này, bạn sẽ trách mình về điều mà ngay từ đầu bạn không cần chịu trách nhiệm. Cứ để anh ấy quên lịch trình vì anh ấy sẽ nhận ra bài học, sự thất vọng sau đó có thể là động lực để anh ấy tìm được giải pháp cho việc tuân thủ thời gian biểu. 8. Anh ấy chỉ cần nhận mà không cần cho đi Bạn đã dành cả ngày tại nơi làm việc hoặc với lũ trẻ, nấu một bữa ăn ngon và chuẩn bị một món quà nhỏ cho người bạn yêu. Nhưng họ coi đó là điều hiển nhiên và không bao giờ nghĩ sẽ làm một điều gì đó tử tế để đáp lại. Bạn đã hy sinh quá nhiều và đặt nhu cầu của họ hơn nhu cầu của mình, giống như một người mẹ thực thụ sẽ làm đối với con cái của mình. Phân chia trách nhiệm và cùng nhau làm điều gì đó tốt đẹp cho cả hai sẽ là giải pháp hữu ích. Trong khi làm điều gì đó cùng nhau, cả hai đều quan tâm đến kết quả, cho dù đó là bữa tối gia đình ngon miệng hay một chuyến đi ngắn ngày đến bờ biển để giúp cả hai thoát khỏi gánh nặng công việc hàng ngày. 9. Anh ấy có nhiều yêu cầu với bạn Khi anh ấy quen với sự tận tâm thái quá của bạn, anh ta có thể lạm dụng mong muốn chăm sóc người khác của bạn để làm mọi việc theo ý mình. Họ liên tục có những yêu cầu nhỏ khiến bạn ngốn hết thời gian và công sức của mình. Bạn đang ngủ và họ cần ủi chiếc áo đó ngay lập tức, vì vậy thay vì tự mình làm việc đó, họ sẽ đến đánh thức bạn và yêu cầu giúp đỡ. Bằng cách này hay cách khác, bạn cần học cách nói "không", cho họ nhiều tự do hơn và giao nhiều trách nhiệm hơn cho họ. Thay vì sẵn sàng đưa ra lời khuyên về bất kỳ chủ đề nào, bạn có thể chỉ cần nói, "Tôi không biết" và không có gì sai với điều đó. 10. Bạn chịu trách nhiệm về hành động của anh ấy Anh ấy không thanh toán hóa đơn đúng hạn, vì vậy bạn phải chịu trách nhiệm và tự giải quyết mọi việc. Hoặc bạn có thể khắc phục quá nhiều vấn đề do người ấy sơ suất hoặc lơ đễnh. Tất cả những điều này đều khiến bạn căng thẳng và bạn phải dành thời gian để giải quyết hậu quả từ việc làm của người ấy. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy học cách buông tay và để bạn đời học hỏi từ những sai lầm của chính họ. Bạn không phải là "nữ siêu nhân" để giải quyết mọi vấn đề hộ người ấy. Tú Anh (Theo Brightside)
RE: Kiểm soát - Chân Nguyệt - 2022-02-05 Chủ nhật, 1/8/2021, 18:40 (GMT+7) 7 cách trả lời các câu hỏi kém duyên "Tại sao chưa lấy chồng?", "Bao giờ có con?", "Vì sao bạn chia tay?"... là những câu hỏi khó trả lời, nhiều khi khiến bạn bối rối. 1. Chuyển câu trả lời của bạn thành một câu hỏi Nhìn chung, những câu hỏi về tình trạng hôn nhân hoặc cuộc sống cá nhân không chỉ mang tính xâm phạm mà đôi khi còn xúc phạm người được hỏi. Thay vì trở nên phòng thủ, bắt đầu một cuộc trò chuyện hung hăng, bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại cho đối phương. Một câu hỏi sẽ giúp chuyển trọng tâm sang người kia và họ có thể nhận ra rằng các quyết định trong cuộc sống của họ không tuyệt như họ nghĩ. 2. Trả lời thẳng thắn và đi vào vấn đề Trả lời bằng giọng nói rõ ràng hoặc đi thẳng vấn đề đôi khi sẽ bị cho là thô lỗ nhưng nhiều khi, đây là cách cần thiết để thể hiện cảm xúc thật của bạn. Nếu bạn nghĩ người đó đang lấn lướt, vượt quá giới hạn bởi những câu hỏi riêng tư, bạn có thể nói đơn giản rằng đây không phải việc của họ. Hãy tự tin vào bản thân và khiến người đối diện phải bỏ qua chủ đề trò chuyện. Bằng cách này, họ có thể học cách không đặt câu hỏi quá riêng tư với bạn trong tương lai. 3. Hỏi xem vì sao họ muốn biết điều đó Advertising Một câu hỏi không thoải mái có thể đến từ một người quan tâm hoặc muốn biết kinh nghiệm cá nhân của bạn. Hãy hỏi họ xem tại sao họ muốn biết điều gì đó cụ thể về bạn để họ tiết lộ ý định thực sự của họ. Bạn không cần phải tỏ thái độ gay gắt hoặc nghi ngờ. Giữ giọng nói nhẹ nhàng, thân thiện vì bạn không muốn người khác bị xúc phạm nếu ý định của họ tới từ sự chân thành. 4. Hướng đến chủ đề khác Hướng câu hỏi kém duyên đến một chủ đề dễ trò chuyện hơn. Về cơ bản, bạn hướng cuộc trò chuyện đến một điểm mà bạn không gặp vấn đề gì khi nói về nó. Điều đó hoàn toàn hợp lý nếu bạn chưa sẵn sàng nói với người khác về suy nghĩ, cảm xúc của mình về một chủ đề nhất định. Bạn không chỉ có thể tránh trả lời trực tiếp mà còn có thể tạo ra chủ đề khác. 5. Đưa ra một lời khuyên thay vì câu trả lời trực tiếp Nói về cuộc chia tay gần đây của bạn có thể khá khó khăn và xúc động, nhưng những người tò mò vẫn sẽ hỏi bạn về điều đó. Bạn có thể thoát khỏi tình huống khó khăn bằng cách đưa ra một số lời khuyên cá nhân đã giúp bạn vượt qua quãng thời gian đau khổ. Bằng cách này, bạn không cần cung cấp nhiều chi tiết về mối quan hệ của mình nhưng sẽ tạo ra cuộc trò chuyện chung chung. Những người khác có thể tham gia, chia sẻ những lời khuyên và kinh nghiệm của riêng họ, giúp họ trong những tình huống tương tự. Advertising 6. Tránh trả lời bằng cách đưa ra một lời khen Nhiều người thích được khen ngợi, vui vẻ chấp nhận một lời khen và nói điều gì đó liên quan đến bản thân họ. Vì vậy, khi bạn được hỏi câu: "Khi nào bạn sẽ có con?", bạn có thể đơn giản là khen ngợi người đó. Bạn có thể nói về những đứa trẻ của họ và chúng tuyệt vời ra sao. 7. Đưa ra câu trả lời mơ hồ Sự mơ hồ khiến bạn tạo ra bức màn bí ẩn và người khác nhận ra họ không thể có được câu trả lời rõ ràng. Điều này sẽ tốt hơn là tạo ra một lời nói dối mà sớm muộn cũng bị phát hiện. Tú Anh (Theo Brightside) |