Sưu tầm về Thận - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html) +--- Thread: Sưu tầm về Thận (/thread-23260.html) |
Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2022-02-03 2 bộ phận có mùi hôi chứng tỏ thận yếu lắm rồi, đi khám ngay đừng chần chừ gì nữa 08:44, Thứ tư 27/01/2021 ( PHUNUTODAY ) - Nếu cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện mùi hôi ở 2 vị trí này, hãy đề phòng thận đang suy yếu, hãy đi khám ngay lập tức.
Khi cơ thể có bệnh, sẽ có một số biểu hiện bộc lộ ra bên ngoài, chỉ cần chú ý một chút có thể dễ dàng nhận biết. Đặc biệt với những bệnh nan y, có nhiều tín hiệu được phát ra. Trường hợp dưới đây là một ví dụ.
Người đàn ông trong câu chuyện này còn khá trẻ, bình thường khỏe mạnh, chưa từng gặp bất thường nào về sức khỏe trong quá khứ. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, do phải chạy dự án nên phải thức khuya tới 1, 2 giờ sáng. Thậm chí có những ngày anh phải thức thông tới sáng.
Anh vẫn nghĩ cơ thể mình khỏe mạnh, chả có gì đáng lo. Khi gặp đồng nghiệp, nhiều người than khí sắc anh không tốt, nhưng bản thân nghĩ rằng do mình thức khuya thiếu ngủ nên vậy, không hề nghĩ tới bệnh tật.
Khi đi khám, anh cũng thừa nhận gần đây mình bị hôi miệng kéo dài trong khi trước đó không hề bị. Thời gian đầu, dù anh có thường xuyên đánh răng, súc miệng nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Cuối cùng, sau một loạt các xét nghiệm, thăm khám, bác sĩ kết luận anh bị suy thận giai đoạn đầu. Kết quả khiến người đàn ông quay cuồng đầu óc.
Hãy nhớ, khi bị suy thận, người bệnh sẽ ''bốc'' ra mùi hôi ở hai bộ phận dưới đây
Hôi miệng
Thông thường, chúng ta sẽ bị hôi miệng nếu có các bệnh liên quan tới răng miệng như đau răng, sâu răng, viêm lợi... tuy nhiên nếu bạn không mắc các bệnh này, trước đó cũng chưa từng hôi miệng thì hãy cẩn thận với những vấn đề liên quan tới tổn thương thận.
Nguyên nhân là khi thận tổn thương, miệng sẽ hôi vì thận đóng vai trò lọc thải. Khi thận hoạt động kém, độc tố không được thải ra bên ngoài mà nằm ngay trong thận. Khi tích tụ quá nhiều, cơ thể buộc phải tìm cách thải bớt ra ngoài qua nhiều con đường, từ đó gây nên chứng hôi miệng.
Bên cạnh hôi miệng, lên sẽ xuất hiện gai trên lưỡi dày đặc, miệng luôn có cảm giác nhớp nháp khó chịu, lưỡi bẩn, rêu trắng xanh,... Lúc này suy thận đã tiến triển nặng hơn.
Hôi nách
Nách tự dưng có mùi hôi khó chịu cũng là triệu chứng bạn cần đặc biệt lưu ý. Bình thường, vào mùa hè khi bạn vận động nhiều hay trời nóng bức sẽ khiến nách đổ mồ hôi và gây mùi cơ thể khó chịu.
Hoặc nếu bạn là người vệ sinh cá nhân kém, lười tắm, lâu không tắm thì nách sẽ có mùi hôi. Nhưng chú ý, nếu bạn vệ sinh thường xuyên sạch sẽ mà nách vẫn có mùi hôi dù trước đó không bị thì phải cẩn thận.
Dấu hiệu này cảnh báo thận đang bị suy giảm chức năng, không thể đào thải hết độc tố tích tụ ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết được.
Lúc đó nó sẽ tiết ra ngoài bằng lỗ chân lông và nách chính là vị trí thích hợp nhất. Do đó, nách bị hôi không chỉ là vấn đề vệ sinh hay do tuyến bã nhờn mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thận, suy thận, thậm chí là ung thư thận… RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2022-04-05 Viêm tụy cấp: Căn nguyên mắc bệnh từ sỏi mật và nhiều yếu tố liên quan Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 15:09 05/04/2022 | Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy cấp nhẹ đến mức độ nặng với các biến chứng suy đa tạng nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Theo BS Lê Tiến Dũng (Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp, đứng hàng đầu là do sỏi mật và nghiện rượu chiếm khoảng 80%. Tiếp theo đó là do tăng triglycerid chiếm 1,3 - 3,8%, thường không được chú ý và hay bị bỏ qua trong chẩn đoán. Viêm tụy cấp ngày càng phổ biến với tần suất mắc vào khoảng 25 - 75 trường hợp/100.000 dân/năm, trong đó 10-30% là viêm tụy cấp nặng.
1. Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị viêm (sưng) đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng và kịp thời.
Trong trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.
Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy. 2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
3. Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của viêm tụy cấp là do sự hoạt hoá các tiền enzym thành các enzym có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng kiểu dây chuyền khác.
[size=undefined][size=undefined]Đau bụng trên là một trong những triệu chứng của viêm tụy cấp.[/size][/size] 4. Triệu chứng viêm tụy cấp
5. Đối tượng bị viêm tụy cấp
Viêm tụy có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ nhất định như:
6. Các biện pháp chẩn đoán viêm tụy cấp
Các bác sĩ đo nồng độ hai loại enzyme tiêu hóa là amylase và lipase ở trong máu người bệnh, nếu nồng độ hai loại enzyme này cao thì có thể chẩn đoán người bệnh mắc viêm tụy cấp. Ngoài ra, có thêm một số các chẩn đoán khác như:
Siêu âm để chẩn đoán có bị viêm tụy cấp hay không.[/size][/size] 7. Viêm tụy cấp có nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử nhu mô tụy, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết hay liệt ruột cơ năng... Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận... đặc biệt gây chảy máu trong tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.
8. Biến chứng của viêm tụy cấp
Bệnh viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
9. Viêm tụy cấp có chữa khỏi được không?
Nếu bị viêm tụy cấp người bệnh cần nhập viện điều trị và theo dõi phòng ngừa biến chứng. Nếu điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng gây hại cho sức khỏe.
10. Viêm tụy cấp có phải mổ không?
Viêm tuỵ cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định cụ thể như viêm tuỵ hoại tử, viêm tuỵ xuất huyết, người bệnh hồi sức không hiệu quả hay có nguyên nhân khác như sỏi kẹt Oddi. Thẩm định tình trạng đau bụng của người bệnh và tìm tư thế giảm đau cho người bệnh.
11. Điều trị kiểm soát bệnh viêm tụy
Triệu chứng viêm tụy và biến chứng có thể tiến triển rất nhanh, do đó việc đầu tiên điều trị cần hướng đến là phục hồi chức năng của thận, đảm bảo cho hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Vì thế, người bệnh cần cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua ống truyền tĩnh mạch để giảm hoạt động của tụy trong tiêu hóa thực phẩm.
Thông thường, điều trị kiểm soát bệnh sẽ kéo dài vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Khi bệnh đã được kiểm soát tương đối, bước đầu bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh ăn các thực phẩm lỏng và nhạt rồi dần dần trở lại với chế độ ăn uống bình thường.
Tùy theo triệu chứng và biến chứng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét điều trị, trong đó nguyên tắc điều trị là tránh mất cân bằng nước và điện giải, kiểm soát đau bụng kéo dài.
[size=undefined][size=undefined]Phẫu thuật tụy được áp dụng với bệnh nhân biến chứng nặng.[/size][/size] Điều trị viêm tụy triệt để
Sau giai đoạn điều trị đầu tiên, khi tình trạng viêm tụy đã được kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị giai đoạn 2 là điều trị tận gốc từ nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Trong quá trình điều trị viêm tụy cấp hay mạn tính ở giai đoạn nào, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm:
12. Biện pháp phòng ngừa viêm tụy cấp
RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2022-06-21 . . Đoạn 37:00 nói về bị sốt dưới 40 độ thì đừng uống thuốc hạ sốt ... Thì cơ thể đánh đám kịch liệt với vi khuẩn xăm nhập ...khi hết thì nhiệt độ trở lại bình thường.... Trường hợp này CN có trải qua,, mê sản nằm một chổ 2 ngày , không ăn uống gì cả, 3 ngày sau thì bớt nóng chút đỉnh, cử động được, ráng lết vô bếp nấu cháo .....sau 1tuần thì khỏe hẳn , con người thấy nhẹ nhàng , vui sướng chưa từng thấy , ...như cơ thể được thanh lọc, ...sau lần đầu đó, bị sốt mình không lo sợ nửa , cứ nằm vài ngày cho qua cơn sốt đó Tự hỏi sao ăn chay trường lâu năm mà bị bệnh nặng vậy ? Mấy năm sau khi Lucky đi chầu ông trời mới tìm được lý do . chó hiền khô của mình khôn lắm ,chờ mình ngủ mê say là nó tự động leo lên gường ngủ chung với mình hồi nào không hay , sáng vậy lúc nào cùng thấy nó nằm kế bên ...Lucky là thuộc loại chó săn nên cô ta chuyên môn lăng vào bùn sình khi dạo ngoài đồng, về tắm rửa cả tiếng mới sạch ...la hoài mà dể gì bỏ tật đó ....nên ngủ chung là bị lây vi khuẩn gì đó , một năm bị 1-2 lần bênh sốt nặng kiểu đó hoài. Sau này Lucky đi chầu ông trời thì không còn bị bệnh sốt nặng nửa Nhờ thầy giải thích rỏ thêm mình mới hiểu nguyên do khi bệnh mà không uống thuốc vẩn hết Hồi nhỏ củng vậy mổi làn về quê thăm nội ngoại là vài ngày sau hay bị sốt nặng , bà ngoại hốt thước bắc đút cho uống, la làng thôi đắng quá. ...có phải do nước sông không có lọc sạch như thành phổ không ??? Giờ nhớ lại có lần đi du lịch cấm trại chổ đó chỉ có nước sông để tắm , rốt cuộc bị bệnh sốt, ói mửa mấy ngày. . RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2022-10-08 4 kiểu uống nước âm thầm phá hủy thận NGỌC ÁI 3 ngày trước Chúng ta thường được khuyên uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một việc tưởng chừng đơn giản như uống nước cũng cần làm đúng cách. Nếu không sẽ phản tác dụng, gây hại cho thận. Thận là 1 trong những cơ quan rất quan trọng trong việc duy trì sự sống, đảm bảo hoạt động của con người. Thận có 4 chức năng chính bao gồm: lọc máu và chất thải, bài tiết nước tiểu cùng chức năng nội tiết. Để bảo vệ thận, ngoài ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn… thì chúng ta cũng cần tránh xa 4 thói quen uống nước sai lầm sau đây: 1. Chỉ uống nước khi thấy khát Uống nước cũng được chia thành uống nước chủ động và thụ động. Đa phần mọi người chọn cách uống nước thụ động, nghĩa là chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống nước. (Ảnh minh họa) Tuy nhiên ít người hiểu rằng những lúc khát đồng nghĩa với việc tình trạng thiếu nước trong cơ thể đã trở nên rất nghiêm trọng. Một số tế bào rơi vào trạng thái mất nước và việc bổ sung nhiều nước cùng lúc để giải quyết tình trạng này rất hại cho thận. Chưa kể, nếu cơ thể liên tục ở tình trạng thiếu nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận như sỏi thận, viêm thận, suy thận… Hay nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu hay các bệnh về tim mạch và mạch máu não cùng nhiều vấn đề khác. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chủ động uống nước bằng cách thỉnh thoảng nhấp 1, 2 ngụm nước, chia nhiều lần trong ngày. 2. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ Uống một chút nước lọc, đặc biệt là nước ấm trước khi đi ngủ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì lại phản tác dụng và thậm chí gây hại ngược lại. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều nước trước khi đi ngủ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Trong khi các cơ quan này cần được nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học ban đêm thì chúng lại phải làm việc quá sức. Từ đó gây ra rối loạn chức năng, phù nề, dễ bị tổn thương và lâu ngày dẫn tới các bệnh tật nguy hiểm. (Ảnh minh họa) Ngoài ra, việc uống nhiều nước vào thời điểm này còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, gián tiếp gây tăng cân. Vì vậy, tốt nhất là không nên uống nước trong 30 phút trước khi đi ngủ. Nếu bắt buộc phải uống, hãy chỉ uống khoảng 100 - 200ml và tốt nhất là nước ấm nhẹ ở nhiệt độ 30 - 45 độ C. 3. Uống thừa nước Đúng là nước rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, vì vậy uống đủ nước là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, mọi điều thái quá đều không tốt, kể cả uống quá nhiều nước. Đặc biệt, uống thừa nước còn gây hại rất nhiều cho thận. (Ảnh minh họa) Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê. Theo các nghiên cứu khoa học, một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Một số đối tượng đặc biệt như vận động viên thể dục, người làm việc lao động quá sức, làm việc ngoài trời nắng nóng… nên uống lượng nước lớn hơn theo tình trạng tiêu hao nước. 4. Uống nhiều nước trong và sau khi tập thể dục Trong quá trình tập thể dục, mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta đều được vận động. Ví dụ như lúc này chức năng tim phổi sẽ được tăng cường kéo theo chức năng tiêu hóa cũng sẽ yếu đi. Lúc này, nếu uống nhiều nước hay uống nhanh sẽ dễ gây ra cảm giác khó chịu như tích nước trong dạ dày, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên. Sau khi tập thể dục, natri trong cơ thể được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi. Hạ natri máu dễ xảy ra nếu bạn uống nhiều nước nhưng không chú ý bổ sung natri kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng não và phổi, có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh minh họa) Thay vào đó, nên uống 400 - 600ml chất lỏng trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập thể dục, và uống làm nhiều lần, không nên uống một lần. Nếu thời gian tập luyện vượt quá 1 giờ, cần bổ sung kịp thời 0,5 - 0,7g/l natri để đảm bảo sức khỏe. TIN LIÊN QUAN
Ngoài ra, đừng dùng nước ngọt đóng chai, nước điện giải, nước uống có ga… thay thế cho nước lọc. Chúng chứa hàm lượng lớn các chất photpho, axit béo, đường và chất bảo quản nên về lâu dài sẽ khiến cơ thể bài tiết canxi ra ngoài từ đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Đồng thời khiến thận làm việc vất vả hơn dễ dẫn đến suy giảm chức năng, mắc bệnh.[/size] Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health, QQ RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2022-10-08 Bác sĩ cảnh báo loại quả hại thận bậc nhất, thậm chí gây tử vong nhưng rất phổ biến, bán nhiều ngoài chợ PHƯƠNG THÚY 9 giờ trước Loại quả này có vị chua ngọt, thường rất được yêu thích, vừa có thể ăn sống vừa có thể chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, đây lại là “đại kỵ” đối với những người có thận yếu, đang mắc bệnh thận. Khế: Trái cây bổ dưỡng nhưng không tốt cho thận Khế là trái cây rất ít calo, 100g khế chỉ cung cấp 30 calo so với nhu cầu trung bình 2.000 calo mỗi ngày, do đó rất được mọi người yêu thích. Đồng thời, trong khế có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bô rích cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và vitamin B. Ăn 100g khế (khoảng hai trái) cũng đạt được hơn 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày. Bên cạnh đó, khế giàu chất chống oxy hoá dạng flavonoids, được cho là có khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh, kể cả ung thư. Loại quả này cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm. Ngay cả vỏ quả cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại trong ruột của bạn. Do đó, khế đem tới rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, lượng chất xơ dồi dào trong khế rất tốt cho quá trình hỗ trợ tiêu hóa, phát triển của lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn. Khế cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể, tốt cho thị lực, hỗ trợ giảm cân, giúp giảm đau hiệu quả… Ảnh minh họa. Tuy vậy, khế lại là một món “đại kỵ” đối với những người có thận yếu, đang bị bệnh thận. Nếu đó là người mắc chứng suy thận, phải chạy thận (nhân tạo), họ thậm chí có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp tử vong do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận. Vì sao khế lại tác động đến thận nghiêm trọng như vậy? Ban đầu, người ta cho rằng, acid oxalic chiếm 50 - 60% trong khế đã tạo ra chất kết tủa oxalate calcium, gây sỏi thận, tăng nguy cơ ngộ độc với người bệnh thận. Tuy nhiên acid oxalic cũng có trong các loại rau củ quả khác chứ không riêng gì khế. Đồng thời, những kết tủa oxalate có kích thước rất nhỏ, nên bị đào thải qua phân và đường tiểu, ngoại trừ một số ít trường hợp bị vướng víu trong thận, bàng quang thì mới lớn dần thành sỏi. Tới năm 2013, nghiên cứu của đại học Sao Paulo (Brazil) cuối cùng đã tìm ra “thủ phạm chính” gây hại thận bậc nhất. Đó chính là caramboxin, một loại acid amin. Mặc dù caramboxin là acid amin, nhưng nó không dính líu gì tới thành phần protein của động vật mà bị coi là một độc tố thần kinh. Caramboxin có thể gây ra những ảnh hưởng lên bộ não và các dây thần kinh ở những người suy thận. Với người suy thận, việc chỉ ăn một quả khế cũng dễ dàng khiến bệnh nhân trúng độc, trường hợp nặng có thể biến chứng chuyển thành chứng tăng urê huyết, gây sốc phản vệ, thậm chí tử vong… Ảnh minh họa. Đặc biệt, một loại độc tố thần kinh có tên neurotoxin cũng tồn tại trong khế. Neurotoxin khi đi vào cơ thể có thể gây ói mửa, rối loạn tâm thần, hôn mê, động kinh, thậm chí tử vong. Độc tố này cũng tìm thấy trong một số loài rắn hay nhện… Ở người thận khỏe, độc tố này được thận xử lý và loại bỏ để không gây hại cho sức khỏe, nhưng với người thận yếu, đang có vấn đề về thận thì hậu quả để lại nghiêm trọng hơn. Thận không thể giải độc tố trong quả khế nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, trong khế có chứa nhiều loại axit, đặc biệt là khế chua, nên người bị đau dạ dày hoặc đang bị đói không nên ăn. Chất axit cũng làm cản trở sự hấp thu canxi do vậy những người có vấn đề xương khớp, trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn khế. Những nhóm người cũng không nên ăn khế 1. Người có cơ thể mang tính hàn Vì khế là một loại quả có tính lạnh cho nên những đối tượng có tỳ vị hư hàn, dạ dày không tốt, có thể sẽ bị tăng nặng các triệu chứng bệnh khi ăn khế, gây ra chứng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn. 2. Người đang uống thuốc kháng sinh Khế thường chứa nhiều acid và vitamin C. Với những người đang uống các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh nhóm beta lactam như penicillin, ampicillin, amoxycillin, augmentin, unasyn, cloxacylin, oxacilin... cần chú ý không được dùng khế hay bất cứ hoa quả, đồ uống có vị chua nào. Bởi vì các kháng sinh này không bền ở môi trường acid, khiến tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa. 3. Trẻ em bụng dạ yếu Trẻ em không nên ăn khế vì sẽ bị tiểu ra máu sau khi ăn. Tuy nhiên, những trẻ khỏe mạnh vẫn ăn được nhưng cần lưu ý không ăn vào lúc bụng rỗng. 4. Người cao huyết áp, tiểu đường TIN LIÊN QUAN
Những bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường chống chỉ định không nên ăn khế vì nhóm người này cần đặc biệt chú ý tới chức năng thận. Chất độc thần kinh trong khế hiện nay y học chưa rõ, chưa có thuốc giải, chỉ có thể đào thải ra ngoài bằng phương pháp lọc máu bằng than hoạt tính nên những người cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác nên chú ý đến chức năng thận trước khi ăn. 4 kiểu [/size] RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2023-02-06 [color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]17 loại thức ăn phổ biến không tốt cho thận[/color] 3,315
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.
Quote: Theo Thehealthsite, thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 16 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.
1. Đường
Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Ảnh: Thehealthsite. 2. Nước ngọt có gas
Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.
3. Màu thực phẩm
Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.
4. Các thực phẩm giàu protein
Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.
[size=undefined][/size] 5. Muối
Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.
6. Thuốc giảm đau
Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.
7. Đồ ăn vặt
Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.
8. Chất cồn
Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.
[size=undefined][/size] 9. Mất nước
Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.
10. Thịt
Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.
11. Nước xốt
Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.
12. Các loại rau củ quả có hàm lượng kali cao: khoai tây, cà chua, chuối, bơ
[size=undefined]Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh các loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều. [/size] 13. Sản phẩm làm sáng da
Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.
14. Nội tạng động vật
Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.
15. Sữa
Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
16. Viên uống bổ sung vitamin C
[size=undefined]Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận. 17. Caffeine Caffeine được tìm thấy trong cà phê cũng như trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây căng thẳng cho thận của bạn. Đây là một chất kích thích, caffein làm tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp và căng thẳng trên thận. Tiêu thụ caffeine, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng, cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên báo cáo của Kidney International rằng tiêu thụ caffein lâu dài làm trầm trọng thêm suy thận mãn tính ở chuột béo phì và tiểu đường. Tiêu thụ caffeine, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng, cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2004 trên Tạp chí Tiết niệu cũng báo cáo rằng lượng caffeine có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Nguyên nhân là vì caffeine có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ đối với sỏi thận. Tiêu thụ caffeine với số lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe cho hầu hết mọi người. Uống không quá một đến hai tách cà phê, hoặc lên đến ba tách trà, mỗi ngày. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các nguồn caffein khác như nước giải khát, đồ uống năng lượng, sô cô la, ca cao và một số loại thuốc.[/size] [color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]Cập nhật: 10/03/2020 Tổng hợp[/color]
RE: Sưu tầm về Thận - Chân Nguyệt - 2023-04-08 Ngày càng nhiều người mắc sỏi thận, 4 thói quen xấu ai cũng mắc phải này chính là nguyên nhân MỸ DIỆU 19 ngày trước Nghe đọc bài 5:35 1x Nữ miền Bắc Sỏi thận có thể gây biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước. Ở mức độ nhẹ, nó gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Tiểu Vương năm nay 23 tuổi (Trung Quốc), là một nữ sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu đi làm. Trên đường đi làm mấy ngày trước, cô đột nhiên cảm thấy bụng đau nhói, lúc đầu còn tưởng là do mình ăn phải thứ gì không tốt nên không để ý mà tiếp tục đi làm. Nhưng ngay khi bước được một chân vào công ty, cô ngã khuỵu xuống và được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện vì cô đau đến mức không thể đứng thẳng lưng, đồng thời đổ mồ hôi đầm đìa. Khi đến bệnh viện, Tiểu Vương được chẩn đoán bị sỏi thận. Cô ấy đã rất lo lắng khi biết tin, vì vốn dĩ đây là căn bệnh không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ nói rằng viên sỏi tương đối nhỏ và nằm ở bên ngoài, không cần điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ cho toa thuốc và bảo Tiểu Vương uống nhiều nước, tập thể dục nhiều hơn. Lúc này Tiểu Vương mới cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút, để việc tống khứ sỏi thận diễn ra suôn sẻ, cô đã cẩn thận làm theo lời khuyên của bác sĩ. Một tuần sau, Tiểu Vương đến bệnh viện một lần nữa để kiểm tra lại và phát hiện ra rằng viên đá đã được đào thải ra khỏi cơ thể! Trên thực tế, sỏi thận là căn bệnh phổ biến. Tại đất nước tỷ dân, theo thống kê, có khoảng 5,8% người trưởng thành Trung Quốc mắc bệnh sỏi thận. Theo tính toán đơn giản, cứ 17 người trưởng thành thì có ít nhất một người bị sỏi thận. Còn tại Việt Nam, theo các thống kê y học, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu từ 2-12%, trong đó sỏi thận chiếm tới 40%. Với số liệu này, Việt Nam được coi là nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới. Vậy tại sao sỏi thận lại phổ biến như vậy? Theo bác sĩ tiết niệu Jia Shuaijun (Trung Quốc), sỏi thận được hình thành do sự tích tụ quá nhiều canxi, oxalate, axit uric, protein và các chất khác trong nước tiểu. Khi những chất này hiện diện với nồng độ cao trong nước tiểu, các tinh thể nhỏ sẽ hình thành, sau đó chúng kết hợp với nhau để tạo thành những viên sỏi riêng lẻ với nhiều kích cỡ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến 4 thói quen xấu trong sinh hoạt dưới đây mà cực nhiều người mắc phải: 1. Thói quen ăn uống xấu Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, hải sản, nước dùng, thịt bò, thịt lợn... purine sau khi vào cơ thể cuối cùng sẽ được chuyển hóa thành axit uric, khiến axit uric trong nước tiểu tăng cao. Theo thời gian, sỏi axit uric có thể hình thành, cuối cùng dẫn đến sỏi thận. Hấp thụ quá nhiều protein cũng sẽ thúc đẩy bài tiết canxi qua nước tiểu, dẫn đến tăng canxi niệu. Thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo chứa nhiều đường lactoza, có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và khiến canxi oxalat lắng đọng trong cơ thể, điều này cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận. 2. Ít vận động Nếu bạn luôn ngồi hoặc nằm và không vận động thì canxi sẽ được tách ra khỏi xương của chúng ta vào máu và đi vào nước tiểu, dẫn đến sỏi axit uric và cuối cùng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận. 3. Uống quá ít nước Nếu không uống đủ nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến lượng nước tiểu ít, mức lọc cầu thận giảm, dễ khiến nồng độ nước tiểu ban đầu sau khi tái hấp thu quá cao, dẫn đến kết tủa các chất tinh thể trong nước tiểu, rồi kết tụ lại tạo thành sỏi. 4. Thói quen thức đêm Thói quen này sẽ gây tổn thương nhất định cho thận, đặc biệt khi thức khuya, nhiều người còn thích ăn tối, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều purin như bia, hải sản, có thể nói là hại kép đến thận, tỷ lệ mắc sỏi đương nhiên sẽ tăng cao. 3 dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi thận - Đau dữ dội ở thắt lưng: Cơn đau dữ dội này thường lan xuống dưới, thậm chí tới bụng dưới và đùi trong. - Tần suất đi tiểu tăng và gấp gáp: Sỏi thận có thể kích thích bàng quang, làm cho tần suất đi tiểu và gấp gáp hơn. Nếu bạn thường cảm thấy muốn đi vệ sinh nhưng mỗi lần chỉ tiểu được một lượng nhỏ hoặc nếu bạn chỉ tiểu được vài giọt nước tiểu trong trường hợp đã rất buồn tiểu rồi, bạn có thể bị sỏi thận. - Tiểu ra máu: Đó có thể là kết quả của việc sỏi thận cọ xát vào thành niệu đạo. Tình trạng này thường không kèm theo đau. Làm tốt 4 điều này mới tránh được sỏi thận 1. Uống nhiều nước Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính hình thành sỏi thận. Nếu cơ thể thiếu nước, muối và canxi trong nước tiểu sẽ bị cô đặc quá mức, tạo thành tinh thể và cuối cùng hình thành sỏi thận. Do đó, duy trì lượng nước đầy đủ là chìa khóa để ngăn ngừa sỏi thận mọi lúc. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn nên uống đủ 8-10 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo lưu lượng nước tiểu. 2. Giảm ăn khẩu phần giàu đạm Chế độ ăn giàu protein là một nguyên nhân quan trọng khác hình thành sỏi thận. Khi cơ thể tiêu hóa protein, nó sẽ tạo ra một chất gọi là ure. Ure sau khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra amoniac và một số chất có hại khác, sẽ khiến cơ thể lắng đọng canxi quá mức, thúc đẩy hình thành sỏi thận. Do đó, giảm một cách hợp lý lượng thức ăn giàu protein rất có lợi cho việc ngăn ngừa sỏi thận. Nên chọn một số thực phẩm ít đạm, nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như các sản phẩm từ đậu tương, bánh mì nguyên cám, rau củ… 3. Kiểm soát lượng muối ăn vào Chế độ ăn nhiều muối được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, và bệnh sỏi thận cũng không ngoại lệ. Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nồng độ ion natri trong nước tiểu, dẫn đến nước tiểu cô đặc, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, việc kiểm soát lượng muối ăn vào trong chế độ ăn thông thường là rất cần thiết. Nên giảm lượng muối sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày và chọn những thực phẩm ít natri như rau tươi, trái cây, thịt gà... 4. Tập thể dục đúng cách Vận động thích hợp có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, đồng thời cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố bên trong cơ thể. Tất cả đều giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. TIN LIÊN QUAN
Do đó, cần tham gia một số môn thể thao phù hợp trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe... Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình tập luyện nên bổ sung nước đầy đủ để tránh triệu chứng mất nước.[/size] Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline |