VietBest
Phòng ngừa bệnh col. - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html)
+--- Thread: Phòng ngừa bệnh col. (/thread-22180.html)

Pages: 1 2 3


Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-02

Nhận biết ung thư tuyến nước bọt giai đoạn sớm
BS. Nguyễn Việt Cường - Theo SKĐS, 02/07/2021 22:30
[Image: photo1619405338699-1619405338850510535048.jpg]
Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi u to lên mới đi khám thì đã muộn.
Khối u vùng dưới hàm phải từ hơn chục năm không điều trị
Theo thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân mắc ung thư tuyến nước bọt dưới hàm giai đoạn 4.
Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó hơn chục năm về trước, bệnh nhân phát hiện khối u vùng dưới hàm phải, theo thời gian khối u to dần lên âm thầm, không gây khó chịu nên bệnh nhân cũng không khám và điều trị. Thời gian gần đây, u to lên nhanh và có dấu hiệu không di động thì mới đi khám.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được điều trị phẫu thuật cắt rộng u, tạo hình lại vùng dưới hàm do u xâm lấn rộng ra da và xạ trị sau mổ. Điều đáng tiếc là nếu bệnh nhân đến sớm thì việc điều trị phẫu thuật không quá phức tạp, thậm chí, sau khi phẫu thuật không cần điều trị thêm mà chỉ cần theo dõi, đặc biệt tiên lượng lại tốt. Tuy nhiên, do đến muộn nên điều trị phức tạp, tiên lượng cũng không được khả quan.
[Image: photo-1-16194053016491479282024.jpg]
Khối ung thư tuyến nước bọt dưới hàm xâm lấn rất rộng.
Hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm
U tuyến nước bọt là loại khối u hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Trong đó, ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8-15% trong tổng số người bệnh.
Ung thư tuyến nước bọt tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, người bệnh cần lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng.
Các dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt thường có các biểu hiện có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ. Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ. Có sự khác biệt giữa kích thước và/hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u. Tê ở một phần khuôn mặt. Yếu các cơ ở một bên mặt. Khó mở miệng rộng hơn. Có dịch bất thường chảy ra từ tai. Khó nuốt.
Theo nghiên cứu, khoảng 70-80% khối ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở khu vực mang tai. Khi mới bắt đầu xuất hiện, khối u sẽ không có biểu hiện gì nguy hại.
Người bệnh cũng không thể phát hiện được các triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt. Ban đầu, các tế bào ung thư xuất hiện ở khu vực mang tai và dần dần xâm lấn khu vực đầu khiến người bệnh cảm thấy tê liệt và nhức mỏi. Đồng thời sẽ xuất hiện những cục hạch to ở vùng mang tai, vùng đầu cũng như một số khu vực khác như họng, mũi...
Khối u xuất hiện ở dưới hàm chiếm khoảng 10-15% trên tổng số người bị bệnh ung thư tuyến nước bọt. Khi khối u xuất hiện ở vị trí này rất khó nhận biết và đến khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng mới phát hiện một số triệu chứng như: miệng cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên; đau khi ăn uống. Một số trường hợp lưỡi bị tê cứng.
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt nhỏ sẽ xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản... Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi với các biểu hiện: ngạt mũi, khó thở; vùng khoang miệng bị đau nhức.
Một số dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ung bướu để có thể được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư tuyến nước bọt trải qua 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn I: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.
Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu.
Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp



RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-07

Nghiên cứu: Chất có trong đồ nhựa đựng thực phẩm đã xâm nhập vào máu bà bầu, thai nhi
 10/08/2018 11:30


Tổ chức Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ (American Academy of Paediatrics) đại diện cho hơn 67 ngàn bác sĩ nhi khoa tại Mỹ đã đưa ra những cảnh báo làm rúng động giới Nhi khoa cũng như cộng đồng liên quan đến tác hại của phơi nhiễm hóa chất với trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ.
[Image: mau-1a-1148.png]

Tìm thấy hóa chất khi... xét nghiệm máu của các bà bầu

Nguyên nhân khiến trẻ bị phơi nhiễm hóa chất có thể đến từ các chất phụ gia thực phẩm, cũng có thể do các hóa chất từ bao bì, đồ đựng thực phẩm – trong những điều kiện nhất định – ngấm vào thực phẩm.


Riêng với những loại thực phẩm được đóng hộp, các nhà khoa học cho rằng có rất nhiều chất đáng lo ngại như bisphenols (dùng trong lớp lót của các hộp kim loại), perfluoroalk, PFC, perchlorates... có thể ngấm vào thực phẩm.

Theo Tiến sĩ Leonardo Trasande (Đại học Y khoa New York), người đứng đầu công trình nghiên cứu để đưa ra khuyến cáo trên, cách tốt nhất để tránh cho trẻ nhiễm các hóa chất trên là hạn chế dùng các thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đóng hộp. Ông cũng đề xuất nên dùng giấy nến bọc thực phẩm thay cho các lớp giấy bóng.

Trong một nghiên cứu độc lập, các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho hay họ phát hiện một số hóa chất trước đây chưa từng có, nhưng nay lại tồn tại trong máu của phụ nữ mang thai.

Hợp chất EOAs (bao gồm bisphenol-A), có cấu trúc hóa học tương tự như hormone, có nghĩa là chúng có thể làm gián đoạn hệ thống nội tiết của thai nhi và cản trở sự phát triển. Theo các nhà khoa học, các chất này có thể liên quan đến dị tật di truyền, tổn thương thai nhi và ung thư.

Ngoài EOAs, một hợp chất estrogen cũng được tìm thấy trong máu phụ nữ mang thai. Đây là hợp chất được sử dụng trong các sản phẩm nhựa, ống nhựa và chai nước.

Mặc dù nồng độ hóa chất này rất thấp, nhưng nguy cơ mà nó gây ra không hề nhỏ. “Hormone chỉ có nồng độ thấp trong máu, vì vậy chỉ một rối loạn nhỏ về  các kích thích tố này cũng có thể gây bệnh” -  Laura N. Vandenberg, trợ lý giáo sư khoa Khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Y tế Công cộng Massachusetts-Amherst, giải thích.

Làm cách nào để bảo vệ con?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, các gia đình nên đặc biệt lưu ý các điểm sau để hạn chế tác hại của hóa chất với trẻ em:
- Các gia đình nên ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh bất cứ khi nào có thể. Hạn chế việc sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức phẩm chế biến sẵn
- Tránh ăn thịt đã qua chế biến, đặc biệt với phụ nữ mang thai
- Không đựng đồ ăn, thức uống vào trong chai, lọ, hộp... nhựa để quay trong lò vi sóng
- Không rửa các đồ đựng thức ăn bằng nhựa trong máy rửa bát
- Thay thế đồ nhựa bằng các đồ thủy tinh, inox... khi có thể
- Kiểm tra mã tái chế ở đáy các sản phẩm bằng nhựa để tránh các đồ nhựa có hóa chất độc hại. Mã tái chế của các sản phẩm này là 3, 6 và 7.
- Rửa tay trước khi ăn, uống và rửa sạch tất cả các loại rau, quả để ăn nếu không gọt vỏ.

[Image: thai-nhi-1-1153.png]
Các cơ quan nội tạng của trẻ chưa hoàn thiện nên một lượng hóa chất rất nhỏ cũng có thể gây hại


Quote:Vì sao trẻ dễ tổn thương với tồn dư hóa chất?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ tổn thương dưới tác động của hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Nguyên nhân là do tỷ trọng thức ăn/trọng lượng cơ thể của trẻ là lớn hơn so với người lớn. Quan trọng hơn, hệ trao đổi chất cũng như cơ quan nội tạng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và trưởng thành, vì vậy sự rối loạn hormone có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài.

Phương Phương/giadinhmoi.vn


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-12

Người phụ nữ 30 tuổi qua đời vì ung thư gan, nguyên nhân xuất phát từ món ăn "đặc sản" đang được rất nhiều người trẻ ưa chuộng
BIE Theo Tổ quốc 5 giờ trước

Do thường xuyên ăn món "gây nghiện" của giới trẻ này, Tiểu Bân (30 tuổi, Trung Quốc) bỗng nhiên được phát hiện mắc ung thư gan sau khi bị ngất tại chỗ làm và qua đời không lâu sau đó.
Tiểu Bân năm nay 30 tuổi (Trung Quốc) thường xuyên bị đau và ngứa khắp người nhưng cô luôn cho rằng đây không phải là bệnh nặng mà là do người yếu vì làm việc quá sức nên không cần đi bệnh viện khám.


[Image: doc-tiep_1.png]

Tuy nhiên, càng ngày cô càng trở nên gầy gò hơn, bỗng một hôm, Tiểu Bân bị sốt nhẹ nhưng cô cũng không để ý mấy mà vẫn chuẩn bị đi làm như thường ngày. Không ngờ lúc đi làm, cô bỗng nhiên ngã gục, ngất ra đất, khi tỉnh dậy thì được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư gan.
[Image: photo-1-16260597576601992947482.jpeg]


Nghe được tin này khiến Tiểu Bân vô cùng suy sụp, bởi cô chưa bao giờ uống đến một giọt rượu hay hít dù chỉ 1 hơi thuốc, tại sao cô lại bị ung thư gan? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ nhận thấy thói quen sinh hoạt của Tiểu Bân không có gì đặc biệt, nhưng thói quen ăn uống lại có vấn đề rất lớn. Hóa ra cô thường thích ăn món ăn yêu thích của nhiều bạn trẻ hiện nay là đậu phụ thối.
Thực tế, trong vài năm trở lại đây, đậu phụ thối ngày càng trở nên phổ biến và trở thành "đặc sản" được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi hương vị độc lạ, đặc biệt béo bùi. Nó cũng giống như các sản phẩm từ đậu nành khác, là thực phẩm được làm qua quá trình lên men, bản thân nó không có hại cho sức khỏe.
[Image: photo-1-1626061715117348126971.jpg]

Tuy nhiên, nếu đậu phụ thối tiếp xúc với chất nấm mốc trong quá trình chế biến sẽ dễ sinh ra độc tố aflatoxin, đây là chất gây ung thư hàng đầu cho cơ thể được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo từ lâu. Thêm vào đó, để làm cho đậu phụ thối trở nên ngon và hấp dẫn hơn, những người kinh doanh thất đức có thể sử dụng các chất hóa học dễ sinh ra sắt sunfat - cũng là 1 chất dễ gây ung thư. 
Ngoài ra, còn có 3 loại thực phẩm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng tốt nhất nên ăn càng ít càng tốt bởi chúng có thể gây hại cho gan, thậm chí ung thư gan.
1. Hạt dưa
Nhiều người thích ăn hạt dưa nhưng hạt dưa lại rất hại gan, vì nó có chứa nhiều axit béo không no. Nếu ăn nhiều sẽ dễ gây tích tụ mỡ trong gan, ảnh hưởng không tốt đến tế bào gan. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên ăn hạt dưa càng ít càng tốt.

2. Mì ăn liền nhiều phụ gia
Mì ăn liền chứa quá nhiều phụ gia thực phẩm nếu được ăn thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa và giải độc của gan. Do đó, bạn cũng nên hạn chế ăn chúng để không gây hại cho dạ dày, gan và giảm sự hình thành các chất gây ung thư trong cơ thể.
[Image: photo-1-16260617607591267113110.jpeg]

3. Đồ ăn chiên phồng
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1625996950346-16259969506442043078757.jpg]
    Mỗi người hãy tự sàng lọc mình trước, xem bản thân thuộc nhóm nào: được tiêm, thận trọng khi tiêm hay không được tiêm vắc xin?
  • [Image: photo1625991462320-16259914627741900019171.jpg]
    7 đồ vật trong căn bếp cần được vệ sinh thường xuyên nếu không sẽ trở thành ổ vi khuẩn, thế nhưng hầu hết mọi người đều bỏ quên
[size=undefined]
Nhiều phụ nữ thích ăn đồ chiên phồng nhưng nó thực sự chứa nhiều chất tạo men, ăn thường xuyên có thể gây hại cho hệ thần kinh. Do đó, bạn nên cố gắng không ăn nhiều đồ ăn chiên phồng, nên ăn một số loại trái cây và rau tươi một cách hợp lý.[/size]
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-15

Chủ nhật, 16/6/2019, 00:06 (GMT+7)
8 dấu hiệu cho thấy bạn chưa 'bơm' đủ nước cho cơ thể
Không duy trì đủ độ ẩm là một trong những nguyên nhân khiến da khô sạm, nhanh lão hóa
[Image: h2o-3914-1560612788.jpg]
Duk Sun


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18


Tác hại đáng sợ của việc kéo khẩu trang xuống cằm rồi lại kéo lên

Thứ Tư, ngày 12/08/2020 08:08 AM
Sự kiện:
Cách phòng tránh Covid-19
 


Theo các chuyên gia, trong quá trình đeo khẩu trang, người dùng muốn ăn, uống hoặc làm bất cứ hoạt động gì mà phải tháo khẩu trang, hãy tháo bỏ khẩu trang hoàn toàn, không kéo khẩu trang xuống cằm.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc tuân thủ đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và khi đến cơ sở y tế là một trong 9 biện pháp phòng ngừa được Bộ Y tế khuyến cáo nhằm hạn chế sự lây lan của COVID -19.
[Image: 1597194370-01f8d9eda297f02445d4e31b42cbba63.jpg]
Nguồn: Bộ Y tế


Việc đeo khẩu trang được coi là cách bảo vệ chính mình và để giảm thiểu nguy cơ lây cho người khác nếu chẳng may mình bị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc có sử dụng khẩu trang nhưng chưa đúng cách.
[Image: 1597194370-aed26c218b67073fe922f53c886d75d8.jpg]
Nguồn: Bộ Y tế
Theo các chuyên gia y tế, đeo khẩu trang không đúng vừa gây lãng phí, không đem lại hiệu quả phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp (trong đó có COVID-19) vừa tiềm ẩn nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền bệnh. 
Trong đó, sai lầm nhiều người hay gặp nhất là khi đeo khẩu trang là không che hết phần mũi. Điều này khiến tác dụng của khẩu trang gần như không còn vì mũi hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi, nước bọt nhỏ li ti từ người khác phóng ra. 
[Image: 1597194370-8c51422bf1998ed97026b6c621f65f81.jpg]



Nguồn: Bộ Y tế
Mới đây, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc đeo khẩu trang. Theo đó, trong quá trình đeo khẩu trang, người dùng muốn ăn, uống hoặc làm bất cứ hoạt động gì mà phải tháo khẩu trang, hãy tháo bỏ khẩu trang hoàn toàn, không kéo khẩu trang xuống cằm. 
Bởi khu vực cổ dưới yết hầu có thể là vùng phơi nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh, nếu kéo khẩu trang xuống đó, phần bên trong khẩu trang sẽ bị nhiễm khuẩn. Do đó, khi kéo ngược khẩu trang lên, mũi và miệng sẽ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn và virus, hoàn toàn có nguy cơ nhiễm bệnh. 
[Image: 1597194370-97c12a2f61ae84c402505d608bd859ad.jpg]
Nguồn: Đại học Y dược TP HCM
Đeo khẩu trang đúng cách:

- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.

- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.

- Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.

- Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.

Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Thải bỏ khẩu trang:

- Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).

- Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.

- Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.

(Nguồn: Bộ Y tế



RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

Uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19?

Thứ Tư, ngày 14/07/2021 01:00 AM
Sự kiện:
Cách phòng tránh Covid-19
 


Các nhà khoa học tại một trường ĐH Mỹ nghiên cứu mối liên hệ giữa các loại thực phẩm với COVID-19 cho rằng thói quen uống cà phê thường xuyên có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Hãng tin Sputnik ngày 12-7 cho biết một nghiên cứu do các nhà khoa học tại ĐH Northwestern, bang Illinois (Mỹ) cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu do ngân hàng sinh học Anh - UK Biobank - thu thập được của gần 40.000 người, bao gồm cả thói quen dinh dưỡng của những người này, từ năm 2006 đến năm 2010.
Mục đích của cuộc nghiên cứu là nhằm xem xét liệu có mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ các loại thực phẩm và thức uống như cà phê, trà, thịt đã chế biến, thịt còn sống, trái cây, rau và các loại cá với khả năng lây nhiễm COVID-19 hay không.



[Image: 1626192294-bfd3a59dc3517203091fcea9d853f...ght454.jpg]


Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại ĐH Northwestern, Mỹ, cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Ảnh: SPUTNIK
Theo kết quả được công bố trên tạp chí Nutrients, "việc giữ thói quen tiêu thụ một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày sẽ có khả năng giảm khoảng 10% nguy cơ mắc COVID-19 so với những người uống ít hơn một tách trong một ngày”. 



Theo các nhà khoa học, kết quả này có thể được giải thích bằng các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm có trong cà phê, những thành phần có thể giảm bớt các hội chứng liên quan đến "mức độ nhiễm và tử vong do COVID-19".
Tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng tác động của cà phê đối với căn bệnh này cần được nghiên cứu thêm.
Ngoài ra, họ cũng nghiên cứu mối tương quan tương tự của COVID-19 với các thực phẩm khác, theo Sputnik.
Kết quả cho thấy việc tiêu thụ rau tươi hàng ngày cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19, trong khi các loại thịt chế biến (như xúc xích và giăm bông) cho thấy tác dụng ngược lại. Tuy nhiên, việc này không liên quan đến loại thịt mà là các chất phụ gia có hại bên trong thịt.
“Mặc dù những phát hiện này vẫn chưa được xác thực rộng rãi, song việc tuân theo một số chế độ ăn uống có thể là một công cụ bổ sung cho các biện pháp phòng ngừa COVID-19 hiện có để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh này” - các nhà khoa học tại ĐH Northwestern nhận định


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

5 loại thực phẩm tốt nhất trong việc làm giảm tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19

Thứ Ba, ngày 13/07/2021 01:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


Bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhức cánh tay, nhức đầu, sốt, đau nhức cơ thể, suy nhược và mệt mỏi, các tác dụng phụ này thường kéo dài tối đa trong 2-3 ngày.
Để giảm thiểu tác dụng phụ do vắc-xin gây ra, tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung một số thành phần dinh dưỡng và quan trọng vào trong chế độ ăn uống, điều này sẽ giúp bạn chống lại sự mệt mỏi hoặc đau nhức do vắc-xin gây ra. 
Dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt nhất có hiệu quả trong việc làm giảm các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.


Thực phẩm giàu nước
Chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao. Nếu bạn được cung cấp đủ nước sau khi tiêm chủng, nó sẽ giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể và tình trạng tinh thần. 

[Image: 1626075694-trai-cay-ho-cam-quytpdom_lumy...ght577.jpg]


Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như cam, quýt, ép bưởi,... sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Ảnh: NHẬT LINH
Nhận được nhiều dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, sẽ giúp bạn sảng khoái và bình tĩnh hơn. Hãy thử bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như cam, nước chanh, nước ép bưởi, dưa, dưa chuột, đào... vào trong chế độ ăn uống sau tiêm chủng của bạn.



Nghệ
Với đặc tính chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm, giảm đau và chống nấm, nghệ thúc đẩy đáng kể hệ thống miễn dịch. Curcuminoids (chủ yếu là curcumin) và tinh dầu (chủ yếu là monoterpenes) là những thành phần hoạt tính sinh học chính của nghệ và hoạt động như một chất điều trị cho sức khỏe cơ thể.
Gừng
Gừng là một loại gia vị chính không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm một số đặc tính chữa bệnh. 
Giàu axit amin và các enzym quan trọng, gừng làm giảm viêm một cách ấn tượng, đồng thời làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thêm nó vào trà buổi tối của mình để cảm thấy thư giãn. 
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C, carotenoids provitamin A, folate, mangan và quan trọng nhất là vitamin K. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất và bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Đây là cách bổ sung tốt nhất cho sức khỏe sau tiêm chủng, theo The Times of India


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

5 loại thực phẩm tốt nhất trong việc làm giảm tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19

Thứ Ba, ngày 13/07/2021 01:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


Bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhức cánh tay, nhức đầu, sốt, đau nhức cơ thể, suy nhược và mệt mỏi, các tác dụng phụ này thường kéo dài tối đa trong 2-3 ngày.
Để giảm thiểu tác dụng phụ do vắc-xin gây ra, tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung một số thành phần dinh dưỡng và quan trọng vào trong chế độ ăn uống, điều này sẽ giúp bạn chống lại sự mệt mỏi hoặc đau nhức do vắc-xin gây ra. 
Dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt nhất có hiệu quả trong việc làm giảm các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.


Thực phẩm giàu nước
Chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao. Nếu bạn được cung cấp đủ nước sau khi tiêm chủng, nó sẽ giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể và tình trạng tinh thần. 

[Image: 1626075694-trai-cay-ho-cam-quytpdom_lumy...ght577.jpg]


Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như cam, quýt, ép bưởi,... sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Ảnh: NHẬT LINH
Nhận được nhiều dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, sẽ giúp bạn sảng khoái và bình tĩnh hơn. Hãy thử bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như cam, nước chanh, nước ép bưởi, dưa, dưa chuột, đào... vào trong chế độ ăn uống sau tiêm chủng của bạn.



Nghệ
Với đặc tính chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm, giảm đau và chống nấm, nghệ thúc đẩy đáng kể hệ thống miễn dịch. Curcuminoids (chủ yếu là curcumin) và tinh dầu (chủ yếu là monoterpenes) là những thành phần hoạt tính sinh học chính của nghệ và hoạt động như một chất điều trị cho sức khỏe cơ thể.
Gừng
Gừng là một loại gia vị chính không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm một số đặc tính chữa bệnh. 
Giàu axit amin và các enzym quan trọng, gừng làm giảm viêm một cách ấn tượng, đồng thời làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thêm nó vào trà buổi tối của mình để cảm thấy thư giãn. 
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C, carotenoids provitamin A, folate, mangan và quan trọng nhất là vitamin K. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất và bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Đây là cách bổ sung tốt nhất cho sức khỏe sau tiêm chủng, theo The Times of India





.
Thực phẩm 'cực độc' và cực tốt sau tiêm vắc xin COVID-19, không phải ai cũng biết

V.THU (Theo tienphong.vn) |  15/07/2021 07:57
[Image: aa.png]


(QNO) - Sau khi tiêm vắc xin COVID- 19 có thể gặp một số tác dụng phụ như: nhức cánh tay, nhức đầu, sốt, đau mỏi cơ thể... Có nhiều loại thực phẩm sẽ giúp người tiêm giảm được triệu chứng của tác dụng phụ và một số thực phẩm sẽ 'rất độc' nếu bạn không biết để hạn chế sử dụng.

[Image: Image002-6631-157836.jpg]

Ảnh minh họa: Internet

[size=undefined]
Thực phẩm làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin COVID-19:
Thực phẩm giàu nước: Sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19 bạn hãy chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao. Khi cơ thể của bạn được bổ sung đủ nước nó sẽ giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể, giúp tinh thần của bạn trở nên thư thái, thoải mái hơn rất nhiều. Đồng thời, khi cơ thể bạn được bổ sung đủ nước sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn hãy thử bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa chuột, dứa, chanh leo... vào trong chế độ ăn uống sau tiêm.
Quả giàu vitamin C: Những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, quýt, ớt chuông… giúp tăng cường sức đề kháng của bạn, khiến cho bạn giảm hẳn cảm cúm, ốm, sốt... tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trước và sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19 bạn nên bổ sung các loại quả giàu vitamin C để bồi bổ sức khỏe.
Nghệ tươi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ nghệ tươi có đặc tính chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm, giảm đau và chống nấm, nghệ thúc đẩy đáng kể hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, trong thành phần nghệ tươi chứa nhều Curcuminoids và tinh dầu rất tốt cho sức khỏe con người sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19.
Gừng tươi: Trong y học cổ truyền gừng là một loại gia vị chính không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm một số đặc tính chữa bệnh. Đồng thời, gừng còn rất giàu axit amin và các enzym quan trọng, gừng làm giảm viêm một cách ấn tượng, đồng thời làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thêm nó vào trà buổi tối của mình để cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức, mệt mỏi, sốt sau khi tiêm phòng vắc xin COVID-19.
Rau lá xanh: Trong thành phần của các loại rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C, carotenoids provitamin A, folate, mangan và quan trọng nhất là vitamin K…. Đây đều là những chất dinh dưỡng sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất và bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Đây là cách bổ sung tốt nhất cho sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID -19.
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thực phẩm như:
Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,...
Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm
Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…
Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…
Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan; Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khướu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, các thức ăn giàu như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…
Lựa chọn và chế biến thực phẩm: thực phẩm phải tươi sống, không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như: ăn tái, ăn giỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống,…Thực hiện 10 lời khuyên vàng trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là vệ sinh giao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm. Các thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa và theo sở thích của từng người.
Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.
Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy theo cơ địa từng người, từng loại vắc xin sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.
Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.
Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.[/size]

 V.THU (THEO TIENPHONG.VN


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

5 loại quả ăn ban ngày là “thần dược”, ăn buổi tối là “độc"

Thứ Bảy, ngày 10/07/2021 20:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
 

Trái cây tốt cho sức khoẻ tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng nên ăn vào buổi tối. Dưới đây là 5 loại quả không nên ăn vào buổi tối.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Quả sầu riêng
Các  nghiên cứu chỉ ra, không chỉ là loại quả bổ dưỡng, sầu riêng còn được xem là phương thuốc chữa ho và bệnh ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì sẽ gây nóng trong người, dễ sinh mụn nhọn.
Với hàm lượng đường cao, người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết cao, tim mạch không tốt, loét đường ruột nên hạn chế ăn sầu riêng vào buổi tối vì dễ gặp biến chứng. Bởi vậy nên ăn giảm cơm sau đó mới ăn sầu riêng để tránh tình trạng hấp thu năng lượng quá mức.
Quả cam, chanh
Acid citric mà thường được tìm thấy trong chanh và cam. Đây cũng là hai loại trái cây tốt nhất cho bữa ăn sáng của bạn. Các loại trái cây có chứa axit sẽ giúp đỡ cơ thể bạn trong hoạt động cơ thể và quá trình trao đổi chất.


Mặc dù có thực phẩm cho bữa ăn sáng citric có hại cho những người có vấn đề liên quan đến dạ dày nhưng các loại trái cây thuộc họ cam chanh cũng có hàm lượng nước cao, giúp tái hydrate cơ thể và cải thiện năng lượng làm việc của chúng ta.
Quả măng cụt
Được xem là một loại quả rất giàu dinh dưỡng, với các vitamin như B1, C, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt… Măng cụt còn có chứa hỗn hợp kháng thể Xanthones thiên nhiên có khả năng diệt khuẩn.
Do vậy nên bổ sung măng cụt vào thực đơn ăn tráng miệng hoặc ăn vặt vào ban ngày, nhưng tránh xa loại quả ngon này vào buổi tối vì nó có thể khiến giấc ngủ chập chờn. Hơn nữa, chất xanthone trong măng cụt có thể phát huy tác dụng và gây ngộ độc. Bởi vậy chỉ nên ăn loại quả này vào ban ngày.

[Image: 1625908062-mang-cut-width960height502.jpeg]


Chất xanthone trong măng cụt có thể phát huy tác dụng và gây ngộ độc. Bởi vậy chỉ nên ăn loại quả này vào ban ngày (Ảnh  minh  hoạ)
Quả xoài
Một miếng xoài trung bình chứa 100calo, 1g protein, 0,5g chất béo, 25g carbohydrate, 23g đường và 3g chất xơ. Khẩu phần này đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về vitamin C, 35% vitamin A, 20% folate, 10% vitamin B6, 8% vitamin K và kali của cơ thể.
Bên cạnh đó, một số chất dinh dưỡng như beta-carotene có trong xoài còn giúp ngăn ngừa bệnh suyễn, ung thư tuyến tiền liệt và kết trực tràng.
Do có chỉ số đường cao, không nên ăn nhiều xoài về đêm, đặc biệt là với người mắc tiểu đường.
[Image: 5-loai-qua-an-ban-ngay-la-than-duoc-an-b...ht558.jpeg]
Quả  thanh long
Thanh long là loại quả đặc sản quen thuộc với người Việt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Không chỉ vậy, nó còn được xem là loại trái cây giúp phòng ngừa táo bón và giảm béo hiệu quả.
Cũng là loại trái cây chứa nhiều đường vì vậy không nên ăn nhiều vào buổi tối. Đặc biệt, những người bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy, tiểu đường nên tránh xa loại quả này sau bữa tối


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

Loại quả thơm ngon giá lại rẻ đã vào mùa, chuyên gia khuyên nên ăn vì nhiều tác dụng tuyệt vời

Thứ Năm, ngày 08/04/2021 16:00 PM
Sự kiện:
Món ăn bài thuốc
 


Dứa đã vào mùa, dứa chín có màu vàng, đẹp mắt và hương thơm có những lợi ích sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Theo lương y Vũ Quốc Trung, quả dứa có vị chua, tính bình, có những tác dụng như sau:
Thanh nhiệt, giải độc
Dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước ép lá dứa và quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc.
Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Dứa 1 quả gọt sạch mắt, khoét một lỗ nhỏ để cho khoảng 0,3g đường phèn rồi đem ninh nhừ trong 3 tiếng. Sau đó bắc ra, ăn cả nước lẫn cái. Dùng liên tục mỗi ngày 1 quả trong vòng 7 ngày là xong một liệu trình thì dừng lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc: Dứa 1 quả đem nướng cháy, sau đó trộn với trứng gà, đánh nhuyễn và uống. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày.



[Image: Loai-qua-vua-thom-vua-ngon-vao-mua-chuye...ght359.jpg]


Đau gan, viêm gan
Vỏ quả dứa 50g, cây chó đẻ răng cưa 20g, gan lợn 100g, tất cả đem thái nhỏ rồi sắc với 400ml còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.



Giảm cân
Có thể thực hiện giảm cân bằng nước ép dứa rất tốt. Tuy nhiên, mọi người cũng lưu ý không lạm dụng vì có thể gây hại cho rang. Uống nhiều vào lúc đói có thể đau dạ dày.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Dứa giàu chất xơ, giúp phân hủy protein tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn và cơ thể phục hồi sức lực nhanh hơn.
Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, không nên ăn nhiều dứa vì trong dứa có chứa enzyme và terpenoid, hai thành phần này sẽ phân hủy protein, kích thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi bị rát và tê.
Để giảm cảm giác khó chịu này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.
Tuy nhiên, nồng độ nước muối để ngâm dứa không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong dứa. Ngoài ra, những người mắc bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông máu thì không nên ăn dứa


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

Loại củ này đã vào mùa, hãy tận dụng triệt để vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Thứ Hai, ngày 29/03/2021 01:00 AM
Sự kiện:
Món ăn bài thuốc
 


Đây là loại củ quen thuộc, rất vitamin và dưỡng chất có lợi, cà rốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện thị lực.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Theo BS. Hương Liên, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cà rốt là một loại rau rất quý, có nhiều công dụng chữa bệnh.

[Image: Loai-cu-nay-da-vao-mua-hay-tan-dung-trie...ght367.jpg]


Chữa thiếu máu
Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu. Đối với những bệnh nhân đau gan, cà rốt là một vị thuốc tốt của gan mật.
Làm da hồng hào và mịn màng
Vitamin A trong cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp. Nếu thiếu hụt vitamin A, da và tóc sẽ bị khô quá mức. Cà rốt cũng giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.
Giảm cholesterol
Cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.


Chữa tiêu chảy
Nước nấu cà rốt là một vị thuốc chữa tiêu chảy trẻ em công hiệu đã được y học xác nhận.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ và vừa của trẻ nhỏ, dùng cà rốt có tác dụng:
Hấp thụ vi khuẩn và làm chậm nhu động ruột: trong cà rốt có các chất ở dạng keo đặc biệt có tính chất hút thấm như pectin–xenluloza nở to ra sẽ hút các vi khuẩn coli và chui vào các nếp nhăn ở ruột, đẩy đi các ổ vi khuẩn, thức ăn ứ đọng ở đấy, do đó làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, làm nhu động ruột trở lại bình thường.



Chống nhiễm khuẩn
Chống nhiễm khuẩn và cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể: trong cà rốt có nhiều caroten có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn. Glucid, protid trong cà rốt góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng của trẻ trong những ngày bị bệnh, ăn uống giảm sút.
Cách nấu súp cà rốt: Lấy 0,5kg cà rốt, rửa thật sạch sau khi cạo vỏ, thái nhỏ, hầm với một lít nước. Khi cà rốt nhừ đem nghiền thật nhuyễn rồi cho thêm nước cho đủ một lít, thêm một ít muối (khoảng 3g), đun sôi lại cho trẻ uống. Cho trẻ uống ngày 5 – 6 lần, mỗi lần 100 -150ml. Những ngày sau nên pha thêm nước cháo, sữa vào nước súp cà rốt cho trẻ ăn để đảm bảo năng lượng. Theo dõi 1 -2 ngày, nếu trẻ bớt tiêu chảy không cần dùng kháng sinh. Súp có vị ngọt, trẻ dễ uống.
Lưu ý: Khi dùng cà rốt nên chọn những củ còn non, màu đỏ da cam tươi, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài.
Không nên ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.
Liều lượng nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của hoa đào

Chủ Nhật, ngày 14/02/2021 08:00 AM
Sự kiện:
Món ăn bài thuốc
 


Loại hoa đặc trưng cho ngày Tết (hoa đào) được coi là một dược phẩm và mỹ phẩm và có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc đi vào các kinh Tâm, Can và Vị. Có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh.
Theo BS, Hoàng Thuần, trong Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn. Cách dùng: sắc uống hoặc tán bột 4 - 8g. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp.
[Image: Cong-dung-chua-benh-cua-hoa-dao-hoa-dao-...ght675.jpg]
Chữa táo bón
Bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.
Đau eo lưng
Hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.





Sỏi thận
Hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Liệt dương
Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Hòa trộn với nhau 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.
Bế kinh
Hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.
Lưu ý: Không dùng cho người có thai


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18


Nấu thứ nước từ lá cây gia vị này, uống đã ngon bổ, lại có tác dụng đẹp da, giữ dáng

Thứ Bảy, ngày 07/11/2020 16:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


Nước lá tía tô vừa có tác dụng giải khát lại còn có tác dụng đẹp da, duy trì sức khỏe...
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Trên diễn đàn ẩm thực, chị Xuân Kiều đã hướng dẫn chị em công thức nấu nước uống từ lá tía tô tím. Theo chị Xuân Kiều, nước lá tía tô ngoài tác dụng giải khát còn có thể làm đẹp da, tẩy sạch tế bào chết, giúp da trắng tự nhiên...

[Image: 1604710495-12324088434195841981307802701...859477.jpg]

Nguyên liệu:  Lá tía tô tím 300~400g; Nước 2 lít; Đường 500~1kg(tuỳ thích độ ngọt); nước cốt chanh.
Cách làm: 
[Image: 1604710495-12377025934195843914640947407...785407.jpg]
Lá tía tô tím cắt lấy lá, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.
[Image: 1604710495-12384969634195840914641248950...456535.jpg]
Đặt nồi lên bếp cho 2 lít nước vào nấu sôi, cho lá tía tô vào trộn đều cho ra màu nấu khoảng 3~5phút cho lá ra hết màu chỉ còn lại lá màu xanh thì vớt lá tía tô ra. Cho vào cái rây, để nguội rồi chắt lấy nước.


[Image: 1604710495-12387547034195843147974351959...108794.jpg]



Cho 500g đường phèn vào nồi nước tía tô, nấu với lửa nhỏ khuấy đều cho đường tan hết. Nếu không có đường phèn thì thay thế bằng đường cát trắng.
Nấu cho nước sôi nhẹ lên khoảng 3 phút thì tắt bếp.
[Image: 1604710496-12378565434195842914641046913...720620.jpg]
Cho tiếp 20ml nước cốt chanh vào nồi nước tía tô. Khuấy đều nước sẽ chuyển màu rất đẹp. 
Lá tía tô sau khi vớt ra để nguội vắt lấy hết nước. Xác lá tía tô có thể dùng đắp mặt nạ làm đa trắng hồng tự nhiên, tẩy tế bào chết.
[Image: 1604710496-12381833334195840814641253410...735353.jpg]
Nước nấu xong có màu rất đẹp, để nước thật nguội, khi uống cho thêm vài cục đá
Có một cách khác là pha nước lá tía tô với nước có ga uống cũng rất ngon. 
[Image: 1604710496-12402615034195838914641442582...045572.jpg]
Phần nước tía tô còn lại cho vào chai đậy kín nắp bảo quản trong tủ lạnh uống dần


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

"Thần dược" giảm cân, đẹp da, chữa gout hiệu quả từ lá tía tô

Thứ Tư, ngày 27/11/2019 08:02 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 

Lá tía tô là một vị thuốc trong Đông y giúp giảm đau, chữa ho, trị cảm lạnh, đau bụng, đau dạ dày, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, chữa bệnh gout, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

[Image: 1574815990-fe9ed3ef710f8855fb5183c335add397.jpg]
Ảnh minh họa: Internet
Tía tô
là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, cho biết trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.


Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
[Image: 1574815990-c555507f20ad3358b1f7f916266ea7d6.jpg]
Giảm tình trạng đau dạ dày
Trong thành phần dinh dưỡng của lá tía tô có tác dụng làm giảm đi sự khó chịu của dạ dày và ở ruột. Lá tía tô mà có thể giúp cải thiện được tình trạng đầy hơi, bụng sôi và đầy bụng rất hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Khi bạn thường xuyên sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim như bệnh mạch vành. Ngoài ra, trong thành phần lá tía tô còn giúp cho bạn giảm cảm, tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả.
Lá tía tô chống viêm
Khi bạn thường xuyên dùng lá tía tô sẽ giúp cho việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng vô cùng hiệu quả. Trong thành phần dinh dưỡng của lá tía tô có chứa chất giúp ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da gây dị ứng cho bạn.
[Image: 1574815991-eb95733b43a920efc9c038ad80ce106b.jpg]
Lá tía tô tốt cho bà bầu
Trong thành phần dinh dưỡng của lá tía tô cực kỳ hữu ích đối với bà bầu trong việc điều trị các chứng bệnh như làm giảm đi tình trạng sưng phù ở chân, giảm đi cảm giác ốm nghén cho mẹ bầu vô cùng hiệu quả.
"Đánh bay" mẩn ngứa, mề đay
Một trong những công dụng của lá tía tô với da cực kỳ hiệu quả. Chính là chữa chứng mề đay, mẩn ngứa. Khi bạn tiếp xúc với côn trùng, nước, không khí. Hay dị ứng với thức ăn, cơ thể sẽ nổi những vết đỏ. Điều đó khiến bạn có cảm giác ngứa rất khó chịu.
Chữa bệnh gout
Đây là tác dụng tuyệt vời của loại cây này mà không thể phủ nhận được. Không những trị khỏi bệnh gout. Mà việc dùng lá này cho mỗi bữa ăn giúp đề phòng bệnh tái phát. Bạn nên ăn ngay lá tía tô mỗi khi xuất hiện cơn đau, bị sưng. Đồng thời uống nước từ lá này mỗi ngày. Khiến cơn đau giảm nhanh chóng.
[Image: 1574815991-ae8b7dfc3bebd0a1637cdd40dbcc4819.jpg]
Giảm cân, làm đẹp da
Uống nước lá tía tô mỗi ngày bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin - nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.


RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18

90% mọi người ăn xoài đều bỏ đi bộ phận quý hơn "thần dược" này

Thứ Bảy, ngày 02/11/2019 01:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


Xoài không chỉ là loại trái cây ngon, bổ dưỡng mà phần hạt của nó cũng là một vị thuốc quý cho sức khỏe.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Các chuyên gia dinh dưỡng thường gọi xoài là “vua của các loại trái cây” vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại.
Nhưng rất ít người biết, hạt xoài cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chúng thường bị vứt đi một cách lãng phí.
Hạt xoài có màu trắng kem, bề mặt nhiều xơ và có lông. Hạt giống bao gồm một lớp vỏ chắc chắn bao quanh phần nhân. Nhân hạt xoài chứa dầu, protein, chất xơ, carbohydrate, phốt pho, magiê, natri và canxi. Chúng cũng có một số hoạt chất sinh học, phenolic, axit béo không bão hòa và các hợp chất chống oxy hóa. Phần nhân hạt xoài mang lại những tác dụng tuyệt vời sau:


[Image: 1-1572592599-188-width600height450.jpg]
1. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất ethanol của hạt xoài có tác dụng chống đái tháo đường hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Tiêu thụ chiết xuất hạt xoài có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường và cho những người có nguy cơ mắc bệnh này.
2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm Ấn Độ, hạt xoài có tác dụng hữu hiệu trong việc ổn định mức cholesterol. Có được điều này là do hoạt động chống oxy hóa polyphenol cao trong hạt xoài.
3. Chống viêm



Theo Tạp chí Khoa học và Nghiên cứu Dược phẩm Quốc tế, các hợp chất phenolic trong hạt xoài chịu trách nhiệm cho hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của chúng. Những đặc tính chống viêm này giúp giảm viêm liên quan đến bệnh gút, hệ tiêu hóa và các bệnh mãn tính khác.
4. Giúp giảm cân
Trong một nghiên cứu khác, chiết xuất hạt xoài cải thiện khả năng dung nạp glucose và lipid, hỗ trợ giảm béo phì. Việc uống chiết xuất hạt xoài có thể giúp những người thừa cân hoặc béo phì giảm cân và giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.
5. Giảm nguy cơ tiêu chảy
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hạt xoài đã được chứng minh có đặc tính chống tiêu chảy. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dân tộc học Ấn Độ, chiết xuất hạt xoài có các đặc tính làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus aureus.
6. Ngăn ngừa ung thư
Hạt xoài có chất chống oxy hóa, chất phytochemical và axit gallic. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng chống đông của chiết xuất ethanol có trong hạt xoài đối với tế bào ung thư và kết quả rất khả quan trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
7. Chăm sóc sức khỏe làn da
Với mật độ chất chống oxy hóa cao, hạt xoài có tác dụng chăm sóc da, làm chậm quá trình lão hóa, giảm sẹo mụn, đốm đồi mồi và nếp nhăn, đặc biệt là khi sử dụng ở dạng bột.
8. Giữ cho tóc khỏe
Một trong những lợi ích sức khỏe của hạt xoài là nó có thể thúc đẩy quá trình mọc tóc, giảm gàu và có thể làm chậm bạc tóc. Bơ hạt xoài được sử dụng để tăng cường chất tóc và ngăn rụng tóc