Bác sĩ giải mã 8 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19 - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html) +--- Thread: Bác sĩ giải mã 8 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19 (/thread-20540.html) |
Bác sĩ giải mã 8 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19 - Xí Xọn - 2020-12-19 Tiêm Chủng Ngừa COVID-19 Sẽ Là Chương Trình Chủng Ngừa Lớn Nhất Trong Lịch Sử
Translated from The Economist article The covid-19 vaccination programme will be the biggest in history
Chế tạo ra vaccine đã khó, nhưng việc phân phát nó cũng sẽ gian nan không kém.
Natasha Loder, ngày 16 tháng 11, 2020
Vào đầu năm 2020, khi đại dịch coronavirus đang hoành hành xuyên lục địa, phần lớn mọi người đã nghĩ không chắc gì vaccine sẽ sớm được tung ra. Và khi công tác chế tạo vaccine được triển khai, đã có biết bao lời khuyến cáo về những thử thách đang chờ đón. Đó là lý do vì sao mà tiến tới năm 2021, việc một hoặc nhiều chủng vaccine khả thi có khả năng sẽ sớm được đưa vào sử dụng là một điều phi thường. Việc tuyên bố này được đưa ra với đầy quả quyết phản ánh sự đa dạng cũng như số lượng cách tiếp cận vấn đề về vaccine đã được áp dụng .
Các nhà khoa học đã phát triển nhiều cách thức khác nhau để chế tạo ra vaccine. Cách xưa nhất đó là vô hiệu hóa chủng virus, trong trường hợp này là SARS-CoV-2, bằng cách nào đó để khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ không thể gây bệnh. Việc này được thực hiện bằng cách làm cho virus suy yếu hoặc bị giết chết hoàn toàn. Codagenix, một công ty công nghệ sinh học mới thành lập, đang chế tạo một loại vaccine “sống giảm độc lực” bằng cách này. Chủng virus vẫn còn sống, nhưng khả năng nhân bản của nó đã bị hạn chế. Hai nỗ lực chế tạo từ Trung Quốc - một là từ Sinovac and hai là của Sinopharm- đang sử dụng phiên bản phi hoạt tính của chủng SARS-CoV-2 này. Thời gian gần đây, công nghệ di truyền đã đa dạng hóa các loại vaccine khả thi. Một kỹ thuật thường dùng theo kiểu “sói đột lốt cừu" là lấy một chủng virus vô hại khác và dùng nó như một dạng hệ thống vận chuyển để đem vào chủ thể một phần quan trọng của chủng virus SARS-CoV-2. Cách làm này là cách hoạt động của một trong những loại vaccine hàng đầu, được chế tạo bởi AstraZeneca, người “khổng lồ” trong ngành dược phẩm. Dựa trên một chủng adenovirus của tinh tinh, “virus" này lan truyền vào các tế bào và hướng dẫn chúng tạo ra loại protein đặc chủng (spike protein) của SARS-CoV-2, từ đó tạo cơ hội cho hệ miễn dịch nhận biết chủng virus thật. Trên tất cả, điều gây hứng thú nhất vẫn là loại vaccine nucleic-acid, khi một vật chất di truyền (gene) mã hóa cho một phần của virus được đưa trực tiếp vào cơ thể. Sau đó, phần của virus đó sẽ được tái tạo bên trong cơ thể từ mã di truyền đã được cung cấp, nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch. Hai nhà chế tạo vaccine hàng đầu, Pfizer và Moderna, đang theo đuổi cách thức mới lạ này với kết quả khả quan. Nó sẽ cho phép việc sản xuất vaccine trên diện rộng diễn ra dễ dàng hơn so với những loại vaccine khác. Ông Stanley Plotkin từ trường đại học Pennsylvania, người đã chế tạo ra vaccine ngừa bệnh sởi, nói rằng những gì ông thấy đến thời điểm này về vaccine Covid-19 gợi ý rằng, loại vaccine nào tạo ra được phản ứng miễn dịch với spike protein sẽ có khả năng bảo vệ người tiếp xúc với covid-19 khỏi bị mắc bệnh, ít nhất trong thời gian ngắn. Dẫu vậy, điều khúc mắc vẫn là, liệu những vaccine này có thể ngăn người mang mầm bệnh trong cơ thể lây lan qua cho những người khác. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin có thể xảy ra vào cuối năm 2020 nhưng nguồn cung sẽ cực kỳ hạn chế. Trong quý đầu tiên của năm 2021, các nhà sản xuất vắc xin sẽ có thêm dữ liệu cho phép các cơ quan quản lý mở rộng việc sử dụng các loại vắc xin mới này. Cầu vẫn sẽ vượt xa nguồn cung - đây sẽ là một vấn đề sẽ tiếp diễn trong suốt năm 2021. Năm tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc tranh luận chính trị và tranh luận công khai đầy khó khăn về cách ưu tiên sử dụng nguồn cung này. Mặc dù có những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc với việc dùng vaccine, nhưng một trong những đặc điểm đáng ngạc nhiên của năm 2021 là sẽ có nhiều quốc gia tìm ra cách hợp tác tốt để sản xuất và phân phối chúng. Sáng kiến COVAX, với hơn 180 quốc gia đã tham gia, hy vọng sẽ giúp tránh những tình huống rắc rối và phản tác dụng vào năm 2020 khi các quốc gia cố gắng trả giá cao hơn nhau về nguồn cung cấp hạn chế cho PPE và máy thở. Kế hoạch này cho phép các nước giàu trợ cấp vắc xin cho các nước nghèo hơn, với mục tiêu ban đầu là tiêm chủng cho 3% dân số ở tất cả các nước thành viên, bắt đầu từ các nhân viên y tế tuyến đầu. Hy vọng rằng phạm vi bảo hiểm có thể được mở rộng lên 20% vào cuối năm nay, tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Một số quốc gia có với khả năng cao được cung cấp quá lượng vaccine, chẳng hạn như Mỹ và Anh, sẽ cố gắng tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt trước mùa đông năm 2021. Điều đó sẽ đặt ra câu hỏi về đạo đức, vì hầu hết các quốc gia sẽ cần hành động có chiến lược hơn. Đại dịch có thể được kiểm soát mà không cần tiêm chủng cho tất cả mọi người. UNESCO, cơ quan chính của Liên hợp quốc trong việc tổ chức phân phối vaccine toàn cầu, cho biết việc tiêm chủng phổ cập sẽ không xảy ra trong “những năm đầu” dịch bệnh bùng phát. Nada Sanders, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Northeastern, cho biết việc có mặt của vaccine sẽ không đồng nghĩa và kéo theo việc tiêm chủng ngay lập tức, vì còn rất nhiều thứ khác cần được sắp xếp. Vẫn còn những lo ngại về khả năng cung cấp những thiết bị khác, từ thủy tinh y tế đến kim tiêm. Bà nói rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế và lên kế hoạch ở quy mô toàn cầu và bà cũng bày tỏ lo lắng rằng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Các nhà phân tích tại ngân hàng ubs cảnh báo rằng “đổ đầy và hoàn tất”, quá trình mà vaccine được cho vào lọ và đóng gói để phân phối, là một trong những nút thắt quan trọng nhất, tiếp sau là quá trình vận chuyển. Tất cả những vấn đề này sẽ là bài toán để các nhà chức trách đưa ra giải pháp cho năm 2021. Và có một vấn đề phức tạp cuối cùng. Những vaccine đầu tiên đến tay khách hàng cần được giữ lạnh trong quá trình phân phối. Hiện tại, ít nhất 25% vaccine đang trong tình trạng xuống cấp do các vấn đề với dây chuyền lạnh. Một điều rõ ràng là vaccine sẽ đến, nhưng chúng sẽ được phân phối không đồng đều giữa các quốc gia và ngay cả trong chính nội bộ các quốc gia đó, đơn giản vì quy mô của vấn đề phân phối quá lớn. Trong năm tới, nhiều người sẽ phải đau đầu để hiểu tại sao những người thân yêu của họ lại mất vì một căn bệnh đã có vaccine. Vào năm 2020, nhờ những nỗ lực mang tính anh hùng, chúng ta đã tạo ra vaccine trong vài tháng thay vì nhiều năm. Vào năm 2021, sẽ cần những nỗ lực anh dũng hơn nữa để đưa những vắc xin này từ phòng thí nghiệm đến phòng khám. Người dịch: Kiều Giang, Linh Pham Biên tập: Phố The Interpreter
RE: Tiêm Chủng Ngừa COVID-19 Sẽ Là Chương Trình Chủng Ngừa Lớn Nhất Trong Lịch Sử - Xí Xọn - 2021-01-04 Chủng virus corona mới từ UK: những điều cần biết
Translated from CNN’ s article What we know -- and what we don't -- about the UK coronavirus variant
Nước Anh đã xác định được một chủng coronavirus mới có thể có khả năng lây lan cao. Chủng này có liên quan đến số ca lây nhiễm tăng đột biến ở Anh gần đây.
Zamira Rahim, ngày 21 tháng 12, 2020
Nước Anh đã xác định được một chủng coronavirus mới có thể có khả năng lây lan cao. Chủng này có liên quan đến số ca lây nhiễm tăng đột biến ở Anh gần đây. Nó được đặt tên VUI-202012/01, biến thể đang được điều tra đầu tiên tại Anh vào tháng 12 năm 2020. Trong khi các nhà nghiên cứu đang tìm thêm thông tin về biến thể này, chúng ta đã cảm nhận được ảnh hưởng của nó. Rất nhiều nước đã áp lệnh hạn chế đi lại lên UK. Bộ trưởng Y Tế Anh Matt Hancock nói rằng chủng này đang “ngoài tầm kiểm soát” và Thủ tướng Boris Johnson cho biết chính phủ đang cố gắng kiểm soát vấn đề. Chúng ta cần biết gì về chủng virus mới? Biến thể là gì và tại sao các quan chức lại quan tâm đến nó? Theo CDC- Hoa Kỳ, một biến thể (chủng đột biến) xảy ra khi cấu trúc gene của virus thay đổi. Tất cả các virus đều biến đổi theo thời gian và việc tạo ra các biến thể mới là bình thường. Giống như các biến thể hoặc chủng mới khác của Covid-19, chủng này mang dấu vết di truyền giúp dễ dàng theo dõi và nó trở thành một chủng phổ biến hiện nay. Điều đó không có nghĩa là đột biến đã làm cho nó lây lan dễ dàng hơn, cũng không có nghĩa là nó sẽ nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, nhóm tư vấn về các mối đe dọa của virus đường hô hấp mới và mới nổi của chính phủ Anh New and Emerging Respiratory Virus Threats Advisory Group cho biết rằng biến thể mới này có "khả năng lây truyền tăng đáng kể so với các biến thể khác," dù điều này không chắc 100%. Chris Whitty, giám đốc y tế của Anh, cho biết biến thể đặc biệt này "chứa 23 thay đổi khác nhau," mà ông mô tả là một số lượng lớn bất thường. Whitty cho biết biến thể này là nguyên nhân gây ra 60% ca nhiễm mới ở London, con số này đã tăng gần gấp đôi chỉ trong tuần trước. Phát hiện đó có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát virus. Nhiều trường hợp hơn có thể làm cho các bệnh viện và nhân viên chăm sóc sức khỏe căng thẳng hơn, và cuối cùng dẫn đến nhiều ca tử vong hơn. Tổ chức Y tế Công cộng Anh (Public Health England_ PHE) đã nói rằng một đột biến đã xảy ra trên protein spike của Covid-19, là phần của virus kết nối vào tế bào vật chủ tạo điều kiện cho virus xâm nhập tế bào đó. Đột biến này có thể làm tăng khả năng lây truyền của virus và đang được nghiên cứu thêm. Biến thể bắt nguồn từ đâu và nó được lưu giữ như thế nào? Theo WHO, biến thể mới của Covid-19 có nguồn gốc từ đông nam nước Anh. PHE cho biết biến thể này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào tháng 9. Sau đó, nó lưu hành ở mức rất thấp cho đến giữa tháng 11. "Sự gia tăng các trường hợp liên quan đến biến thể mới lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào cuối tháng 11 khi PHE đang điều tra lý do tại sao tỷ lệ lây nhiễm ở Kent [phía đông nam nước Anh] không giảm bất chấp các lệnh hạn chế trên toàn quốc. Sau đó, chúng tôi phát hiện ra một cụm lây nhiễm _cluster có liên quan đến biến thể này đang lan nhanh vào London và Essex, ”PHE nói. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng biến thể mới này có thể đã được khuếch đại vì một sự kiện siêu lây nhiễm, có nghĩa là sự gia tăng đột biến hiện nay trong các trường hợp cũng có thể là do hành vi của con người. Những quốc gia nào bị ảnh hưởng? Biến thể đã lan rộng trên toàn cầu. Cũng như Vương quốc Anh, biến thể này cũng đã được phát hiện ở Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan và Úc, theo WHO. Úc đã xác định được hai trường hợp mắc bệnh trong một khu vực cách ly ở Sydney và Ý cũng đã xác định được một bệnh nhân bị nhiễm loại bệnh này. Một biến thể tương tự nhưng riêng biệt cũng đã được xác định ở Nam Phi, nơi các nhà khoa học cho biết nó đang lây lan nhanh chóng dọc theo các khu vực ven biển của đất nước. Biến thể mới có nguy hiểm hơn không? Không có bằng chứng nào cho thấy biến thể mới gây tử vong nhiều hơn cho đến thời điểm hiện tại. Không thấy bất kỳ sự gia tăng độc lực nào (mức độ nghiêm trọng về mặt lâm sàng) hoặc bất kỳ thay đổi tổng thể nào trong [đột biến protein] sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine - cho đến nay. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng đối với một số loại virus, việc tăng khả năng lây truyền có thể đi kèm với việc giảm độc lực và giảm tỷ lệ tử vong. Điều này có thể có nghĩa là biến thể này ít gây chết người hơn, mặc dù hiện tại còn quá sớm để nói. "Trong quá trình truyền nhiễm qua vật khác, những loại biến thể nào cho phép virus thành công lây lan nhanh sẽ được chọn lọc, điều này làm thay đổi đặc tính của virus theo thời gian. Điều này thường dẫn đến khả năng lây truyền nhiều hơn và ít độc lực hơn" theo Martin Hibberd, giáo sư về bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London, cho biết với SMC. Liệu vaccine đã phát triển có hoạt động chống lại biến thể này không? Whitty cho biết vaccine hiện tại vẫn có khả năng hoạt động chống lại biến thể mới. Phát biểu của ông đã được người đứng đầu Chiến dịch Warp Speed nhắc lại ở Mỹ. Moncef Slaoui nói với CNN hôm Chủ nhật: “Cho đến nay, tôi không nghĩ rằng có một biến thể nào có thể kháng lại vaccine này. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng đó, nhưng nó không xảy ra bây giờ." Anh, Mỹ và EU đã ủy quyền cho vaccine Pfizer / BioNTech Covid-19 và một số vaccine khác đang được phát triển. Những biện pháp nào đang được thực hiện để ngăn chặn biến thể? Giám đốc y tế của Anh đã kêu gọi mọi người ở Anh thực hiện các bước để giảm sự lây lan của virus. "Với sự phát hiện mới nhất này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là công chúng phải tiếp tục hành động để giảm sự lây truyền trong khu vực của họ", Whitty nói hôm thứ Bảy. Những vùng đất rộng lớn ở Anh, bao gồm cả London và phía đông nam, hiện đang chịu các lệnh hạn chế nghiêm ngặt ở Cấp 4, đây chỉ là sự gián đoạn mới nhất đối với một kỳ nghỉ Giáng sinh bị che phủ bởi đại dịch. Hàng chục quốc gia trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ cũng đã ban bố lệnh cấm du lịch đối với Vương quốc Anh. Những nước khác, chẳng hạn như Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã áp đặt các hạn chế yêu cầu khách du lịch đến từ Anh phải trải qua các xét nghiệm hoặc kiểm dịch coronavirus. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci, nói với CNN hôm thứ Hai rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên không nên áp lệnh hạn chế thêm nữa đối với du lịch Vương quốc Anh. Fauci nói rằng Mỹ “chắc chắn phải để mắt đến nó”, nhưng “chúng tôi không muốn phản ứng thái quá”. Mỹ đã duy trì lệnh cấm đi lại từ Vương quốc Anh, Ireland và khu vực Schengen của châu Âu cũng như một số quốc gia khác kể từ tháng Ba. The Interpreter RE: Chủng virus corona mới từ UK: những điều cần biết - Xí Xọn - 2021-02-16 Bác sĩ giải mã 8 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19
Translated from CNN's article 8 myths about the Covid-19 vaccine -- Dr. Wen explains
Theo dữ liệu từ Johns Hopkins University, Mỹ đã chạm ngưỡng kỷ lục 400,000 ca tử vong do coronavirus đầu tuần trước, trên tổng số hơn 2.1 triệu ca toàn cầu được ghi nhận hiện tại. By Faye Chiu, on 25-01-2021, 22:30:00 Một nhân viên đang được tiêm vaccine Moderna phòng Covid-19 tại Ararat Nursing Facility, Los Angeles hôm 7 tháng Một.
(CNN) Theo dữ liệu từ Johns Hopkins University, Mỹ đã chạm ngưỡng kỷ lục 400,000 ca tử vong do coronavirus đầu tuần trước, trên tổng số hơn 2.1 triệu ca toàn cầu được ghi nhận hiện tại. Đồng thời đang xuất hiện các biến chủng mới với những đột biến có thể khiến Covid-19 dễ dàng lây lan và thậm chí có thể tăng tỷ lệ tử vong. Tuy vậy, cũng có tin vui với việc hai vaccine được cấp phép sử dụng khẩn cấp bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho đến nay đều an toàn và rất hiệu quả. Theo kết quả khảo sát của CNN được công bố hồi 21 tháng Một, hai phần ba người Mỹ (66%) trả lời họ sẽ cố gắng đi tiêm phòng và hiện tại cầu đang vượt quá cung, trong khi đó có khoảng 30% nói rằng mình sẽ không làm vậy. Với những người vẫn còn đang băn khoăn về vaccine, đâu là những quan niệm sai lầm phổ biến, và làm thế nào để mỗi người chúng ta có thể làm sáng tỏ những ngộ nhận này? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chuyên gia phân tích Y tế của CNN - Tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu, giáo sư thỉnh giảng tại George Washington University Milken Institute School of Public Health, về cách mọi người có thể hiểu rõ, giảm bớt lo ngại và chia sẻ thông tin chính xác về vaccine Covid-19. CNN: Vì sao việc mọi người nhận thức được những quan niệm sai lầm về vaccine phòng coronavirus lại quan trọng? Bác sĩ Wen: Một trong những quy tắc quan trọng của y tế cộng đồng là người truyền tải thông điệp thường quan trọng hơn chính thông điệp đó. Bạn có thể được một ai đó tin tưởng. Đó có thể là bố mẹ, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Tiêm chủng là hy vọng tốt nhất để kết thúc đại dịch, và chúng ta cần thuyết phục mọi người làm điều đó. Một quy tắc khác của y tế cộng đồng là bắt trúng “tâm bệnh.” Có thể coi đó là tìm hiểu lý do tại sao người ta lại lưỡng lự về vaccine phòng coronavirus. Cách bạn tiếp cận một người lo lắng về việc vaccine có an toàn hay không sẽ khác hoàn toàn với người còn không tin coronavirus có thật. Lắng nghe nỗi lo của người khác với sự cảm thông và thấu hiểu là vô cùng quan trọng. Có một số quan niệm sai lầm mà tôi thường nghe bệnh nhân kể, nhưng ai trong số chúng ta cũng có thể đối đáp lại khi người xung quanh nhắc đến chúng. CNN: Hãy bàn về độ an toàn của vaccine. Hẳn là sẽ có nhiều quan niệm sai lầm xoay quanh vấn đề này. Wen: Một giả thiết phổ biến đó chính là tiêm vaccine sẽ làm bạn nhiễm coronavirus. Tôi đã nghe điều này mỗi năm với vaccine phòng cúm: Thường bệnh nhân sẽ nói rằng họ không muốn tiêm phòng cúm vì nghĩ rằng mình sẽ nhiễm cúm từ nó. Cả hai điều đó đều sai. Nếu ai đó lo lắng về việc này, hãy nói với họ là không có vaccine nào được kiểm nghiệm ở Mỹ chứa virus sống. Vậy nên việc nhiễm coronavirus từ tiêm phòng là hoàn toàn không thể. Nhiều quan niệm sai lầm khác xoay quanh việc sử dụng mRNA cho vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Tôi đã nghe mọi người lo lắng về việc liệu vaccine có thể ảnh hưởng đến mã gene của họ hay làm thay đổi chúng hay không. Điều này cũng không đúng. Sẽ rất hữu ích nếu ta hiểu được công nghệ mRNA là gì. Cụm “mRNA” viết tắt của messenger RNA (RNA truyền tin), một phần của mã di truyền, dạy các tế bào cách tạo ra protein. Sau đó, protein được tạo ra bởi mRNA sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch, dạy cơ thể chúng ta cách phản ứng với coronavirus nếu chúng ta tiếp xúc với nó trong tương lai. Việc hiểu được mRNA không làm gì sẽ rất quan trọng: Nó sẽ không bao giờ thâm nhập vào nhân tế bào, nơi chứa DNA của chúng ta. Có nghĩa là vaccine sẽ không tiếp xúc với DNA cũng chúng ta, và vì thế sẽ không thay đổi mã gene.
CNN: Công nghệ mRNA khá mới mẻ. Nhiều người lo lắng có lẽ nó còn quá mới và được phát triển quá vội vàng. Wen: Ở đây có hai điểm cần chú ý để trả lời mối lo ngại này. Đầu tiên, công nghệ mRNA thực ra đã được phát triển hơn một thập kỷ. Thứ hai, tôi nghĩ rất cần thiết phải giải thích rằng trong nghiên cứu khoa học hay quá trình phê chuẩn đều không cho phép đi đường tắt. Đúng là các nhà khoa học đã phát triển được vaccine trong thời gian kỷ lục. Nhưng đó là bởi cộng đồng nghiên cứu toàn cầu cùng chung tay làm việc. Họ không hề bắt đầu từ con số 0, mà đã có tiền đề từ đợt bùng phát SARS và MERS, rất nhiều nơi đã bắt đầu nghiên cứu phát triển vaccine. Chính phủ Mỹ và các nước khác đã đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu. Và thẳng thắn mà nói, chúng tôi đã may mắn khi có được hai vaccine nghiên cứu an toàn và hiệu quả. Nhưng mỗi một giai đoạn nghiên cứu lâm sàng đều được tuân thủ như những vaccine khác, với hàng chục ngàn tình nguyện viên thử nghiệm. Các ủy ban gồm nhiều nhà khoa học độc lập đã kiểm tra số liệu và đảm bảo không đi đường tắt trong quá trình cấp phép vaccine. CNN: Vậy còn các phản ứng dị ứng? Một quan niệm phổ biến hiện nay là vaccine gây ra rất nhiều phản ứng tự vệ, do đó không an toàn. Wen: Đúng là có một số báo cáo về các phản ứng phản vệ khi được tiêm. Các phản ứng trên có thể xảy ra với bất cứ sản phẩm y tế nào. Trong phòng cấp cứu, chúng tôi điều trị các phản ứng dị ứng bằng thức ăn và thuốc. Chữa trị chúng, so với chữa trị Covid-19, dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện tại, không rõ tại sao những phản ứng rất hiếm như vậy lại xuất hiện. Đó chính là nguyên nhân vì sao chúng tôi yêu cầu những người được tiêm chủng ở lại 15 phút sau khi được tiêm. Trong trường hợp có tiền sử những dị ứng nghiêm trọng, thời gian chờ sẽ là 30 phút. Nếu có bất cứ phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra, chúng tôi có thể giải quyết bằng EpiPen. Những khả năng ít ỏi của phản ứng dị ứng hiếm gặp không thể là cớ cho việc không tiêm phòng. Lợi ích thực tế của vaccine vượt xa những phản ứng nguy hiểm hiếm gặp (và có thể chữa trị được). Những người dị ứng với đồ ăn hay thuốc cũng có thể đi tiêm. Lý do duy nhất bạn không nên tiêm đó chính là nếu bạn biết mình có phản ứng đặc biệt với một thành phần nào đó của vaccine. CNN: Một quan niệm khác nữa là chúng ta không biết vaccine sẽ khiến cho bản thân được miễn dịch trong bao lâu, vậy nên việc đi tiêm phòng khá vô dụng. Wen: Trước hết, cần hiểu rằng quan niệm sai lầm bắt nguồn từ một phần sự thật. Đúng là ta không biết vaccine có thể kéo dài miễn dịch trong bao lâu. Các nghiên cứu cho đến nay cho kết quả chúng sẽ có hiệu quả ít nhất là trong vài tháng, nhưng ta không rõ liệu tấm màng bảo vệ đó có mai một theo thời gian hay không. Cũng có khả năng các biến chủng khiến đòi hỏi các vaccine mới trong tương lai phải thích nghi, và những ai đã được tiêm cần tiêm thêm một liều tăng cường - như trong trường hợp của tiêm uốn ván. Cũng có thể vaccine coronavirus, cũng như vaccine cúm, là thứ bạn sẽ phải tiêm hàng năm. Nhưng chỉ bởi bạn cần tái tiêm một thời điểm nào đó trong tương lai không có nghĩa là bạn không nên đi tiêm nó ngay từ đầu. Hãy nghĩ về vaccine cúm: Chỉ bởi bạn phải tiêm nó hàng năm mà bạn không nên đi tiêm nó sao. CNN: Vậy còn những người trẻ khỏe phát biểu rằng chỉ có người già và có bệnh nền mới cần tiêm vaccine thì sao? Wen: Hiện nay, lượng cung cấp vaccine vẫn còn hạn chế, chúng ta nên ưu tiên những người có thể bị ốm nặng được tiêm trước. Tất nhiên, khi đã có đủ nguồn cung, chúng tôi hy vọng tất cả mọi người đều được tiêm phòng. Đây là lý do tại sao. Thứ nhất, kể cả với những người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm coronavirus và bị chúng đánh gục. Dù không phổ biến bằng, nhưng cũng đã có những ca tử vong trong độ tuổi này. Thứ hai, chúng ta cần đạt được miễn dịch cộng đồng qua tiêm chủng. Đó chính là khi virus sẽ chậm lây lan lại, và hy vọng là sẽ dừng. Các chuyên gia y tế cộng đồng như Bác sĩ Anthony Fauci đã ước lượng chúng ta cần tiêm chủng cho 70 đến 85% dân số để đạt được ngưỡng đó. Chúng ta càng sớm được tiêm phòng thì càng sớm có thể quay lại được trạng thái cân bằng bình thường trước đại dịch và chấm dứt cơn khủng hoảng dịch bệnh này. Và điều đó không chỉ có nghĩa là chỉ người già và dễ bị tổn thương cần được tiêm phòng, mà nó còn bao gồm tất cả chúng ta. CNN: Tôi tin là bà đã gặp một số trường hợp nghĩ rằng mình có thể không phải đeo khẩu trang sau khi được tiêm nữa. Wen: Hiểu biết của chúng ta về vaccine Covid-19 hiện nay đó chính là nó ngăn không cho ta bị ốm, và nó cũng sẽ ngăn ngừa các triệu chứng nguy kịch có thể đưa chúng ta đến mức nhập viện và tử vong. Điều đó rất quan trọng. Nhưng chúng ta không biết liệu vaccine có ngăn ai đó đang mang bệnh lây lan cho những người khác hay không. Thêm nữa, dù cho vaccine đạt hiệu quả đến 95%, rất tuyệt vời, nhưng nó vẫn không phải 100%. Đó là lý do tại sao mọi người vẫn phải sử dụng các biện pháp phòng tránh sau khi được tiêm. Khi chúng ta đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng bằng tiêm phòng, chúng ta có thể sẽ không cần khẩu trang nữa. Trước thời điểm đó, hãy nghĩ vaccine như một trong nhiều công cụ, dù không thể thay thế các công cụ khác, nhưng rất quan trọng trong việc cứu sống nhiều nhân mạng. CNN: Vậy còn những người nói rằng họ lo lắng về các ảnh hưởng dài hạn, và nghĩ rằng chỉ cần đủ người tiêm phòng, họ sẽ không còn cần bận tâm nữa? Wen: Quan điểm này dựa trên thực tế cần được tiếp cận bằng cảm thông và thấu hiểu. Rất nhiều khảo sát cho thấy người dân Mỹ không muốn được trở thành những người đầu tiên được tiêm. Cũng có nhiều người muốn được tiêm đầu, và hiện tại, nhu cầu đang vượt quá nguồn cung. Trong thời gian vài tháng tới, hàng triệu người sẽ được tiêm. Khá dễ hiểu để chứng minh cho các trường hợp những người chúng ta đang nói đến, rằng vaccine an toàn và hiệu quả cho không chỉ hàng chục ngàn tình nguyện viên, mà còn hàng chục triệu người được tiêm. Bạn sẽ được tiêm khi đến lượt, và việc dùng nó cũng như những ví dụ khác đã được tiêm chủng trong cộng đồng, là một các để thuyết phục những họ hàng, bạn bè còn lưỡng lự. Lòng khiêm tốn và trung thực chính là chìa khóa. Chúng ta nên biết rằng vaccine còn khá mới mẻ nên vẫn chưa thể biết trước được những hệ quả lâu dài. Nhưng cũng nên nói rằng chẳng có lý do gì để phải tin vào việc vaccine sẽ có hậu quả xấu trong dài hạn. Chúng ta đã có lịch sử dài phát triển vaccine, và theo khoa học, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy chúng có hậu quả lâu dài. Chúng ta biết rằng Covid-19 có thể gây nên những biến chứng nặng và tử vong. Chúng ta biết rằng hàng chục ngàn người dân Mỹ đang chết dần mỗi ngày. Họ, có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta. Chúng ta đang sống giữa đại dịch, và điều đó đòi hỏi tất cả chúng ta cùng ra sức bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh. Người dịch: Duong Nguyen Biên tập: Derek Phan The Interpreter |