VietBest
Bảo vệ môi trường sinh sống - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Nấu Ăn / Nhà Bếp (Cooking / Kitchen) (https://vietbestforum.com/forum-2.html)
+--- Thread: Bảo vệ môi trường sinh sống (/thread-19851.html)



Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Sáng tạo từ lá chuối vô địch Khởi nghiệp Nông nghiệp
Phần thưởng là tiền mặt và vé tham dự Chương trình khởi nghiệp lớn nhất Châu Âu SLUSH 2021, tham quan hệ sinh thái khởi nghiệp tại Phần Lan.
Tối 1/11, chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới Sáng tạo 2020 được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cuộc thi nằm trong khuôn khổ tuần lễ Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

[Image: vo-dich-cuoc-thi-8427-1604234837_r_460x0.jpg]

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng (bìa trái) và Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan (bìa phải) trao phần thưởng cho đội giải Nhất. Ảnh: DT.

Tại vòng chung kết, 12 đội thi có 20 phút thuyết trình về dự án và trả lời câu hỏi từ Ban giám khảo. Sau đó, 4 đội thi được chọn vào vòng Đấu trí để tìm ra dự án đạt giải cao nhất.
Vượt qua các đội thi, dự án Vibale - nâng cao giá trị lá chuối Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc, nhận giải thưởng trị giá 30 triệu đồng. Dự án được đánh giá có tính sáng tạo, khả năng nhân rộng cao, đem lại giá trị hữu ích cho cộng đồng và nâng cao nền nông nghiệp bền vững.

Vibale là dự án được triển khai từ năm 2019, đưa ra giải pháp sử dụng lá chuối đóng thành khay, hộp để thay thế sản phẩm hộp xốp đựng thức ăn đang gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm có ưu điểm dễ dàng phân hủy, giảm thải rác thải ra môi trường, tăng sinh kế cho người nông dân. Với dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao, sản phẩm khi được ép khô vẫn giữ nguyên màu sắc của lá chuối, có thể bảo quản trong 12 tháng.
Nguyễn Diệu Linh, đồng sáng lập dự án cho biết, hiện các sản phẩm của dự án đã được cung cấp trong một số nhà hàng phía Nam. Sắp tới, dự án sẽ nghiên cứu và thử nghiệm thêm các sản phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen, mo cau.

Quảng cáo
[Image: wEMxAg0wHWjAwAAAABJRU5ErkJggg==]




Tại lễ trao giải, một dự án nhận giải Nhì là cải tiến và phát triển sản phẩm truyền thống từ gạo và hoạt chất thiên nhiên, hai dự án đạt giải Ba gồm, dự án Green life- đổi rác lấy quà và dự án công nghệ sinh học tái chế sản phẩm ni tơ dùng trong nuôi trồng thủy sản. Hai dự án nhận giải Khuyến khích gồm công ty du lịch thương mại Kimfly Travel và dự án sử dụng thảo mộc thay thế kháng sinh trong nuôi lợn sạch.
Cũng trong tối cùng ngày diễn ra lễ bế mạc Tuần lễ Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2020.

Nguyễn Xuân


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Sản xuất bát đĩa từ bẹ cau, cọ
Thứ sáu, 16/6/2017 | 10:00 (GMT+7)

Ấn Độ trồng hơn 400.000 ha Areca (loại cây thuộc chi cau) nên lượng lá khô từ loại cây này trở thành lượng phế phẩm nông nghiệp khổng lồ. Tuy nhiên, người dân đã biến chúng thành những chiếc bát, đĩa, cốc... độc đáo, phục vụ sinh hoạt hàng ngày. 
Mỗi cơ sở có thể sản xuất từ 70.000 đến 80.000 chiếc đĩa mỗi năm. Với sự hỗ trợ của Eco Green Units, Ấn Độ có khoảng 2.500 cơ sở sản xuất loại bát, đĩa.
Dự án này đã được phát triển cách đây 9 năm nhằm phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tác hại từ rác thải nhựa, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.


Video sản xuất bát đĩa từ bẹ cau. Nguồn: SK Babu. 
Cùng ý tưởng với EcoGreen Unit, Michael Dwork, một du khách Mỹ đã tận mắt thấy những người phụ nữ Ấn Độ bày đồ ăn lên một tấm bẹ cọ và bán cho khách. Nhận thấy tiềm năng phát triển của loại đĩa có thể sản xuất từ bẹ cọ, anh trở về Mỹ, nghiên cứu và thành lập công ty VerTerra chuyên sản xuất bát đĩa từ lá cây.

Quảng cáo




Anh đã xử lý bát đĩa bằng hơi nước rồi đem ép dưới áp suất cao mà không cần đến bất cứ sản phẩm hóa học nào như nhựa polime hay sơn màu. Các loại bát đĩa này đều dễ phân hủy, thân thiện với môi trường, thậm chí có thể sử dụng cả trong lò vi sóng.
Các sản phẩm này của VerTerra hiện chủ yếu được sản xuất tại vùng Nam Á - nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và chi phí sản xuất rẻ để đáp ứng yêu cầu sử dụng rộng rãi. Một bộ bát đĩa gồm 10- 12 chiếc và có giá chưa tới 1$.
[Image: NewsOutSide-14-6-201748-631564-8181-6956...460x0.jpeg]
Xem thêm: Cách làm bát từ lá cây.

Thu Hà



RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Make bowl from leaf

At the Songkran festival in 2016 in Thailand, Naresuan University’s study of the bowls and dishes created from leaves was introduced to the experiment. These bowls are made from the leaves of three plants: bastard teak, teak and banyan.

These leaves are impervious to water, can hold hot water; and become a biodegradable bowl instead of the current disposable Tyrofoam dishes. It took the University of Technology professors more than a year to complete the production of these bowls; so they were solid enough and really useful.

[Image: leaf-bowl.jpeg]

In Germany, a company called Leaf Republic also started up with this idea. After 3 years of research and development, so far, this product was officially introduced in June 2016 on Kickstarter capital raising channel and received a large capital package to start widespread production.

A bowl of leaves consists of 3 layers: the top and bottom layers are leaves while the middle is a layer of waterproof paper; that is also produced from the leaves. They are bonded together according to their own production technology without glue or additives. Leaf Republic said no tree would have to be cut down to produce this bowl and the time for each bowl to completely decompose is 28 days. Each this leaf bowl is now sold for £ 8.50


Phát minh ra bát làm từ lá cây, thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp độc hại
  • 23-04-2012
Với những chiếc bát đĩa từ lá cây này, những tác giả người Thái Lan mong chúng sẽ giữ gìn môi trường sống tốt hơn.
Xuất phát từ quan ngại về sự gia tăng trong việc sử dụng những đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam gây ô nhiễm môi trường, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Naresuan đã sáng tạo và phát triển một loại bát từ lá cây. Những chiếc bát này có khả năng tự phân huỷ và không thấm nước.

Các giáo sư trong khoa công nghệ của trường đã dành hơn 1 năm để phát triển thành công quy trình sản xuất này, tạo ra những chiếc bát chắc chắn, hữu dụng từ lá cây để thay thế những đồ đựng thức ăn bằng xốp.


[Image: fd67693a3fc5480d9c1a68c6941c3524.jpg]

Những chiếc bát này có thể đựng được nước nóng mà không bị rò rỉ.

Qua nhiều thử nghiệm và cả những sai sót, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá của 3 loại cây: bastard teak, teak và banyan là những vật liệu tốt nhất để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn.

Những chiếc bát này có thể đựng được nước nóng mà không bị rò rỉ và chúng có khả năng phân huỷ trong tự nhiên sau khi sử dụng xong.

Trưởng khoa Sirintip Tantanee cho biết, những chiếc bát này đang trong quá trình chờ cấp bằng sáng chế, tuy nhiên khoa công nghệ sẽ phối hợp với hội đồng thành phố để quảng bá việc sử dụng chúng tại các lễ hội ẩm thực thường niên được tổ chức trong suốt dịp lễ Songkran và năm mới.

Samorn Hiranpraditsakul - giáo sư khoa kỹ thuật công nghiệp cũng đã chia sẻ cảm hứng để sáng tạo nên những chiếc bát thân thiện với môi trường. Đó là sau khi cô tới thăm một ngôi đền ở phía Bắc Thái Lan, tại đây cô đã chứng kiến cảnh tượng những bát đĩa xốp với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được xếp thành những chồng khổng lồ.


[Image: 5755a80a5cdd497599e1188d2a782fd2.jpg]

Các thành viên của nhóm nghiên cứu Đại học Naresuan chụp ảnh bên những chiếc bát đựng thức ăn không thấm nước từ lá cây với đủ kiểu dáng khác nhau do chính họ sáng tạo ra. (Ảnh: Chinnawat Singha).

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh bột để tạo thêm độ bóng cho những chiếc bát đĩa từ lá cây này. Sản phẩm sẽ được giới thiệu đến công chúng trong dịp lễ Songkran vào tháng 4 năm nay với rất nhiều kiểu dáng khác nhau.


Theo Tri Thức Trẻ/ theo khoahoc.tv


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Chuyện thật như đùa: Người đàn ông Phú Yên mua “rác” về biến thành tiền
 Anh Thư
[Image: icon_clock.svg] 22/03/2020 10:09 GMT+7
Thứ này được nhiều người coi là rác, không có tác dụng gì đã được anh Tuyến (Phú Yên) biến chúng thành các sản phẩm có giá trị.

 Bình luận 0


[Image: 1-1583978602-width650height378.jpg]

Với nhiều người mo cau chỉ là rác, đem vứt đi, còn anh Nguyễn Văn Tuyên (Phú Yên) lại biến chúng thành các sản phẩm có giá trị cao trong đời sống và bảo vệ môi trường.

[Image: 2-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Mới đây, anh đã bán ra thị trường các sản phẩm như bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau thu hút nhiều người quan tâm.[/size]

[Image: 3-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Trước đây, anh tìm hiểu thấy các sản phẩm làm từ mo cau chủ yếu bên nước ngoài. Trong khi đó, nước ta chưa thấy có cơ sở nào sản xuất các sản phẩm này.[/size]

[Image: 4-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Hơn nữa, anh biết được một vùng ở Quảng Ngãi trồng rất nhiều cau, những chiếc mo cau đều đem vứt đi. Điều đó đã hối thúc anh tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu để tận dụng nguồn nguyên liệu này, giúp người dân có thêm thu nhập và đem ra thị trường sản phẩm bảo vệ môi trường.[/size]

[Image: 5-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Thời gian đầu mới làm, anh đã phải mất “học phí” khá nhiều vì không có ai hướng dẫn, tự tìm hiểu nên làm ra nhiều sản phẩm lỗi.[/size]

[Image: 6-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Không chỉ thế, việc thu mua nguyên liệu cũng là vấn đề khó khăn trong khi bắt đầu làm. Hiện tại, anh đã có thể thu gom được nhưng số lượng chưa có nhiều.[/size]

[Image: 7-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Mặt khác, đầu ra của sản phẩm cũng khiến anh thấy lo lắng. Hiện tại, anh chỉ bán cho các cơ sở trong nước thuộc các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An..., chưa có sản phẩm nào xuất khẩu sang nước ngoài.[/size]

[Image: 8-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
“Hiện, số lượng sản xuất ra chưa nhiều, chưa thể bày bán rộng rãi và cũng chưa có đủ số lượng để xuất sang nước ngoài”, anh cho hay.[/size]

[Image: 9-1583978602-width650height487.jpg]
[size=undefined]
Anh cho biết [/size]



RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

[size=undefined]những khó khăn này qua thời gian sẽ qua hết. Vì thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên mọi thứ còn mới mẻ, chưa thể diễn ra suôn sẻ được.[/size]
[Image: 10-1583978602-width650height484.jpg]
[size=undefined]
Sau 1 tháng hoạt động, xưởng của anh hiện tại đã sản xuất được khoảng trên 1000 sản phẩm làm từ mo cau mỗi ngày.[/size]

[Image: 11-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Theo anh, những sản phẩm này được làm từ máy nhưng không sản xuất hàng loạt được. Mỗi lần chỉ làm một sản phẩm, khi nào xong mới chuyển làm sản phẩm tiếp theo.[/size]

[Image: 12-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Giá mỗi sản phẩm cũng không quá cao, những chiếc đĩa, thìa hay bát... giá dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/chiếc.[/size]

[Image: 13-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Thời gian tới, anh dự định sẽ sản xuất thêm các sản phẩm như quạt mo cau và dép mo cau có khắc tên các khu du lịch để phục vụ cho du khách nước ngoài đến nước ta.[/size]

[Image: 14-1583978602-width650height502.jpg]
[size=undefined]
Theo anh, những sản phẩm này có thể tái sử dụng được nhiều lần nếu đựng các đồ khô như trái cây, túi bánh, kẹo... Còn đựng thức ăn có nước, các sản phẩm làm từ mo cau có thể biến dạng và chỉ sử dụng được một lần.[/size]

[Image: 15-1583978602-width650height488.jpg]
[size=undefined]
Những chiếc bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau này có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế, khách hàng có thể mua về cất đi và dùng dần[/size]



[size=undefined]https://danviet.vn/chuyen-that-nhu-dua-nguoi-dan-ong-phu-yen-mua-rac-ve-bien-thanh-tien-1067339.htm[/size]


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Ví nữ cầm tay bằng lá sen – Ví tiền nữ từ lá sen  là một trong những sản phẩm đang hot hiện nay. Một dòng sản phẩm được làm thủ công và có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao.
[Image: 6.jpg]
[Image: vi-la-sen-1.jpg]
[Image: vi-la-sen-4.jpg]


Ví cầm tay nữ bằng lá sen , Ví tiền nữ từ lá sen?
Ví cầm tay nữ bằng lá sen được làm từ Lá Sen. Những sản phẩm từ lá sen đã được sử dụng hằng ngày tại nước ta. Lá sen được chế biến làm trà, làm nó lá sen, làm bao bì bọc sen, được dùn để vẽ tranh nghệ thuât. Thế nhưng, tốc độ công nghiệp hóa biến những sản phẩm hóa nhựa để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
Là xanh trân trọng những giá trị văn hóa và giữ gìn những nét đẹp truyền thống đó của Lá Sen. Chúng tôi đã tạo ra sản phẩm ví lá sen thiết kế theo phong cách cổ điển, được tạo tác và làm thủ công, Bạn có thể gởi gấm thông điệp mà mình mong muốn để làm quà tặng cho bạn bè, khách hàng.
Ví Tiền Nữ Từ Lá Sen
  • Ví lá sen có tông màu xanh diệp lục sáng,Các vân lá uyển chuyển tinh tế đem hồn nét đất trời vào cuộc sống
  • .Được thiết kế theo phong cách Hoài cổ kết hợp phong cách hiện đại của Nhật bản, đơn giản nhưng sang trọng.
  • Không chứa các chất độc hại đến từ những hạt vi nhựa.Toàn bộ sản phẩm từ tự nhiên
  • Có mùi thơm nhẹ nhẹ của Sen.
  • Giá cả hợp lý
  • Hạn chế tiếp xúc với nước. Nếu bị dơ nên lau nhẹ bằng khăn ướt
[size=undefined]
[Image: tui-xach-tu-la-sen.jpg][/size]

Vậy Là Xanh đã giải đáp câu hỏi “ví cầm tay nữ lá sen mua ở đâu ?” của nhiều khách hàng.
Bảo vệ sức khỏe và tự nhiên không cần phải bắt đầu bằng hành động to tát; chỉ chúng ta cần giảm một sản phẩm nhựa và thay thế bằng một sản phẩm thiên nhiên thôi đã là tốt rồi.
Là Xanh hy vọng sẽ lan tỏa tinh thần sống xanh đến cộng đồng và góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương.
Một hành động nhỏ của chúng ta nhưng sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn cho tương lai và môi trường sống sau này.
Ngoài ra bên mình còn cung cấp Ống Hút Cỏ, Ống Hút Thủy TinhỐng Hút Inox nữa nhé.
Hãy bắt đầu ngay hôm nay với Là Xanh bạn nhé


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01


Giảm giá!

[Image: tui-xach-tu-be-chuoi-21-600x600.jpg]


[color=rgba(102, 102, 102, 0.7)]TRANG CHỦ / [color=rgba(102, 102, 102, 0.7)]SẢN PHẨM TỪ MO CAU, LÁ CÂY TỰ NHIÊN
[/color]
Túi Xách Làm Từ Bẹ Chuối – Là Xanh
[/color]
  • [/url]
    [Image: tui-la-sen-76-1-100x100.jpg]
     

  • [url=https://onghuttreviet.com/product/dia-mo-cau-muong-nia-san-pham-tu-mo-cau/][Image: w3-1-100x100.jpg]
[size=undefined]
520.000[b]₫ 450.000[/b][/size]

  1. Túi Xách có tông màu nâu trắng sáng của bẹ chuối khô.
  2. Các vân tự nhiên uyển chuyển đem hồn nét đất trời vào chiếc túi xách xinh xinh
  3. .Được thiết kế theo phong cách hiện đại của Châu Âu. Đơn giản nhưng sang trọng.
  4. Túi đựng được 8kg,
  5. Không chứa các chất độc hại đến từ những hạt vi nhựa.Toàn bộ sản phẩm từ tự nhiên
  6. Các dây quai, vải lót bên trong túi đều được làm từ vải canvas
  7. Không sử dụng da hoặc các loại vật liệu liên quan đến động vật
  8. Hạn chế tiếp xúc với nước. Nếu bị dơ nên lau nhẹ bằng khăn ướt



RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01


[Image: abb391519b4f04b03a3c6ca3774f4792.jpg]

Leaf Creative Tea Filter


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

[color=var(--g-colorGray0)]Bewaren[/color]


[Image: 8023b0f2c36490e53d5ee67c43669a96.jpg]

Artikel van homedit.com


The Lufa collection by Fernando 


RE: Bảo vệ môi trường sinh sống - Chân Nguyệt - 2020-11-01

Mực viết từ vỏ thanh long
11:16 08/04/2018
Mực viết từ vỏ thanh long là ý tưởng rất sáng tạo, vừa tạo ra mực viết an toàn rẻ tiền vừa tận dụng được nguồn phế thải giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

[Image: muc-viet-tu-vo-thanh-long-100415.html]Mực viết từ vỏ thanh long vừa tạo ra mực viết vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Thanh long là loại quả khá thân thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, người dân chỉ ăn ruột thanh long và bỏ vỏ chứ chưa nghĩ tới việc tận dụng vỏ loại quả này để tạo ra một sản phẩm có giá trị nào đó.
Chính vì vậy, ý tưởng tận dụng vỏ thanh long làm mực viết của cô học trò Nguyễn Thị Thu Thủy đến từ trường THPT chuyên Long An (tỉnh Long An) gây ngạc nhiên cho nhiều người. Tâm sự về ý tưởng độc đáo này, Thu Thủy cho biết, khi đi học Thủy thường xuyên bị mực viết làm bẩn tay và quần áo.
Không những thế, Thủy còn phát hiện, mực viết có nhiều chất độc hại, nếu để dính vào tay, quần áo có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, Thủy mong muốn tạo ra một loại mực viết an toàn. Từ ý tưởng này, Thủy bắt tay vào nghiên cứu. Mới đầy, Thủy thử nghiệm làm mực từ mùng tơi, nhưng không thành công. Tuy nhiên, không nản trí, Thủy mày mò bằng những loại nguyên vật liệu khác.
Trong một lần ăn thanh long, Thủy phát hiện vỏ thanh long có màu sắc đẹp. Vậy là mực viết từ vỏ thanh long ra đời. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, mực viết từ vỏ thanh long có màu đẹp, bền màu và an toàn.
Thủy cho hay, ý tưởng này dễ ứng dụng vào cuộc sống bởi thanh long là loài cây khá phổ biến ở nước ta. Ngoài ra, việc biến vỏ thanh long thành mực viết còn đem lại nhiều ý nghĩa, vừa tạo ra được loại mực viết an toàn với sức khỏe, vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ thanh long (vỏ) thành một sản phẩm hữu ích.
N.Tân