Những câu chuyện huyền thoại về những thần y ở Trung Quốc cổ đại - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html) +---- Forum: Đông Y (https://vietbestforum.com/forum-38.html) +---- Thread: Những câu chuyện huyền thoại về những thần y ở Trung Quốc cổ đại (/thread-19443.html) |
Những câu chuyện huyền thoại về những thần y ở Trung Quốc cổ đại - Minh Nguyệt - 2020-09-26 Những câu chuyện huyền thoại về những thần y ở Trung Quốc cổ đại
Hoa Đà phẫu thuật nạo xương cho Quan Vũ trong khi ông vẫn điềm nhiên chơi cờ. (Ảnh: tinviet24h)
Có khá nhiều thầy thuốc ở Trung Hoa cổ đại có thể tạo nên những thần tích trong điều trị bệnh. Người ta nói rằng họ không chỉ có kiến thức uyên thâm, mà còn sở hữu những năng lực siêu thường. Những điều thần kỳ mà họ thực hiện được biểu hiện dưới khả năng chẩn đoán bệnh cực kỳ chính xác cũng như trị liệu bệnh cực kỳ tài tình. Thời nhà Hán ở Trung Hoa cổ đại có lưu lại nhiều tích cổ về những thần y có thể tạo ra các phép mầu. (Ảnh: nzlife.nz)
Theo cuốn sách Biên niên sử của nhân loại (Historical Annals), Thương Công Thuần Vu Ý, người sống trong thời Hán Văn Đế (202 TCN – 220 SCN) được coi là một thần y. Chuyện kể rằng có một người đàn ông đang bị đau đầu dữ dội. Cang Gong bắt mạch và kết luận rằng đây là một căn bệnh nan y, và ông không thể giúp gì được. Vì vậy, ông đã nói với anh trai bệnh nhân rằng: “Căn bệnh mà em trai anh mắc phải sẽ sớm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày của anh ta; Cơ thể anh ta sẽ sưng lên năm ngày sau đó, kèm theo đó là triệu chứng nôn ra mủ. Anh ta sẽ chết sau tám ngày”. Sự việc đã xảy ra đúng như lời ông tiên đoán. Trương Trọng Cảnh, một thầy thuốc đời Đông Hán cũng là một thần y nức tiếng. Một lần, ông chẩn đoán cho Wang Zhongxuan khi đó cậu bé chỉ mới vỏn vẹn 17 tuổi. Sau khi quan sát, ông nói với Wang rằng: Cháu có một căn bệnh nội khoa và nên ăn “món súp nấu bằng năm viên đá”; nếu không, lông mày của cháu sẽ rụng khi cháu 30 tuổi”. Wang không hề tin ông, nên đã không uống thuốc. Quả đúng như dự đoán, lông mày của anh đã rụng khi anh lên 30 tuổi. Trương Trọng Cảnh thời nhà Hán là một thần y. (Ảnh: YouTube)
Thần y Hoa Đà (một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc) đã trở nên thậm chí còn nổi tiếng hơn trên khắp đất nước Trung Hoa vào thời của ông. Một ngày nọ, có một bệnh nhân mắc chứng đau bụng. Sau khi chẩn đoán xong, Hoa Đà nói: Bệnh của anh đã ăn sâu vào trong cơ thể và tốt nhất là anh nên phẫu thuật. Dù thế nào đi nữa, anh cũng chỉ có thể sống thêm 10 năm, cho dù anh có điều trị hay không. Theo yêu cầu của bệnh nhân, Hoa Đà đã tiến hành phẫu thuật, nhưng anh ta vẫn chết 10 năm sau đó. Theo yêu cầu của bệnh nhân, Hoa Đà đã tiến hành phẫu thuật, nhưng anh ta vẫn chết 10 năm sau đó. (Ảnh: YouTube)
Các thầy thuốc cũng cho thấy khả năng tuyệt vời của họ trong điều trị bệnh. Họ đã chữa khỏi nhiều căn bệnh lạ và các triệu chứng khó trị, cứu sống được nhiều mạng người. Một lần nọ, có một học giả nghèo tên là Trương Khiên, sống vào thời kỳ Tam Quốc, bất ngờ được thừa hưởng một ngôi nhà 7 phòng và điều này đã làm anh ta vui mừng hết đỗi. Tuy nhiên, như một quy luật tất yếu của cuộc sống – vật cực tất phản – sự vui sướng quá mức của anh đã kéo theo sau một nỗi buồn dai dẳng , khiến anh bộc lộ các triệu chứng bệnh tật. Anh đã bật cười không thể kiểm soát và chứng bệnh này đã không thể chữa khỏi trong một thời gian dài. Sau đó, anh đã cùng cha đến gặp Hoa Đà. Sau khi bắt mạch, Hoa Đà lắc đầu và nói: “Bệnh của anh không thể cứu vãn được nữa rồi. Nó vượt quá khả năng của tôi”. Người cha và đứa con trai đã tỏ ra khá sốc trước lời phán của Hoa Đà. Họ đã quỳ xuống cầu xin giúp đỡ. Đoạn Hoa Đà đáp lại: “Ta có một đệ tử tên là Wu Pu sống ở Từ Châu. Hãy để ta viết một lá thư cho cậu ấy và có lẽ cậu ta có thể giúp được hai cha con ông. Hãy nhớ rằng, hai người không được mở thư trên đường đi và phải đến đó trong vòng 10 ngày. Nếu không, sự sống của con ông sẽ bị gặp nguy hiểm”. (Ảnh: dianliwenmi.com)
Hai cha con vội vã lên đường, không quên cảm ơn và phải mất tám ngày để đến nơi. Khi nhận được bức thư, Wu Pu bật cười. Hóa ra bức thư viết rằng: “Người khách này không thể ngưng cười do sự vui mừng quá độ. Chẳng có phương thuốc nào có thể giúp anh ta, vì vậy thầy đã cố tình cảnh báo anh ta rằng anh ta bị bệnh sắp chết rồi, để khiến anh ta lo lắng khôn nguôi. Ngày họ đến chỗ con sẽ là ngày anh ta khỏi bệnh”. Chỉ đến lúc đó, hai cha con mới nhận ra rằng các triệu chứng bệnh của người con trai đã biến mất. Từ quan điểm của y khoa hiện đại, đây thực sự là một phương cách trị liệu tâm lý vô cùng hiệu quả. Một trường hợp khác được nhắc đến trong “Những câu chuyện về Hoa Đà” (The Stories About Hua Tuo) kể lại rằng có một người xuất hiện triệu chứng chóng mặt mà không thể chữa khỏi trong một thời gian dài. Hoa Đà đã yêu cầu anh ta cởi hết quần áo ra, treo anh ta lộn ngược và dùng một miếng vải ướt để lau toàn bộ cơ thể anh. Sau đó, mạch đập của anh đã xuất hiện năm màu. Hoa Đà ngay lập tức cắt cổ tay anh ta bằng một con dao và trích ra phần máu năm màu đó, sau đó bôi một miếng thạch cao vào vết cắt. Cơn chóng mặt của bệnh nhân ngay lập tức biến mất. Phương pháp điều trị kỳ lạ này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Phương Lâm biên dịch (theo visiontimes.com) DKN |