"Các bạn nên biết rằng cái chết của bạn có lợi nhuận cao lắm" - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html) +--- Thread: "Các bạn nên biết rằng cái chết của bạn có lợi nhuận cao lắm" (/thread-18805.html) |
"Các bạn nên biết rằng cái chết của bạn có lợi nhuận cao lắm" - Xí Xọn - 2020-08-10 "Các bạn nên biết rằng cái chết của bạn có lợi nhuận cao lắm"
Đối với Trump, những căn bệnh và cái chết của chúng ta là một cái giá phải trả trong việc kinh doanh. Douglas Rushkoff, ngày 24 tháng 3 năm 2020 Translated from Gen Medium article “We Wish to Inform You That Your Death Is Highly Profitable” Jim Watson/AFP/Getty Images Quý vị đã nghe tin tốt chưa? Donald Trump đang đề nghị rằng việc tạm đóng cửa các doanh nghiệp của chúng ta như là một biện pháp để hạn chế coronavirus, có thể kết thúc ngay sau ngày thứ Hai. Đúng vậy, cho phép mọi người quay trở lại làm việc có thể dẫn đến bệnh lây nhiễm lan rộng hơn, nhưng cái chết của hơn vài trăm nghìn người - nếu không phải là vài triệu người - trong số chúng ta là một cái giá nhỏ phải trả cho việc giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi sự sụp đổ. Theo lời của tổng thống, thì “chúng ta không thể có thể cách chữa bệnh còn tệ hơn chính căn bệnh đó.” Thông điệp của Trump rất rõ ràng: Nền kinh tế không ở đây để phục vụ nhân loại; nhân loại đang ở đây để phục vụ nền kinh tế. Những người trong chúng ta chết vì phục vụ cho Trung bình công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) chỉ là những yếu tố bên ngoài đối với mức độ ưu tiên cao hơn cho việc phát triển tư bản. Như sự hủy hoại môi trường, những căn bệnh và cái chết của chúng ta là một cái giá phải trả trong việc kinh doanh. Chúng ta không thể đầu hàng trước những phán quyết gây thất vọng của các bác sĩ và nhà khoa học, vì sợ chúng ta sẽ xua tan hy vọng và sự lạc quan làm cho nước Mỹ vĩ đại. Những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hy sinh của chúng ta - là những tỷ phú có tài sản hầu như chỉ dựa vào khả năng phát triển tiếp tục của nền kinh tế - đã chuẩn bị sẵn cho cái thoát của họ. Họ đặt máy bay riêng, sẵn sàng rời đến các hầm trốn ngày tận thế được cô lập của họ một khi họ cảm thấy bản thân họ có nguy cơ thực sự. Đây là một biến dạng của “insulation equation” (tạm dịch: công thức cách nhiệt) mà tôi đã viết cách đây vài năm sau khi gặp một nhóm tỷ phú muốn được tư vấn về cách duy trì an ninh cho các hầm trốn cho ngày tận thế của họ trong trường hợp xã hội bị sụp đổ. Mục đích của trò chơi, như họ nhìn thấy, là kiếm đủ tiền để tự bảo vệ mình khỏi những thiệt hại mà các liên doanh của họ đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra từ ban đầu. Đó là một cơn ác mộng kéo dài: Họ càng gây ra nhiều thiệt hại môi trường và xã hội, họ càng kiếm được nhiều tiền để bảo vệ bản thân khỏi sự tàn phá mà họ để lại sau này. Và họ càng tận tâm cứu lấy chính mình và bỏ rơi mọi người khi một cuộc khủng hoảng thực sự xuất hiện. Quote:Như sự hủy hoại của môi trường, những căn bệnh và cái chết của chúng ta là một cái giá cần thiết trong việc kinh doanh. [size=undefined][size=undefined]Nói đi cũng phải nói lại, cách nhìn thế giới này là một sự mở rộng tự nhiên của một hệ tư tưởng thị trường đã chấp nhận thương vong của con người như một đơn vị trên tờ ngân sách. Như Trump đã lập luận khá rõ ràng, “quý vị nhìn vào các vụ tai nạn xe hơi, con số này lớn hơn nhiều so với bất kỳ con số nào mà chúng tôi đang nói đến. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ nói với mọi người, 'Không lái xe nữa.' Chúng ta tính toán chi phí tương đối của mạng sống con người mỗi ngày khi chúng ta lo chuyện đời sống hằng ngày, và chúng ta chấp nhận đánh đổi giữa chi phí để làm cho một chiếc xe hơi an toàn hơn và nhu cầu tạo lợi nhuận từ nó.
Trong một số khía cạnh nào đó, đây là kiểu cách của Mỹ. Như Phó Thống đốc bang Texas Dan Patrick đã nói với Tucker Carlson vào hôm thứ Hai, “Không ai tiếp đến gặp tôi và nói, 'là một công dân cao tuổi, quý vị có sẵn sàng đánh đổi cơ hội sống sót của mình để được giữ nước Mỹ mà tất cả nước Mỹ yêu thương cho con cháu của quý vị không?'... Nếu sự trao đổi đó có thật, tôi chịu hết.” Tiền đề cơ bản là đơn giản thôi: Việc đóng cửa vì coronavirus ngăn cản sự mở rộng kinh tế mà Đức Chúa Trời đã sắp xếp cho Hoa Kỳ. Thật sai lầm khi chúng ta trọng tâm vào sự bảo tồn của những người yếu đuối và người lớn tuổi. Chúng ta thực sự sẽ để cho cái thị trường tuyệt vời của chúng ta biến mất? Khi chúng ta dừng ép bản thân phải đưa ra quyết định thay cho những người thua cuộc, và bắt đầu quyết định cho những người thắng cuộc, cách nhìn đó hầu như trở thành phát xít. Bên cạnh đó, như nhà nhà văn Ayn Rand đã dạy chúng ta, chúng ta càng phục vụ cho những kẻ yếu đuối, chúng ta càng làm suy yếu chính mình với tư cách là một xã hội và nguồn gene nhân loại. Đây là sự chọn lọc tự nhiên. Tất nhiên, hầu hết những người thuyết phục chúng ta nên chấp nhận những rủi ro sức khỏe cộng đồng này cũng là những người có ít rủi ro hoặc hoàn toàn không có rủi ro trong việc gặp nguy hiểm. Họ đã có các bác sĩ hướng dẫn tư nhân làm việc suốt ngày và đêm để có được các xét nghiệm cần thiết và máy thở nếu họ không kịp đến nơi ẩn trốn của họ. Không, những rủi ro hoàn toàn dành cho những người như chúng ta, không có khả năng trả tiền các biện pháp chữa bệnh. Đối với những người giàu có, việc giữ tinh thần tích cực của họ là dễ dàng hơn nhiều. Mặc dù vậy, có một luận lý chủ quan cho cách giải quyết này - nó cũ kỹ như tinh thần lạc quan của Mỹ. Khi Trump công kích một phóng viên truyền hình, người hỏi ông muốn nói gì với những người Mỹ đang sợ hãi cho mạng sống của họ, ông ta không chỉ đơn giản là che giấu. Ông đã đánh gập báo chí vì họ đã phá hoại khả năng của Mỹ để áp dụng suy nghĩ tích cực vào sự khủng hoảng này. “Quý vị nên quay lại báo cáo thay vì theo chủ nghĩa giật gân,” ông Trump đã trả lời cách gắt gỏng. Hãy nhớ rằng, Donald Trump đã được lớn lên trong giáo phái của Norman Vincent Peale, là tác giả của cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn tên là The Power of Positive Thinking (Sức Mạnh của Lối Nghĩ Tích Cực). Nó là nguồn nguyên liệu cho mọi phong trào khởi nghiệp từ “Tin lành thịnh vượng” cho đến Sự Bí Mật (The Secret). Từ năm sáu tuổi, Trump đã ngồi cùng gia đình của ông Peale tại nhà thờ Peale's Marble Collegiate Church lắng nghe bài giảng của ông ấy về cách chúng ta có thể tạo ra sự thành công mà chúng ta muốn bằng cách hình dung nó - như Peale nói, “hãy tưởng tượng và ghim chặt trong tâm trí một bức tranh tinh thần về bản thân quý vị khi thành công - và không bao giờ đầu hàng trước “những suy nghĩ sợ hãi.” Ít nhất là đối với Trump và những người như ông, sự lựa chọn giữa lời nói và hành động cách tích cực khi đối mặt với tất cả các bằng chứng ngược lại không phải là một điều để hoài nghi. Vào cuối năm 2009, khi ông ta nợ hơn một tỷ đô la và phải đối mặt với việc bị tịch thu tài sản, ông đã phụ thuộc vào “sức mạnh của sự tích cực”. Ông nói với tờ báo Psychology Today (Tâm lý học hôm nay) rằng năm đó, “Điều mà đã giúp tôi là tôi đã từ chối những hoàn cảnh tiêu cực và không bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Tôi không tin rằng tôi đã bị kết thúc ngay cả khi báo chí đã loa tin như vậy.” Nếu nhìn vào điều này bằng cách nhìn tích cực nhất, Trump đang cố gắng áp dụng sức mạnh của suy nghĩ tích cực cho cả nền kinh tế và virus. Theo như thị trường chứng khoán, thì điều này có vài lý. Thị trường là dễ luân chuyển. Không có gì giống như hy vọng vào tương lai để biện minh cho tỷ lệ giá / thu nhập cao, thu hút chi tiêu của người tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư. Nhưng sự hy vọng có thể tiêu diệt virus không? Chúng ta biết hiệu ứng placebo (tạm dịch: hiệu ứng thuốc giả dược) là có thật. Chúng ta có thể suy nghĩ và phát triển lành mạnh như cách cuốn sách Napoleon Hill bảo chúng ta Suy nghĩ và Làm giàu? Đó sẽ đủ để làm lý do để khiến một nhà khoa học như Tiến sĩ Anthony Fauci khỏi ánh đèn sân khấu tại các cuộc họp báo. Nhưng ngay cả Trump cũng không đủ tin tưởng thực sự để tin rằng suy nghĩ tích cực có thể tự xóa sạch virus. Tuy nhiên, việc đó có thể kích thích quyết tâm của chúng ta - dù theo cách dại khờ cỡ nào. Đó là lý do tại sao ông ấy kêu gọi chúng ta hy sinh, và về cơ bản là cầu virus mất đi. Đối với những “anh đại” của ngành công nghiệp mà phải phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế liên tục, việc đóng cửa bị kéo dài thực sự có rủi ro lớn hơn tưởng tượng. Càng tạm dừng hoạt động kinh doanh lâu hơn thường, chúng ta càng có thêm thời gian để đánh giá lại nền kinh tế mà chúng ta đã được lớn lên cùng. Đúng, chúng ta cần thực phẩm, nước, nơi trú ẩn, và còn có thể cần một cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng ta cũng chẳng cần nhiều thứ khác. Những lúc như vậy, chúng ta có thể thấy giá trị của các nông dân, giáo viên và bác sĩ, ... nhưng tất cả những người mặc đồ Tây đến thành phố để giao dịch phái sinh, lập kế hoạch tiếp thị và điều phối loạt cung ứng toàn cầu? Thiệt là không cần lắm đâu. Mối nguy hiểm thực sự ở đây - là điều mà các nhà đầu tư tỷ phú hiểu được - đó là bất kỳ một trong những hiện tượng bất ngờ này có thể là “một sự kiện” mà sẽ phá hủy sự sẵn lòng của chúng ta để tiếp tục chạy trên bánh xe luẩn quẩn như con chuột bạch. Họ muốn chúng ta quay trở lại làm việc, nhưng để làm gì? Họ nói rằng việc này là để cứu nền kinh tế, nhưng họ không nói về nền kinh tế thực sự của hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế Mỹ mà họ lo ngại là chủ yếu dựa vào cái nợ. Các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay và sau đó trả lại với lãi suất. Tiền lãi đến từ đâu? Từ phát triển kinh tế. Nếu không có sự phát triển, toàn bộ ngôi nhà giấy sẽ đổ xuống, cùng với những người giàu có nhất trong chúng ta. Tất cả chúng ta phải tin tưởng để giữ hy vọng và giữ các tỷ phú trong hầm trốn của họ. Đối với những người cực kỳ giàu có, con virus đáng sợ không phải là một thách thức y tế nhưng chỉ là một vấn đề về văn hoá. Chúng ta đang thức tỉnh với thực tế rằng chúng ta đã trở thành nô lệ cho một đường phát triển tăng cao trong ít nhất 40 năm qua và trong thực tế lại lâu hơn nhiều. Và chúng ta đã chứng kiến rằng sự phát triển tăng cao này đã mang lại cho các tỷ phú tài sản của họ và cũng có trách nhiệm cho việc 40% người Mỹ có ít hơn $400 đô la trong ngân hàng cho trường hợp khẩn cấp. Nhu cầu tăng trưởng theo cấp số nhân (exponential growth) cũng giải thích cách chúng ta đã từ bỏ khả năng phục hồi sản xuất và lương thực cơ bản cho các loạt cung ứng toàn cầu. Đúng, chúng ta có thể quay trở lại làm việc, nhưng chúng ta thậm chí còn không thể tự tạo ra máy hỗ trợ hô hấp cho chính mình. Hãy tưởng tượng nếu lý do chính cho việc chúng ta trở lại làm việc là để làm ra những thứ và những điều mà mọi người thực sự cần để sống một cuộc sống tốt, thay vì chỉ đơn giản là làm bổn phận của chúng ta để giữ cho người giàu được bảo bọc cách an toàn khỏi chính tầng lớp của chúng ta. Nào đấy là một suy nghĩ tích cực. Được viết bởi Douglas Rushkoff Tác giả của Team Human, Present Shock, Throwing Rocks at the Google Bus, Program or Be Programmed, và là người dẫn chương trình của podcast Team Human http://medium.com/team-human Translation by Que Do Copy edits by Cookie Duong[/size][/size] [size=undefined][size=undefined]The-Interpreter[/size][/size]
|