VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LTP - TTTT - 2022-03-05

(2022-03-05, 09:48 AM)LeThanhPhong Wrote: Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...
Không có chi, cô nương Hello .  Cám ơn Lan nhiều lắm .

Sau khi nghiền ngãm và hiểu kiết sử Ngã Mạn, LTP cảm thấy thấm thía quá nên mới chia sẻ với các bạn trong thread Linh Tinh đó Lan . Ngã Mạn là một trong 10 sợi dây trói buộc có sẵn trong tâm chúng ta vào vòng luân hồi (cảnh giới thấp) .  Còn 9 sợi dây khác nữa  . Khi nào rảnh, Lan vào thread Mục Lục và Tóm Lược đọc .  Sau đó, nếu muốn hiểu rõ lời Sư Giác Đẳng giảng hơn, Lan đọc post #787, trang 53 trong thread LTP Học Phật Pháp .

Thanks-sign-smiley-emoticon Lan .

🙏🏻🙏🏻🙏🏻 Khi nào có times Lan sẽ vào những trang, post mà anh đã gợi ý đó. Cảm ơn anh nhiều. Cheer Tulip4
À, thread Mục Lục và Tóm Lược cũng là thread của anh luôn hả? Nghe lạ quá đó... 2leluoi Nếu không ngại thì anh để link cho Lan luôn được không?  Thanks-sign-smiley-emoticon anh.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-05

(2022-03-05, 09:58 AM)TTTT Wrote: 🙏🏻🙏🏻🙏🏻 Khi nào có times Lan sẽ vào những trang, post mà anh đã gợi ý đó. Cảm ơn anh nhiều. Cheer Tulip4
À, thread Mục Lục và Tóm Lược cũng là thread của anh luôn hả? Nghe lạ quá đó... 2leluoi Nếu không ngại thì anh để link cho Lan luôn được không?  Thanks-sign-smiley-emoticon anh.


Đúng vậy đó Lan Tulip4 .  Vì các bài giảng trong thread LTP Học Phật Pháp hơi dài, nên LTP lập ra thread Mục Lục và Tóm Lược cho bản thân dễ ôn lại .  Nhiều bài LTP không tóm lược, nhưng lựa ra vài ý tưởng đặc biệt về Phật Pháp, LTP post trong thread Mục Lục luôn .  Hai thread này nằm gọn trong Trang Phật Pháp để bạn nào không hứng thú học Phật Giáo đỡ ... ngứa mắt .  

Thread Mục Lục với bài giảng về Mười Kiết Sử của Sư Giác Đẳng:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15675&pid=419063#pid419063

Thread Linh Tinh là để chia xẻ với các bạn (cho dù là Phật tử hay không) giải trí .

Cheer


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-05

[Image: vietnam.jpg]



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-06

[Image: cat-hat.jpg]



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-08

(Quora) What is an unconventional thing your parents did that you’ll pass onto your kids?

Answered by Tim Kilgallen:

I was the last of six rowdy boys my parents raised. So it’s reasonable to assume that they were tired by the time it was ok for me to be out late. They were especially concerned because I’m deaf and in some ways more vulnerable than usual. My brothers and cousins who preceded me were allowed to stay out until midnight. Mom and Dad wanted me in by 11:00. I resisted at the time, but they were reasonable people and patiently explained their concerns. We agreed on 11:30, and of course I thought that extra half hour would lead to true love and perpetual happiness.

Mom and Dad were both early morning people, as in up and dressed by 5 AM even on weekends. So they were growing weary of waiting up for one or more of us to come home on time.
That’s when Dad bought a wind-alarm clock. He set it to go off at 11:45, 15 minutes past curfew, and set it just outside their bedroom door. It was my responsibility to get home in time to shut off the alarm. And if it ever went off, my life would be over.

It worked. Several times I came in planning to shut the alarm off and sneak back out. But each time the peacefulness of the house at night overcame me and I went to bed.

And a good time was had by all.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-09

Phản biện: critical thinking

Phản biện và chê bai khác nhau như thế nào?

https://thinkingschool.vn/tu-duy-phan-bien/tu-duy-phan-bien-va-che-bai-khac-nhau-nhu-the-nao/

Thực ra ranh giới khá mong manh. Gần đây phát triển môn tư duy phản biện, càng dạy càng thấy hay, nhưng càng thách thức. Mình tạm đưa ra định nghĩa sau:

Phản biện vs. Chê bai

Phản biện: (1) dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và (2) dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá sự vật, tình huống với mục tiêu đi tìm sự thật và cải thiện chất lượng tư duy và giải pháp.
Người có tư duy phản biện cao thì thường công bằng và độc lập trong góc nhìn và tiêu chuẩn. Họ phân biệt rõ cảm xúc và lý trí, giữa niềm tin và kiến thức.


Cũng rất cần ghi chú rằng, không phải chúng ta có một vài câu hỏi, một vài ý kiến khác thì cho rằng đó là tư duy phản biện. Có góc nhìn khác chỉ là 1 điều kiện của tư duy phản biện mà thôi, biết đánh giá góc nhìn của mình và cả góc nhìn đối lập một cách khách quan, công bằng mới là phản biện. Biết nhìn nhận cái hay, cái mạnh của tư duy, quan điểm đối lập với mình mới là người có tư duy phản biện tốt. Còn cứ có ý kiến là khăng khăng mình đúng, người khác sai thì chỉ là chê bai mà thôi.


Chê bai: thì thường có mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ trích cá nhân và xoá bỏ mọi thứ. Chê bai mang tính cảm xúc, đôi khi có lập luận nhưng thường chứa nhiều nguỵ biện.
[Image: Phan-bien-vs-Che-bai-768x445.png]
Hình: So sánh tư duy phản biện và chê bai

Tình huống ví dụ

Xem xét tình huống dọn dẹp vỉa hè của Anh Hải, thì:


(1) Về góc nhìn phân tích, cần lắng nghe quan điểm của các nhóm: chính quyền, người dân có mặt tiền và sử dụng lề đường, người buôn bán trên lề đường, doanh nghiệp thuê nhà mặt tiền, người dân thành phố nói chung, người đi bộ, doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nước ngoài…


Cũng trên phương diện góc nhìn ta có thể nhìn sự việc trên góc nhì pháp luật, văn hoá, lịch sử (các công trình có yếu tố lịch sử, sự phát triển của nhà và lề đường), và kinh tế (sử dụng lề đường như 1 công cụ kinh tế, kinh tế đối với người dân buôn bán trên lề đường), xã hội (phản ứng của xã hội, hệ quả xã hội…)


(2) về tiêu chuẩn đánh giá, áp dụng 9 tiêu chuẩn (rõ ràng, chính xác, đúng đắn, chiều rộng, chiều sâu, logic, toàn diện, quan trọng, và công bằng) để xem xét các góc nhìn, lập luận, minh chứng của các nhóm trên.


Tổng kết


Có thể thấy để có thể đưa ra các ý kiến phản biện thì tư duy phản biện đòi hỏi 1 quá trình làm việc nghiêm túc, hay gọi là bền bỉ trí tuệ. Tất nhiên trong đời sống hàng ngày chúng ta thường không có thời gian và đủ năng lực để tiến hành đầy đủ các phân tích như trên. Trong trường hợp đó, người có thói quen tư duy phản biện sẽ làm gì?


– Nhận thức rằng, cần khiêm tốn trí tuệ, không phải cứ nhìn thấy 1 góc nhìn khác là khăng khăng cho là mình đúng và lớn tiếng “chửi bới”, “phê phán”. Hiểu rằng vấn đề không đơn giản, giải pháp càng không đơn giản. Ta có quyền lên tiếng nhưng cần khiêm tốn vì hiểu rằng ta cũng chỉ là 1 góc nhìn.
– Thích thú đọc và phân tích các góc nhìn khác nhau, đặc biệt là các góc nhìn đối lập trái hoàn toàn với quan điểm của mình. Nhưng tỉnh táo với tất cả các góc nhìn bằng cách áp dụng 9 tiêu chuẩn đánh giá. Rất nhiều bạn thậm chí không biết “đôi thủ” nói gì, nhưng đã lớn tiếng phản bác.
– Phân biệt giữa cảm xúc và lý trí, giữa kiến thức và niềm tin, giữa cái mình muốn và sự thật.
– Không tấn công cá nhân.
– Sẵn sàng học hỏi và thay đổi nếu thấy quan điểm của mình chưa phù hợp, chưa khoa .

Chia sẻ về phản biện và chê bai của TS. Vũ Thế Dũng








--oOo--


Phản biện xã hội

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/532-phan-bien-xa-hoi.html

(LLCT) - Theo nghĩa từ nguyên, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại(1), biện là phân tích, biện luận. Nếu gắn phản với biện có nghĩa là phân định xấu, tốt, trên cơ sở phân tích, biện luận. Theo nghĩa trên, có thể hiểu phản biện là đặt lại, xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách quan khoa học có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến trở về đúng giá trị của nó. Ban đầu khái niệm phản biện thường dùng để nhận xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, sau đó dần mở rộng ra lĩnh vực chính trị - xã hội.

Thời gian gần đây, khi phản biện xã hội được nêu ra và thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận thì đã xuất hiện nhiều sự giải thích nội hàm của khái niệm này, như:

Phản biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó(2).

Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần gũi với đời sống con người hơn(3).

Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra(4).

Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân, và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.

Phản biện xã hội là phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước... Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu...(5).

Từ nhiều định nghĩa nêu trên có thể rút ra những đặc trưng chung nhất  của phản biện xã hội như sau:

Phản biện là một hoạt động phân tích độc lập. Đây là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách quan và chính kiến của chủ thể phản biện. Mất đi yếu tố này thì phản biện sẽ giảm hoặc không còn giá trị.

Phản biện xã hội là xem xét, phân tích, lập luận các mặt khác nhau của một vấn đề để tiệm cận chân lý. Đó là đặc điểm chung giống như mọi loại phản biện khác.

Phản biện xã hội được tiến hành bởi lực lượng xã hội, thông qua các tổ chức xã hội được hình thành theo nguyên tắc tự lập, tự nguyện, tự dưỡng; hoặc được tiến hành một cách trực tiếp bởi các thành viên của xã hội.

Phản biện xã hội có tính xây dựng đối với hệ thống lãnh đạo và quản lý, nó khác với phản kháng mang động cơ chống lại sự lãnh đạo và quản lý xã hội.

Phản biện xã hội nhằm vào mọi lĩnh vực hoạt động diễn ra trong đời sống xã hội, từ khâu hoạch định đến khâu tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật, bao gồm cả sự việc liên quan đến bộ máy tổ chức và con người thực hiện.

Từ luận giải nêu trên có thể rút ra: Phản biện xã hội là sự phản ánh chính kiến của xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề ra, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có sức thuyết phục, được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chủ thể phản biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến hệ thống lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố thể chế xã hội. Hình thức phản biện xã hội tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, trình độ tổ chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử.

Để hiểu rõ hơn khái niệm phản biện xã hội, có thể so sánh với một vài khái niệm có liên quan nhưng dễ bị lẫn lộn hay ngộ nhận. Thí dụ:

l Trưng cầu dân ý(Hiến pháp 1946 gọi phúc quyết toàn dân). Trưng cầu dân ý là việc nhà cầm quyền hỏi để người dân trả lời, còn phản biện xã hội là việc để cho nhân dânnhận xét đánh giá, góp ý với người lãnh đạo và quản lý nhằm tìm ra phương án tốt nhất có lợi cho nhân dân. Với trưng cầu dân ý, nhân dân bày tỏ chính kiến (đồng ý hay không đồng ý) đối với phương án đưa ra mà không cần tranh luận, còn phản biện xã hội phải thông qua tranh luận mới đi đến quyết định đồng ý hay không đồng ý. Do đó, phản biện xã hội thể hiện trình độ phát triển cao của nền dân chủ và chỉ đạt được chất lượng tốt khi có sự chuẩn bị một cách chu đáo. Trưng cầu dân ý chỉ thật sự có tác dụng khi người dân có đầy đủ thông tin cần thiết về vấn đề được hỏi ý kiến. Nếu thiếu minh bạch thông tin, thì trưng cầu dân ý chỉ là sự trả lời phương án (đồng ý hay không đồng ý) mà người dân không ý thức được đầy đủ sự đúng - sai của phương án đã lựa chọn, không lường được những hậu quả bởi quyết định lựa chọn của bản thân mình.

l Phản bác: Phản biện có nội hàm rộng hơn so vớiphản bác. Trong quá trình phản biện có thể đi đến phản bác, nhưng phản biện không chỉ là để phản bác mà phản biện còn đi đến bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh, và khẳng định cái đúng, cái hay, cái ưu điểm trong những vấn đề được phản biện mà tác giả của nó nhiều khi chưa tự thấy rõ. Do đó, phản biện với ý nghĩa đúng đắn và toàn diện, kể cả phải sử dụng đến phương án phản bác, thì nó vẫn mang động cơ xây dựng.

lPhản kháng: Phản biện xã hội không phải là sự phản kháng mà là nhằm lựa chọn phương án tốt nhất. Phản kháng là hoạt động chống đối nhằm đả kích, gạt bỏ phương án xã hội được đưa ra, do có sự đối lập về mục tiêu và bản chất xã hội. Phản kháng không chỉ là việc đối chọi về lập luận, ý kiến, mà còn thể hiện ở nhiều hình thức khác. Phản biện xã hội và phản kháng xã hội tuy khác nhau về bản chất, nhưng đôi khi lại có quan hệ với nhau. Phản kháng xã hội có thể xảy ra nếu không làm tốt phản biện xã hội. Phản biện xã hội là một giải pháp để phát hiện mâu thuẫn và hóa giải mâu thuẫn, tạo nên sự đồng thuận xã hội, phòng ngừa nguy cơ xảy ra phản kháng xã hội. Do vậy, có thể nói rằng nếu khước từ phản biện xã hội hay không làm tốt phản biện xã hội thì sẽ tạo mầm mống cho phản kháng xã hội.

Ranh giới giữa phản biện xã hội và phản kháng xã hội có thể phân biệt về mặt học thuật, nhưng trong thực tế biểu hiện của chúng thì phức tạp hơn nhiều. Phản biện xã hội có tính xây dựng, nhưng trong những trường hợp, tình huống cụ thể bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động phản kháng, ít nhất là trong việc tập hợp lực lượng, tạo tình huống chính trị, gây áp lực dư luận xã hội.

Từ khái niệm trên cho thấy phản biện xã hội là một hoạt động không thể tiến hành một cách giản đơn, ngẫu hứng hoặc chủ quan, duy ý chí. Phản biện xã hội đòi hỏi phải có mục đích rõ ràng, đúng đắn, có trách nhiệm chính trị cao; đòi hỏi trình độ, năng lực trí tuệ và trình độ, năng lực tổ chức; đòi hỏi phải có phương pháp khoa học và phù hợp với thực tiễn. Những yêu cầu đó phải được bảo đảm bằng một cơ chế thích hợp để hoạt động phản biện xã hội phát huy tốt vai trò tích cực của nó.

Vậy cơ chế là gì? Nói đến cơ chế tức là nói đến cách thức tổ chức nội bộ và quy trình vận hành của một hiện tượng, một hoạt động. Cơ chế phản biện xã hội là toàn bộ những cách thức, phương pháp điều hành với những công cụ trong không gian và thời gian nhất định, tuân thủ xu hướng nội tại của hoạt động phản biện xã hội để làm cho phản biện xã hội đạt được mục đích của nó.

Hoạt động phản biện xã hội không thể chỉ dựa trên cơ sở đạo lý, bằng những lời khuyến cáo hoặc bằng hô hào động viên tính tự giác, mặc dù những yếu tố đó đóng vai trò quan trọng, không thể coi nhẹ, mà phải dựa trên nền tảng pháp lý mới mang lại kết quả thiết thực cho phản biện xã hội.

Cơ chế phản biện xã hội mang tính lịch sử, do đó không thể thoát ly khỏi những điều kiện thực tế cho phép để đề ra những yêu cầu quá cao không thực hiện được. Cơ chế đó phải tính đến những yếu tố thuận lợi và khó khăn, thách thức, hạn chế để đặt ra những yêu cầu khả thi. Không xây dựng được một cơ chế như vậy, hoạt động phản biện xã hội vẫn chỉ là những mong muốn, nhiều lắm thì cũng chỉ có thể tiến hành một cách tượng trưng mà thôi.
___________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 12-2014

1) Theo Hán - Việt, chữ phản gồm 5 nghĩa; 1) trái, đối lập với chữ chính; 2) trả lại, trở về; 3) nghĩ, xét lại; 4) trở, quay; 5) trái lại, phản đối, trái lại không chịu.
2) Trần Đăng Tuấn: Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: Phản biện xã hội, Nxb Đà Nẵng, 2006, tr.160.
3) Xem:Phản biện xã hội. http://www.chungta.net,
ngày 27-2-2007.
4) Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
5)Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.182-183.

PGS,TS Trần Hậu


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-09

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: Nhược điểm, khuyết điểm, yếu điểm và điểm yếu

http://cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2170:gi-gin-s-trong-sang-ca-ting-vit-nhc-im-khuyt-im-yu-im-va-im-yu&catid=100:vn-hoa-ngh-thut&Itemid=229

Trong một bài phát thanh của đài X. có câu như sau: “Đó là tấm gương soi để mỗi người soi vào đấy thấy rõ yếu điểm của mình…”. Tiếp đó lại có câu: “Để khắc phục yếu điểm đó cần phải…”. Trong một bài phóng sự khác, một nữ phát thanh viên nọ với giọng phát thanh khá mượt mà cũng đã ba lần lặp đi lặp lại một câu: “Yếu điểm của cái khóa là…” làm cho người nghe mất hết cả hứng thú, chỉ vì lỗi dùng từ sai khó chấp nhận đó!

Cụ thể là từ yếu điểm (thực ra có nghĩa là điểm quan trọngđiểm cốt yếu) trong cả hai bài báo đó đã bị dùng khá tùy tiện không đúng chỗ, khiến cho nội  dung thông tin trở nên vô nghĩa. Lẽ ra từ cần dùng chính xác ở đây phải là từ nhược điểm có nghĩa là: điểm yếu kém (hoặc chỗ kém cỏi). Bởi nhược là từ tố gốc Hán có nghĩa là yếu, kém. Ta cũng thường gặp từ tố này ở một số từ ghép khác như bạc nhược (Ví dụ: Tinh thần bạc nhược; hoặc khiếp nhược (ví dụ: khiếp nhược trước kẻ thù)… Như vậy, đối với những câu nêu ở trên, lẽ ra phải viết: “Đó là tấm gương soi để mỗi người soi vào đấy thấy rõ nhược điểm của mình…” và “Để khác phục nhược điểm đó…”; Cũng như lẽ ra phải viết “Nhược điểm của cái khóa là…”… mới đúng.

-Cần phân biệt yếu điểm của Hán Việt với điểm yếu của thuần Việt. Yếu là có mức độ, sức lực, năng lực kém so với bình thường (trái nghĩa với từ mạnh). Điểm yếu là điểm kém, tệ hại nhất. Ví dụ: “Dù Achilles là chiến binh bất bại nhưng điểm yếu của anh ta nằm ở gót chân”.

-Cũng cần tách biệt nhược điểm với khuyết điểm, đều là từ Hán Việt. Khuyết là thiếu sót. Khuyết điểm là chỗ thiếu sót. Ví dụ: “Tuy cô ấy giỏi nhưng có một khuyết điểm là quá vội vàng”. Từ nhược điểm mang hàm ý mạnh, rộng hơn từ khuyết điểm

Sở dĩ có sự lầm lẫn đó là do người biên tập đã lẫn lộn từ tố yếu gốc Hán có nghĩa là quan trọngtối cần thiết với từ yếu (từ thuần Việt) có nghĩa là đuốikém về thể lực (hoặc về năng lực).

Ta cũng thường gặp từ tố yếu gốc Hán nói trên trong không ít từ ghép Hán Việt khác như: Yếu lược có nghĩa là tóm lược những điều quan trọng nhất, cần thiết nhất (ví dụ: Binh thư yếu lược); Yếu nhân có nghĩa là người giữ vai trò quan trọng; Sơ yếu có nghĩa là kê khai sơ lược một số điểm quan trọng và cần thiết (ví dụ: Bản sơ yếu lí lịch)…

Có đi vào gốc gác nghĩa từ (từ nguyên) như vậy mới thấy rõ việc dùng lẫn lộn hai từ yếu điểm và nhược điểm (đều là những từ gốc Hán) như cả hai trường hợp đã nêu ở trên là một sự sơ xuất rất không nên có,  nhất là đối với các báo đài phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

NGUYỄN HOÀNG DUY


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-10

Tiểu Tiết Không Đáng Gây Chia Rẽ

Đa số những người có niềm tin tôn giáo tranh cãi với nhau vấn đề phù phiếm.

Nói chung, những khác biệt của chúng ta nó không nằm ở những vấn đề quan trọng, mà nó nằm ở tiểu tiết rất là nhiều. 

Bài học quan trọng trong lịch sử nhân loại là đa phần con người giữa tôn giáo này và tôn giáo kia, giữa tông phái này tông phái kia mạ lỵ, mạt sát, khinh rẻ nhau không dẫn đến vị giải thoát, không dẫn đến sự giác ngộ mà chỉ vì việc rất tầm thường: chuyện Đức Maria đồng trinh hay không đồng trinh, rồi việc Đức Phật như thế này Đức Phật như thế kia, Đức Phật có Pháp thân Báo thân hay không. Những việc đó là những nguyên nhân gây chia rẽ rất sâu xa và vốn dĩ nó không đáng.

(Sư Giác Đẳng)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=99YIf2mPXwY&abt=Ng%C5%A9+u%E1%BA%A9n


RE: Linh Tinh - LTP - Mi. - 2022-03-10

Chào aLTP,

Mi thấy thật ra bất cứ chuyện nào gây ra sự chia rẽ đều không đáng cả vì chia rẽ là mầm móng của chiến tranh, thù hận, gây lộn, hiểu lầm, đánh nhau, ghét nhau rồi không sanh ly thì cũng tử biệt, khổ đau. 

Tự dưng Mi nhớ mấy câu chuyện kịch, phim, cải lương.  Bà mẹ chàng trai hoặc cô gái khi đã không ưa đối tượng của con mình yêu thì thường tạo nên những cảnh phân ly đôi trẻ bằng những âm mưu thâm độc  Admire


RE: Linh Tinh - LTP - abc - 2022-03-10

(2022-03-10, 10:16 AM)Mi. Wrote: Chào aLTP,

Mi thấy thật ra bất cứ chuyện nào gây ra sự chia rẽ đều không đáng cả vì chia rẽ là mầm móng của chiến tranh, thù hận, gây lộn, hiểu lầm, đánh nhau, ghét nhau rồi không sanh ly thì cũng tử biệt, khổ đau. 

Tự dưng Mi nhớ mấy câu chuyện kịch, phim, cải lương.  Bà mẹ chàng trai hoặc cô gái khi đã không ưa đối tượng của con mình yêu thì thường tạo nên những cảnh phân ly đôi trẻ bằng những âm mưu thâm độc  Admire


bài giảng nêu ra khía cạnh phù phiếm của những tranh cãi không đáng có về các vấn đề tôn giáo

thường người ta tranh cãi về những thứ liên quan mật thiết đến họ , chẳng hạn như cho con học trường nào, hôm nay ăn gì ... , rồi khi không có gì để tranh cãi thì người ta lôi những chuyện phù phiếm ra tranh cãi , chẳng hạn như con chuột chạy ra từ góc tường kìa anh .... ồ không em , anh thây' nó chạy từ cửa vào  .... anh sai rồi , từ góc tường ... vậy à , từ ngoài cửa , anh thấy rõ ràng ...và họ cãi nhau đến sáng .... gần sáng thì họ làm hoà .. thôi nhé mình hoà nhé em .. vâng anh yêu . nhưng con chuột nó chạy từ góc phòng ra anh nhỉ .... ồ không em yêu ....và một ngày lại sắp qua

tôn giáo để người ta tín ngưỡng và thực hành ... không phải như con chuột từ đâu ra


RE: Linh Tinh - LTP - tuyetvan - 2022-03-10

Yeah chuyện con chuột dễ thương giống abc vậy

Remind me of Mickey mouse

Awwwwww ... So cute

223110697


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-10

(2022-03-10, 12:24 PM)tuyetvan Wrote: Yeah chuyện con chuột dễ thương giống abc vậy

Remind me of Mickey mouse

Awwwwww ... So cute

223110697

Anh abc dễ thương nhưng thương Heavy-black-heart4  không dễ .  Phải không, anh abc Biggrin ?


RE: Linh Tinh - LTP - Mi. - 2022-03-10

Dạ xin đừng có no nắng qúa vì Mi thấy con nào nhìn cũng dễ thương khi còn thở hết .  Tắt thở mới hong dám nại gần thôi  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Bác abc đưa ví dụ cực kỳ lợi hại vì Mi đọc xong chóng mẹc với con chuột của bác qúa đi thôi  Rollin.  Vẫn chưa biết ông đúng hay bà sai vì chưa biết nó từ đâu ra và sẽ đi về đâu luôn  Lol


RE: Linh Tinh - LTP - tuyetvan - 2022-03-10

Con chuột của abc sẽ đi về Disneyland

223110697


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2022-03-12

Nan Đà không phải là Ngài A Nan Đà

(Ngài Nan Đà là em cùng cha khác mẹ với Thái Tử Tất Đạt Đa, Ngài A Nan Đà (còn được gọi là Ngài A Nan) là anh em họ của Thái Tử .


Nanda (skt)

1) Hoan Hỷ: Happiness—Pleasure—Joy—Felicity. 

2) Mục Ngưu Nan Đà là tên của một vị Tỳ Kheo, nhân hỏi Phật về 11 công việc thả trâu mà biết hết thảy mọi trí tuệ của Phật: Name of a disciple, Cowherd Nanda, who enlightened after asking the Buddha about the 11 methods of taking care of a cowherd.
 
3) Thiện Hoan Hỷ Nan Đà là một vị A La Hán đệ tử của Phật, khác với ngài A Nan Đà. Ông là một trong những đại đệ tử của Đức Phật, con vua Tịnh Phạn và bà dì cũng là di mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Khi sanh ra ông có một dáng dấp vui vẻ nên được đặt tên là Thiện Hoan Hỷ. Lúc Đức Phật xuất gia thì ông thế ngôi Thái Tử của Ngài để sau nầy nối ngôi vua Tịnh Phạn. Ngay lúc ông sắp cưới nàng Sundari xinh đẹp và lên ngôi vua, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần đầu tiên kể từ ngày Ngài đắc đạo. Nan Đà gặp Phật và xuất gia gia nhập giáo đoàn. Lúc đầu ông bị vướng víu bởi những nghi nan vọng tưởng, nhưng dưới sự hướng dẫn của Phật chẳng bao lâu sau ông đắc quả A La Hán. Ngài Nan Đà cũng có dáng dấp giống y như Phật, chỉ thấp hơn Phật chừng ba tấc; ngài cũng có ba mươi hai tướng hảo của Phật, dù không toàn hảo. Vì thế khi ngài mặc áo vàng, rất nhiều khi người ta tưởng lầm ngài là Phật; cho nên Đức Phật bảo ngài nên mặc áo đen cho mọi người phân biệt được với Phật: 

(Sundarananda, an arhat, different from Ananda. He was one of the Buddha's great disciplies and younger half brother, the son of Shuddhodana and Sakyamuni's maternal aunt Mahaprajapati. He had a graceful figure and was known as Sundarananda or Beautiful Nanda. After Sakyamuni remounced the secular world, Nanda took his place as heir to King Shuddhodana. Just as he was about to marry the beautiful Sundari, Sakyamuni Buddha returned to Kapilavastu for the first time following his Awakening, and Nanda was persuaded to join the Buddhist Order. It is said that he was for some time tormented by doubts and second thoughts, under Sakyamuni Buddha's guidance, he was eventually able to fully dedicate himself to Buddhist practice and attained the state of arhat. Nanda was only three inches shorter than Buddha and had all thirty-two outstanding traits of the Buddha, though not as perfect. Thus, when he wore his golden ropes, many times Buddhists mistakenly assumed he was Buddha; therefore, the Buddha had him wear a black rope so everyone could distinguish Buddha and Nanda. )

4) Một vị khác nữa cũng tên Nan Đà, người bán sữa, đã cúng dường sữa lên Đức Phật: 

(Another Nanda, a milkman, who gave Sakyamuni milk.) 

5) Một người đàn bà nghèo cũng tên Nan Đà, dùng hết gia tài một đồng tiền mua dầu đốt đèn cúng Phật: A poor woman who used the only penny she had (could only offer a cash) to buy oil for a lamp to Buddha. 

6) Tên của một vị Long Vương: Name of a Naga King.

http://anphat.org/dictionary/detail/all/0/all/57992/nan-da/27?key=%C4%91%C3%A1