VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

Cái Chết của Ông Bà Trần Văn Chương 

http://www.lbflying.com/files/NguyenNewspaper.pdf

[Image: OB-Tran-Van-Chuong.jpg]

Ông Bà Trần Văn Chương, Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ tại triển lãm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.


[Image: OB-Tran-Van-Chuong-mo-phan.jpg]

Mộ ông bà Trần Văn Chương tại Rock Creek Cemetery, Washington D.C.




--ooOoo--

A Murder in the Family 

Behind the tragic death of a prominent Viet couple 

BY SAUNDRA SAPERSTEIN AND ELSA WALSH 
Washington 

You are my baby," Nam Tran Tran Van Chuong told her then-60-year-old son one evening in tbe summer of 1986, kissing his hand at the dinner table. 

It seemed a portrait of tranquility, after years of upheaval, for this prominent Vietnamese family. Here in Washington, the parents -- a former ambassador and his wife -- appeared reconciled with their long-wandering son. In a Roman villa, their youngest daughter, the famous, Madame Nhu (Tran Le Xuan), was safely exiled, and another daughter was teaching at a small North Carolina college. 

One week later, on July 24, the mother and her husband, Tran Van Chuong, lay dead, crumpled one atop the other in their bedroom. Their only son, Tran Van Khiem, was arrested and accused of their murders. 

The charge of patricide and matricide, a charge that Khiem vehemently denies, shocked the Vietnamese and diplomatic communities. "The end did not match the beginning," said Khiem's sister Lechi Oggeri. "For such beautiful lives, it should have been a beautiful end. The more you tell about the glories of the past, the more horrible the end becomes," 

In passionate public letters and a six-hour telephone interview from St. Elizabeth's Hospital here, where he is being examined by psychiatrists, Khiem has talked of a global conspiracy that has come to focus on him. And he has alleged a conspiracy of a more intimate nature as well. Khiem said his sister Oggeri and her sons-in-law have conspired to paint him as a murderer to gain control of his parents' $650,000 estate. From her villa outside Rome, Madame Nhu has come to ber brother's aid, charging in a telephone interview that her sister Lechi (pronounced Leechee, Lệ Chi) Oggeri has been "excited" by "agents provocateurs." 

Oggerl's husband, Etienne, said of Khiem, "He is a mad dog barking. And we don't want to bark back."

Everyone in Hanoi, the haut monde, knew that Tuesday "was the day of Madame Chuong's salon," Oggeri recalled of the days when she was growing up. It was a particular honor to be invited to Madame Chuong's, for she was famous for her beauty. 

When Ngo Dinh Diem became prime minister in 1954 and then the nation's president in 1955, Chuong was named Vietnam's ambassador to the United States. His wife became Vietnam's permanent observer at the United Nations. 

Their daughter was married to Diem's brother Ngo Dinh Nhu, who many believed was the power behind the president. Her saber-tongued comments won her the name, "Dragon Lady." 

Half a world away in Washington, Chuong and his wife, cultured and dignified, were deeply concerned about growing reports that their dream of a free South Vietnam was disappearing under the oppressive hand of Diem and their daughter, who were cracking down on their opponents and restricting individual freedoms. 

In August 1963, Chuong and his wife, in pro test of the Catholic Diem's brutal clashes with Buddhists, resigned. Madame Nhu, in a countercharge, claimed that her parents were fired for conspiring to overthrow the Diem regime. She publicly called her father a coward. 

Along with the political chasm dividing the members of the family, there were several intrafamily feuds, one of which centered on Khiem's sister Lechi. 

Many in Vietnam believed that legislation banning divorce, introduced by Madame Nhu, was aimed directly at Lechi, who wanted to obtain a Vietnamese divorce and marry a Frenchman. When Lechi refused to be deterred, the Frenchman was arrested and expelled. Lechi slit her wrists and drove to the palace complex. She says she never intended to commit suicide; it was an attempt, she says, to impress her sister with her plight. 

Etienne Oggeri, Lechi's husband who now lives with her in North Carolina, says that he was wrongly arrested and expelled and that his wife was virtually imprisoned in the hospital. He says it was a conspiracy by Khiem, who wanted to control Lechi's fortune. 

One year later, on Nov. 2, 1963, while Madame Nhu was traveling in the United States, her husband and President Diem were assassinated. Madame Nhu left the United States to live in exile in Rome. Only Khiem remained in Vietnam, a political prisoner jailed for the next three years. 

Khiem, the only son, played a minor role on the public stage occupied by the rest of the Tran Van Chuong family. 

"My brother was not satisfied, "said Tran Van Do, Chuong's brother, who now lives in Paris. Chuong, he said, was upset with his son's apparent lack of success, his failure to get a regular job, his two divorces. When Madame Nhu summoned her brother in 1954 to be a palace spokesman, the family hoped that Khiem would join the family ranks in more than name. It was not to be. 

After leaving the spokesman's job, Khiem worked as a lawyer and served in quasi-government positions for the next several years. He said he was appointed to the national legislature and assumed a position on the board of directors of the strategic hamlet program, a plan to isolate peasants from the communist Viet Cong. 

In telephone conversations and letters, Khiem repeatedly described these roles as pivotal. "I was an important man," he said, comparing his position to that of U.S. Defense Secretary Caspar Weinberger. 

Khiem lived an extremely comfortable life during his sister's reign in Saigon. Servants, a Mercedes and driver, tiger shoots, women -- all were at his disposal. Former CIA director William Colby recalls frequently "chatting" with Khiem at the local horse riding club where Khiem was president. 

The good life for Khiem suddenly shattered, though, in 1963 when he was imprisoned for three years after the coup. In 1968, Khiem moved to Washington to live with his parents. Khiem, then in his 40s, enrolled in law classes at George Washington University and completed a translator’s course at Georgetown University but family members .and friends say Chuong and his wife became disgruntled. Once again, their son was focusing his energies on women and parties; they were supporting him, and academics and finding a job took a poor second place. 

On April 6, 1972, the Washington Post published a letter from Khiem criticizing the sending of American troops to Vietnam. ". 

The letter devastated his father. Chuong ordered his son to leave, and Khiem, who missed his old life in Paris, returned willingly. "I was fed up with the U,S.," Khiem said.

'I was an important man,’ the son claims. 

In 1977, Chuong and his wife wrote new wills, replacing 1969 wills that bequeathed a house in Vietnam to Khiem. In the new wills, Oggeri got the entire $650,000 estate. 

The 1977 document, witnessed by, a lawyer and their housekeeper, did more than disinherit Khiem. It said: "Khiem bad behaved most of his life like an exceptionally ungrateful and bad son, and has been too often to his parents a great source of worries and deep sorrow. Such behavior cannot be forgotten and forgiven, in a traditional Vietnamese family."

The telephone call to Khiem in Paris came on Christmas Eve 1985. Madame Chuong was calling from Washington. Would Khiem come home, she wanted to know, to care for her and his father? They were old and sick and needed him. 

"At the beginning it was all right," Etienne Oggeri said of Khiem's arrival at the family home. "He had respect for his mother and father. Then Khiem started to talk politics, try to impress (his father) .... Khiem said Diem was right. The father said the regime was rotten, a dictatorship. They were fighting, fighting, fighting." 

Khiem, of course, has his own recollections of; those months. They "adored," he said of his parents. 

On July 23, the night before the ambassador and his wife were found dead of asphyxiation, Madame Chuong made three quick calls to Oggeri, according to court records. At 9:19 p.m., she called to tell her daughter that there had been "a strong argument" at dinner, then abruptly hung up, saying she believed that someone was listening on the line, according to public documents filed by the prosecutors. 

One minute later she called again, the documents state, telling Oggeri that life in the house with Khiem "was unbearable. Your brother is very disrespectful. Very violent. And we cannot stand it." At dinner that night, Khiem "had been hitting at an imaginary person, as though he was slapping someone in the air in a threatening manner. Madame concluded, 'And I am afraid for your father.’ 

The final call came at 9:56 p.m. This time she sounded "less frightened, more in control," the documents state. She explained that she had told Khiem to go back to France, that she and his father would increase his $300-a-month allowance to $500. According to the documents, Madame Chuong then told her daughter, "And now, he seems to be appeased." 

Oggeri says that Madame Nhu tried to get her to change her version of the night's events. The prosecution's theory of the deaths rests on one simple notion: greed. Shortly before he killed his parents, Khiem discovered that he had been disinherited in the 1977 wills, former prosecutor William Pease told a District of Columbia Superior Court hearing Commissioner. 

Faced with no job and little money Khiem destroyed the original wills, prosecutors believe; an empty manila folder marked "wills" was allegedly found by police in the parents' home. Unknown to Khiem, though, a copy was kept in another locked file cabinet, according to Pease. 

However, prosecutor Paul Howse, who replaced Pease, may never tryout this theory in court. 

Along with the wills, police say, they found a wealth of other letters and writings that show that separate and apart from his workaday chores in his parents' house, Khiem may have created his own private world in which he is a powerful and potent figure at the center of a global conspiracy. 

Since his arrest, Khiem has written letters to newspapers and a 800 page manuscript titled “The Israeli Plot Against Ngo Dinh Diem, Ngo Dinh Nhu, John Kennedy, and Robert Kennedy and Me.”· A diary he kept for 15 years has been seized by investigators.

The documents prompted prosecutors to seek mental examinations for Khiem after he rejected an insanity defense, and psychiatrists at St. Elizabeth's in September told Chief Judge Fred Ugast that Khiem was not competent to stand trial, a finding that could weigh heavily with the judge when he decides this issue. 

Khiem's lawyers, Michele Roberts and Mark Rochon, have disputed the competency finding and told the judge recently that Khiem wants to stand trial. 

On the morning his parents were found dead, according to documents filed in court, he warned of an assassination plot in a letter to President Reagan. 

"You are lucky because I know who will kill you and why they will kill you . . . . The only way to stop them is hence a book, and the only person capable to write this book is I." 

Khiem stridently denies that he is insane and has claimed repeatedly in court and in interviews that his hospitalization is further proof that conspirators -- he mentions Oggeri's two sons-inlaw -- want to silence him. 

Madame Nhu agrees with her brother's contention that someone is trying to quiet him. She adds that she believes her parents died of natural causes. "They [members of the legal system] have decided to finish with him," she said. "He knows things about the U.S." 

Madame Nhu now wishes that everyone would leave the family alone. "This is a family affair," she said, ending the interview. 

Washington Post 


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

Năm hình ảnh trước cửa Tử
Tác giả: Hòa Thượng Rastrapal
Hải Trần dịch Việt [1]

*******

Lời Tựa:
Quote:Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều [2] là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung, tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó, người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó, dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng, nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những “ảo tưởng” đó tuy khó tin nhưng có thật. Nhiều năm trước đây, là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali).
Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.

Tỳ kheo Rastrapal
-oOo-
Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả.

Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Ðức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh, và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Ðức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Ðức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông, và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ.

Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: “Ngừng lại! Ngừng lại!”. Nghe vậy, chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Ðức Phật.

Ðức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng, và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Ðức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội, vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.

Trong Tam Tạng Kinh Ðiển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc, vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh, và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau:
Quote:[i]“Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam,
tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam,
vimanam devalokamhi nimittam panca dissare.”
[/i]

Có nghĩa là:
“Ai bị đọa xuống Ðịa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường, năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối.” [3]

Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên.

-oOo-

Sau đó không lâu, tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy, tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia, khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu, có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi, và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.

Ðến nơi, tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây, giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến.

Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ “Phật – Pháp – Tăng, Vô thường – Ðau khổ – Vô ngã” và “Từ – Bi – Hỷ – Xả”. Thế rồi, tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Ðể nhìn ông ta cho rõ, ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn, cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay.

Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến, và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện, nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được.

Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới, tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính. Khi ngừng tụng, tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh, cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả.

Khoảng 11:30 tối, đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Ðạo tràng, nơi Ðức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Ðạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới.

Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có, tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh. Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó, vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ.

Theo như lời kệ, tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng, tôi cảm thấy với đức tin trong sạch, ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa.

Một lúc sau, tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: “Ông có thấy mắt không?” thì được trả lời rằng: “Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót.”

Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu, vì khi tôi hỏi con ma còn đó không, ông nói con ma đã biến mất. Ít lâu sau, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ.

Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa, tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó, ông bị kiệt sức rất nhiều.

Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú, nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài, tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này, ông trả lời rằng không thấy gì cả.

Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau, tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng, ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra, nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong, tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.

Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm.

Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý, tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không, và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng.

Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không, thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó, ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa.

Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết. Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi, cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta.

Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy, chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa, tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi, hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy.

Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý, nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối. Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế, e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng, cả hai biến mất.

Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: “Ðừng lo nữa, tôi không chết đâu.” Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng.

Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ, nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người, quay trở về chùa, đi tắm, ăn sáng, và sau cùng lên giường chợp mắt.

Khoảng 10:30 sáng, nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.

Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường, tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi, và khi đến nhà ông Chowdhury, tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Ðó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh.

Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không, nhưng ông ta không thấy gì cả.

Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng 86 tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.

Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: “Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa.”

Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi, nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy.

Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao, tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này, nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.

Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: “Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi.” Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo, tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ.

Ðây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: “Thôi, tôi đi dây.” Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn.

Tôi bèn nâng đầu và vai ông, còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo, tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.

Thế rồi, ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy, vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông.

Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong, trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó, ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông.

Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau, cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh, tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại.

Cả nhà không một tiếng khóc. Ðó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.

-oOo-

Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta).

Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Ðó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng, sau này, ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Ðó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm.

Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối, trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.

-oOo-

Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế, bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục.

Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán.

Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la [3]. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi.

Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời.

Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.

Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Ðó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca), và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng, và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả.

Niết bàn là đích cuối cùng do Ðức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng, ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn, chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.


Chú thích:
[1] Lời người dịch: Nguyên bản “Five Visions of a Dying Man”, tác giả Hòa Thượng Rastrapal, thuộc loạt sách Lá Bồ đề, số 150 (Bodhi Leaves No. 150) do Hội Ấn tống Kinh sách Phật giáo (Buddhist Publication Society) tại Tích Lan xuất bản, năm 2000.
[2] Lời người dịch: Chiều thứ tư thuộc về thời gian, ba chiều kia là chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. Thế giới chúng ta đang sống có ba chiều. Theo giả thuyết, nếu được sống trong không gian bốn chiều, chúng ta có khả năng đi ngược về quá khứ hay tiến thẳng đến tương lai rất dễ dàng.
[3] Lời người dịch: Tỳ kheo Tịnh Ðức bình luận thêm rằng nếu người hấp hối thấy máu, đâm chém hoặc hình ảnh nào có sắc thái giận dữ thì sẽ tái sinh trong cõi A-tu-la. Có hai loại A-tu-la (Asuras): A-tu-la Thiên và A-tu-la thọ khổ.
-oOo-
Vài điều sơ lược về tác giả:
Hòa thượng Rastrapal hiện đang dạy thiền và là vị trụ trì tại Trung Tâm Thiền Học Quốc Tế (International Meditation Centre) tại Bồ đề Ðạo tràng (Bodh Gaya), thuộc Ấn độ.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

Cách Giúp Người Sắp Chết Trong Giờ Phút Lâm Chung

Khi một người bị bệnh đang dần dần chết một cái chết tự nhiên, các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến của họ có thể giúp cho những đối tượng tốt xuất hiện trong thị lực của người sắp lâm chung ấy. 



Khi biết chắc rằng người bệnh không thể hồi phục được, 

  1. họ sẽ dọn dẹp phòng và khu vực quanh đó cho thật sạch sẽ và cúng dường hương hoa lên Đức Phật (bàn thờ Phật). 

  2. Ban đêm, toàn bộ căn phòng phải được thắp sáng. Họ sẽ khuyên người sắp chết hình dung đến cảnh hương hoa, đèn nến đã được cúng dường đến Đức Phật nhân danh họ và yêu cầu người ấy hoan hỷ với thiện sự này. 

  3. Họ cũng sẽ đọc những bài kinh Paritta (kinh Bảo-hộ) lúc mà tâm người bệnh vẫn có thể nghĩ đến những đối tượng thiêng liêng. 

  4. Người thân không nên cảm thấy thất vọng và người săn sóc họ cũng không nên để lộ vẻ u sầu. 

  5. Việc đọc kinh và cúng dường hương hoa không chỉ làm vào giây phút cuối cùng trước khi người ấy chết, mà phải được thực hiện trước đó nhiều ngày. 
Chỉ như vậy người sắp chết mới được thấm nhuần trong những ý nghĩ về thiện nghiệp cúng dường Đức Phật và giáo pháp, ngửi được mùi hương ngào ngạt của những bông hoa, nghe được những âm thanh của pháp bảo, hay những lời dạy của Đức Phật trong vài ngày.

Như vậy, khi giây phút lìa đời đến gần, vào lúc người bệnh đang nhìn thấy ánh sáng và hoa quả cúng dường trước Đức Phật, ngửi mùi hương trầm ngào ngạt, nghe những lời pháp bảo, thì tử tâm sẽ phát sinh trước khi những đối tượng này biến mất. 


Vì lẽ đó những tư duy thiện của giây phút cuối cùng này thuộc về thiện nghiệp, người chết chắc chắn sẽ tái sinh vào những cảnh giới tốt. 

Bởi thế các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến phải có trách nhiệm giúp cho những đối tượng thiện xuất hiện đến tâm người sắp chết trong lúc họ vẫn còn khả năng hướng tâm mình vào những đối tượng này. 


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=21862&pid=392223#pid392223
Post #8



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

Cám ơn bạn Ếch cưng đã cho LTP cái Like ở post #948 trên .

Post #948 là cách các bạn Phật tử  có thể giúp thân nhân, bạn bè của mình trong những ngày họ cận kề cái chết .  Thiển nghĩ các bạn Công giáo và các bạn theo các tôn giáo khác có thể dựa vào lời dạy của Ngài Thiền sư Ledi Sayadaw để giúp thân nhân của mình về Thiên đàng.

  1. Dọn dẹp phòng và khu vực quanh đó cho thật sạch sẽ và cúng dường hương hoa đèn nến lên bậc Chí Tôn .

  2. Ban đêm, toàn bộ căn phòng phải được thắp sáng. Họ sẽ khuyên người sắp chết hình dung đến cảnh hương hoa, đèn nến đã được cúng dường đến Đức Chí Tôn nhân danh họ và yêu cầu người ấy hoan hỷ với thiện sự này. 

  3. Đọc những bài kinh lúc mà tâm người bệnh vẫn có thể nghĩ đến những đối tượng thiêng liêng. 

  4. Người thân không nên cảm thấy thất vọng và người săn sóc họ cũng không nên để lộ vẻ u sầu. 

  5. Việc đọc kinh và cúng dường hương hoa không chỉ làm vào giây phút cuối cùng trước khi người ấy chết, mà phải được thực hiện trước đó nhiều ngày.



RE: Linh Tinh - LTP - Ech - 2021-10-31

Tui nhớ có đọc đâu đó một bài viết về dọn mình chết của người công giáo, có nhiều thứ giông giống trong bài viết anh posted nên thấy thích thú.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

(2021-10-31, 03:40 PM)Ech Wrote: Tui nhớ có đọc đâu đó một bài viết về dọn mình chết của người công giáo, có nhiều thứ giông giống trong bài viết anh posted nên thấy thích thú.


Hay quá !  LTP được biết cũng như thấy các vị tu hành các tôn giáo hoà đồng làm bạn với nhau, không hằm hè gườm gườm nhìn nhau như vài bạn ở VB  Rollin Rollin Rollin
Cheer


RE: Linh Tinh - LTP - phai - 2021-10-31

(2021-10-31, 03:35 PM)LeThanhPhong Wrote: Cám ơn bạn Ếch cưng đã cho LTP cái Like ở post #948 trên .

Post #948 là cách các bạn Phật tử  có thể giúp thân nhân, bạn bè của mình trong những ngày họ cận kề cái chết .  Thiển nghĩ các bạn Công giáo và các bạn theo các tôn giáo khác có thể dựa vào lời dạy của Ngài Thiền sư Ledi Sayadaw để giúp thân nhân của mình về Thiên đàng.

  1. Dọn dẹp phòng và khu vực quanh đó cho thật sạch sẽ và cúng dường hương hoa đèn nến lên bậc Chí Tôn .

  2. Ban đêm, toàn bộ căn phòng phải được thắp sáng. Họ sẽ khuyên người sắp chết hình dung đến cảnh hương hoa, đèn nến đã được cúng dường đến Đức Chí Tôn nhân danh họ và yêu cầu người ấy hoan hỷ với thiện sự này. 

  3. Đọc những bài kinh lúc mà tâm người bệnh vẫn có thể nghĩ đến những đối tượng thiêng liêng. 

  4. Người thân không nên cảm thấy thất vọng và người săn sóc họ cũng không nên để lộ vẻ u sầu. 

  5. Việc đọc kinh và cúng dường hương hoa không chỉ làm vào giây phút cuối cùng trước khi người ấy chết, mà phải được thực hiện trước đó nhiều ngày.

Tôn giáo khác tôi không biết nhưng CG cũng có những nghi thức để dọn đường cho người đang lâm chung mà anh, đâu phải dựa vào lời dạy của Ngài Thiền Sư.

Nói chung, 5 điều trên nếu dựa trên common sense thôi cũng nên làm thay vì ngồi ỉ ôi than khóc.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-10-31

(2021-10-31, 04:06 PM)phai Wrote: Tôn giáo khác tôi không biết nhưng CG cũng có những nghi thức để dọn đường cho người đang lâm chung mà anh, đâu phải dựa vào lời dạy của Ngài Thiền Sư.

Nói chung, 5 điều trên nếu dựa trên common sense thôi cũng nên làm thay vì ngồi ỉ ôi than khóc.

Nếu các bạn CG có lời dạy hướng dẫn rồi, các bạn cứ thế thực hành .   Cheer

Thanks-sign-smiley-emoticon


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-02

Nghệ Thuật Khen Ngợi

From a comment on Quora by Murphy Barrett:

I don’t do it often, but I have sometimes given a gal a compliment and seen that smile. Because that’s my only motivation, just to pay her a compliment, and I think that comes across.

The first time it happened I was entirely by accident, to. I was in a grocery line and the clerk said something to me that I just didn’t hear because she had the most startlingly blue eyes. Similar to Alexandra Daddario. She asked me if I was okay and I kind of blurted, “Yeah, sorry, your eyes are lovely and I got distracted, what did you ask me?”

Her whole face lit up.

------------
(Quora) Why do men so often mistake a woman's friendliness and politeness for flirtation?

Answered by Murphy Barrett:

I know the popular answer here is “wishful thinking”, and yes, that plays a role. However, and I know this may surprise many women, the world is a very hostile place for men. Women get sympathy just by being women. Men get sympathy…ah who am I kidding, that never happens.

Men are often treated with suspicion, scorn, mistrust, and ridicule. For a man the very act of needing help means he forfeits any right to that help. Men are assumed to always be the aggressor in everything. A woman once tried to murder me, and the cops wanted to arrest me instead. I helped a lost child find her mother, and despite me coming up to the police and mother she still acted like I was trying to abduct her daughter.

And women, you know that thin you do when you see a man and you run a threat assessment to see if you can outrun him and if he gives off violent or rapey vibes?

Yeah. Men do that too, except with the proviso that if he means us violence, not a single soul will come to our aid. You at least can try to find some big strong fella to help you, if you’re unable to physically defend yourself. Men don’t have that option.

So as a matter of course men don’t usually receive a lot of positive attention. If he doesn’t have a few close friends or family in his life, he may receive no positive attention.

In light of that it should be easy to understand why you treating him like a human being and showing him common courtesy may be misread as interest. Because nobody is that nice to him.

Hell, I do have people from whom I get positive attention in life, and yet I still feel happy thinking about a time nine years ago when an old woman wolf-whistled me at a convention because I was dressed in a snazzy cosplay, or four years ago when the cute clerk at the hardware store said I had  pretty eyes.

I want you to really think about that. I have people who treat me well in life, and still those two moments stand out to me years later. That poor guy with nobody? If you were to actually give him a compliment it would probably make his year.thinking”, and yes, that plays a role. However, and I know this may surprise many women, the world is a very hostile place for men. Women get sympathy just by being women. Men get sympathy…ah who am I kidding, that never happens.


Men are often treated with suspicion, scorn, mistrust, and ridicule. For a man the very act of needing help means he forfeits any right to that help. Men are assumed to always be the aggressor in everything. A woman once tried to murder me, and the cops wanted to arrest me instead. I helped a lost child find her mother, and despite me coming up to the police and mother she still acted like I was trying to abduct her daughter.

And women, you know that thin you do when you see a man and you run a threat assessment to see if you can outrun him and if he gives off violent or rapey vibes?

Yeah. Men do that too, except with the proviso that if he means us violence, not a single soul will come to our aid. You at least can try to find some big strong fella to help you, if you’re unable to physically defend yourself. Men don’t have that option.

So as a matter of course men don’t usually receive a lot of positive attention. If he doesn’t have a few close friends or family in his life, he may receive no positive attention.

In light of that it should be easy to understand why you treating him like a human being and showing him common courtesy may be misread as interest. Because nobody is that nice to him.

Hell, I do have people from whom I get positive attention in life, and yet I still feel happy thinking about a time nine years ago when an old woman wolf-whistled me at a convention because I was dressed in a snazzy cosplay, or four years ago when the cute clerk at the hardware store said I had pretty eyes.

I want you to really think about that. I have people who treat me well in life, and still those two moments stand out to me years later. That poor guy with nobody? If you were to actually give him a compliment it would probably make his year.



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-04

(2021-10-31, 04:06 PM)phai Wrote: Tôn giáo khác tôi không biết nhưng CG cũng có những nghi thức để dọn đường cho người đang lâm chung mà anh, đâu phải dựa vào lời dạy của Ngài Thiền Sư.

Nói chung, 5 điều trên nếu dựa trên common sense thôi cũng nên làm thay vì ngồi ỉ ôi than khóc.

Thumbs-up4

Anh phai nói đúng .

5 điều kiện trên thực sự là common sense . Tuy Phật giáo có thiên kinh vạn quyển, nhưng tất cả những lời Phật dạy rất dễ hiểu vì không có gì gọi là thần bí, hoàn toàn common sense .

Cái khó là vì thành kiến, chúng ta coi thường common sense, và ngưỡng mộ phù phép, khó hiểu, hoang tưởng .  Thế là chúng ta rơi vào tà giáo rất dễ dàng.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-04

Nguyệt Cầm - Thái Thanh (Cung Tiến Sáng Tác).wmv




Nguyệt Cầm - Cung Tiến _ Khánh Hà




Nguyệt Cầm - Trần Thái Hòa





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-05

Khát Nước

.,. phàm phu mình giống như con bò khát nước. Càng khát nó càng đi tìm nước uống mà nó uống nhằm nước muối. 

Mình thỏa mãn dục trần bằng cách mình đi uống nước muối. 

Thí dụ như tôi thích cái đó quá, tôi về tôi ngủ mà cứ nhớ hoài, thế là tôi tìm mọi cách để tôi có nó. Mà khi có nó rồi một là nó đày mình, mình tưởng mình làm chủ nó mà thật ra nó làm chủ mình. 

Có cô Phật tử nói với tôi, mua chiếc xe mới về mỗi lần đi shopping mall ra là đi nhễu một vòng coi có ai cọ quẹt trầy xước gì không mới nổ máy, mà má mình thì cả ngày đi làm về mình còn không coi má có bị gì hông.



Phật tử

Mình chỉ là Phật tử khi mình thắp nhang chư Phật, mình nhớ mình là Phật tử thôi. Khi mình buồn vui mình không nhớ đến Chánh Pháp. Hoặc mình có cái bậy vô cùng là mình cứ tưởng tu là phải vô chùa. Hoặc có nhiều người vui lắm nghĩ hành thiền là để về già mới hành thiền. 

Đó là những suy nghĩ cực kỳ tầm bậy. 

Thật ra tuổi trẻ là tuổi tu thiền tốt nhứt. Đó là lúc tâm sinh lý của mình đều ở trạng thái very, very ok. Có nạp là nạp lúc đó, chớ còn yếu rồi, các vị đây toàn dân sung sướng chắc không biết cái vụ sốt mà không có thuốc uống thì mới biết. 

Có lúc tôi ở cái chùa xa, ba ngày bốn ngày không có thuốc uống. Tôi chỉ uống bằng cỏ mực đâm uống. Mà nó không chịu hạ, mà sốt cách nhật. Đang nằm mê man vầy mấy sư bạn tới rờ rờ hỏi đỡ hôn, rồi pha cho ly nước đường. Uống xong nước đường thấy khỏe, đi ra thì chóng mặt, yếu quá. Có điều hết sốt phấn khích quá. Đi, đi mà cái đầu nặng hơn cái chưn, mà mấy ngày nay đâu có đi vòng vòng, mình nhớ. Đang đi tự nhiên buồn ngủ. Tui nhớ kinh nghiệm vậy đó, đang đi tự nhiên buồn ngủ, thôi đi về phòng. Trước khi nó sốt là nó bắt đầu bằng cái buồn ngủ, nó làm cho mình lừ lừ, lừ lừ, mà lúc đó là nó lên đó, cặp thủy vô là nó lên liền, 40, 41 độ. Bác sĩ nói baby chịu sốt cao hơn mình, chớ mình sốt quá mình chết đó. Trời ơi nó mê man. 

Các vị biết lúc đó cái tâm mình thấy Phật nó yếu xìu hà, không có thấy gì hết! 

Truyện Chí Phèo Thị Nở của Nam Cao đó, nhiều lúc tưởng mình là Chí Phèo . Có được bát cháo hành, không phải đơn giản! 

Sa môn ngộ lắm, có lúc được người ta hầu như đế vương, cho ăn còn quỳ lạy, có lúc còn thua thằng ăn mày!


Hồi Hướng và Phước Được Cho Không Biếu Không

Trưa này có một đám tang, sư trụ trì kêu tôi giảng. Tôi có nhắc lại định nghĩa chữ hồi hướng thôi. Tôi muốn noí rằng mình muốn nhận được phước hồi hướng của người ta thì lúc còn sống phải có cái lòng mình ok, sẵn sàng. Quan trọng lắm. Giống như mưa thì không phân biệt, đất, cỏ thấm nhưng chỗ miếng plastic thì không thấm nước mưa được. Miếng plastic không thấm vì nó đã không sẵn sàng. Hồi mình còn sống, lòng mình không sẵn sàng thì khó lắm. 

Tôi nói này các vị hoan hỷ. 

Tính theo giờ ở Mỹ bây giờ có rất nhiều chùa đang làm khóa lễ đại chúng, kể cả Bắc Tông. Họ đang làm lễ, đang cầu nguyện “Nhất thiết giới chúng sanh...” trong đó có mình rồi, mà vì cái lòng mình không sẵn sàng. 

Đêm hôm đang ngủ mà cảm thấy lòng cô độc lẻ loi thì nhớ là bên VN đang trai tăng, người ta đang tụng Kinh ở bển “Chúng sanh ba giới bốn loài ...” trong đó có mình rồi. 

Cái lòng mình bất cứ lúc nào chỉ cần biết đang có người hồi hướng đến nhất thiết chúng sanh là trong đó có mình rồi. Cho nên lúc nào, tôi nói là every time trong ngày, lúc nào mình muốn có phước cũng được hết. Mình biết hiện giờ là đang có rất, rất là nhiều người đang hồi hướng cho mình, 24/24 chớ tôi không nói là 12 hay 18/24 trên trái đất hình bầu dục này. 

Tôi dám nói như vậy. 

Đó là chưa nói những người tu tại gia. Họ đi làm về tối họ cũng tụng, cũng hồi hướng cho mình. Có đó mà lòng mình không có nhận. 

Cho nên bất cứ lúc nào mình muốn là có thêm phước, free, phước free đó. 

Phước free là sao? 

Tức là mình nghĩ bây giờ người ta đang hồi hướng cho mình là tự nhiên mình vui. Mà rất nhiều người chớ không phải một hai người. Trong đó có những vị hòa thượng ngồi thiền rồi họ xả cho mình; 

Mà mình không nhận vì sao? 

Vì lòng mình là một miếng plastic mưa xuống không rớt vô được. 

Lúc sống mình tập mở lòng ra thì lúc chết mình mới mở lòng ra được.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=urvWVuSlw_M&abt=%C4%90%E1%BA%A1i+kinh+s%C6%B0+t%E1%BB%AD+h%E1%BB%91ng


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-05

Giờ thứ 25

Xét cho cùng, kiếp người chỉ là một sự tuần hoàn dựa trên lý thuyết về một ngày, bao gồm 24 giờ. Trong cái chu kỳ tuần hoàn cả về sinh học lẫn cơ học đó lại được đặt trên một lý thuyết khác, nói theo ngôn ngữ bình dân là “tứ khoái”, bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi, làm tình và bài tiết.

Tùy theo quan niệm của mỗi người, vòng tuần hoàn đó diễn ra để mỗi người “được” hưởng trong 24 giờ đối với những kẻ lạc quan. Bi quan thì nhìn kiếp người “bị” trói buộc trong cai vòng luẩn quẩn này và hoàn toàn không thể nào dứt bỏ được.

Thế cho nên mới nảy sinh lý thuyết về “Giờ thứ 25” xuất xứ từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Rumani, Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992). Tác phẩm ra đời năm tại Paris, năm 1949, dựa vào bối cảnh đầy biến động của cuộc thế chiến thứ hai tại Châu Âu.


[Image: Constantin-Virgil-Gheorghiu-1916-1992.jpg]
Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992)

Chuyện bắt đầu tại ngôi làng nhỏ có tên Fantana, xứ Rumani, thuộc Đông Âu. Đôi tình nhân Moritz-Suzanna quyết định thoát ly gia đình vì người cha địa chủ giàu có của Suzanna không chịu nhận Moritz, một bần nông, không một mảnh đất cắm dùi. 

Cũng may có Trian, một nhà văn, thương tình giúp đỡ nhưng nghịch cảnh đầu tiên Moritz phải đương đầu là tên trưởng đồn cảnh sát có ý ve vãn Suzanna. Hắn đẩy Moritz đi lao động đào kinh nhưng trong danh sách lại ghi anh là gốc người Do Thái. Trưởng đồn cảnh sát thảo một văn thư lạnh lùng:

"Chúng tôi hân hạnh xin gởi theo đây do lính hộ tống, hai tên: Marcou Goldenberg, tấn sĩ luật, ba mươi tuổi, và Moritz Ion, nông dân, hai mươi tám tuổi, phạm luật, chiếu theo lịnh trước về việc bắt sung công và đem vào trại giam, những người Do-thái hay người tình nghi trong làng chúng tôi"

Tại trại tập trung, Moritz và một nhóm người tìm đường trốn sang Hungary. Những người chạy trốn lo được giấy tờ để sang Mỹ nhưng số phận của Moritz lại hẩm hiu, ở Budapest  anh bị tình nghi làm gián điệp cho Rumani. Anh chịu nhiều trận đòn của cảnh sát chỉ vì anh tình thật khai báo: chẳng có ai gửi anh sang Hungary.

“… Anh rờ mặt thấy râu ra dài và cứng. Máu đặc dính khắp cả râu, tóc, lông mày. Rờ đến đâu, máu khô bể ra từng mảnh, nhám như đất khô. Anh le lưỡi liếm môi, đôi môi sưng vù và đau nhức như mụt nhọt sắp vỡ. Răng anh cũng làm anh nhức nhối thêm. Nhưng hiện giờ, anh bị mất hết bốn cái răng. Hôm trước, anh khạc nó ra với máu, như nhả hột trái cây, khi bị đánh một thoi ở quai hàm. Hôm ấy, hàm anh cũng làm đau nhức xốn xang, như cách nhức nhối hôm nay. Anh tự nói thầm: "Nếu họ còn đánh mình gãy răng nữa thì mình làm sao nhai bánh mì!". Anh không còn sức đưa lưỡi rà xem có mất cái răng nào nữa không...”

Cuối cùng, Moritz có tên trong danh sách những người bị chính quyền Hungary giao cho Đức quốc xã. Đúng ra, đó là cuộc “buôn người” được thực hiện qua một thông báo của chính phủ Hungary:

“Hội đồng Tổng trưởng vừa nhóm kín đã chấp thuận cấp giấy thông hành và điều kiện du lịch dễ dàng cho những dân thợ Hungary nào muốn đi qua nước Đức làm việc chuyên môn về kỹ thuật trong các xưởng kỹ nghệ. Số thợ Chính phủ cho hưởng điều kiện dễ dàng hiện tạm thời định là năm chục ngàn người”.

Số phận của Moritz lại bước qua một ngã rẽ bất ngờ khi một viên Đại tá người Đức  nhìn anh và quả quyết anh thuộc giống thuần chủng Aryan, một giống dân anh hùng theo quan niệm về nhân chủng học của Đức quốc xã. Đại tá Miller thuyết trình trước một nhóm sĩ quan:

“Anh này thuộc về nhóm dân Germain có tên là "Dòng Anh hùng". Dòng này có nhiều nhứt chừng tám trăm người. Tổ tiên họ di cư từng đoàn, từ miền tây nam nước Đức, trong khoảng năm 1500-1600. Họ là dân Đức chánh tông và vẫn giữ được nguyên vẹn huyết thống, mặc dầu bị mọi áp lực nặng nề, trong thời gian lịch sử. Chủng tộc này có một bản năng sinh tồn mà sức người không bì kịp. "Dòng Anh hùng" mà trong đó có người thanh niên đứng trước mặt các bạn đây, chứng tỏ bản năng sinh tồn kiên cường của dân Đức chúng ta. Duyên cớ gì khiến cho tổ tiên anh này, từ ba bốn trăm năm, chỉ cưới vợ đồng chủng, trong lúc chung quanh họ có biết bao nhiêu đàn bà quyến rũ hơn. Đó là bản năng sinh tồn, tiếng gọi của huyết thống đã tránh cho gia tộc này khỏi phạm trọng tội tạp chủng. Suốt đời lịch sử, gia tộc này không bao giờ cưới gái khác chủng tộc. Và bởi duyên cớ duy nhứt ấy, nên sau bốn thế kỷ, anh trai trẻ này mới còn được giống y hệt tổ tiên anh. Thử nhìn tóc chắc và mịn của anh. Tóc giống y hệt như tóc của "Dòng Anh hùng" cách đây bốn thế kỷ, mà ta còn thấy trong di hài tàng trữ đến ngày nay. Không thể lầm lẫn với loại tóc nào khác được và người sành sẽ nhận ra tức khắc”.

Kết quả là Moritz trở thành dân Đức “thuần chủng” và được đưa vào phục vụ trong đội quân mật vụ SS của Đức, điều mà chính anh không thể nào tưởng tượng được. Từ một người nông dân Rumani, trốn sang Hungary, được “bán” sang Đức và trở thành người thuộc giống dân thuộc “dòng anh hùng” của dân Đức.

Trước khi rời Suzanna anh đã có hai con, vì nghĩ rằng hai người không còn cơ hội gặp lại nên Moritz đã kết hôn với một cô y tá người Đức và có một đứa con. Công việc hàng ngày của anh là dẫn tù binh người Pháp đi xây dựng một chiếc cầu. Họ thuyết phục anh trốn sang vùng người Mỹ kiểm soát.  

Quân Nga chiếm đóng làng Fantana, họ hãm hiếp đàn bà, nhiều người đàn ông bị xử bắn và số còn lại nhiều người trốn vào rừng kháng chiến. Mẹ Moritz bị giết chết vì đã cứu mục sư Koruga, cha của nhà văn Traian. Vợ anh, Suzanna, trốn khỏi làng với các con.

Số phận của nhà văn Traian cũng hẩm hiu khi anh trốn thoát đến vùng kiểm soát của Mỹ chỉ vì anh là công dân Rumani. Traian được chuyển tới trại giam của Mỹ và tại đây anh gặp lại Moritz. Người Mỹ không tin Moritz mặc dù chính anh đã dẫn đám tù binh người Pháp trốn trại.

Moritz cũng gặp lại ông bác sĩ cùng trốn với anh từ trại giam Roumani sang Hungary, sau đó ông đi Hoa Kỳ và trở thành trung úy quân y của Mỹ. Ông bác sĩ rất quý anh nhưng không giúp gì được ngoài việc cho đồ ăn và thuốc lá.

Traian tuyệt thực phản đối trưởng trại cho mang xác mục sư Koruga mà không cho anh theo dự để xem ông có được làm phép theo Chính thống giáo không. Phóng viên Mỹ đến thăm, họ đưa Traian đi nơi khác để che dấu vì sợ chàng sẽ nói lên sự thật.

Traian tuyệt thực, họ đưa anh vào nhà thương điên, anh làm nhiều đơn từ họ không xét. Traian chống lại nền văn minh máy móc, theo anh, nó tiêu diệt con người. Khi chàng được thả ra khỏi nhà thương điên, Traian thản nhiên đi ra cổng chính, đến hàng rào kẽm gai. Lính gác bắn hai phát súng, phát thứ hai khiến Traian ngã gục. Anh đã tự ý đi tìm cái chết.

Nhân vật Traian, chính là người viết cuốn “Giờ thứ 25”. Theo nhà văn, đó là giờ mà mọi sự cứu rỗi đều trở nên vô vọng, dù có Đấng cứu thế cũng không không thể cứu vãn được. Giờ thứ 25 không phải là “giờ chót” mà là “giờ kế tiếp sau giờ cuối cùng”. Đó là ngày tàn của xã hội văn minh Phương tây.


[Image: Gi-th-25-b-n-d-ch-ti-ng-Vi-t.jpg]
“Giờ thứ 25”, bản dịch tiếng Việt

Cuốn tiểu thuyết luận đề thể hiện niềm sợ hãi sự diệt vong của loài người, hậu quả do xã hội kỹ thuật máy móc mang lại. Một xã hội máy móc, tôn sùng kỹ thuật có nguy cơ tận diệt nhân loại. Traian đã từng phân tích:

“Con người sẽ bị lôi cuốn vào xã hội kỹ thuật trong nhiều năm dài đăng đẵng. Họ sẽ không bị chết trong xiềng xích tù đày. Xã hội kỹ thuật có thể tạo đủ tiện nghi, nhưng không phát sinh được tâm hồn trí óc. Mà không trí óc thì không có thiên tài. Một xã hội không có thiên tài sẽ đi lần đến chỗ diệt vong. Xã hội kỹ thuật đã chiếm địa vị của xã hội Tây phương và sắp chiếm cả hoàn vũ, cũng sẽ bị tiêu diệt nữa”.


“Người nô lệ thời cổ, người "nô lệ nhân lực", bạn của tên "nô lệ kỹ thuật", bị người La-mã và Hi-lạp xem như một sức mạnh mù quáng, một động vật vô giác. Họ cũng bị bán, bị mua, bị biếu làm quà, và bị giết chết được. Họ chỉ được đánh giá theo sức mạnh của bắp thịt, và khả năng làm việc thôi. Cũng giống với một thứ tiêu chuẩn giá trị mà ta dùng ngày nay cho tên "nô lệ kỹ thuật".


(hết trích)

Moritz, Traian, Koruga đều là những nạn nhân của xã hội máy móc, những con người vô tội nhưng đã phải cam chịu nhiều oan khiên đầy đọa vô cớ. Moritz là người thể hiện thân phận bi đát nhất của con người ở vào thời đại máy móc. Giá trị của con người đã xuống thấp đến mức không còn gì cả.

Bốn ngày sau Traian chết, Moritz nhận được thư của Suzanna, nàng kể lại những ngày gian truân, bị quân Nga hãm hiếp nhiều phen, có đứa con với chúng, nàng xin tha thứ. Moritz được gọi đi Nuremberg xét xử nhưng cuối cùng được tha về xum họp với vợ con.

Trong một bức thư gửi qua hội Hồng thập tự, Suzanna đã kể hết mọi chuyện thầm kín cho Moritz. Thư có đoạn viết:

“Quân Nga bắt được em, chúng cho các con bánh mì, kẹo và quần áo, bốn ngày sau em bị bệnh thì một bọn lính Nga tông cửa vào nhà tìm đàn bà con gái, chúng bắt em và cô con ông chủ nhà mới mười bốn tuổi, chúng bắt tụi em uống rượu và cưỡng hiếp chúng em cho đến sáng.
 …  

Em kể lại cho anh nghe chuyện ấy vì em không muốn dấu anh điều gì, em ngất xỉu khi tỉnh dậy thì các con khóc như ri, đêm sau bọn lính trở lại hãm hiếp chúng em. Hôm sau em trốn xuống hầm nhưng chúng cũng tìm được và lại làm chuyện tồi bại như mọi khi, hai tuần liên tiếp dù trốn ngoài vườn, bên những nhà lân cận chúng cũng đều tìm được em và cưỡng hiếp em trước mắt các con. Em định tự tử cho xong nhưng nghĩ tới các con, nếu em chết chúng sẽ bơ vơ xứ lạ nên bỏ ý định quyên sinh nhưng khi ấy em tự coi như đã chết rồi.”

(hết trích)


[Image: Gi-th-25-b-n-d-ch-ti-ng-Anh.jpg]
“Giờ thứ 25”, bản dịch tiếng Anh

Ở đoạn cuối của “Giờ thứ 25”, chúng ta hãy đọc đoạn văn Virgil Gheorghiu mô tả cảnh  đoàn tụ gia đình của Moritz:

“Rốt cuộc, rồi Moritz cũng được ra khỏi trại giam. Anh đã vắng mặt mười ba năm trường. Trong khoảng thời gian ấy, anh bị giam cầm trong hàng trăm trại giam của nhiều quốc gia. Hiện giờ anh đã tìm được vợ con.

“Lúc ấy đã mười giờ tối. Đêm sum họp đầu tiên. Moritz ăn xong, ngồi chống tay trên bàn, ngó con cái.

“Petre, thằng đầu lòng, được mười lăm tuổi rồi. Moritz ngó nó một hồi lâu. Anh giụi mắt để chắc ý rằng anh không chiêm bao. Và anh không thể làm sao tưởng được nó là con trai anh. Thằng Petre mặc bộ đồ Mỹ, vải xanh; nó hút thuốc và cũng có cặp mắt giống cha.

“Thằng Petre cũng vậy, nó không làm sao tin được người đàn ông ốm yếu, tóc hoa râm, ngồi trước mặt nó, mà từ trước đến giờ nó không hề thấy, lại là cha đẻ nó. Nhưng đã ở chung một nhà, nó kiếm cách làm thân, nói:

- Tôi sẽ nói chuyện với chủ tôi, và không chừng ông sẽ kiếm chỗ cho ba làm trong hãng.


“Moritz ngó qua thằng Nicolae, đứa con thứ của anh. Nó giống Suzanna, cũng trắng hồng và có cặp mắt dịu dàng như nhung.

“Anh ngó tới đứa thứ ba, lên bốn tuổi. Nó không thuộc con anh. Suzanna có thai nó với quân lính Nga. Song Moritz đã tha thứ cho nàng, vì không phải lỗi nơi nàng.

“Moritz châm điếu thuốc khác, thuốc của Petre mới tặng anh nguyên gói, để mừng anh mới về.

(hết trích)

Còn Suzanna đứng giữa phòng một hồi, không biết làm gì. Đoạn nàng lại ngồi tại bàn ăn, đối diện với chồng. Nàng biết Moritz mệt mỏi, nhưng không dám bảo anh đi ngủ. Nàng tự thấy có lỗi nhiều về các sự việc đã xảy ra. Chồng nàng bị bắt, bị đày trong trại giam bao nhiêu năm, cũng tại nàng. Lại còn chuyện quân Nga cưỡng hiếp nàng, lỗi cũng tại nơi nàng. Vì thế, nàng không dám nhìn cặp mắt Moritz và cũng không dám mời anh đi ngủ.

Bây giờ các con đã ngủ rồi, Suzanna ngước mắt ngó chồng, gặp lúc Moritz đang ngó nàng. Bốn mắt gặp nhau, quyện lấy nhau hồi lâu, như không thể rời được. Anh lên tiếng hỏi, “Phải cái áo em mặc đêm đó hay không?”

Moritz ngó chiếc áo dài xanh, cổ hở, mà Suzanna đã mặc đêm cha nàng đánh chết mẹ nàng, chiếc áo nàng mặc lúc anh dẫn nàng về nhà cha mẹ, nhưng mẹ anh không chịu chứa, anh phải dẫn tới nhà mục sư Koruga xin ở đậu căn phòng gần nhà bếp.

Lúc đầu, Suzanna chỉ có cái áo độc nhất này. Suốt mấy tuần lễ, nàng chỉ mặc cái áo dài xanh ấy, ban đêm phải cởi ra để dành. Về sau, nàng may được thêm mấy cái khác. Nhưng chỉ có cáo áo này, nàng cho là đẹp hơn hết, và chồng nàng cũng thích nó nhứt.

Nàng không thay đổi nhiều. Mặt hơi nhăn, da mất vẻ tươi thắm, tóc đã phai, giống màu chỉ gai, bộ ngực hơi xệ. Nhưng nàng vẫn như xưa. Moritz không bao giờ nghĩ sẽ gặp được Suzanna như ngày trước, nàng Suzanna ở làng Fantana của anh. Mười ba năm, ví như một thời gian… tạm cho thuê! Cả hai ra ngoài đi dạo và đến nằm trên một thảm cỏ xanh…


“- Em cũng như lúc nào! Không thay đổi gì hết, vẫn còn là Suzanna của anh, như hồi trong vườn làng Fantana. Làm cách nào em giữ được nguyên vẹn như vậy?

- Anh nói không đúng! Em già rồi. Chỉ có anh không thay đổi mà thôi.

Suzanna dang ra. Moritz ôm sát nàng lại:

- Em cũng dang ra như lúc xưa. Dường như không có mười ba năm xa cách chút nào!

Nàng cũng có cảm tưởng như thế về Moritz.

“Như thuở nọ, anh cũng vòng tay ôm ngang lưng nàng, anh cũng ôm siết nàng vào lòng, và hôn hít lấp miệng nàng đến ngộp thở. Nàng cũng cảm thấy ngực anh đè nặng nàng như cái áo giáp. Tất cả đều giống như thuở nọ.

Suzanna nói:

- Anh thơm mùi cỏ làng Fantana quá! Anh còn giữ mùi cỏ mùi rơm ấy luôn… Em chỉ nhớ đến anh mà thôi. Em xin thề. Ngày đêm em nhớ đến anh luôn, với tất cả tâm hồn em. Em xin thề với anh. Anh là vừng đông, là mặt trời, là chồng yêu quý của em. Chỉ một mình anh mà thôi".


(hết trích)

Moritz biết anh là mặt trời, là vừng đông của nàng và nàng chỉ tưởng nhớ đến anh và chờ đợi anh. Moritz thấy những gì xảy ra trong mười ba năm ấy đã vụt tan biến mất, vợ chồng anh nay đã sum họp và một tương lai rực rỡ hiện ra trước mặt họ là cuộc đời.

Khi hai người trở về nhà trong niềm hạnh phúc của đêm tái ngộ thì đoạn kết tưởng chừng như có hậu lại bước sang một ngõ cụt. Quân đội Mỹ đến nhà nhắc nhở ngày mai cả gia đình sẽ họp lại để đi đến… một trại tập trung. Họ giải thích:

“Vì biện pháp chính trị, các ngoại kiều miền Đông Âu châu đều bị giam giữ, bởi mấy xứ này đang gây chiến tranh với các nước Đồng minh Tây phương. Nhưng không sao đâu, các người sẽ sống sung sướng trong trại, ăn uống như dân Mỹ. Chỉ là một sự đề phòng thôi. Đừng sợ gì hết, không ai bắt bớ các người đâu!”

Moritz nghĩ thầm, mới tự do chỉ được có mười tám giờ, bây giờ phải vô trại giam trở lại. Lần này không phải bị bắt vì là dân Do thái, dân Rumani, Hungary hay Đức mà vì là kiều dân của một xứ Đông Âu. Nước mắt Moritz lại tuôn trào khi giờ thứ 25 đã đến. Anh nói với vợ con:

“Ba lúc nào cũng sẵn sàng. Từ mười ba năm nay, ba dời chỗ từ trại giam này đến trại giam khác biết bao nhiêu lần rồi, nên lúc nào ba cũng sẵn sàng. Rồi các con cũng sẽ tập quen với mấy trại giam. Ba thương hại cho các con, song làm đàn ông, ai ai cũng phải chịu vậy, vì từ rày về sau, họ chỉ thấy toàn là trại giam, hàng rào dây kẽm gai, và đoàn xe nhà binh có hộ tống… Khổ cho thân ba! Vừa được thả mới có mười tám giờ! Biết đâu ba lại không có lấy một giờ tự do trước khi chết?”


[Image: Phim-Gi-th-25.jpg]
Phim “Giờ thứ 25”


http://chinhhoiuc.blogspot.com/2019/09/gio-thu-25.html



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-05

Mỗi Ngày Có 24 Giờ - Giờ thứ 25 Nghĩa Là Gì ?

Giờ thứ 25 có 2 nghĩa:

1/ "Quá muộn rồi", không thể làm gì hơn được nữa .
2/ Tên cuốn sách và film về Đệ Nhị Thế Chiến .

-------------------------------

Cám ơn Lan đã vào đọc và cho Like .

Cheer


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-11-05

Cá trong suốt, cyanogaster-noctivaga

[Image: Cyanogaster-noctivaga.jpg]