VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-02-29

Lan chưa đi ngủ sao?  LTP sắp sửa đi ngáy khò khò.

:dance:


RE: Linh Tinh - Bella - 2020-02-29

(2020-02-29, 12:25 AM)LeThanhPhong Wrote: Lan chưa đi ngủ sao?  LTP sắp sửa đi ngáy khò khò.

:dance:

Hi chào anh LTP, Lan chưa ngủ được anh...Vì cuối tháng rồi nên Lan cần làm thêm chút tổng kết của tháng trong mỗi tháng đó....Mấy lúc này Lan ít vô đây để nói chuyện với anh, không biết anh có khỏe không? Nhưng dù không được chat với anh thường xuyên, Lan vẫn nhớ tới anh hoài, mong là anh cũng không quên Lan nha. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4 Cheer

À quên, nếu anh ngủ rồi thì Lan chúc anh có giấc ngủ thật ngon, thật đẹp và sẽ được diện kiến Đức Phật để nghe lời Ngài giảng Pháp nha.

Thân mến
NhỏLan.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-02-29

(2020-02-29, 01:49 AM)Bella Wrote: Hi chào anh LTP, Lan chưa ngủ được anh...Vì cuối tháng rồi nên Lan cần làm thêm chút tổng kết của tháng trong mỗi tháng đó....Mấy lúc này Lan ít vô đây để nói chuyện với anh, không biết anh có khỏe không? Nhưng dù không được chat với anh thường xuyên, Lan vẫn nhớ tới anh hoài, mong là anh cũng không quên Lan nha. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4 Cheer

À quên, nếu anh ngủ rồi thì Lan chúc anh có giấc ngủ thật ngon, thật đẹp và sẽ được diện kiến Đức Phật để nghe lời Ngài giảng Pháp nha.

Thân mến
NhỏLan.

Cám ơn Lan.  Chúc Lan có một cuối tuần an vui hạnh phúc với gia đình.

Mến,
LTP


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-02

Người viết mướn
Tiểu Tử

Ở chợ Plateau thành phố Abidjan, thủ đô cũ của xứ Côte d’Ivoire - Bờ biển Ngà, Phi châu, ai cũng biết ông già viết mướn đó. Người ta gọi ông là  “l’écrivain chinois” (“ông Tàu viết mướn”).

Xứ Côte d’Ivoire - thuộc vùng Phi Châu da đen, ngày xưa là thuộc địa của Pháp. Dân bản xứ đi học bằng tiếng Pháp. Và vì họ gồm nhiều bộ tộc, mỗi bộ tộc nói một thổ ngữ, nên họ phải dùng tiếng Pháp để hiểu nhau. Về sau, khi đã độc lập rồi, trường vẫn dạy bằng tiếng Pháp và ngôn ngữ chánh trong dân gian vẫn là tiếng Pháp. Những người ít học hay thất học thì nói ” tiếng bồi “, nghĩa là tiếng Pháp không đúng văn phạm. Mấy bà buôn bán ở chợ Plateau nói trên thuộc vào thành phần này. Nhiều bà có con cái “đi làm ăn” ở Pháp hay ở Bỉ, lâu lâu cần xin gì hay cần nhắn gì, họ phải nhờ người khác viết cho cái thư. Ngoài ra, có nhiều người cần viết đơn từ thưa gởi nhưng không đủ trình độ để viết đúng từ ngữ hành chánh nên nhờ viết dùm. Do đó mới có cái nghề viết mướn.
Ở khu chợ Plateau, trước đây, chỉ có một người đàn ông trung niên bản xứ làm nghề này. Anh ta hành nghề dưới hàng hiên khu phố nhìn qua chợ, nằm cách chợ một con đường. Chỗ hắn ngồi là một bức tường nhỏ nằm giữa hai cửa hàng bán radio của người Libanais.  “Dụng cụ” của anh là cái máy đánh chữ loại xách tay đặt trên bàn gỗ nhỏ. Anh ngồi trên ghế thấp vừa tầm với cái bàn, nhưng vì lớn con chân dài, nên khi đánh máy, anh phải cho hết hai chân xuống dưới bàn đưa thẳng về phía trước lòi ra một khúc, trông như  ôm cái bàn vào lòng! Còn “khách hàng”, thì hoặc đứng hoặc ngồi xổm cạnh hai bàn chân to xù mang dép Nhựt của hắn, tỉ tê kể những gì mà họ muốn để trong thư.

Anh ta gõ máy bằng hai ngón tay nhưng khá nhanh, khách kể đến đâu hắn gõ theo đến đấy. Đánh xong thư, khách hàng đưa cho hắn mảnh giấy nhỏ trong đó có ghi rõ địa chỉ của người nhận thư, hắn lấy trong ba lô để dưới chỗ ngồi một phong bì có dán tem sẵn, đánh máy địa chỉ, cho thư vào rồi le lưỡi liếm keo dán lại. Khách hàng chỉ cần cho thư vào thùng thư đứng ở góc đường gần đó. Dĩ nhiên, khi hắn tính tiền, hắn tính cả tiền giấy, phong bì, tem… Thư gởi đi Pháp hay đi Bỉ đều cùng một giá. Cho nên đã thành lệ, sau vài câu chào hỏi, khách hàng cứ đặt tiền trước lên bàn rồi đợi hắn sửa bộ kéo bàn vào lòng với cái máy đánh chữ lúc nào cũng “ngậm” sẵn một tờ giấy, là bắt đầu tỉ tê kể lể… Còn đơn từ thì hắn dùng phong bì không có tem, bởi vì khách hàng mang tay đến nộp thẳng cho cơ quan liên hệ. Loại “đơn từ” này, hắn vẫn lấy bằng giá với “thư nhà”, bởi vì, theo hắn giải thích, viết cho hành chánh khó gấp mấy lần viết cho thân nhân. Bớt con tem nhưng thêm nhiều công suy nghĩ!

Một hôm, có ông già Á đông, ốm nhom, già khú, đi lang thang với điếu thuốc trên môi, ngang qua đó nghe tiếng đánh máy lọc cọc nên tò mò đứng lại nhìn. Đợi anh đen làm xong công việc, ông già mới chào hỏi làm quen. Anh đen rất ngạc nhiên vì ông ta nói tiếng Pháp rất trôi chảy rành rọt, không giống những người Á đông mà anh đã từng gặp hay quen biết. Ông già ghé đít ngồi lên bệ thềm gần đó, hỏi:

– Ông làm nghề gì vậy?
Anh đen nhăn răng cười:
– Viết thư giùm người ta, người ta trả tiền. Ông không thấy bà hồi nãy cầm phong bì đi sao?
– Thấy. Nhưng mà hồi nãy hai người nói với nhau bằng thổ ngữ nên tôi không hiểu.
Ngừng một chút, ông già lại hỏi:
– Làm ăn có khá không?
– Ối! Cũng tạm được.
Hắn chỉ qua bên chợ:
– Khách hàng của tôi là mấy bà buôn bán ở bên kia. Họ không biết chữ, mà con cái họ thì đi làm công bên Pháp bên Bỉ hết. Thành ra, ngày nào cũng viết giùm vài cái thư, lai rai… Với lại ở xứ này, người ta hay thưa gởi kiện cáo lắm nên có công việc làm hoài!

Rồi hắn nhìn ông già từ đầu đến chân:
– Còn ông? Ông làm nghề gì ở đây?
– Già quá đâu có ai mướn. Ở không, đi lang thang.
Anh đen lại nhìn ông già ra vẻ tội nghiệp:
– Rồi lấy gì sống?
– Sống nhờ con. Con gái ở nhà làm nem. Thằng em nó đạp xe đi bán. Khá chật vật!
– Ông người Tàu hả ?
– Không. Tôi người Việt Nam.

Nói xong, ông già thở dài. Tội nghiệp cho cái xứ Việt Nam của ông! Nhược tiểu đến mức độ mà người dân khi ra ngoại quốc cứ bị thiên hạ gọi là người Tàu!
Ông già đưa bao thuốc lá mời anh đen:
– Hút một điếu chơi.
– Cám ơn. Tôi không biết hút thuốc.

Ngừng một chút, anh ta hỏi:
– Nhà ông ở đâu?
– Ở tuốt trên Cocody, gần nhà thờ.
– Xa quá há. Rồi ông đi bằng gì xuống đây ? Xe buýt hả?
– Đi bằng xe đạp. Đạp xuống thì dễ, đạp về leo dốc mới mệt!

Anh đen lại nhìn ông già một lúc, mới nói:
– Ông nói tiếng Pháp rành quá mà không đi làm việc cũng uổng.
– Già như tôi thì còn làm được gì?
– Tuổi tác ăn nhập gì, trình độ văn hoá mới cần chớ!

Ông già hít mấy hơi thuốc, suy nghĩ. Một lúc sau ông hắng giọng rồi hỏi:
– Ông thấy tôi làm cái nghề viết mướn được không?
Anh đen nhăn răng cười hớn hở:
– Được chớ! Được chớ!

Rồi đề nghị:
– Ông cứ ngồi kế bên đây! Đừng ngại gì hết! Cả khu Plateau chỉ có một mình tôi làm nghề này. Có thêm ông càng vui.

Thấy dễ dàng quá, ông già đứng ngẩn ra, chưa kịp nói lời nào thì anh ta nói tiếp:
– Vậy, sáng mai ông đem máy đánh chữ ra, nghen.
– Tôi không có máy đánh chữ. Tôi viết tay được không?

Giọng anh đen hơi xìu xuống:
– Ồ… Cũng không sao. Cứ ra đây đi, rồi tính.

Ông già mừng rỡ, bắt tay anh đen, nói  “Cám ơn! Cám ơn! Ông tốt bụng quá!”, rồi đi xăng xớm về chỗ để xe đạp trước ngân hàng gần đó, mở khoá lấy xe phóng lên đạp đi mà nghe như vừa được bơm vào người thêm nhiều sinh lực!

Mấy hôm sau, ông già xin được của hội nhà thờ một cái bàn và ba cái ghế bằng nhôm loại xếp được để đi pique-nique. Ông mua một mớ giấy viết thư, phong bì, tem, bút bi rồi đạp xe đạp chở bàn ghế đến ngồi cạnh anh đen, hành nghề viết mướn. Buổi sáng đó, trước khi rời nhà, ông lẩm bẩm: “Bữa nay đúng là một ngày đẹp trời!”.

Ông già ngồi đã ba hôm, chẳng có một ai đến nhờ viết ! “Khách hàng” cứ nhờ anh đen. Thấy vậy, anh ta an ủi :
– Đừng buồn. Từ từ rồi sẽ có khách. Tại ông không có máy đánh chữ nên người ta không biết đó thôi!

Một hôm, có hai bà cùng đến một lúc. Anh đen tiếp một bà rồi nói với bà kia :
– Nếu bà gấp thì bước qua ông đồng nghiệp của tôi đây, ổng giúp cho. Ổng viết tay, nhưng cần gì! Viết tay hay đánh máy cũng vậy thôi! Điều cần thiết là viết làm sao cho người đọc hiểu.

Bà khách ngần ngừ một lúc rồi bước qua ngồi lên cái ghế xếp trước mặt ông già. Như thông lệ, bà ta đặt tiền lên bàn rồi bắt đầu kể lể bằng thứ tiếng Pháp không có văn phạm. Ông già ngồi chống cằm, lắng tai nghe.

Thấy ông viết mướn không viết gì hết, bà khách ngừng kể, lấy làm lạ nhìn ông:
– Sao ông không viết?
– Thưa bà, tôi đang nghe bà kể đây.

Bà ta chỉ anh đen:
– Sao kỳ vậy? Ông làm không giống anh này! Với anh ta, khi tôi bắt đầu nói là anh ta bắt đầu gõ. Còn ông thì không nhúc nhích gì hết!

Ông già phì cười, giải nghĩa chầm chậm:
– Xin lỗi. Tôi phải nghe bà kể hết những gì bà muốn nói cho người con của bà, rồi tôi mới sắp xếp câu văn để viết. Bà biết không, viết thư phải viết cho mạch lạc thì người con của bà mới hiểu được hết cái ý của bà, bà hiểu không?

Bà khách ngần ngừ rồi gật đầu. Ông già đốt điếu thuốc, nói tiếp: “Bây giờ, xin bà kể lại. Từ từ kể lại, tôi nghe”. 

Bà khách liếc nhìn ông rồi nhìn vội xuống hai bàn chân của bà, thấp giọng kể… Bà khổ lắm, buôn bán ế ẩm, con dâu mang bầu đứa thứ năm gần sanh mà cứ đau rề rề, mấy đứa cháu nội đi mót khoai mót củ nhưng không đủ ăn. Bà đã gởi ba cái thư xin tiền thằng con, xin nó thương vợ thương con của nó nheo nhóc, chắc thư đã đi lạc nên không thấy hồi âm, bà khổ lắm, không biết thằng con ở bên Pháp còn sống hay đã bị cái gì rồi… Bà khách ngừng kể, kéo ống tay áo lên lau nước mắt.

Nghe xong, ông già viết mướn, chừng như xúc động, làm thinh hít mấy hơi thuốc dài. Bà khách len lén nhìn ông rồi lại nhìn xuống chân của bà, hai bàn chân cùi đày nằm trong đôi dép cao su rách bươm lấm lem bùn đất. Bà đợi. Suy nghĩ một lúc, ông già mới lấy giấy viết. Lâu lâu, ông ngừng lại nhìn xa xăm qua chợ nằm phía đối diện như để tìm chữ tìm câu. Rồi lại cuối đầu viết tiếp.

Viết xong, ông hỏi:
– Bà cần tôi đọc lại không?

Bà khách chớp chớp mắt, lắc đầu. Bà đưa cho ông địa chỉ của người con, ông chép lên phong bì đã dán tem, cho thư vào dán lại rồi trao cho bà khách. Bà cầm thư lật qua lật lại nhìn như thiếu tin tưởng, rồi đứng lên làm thinh đi về hướng thùng thư đứng ở góc đường. Ông già nhìn theo, lòng nghe chơi vơi như chính ông đang đi gởi thư cho thằng con…

Ngày nào ông già viết mướn cũng mang đồ ra ngồi cạnh anh đồng nghiệp đen, nhưng không phải ngày nào ông cũng có khách. Lâu lâu, có dư người thì anh đen “đẩy” qua cho ông. Anh ta nói đùa : “Đồng nghiệp mà! Phải giúp nhau chớ!”. Ông cười chua chát: “Cám ơn! Cám ơn! Nhờ lòng tốt của anh mà tôi cũng vớt vát được một hai người”.

Một hôm, anh đen bỗng hỏi:
– Hồi trước ông làm gì ở Việt Nam?
– Buôn bán.
Ông không muốn nói hồi đó ông là chủ hai nhà thuốc tây, khá giàu.
– Rồi tại sao ông đi qua đây vậy?
– Tại làm ăn không được. Tại… tại nghèo.
Ông không muốn nói  “cách mạng” đã tịch thâu tài sản của ông, gia đình ông sống cầu bơ cầu bất ở vùng kinh tế mới, vợ ông chết ở trên đó, ông và hai đứa con trốn về thành phố sống chui như bầy chó hoang, ăn nhờ ở đậu…

– Bộ ông có quen ai bên này hả?

Đến đây thì ông già không giấu giếm gì hết:
– Đâu có. Tôi đâu có quen ai. Tôi nghe nói nhà nước Côte D’ Ivoire dễ dãi và tốt bụng nên tôi viết đại một lá thư dài gởi thẳng cho ông tổng thống, trong đó tôi kể hết hoàn cảnh bi đát của tôi. Tôi viết mà không có hy vọng gì hết.

– Ồ… Tại ông không biết chớ tổng thống Houphouet của tụi này rất bình dân và thương người lắm!
– Bây giờ thì tôi biết. Bởi vì sau bức thư của tôi, tôi nhận được visa và luôn vé máy bay cho ba cha con tôi nữa. Chuyện thật khó tin.

– Gì mà khó tin? Tổng Thống tụi này hay làm những “cú” ngoạn mục như vậy lắm ! Chắc ông viết thư cũng phải hay lắm nên mới làm xúc động “Le Vieux” (“Ông Già”).

Ở Côte d’ Ivoire, dân chúng thương tổng thống Houphouet nên khi nói chuyện với nhau họ gọi ông là “Ông Già” một cách trìu mến.

– Hồi đó tôi viết giống như tôi muốn than thở với một người nào đó để cho vơi nỗi thống khổ của mình, chớ đâu dè. Nhận được giấy tờ, tôi như trên trời rớt xuống!
Đến đây, ông già không nói rằng ông đã bán mấy chiếc nhẫn cất giấu từ sau trận nhà nước đánh tư sản, để chạy lo vô hộ khẩu của người bà con xa, rồi chạy lo chiếu khán xuất cảnh v.v… Ông chỉ bảo:
– Hồi qua đến phi trường Abidjan, cha con tôi không biết đi đâu ở đâu. Tôi phân trần với chánh quyền sở tại, họ điện thoại gọi hội  “Anciens d’ Indochine”. Nhờ hội này giúp nên tụi tôi mới có căn nhà nhỏ ở Cocody và chút vốn làm nem đi bán dạo, sống lây lất tới bây giờ…

– Tôi nghe nói người Việt Nam tỵ nạn ở Pháp ở Mỹ nhiều lắm. Bộ ông không có bạn bè bà con định cư ở các xứ đó sao?
– Có chớ.
– Sao ông không viết thư cho họ? Kẻ đi trước giúp người đi sau là sự thường mà.
Ông thở dài, hít mấy hơi thuốc rồi mới nói:
– Tôi có viết thư chớ. Chỉ viết thăm thôi và báo tin rằng tôi đã đến Côte d’Ivoire. Nhưng không thấy ai trả lời hết.
– Có lẽ không đúng địa chỉ chăng?
– Đúng chớ! Nếu không đúng nó phải được trả về, bởi vì tôi có ghi rõ địa chỉ người gởi mà. Hồi ở Việt Nam người thân của họ cho tôi địa chỉ và tin tức, nói họ bây giờ ổn định và khá lắm.
– Ờ… Sao vậy há?
– Chắc họ sợ tôi xin tiền…

Ông cười khẩy một tiếng nghe như  muốn khạc ra một cái gì chận ngang cổ họng, một cái gì vừa cay đắng vừa nhờm tởm. Ông nhớ lại hồi thời “vàng son”, bạn bè bà con của ông tới lui nhà ông ăn nhậu hà rầm, trong số đó có nhiều người đã được ông giúp đỡ cưu mang. Vậy mà bây giờ… Ông hít một hơi thuốc thật sâu rồi nhả khói ra từ từ làm khoảng trống trước mặt bị mờ đi, giống như ông muốn xoá bỏ trong đầu hình ảnh của mấy thằng bạn bè mấy người bà con mà ông vừa nhớ lại… Anh đồng nghiệp da đen suy nghĩ một lúc lâu rồi nghiêng người qua vỗ vai ông vài cái nhè nhẹ, một cử chỉ an ủi tầm thường như vậy mà ông già viết mướn bỗng thấy nó đẹp vô cùng. Ông xoay người qua bắt tay anh đen, không nói gì hết, nhưng ông chắc chắn rằng anh bạn đó hiểu là cái cám ơn của ông già Việt Nam lưu vong…

Một hôm, bà khách hàng đầu tiên của ông già viết mướn mang biếu ông hai trái xoài Caméroun (loại xoài xứ Caméroun ngon nổi tiếng vùng Phi Châu Da Đen), vừa cười vừa nói:
– Tôi cám ơn ông. Nhờ cái thư của ông mà thằng con của tôi hồi tâm. Nó gởi tiền về, kèm theo một cái thư dài. Nó nói nó đọc thư của ông nó khóc quá ! Nó lạy lục xin tôi tha tội cho nó. Nó nói là nó có vợ và một con ở bên Pháp nhưng nó thề sẽ gởi tiền về đều đặn để nuôi tụi này… Tôi vui quá! Vui quá!

Bà ta nói một hơi, nói thứ tiếng Pháp “ba xí ba tú”, nhưng trong giọng nói nghe đầy xúc động. Nói xong, bà kéo ống tay áo lên lau nước mắt. Ông già nhớ lại cách đây hơn mươi bữa, bà cũng kéo áo lên lau như vậy sau khi kể lể sự buồn khổ của bà. Thì ra, cái vui cái buồn vẫn giống nhau ở giọt nước mắt !

Ông già mỉm cười :
– Tôi viết mướn, bà trả tiền, có gì đâu mà bà cám ơn?
– Không nhờ cái thư của ông, không biết tụi này còn khổ sở đến đâu. Cám ơn! Cám ơn!
Nói xong, bà đi trở qua chợ. Ông già đưa một trái xoài cho anh đen :
– Anh cầm lấy để chia vui với tôi!

Anh ta cầm trái xoài trên tay nhìn ngắm một lúc rồi nói :
– Làm nghề này đã hơn năm năm, tôi chưa được khách hàng tặng quà bao giờ. Ông mới ra nghề mà được như vầy là ông viết thư  phải hay lắm.
– Thì cũng ráng viết vậy thôi.
– Đâu được! Viết mà làm xúc động người đọc đâu phải dễ. Bây giờ tôi hiểu tại sao “Ông Già” đã gởi tặng ông visa và vé máy bay !

Ông già viết mướn đốt điếu thuốc, thở khói một cách sảng khoái. Ông nhớ lại ngày xưa, thuở thiếu thời, ông lúc nào cũng đứng đầu về luận văn, và về sau ra đời, ông cũng có lai rai vài ba truyện ngắn đăng báo này tạp chí nọ. Viết, đối với ông, là để giải toả tâm tư, một cách giải toả trầm lặng và sâu đậm hơn là nói. Cho nên trong đời ông, ông rất thích viết, nhứt là viết thư cho bạn, những người cũng thích viết như ông hay ít ra cũng biết viết vài dòng hồi âm hay vài chữ để hỏi thăm nhau…

Hai hôm sau, có thêm một bà mang đến mấy trái cam để cám ơn ông đã viết thư cho chồng bà có vợ đầm ở Bỉ. Rồi cứ như vậy, vài hôm là có người đến cám ơn, cho quà, khi thì chai đậu phộng (Ở đây, sau khi rang, đậu được cho vào chai lít đầy tới miệng rồi đóng nút để giữ cho được giòn lâu. Người nghèo bản xứ hay ăn đậu phộng với bánh mì…), khi thì mấy trái cà chua, vài bó rau cải… Có gì cho nấy, không nề hà! Ông già nhận hết, bởi vì ông thấy làm như vậy, người cho rất vui. Cái vui của họ được bộc lộ ra một cách rất thiệt thà: Họ quay lưng bước đi, vừa vỗ tay thành nhịp vừa lắc lư nhún nhảy. Lần nào ông cũng nhìn theo, thấy cũng vui lây…

Vậy rồi không biết họ đồn với nhau thế nào mà khách hàng cứ đến nhờ ông viết. Những người cần làm đơn từ cũng đến nhờ ông! Bên anh đen đồng nghiệp thấy thưa khách. Ông già bèn đề nghị : “Tình trạng này kéo dài coi kỳ quá! Tôi đề nghị anh bạn như thế này: Tôi lãnh viết thư nhà, anh lãnh viết đơn hành chánh. Mình cứ nói đơn hành chánh phải được đánh máy cho sạch sẽ dễ đọc thì các cơ quan mới mau chóng cứu xét. Anh đồng ý không ?”. Anh đen nhăn răng cười, bắt tay ông một cái đau điếng!

Từ đó, thấy khách đến, anh đen trịnh trọng nói: “Đơn từ thì ở bàn này. Thư cho thân nhân thì bước sang bàn ông bạn đồng nghiệp của tôi đây!”. Lần hồi, khách hàng riết cũng quen nên cả hai người viết mướn cùng có việc làm đều đặn. Và càng ngày càng đông khách.

Một hôm, anh đen hỏi:
– Tôi cứ thắc mắc, làm sao viết thư mướn mà ông viết hay được như vậy?
– Tại anh không biết. Xưa nay tôi say mê viết. Tôi thích viết cho một người nào đó để giải bày, để chia xẻ những cảm nghĩ những suy tư của mình, chọn lời cho đúng, chọn câu cho hay… Thú lắm !

Ông già ngừng nói, hít chầm chậm một hơi thuốc rồi chép miệng:
– Bây giờ tôi chẳng còn ai để mà viết. Bạn bè thì anh biết đó. Chúng nó cũng như người vừa đui vừa điếc, viết uổng công. Cho nên làm nghề viết mướn này, tôi có chỗ để viết. Tôi khổ cái khổ của khách hàng, tôi vui cái vui của khách hàng, tôi tâm sự cái tâm sự của khách hàng. Tôi viết với tất cả những xúc cảm chân thật đó, viết mà không nghĩ là mình viết mướn!

Anh đen vỗ tay đôm đốp, khen:
– Hay! Ông nói hay quá! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khách hàng mến mộ ông như vậy! Tổng thống tụi tôi đem ông qua đây, đúng là “Ông Già” ổng có con mắt!

Rồi hắn cười hắc hắc làm ông già cũng bật cười theo. Cả hai, không người nào nhớ rằng mình da đen hay mình da vàng, họ chỉ biết họ là hai người viết mướn…

Tiểu Tử.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-03

Thread rất dễ thương của bạn Như Ý:

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3850

Đã lâu, không thấy bài bạn post. 

Hy vọng bạn Như Ý vẫn bình an.   Lúc nào rảnh rỗi, mong bạn trở lại tiếp tục góp mặt trong VietBest.   Cheer

Tulip4


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-03

Trăng Sơn Cước
Nhạc sĩ: Văn Phụng
Nghệ sĩ: Ngọc Hạ 

"Trăng Sơn Cước - Ngọc Hạ  | Vân Sơn 37"

https://youtu.be/It3a241Oy_Y[/color]

Suốt canh tàn
Một mình ta dưới trăng vàng
Đàn trầm rung khúc mơ màng
Gợi lòng ta nhớ mường luông xa
Nhìn ánh trăng,
Mơ về phía trời khuất xa
Một tình thơ chốn non ngàn
Ôi, giờ phút sao sớm tàn

Lòng còn hoài mơ một đêm
Điệu nhạc rền vang rừng thẳm
Rượu cần càng vui càng uống
Đắm say men nồng tình duyên
Cùng nàng ngồi bên bờ suối
Hẹn hò một duyên tình mới
Nàng ngồi lặng nghe chàng nói
Khẽ rung rinh đôi làn môi

Suốt canh tàn
Kề vai say ánh trăng vàng
Nhạc xa đưa khúc mơ màng
Nàng nhìn ra phía trời xa xa
Như ước mơ
Duyên tình thơ mộng dưới trăng
Nhưng thời gian sớm phai tàn 
Trăng tàn úa rồi khuất mờ


Điệu nhạc tình duyên sơn nữ
Tình ngây thơ bên suối
Xót xa duyên tình xưa
Lạnh lùng ngồi trông trăng sáng
Ta nhớ ngày qua
Nhờ làn gió đưa
Gió ơi đưa về chốn xa
Thiết tha bên bờ suối thơ
Bóng ai qua ngàn ước mơ


Suốt canh tàn
Một mình ta dưới trăng vàng
Đàn trầm rung khúc mơ màng
Gợi lòng ta nhớ mường luông xa
Như ước mơ
Duyên tình thơ mộng dưới trăng
Nhưng thời gian sớm phai tàn
Trắng dần úa, rồi khuất mờ

(Suốt canh tàn
Một mình ta dưới trăng vàng ...)



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-03

Lòng tri ơn

Trích từ post #176, link:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534

Chỉ riêng cái lòng tri ơn thôi đã không có rồi. Tri ơn thôi đó mà mình đã không có, quý vị đừng có nói với tôi rằng quý vị có cái lòng tri ơn. Tui không tin. Bởi vì mình có thể có đó  nhưng mà lòng tri ơn của mình nó dễ phôi phai nhạt nhoà. Nó dễ bị thử thách lắm. 

Ví dụ như tui nói nhiều lần rồi. Mỗi ngày tui cho quý vị 1.000 đô la và tui tới tui hầu hạ quý vị như là bà má ruột của tui.  Quét nhà, nấu ăn, chăm sóc từ cái ly trà, cái đĩa trái cây tráng miệng, trước khi quý vị ngủ tôi quạt, tôi ngâm chân bằng nước nóng, tui kỳ cọ từng ngón chân, rồi tui để khăn tắm trên đùi tôi, tôi nâng chân quý vị lên tui lau khô, rồi tui để quý vị vào giường, ở xứ nhiệt đới có muỗi thì tôi bỏ mùng giăng màn, quạt nồng ấp lạnh, mở quạt máy, chỉnh máy lạnh,  mở cửa sổ, khép nhẹ cửa. Hoặc tui nằm dưới chân giường chờ đêm hôm quý vị  có kêu gì hay không và mỗi ngày tôi đưa cho quý vị 1.000 đô la. Tui hầu như bà cố nội của tôi nhé. Và tôi làm như vậy suốt 10 năm trời, quý vị biết đâu có phải dễ.

10 năm trời tui hầu hạ quý vị như vậy đó, bất cứ ai trong room này cũng vậy. Tui hầu hạ quý vị như bà nội của tui. Mỗi ngày tui dúi vào tay quý vị 1.000 đô la tiền túi nghe. 

Đến năm thứ 11, tự nhiên tui không có như vậy nữa. Tui chuyển sang tui làm như vậy với người khác, tui làm y chang vậy đó. Tui cũng quạt nồng ấp lạnh, hầu hạ y chang vậy đó. Quý vị nghĩ quý vị có chịu nổi không. Các vị có chịu nổi không, trước hết là quý vị buồn tủi giận hờn ghen tỵ, nhưng mà cái rốt ráo là gì, là không chịu nổi cái mặt của tui nữa, các vị chỉ muốn tui chết đi thôi. Còn cái chuyện 10 năm qua thì vứt đi không cần tìm hiểu lý do, không suy tư đắn đo. Cứ việc nghĩ rằng bây giờ tui đã có người khác, như vậy là chết đời của tui, tiêu đời của tôi.

Trong khi đó các bậc hiền trí , bậc Bồ Tát thì không, một chén cơm cho Ngài suốt đời Ngài cũng không quên. Đừng nói 10 năm hầu hạ kiểu đó nhé. Còn phàm phu mình thì nó dễ ẹc, nó dễ quên nhé. 

Tulip4


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-06

Protect yourself from Corona virus


(Quora) Are New Yorkers already skittish about the coronavirus and have already started vacating restaurants?

Answered by Charles J Lewis:

    Most of my friends living in New York City told me that they are 
  1. buying up loads of bleach and rubber gloves and face masks ! Plus , all of us agreed to 
  2. boycott Asian restaurants , including both Korean & Japanese !
    With that being said , we 

  3. no longer shop in Chinatown , NYC ! I myself 
  4. do not travel by subway during Rush Hour or during peak hours . 
  5. If you cough or sneeze more than 5 minutes, I hurry up and get far , far away from you ! 
  6. I stopped shaking hands of strangers and neighbors . 
  7. I wash my hands religiously with antibacterial soap and attempt to 
  8. minimize handling faucets or door handles at movie cinemas or restaurant restrooms as well . 
  9. I do my best to minimize being among crowds , especially crowded streets as well .


11 views · 



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-06

Truyện "Hai Con Một Hột"

Trích từ post #172, link:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=209404#pid209404

Là trong tù, cái anh chàng đó, chuyện ngắn là ảnh vô duyên, ảnh kể chuyện tếu cho tù. Thì bửa đó thằng đại ca nó nói: "Bây giờ anh cứ nghe người ta kể hoài không có được, bây giờ anh phải kể cho người ta nghe chứ". Ảnh nói: "Chuyện của tôi vô duyên lắm", đại ca nói: "Kệ đi cứ kể đi". Ảnh nói: "Nhà tôi hồi đó bán gạo, rồi tới mùa nước lũ nó lên thì phải dời mấy cái bao gạo sợ nước nó ngập, khi dời như vậy thì trời ơi nó bể cái bao gạo rồi có kiến, mấy con kiến nó đói nó tha gạo, cứ hai con một hột, hai con một hột." Mà ảnh cứ bao nhiêu đó ảnh kể hoài, mà cái đám tù nguyên cái phòng mấy chục đứa nó ngủ sạch. Lát sau thằng đại ca nó giựt mình thức dậy nó vẫn còn nghe thằng này, cứ ngủ gà, ngủ gật mà miệng cứ: "hai con một hột", nó mới chửi thề chứ: "Trời ơi, cái câu chuyện gì mà nó vô duyên quá vậy?". Nó nói "Đại ca ơi, nãy giờ em mới làm có nữa bao hà, nếu mà đại ca thấy ồn, thôi mai em làm nữa bao nữa".

Các vị có biết là câu chuyện đó không phải là câu chuyện cười đâu quí vị, câu chuyện đó nó sâu lắm quí vị. Toàn bộ đời sống chúng ta là một chuỗi dài vô nghĩa, các vị à, nó vô nghĩa. Cứ hai con một hột, hai con một hột hoài. Sáng đi làm chiều về, đi làm chiều về, tới cuối tuần, một là trùm mền ngủ, còn hai nữa là, đàn ông thì làm vườn, đàn bà nấu ăn, mời bạn bè tới hát karaoke, hay tiệc tùng gì đó rồi Thứ hai đi làm tiếp. Mà cứ như vậy, con còn nhỏ thì đem đi gởi, con lớn thì đem nó bỏ ở trường nội trú, bán trú gì đó. Mà cứ mấy chục năm, con lớn nó như những cánh chim xa, đứa bay theo gái, đứa bay theo trai, đứa lấy chồng, đứa theo vợ. Còn cặp vợ chồng sống tới tuổi hưu, cứ như vậy, một là về xứ Việt Nam, hai là vô nhà già nằm chờ chết mà cứ hết thế hệ này qua thế hệ khác, cứ là "hai con một hột, hai con một hột" nha.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-07

Hôm qua, đi gym, LTP thấy các cô hi five bằng chân, thay vì bằng tay.

10_point 10_point 10_point


RE: Linh Tinh - Green Grass - 2020-03-07

(2020-03-07, 07:57 AM)LeThanhPhong Wrote: Hôm qua, đi gym, LTP thấy các cô hi five bằng chân, thấy vì bằng tay.

10_point 10_point 10_point

Rồi sẽ tới lúc chỉ đưa mắt đứng xa xa ngó thôi anh LTP. 

Hay ai cẩn thận quá chùm luôn mắt, thì có lẽ nhúc nhích lắc lư cái đầu chào và đương nhiên cũng đứng xa xa nhìn thôi. Rolling-on-the-floor-laughing4

Là GG đang nói tới vì cô rô nà đó. Lol


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-07

(2020-03-07, 08:42 AM)Green Grass Wrote: Rồi sẽ tới lúc chỉ đưa mắt đứng xa xa ngó thôi anh LTP. 

Hay ai cẩn thận quá chùm luôn mắt, thì có lẽ nhúc nhích lắc lư cái đầu chào và đương nhiên cũng đứng xa xa nhìn thôi. Rolling-on-the-floor-laughing4

Là GG đang nói tới vì cô rô nà đó. Lol

Good morning, GG.

Mình vào Diễn Đàn qua keyboard nên tha hồ hi five bằng tay, không sao.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-07

Thương Đức Phật quá đi ...

Mình thương Phật mình muốn Phật trụ thế đời đời nhưng mà thật ra mình quên nghĩ tội nghiệp Ngài lắm, mệt lắm. 

Xuất thân đế vương mà mỗi ngày đi bát nó cho tầm bậy tầm bạ củ sắn, củ khoai gì đó ráng mà nuốt. Nó thương thì nó quì nó lạy, nó ghét thì nó đứng chống nạnh nó chửi từ sáng cho tới chiều rồi làm sao, cũng đứng mà nhịn chứ làm gì? 

Cho nên quí Phật, muốn Phật trụ thế đời đời nhưng cũng phải thương Phật chứ, thương mình nghĩ Ngài đâu có được cái gì đâu, đi hoằng pháp không có được cái gì hết, Đức Phật không được một cái gì hết.

Bởi vì cái chuyện mà người ta lạy Ngài, người ta khen Ngài mình tưởng hay chứ nói thiệt Ngài được cái gì đâu? Các vị tưởng tượng đi. [b]Bây giờ các vị lấy cái quạt các vị quạt cho Ngài đó vậy mà Ngài còn được chút đỉnh, chớ còn cả đám mà quì lạy xì xụp, mà khen Ngài thì Ngài được cái gì?[/b]

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190603.KTC.6.64%20S%C6%B0%20T%E1%BB%AD%20H%E1%BB%91ng


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-07

Làm Thế Nào Để Không Sợ Chết ?

Tôi nói một lần cuối cùng, các vị ở đây có ra sao đi nữa, bản thân chúng tôi có ra sao đi nữa, nhưng chúng ta giá nào, cở nào chúng ta cũng phải đối diện với cái quan tài và cái ngày mà chúng ta vào đó nằm đó, chúng ta mang theo được cái gì?

Và nay mai lên máy bay bay rồi, đó nay mai có dịp đi máy bay nè, rồi lên trên đó ngồi mà gặp mà nó chao, nó lắc, lúc đó mới ngồi nhớ cái bài giảng chiều nay: Không có chuẩn bị để mà đi đó, thì cái chết nào cũng đáng sợ. Có chuẩn bị rồi, cái chết nào cũng làm cho mình nôn nao, háo hức.

Tôi biết chiều nay tôi xài 4 cái chữ này làm cho nhiều người có thể nghĩ rằng tôi đang tô hồng chuốc lục cái chết. Không phải, tôi đang muốn xác định một chuyện đó là: Khi ta có chuẩn bị, trang bị ngon lành thì cái chết nó là cái giây phút háo hức, nôn nao, rạo rực. Tin tôi đi.

Tôi nhắc lại lần nữa, mình có giấy tờ đàng hoàng, có vé nè, có passport, có visa, mình có tiền lận lưng nè, mình có chỗ quen biết, mình biết mình sẽ đi đâu về đâu, bắt đầu một chuyến đi nó nôn dữ lắm, nó đã, nó náo nức, nó nôn nao lắm, nha. Còn cái thứ mà mình bị là cảnh sát dắt đi nè; bị xe cứu thương, y tá, bác sĩ chở đi mình rất là run; là vì sao? Là vì mình biết cái chỗ mình đến là chỗ nào. Bị áp tải bởi xe tù là đưa về nhà tù, bị nằm lên xe cứu thương là mình biết đi về bệnh viện. Thì đó là những chuyến xe, những chuyến đi rất là buồn, các vị biết không? Buồn lắm.

Nhưng mà khi mà mình biết mình đang khỏe mạnh, mình biết mình đang có tiền, mình có đủ giấy tờ, mình có vé máy bay, mình có vé tàu lửa, mình biết chỗ mình sẽ đến là đâu, ở đó sẽ có người đón chào mình, mình sẽ trải qua những ngày sống v v... thì lúc đó cái chết nó không còn đáng sợ nữa, tin tôi đi. Sống như thế nào mà để mình có thể chết bất cứ lúc nào, đó là một.

Cái định nghĩa thứ hai, khi mà các vị có những cái trang bị, chuẩn bị ngon lành thì cái chết lúc bấy giờ nó đến với mình ngoạn mục lắm, nó đẹp lắm, tin tôi đi. Hỏng lẻ giờ mình uống thuốc tự vận cho nó chết lẹ chứ thiệt ra là lúc mình biết mình ngon rồi, mình hỏng có lo nữa. Tu mà đến cái mức mà thấy cái chết nó nôn, thí dụ như mình thấy mình yếu thiệt mình nghĩ, "Qua được cái chặng này, cái chặng mệt mệt này là nó khỏe".

Các vị biết không, ở trên cõi trời Thánh nhân nó dầy đặc ở trên đó, Thánh nhân gọi là 3 tạng, 2 tạng, 1 tạng, tam quả, nhị quả, tứ quả dầy đặc ở trển. Tứ quả thì không còn tái sanh nhưng mà có những vị thời Đức Phật, họ ở trên đó họ xuống đây họ nghe rồi họ đắc tứ quả mà chưa hết tuổi thọ thì sao ta? Tiếp tục sống, nha. Chớ còn nếu mà nói không rõ bà con trong room nhiều cái người tào lao nhiều lắm, cái thứ tào lao nhiều như bí đao vậy, rồi nó nghe nó đồn "Ổng nói đắc A la hán sanh về trời", hỏng phải. Mà lúc người ta ở trển người ta xuống đây người ta nghe rồi người ta đắc, giờ tuổi thọ người ta nó lâu lắm, 26 thế kỷ nó bằng có 26 ngày ở trển hà, cho nên họ còn sống nhăn ở trển. Chưa kể họ nghe xong họ đắc nhị quả rồi họ về trển họ đắc tam, tứ quả trên trển. Cho nên ở trển là La hán có, A na hàm có, Tư đà hàm, Tu đà hườn dầy đặc, còn ba cái thứ mà 1 tạng, 2 tạng ta nói nó đông như quân Nguyên ở trển, đông lắm, cõi trời là hiểu Phật Pháp cực thịnh ở trển đó, nha. Còn mình dưới đây thì sao ta? Mình dưới đây mình thấy mạt pháp tùm lum hết trơn, cỏi trời là người ta rần rần ở trển, người ta đang đại hội võ lâm trên đó, thứ dữ, thứ trời ơi nó đang dầy đặc ở trển.

Nên nếu mà các vị có một sự trang chuẩn bị mà cho ngon lành thì các vị thấy cái chết của mình nó đáng nôn nao, đáng náo nức, đáng rạo rực, nó đáng được chờ đợi lắm. Còn cái thứ mà ba chớp, ba nháng, coi như tu lơ tơ mơ, giáo lý thì không chịu học, rồi hiểu giáo lý hiểu tầm bậy, tầm bạ, nông cạn, thiển cận, một chiều, phiến diện, bệnh hoạn, tật nguyền, thiếu máu, học đạo kiểu đó; bây giờ thì nó đang sung, nó còn trẻ, nó còn khỏe, nó còn quơ quào; nhưng mà ít bữa tới hồi mà nó nghe suy kiệt rồi đó, thì lúc đó bao nhiêu cái lỗi lầm mình làm ra sám hối với ai? Mà đâu phải cái lỗi, cái tội làm ra rồi đè cái tên đó ra mà sám hối là nó hết đâu, đâu có phải. Đâu phải là mình chửi cha người ta xong rồi mai mốt mình hấp hối mình kêu nó tới mình sám hối, mình năn nỉ nó, nó hết đâu. Nếu mà đơn giản vậy thì thôi giờ mình đi cướp nhà băng rồi mốt mình lên đài truyền hình mình xin lỗi quốc dân được không ta? Đâu có được, tội nào tính theo tội đó, công tội phải phân minh, nha.

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190603.KTC.6.64%20S%C6%B0%20T%E1%BB%AD%20H%E1%BB%91ng


RE: Linh Tinh - Bella - 2020-03-08

Chào anh LTP, sáng giờ Lan kiếm cái thread này của anh trong Chợ Trời tới đỏ hết hai con mắt luôn mà quên đi là anh posted thread này trong room này....Già cả rồi nên cứ bị lú lẫn quên trước, quên sau như vầy nè! Khổ ghê! Shy Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Biggrin 

Tại Lan có đọc thấy bài thơ này cũng khá hay nên muốn post vô đây để anh đọc cho vui nè... Biggrin


TÀN CUỘC CHƠI

Thơ: Toàn Tâm Hòa

Tàn cuộc chơi ta trở về nhìn lại
Có niềm vui và cũng lắm nỗi buồn
Những chấp ngã vướng vào nhau thì phải
Thấy nụ cười, lẫn nước mắt vừa tuôn
Tàn cuộc chơi vẫn còn muôn suy nghĩ
Những hơn thua, những đố kỵ còn nhiều
Cán cân nghiêng giữa chân tình, lý trí
Khi trong lòng chưa trọn vẹn thương yêu
Tàn cuộc chơi như một chiều hoang vắng
Một mình ta giữa thinh lặng ngẫm đời
Kiếp vô thường có ngọt ngào, cay đắng
Cứ nhẹ nhàng đón nhận những chơi vơi
Tàn cuộc chơi ta vẫn cười mãn nguyện
Mất hay còn, đi hay đến… tùy duyên
Lấy buồn vui cùng câu thơ hòa quyện
Chẳng có chi vướng bận với ưu phiền
Tàn cuộc chơi trở về miền bình lặng
Ngắm hạt mưa, ngắm màu nắng chan hòa
Những lao xao cuộc đời ta đã quẳng
Để lòng mình đầy cảm xúc thăng hoa!

-Sưu Tầm-

Chúc anh LTP có một ngày Chủ Nhật vui vẽ trong thanh tâm an lạc nha. :full-moon-with-face4: Hello