VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LTP - phai - 2021-08-30

(2021-08-30, 06:27 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP chép ra cho ... dễ thưởng thức    Tulip4 .

-------------------------------------------

Có những con người ngày hôm nay
Hồn ngàn năm cũ vẫn chưa phai
Ngoài kia gió bụi tung mù mịt
Vẫn thấy đường xưa ướt dấu hài 

NS Thích Nữ Hạnh Huệ

Cám ơn anh Phong  Cheer  .

Mới đọc lần đầu nhưng tôi rất thích bài thơ trên. Có lẽ tôi là người hoài cổ.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-08-30

(2021-08-30, 06:31 PM)phai Wrote: Cám ơn anh Phong  Cheer  .

Mới đọc lần đầu nhưng tôi rất thích bài thơ trên. Có lẽ tôi là người hoài cổ.

Không có chi, anh phai  Cheer .


RE: Linh Tinh - LTP - Mi. - 2021-08-30

(2021-08-30, 06:31 PM)phai Wrote: Cám ơn anh Phong  Cheer  .

Mới đọc lần đầu nhưng tôi rất thích bài thơ trên. Có lẽ tôi là người hoài cổ.

Hình như SP nào giờ đâu chỉ có "hòai cổ" không thôi  Lol Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Lol


RE: Linh Tinh - LTP - phai - 2021-08-30

(2021-08-30, 08:29 PM)Mi. Wrote: Hình như SP nào giờ đâu chỉ có "hòai cổ" không thôi  Lol Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Lol

Ừa hoài hết ... hoài từ cổ trở xuống  Rolling-on-the-floor-laughing4 .


RE: Linh Tinh - LTP - Mi. - 2021-08-30

(2021-08-30, 08:44 PM)phai Wrote: Ừa hoài hết ... hoài từ cổ trở xuống  Rolling-on-the-floor-laughing4 .

Chúc mừng SP vẫn còn sung sướng tung hoành trong cõi ta bà   Innocent
Bé này qúa ư là dễ thương  Heavy-black-heart4






RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-02

Bốn thứ luôn luôn có

Trên đời này nên nhớ chỉ có bốn thứ mà mình không nghĩ tới nó mà nó vẫn có, ngoài bốn thứ này ra ta không nghĩ tới nó thì nó không có. Mà vô lượng vũ trụ chỉ có bốn thứ thôi: 

  1. Một là bệnh hoạn. Mình không nghĩ tới nó, nó vẫn có. 
  2. Hai, thù oán. Mình không nghĩ tới nó, vẫn có người thù mình.
  3. Ba, là pháp luật. Mình không nghĩ tới, nhưng mình đã làm chuyện bậy bạ thì pháp luật, trát tòa cũng gởi tới. 
  4. Thứ tư, là nợ. Mình không nghĩ tới thì nợ cũng có thật.
Như vậy thì ngoài bệnh, nợ, thù oán và pháp luật ra, làm ơn dẹp hết, không có cần bận tâm tới bất cứ cái gì. Có nghĩa là ngoài bốn thứ này ra tất cả còn lại, mình không nghĩ tới nó thì nó không có, dầu nó là lợi danh, tình cảm, uy tín, quyền lực. Không có. 

Nếu không tin các vị thử tưởng tượng, các vị hình dung đi. Các vị ngồi trên xe buýt, trên xe lửa, trên máy bay, đi shopping, bên cạnh các vị có biết bao nhiêu người, chỉ cần các vị không có lo để ý tới họ, các vị cứ tập trung vô cái phone hoặc là các vị cứ lo nói chuyện với người trước mặt hoặc trong đầu các vị đang nghĩ tới chuyện gì khác, thì bao nhiêu người ngồi bên mình, mình đâu có biết. Và lúc bấy giờ, những người đó dầu họ ngồi bên cạnh mình hay họ cách mình ngàn dặm nó giống nhau quí vị à, giống nhau lắm, y chang. "Ta nghĩ tới nó thì nó mới tồn tại".


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2020%20Zoom/20200914.N%C3%AAn%20hay%20Kh%C3%B4ng%20N%C3%AAn


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-04

Bác sĩ cho biết anh ta còn sống 3 tháng nữa với điều kiện không có chuyện gì khác như tai nạn chẳng hạn xảy ra.  

Vì thế, thật ra, không ai có thể cam kết chúng ta sẽ sống hết ngày hôm nay, và được nhìn thấy ngày mai. Chính xác hơn, chúng ta không thể biết chắc sẽ được tiếp tục sống trong giây phút tiếp.

LTP
---------------------

FB Nguyễn Bảo Trung

Bác sĩ nói anh còn sống 3 tháng nữa. Anh đã trở nên tức giận. Tại sao chỉ bao nhiêu đó thôi? Bác sĩ điềm nhiên hỏi: Thế anh muốn bao nhiêu? Anh bối rối: Chí ít tôi phải sống tới chín mươi hay một trăm tuổi chứ. Bác sĩ vẫn điềm nhiên: Để làm gì?

Ừ thì ai cũng muốn sống đến già như anh, anh biết đó, khi chúng ta 90 hay 100 tuổi, toàn cơ thể rệu rạo, mục nát thậm chí những việc đơn giản nhất ăn, ngủ, đi tiêu, đi tiểu ... cũng không thể nữa, sống đến chừng đó ĐỂ LÀM GÌ?

Anh bối rối thật sự. Anh chưa bao giờ đặt câu hỏi với chính mình như vậy bao giờ. Anh muốn sống đến bao lâu? Sống để làm gì?

Anh cầm hồ sơ bệnh án lủi thủi ra về. Mới mấy giờ trước, anh còn bước đi vững chãi. Giám đốc một doanh nghiệp lớn đang phát triển hàng tỉ đồng. Vậy mà bác sĩ phán xong một câu, anh không còn như xưa nữa.

- Tôi còn rất nhiều việc để làm?

- Ví dụ đi.

- Công ty cần tôi.

- Không có anh thì người khác thay thôi. Biết đâu người thay anh giỏi hơn khiến công ty phát triển hơn.

- Tôi còn vợ con.

- Chẳng phải 5 năm rồi, anh không ân ái cùng vợ? Nếu có ân ái, anh có đắm mê thiết tha? Và anh cũng không biết thằng Tí có điểm môn Văn cuối kỳ bao nhiêu?

- Tôi phải đi làm kiếm tiền. Không có tiền thì không có hạnh phúc đâu. Không có tôi, vợ con tôi sao được như vậy.

- Họ đã quen sống không có anh giữa gia đình lâu rồi, dù anh vẫn đi đi về về trong nhà. Anh có nghĩ rằng khi anh buông tay ra, vợ anh sẽ hạnh phúc hơn không? Cô ấy sẽ tìm ra người yêu thương và chăm sóc cô ấy? Chúng ta nói yêu nhau, nhưng yêu như thế nào? Chúng ta có yêu những lựa chọn bước đi về phía khác của người mình yêu?

- Bác sĩ .... Tại sao bác sĩ biết?

- Thì vợ anh cũng đến đây khám bệnh trầm cảm mất ngủ, lo âu.

- Thôi, bỏ vợ con qua một bên đi. Tôi còn nhiều việc phải làm lắm.

- Chẳng lẽ ba tháng không đủ?

- ....

- Tôi nghĩ anh biết trước được cái chết sẽ xảy ra trong ba tháng đối với mình, anh là người may mắn và hạnh phúc. Biết được để sắp xếp lại cuộc đời trước khi nói tạm biệt, để trân quí những tháng năm còn lại mà không sống lãng phí.

Biết bao người ngoài kia, trong đó có tôi, chẳng biết bao giờ mình chết. Lang thang vô định. Sống không chuẩn bị gì.

Tôi đã thấy những đứa trẻ chết già.

- Là sao bác sĩ?

- Là những người 80, 90 tuổi mới chết nhưng chưa trưởng thành đúng tuổi, tạm hiểu vậy.

- Nếu bác sĩ còn vài tháng để sống, bác sĩ sẽ làm gì?

- Tôi hả?

- Ừm ....

- Tôi .... Thật ra, tôi không có quá nhiều nỗi bận tâm. Tôi chỉ hơi lo một điều là ba mẹ tôi, không có tôi ở bên rồi sao đây? Tôi là nhà khoa học, bác sĩ, nhưng tôi tin vào duyên số của mỗi người nên tạm yên.

Tôi cứ sống cứ thở mỗi ngày thôi.

Những gì có thể làm có thể nói với nhau, tôi đều làm và nói.

Thậm chí tỏ tình với người xa lạ. Thích là thích ngay cái nhìn đầu tiên, thương là thương ngay cái chạm đầu tiên. Còn lại, tôi thấy có thể là thay thế, thói quen hay tương tự vậy.

Mà tôi cũng như anh, là người đi tìm. Tôi cũng khát giữa mênh mông biển.

Do mỗi ngày tôi đều đối mặt với tử sinh nên tôi hơi khác một chút. Bày tỏ ngay điều mình nghĩ. Buông nhanh hơn một chút.

Chúng ta mãi là cậu học trò.

Cuộc đời thì khảo thí không ngừng.

Khi thì bài thi là cái chết, mất mát.

Khi thì bài thi về lòng tin, yêu thương.

Khi thì bài thi về sự giàu có, quyền lực.

Dù chúng ta có giỏi cách mấy, điểm mỗi môn cao ngất ngưỡng, cuối cùng trung bình cộng lại vẫn bằng không?

- Rồi một ngày bác sĩ thốt lên: Mạch bằng không, huyết áp bằng không.

- Cả cuộc đời rồi bằng không.

Nhưng trước khi bằng không, chúng ta có thể cộng thêm vào đó những yêu thương, những sẻ chia, những bao dung, những lời thơ anh ạ ...

Để hành trình này có ý nghĩa hơn.

Để sống 10 năm hay 100 năm, cũng thấy vui. Vui với tia nắng sớm mai. Vui với cơn mưa dầm tối qua.

Vui với nụ cười trẻ thơ.

Đừng sợ chết. Bởi cái chết không đến làm sao chấm dứt thân thể già nua, mục rữa.

Trước khi tan biến hãy cho thân thể sống với niềm hân hoan tan chảy.

Anh không thấy những chiếc lá nâu khô này đẹp lắm sao!

- Ơ, sao lúc nãy bác sĩ không nói với tôi.

- Chúng ta cần những khoảng lặng điểm dừng trong bài hát. Bài hát cao trào mãi sẽ mất hay.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-04

Vọng về, từ cõi khác
Hoàng Chính

Giã từ La Habana. Giã từ những con đường ngược chiều thời gian về những năm 60 thế kỷ trước với những nếp nhà đầy nét cổ xưa dọc hai bên phố. Giã từ những vách tường lam nham khẩu hiệu. Những lời câm lở lói vết sơn – Viva la Revolución! Giã từ hai gã rậm râu sâu mắt. Giã từ chân dung những Ché, những Fidel trên bìa sách, trên góc trang báo, trên lưng áo thanh niên, trên những hàm răng sún, trong những con mắt nâu đục. Chúng tôi trở về khu nghỉ mát. Chúng tôi thôi xuýt xoa tội nghiệp những con người có nước da đen nâu, ngồi trên lề phố, dõi mắt thèm khát, nhìn theo đám khách nước ngoài.

Suốt đường về, Nhã đặt cái máy ảnh vào lòng, vuốt ve ân cần như vỗ về chú chó con bé bỏng, “Hôm nay em có biết bao nhiêu ảnh độc.”

Những con đường, những thôn xóm, những hình người quen rất là quen. Hình ảnh một quê nhà rã mục. Hàng trăm tấm hình. Tha hồ ngắm, tha hồ ngậm ngùi. Giống Việt Nam quá! Suốt chuyến đi, chúng tôi nói với nhau hoài như thế.

Trời nóng ong ong. Về tới phòng trọ, chúng tôi vội vã cất mọi thứ vào ngăn tủ, và nhanh chân ra bãi biển. Không bận tâm gật đầu chào người đàn ông vẫn ngồi như tảng đá sần sùi dưới bóng dừa, hai con mắt lúc nào cũng đăm đăm nhìn biển khơi, chúng tôi lao nhanh vào sóng nước.

Mặt trời ném tung tóe những vụn nắng lên lưng ngàn con sóng.

“Làm sao chụp được những vẩy bạc lấp lánh ấy nhỉ.” Nhã đăm đắm nhìn những lưng sóng, hít hà. “Phải như không sợ nước vào ống kính, em sẽ gỡ những vẩy bạc đính trên lưng sóng đem về Xứ Tuyết.”

Tôi nhìn những vẩy bạc lấp lánh, hình dung loài thủy quái chập chùng níu kéo nhau của cái thời cổ tích.

“Anh thấy những người đàn ông kia không, ngày nào họ cũng ngâm mình dưới nước.” Tôi nhìn theo hướng chỉ của Nhã. Những đầu người đen đúa bập bềnh trên sóng. Những người đàn ông không ra xa hẳn ngoài khơi mà cũng không lội gần bờ. “Nếu có máy hình, em sẽ chụp những đầu người nhấp nhô trên sóng biển.” Nhã xuýt xoa.

Dạo này Nhã mắc một chứng bệnh nan y; bệnh săn hình. Ði bộ đến chỗ làm, bắt gặp chiếc lá vàng lẻ loi bên gốc cây, dù biết chắc sẽ trễ giờ cũng cố tìm một góc vừa ý để chụp một tấm hình,  dù chỉ bằng điện thoại.

“Làm cách nào bắt được cái hồn của chiếc lá khô, của khúc cây mục.” Câu cằn nhằn ấy tôi nghe hoài ngày này qua ngày khác.

Tôi thả nổi trên mặt nước, nheo mắt trước khung biếc xanh của bầu trời. Quanh tôi, những đầu người nhấp nhô như những trái dừa khô bập bềnh trên sóng. Ðầu những gã đàn ông. Ðầu những kẻ chết trôi sau chuyến đổ bộ bất thành ở Vịnh Con Heo thế kỷ trước. Những đầu người làm tôi nghĩ ngợi vẩn vơ.

Chợt hai cái đầu dạt về phía chúng tôi. Tôi quay qua nhìn họ. Tôi mỉm cười với họ. Một người trẻ tuổi, tóc dài và ướt dán chặt lên má, lúc anh ta nhảy lên để tránh con sóng, tôi bắt gặp trái táo nhấp nhô trên chiếc cổ khẳng khiu. Người kia đứng tuổi, mặt tròn, tóc lưa thưa. Tôi đoán họ cũng là những du khách.

Người đứng tuổi liếc vào bờ rồi tiến đến sát bên chúng tôi.

“Hola!” Ông ta đưa bàn tay lên khỏi mặt nước. Chúng tôi ngơ ngác nhìn. Một vỏ ốc to đầy lòng bàn tay. Ông ta đưa chiếc vỏ ốc trắng muốt về phía Nhã. Vạn tia sáng lập lòe.

“Các bạn từ Canada tới?” Ông ta hỏi.

Tôi gật đầu, toan hỏi sao ông biết thì ông ta đã nói tiếp, “Vỏ ốc đẹp. Áp vào tai, nghe sóng  biển.”

Ông ta đẩy cái vỏ ốc vào tay Nhã, hối thúc, “Try it!”

Nhã chớp mắt ngần ngừ. Người đàn ông áp cái vỏ ốc vào tai Nhã. Rồi xoay qua, liếc vội lên bờ trước khi áp vào tai tôi. Tôi bối rối nhưng cũng nghiêng đầu lắng nghe. Thuở bé tôi vẫn thường áp vỏ ốc vào tai nghe rì rầm tiếng sóng. Tiếng sóng từ vỏ ốc này hun hút sâu, nghe như vọng về từ cõi khác.

Gã trai trẻ kia vẫn đứng đó, lặng im, chìm trong sóng nước, con mắt liếc lên bờ. Tóc dán hai bên má. Gã đang nhìn cái gì thế nhỉ.

“Các bạn cũng ở đây?” Tôi hỏi.

Người đàn ông lắc đầu. Và nhanh nhẹn đọc cái tên thị trấn. Tôi nhớ cái tên ấy. Cách đây gần hai chục cây số. Ban nãy, trên đường lên thủ đô La Habana, xe chúng tôi đã chạy qua. Cô sinh viên hướng dẫn du lịch đọc cái tên ấy hai ba lần.

“Vỏ ốc đẹp,” người đàn ông nhắc. Và ông ta nhỏ giọng, “Elena thích lắm.”

“Elena?” Tôi hỏi.

Người đàn ông đứng tuổi hất hàm về phía gã thanh niên vẫn đang dõi mắt ngoài khơi xa. “Con gái của thằng em tôi. Cho nó vỏ ốc này, nó mừng, nó khóc luôn.”

“Con bé mấy tuổi?” Nhã hỏi, đôi mắt vui như đứa bé sắp được quà.

“Bốn tuổi.” Người đàn ông nheo con mắt chói nắng, “Bạn mua nhé. Chỉ có 8 pesos. 8 pesos bằng 7 dollars.”

Tôi cười. Người đàn ông này rành hối suất hơn tôi dù không là du khách. Ông ta nhún mình lên để tránh con sóng vừa ập vào, và đưa tay gạt vội nước trên mặt, “Bảy dollars ở Canada chỉ mua được một cái hamburger.”

Thấy chúng tôi vẫn ngần ngại, ông ta nói tiếp, “Ốc này sống ngoài khơi, rất khó tìm.” Và ông ta quay đầu nhìn về phía gã thanh niên, nói nhỏ đủ cho chúng tôi nghe, “Elena sẽ thích lắm.”

Một con sóng tung bụi nước lên không gian. Những giọt thủy tinh bám đầy tóc Nhã. Chúng tôi phải níu lấy nhau cho khỏi ngã. Tôi cạo nhẹ lên mặt ngoài vỏ ốc. Những đường vân ngoằn ngoèo, lấp lánh sắc cầu vồng dưới nắng. Nhìn thì thích thật, nhưng mấy hôm nay hai đứa đã nhặt bao nhiêu là vỏ ốc trên bãi biển. Có cả những vỏ mỏng như giấy viết thư, cầm trên tay chỉ chực vỡ.

“Năm pesos nhé,” Nhã trả giá. Rồi quay qua nói với tôi bằng tiếng Việt, “Mua đi anh. Tội nghiệp họ!”

Người đàn ông suy nghĩ không đầy một giây, “Hay là 5 pesos cùng với 2 cái hamburger.”

Tới lúc này gã trai trẻ mới nhập vào cuộc thương lượng. Gã gỡ sợi tóc vướng ngang mắt, nhìn tôi, nói bằng giọng khàn đục, “Tourists eat and eat and eat. Cubans no way!”

Nói xong cái lời chua chát ấy, anh ta lại ngóng ra khơi. Du khách ăn bao nhiêu cũng được, dân Cuba thì còn lâu. Tôi hiểu câu nói của anh ta như thế. Chắc Nhã cũng hiểu như thế. Chúng tôi nhìn nhau bối rối. Hai anh em, người có tuổi lại nói được tiếng Anh gẫy gọn. Và có vẻ tử tế với du khách hơn người em. Chúng tôi nhìn hai khuôn mặt sạm nắng. Ở đất nước này, họ là chủ nhân, chúng tôi chỉ là khách trọ. Những chủ nhân ông của đất nước thèm một miếng hamburger, trong khi bọn khách trọ miếng thịt hơi quá lửa đã ném ngay vào thùng rác.

“Elena thích vỏ ốc này lắm,” người đàn ông nói.

Dường như nghe được câu nói ấy, gã trẻ tuổi nói vọng về phía chúng tôi, “Ðói quá rồi, bán đi thôi!”

Tôi nhìn vào mắt gã thanh niên. Chút nôn nóng, chút giận dữ, chút bực bội, và thật nhiều u uất trong hai con mắt ấy. Bắt gặp tia nhìn của tôi, gã quay ngoắt đi. Và lại ngóng ra khơi.

Thế là chúng tôi đồng ý mua cái vỏ ốc.

“Các bạn lên bờ với chúng tôi,” Nhã đề nghị.

Hai cái đầu cùng lắc vội. “No way!”

Hai đứa tôi ngơ ngác nhìn họ.

“Policia!” Gã trai trẻ nói lớn, cố át tiếng sóng.

“Tại sao?” Nhã ngạc nhiên hỏi.

“Biển Cuba là của nhân dân Cuba, nhưng bãi biển là của công ty du lịch,” người đàn ông lớn tuổi nói một hơi. “Chúng tôi lội dưới nước bao lâu cũng được, lên bờ thì bị còng ngay.”

Câu nói làm tôi chóng mặt. Hai đứa tôi tròn mắt nhìn nhau. Và ôm nỗi ngạc nhiên, lảo đảo lội vào bờ. Bây giờ tôi hiểu vì sao lúc nào cũng có những thân người đen đúa thả nổi xa bờ, những cái đầu bồng bềnh trên sóng, những con mắt hướng về đám du khách, như mong đợi một điều gì. Chúng tôi bước đi trên cát nóng. Cố thản nhiên như thể không sắp làm điều gì cấm kỵ. Người cảnh sát mặc thường phục nhìn chúng tôi. Con mắt  lạnh băng. Trên chiếc ghế gỗ thấp lè tè, ông ta là tượng đá, ngày này qua ngày khác. Bây giờ chúng tôi mới hiểu vì sao, ngoài khơi xa, người đàn ông lớn tuổi và gã thanh niên tóc dài kia cứ lấm lét nhìn lên bờ.

“Có những thứ tư nhân không được quyền làm chủ,” tôi hậm hực nói và tung chân đá văng một vỏ dừa khô nằm trơ vơ trên cát.

“Người giàu bỏ tiền ra mua mà anh,” Nhã nhỏ nhẹ.

“Tư nhân có thể làm chủ căn nhà, chiếc xe, đồ đạc, gia súc; nhưng không có chuyện tư nhân làm chủ sông, suối, ao, hồ, bãi biển, núi non, hải đảo; cũng như tư nhân không được phép làm chủ con người của bất kỳ ai khác… Phải có những quy định như thế.” Tôi nghe cái giọng gay gắt của chính mình. Cái giọng khó ưa.

“Những quy định, những luật lệ cũng do bọn giàu làm ra, anh à!”

Tôi không nói nữa. Biết nói gì bây giờ.

Nhã gọi hamburger và hotdog. Còn lấy thêm hai ly pina colada. Du lịch “trọn gói” nên du khách có thể ăn, uống bất kỳ lúc nào. Chúng tôi giấu hamburger và hotdog trong những đĩa giấy, ép sát vào người. Cát nóng xoáy lòng bàn chân. Gã cảnh sát chìm bận chuyện trò với hai người đàn bà Québec. Gã nói tiếng Pháp âm hưởng Tây Ban Nha nghe buồn cười.

Một con sóng cao hùng hổ xô vào bờ. Tôi giơ vội hai cái bánh lên đầu và nhảy lên tránh kịp. Nhã bị con sóng xô ngã. Tôi cứu được mấy cái hamburger, còn hai ly pina colada trong tay Nhã thì tan vào sóng nước.

Nhã gạt lọn tóc vướng trên trán, “Ðể em lên xin ly khác. Luôn tiện lấy thêm hamburger gửi về cho bé Elena.”

Tôi lội đến gần hai người đàn ông đang kiên nhẫn đứng chờ.

“Cô ấy đi đâu vậy?” Người đàn ông hất đầu về phía Nhã, hỏi; trong khi gã thanh niên vẫn dõi mắt ra khơi.

“Xin mấy ly nước khác. Mới bị sóng đánh.” Tôi hất hàm về phía gã thanh niên, mỉm cười, “Anh ta tìm cái gì mà ngó hoài ra khơi vậy? Cá mập chăng?”

Người đàn ông nhìn tôi. Thoáng trách móc vương trong mắt. Tôi đưa cái hamburger cho ông ta. “Vợ tôi lên xin nước ngọt, gửi cho bé Elena.”

Người đàn ông đón lấy cái hamburger, ghé sát mặt tôi, nói nhỏ, “Con bé Elena chết rồi.” Và ông liếc về phía gã thanh niên, “Nó cho vợ con theo ghe nhỏ, vượt biên, đi Miami mong đổi đời. Bị chìm ghe.”

Tôi trơ ra như pho tượng giữa biển khơi. Sóng cuộn bọt trắng chung quanh. Những con sóng này thì ra cũng chẳng tử tế gì hơn những con sóng trong vịnh Thái Lan thuở trước.

“Ðừng nhắc tới Elena nữa,” người đàn ông nói, nháy mắt về phía gã thanh niên đang gườm gườm nhìn vào những con sóng. “Nó buồn, tội nghiệp.”

Cổ họng tôi khô đắng, dù tôi đã uống không biết bao nhiêu là nước biển.

Nhã ra tới. Tóc ướt dán chặt hai bên má trông như thiếu nữ trong tranh từ một tạp chí chuyên về hội họa. Chúng tôi chìm vào những con sóng.

Trong xứ sở được tự hào là tự do đến độ một thứ nước uống còn được đặt tên Cuba Libre, chúng tôi đưa những cái bánh cho hai người luôn được tuyên dương là đang làm chủ đất nước họ. Chúng tôi làm chuyện phi pháp. Hai người đàn ông lấm lét nhìn vào bờ rồi nhanh nhẹn đón lấy thêm những cái bánh có miếng thịt bò vừa cháy xèo xèo trên bếp lửa.

Niềm vui sáng lên trong những con mắt trên hai khuôn mặt sạm nắng. Sóng tạt vung vãi lên miếng bánh. Hai cái đầu nhấp nhô. Những cánh tay giơ cao chiếc bánh về phía biển khơi để người trong bờ không thấy. Họ cắn miếng bánh một cách ngon lành, và cắn luôn cả con sóng mặn chát. Gracias! Gracias!

Nhét những đồng tiền xu vào cái túi gài ở sợi dây đeo trước ngực, họ chào chúng tôi rồi bập bềnh trong lòng biển cả, dạt dần về phía mà họ bảo là ngôi làng nơi họ cư trú. Hai mươi cây số chập chùng!

Chúng tôi đứng lặng nhìn theo họ. Mây trắng và trời xanh trên cao. Biển mênh mông trước mặt. Trời đất thênh thang, quê nhà của họ, mà sao không cho họ lên bờ!

Bất chợt Nhã xoay người, tuông chạy theo hai gã đàn ông. Tôi ngỡ ngàng một giây rồi luống cuống gạt sóng lội theo. Nhã vẫy tay ríu rít gọi hai người đàn ông vừa bán cho chúng tôi cái vỏ ốc được trả bằng 5 pesos và hai cái hamburger.

Nhã ngã nhào vào con sóng cao ngập đầu. Chúng tôi nhùng nhằng níu kéo nhau.

Người đàn ông trung niên vuốt nước trên mặt, cái nhìn ngơ ngác trong mắt. Gã trai trẻ vừa liếc lên bờ vừa ném cho chúng tôi cái nhìn cau có.

Nhã sặc nước, ho một thôi. Dứt cơn ho, Nhã chới với đưa cái vỏ ốc về phía hai người đàn ông.

“Lo siento! Chúng tôi lỡ ăn hết hamburger rồi,” người đàn ông đứng tuổi lắp bắp.

“Mấy người đã đồng ý mua…” giọng lo âu, gã trai trẻ tiếp lời.

Tôi ngơ ngác xoay qua nhìn Nhã. Bắt gặp trong đôi mắt ấy ánh nhìn quen thuộc; ánh nhìn của sự bao dung. Nhã nhào tới, giúi cái vỏ ốc vào tay người đàn ông lớn tuổi, “Gửi cho bé Elena. Please say HI to her!”

“Gracias! Gracias!” Người đàn ông lắp bắp, nắm vội lấy cái vỏ ốc, rồi nhanh chóng quay lưng, và vội vã đặt tay lên vai gã trai trẻ, đẩy gã bước đi.

Cổ họng tôi thắt lại. Tôi không thốt nên lời.

Lên tới bờ, ngồi phịch xuống cát, bên gốc cây dừa sum suê lá, Nhã tíu tít, “Mỗi lần du lịch mình đều chụp thật nhiều ảnh, nhưng những bức ảnh đẹp nhất lại chả bao giờ chụp được. Anh biết em tiếc tấm hình nào không?”

Tôi nhìn ra biển khơi, hai cái đầu ban nãy mập mờ ẩn hiện, giữa vô số những cái đầu đen đúa nhấp nhô trong sóng nước.

Không đợi tôi trả lời, Nhã tiếp, “Tấm hình có những con mắt ngơ ngác của hai ông đó lúc em đưa cho họ cái vỏ ốc, và tấm hình con bé Elena.”

“Mình có biết mặt nó đâu!” Tôi nói, cho có nói.

“Lúc ba nó đưa cho nó cái vỏ ốc, nó sẽ tròn xoe hai con mắt…” Giọng Nhã sôi nổi. “Ba nó ngâm mình dưới biển biết bao lâu mới tìm được.”

“Chắc nó thích lắm,” tôi lẩm bẩm.

“Thích chứ sao không. Trời ơi, phải chi em chụp được tấm hình ấy!”

Tôi nuốt nước bọt, thì thầm vào tai Nhã, “Những hình ảnh ấy mình không chụp lại được…”

“Tiếc quá. Những tấm hình như thế…” Nhã xuýt xoa.

Hai đứa tôi dõi mắt ra khơi. Những cái đầu bập bềnh trên sóng. Những cái đầu nhấp nhô lẫn vào những vẩy bạc trên lưng ngàn con sóng. Tôi không biết nói gì. Nên tôi lặng im.

Mãi, tôi mới nghĩ ra, tôi nói nhỏ, như thể sợ ai nghe thấy, “Không chụp được cũng là một điều hay, bởi chúng không thể bị xếp chung với bất kỳ tấm hình du lịch nhàm chán và vô hồn nào khác.”

HC.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-06

A HISTORY OF FELINES, AS NARRATED AND ILLUSTRATED BY A CAT

https://www.smithsonianmag.com/history/history-felines-narrated-and-illustrated-cat-180976368/

Baba the cat is both storyteller and photographic model in what is perhaps the most unique cat history book ever published

BY RACHEL NUWER
SMITHSONIANMAG.COM | Nov. 23, 2020, 8 a.m.

[Image: cat-book.jpg]

When Paul Koudounaris visited Los Angeles’ North Central Animal Shelter one sunny afternoon in 2011, he didn’t intend to adopt the feline who would go on to become the inspiration for what is almost certainly the most unique cat history book ever published. Instead, the writer and photographer had come to pick up another cat, only to dejectedly discover that his would-be pet had just been adopted by someone else. But as he headed for the door, a striped paw reached out from a wall of cages and caught his shirt. It belonged to a six-month-old brown tabby whose intent green eyes immediately communicated to Koudounaris that she was always meant to go home with him.

Baba, as Koudounaris called his new friend, became not only a beloved companion, but the narrator and model for his new book, A Cat’s Tale: A Journey Through Feline History. Spanning thousands of years, from prehistory and ancient Egypt to the Enlightenment and the New World, the tome features the heroic, tragic, heartwarming and incredible stories of dozens of cats. Many of these characters, including Muezza (“Cherished”), the prophet Muhammed’s companion, and Félicette, a Parisian alley cat sent into space in 1963, are among the most famous felines to ever exist. Others led notable lives but had been all but forgotten until Koudounaris rediscovered them. In addition to depicting specific cats in history, the book also tells the sweeping story of Felis catus’ overall journey throughout various historical eras.

Preview thumbnail for 'A Cat's Tale: A Journey Through Feline History
A Cat's Tale: A Journey Through Feline History

The true history of felines is one of heroism, love, tragedy, sacrifice, and gravitas. Not entirely convinced? Well, get ready, because Baba the Cat is here to set the record straight.

[Image: cat-roman-ch-3.jpg]

Roman cat
Julius Caesar’s armies used cats to protect Roman stores from vermin, and cats followed imperial legions all the way to Britannia. Some Roman armies even marked their shields with cats. (Paul Koudounaris)

[Image: cat-cowboy2-billy-the-kitten-ch-6.jpg]

Cowboy cat
Many cowboys traveled with their cats, which became not only valuable mousers but also feline friends. The idea of cats as companions began to percolate, spread by writers such as Mark Twain and poet Cy Warman. (Paul Koudounaris)

[Image: cat-cardinal-richelieu-ch-5.jpg]

Cardinal Richeliu
Cardinal Richelieu, chief minister of France's Louis XIII, was infamous for ruling his office with an iron fist. But he was also fond of cats, preferring to have at least a dozen surrounding him at all times. As one of Richelieu’s chroniclers wrote of him, “The mitred tyrant of France finds a human heart only when he is near the mewing breed.” (Paul Koudounaris)

A Cat’s Tale is one of dozens of books about the history of cats. But the richly illustrated volume stands out because it’s actually told through the voice of a cat. Baba acts not only as narrator but also Cindy Sherman-like impersonator, appearing throughout the book dressed as historic individuals and caricatures. Her voice and visage make Koudounaris’ take on the subject truly singular, mimicking oral storytelling more than an academic treatise. As Baba declares in the first chapter, “We cats have been allies to humankind for a very long time, and while you have reserved the sobriquet ‘man’s best friend’ for the dog, I may now provide you reasons to judge differently.” Letting Baba carry the book also allows Koudounaris to make a larger point about the subjectivity of history, including which stories get told and whose point of view and agenda they convey.

“Ostensibly, it’s a feline history book, but it’s also at its heart something more: a challenge to history as being a homo-centric monologue,” Koudounaris says. Underneath Baba’s narratorial sass and charm is “a plea to include other species that have been left out of history,” he adds. “We’re all in this together, and we’re all connected.”

The idea for the book, like the adoption of Baba herself, came about through a series of auspicious coincidences. Like any doting cat owner, Koudounaris enjoys taking pictures of Baba. Over time, his photos became more elaborate, incorporating background drops, lights, and teddy bear and doll clothes.

As Koudounaris, an art historian and author who specializes in the visual culture of death, coordinated increasingly complex photoshoots, he began work on what he thought would be his next book: an exploration of pet cemeteries around the world. While researching the new project, however, he started accruing an unwieldy number of stories about amazing yet all-but-forgotten historic cats. Koudounaris learned of an army tomcat named the Colonel, for example, who was stationed at San Francisco’s Presidio in the 1890s and was said to be the best mouser the army ever had. He knew he’d never be able to fit all these gems into a book about pet cemeteries, and in pondering a solution, he came up with the idea for A Cat’s Tale—a book that would highlight the fascinating history of cats in general by putting Baba front and center.

[Image: cat-old-time-army-cat-ch-6.jpg]

U.S. Army cat
By the early 19th century, cats were standard equipment in U.S. Army commissary storehouses, with $18.25 allocated for annual upkeep of each cat on army premises. (Paul Koudounaris)

[Image: cat-napoleon-ch-5.jpg]

Napoleon Bonaparte cat
Napoléon Bonaparte hated cats, once stating, “There are two kinds of fidelity, that of dogs and that of cats.” He resisted the idea of breeding cats as rat catchers on the streets of Paris, preferring instead to use poison, which resulted in illness to humans as well as rodents. (Paul Koudounaris)

[Image: cat-andy-warhol-ch-6.jpg]

Andy Warhol cat
Pop Art pioneer Andy Warhol owned up to 25 cats at a time, all of them Siamese and all, except one, named Sam. In 1954, prior to attaining fame, Warhol published a book of cat lithographs that now sells for tens of thousands of dollars. (Paul Koudounaris)

“It was more than just a book, it was a part of the continued process of bonding with my cat,” Koudounaris says. “It’s feline history, it’s cosplay, and underneath it, it’s a love letter to all the cats in all our lives.”

Work on the book entailed two distinct approaches: finding and making appropriate costumes for Baba and combing through archives, libraries and other sources to piece together an exhaustive history of cats and our place in their lives. Creating the right costume proved to be the most challenging aspect of the photography part of A Cat’s Tale. At first, Koudounaris relied on eBay, flea markets and specialist vintage doll meetups. These hunts turned up everything from mini-17th century Puritan garb to a cat-sized Uncle Sam outfit, all of which Koudounaris tailored to fit Baba’s cat anatomy.

When some of the photographer’s visions proved too particular or complex to execute, he hired a friend, Desirae Hepp, who works on costumes for films. To craft samurai armor to illustrate a Japanese folktale about a military noble who called upon a famous cat to help dispose of a monstrous rat, Hepp repurposed an old wicker placemat; to fashion cat-sized Viking armor, she used a deconstructed human-sized helmet. “She’s a creative genius who likes weird projects,” Koudounaris says.

Dressing Baba and getting her to pose and assume the perfect facial expression was surprisingly easy. “Amazingly, like 99 percent of the time, she’d get exactly what I want,” Koudounaris says. Sometimes, she’d even nail it on the first shot. “With the Andy Warhol one, I did a test photo and was like, ‘Oh, that’s good—got it,’” he recalls.

[Image: cat-frontier-cat-ch-6.jpg]

Frontier cat
Cats were hot commodities on the American frontier, but they were also scarce. Entrepreneurs in the Midwest tripled their money by buying up cats in bulk and shipping them to the Dakotas. In the 1880s, a cat in the Arizona territory sold for $10—a huge sum at the time—and in Alaska, felines were worth literally their weight in gold. (Paul Koudounaris)

[Image: cat-parisian-lady-ch-5.jpg]

17th-century French cat
In 17th-century France, women of the court embraced the newfound fashion of owning cats, rather than lapdogs, as cultivated companions. Princess Elizabeth Charlotte, wife of Philippe I, Duke of Orléans, proclaimed, “Cats are the most entrancing animals in the world.” (Paul Koudounaris)

[Image: cat-patriotic-woman-ch-6.jpg]

Patriotic cat
Not long after the American Revolution, the U.S. became the first country to set aside money for cats in its budget. Approximately $1,000 per year was apportioned out for postal cats, which were employed to keep mouse populations in check. Funds were doled out to cities according to the volume of mail each place handled. (Paul Koudounaris)

Research took Koudounaris across the country and world, from Wisconsin to Massachusetts and France to New Zealand. Once he began to look, stories popped up everywhere. In Tokyo, for instance, he researched the history of Maneki-Neko, the 17th-century Japanese cat who inspired the now ubiquitous raised-paw good luck cat. Back in California, he delved into the story of Room 8, a grey tabby who appeared at a Los Angeles elementary school in 1952 and stayed for 16 years, becoming the school’s mascot as well as the subject of a biography, TV specials and hundreds of fan letters.

One of Koudounaris’ favorite discoveries, though, was the Puss’n Boots Award, a long-lost prize given out by a California cat food company between 1950 and 1960. The first recipient was a black cat named Clementine Jones who made national headlines after she walked from Dunkirk, New York, to Aurora, Colorado, in search of her human family, which had moved and left her behind with relatives. Her family knew it was Clementine because, among other distinguishing traits, she possessed a single paw with seven toes—an extreme rarity. “Over a decade, [the company] gave out hundreds of these medals, and all these wonderful stories would be written up in all the local newspapers,” Koudounaris says. “Up until the 1950s, cats were really second-grade animals to dogs, but that medal alone really changed American perception of cats.”

Cats have now firmly established themselves as pop culture icons and favorite pets. But in Koudounaris’ view, they still have much to say, if only we would give them the chance. Both Baba and Koudounaris end the book with an appeal to readers: to live history through the making with the special cat that shares their lives.

About the Author: Rachel Nuwer is a freelance science writer based in Brooklyn. Read more articles from Rachel Nuwer and Follow on Twitter @RachelNuwer


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-09


(Quora) My mom is a Democrat and she is trying to make me get the covid vaccine. I believe that it’s not worth it and that it doesn’t even help with the new variant delta. Should I get the vaccine?

Answered by Cecelia Holland:


This is the problem. You start right off, “my mom is a democrat.” Trump made this about politics from the gitgo.

The virus is not political. The virus kills people of all political persuasions. But because Trump made it political, huge numbers of people are not getting vaccinated because they are republican.

This is ridiculous. The vaccine works--if you let it. Getting vaccinated protects you and the people around you; even more important, it reduces the number of hosts, which means it reduces the chances for mutation.

Get vaccinated. Now.

61.9K views



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-12

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN 5 - TIẾNG HÁT CHÂU HÀ





Dòng Nhạc Nguyễn Văn Đông | Tác Giả và Tác Phẩm (Số 7) - Thu Âm Trước 1975





Chương trình "Câu Chuyện Văn Nghệ Với Quỳnh Giao"
do Nam Phương phỏng vấn.

Vui Buồn trong âm nhạc Việt Nam





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-16

Cow’s Hoof BLOWS BUBBLES==INSTANT RELIEF





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-16

Truyện đã cũ, nhưng vẫn hay.   Tulip4

--ooOoo--

Đứa Con Dị Chủng

Tác giả:Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và được đề cử vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Dr. Michael Salvatore

Lúc gần đây báo chí và các đài TV Việt ngữ bán tán xôn xao về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, chắc hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. 
Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng. 
Tôi lượm được thằng Michael ở bên xa lộ 45 South Trên đường từ Houston đi Clear Lake. Dạo đó vào khoảng năm 1982, tôi mới ra trường và bắt được một job thơm phức làm cho cơ quan NASA ở Houston trong Mision Control Center, do một ông bạn học cùng lớp giới thiệu. Cuộc đời tôi gặp bao nhiêu là may mắn bất ngờ, đúng là trời cho. Cho nên tôi vẫn nhớ ơn ông Trời, cố gắng học làm người tử tế, dù có chịu thiệt thòi một chút cũng cam lòng.


Số là hôm đó tôi đi làm trễ, vừa từ xa lộ rẽ vô NASA road 1, thấy một thằng nhóc đi bộ lang thang bên lề đường, vai mang túi sắc to tướng, kiểu túi sắc quân đội, như ngày xưa tôi nhận được khi mới vào trường Võ Bị. Nhóc đưa ngón tay cái lên ngoắc ngoắc xin quá giang. 


Tôi vội dừng xe lại hỏi:
-Mầy muốn quá giang hả? 
-Yes, Sir! 


Hắn vội vã quăng cái “sắc” quần áo ra sau xe truck, với tay mở cửa và nhảy phóc lên ngồi cạnh tôi. Mùi mồ hôi bốc lên nồng nặc. Không chịu nổi, tôi phải quay vội cửa kiếng xe xuống. 


Tôi hỏi chàng “Trẻ Tuổi Bụi Đời”:
-Mày muốn đi đâu? 
-Đi đâu cũng được!
-Nhà mày ở đâu?
-Tôi không có nhà, mới từ OMAHA quá giang xe xuống đây.


Tôi nghĩ trong bụng:’Gặp thứ thiệt rồi”.


-Tao phải đi làm bây giờ, thôi tao thả mày xuống Clear Lake Park, ở đó có đủ cả phòng vệ sinh và chỗ che mưa nắng đến trưa tao kiếm cái gì cho mày ăn.


Bà xã tôi hay cằn nhằn về vụ cho mấy tay “bụi đời” quá giang xe. Kể ra thì cũng nguy hiểm, chẳng may gặp anh chàng khùng nào đó coi mạng người như cỏ rác, vậy là giống như trứng giao cho ác! Nhưng tôi quan niệm khác, sống chết có số, ngày xưa lúc còn xông pha trận mạc, mình đâu có tránh đạn được, toàn là đạn tránh mình thôi. Cho nên mỗi khi lái xe một mình, gặp người xin quá giang, nếu thuận tiện tôi vẫn “dzớt” như thường. Kể như đền ơn những người từng cho tôi quá giang hồi mới chân ướt chân ráo bước chân đến đất Mỹ này. Hồi đó, mỗi ngày đi làm phải lội bộ hàng mấy cây số trên đường đầy tuyết. Nếu gặp xe nào cho quá giang thôi mừng hết lớn.


Từ sở làm đến hồ Clear Lake chỉ mất vài phút lái xe, tôi vẫn hay ra đó ăn trưa, dỡn với mấy con chim hải âu bằng cách liệng lên cao một miếng bánh mì sandwitch thế là cả đám nhào xuống kiếm mồi, bu lại chung quanh, tôi chỉ vung tay ra cũng túm được một chú. Đôi khi buồn ngủ quá bèn đánh một giấc như “Những Ngày Xưa Thân Ái”.


Buổi trưa tôi mua 2 phần ăn rồi lái xe đi kiếm “Chàng Bụi Đời”. Đậu xe vào parking, nhìn ra mấy bàn picnic sát bờ hồ, thằng nhóc ngồi đó đang chăm chú xem cuốn album cũ nát. Thấy tôi đến, nhóc vội đứng lên chào và rất mừng rỡ, có lẽ vì túi đồ ăn khá lớn tôi mang đến. 


Hắn đưa cho tôi cuốn album và giải thích:
-Tôi thấy sau kiếng xe của ông có gián cái huy hiệu nhảy dù, chắc ông là người Việt Nam?
-Sao mày biết?
-Ba tôi cũng từng chiến đấu ở ViệtNam, trên mũ cũng có cái huy hiệu giống như cái ông gián sau xe. Đây ông xem có đúng không?


Hắn vừa nói vừa chỉ vào tấm hình chụp một chàng lính Mỹ mặt non choẹt, trên dưới 25 tuổi, đầu đội mũ đỏ của lính nhảy dù ViêtNam thời xưa, cổ áo mang hai bông mai vàng đàng hoàng. Nếu không có cái mặt Mỹ ai dám bảo không phải là lính nhảy dù VN?


Tôi nhìn tấm hình thấy quen quen, đúng là thằng Doug Salvatore, Trung Úy trong ban Cố Vấn của tiểu đoàn tôi. Sở dĩ tôi nhớ tên anh ta vì hắn hiền khô ít nói, rất thích đội chiếc mũ đỏ nhẩy dù lệch hẳn qua một bên, gặp ai trong tiểu đoàn bất kể cấp bậc, cũng dơ tay chào miệng lẩm nhẩm “hảy đù kú gắn” . Ai cũng cười hiểu rằng hắn muốn nói “Nhảy Dù cố gắng”, Doug cũng cười theo. Hắn hiền khô ít nói, nhưng mỗi khi nhờ gì hắn đều giúp đỡ tận tình, từ việc gọi hải pháo, phi vụ oanh kích, máy bay tải thương đến xin vật liệu xây cất doanh trại. Mấy chiếc xe của tiểu đoàn hết bình điện muốn nổ máy, kêu hắn đến là xong ngay, đẩy xe chạy băng băng một chút xíu, thả chân số là nổ máy liền. Hắn có thêm một biệt danh khác là “cargo 5 tấn”, ý nói mạnh như xe vận tải 5 tấn. Thỉnh thoảng hắn còn mua tặng tôi cả đồ trong PX nữa. Lính trong tiểu đoàn gọi hắn là “Đất”. Biệt danh đó cũng gần giống với tên thiệt. Mỗi lần gọi “Đất” hắn chỉ nhe răng ra cười. Sau này biết được ý nghĩa của chữ “Đất” hắn càng thích thú hơn, Một lần tôi hỏi hắn, sao tên của bạn là Salvatore, hơi giống như Salvadore vậy, thế bạn có phải gốc Nam Mỹ không? Hắn nói chẳng có liên quan gì cả, tổ tiên hắn đến từ Tây Ban Nha. 


Hắn đã cứu tiểu đoàn tôi nhiều lần trong các cuộc hành quân thời “Mùa Hè Đỏ Lửa” nhờ xin được kịp thời những phi vụ yểm trợ vũ bão từ đệ thất hạm đội hay từ căn cứ Utapao bên Thái Lan.


Trong trận giải cứu An-Lộc, tuyến phòng thủ của đại đội bị chọc thủng. Tôi bị một mảnh cối vào bụng, cắt hết nửa lá gan, máu ra lênh láng. Thằng Đất một tay bắn M16, một tay kéo tôi vào gốc cây cao xu. Hắn xin trực thăng tải thương vào bênh viện dã chiến Mỹ, nếu không tôi chắc đã đi luôn rồi. Tôi mang ơn cứu tử của Đất từ ngày ấy. Sau trận An Lộc, hắn về Mỹ. Tôi mất liên lạc với hắn từ ngày tan hàng. Bây giờ lại gặp con hắn ở đây, đúng là số Trời. Tôi mừng rỡ ôm lấy thằng bé, hỏi cuống quýt:
Tao là bạn của Doug, ba mày bây giờ ở đâu?


Hắn rớm nước mắt:
-Ba tôi chết cách nay 5, 6 năm rồi.
-Kể tao nghe đi, sao vậy?
-Ổng bị đụng xe trên xa lộ bởi một người say rượu, chết ngay tại chỗ.
-Má mày đâu mà để mày đi lang thang như vầy?
-Má tôi có chồng khác, tôi không thể sống với cha ghẻ nên bỏ nhà ra đi.
-Mầy đi má mầy có biết không?
-Cả nhà còn ngủ, nào ai biết.
-Mầy còn nhớ số phone nhà không.
-Tôi có đây, nhưng giá nào tôi cũng không về đâu.
-Tao đâu có nói là bắt mầy về nhà, chỉ là gọi cho má mày yên tâm thôi, để bả khỏi báo cảnh sát, mầy hiểu không?
-Dạ hiểu.
-Thôi được rồi, quăng đồ đạc lên xe rồi đi theo tao.


Tôi dẫn thằng bé lại Motel 6 và book cho nó một đêm, thủng thẳng tính kế giúp đỡ. Dù sao nó cũng là con của người bạn đã có ơn cứu mạng với tôi, tôi quyết tâm cứu lại con bạn. 

Có câu của Phật dạy “xây 7 cái gì gì đó, cũng không bằng cứu cho một người” * Biết đâu cha nó đã dẫn nó lại cho tôi? Tôi dặn thằng bé, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đàng hoàng, chờ tôi sẽ tới đón nó trong vòng 2 tiếng đồng hồ nữa.Tôi lái xe về sở, nói chuyện hoàn cảnh của thằng nhóc với xếp và mấy người bạn làm cùng nhóm, xin xếp cho nghỉ vài ngày để giúp đỡ nó. Mỗi người khuyên một câu, đại khái nói tôi phải cẩn thận với mấy đứa trẻ bụi đời. Chúng nó có cả ngàn chuyện rắc rối, hút sách, đánh lộn, cướp giựt, có khi nó còn thưa ngược lại là mình lới dụng làm chuyện bậy bạ v…v…Tôi đã quyết tâm cứu nó nên bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên chân thành đó. Tôi chở thằng nhóc vào sở và giới thiệu với mọi người, đồng thời gọi điên thoại cho mẹ nó, cho biết nó đang đứng cạnh tôi và muốn nói chuyện với bà.


Tôi tránh ra một nơi để hai mẹ con nói chuyện được tự nhiên. Một lúc sau trở lại, nhóc nói mẹ nó muốn đươc tiếp chuyện tôi. Bả ngỏ ý trao toàn quyền cho tôi và cầu xin tôi giúp cháu, bởi vì đời sống trong nhà bà như ở địa ngục, cha ghẻ con ghẻ không ngày nào là không gây gỗ nhau. Tôi chấp nhận lời khẩn cầu của bà, yêu cầu bà viết cho tôi tờ giấy, giao thằng Mike cho tôi, hứa không kiện tung gì cả và phải có thị thực chữ ký đàng hoàng. Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi, số điện thoại sở và phone nhà, cần gì cứ gọi cho tôi biết. Tôi nghĩ, có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối sau này, nhưng chấp nhận vậy. Xưa kia tôi đã từng chấp nhận biết bao rủi ro nguy hiểm khi ra trận, bây giờ có chút đỉnh nhằm nhò gì? 


Tôi phân vân không biết có nên nói thiệt với bà xã không? Chắc phải nói rồi, nhưng dẫn nó về nhà chắc là bả không thể nào chấp nhận được.Đành phải gởi thằng nhỏ lại bà chị. Chị có một quán ăn VN. Khi còn ở quê nhà, chị cũng mở nhà hàng nho nhỏ, từng nuôi nhiều tay anh chị trong quán cho nên du đãng không đứa nào dám phá phách hay đòi đóng hụi chết!. Tính tình chị phóng khoáng cởi mở, mấy đứa du thủ du thực đều nể mặt. 


Buổi chiều, tôi dẫn thằng nhóc lại nhà hàng, kêu cho nó một dĩa cơm đồ biển thật to, thằng nhóc chỉ ăn một loáng là hết sạch, như thể đã nhịn ăn cả tháng rồi. Dặn nó ăn xong cứ ngồi đó. Đợi vãn khách, tôi gặp chị, nói rõ hoàn cảnh của nó xin chị mở rộng tay cứu giúp nó, chỉ có chị mới giúp được nó thôi. Xin chị cho nó một chỗ ở tạm, còn mọi thứ khác tôi sẽ lo. 


Chị hơi lưỡng lự một chút, thở dài:
-Thôi được, sau khi đóng cửa tiệm, cậu chở nó về nhà, chúng ta sẽ nói chuyện với nó.


Tôi mừng rỡ quá xá, cám ơn chị rối rít, tôi quay đi để che giòng lệ tuôn trào, chị lúc nào cũng quan tâm và che chở bao bọc tôi. Cha mẹ mất sớm, chị săn sóc và nuôi nấng tôi như mẹ, lúc nhỏ tôi vẫn sống với chị cho đến khi nhập quân ngũ. Những lần bị thương thập tử nhất sinh chị vẫn là người bên cạnh tôi. Lớn lên mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc đời, tôi đều chạy đến chị. Thật là Ông Trời đã cho tôi một bà chị để thay thế mẹ. Chị góa chồng từ năm 1970, ở vậy nuôi ba đứa con trai. Tôi và gia đình chị đã may mắn thoát được trong những giờ phút cuối cùng của miền nam, nhưng đứa con thứ nhì của chị đã ra đi vĩnh viễn trên đường vượt biên, trong lúc con tàu còn lênh đênh trên đại dương. Qua Mỹ, hai chị em xin được việc làm trong một nhà hàng tàu. Chị phụ nấu bếp, còn tôi làm chân “chạy bàn”. Chị bắt tôi phải đi học, chỉ cho làm cuối tuần thôi. Nhiều khi thấy chị vất vả quá, tôi xin chị cho tôi nghỉ học để phụ giúp gia đình nhưng chị cương quyết từ chối. Chị nhắc nhở tôi đó là bổn phận của chị đã được cha mẹ giao phó trước khi nhắm mắt, phải lo cho tôi ăn học đến nơi đến chốn, thành gia thất đàng hoàng, nếu không sau này làm sao nhìn mặt các người nơi suối vàng. Mỗi năm, vào ngày giỗ cha mẹ, chị bắt tôi phải thề trước vong linh các Người là không được bỏ học dù bất cứ hòan cảnh nào, cho nên tôi cố gắng học, vật lộn với tiếng anh tiếng u, những phương trình đại số và toán giải tích. Những thứ đó chỉ còn lờ mờ trong trí óc cằn cỗi của tôi sau bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Nhiều khi làm bài không kịp phải ngủ đêm ngay tại trường trong các phòng học. Có lần mệt mỏi quá, tôi đã ngủ gục khi lái xe về nhà, rõ ràng tôi đã thắng xe lại khi đến đèn đỏ, thế mà vẫn tông vào đít xe trước mặt. Báo hại phải năn nỉ chủ xe rồi bỏ tiền túi ra thường. Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi tự nhủ “Nhảy dù cố gắng!” nhưng phần lớn vẫn là không muốn phụ lòng mong ước của chị. Ngày tôi ra trường, khi nhìn thấy tôi được gọi tên lên lãnh bằng, chị là người la to nhất hơn cả mấy đứa nhóc. Chị sung sướng hơn cả tôi, tôi ra trường, nhưng mảnh bằng là của chị, công lao là của chị. Hai chị em ôm nhau chụp hình kỷ niệm mà nước mắt chị ướt trên ngực áo tôi. “Thế là tâm nguyện của chị đã thành, chỉ còn việc cưới vợ cho cậu nữa là xong” chị nói với tôi như thế trong buổi tiệc ăn mừng. Tôi đã già đầu rồi, bao nhiêu năm chiến trận, đã từng chỉ huy hơn một đại đội nhảy dù, thế mà chị vẫn nghĩ tôi còn con nít.


Trở lại chuyện thằng nhóc, 10 giờ tối, tiệm bắt đầu dọn dẹp đóng cửa. Tôi dẫn nhóc lại giới thiệu với chị và xin phép chị chở thằng nhóc về nhà trước.


Tôi cắt nghĩa qua loa về phong tục tập quán của người Việt, kính trọng người lớn tuổi hơn mình, nhất là người già cả, thế nào là tiên học lễ hậu học văn, kính trên nhường dưới.
Những điều căn bản đạo đức của người Việt không tìm thấy trong sách giáo khoa ở trên đất Mỹ này. Nhóc hứa với tôi từ nay sẽ chăm chỉ học hành không la cà hút sách nữa. Nghe vậy tôi cũng yên lòng. Tôi thấy thương nó như chính con tôi vậy.


Buổi tối, cả nhà quây quần trong phòng family room. Thằng nhỏ được mang ra trình diện:
-Đây là Mike, còn đây là bà Ánh, hai người con của Bà là Dũng và Trí.


Cả nhà bắt tay nhau và nói lời chúc tụng xã giao. Bà chị tôi dặn thằng Mike:
-Từ nay con gọi ta là Má Ba, mặc dù tên của ta là Ánh, ta đã nhận con là con, ta sẽ đối sử với con như hai đứa con của ta, con có chịu không?


Thằng nhóc nói lý nhí:
- Yes Má Ba.
-Con bao nhiêu tuổi?
-Dạ 13.
-Thằng Trí 16 là anh Hai, Thằng Mike ta đặt tên VN là Mai là anh Ba, thằng Dũng trẻ nhất 12 tuổi là Út cũng gọi là thằng Tư nghe chưa. 


Tất cả đều dạ ran, Thằng Mike chẳng hiểu đầu đuôi ra sao tôi phải cắt nghĩa cho nó hiểu.

- Con lớn nhất của Má Ba nick name goi là Number two, nó được gọi là number three, trên thằng Tư một bực. 


Nó thắc mắc sao không có number one. Má Ba trả lời đó là luật lệ. Còn luật nữa là ở nhà chỉ nói tiêng Việt thôi. Bắt Đầu từ ngày mai, thằng Mai cũng phải nói tiếng Việt. Má Ba cho một đặc ân, trong mấy tháng đầu, nếu thằng Mai không biết tiếng Việt cho phép thằng Hai và thằng út nhắc nhở.

Chị tôi nói tiếp:
-Ngày mai cậu Út dẫn thằng Mai đi xin học, về nhà phải học và làm bài tới 9 giờ tối, sau đó muốn coi TV hay làm gì khác tùy ý, 10 giờ tối phải đi ngủ. Chủ nhật phải đi lễ sớm, thằng Mai phải ghi danh học Việt Ngữ ở trường Nhà Thờ như hai đứa kia. Thằng Út lên dọn phòng cho thằng Mai ngủ. 


Tôi cười nói với chị:
- Toàn là “phải” này “phải” kia y như bà “xếp” của em vậy. Thằng Mai “phải” nghe lời Má Ba nghe chưa!


Nhóc vội vàng trả lời: “Yes, Sir!”


Chị lườm tôi:
-Mấy đứa này phải dặn kỹ càng như vậy mới được, còn không vào lỗ tai này ra lỗ tai kia mất cậu ơi!


Hướng về thằng Mai chị tôi hỏi:
-Sao mày bụi đời.


Thằng Mai rớm nước mắt, ngập ngừng một lúc mới thốt nên lời: 
-Má Ba ơi, con rất cô đơn và buồn khổ, lớn lên không cha. Cha ghẻ của con là một người cọc cằn, khó tánh và nghiện rượu, trong nhà cãi lộn xảy ra hàng ngày. Tất cả giận dữ của mẹ và cha ghẻ đều đổ lên đầu con. Cuối cùng con phải bỏ nhà ra đi. 

-Rồi mày ở đâu, làm sao mà sống?
-Con phải ngủ dưới gầm cầu hay trốn vào mấy căn nhà bỏ trống. Ăn cắp đồ, lục thùng rác hay bán cần xa ma túy để kiếm sống.


Chị xoa đầu thằng nhóc và khuyến khích nó rồi dẫn tôi đến thắp nhang bàn thờ cha mẹ, hứa sẽ chăm nuôi thằng Mai như con chị. Chị nói với tôi có lẽ Chúa mang thằng Mai cho chị, để an ủi chị những lúc thương nhớ thằng con đã bỏ chị ra đi.


Thế là chị lại có ba đứa con như xưa. Tôi thấy chị lau vội hai giọt nước mắt vừa lăn trên má.

*


Bà chị tôi áp dụng luật lệ giang hồ và rất nghiêm khắc với mấy đứa con. Anh rể tôi qua đời từ khi mấy đứa còn rất nhỏ. Anh là một Phật tử thuần thành, vẫn hay đi Chùa vào những dịp lễ lớn. Chị là con chiên của Chúa, hai người khác đạo nhưng vẫn sống với nhau hòa thuận, đạo ai nấy giữ, mấy đứa con thì vừa cho đi nhà thờ vừa cho đi chùa. Sau khi anh mất chị ở vậy, làm ăn vất vả để nuôi con ăn học. Qua Mỹ, Tôi và chị đi làm công một thời gian, hai chị em để giành được một số vốn nhỏ rồi mở tiệm ăn VietNam. Bạn bè Mỹ của mấy đứa cháu đến nhà chơi phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn ViêtNam. 


Có lần chị giải thích với mấy đứa con:
-Chúng mày tới nhà bạn phải nói tiếng Mỹ, tiếng của cha mẹ chúng nó phải không? Ăn đồ ăn của cha mẹ chúng nó phải không? Vậy thì chúng nó cũng phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn của tao, thế mới công bình chứ.


Mấy đứa con hết ý luôn.


Mấy đứa nhóc Mỹ ăn đồ ăn VN riết rồi đâm ghiền, món gì cũng không từ, nước mắm, mắm tôm cũng mê luôn. Chúng gọi mắm tôm là mắm “con chuột”. 


Chỉ một thời gian ngắn, thằng Mai đã có thể nói chuyện thông thường hằng ngày bằng tiếng Việt. Nó lớn lên trong tình thương gia đình của chị tôi, nó rất hãnh diện có một mái nhà ấm cúng và một người mẹ thương yêu chăm sóc cho nó . Ngày thường cả ba đứa nhỏ đều đi học. Ngày Chủ Nhật, sáng đi lễ nhà thờ rồi theo học lớp Việt ngữ tại đó, chiều đi lên chùa học võ VOVINAM và họp Hướng Đạo. Ngày này qua tháng nọ, thằng Mai đã thành một đứa nhỏ Việt Nam từ cách ăn nói lễ phép, đi thưa về trình hẳn hoi, biết khoanh tay chào người lớn tuổi, biết cầm hai tay dâng đồ ăn cho Má Ba, biết quỳ lạy trước bàn thờ cha mẹ tôi. Ngày Tết cũng biết mừng tuổi chị tôi, biết cầm cờ vàng đi biểu tình ngày quốc hận. Nó hòa đồng với tụi nhóc VN chẳng khó khăn gì. Gặp người Việt họ vẫn tưởng Mai là đứa con lai, ai cũng khen ngoan và lễ phép, có đâu ngờ rằng nó là thằng Mỹ con chính hiệu con nai vàng! Nếu mấy đứa con nít Việt Nam lớn lên trên đất Hoa Kỳ bị gọi là “Chuối” , ngoài da vàng, nhưng trong đầu óc đã Mỹ hóa hoàn toàn! Thì phải gọi thằng Mai là bánh bao, ngoài thì trắng trong thì hầm bà lằng đủ thứ.


Mai và thằng út học chung một lớp, đi đâu cũng có nhau, anh em rất thân thiết. Nó hay săn sóc hỏi thăm sức khỏe chị tôi, bắt chước thằng Út rót nước mời chị mỗi khi chị đi làm về, đôi khi còn nấu những món ăn nhà quê của người bản xứ mời chị ăn. Má con càng ngày càng thắm thiết. Chị cũng rất thương nó, có khi còn hơn cả mấy đứa con ruột của chị. Chị vẫn hay than thở với tôi “Tội nghiệp thằng Mai, có mẹ cũng như không.”


*


Một hôm chị nhờ tôi vô trường xem có chuyện gì xảy ra cho thằng Mai và thằng Út, vì nhà trường yêu cầu chị đón chúng nó về nhà. Hai đứa đã đánh lộn với một đám học sinh khác trên xe bus và bị bị đuổi học hai ngày. 


Chị tôi chửi cho một trận nên thân và phạt đứng úp mặt vào tường 2 giờ và dặn lần sau không được đánh lộn nữa.

-Tại sao hai đứa mày đánh lộn, chị hỏi.


Thằng Mai giành phần: 
-Tại mấy đứa học sinh trên xe bus chọc ghẹo thằng Út ăn hiếp nó, gọi nó là “chink choong” hay “Ê Chinese go home”. Con đã nói thằng Út với con là anh em, chúng nó không chịu để yên thằng Út. Thế là đánh nhau.
-Lần sau phải thưa nhà trường, không được đánh lộn nghe không? Tao bảo không nghe, tao không chửi bằng tiếng Việt nữa đâu. Tao sẽ ra trước cửa nhà chửi chúng mày bằng tiếng Mỹ cho tất cả hàng xóm nghe cho xấu hổ cả lũ.

Từ đó thằng Mai không giám đánh lộn nữa.

*


Mai và Út ra High School cùng một lượt, rồi ghi danh vào UT (University of Teaxas at Austin) cùng với anh Hai của chúng. Tôi mua cho hai đứa một chiếc xe Toyota nhỏ để thỉnh thoảng về thăm nhà. Tôi nhận phần trợ cấp tài chánh cho ba đứa nhỏ thêm vào số tiền trợ cấp của chính phủ, để tiếp tục chương trình đại học. Chị tôi cuối tuần nào cũng lái xe lên Austin để tiếp tế đồ ăn cho mấy nhóc. Chị một đời làm thân cò lặn lội bờ ao, nay tóc đã bạc quá nửa, con cái đã đi hết, nhà cửa thật trống vắng. Tôi mời chị qua ở chung với tôi, nhưng chị một mực từ chối, tôi phải biểu mấy đứa nhỏ nhà tôi qua thăm hỏi chị luôn. Đôi khi chúng ngủ luôn lại nhà chị và coi chị như mẹ chúng.


Một hôm tôi nhận được cú điện thoại của thằng Mai gọi về:
-Cậu Út ơi, cứu con với.
-Mày làm sao vậy?
-Con đang ở City Jail! Cậu đừng cho Má Ba hay nghe, bả biết được, chửi con thì cả hàng xóm đều biết, con xấu hổ lắm không dám về nhà đâu.
-Mày biết xấu hổ sao còn làm bậy.
-Con bị oan Cậu ơi.
-Mấy thằng trong tù, đứa nào mà chẳng kêu oan.
-Cậu không tin con, chứ ai tin con bây giờ?
-Nói tao nghe thử oan nỗi gì.
-Con gọi điên thoại trong nhà tù, chỉ được gọi giới hạn thôi. Cậu lên đây bail con ra rồi con sẽ giải thích cho Cậu nghe, Cậu phải tin con mới được. 


Tôi sợ thằng Mai dính vào cần xa ma túy thì tiêu đời, tôi vội hỏi nó:
-Mày buôn bán ma túy phải không?
-Đâu có nào, con bị cánh sát gài bẫy, nói là con solicit prostitutes.


Tôi thở ra nhẹ nhõm, chỉ là tội thường phạm thôi, chắc chỉ bị cảnh cáo hay làm public service vài giờ là cùng.


-Thôi được, mai tao sẽ lên đó lãnh mày về. 


Sáng hôm sau lên đến nơi, Mai đã được chuyển về nhà tù của County rồi. Tôi phải nhờ văn phòng “Bail Bond” để lãnh nó ra, trả hết 500 Đô tiền bail và $250 tiền lệ phí cho văn phòng. Sau khi nạp tiền bail, thằng Mai được thả ra chờ ngày ra tòa. Tôi hỏi Mai:
-Mày nói cho Cậu nghe, làm sao mà cảnh sát bắt mày?
-Cậu ơi, oan con thiệt mà. Sáng hôm qua con đi đổ xăng, thấy có con nhỏ bị hư xe, con tới coi giúp nó, cuối cùng là chẳng có hư gì cả chỉ là hết xăng thôi. 
-Nó ăn mặc sexy lắm phải không?
-Sao Cậu biết?
-Thì nó muốn làm mờ mắt mày để nó nói gì thì mày cũng OK, tao còn lạ gì chuyện đó.
-Cậu còn chọc quê con nữa! Con nhỏ nói nó đi bụi đời vì không ở nhà được với cha ghẻ, mấy hôm nay sài hết tiền rồi, chẳng còn xu teng nào trong túi. Con nghĩ tới hoàn cảnh của con ngày xưa nên muốn giúp nó, giống như Cậu đã giúp con vậy. 
-Thế tao giúp mày tao có bị cảnh sát bắt không?
-Cậu đừng la con nữa mà. Nó nói cái gì nhỏ lắm con nghe không rõ con nghĩ là nó muốn xin tiền để đổ xăng. Dù nó không xin thì con cũng cho mà, thế là con đưa cho nó 20 Đô. Con nhỏ vừa cầm tiền là đám cảnh sát chìm nhào tới còng tay con liền. Con hỏi tại sao họ bắt con, họ nói là con mắc tội mua dâm. Con nói chỉ là cho tiền con nhỏ đổ xăng thôi, không tin cứ hỏi con nhỏ kia thì rõ, đám cảnh sát nói mai mốt ra Tòa mà cãi.
-Con nhỏ đó cũng là cảnh sát chìm để gài bẫy mày thôi, mầy xập bẫy rồi làm sao ra được.
-Con xin con nhỏ nói vài lời công bằng cho con, nó chỉ cười cười thôi. Con muốn đục cho nó mấy cái quá đi.
-May mà mày không đục nó, chỉ nặng tội thêm, thôi được đi kiếm cái gì ăn đã, tội mày cũng nhẹ, để tao nhờ luật sư lo cho. Lần sau muốn giúp ai phải cẩn thận. Mày phải lựa lời nói cho Má Ba biết, kẻo mai mốt bả biết được thì liệu hồn đó.
-Vậy tối nay con sẽ gọi cho Má Ba, Cậu nhớ nói giúp con một tiếng nghe, không thôi bả chửi con sặc máu đó.
-Người ta nói “oánh sặc máu” chứ chửi sặc máu sao được mày!
-Thì con nói vậy Cậu hiểu rồi, Má con chửi cũng sặc máu đó Cậu ơi!
-Biết dzậy sao còn làm bậy.
-Con oan mà Cậu.


Tôi nhờ văn phòng bail bond giới thiệu một luật sư, giá 300 Đô lệ phí. 


Vì chưa có tiền án, thằng Mai chỉ bị phạt 2 ngày làm công tác công đồng thôi.


*


Mai và Út ra trường cùng một lượt. Chị Ba và tôi cùng đi dự lễ mãn khóa, Chị rất mừng, ôm hai đứa con mà mắt đỏ hoe nói với chúng:
-Các con ơi, đây là sự thành công lớn nhất trong đời Má, tất cả các con đã thành tài và nên người.


Mẹ ruột của Mai vì bịnh nặng không thể đến được, ba ghẻ của nó cũng không muốn đến. Thằng Út được hãng Boeing ở Seattle nhận vào làm, Út ở chơi với Mẹ hai tuần rồi đi nhận việc.


Thằng Mai đã có ý ở nhà với chị tôi, nên ngỏ ý:
-Má à, đã từ lâu con nghĩ, anh hai và thằng Út đều đi làm ở xa, con muốn ở lại nhà để săn sóc Má, cho nên con đã nạp đơn vào trường Baylor College of Medecine ở Houston. Khóa Fall sắp tới sẽ nhập học. Con xin Má cho con về thăm Mẹ con ở OMAHA rồi trở lại ngay. Từ nay con sẽ mãi mãi ở nhà với Má và chăm sóc cho Má suốt đời.

Chị tôi rất cảm động khi nghe những lời chân tình đó, không cầm nổi nước mắt, ôm thằng Mai khóc vùi:
-Má rất cám ơn con đã lo cho Má, con không cần phải làm vậy, Má tự lo được mà.
-Má không sinh ra con nhưng đã cứu vớt con từ bãi sình lầy và ban cho con đời sống mới đầy ắp tình thương, chăm chút cho con từng miếng cơm manh áo. Không kể những ngày đau ốm bệnh hoạn, Má luôn luôn ở bên con, cầu nguyện cho con chóng khỏi. Tha thứ cho con bao lỗi lầm.
-Thiên Chúa đã mang con giao cho Má, Má chỉ làm bổn phận của một người mẹ như bao nhiêu người mẹ khác trên thế gian này.

Mẹ ruột thằng Mai bị ung thư phổi, qua đời chẳng bao lâu sau đó. Tôi và thằng nhóc bay về Omaha đưa đám, đó là lần cuối cùng nó gặp lại mẹ và cha ghẻ. Ông nay cũng đã già lắm rồi, những chuyện cũ hầu như không nhắc lại nữa, nhưng khoảng cách thì vẫn còn đó. Khó cho ai mở đầu một cuộc hòa giải, mặc dầu cả hai đều muốn. Tôi phải làm một nhịp cầu để hai người bắt đầu đối thoại và tha thứ cho nhau. Chỉ là những hiểu lầm thôi. Ngày chia tay, Ông Già và thằng Mai ôm nhau khóc vùi, những giận hờn đều trôi theo giòng nước mắt.

*


Mấy năm qua thật mau, Thằng Mai ra trường và nội trú tại Texas Children Hospital trong khu vực Medical Center ở Houston. 
Nó muốn trở thành một Bác sĩ con nít để săn sóc cho trẻ em, nhất là những trẻ em bụi đời. Thằng Mai bây giờ đã là một Bác Sĩ, nhưng với tôi nó vẫn chỉ là thằng nhóc bụi đời. Nhóc được rất nhiều trường hoc và Juvenile Probation Center mời đi nói chuyện về đề tài “Run Away From Home”. Trẻ Em Bụi Đời.. Nó trở thành một thần tượng của đám con nít vô gia đình. Nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như nó, phải có một cơ duyên và một quyết tâm sắt đá mới vượt qua bao thử thách. Đường đời có bao nhiêu ngã rẽ, được mấy khúc phẳng phiu?


* chú thích: Dù xây chín vạn phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người (ca-dao)


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-16

The Spotted Lanternfly: An Invasive Insect that is Beautiful but Threatening
ENTOMOLOGY TODAY DECEMBER 4, 2014 10 COMMENTS
[Image: lycorma-delicatula.jpg?resize=410%2C258&ssl=1]
An adult spotted lanternfly (Lycorma delicatula).

The spotted lanternfly (Lycorma delicatula) is an invasive insect pest that was recently detected in Pennsylvania. Despite its name, this insect is not a fly — it’s a planthopper in the family Fulgoridae. The spotted lanternfly is native to China, India, Japan, and Vietnam, and it is known to attack many different plants, including grapes, apples, fruit trees, ornamental trees, and pines.

In fact, the potential for damage is so great that the Commonwealth of Pennsylvania has already issued a quarantine order for five townships, even though the insect was only detected about six weeks ago (September 22, 2014), and they have issued a Pest Alert Document to help people identify and report them.

“Since Pennsylvania is the first known home to spotted lanternfly in North America, we’re taking every possible precaution to stop its spread and eliminate this threat,” said Agriculture Secretary George Greig. “Help us by looking for adult insects and their egg clusters on your trees, cars, outside furniture — any flat surface that the eggs may be attached to. We know we’re asking a lot, but we know Pennsylvanians will assist us and help save our fruit trees, grapes, and forests.”

Even Californians are taking heed. Dr. Surendra Dara, an IPM and crop advisor at the University of California, has written about the spotted lanternfly’s biology and how to manage it in an article called “Spotted lanternfly (Lycorma delicatula) is a new invasive pest in the United States.

Adult spotted lanternflies are approximately one-inch long and 1.5 inches wide. The front wings are grey with black spots, and the hind wings are red, black, and white. The legs and head are black, and the abdomen is yellow with broad black bands.

[Image: lycorma-delicatula-wings.jpg?resize=410%2C222&ssl=1]
The adult spotted lanternfly (Lycorma delicatula), with wings spread.

However, with winter approaching, it’s unlikely that you’ll see adults now. Instead, look for eggs on trees and other surfaces.

Egg masses contain 30-50 eggs that adhere to flat surfaces, including tree bark. Freshly laid egg masses have a grey, waxy, mud-like coating, while hatched eggs look like brownish, seed-like deposits in four to seven columns about an inch long. Trees attacked by the spotted lanternfly will show a grey or black trail of sap down the trunk.

If you’re in Pennsylvania and you happen to see them, you can help by 1) scraping the eggs off the tree or smooth surface, 2) placing the sample in alcohol or hand sanitizer in a leak-proof container, and 3) submitting the sample to the Pennsylvania Department of Agriculture’s Entomology lab for verification.

If you can’t get a sample but would like to report seeing adults or eggs, call the Bad Bug hotline at 1-866-253-7189 or submit a photo to badbug@pa.gov.

Read more at:
– Lycorma delicatula (Hemiptera: Fulgoridae): A New Invasive Pest in the United States

https://entomologytoday.org/2014/12/04/the-spotted-lanternfly-an-invasive-insect-that-is-beautiful-but-threatening/


Teen's clever trap for spotted lanternflies





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-09-16

(2021-09-24, 06:17 AM)ximuoi Wrote: Có định mới không lạc vô ma đạo là thực tế khi mình ngồi thiền còn lý thuyết việc đó ra sao Ximuoi không biết. Ximuoi không thích  việc lý thuyết trong sách cho lắm vì biết nó thường sai với thực tế, ví dụ như bạn mua cuốn sách sửa xe giá 15 đô đem về nhà đọc , dù bạn có nghiên cứu có đọc nó 3 năm thì bạn cũng không bao giờ thành thợ sửa xe . Muốn bỏ ra 15 đô để thành thợ sửa xe ? Haha . Muốn thành thợ sửa xe thực thụ bạn cần làm việc trong tiệm sửa xe ít nhất vài năm. Chuyện đạo cũng thế , mua sách tôn giáo giá 10 đô về đọc mà mong giác ngộ, mong thành đạo sư chỉ với 10 đô là chuyện hoang đường, chuyện bịnh hoạn, chuyện bị người khác lừa gạt. Khi bạn thiền, dù bạn không mong lên cõi trời quá mạng Ma vẫn tìm cách tấn công bạn vì đây là nhiệm vụ chính của nó vì nếu bạn thành công , vương quốc của Ma bị rúng động . Người ta nói Ma phá người tu mà tha người thường là vì vậy. Người tu nhập thế giúp chúng sanh có trường hợp phải đánh lộn với Ma và đệ tử nó, hoặc phải dùng cách này cách nọ cảm hoá đám người vô cùng rắc rối ấy . Rơi vô trường hợp đó làm sao giữ giới được nên phải hy sinh bản thân hy sinh giới để cứu chúng sanh, tức là phá giới và bằng lòng gánh nghiệp chướng này, nếu không chịu hy sinh thân mình thì khỏi cứu ai hết nằm nhà cho khoẻ thân, mà làm thế là hết chuyện nói. Vì thấy sự hy sinh to lớn của vị chư thiên nên bề trên bằng lòng gánh giùm một số nghiệp chướng cho vị chư thiên đó coi như cùng nhau san sẽ gánh nặng. Nếu không làm vậy không có ông chư thiên nào chịu ra cứu đời rồi chính bề trên ( Chúa, Phật ) phải tự mang thân mình đi làm việc đó chứ còn ai làm, như thế không được vì Chúa, Phật bận trăm công nghìn việc. Tổng Thống mà phải nhảy vô làm công việc của công nhân dọn vệ sinh ngoài đường thì đâu được, vậy thì phải bắt đám chư thiên ăn no rửng mở đi dọn vệ sinh chứ không thì lấy người ở đâu ? Những việc Ximuoi nói là việc trong thực tế, lý thuyết trong sách nói sao Ximuoi chạy làng mấy cuốn sách vì sách nói toàn chuyện trời ơi đất hỡi không có thực. Học theo sách mất thì giờ quí báu của mình ghê lắm mà chả được gì. Lý thuyết trong các sách tôn giáo luôn làm lòng mình xúc động vì cuốn sách đó chỉ bán với giá 10 đô, tiền nào của nấy. Con người ở giữa chốn chông gai không cử động thì khỏi bị gai đâm . Cõi lòng không xúc động thì lúc nào cũng giữ được lạc thú trong cảnh tĩnh mịch, mà muốn cõi lòng không xúc động thì phải đắc quả trong thiền định, không có cách khác. Không thể vì nhờ hiểu lý thuyết trong kinh điển tôn giáo vì tốn 10 đô mà cõi lòng không xúc động. Chuyện ấy trong thực tế không xảy ra bao giờ. Vì thế Đức Phật mới nói thiền định là pháp môn cao nhất , nhờ thiền định mà Đức Phật thành đạo. Các bạn thì nói : Tôi nhờ chịu tốn 10 đô la mua được cuốn sách đạo Phật , đạo Chúa ở khu bán sách chợ trời mà nay tôi đã giác ngộ đạo, hoặc tương lai tôi sẽ giác ngộ đạo. Nghe các bạn tuyên bố mà Ximuoi phát hoảng.

Để anh của cưng nhắc vài điều cho XM thần tiên cưng cưng nghe chút chút .

  1. Sách thánh hiền thường được in biếu làm phước, Thanh Hải cưng cưng không cần phải bỏ ra 10 đô mua nên Thanh Hải tom góp về cả tủ . Ban đêm, Thanh Hải cưng đọc sách dạy về đạo Phật đạo Chúa .  Sáng ra, Thanh Hải cưng truyền lại cho đám học trò há hốc miệng ra nghe .  Thế là được tôn vinh là Vô Thượng Sư cưng cưng .  
  2. XM cưng nay xưng tụng Thanh Hải sư phụ, mai tán tỉnh Thanh Hải sư phụ trong khi Thanh Hải cưng cưng đã trục xuất cưng ra khỏi môn phái .  Tại sao ?
  3. XM thần tiên cưng cưng hỗn láo quá nên cha mẹ cưng bị đem ra chửi là không biết dạy con và cưng bị chửi là con nhà mất dạy .
Câu hỏi dành riêng cho ximuoi cưng cưng của anh: Vô Thượng Sư cưng cưng và con nhà mất dạy có gì khác hay giống  nhau ?

[Image: ha-mieng.jpg]

--ooOoo--

Thầy Pháp Hòa nói gì về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng - Vấn đáp rất nhiều câu hỏi hay