VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LTP - Thuctinh - 2021-06-26

Vì nó muốn băng qua đường.  Anh Phong thông cảm với người không biết trả lời câu hỏi.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-26

(2021-06-26, 03:19 PM)Thuctinh Wrote: Vì nó muốn băng qua đường.  Anh Phong thông cảm với người không biết trả lời câu hỏi.

Đó là câu trả lời đúng .  TT hay quá!   Thumbs-up4


==================================

Hỏi: Khi chết, chuyện gì sẽ xảy ra ? (Stephen Colbert)
Đáp: Những người thương ta sẽ nhớ ta . (Keanu Reeves)

https://www.vice.com/en/article/3k3k3w/keanu-reeves-told-stephen-colbert-what-happens-when-we-die


RE: Linh Tinh - LTP - Thuctinh - 2021-06-26

(2021-06-26, 03:39 PM)LeThanhPhong Wrote: Đó là câu trả lời đúng .  TT hay quá!   Thumbs-up4


==================================

Hỏi: Khi chết, chuyện gì sẽ xảy ra ? (Stephen Colbert)
Đáp: Những người thương ta sẽ nhớ ta . (Keanu Reeves)

https://www.vice.com/en/article/3k3k3w/keanu-reeves-told-stephen-colbert-what-happens-when-we-die


Mừng quá TT trả lời đúng, cám ơn anh


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-27

Khi Bà Nội  ra hầu Tòa.

Các vị luật sư không nên đặt những câu hỏi cho một Bà Nội ở Mississippi, khi mà các vị chưa chuẩn bị tinh thần cho câu trả lời.
Trong phiên tòa ở miền nam của tỉnh nhỏ, Công Tố Viện cho mời nhân chứng, một phụ nữ lớn tuổi, vóc dáng cỡ bà nội, lên ghế nhân chứng.
Câu hỏi đầu tiên :  "Bà Jones, bà có biết tôi không ?"  
Trả lời :  "Sao vậy?  Biết chớ, ông Williams , tôi có biết ông từ khi ông là đứa con nit, và thiệt tình mà nói ông làm tôi thất vọng về ông.  Ông nói láo, ông ngoại tình, ông gạt vợ ông, ông xúi dục người ta, ông nói xấu sau lưng người khác .  Ông tưởng ông ngon lành lắm nhưng thực sự, ông không ra thể thống gì cả.  Có, tôi có biết ông"
Công tố viện ngượng ngùng mắc cỡ, không biết nói gì, bèn chỉ qua phía bên kia và hỏi :  "Bà Jones, bà có biết ông luật sư biện hộ này không ?"
Bà ấy một lần nữa trả lời :  "Tại sao ?  Có chớ, tôi cũng có biết ông Bradley từ khi ông còn là nhi đồng.  Ông làm biếng, ngu đần, và lại nghiện rượu ,  ông này không hề có mối liên hệ bình thường với ai , văn phòng luật sư của ông là văn phòng tệ hại nhất của tòan thể tiểu bang.  Đó là chưa nói đến vụ ông ấy dấu vợ ông để đi ngoại tình với ba người đàn bà khác và một trong ba bà là vợ của ông. Có, tôi có biết ông ta."
Luật sư biện hộ tưởng gần chết tới nơi.
Chánh án bèn triệu hai bên luật sư đến bàn nghị án, lên tiếng một cách ôn hòa :
"Nếu các ông ngu ngốc mà hỏi bà ấy có biết tôi là ai không, thi tôi sẽ cho cả hai ngài lên ngồi ghế điện"


RE: Linh Tinh - LTP - anattā - 2021-06-27

(2021-06-27, 06:40 AM)LeThanhPhong Wrote: Khi Bà Nội  ra hầu Tòa.

Chuyện này là chuyện tếu lâm hay chuyện có thật được kể lại vậy, bạn LTP?

Câu chuyện thiệt là tếu. 2leluoi


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-27

(2021-06-27, 09:38 AM)anattā Wrote: Chuyện này là chuyện tếu lâm hay chuyện có thật được kể lại vậy, bạn LTP?

Câu chuyện thiệt là tếu. 2leluoi

Chuyện tếu đó bác.  Innocent

LTP cảm ơn bác đã khích lệ LTP học 12 Nhân Duyên nhiều lắm.  Không ngờ 12 Nhân Duyên sâu sắc, tuy rất là khô khan.  Innocent

Cheer


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

[Image: non-quai-thao.jpg]

[Image: ao-giao-lanh-non-quai-thao-490x728-1511.jpg]


Nón quai thao

Người đăng: Trịnh Văn Tỉnh
Ngày đăng: Tháng Mười Một 22, 2010 - 2 Comments

Nói đến trang phục đặc sắc của dân tộc Việt Nam thời hiện đại, nhất là của phụ nữ, của “phái đẹp”, chúng ta và cả bạn bè quốc tế đều nhắc đến chiếc áo dài truyền thống. Thế nhưng trong suốt lịch sử mấy trăm năm về trước, trang phục tiêu biểu đã làm nên dáng đẹp của các “quý bà, quý cô” nước Việt lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy với chiếc nón thúng quai thao.



Chiếc nón quai thao đi kèm với bộ áo mớ ba, mớ bảy, mà màu hoa đào, màu hoa hiên, màu xanh thiên lý hay màu vàng chanh của những lớp áo trong được phủ ra ngoài bằng chiếc áo the đen mỏng dính, cài bên cạnh sườn bằng chiếc cúc đồng nhỏ xíu – từ nách lên cổ thì lật chéo sang bên, hở he hé những màu sắc bên trong. Cái lối ăn mặc nửa kín nửa hở này khiến cho các tao nhân mặc khách nam nhi thật sự xao xuyến bồi hồi, nhưng nó vẫn tỏ ra nền nã, kín đáo, mang đậm sắc thái của người phụ nữ Việt Nam. Phía dưới, các quý bà, quý cô thường mặc váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi đen buông chấm gót, làm nền cho những dải thắt lưng cánh sen hay mỡ gà thắt nút so le rủ xuống, đong đưa mỗi khi cơn gió thoảng qua. Các cô còn vấn khăn nhiễu tím hay đen, vắt cao lọn tóc đuôi gà dài óng ả, bên mình là bộ xà tích kèm ống vôi quả đào bằng bạc và con dao gấp xinh xinh, vừa để trang sức lại vừa để têm trầu, bổ cau… Và bộ trang phục này càng thêm hài hòa khi các cô xỏ chân vào đôi dép cong da trâu, hay đôi guốc gỗ cong sơn then quai bằng da hoặc sợi mây. Và lại càng duyên dáng xinh đẹp hơn khi trên tay hay đội đầu là chiếc nón quai thao.

[Image: nguoi-phu-nu-xua-voi-non-quai-thao.jpg]

[img=0x0]https://quanhobacninh.vn/wp-content/uploads/2010/11/nguoi-phu-nu-xua-voi-non-quai-thao.jpg[/img]Nón quai thao (cũng còn gọi là nón ba tầm) là một loại nón đắt tiền, đẹp và sang trọng, thường các bà, các cô chỉ đội hoặc mang theo trong những dịp lễ, tết, hội hè, hoặc những lúc có công việc nhàn nhã, vui vẻ nhưng cần phải nghiêm chỉnh, lịch sự. Nón thúng quai thao từ lâu đã đi vào ca dao, dân ca, đi vào tiềm thức của người Việt với những câu ca đằm thắm, trữ tình:

Ai làm chiếc nón quai thao
Để anh thương nhớ ra vào khôn nguôi

Hay:

Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh…

Cho đến nay, thật khó có thể biết được chiếc nón thúng quai thao đầu tiên ra đời từ khi nào? Và ai là người sáng tạo ra nó? Chỉ biết một điều chắc chắn là: Từ khi chiếc nón quai thao ra đời, nó đã dần dần đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người Việt và lập tức trở thành một trong những vật trang sức vừa có ý nghĩa thực dụng cho người phụ nữ Việt Nam, vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp của quý bà, quý cô trong cuộc sống…

Chiếc nón quai thao thường có kích thước khá lớn, đường kính mặt nón ước chừng 70-80 cm, che rợp cả khuôn mặt người đội, tạo nên một không gian rộng, thoáng và mát. Mặt phẳng trên nón lợp lá gồi hoặc lá cọ, sát phía dưới là thành nón cao độ 10-12 cm. Giữa nón gắn một vành tròn như nắp tráp vừa đầu đội cao khoảng 8 cm, gọi là cái “khua”. “Khua” nón làm công phu lắm: Nó là những sợi tre nhỏ chuốt bóng khâu lại với nhau bằng chỉ tơ nhiều màu sắc. Những sợi chỉ đan chéo nhau thành hình hoa lá, chim muông thật đẹp mắt.

Quai thao là bộ phận không thể thiếu của chiếc nón ba tầm, nó chẳng những làm cho nón cân bằng, vững chãi, mà còn làm cho người phụ nữ thêm duyên dáng, thướt tha… Quai thao làm bằng tơ, nhưng là loại tơ đặc biệt, vừa rẻ, vừa bền lại vừa có giá trị cao. Thông thường các cô gái trẻ thì thích dùng quai thao màu trắng ngà gốc tơ tằm, còn quai thao màu tím, màu đen thì được dùng cho phụ nữ đã lập gia đình. Quai thao gồm từ 2 đến 3 sợi bện lại với nhau (gọi là quai kép), thả võng đến thắt lưng. Khi đội đầu, người phụ nữ lấy tay giữ quai ở trước ngực, nón không bị đung đưa lại tiện điều chỉnh khi đội thẳng hay lúc cần nghiêng nghiêng che nắng… Hai đầu quai thao có chừng mươi mười hai túm tua nho nhỏ, dài chừng 20-25 cm rủ xuống trông mềm mại, vui mắt.

[Image: non-quai-thao-225x207.jpg]

[img=0x0]https://quanhobacninh.vn/wp-content/uploads/2010/11/non-quai-thao-225x207.jpg[/img]Từ xưa đến nay, làng Triều Khúc, tổng Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Triều Khúc, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một làng nghề thủ công chuyên làm quai thao để đính vào nón thúng. Nón thúng thì phải đặt mua tại làng Chuông (nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Người làng Triều Khúc dệt thao rất nhanh và khéo. Nhiều khi họ không cần nhìn vào bàn dệt, miệng vẫn chuyện trò, cười nói, ấy vậy mà dây thao vẫn đều và mượt, cấm có lỗi nhỏ nào. Sợi thao sau khi dệt xong phải qua công đoạn tết nút, nhiều đoạn được thắt lại thành những họa tiết vừa đẹp mắt, lại làm cho dây thao thêm chắc. Mỗi bên đầu quai thao có hai quả cù, to bằng ngón tay cái, được đan tết công phu, rủ xuống thành tua dài tới 25 cm. Tua được cắt bằng đầu, không để cho sợi dài, sợi ngắn lởm chởm. Người ta có thể để quả thao song song với nhau hoặc so le là tùy ý. Dây thao được tết thường dài tới 2, 3 thước. Muốn dây có màu thật trắng, người ta đem chuội tơ với nước tro rơm, sau đó với mỡ lợn, cơm xôi rồi ngâm một đêm thì thao sẽ có màu trắng phau. Muốn nhuộm vàng thì cho thêm phẩm để tơ dệt thêm trắng, vàng óng. Còn nếu muốn nhuộm đen thì phải dùng thuốc hoàn nguyên để không bị phai, thôi. Khâu cuối cùng là đính quai thao vào nón để khi mặc với áo tứ thân, áo mớ ba, mớ bảy, váy lĩnh đen bóng, lưng đeo xà tích, đầu đội nón quai thao có tua rủ xuống bờ vai sẽ khiến cho các bà, các cô, các mợ càng thêm vẻ mặn mà, đài các…

Đã hơn nửa thế kỷ nay, nón thúng quai thao và những tấm áo mớ ba, mớ bảy đã lùi xa vào dĩ vãng. Làng Triều Khúc chuyên làm quai thao và làng Chuông chuyên làm nón thúng nổi tiếng khi xưa nay đã đổi nghề. Sự thật là đã từ lâu, nón thúng quai thao không còn được ưa chuộng nữa, vì thế chúng ta và cả bạn bè, du khách quốc tế chỉ còn biết đến trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam thời trước, biết đến nón thúng quai thao, đến áo mớ ba, mớ bảy trên các sàn diễn sân khấu, nhất là trên sàn diễn dân ca quan họ Bắc Ninh… Song những trang phục đơn sơ và giản dị rất Việt Nam ấy sẽ không mất đi, chúng đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam, mãi mãi vẫn là “Hồn dân tộc Việt”.

[Image: non-quai-thao-1.png]

Cuộc Sống Việt _ Theo Quê hương

https://quanhobacninh.vn/non-quai-thao/


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

Chiếc áo tứ thân truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc một thời có ý nghĩa gì? (1/3)
Bắc Giang Bắc Ninh 18.08.2020

Được viết bởi giangntm

[Image: ao-tu-than-1-1597041912-10396.png]

Áo tứ thân cùng với dải yếm đào, đôi guốc mộc và chiếc nón quai thao chính là hình ảnh quen thuộc của những người phụ nữ Kinh Bắc trước thế kỉ XX. Giờ đây hình ảnh đó đã đi vào quá khứ, thế nhưng áo tứ thân vẫn là biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt một thời.

Mỗi dân tộc đều có những bộ trang phục riêng, thể hiện được quan điểm về mặt thẩm mỹ, lối sống, đặc biệt là thể hiện văn hóa của cả một cộng đồng trong từng thời điểm. Thời xưa, áo tứ thân từng là một trong những trang phục được người con gái vùng Kinh Bắc (một địa danh cũ ở Việt Nam gồm hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh và phần nhỏ các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội) lựa chọn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay chỉ trong những lễ hội truyền thống, những buổi biểu diễn mới có thể bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ mặc áo tứ thân.

Áo tứ thân có từ khi nào?

Dù ra đời từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc chính xác áo tứ thân có từ bao giờ, chỉ có một số di sản khảo cổ tìm thấy được hình ảnh của bộ trang phục này trên những hình khắc trống đồng cách đây vài nghìn năm.

[Image: ao-tu-than-7-1597042713-10402.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-7-1597042713-10402.jpeg[/img]
Chưa ai biết được nguồn gốc chính xác áo tứ thân có từ bao giờ - Ảnh: Truyền thống và phát triển


Có một truyền thuyết kể lại rằng, trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), khi cưỡi voi đánh đuổi quân Hán, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai giáp tà. Vì để bày tỏ lòng tôn kính, phụ nữ Việt đã tránh việc mặc áo hai tà mà thay bằng đó là áo tứ thân. Cũng có cách lý giải khác là bởi vì người xưa với cách dệt vải khá thô sơ nên chỉ có thể dệt được loại vải có khổ hẹp, ghép 4 mảnh lại với nhau mới thành được chiếc áo tứ thân hoàn chỉnh.

[Image: ao-tu-than-2-1597042072-10397.jpg]

[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-2-1597042072-10397.jpeg[/img]
Áo tứ thân thời kỳ đầu - Ảnh: Trang phục biểu diễn

Từ thời Lý (1009 - 1225) khi ngành dệt may bắt đầu phát triển thì trang phục trong triều cũng đa dạng, phong phú hơn. Vua mặc áo vàng, quần màu tía; quan từ ngũ phẩm trở nên mặc áo gấm; từ cửu phẩm trở lên mặc vóc; sĩ phu mặc áo dài tứ thân, đầu đội nón chóp, đi dép da. Có thể thấy áo tứ thân đã xuất hiện từ thời Lý nhưng chủ yếu cho nam giới mặc.

Phụ nữ bắt đầu sử dụng áo tứ thân từ thời Trần và thời Nguyễn. Trong sách "An Nam tức sự" của Trần Phu đã viết về cách ăn mặc và trang điểm của phụ nữ thời Trần: "Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo viền màu trắng, cắt tóc rồi buộc túm lên đỉnh đầu, không để tóc mai…"

[Image: ao-tu-than-3-1597042374-10398.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-3-1597042374-10398.jpeg[/img]
Thiết kế ban đầu của áo tứ thân - Ảnh: iDesign


(còn tiếp)


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

(tt) Chiếc áo tứ thân truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc một thời có ý nghĩa gì? (2/3)

Bắc Giang Bắc Ninh 18.08.2020

Nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là áo tứ thân, thực chất tên gọi tứ thân bắt nguồn từ khổ vải hẹp, hai khổ ở sau lưng và hai thân trước là tà áo. Vào thế kỷ 17, để thuận tiện cho công việc đồng áng thì những chiếc áo tứ thân được mặc buộc hai tà phía trước để trông gọn gàng hơn.

[Image: ao-tu-than-4-1597042479-10399.jpg]


[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-4-1597042479-10399.jpeg[/img]
Áo tứ thân có sự biến đổi qua nhiều thời kì nhưng vẫn theo kết cấu 4 tà - Ảnh: Trang phục biểu diễn HCM 1858

Cấu trúc và đặc điểm áo tứ thân
Người phụ nữ thường sử dụng ba lớp khi mặc áo tứ thân: lớp ngoài cùng là 4 mảnh vải chia đều, đối xứng hai bên phía sau và phía trước, hai dải trước thường được buộc lại và để thõng xuống khi mặc; tiếp đến là áo cánh mỏng màu trắng và trong cùng là áo yếm.

[Image: ao-tu-than-5-1597042541-10400.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-5-1597042541-10400.jpeg[/img]
Hai dải trước thường được buộc lại và để thõng xuống khi mặc - Ảnh: Redsvn


Lớp ngoài của áo tứ thân dài từ cổ xuống đầu gối khoảng 20cm, có cấu tạo giống áo cánh với hai vạt trước rộng như nhau, buông thả, không cài khuy. Phần thân sau mép dọc được khâu liền tạo thành sống lưng áo. Ở thời trước, khổ vải chỉ có chừng 35 - 40 cm nên phải căn tà mới tạo thành được một vạt áo.

Trong cùng của áo tứ thân là áo yếm, có thể là kiểu yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống dưới. Phụ nữ đứng tuổi thường mặc yếm có màu đậm và các cô gái trẻ thì mặc yếm màu đỏ. Bên ngoài yếm là lớp áo cánh mỏng màu trắng, áo cánh được kết nối với cạp váy bằng chiếc dây lưng xanh. Mặc áo tứ thân luôn có chiếc thắt lưng vải lụa hay cái "ruột tượng", một loại bao hình ống dài đựng được tiền và một số đồ lặt vặt nhỏ, buộc rút lại. Tuy chỉ là một bộ phận phụ nhưng thắt lưng bao giờ cũng được chăm chút bởi chúng tô rõ thêm dáng thon thả của người phụ nữ. Bên ngoài cũng là chiếc áo tứ thân tha thướt được buông thả hoặc có thể buộc lại với nhau, không gài khít mà để lộ màu yến ở bên trong.

[Image: ao-tu-than-6-1597042634-10401.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-6-1597042634-10401.jpeg[/img]
Phụ nữ đứng tuổi thường mặc yếm có màu đậm và các cô gái trẻ thì mặc yếm màu đỏ - Ảnh: Tơ Lụa

Trên áo tứ thân có một vòng đệm cổ gọi là lá sen, dựng lên một đốt ngón tay. Áo tứ thân dần dần không còn chỉ của riêng phụ nữ lao động mà phục vụ cho mọi tầng lớp, mọi giới tính.

Cấu trúc của áo tứ thân tạo nên sự thuận lợi trong công việc. Khi phải làm việc nặng nhiều, phần vai và khuỷu tay thường bị rách nhưng phần vạt áo vẫn tốt, chủ nhân tấm áo đã nghĩ ra sáng chế cắt bỏ phần trên, tạo nên sự so le giữa hai vạt áo, dù không cân đối nhưng vẫn đối ứng. Với phụ nữ thời xưa thì loại áo thay vai đổi vạt là loại mốt một thời. Kiểu áo đổi vai, đổi vạt chứng tỏ trình độ thẩm mỹ của người Việt khá cao. Với bản chất kín đáo của người Việt từ xưa, trang phục mỗi thời luôn có sự nghiên cứu, tìm tòi để phù hợp với nguyên tắc. Người dân truyền cho nhau kinh nghiệm tằn tiện, khéo léo trong trang phục bởi quan trọng vẫn là "ăn lấy chắc, mặc lấy bền".

Khi mới ra đời, áo tứ thân hầu hết đều mang màu sắc tự nhiên, được nhuộm bằng màu trong thiên nhiên sẵn có. Người ta thường sử dụng củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dưới áo để làm màu nhuộm. Trải qua nhiều thời kì, áo tứ thân được may với nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau nhưng kiểu dáng thì không có sự thay đổi. Điều này làm nên nét đẹp trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

[Image: ao-tu-than-9-1597042965-10404.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-9-1597042965-10404.jpeg[/img]
Áo tứ thân được may với nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau - Ảnh: ZLR.VN

Áo tứ thân dài gần chấm gót thường mặc cùng với quần lĩnh đen và khăn mỏ quạ, nón quai thao. Trong bài bài hát "Chân quê" của Nguyễn Bính đã tả hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?


[Image: ao-tu-than-8-1597042836-10403.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-8-1597042836-10403.jpeg[/img]
Người con gái mặc áo tứ thân, buộc khăn mỏ quạ, đội nón quai thao - Ảnh: Baoquocte.vn


Các loại áo tứ thân

Từ những năm 1946 của thế kỷ XX, những người phụ nữ giàu có đã may áo tứ thân bằng chất lụa mềm, sau đó đến chất liệu vải the. Áo tứ thân may cho mệnh phụ phu nhân thì có tay rộng, thân rộng, được trang trí bằng miếng vải dọc hai bên vạt áo, giữa có cài ngọc, dưới gấu có họa tiết thủy ba sóng nước.

Áo tứ thân truyền thống: Là kiểu áo tứ thân ra đời trong thời kì đầu, điểm đặc biệt là sự phối màu ở các dải áo với nhau. Màu sắc sử dụng chủ yếu là gam màu trầm như nâu, đen, tím; thắt lưng sử dụng màu vàng còn quần màu đen để sạch sẽ, tiện lợi cho công việc đồng áng.

[Image: ao-tu-than-10-1597043232-10405.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-10-1597043232-10405.jpeg[/img]
Áo tứ thân truyền thống sử dụng những màu sắc cơ bản - Ảnh: Goc nho san thuong


Áo tứ thân cách tân: Là những kiểu áo tứ thân ngày nay thường được may để sử dụng trong phim ảnh hay biểu diễn trên sân khấu, hiện đại hơn để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ. Dù cùng kiểu dáng nhưng trên những chiếc áo tứ thân cách tân sẽ được in, thêu, đính cườm cầu kì hơn, nhiều màu sắc hơn.

[Image: ao-tu-than-11-1597043288-10406.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-11-1597043288-10406.jpeg[/img]
Áo tứ thân cách tân thường dùng trên sân khấu - Ảnh: Pose


(còn tiếp)

[Image: facebook.svg] Share
[Image: twitter.svg] Tweet
[Image: pinterest.svg]
Pi



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

(tt và hết) Chiếc áo tứ thân truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc một thời có ý nghĩa gì? (3/3)

Ý nghĩa áo tứ thân với phụ nữ Việt

Khi nói đến phụ nữ Kinh Bắc một thời thì áo tứ thân chính là đặc trưng trong trang phục cổ truyền. Áo tứ thân trải qua một quá trình sáng tạo, biến đổi, thể hiện trong kiểu dáng, màu sắc, luôn có sự kết hợp hài hòa, đối xứng. Áo tứ thân vừa mang nét phóng khoáng, sinh động nhưng đồng thời cũng giữ được nguyên tắc và tôn lên dáng vẻ của người phụ nữ Bắc bộ mộc mạc, kín đáo. Áo tứ thân cũng chính là tiền thân cho áo dài ngũ thân.

[Image: ao-tu-than-12-1597043549-10407.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-12-1597043549-10407.jpeg[/img]
Áo tứ thân được biến đổi qua nhiều thời kì - Ảnh: Kênh du lịch khám phá


Áo tứ thân không chỉ là một loại trang phục có ý nghĩa với phụ nữ Kinh Bắc một thời mà còn mang theo ý nghĩa rất đặc biệt. Phần trước hai tà, sau hai tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Phần yếm nằm phía bên trong hai vạt lớn tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng.

[Image: ao-tu-than-13-1597043636-10408.jpg]
[img=485x0]https://s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/nem-vn.net/original/2020/08/ao-tu-than-13-1597043636-10408.jpeg[/img]
Cấu tạo của áo tứ thân cũng mang ý nghĩa về gia đình - Ảnh: nhanh.net.vn


Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, với sự cải tiến của nhiều trang phục truyền thống khác nhưng hình ảnh áo tứ thân vẫn chưa bao giờ mất đi trong đời sống người Việt. Áo tứ thân vẫn mang trọn nét đẹp giản dị của người phụ nữ Việt xưa, mãi mãi là một phần linh hồn của dân tộc Việt. 

Trích nguồn:

[1] Sách "An Nam tức sự", tác giả Trần Phu

https://nem-vn.net/vi/719

(Hết)


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

Luật gì cũng lách được nhưng đố ai lách được Luật Nhân Quả | Cuộc đời đau thương của loài chim Yến





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
   31/12/2016
   Anh Bình


DANH HIỆU
Phật thích ca mâu ni có xuất thân từ dòng họ thích ca là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn tĩnh mịch .
 
LƯỢC SỬ
Cách đây hơn 25 thế kỷ trước , ở đất nước ấn độ có một vị thánh xuất thế đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni . Khi đó xã hội ấn độ chia làm bốn giai cấp , gồm có :
Bà la môn ( Brahmanes ) ; Sát đế lỵ ( Kastryas ) ; Phệ xá ( Vaisyas ) ; Thủ đà ( Soudas ) .

Đức Phật Thích Ca sinh trong gia đình dòng dõi quý tộc thuộc giai cấp thứ hai . Thân sinh ngài là vua Tịnh Phạn ( Suddodhana ) và thân mẫu của ngài là hoàng hậu Magia ( Maya ) ở thành Ca tỳ la ( Kapilavatsu ) . Ngài sinh vào đúng ngày rằm tháng tư âm lịch việt nam , trong một lần thân mẫu ngài đang đưa tay hái cành hoa thì ngài nhảy ra và bước liền bảy bước , mỗi bước là một đóa hoa sen . Ngài được đặt tên là Sĩ đạt ta ( Sidhartha )

Ngài chưa đầy tháng thì mẹ ngài đã băng hà , ngài được Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành , ngài rất hiêng hòa với mọi sinh vật dù là con kiến . Ngài cũng đã lấy vợ và sinh con . Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha , từ biệt vợ con vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo. Tương truyền trước khi xuất gia, Ngài đã dạo chơi bốn cửa thành mục kích cảnh sanh, già, bệnh, chết. Từ đó, Ngài ôm lòng thương cảm vô hạn, quyết tìm con đường giải thoát cho mình và tất cả chúng sinh. Vì thế, Ngài cương quyết ruồng bỏ ngai vàng, và mọi lạc thú ở đời, xuất gia tầm đạo, mặc dầu có lắm người hết lời khuyên nhủ ngăn can.

Sau khi xuất gia, Ngài lê bước khắp nơi tìm thầy học đạo. Ngài đã từng tham học với hai vị Sư trứ danh đương thời là A-La-Lã Ca-Lan (Alara Kalama) và Uất-Đà-Già La-Ma (Uddaka Ramaputta). Nhưng xét đến kết quả đạo lý của họ đều không làm cho Ngài thỏa mãn.
Sau đó, Ngài từ giã họ vào rừng sâu tu khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày chỉ ăn uống chút ít đủ duy trì mạng sống, nhưng rốt cuộc cũng chẳng đem lại kết quả gì. Cuối cùng nhận thấy phương pháp khổ hạnh không phải là con đường chân chính, Ngài liền bỏ từ nó, trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quán sát tướng chân thật của vũ trụ. Một hôm, đêm thứ 49 ngồi Thiền ở dưới cội cây Bồ-đề, Ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý của cuộc đời, biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh-tử luân-hồi. Ngài đã nói rằng : "Từ nay không còn ai có thể làm thầy của ta nữa vì ta đã giác ngộ rồi "

Sau khi đã chứng đạo, Ngài không ấp ủ tư lợi riêng mình mà liền nhập thế phổ độ chúng sanh. Từ đó, Ngài du hành thuyết pháp suốt 45 năm, chu du đến một phần ba (1/3) xứ Ấn-Độ. Những môn đồ được Ngài giáo hóa đông vô kể. Nơi Ngài thường đến và thường lưu trú là thành Vương-Xá (Rakagrha), nước Ma-Kiệt-Đà (Magadha), thành Phệ-Xá-Ly (Vésali), thành Xá-Vệ (Shavasti), nước Câu-Tát-La (Kosala) …

Năm 80 tuổi, nơi rừng Ta-La song thọ (Sa-la) ngoài thành Câu-Thi-Na (Kusinagara), sau buổi thuyết pháp cuối cùng, Ngài đã nhập Niết-bàn (Nibbana).

BIỂU TƯỢNG
Vào trong các chùa Phật-Giáo Bắc-Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích-Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, Đức Thích-Ca ngự giữa, bên phải Đức Phật Thích-Ca là Đức Phật A-Di-Đà, bên trái là Đức Phật Di-Lặc Tôn Phật ( Phật tương lai ) . Lối thờ này tượng trưng Tam-Thế-Phật, Phật Thích-Ca là Phật hiện tại, Phật A-Di-Đà là Phật quá khứ, Phật Di-Lặc là Phật tương lai. Bất cứ lối thờ nào, Đức Thích-Ca đều ngự ở giữa, nên cũng gọi Ngài là Đức Trung-Tôn.

Tượng Phật Thích-Ca không giống người Ấn-Độ, mà tùy ở nước nào tạo tượng Ngài giống người nước ấy .Thông thường hình tướng ngài với khuôn mặt từ bi đầy dặn và một ánh mắt dịu hiền . Ngài ngự trên đài sen, hai tay để ấn tam muội , đôi mắt khép lại ba phần tư ( 3/4 ).

THÂM Ý
Nhìn sơ qua hình tượng Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, chúng ta đã thấy những điểm cách xa thực tế. Tại sao người ta không tạo tượng Ngài thật giống người Ấn-Độ ngồi trên tòa cỏ dưới cội cây Bồ-Đề ?
Bởi vì Bắc Tông Phật giáo quan niệm Đức Phật không phải căn cứ vào con người xác thịt tầm thường, mà thấy Phật là pháp thân thường trụ . Hiện thân Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta tu hành thành Phật , chỉ là một giai đoạn, một hóa thân tùy cơ cảm của chúng sanh thị hiện đấy thôi . Đã là hóa thân tùy cơ cảm thì ở đâu có cảm Đức Phật đều ứng hiện như nguyện để độ họ . Vì thế , ở Việt-Nam , cảm mộ Phật , Phật sẽ thị hiện người Việt-Nam , ở Trung-Hoa cảm mộ Phật , Phật sẽ hiện người Trung-Hoa để hóa độ . Đó là tư tưởng siêu thực , không còn thấy Phật ở trong một hình thức cố định nào . Đức Phật đã đồng hóa theo từng dân tộc , từng chủng loại . Do tư tưởng nầy , Bắc Tông Phật giáo đối với Đức Phật không thấy xa lạ , mà rất gần gũi thân mật và phát sinh tín ngưỡng “ Phật tùy tâm hiện ” . Ta hãy nghe vị Quốc Sư núi Yên Tử nói với vua Trần Nhân Tông , khi ông nầy lên núi cầu đạo : “ Núi vốn không có Phật , chỉ có ở tâm . Lắng tâm mà thấy , đấy gọi là tâm Phật . Nay bệ hạ muốn giác-ngộ tâm ấy thì đứng ở trần gian mà thành Phật , không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài ” . (Khóa Hư Lục)

Đã tin Phật tùy tâm hiện , nếu tâm mình tưởng Phật tức là có Phật hiện đến . Do đó phát sinh tín ngưỡng “ Phật hiện cứu khổ mọi người ” . Cho nên , những khi lâm tai , mắc họa , người ta hay thành kính , lễ mễ cầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa ...

Phật ngự trên đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực . Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát . Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp , mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết . Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp , mà không bị lây nhiễm mùi tanh hôi , trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho , đó mới thật là thanh tịnh . Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế , mới chơn thật thanh tịnh . Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau , hay trên gò đất khô sạch sẽ , dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn nữa vẫn không được quý trọng như vậy được . Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên , lại giữ được tánh cách thanh khiết , nên mới được mọi người tán dương ngưỡng mộ .

Đức Phật cũng thế , trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta , cũng có gia đình vợ con cha mẹ , cũng hưởng giàu sang sung sướng , nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm , không bị sợi dây gia đình trói buộc . Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch , ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông . Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy , chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng .

[Image: 11220132-1622391074668466-45717102837126...3117362567]

Bắc tông Phật giáo đặc trọng ý nghĩa “ thanh tịnh trong ô nhiễm ” nên chủ trương “phiền não tức Bồ-đề ” , “ sanh tử tức Niết-bàn ” . Không thể tìm Bồ-đề ngoài phiền não , không thể có Niết-bàn ngoài sanh tử . Cứ ngay trong phiền não chúng ta khéo chuyển sẽ thành Niết-bàn . Không chán sợ trốn tránh , không mơ ước mong cầu nơi nào khác . Vì thế , đi đến chủ trương “ tích cực nhập thế ” . Bởi vì không thể có Đức Phật ngoài chúng sanh , không thể có cõi Cực-Lạc thanh tịnh ngoài cõi Ta-bà uế trược.

Đôi mắt Đức Phật đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm . Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan , luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự-giác tự-ngộ . Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động , mọi nghiệp quả . Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh . Vì thế , Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình . Muốn tránh quả khổ đau , cầu quả an lạc , con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình . Một tâm niệm lành , một hành động tốt sẽ đem đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại , một tâm niệm ác , một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình . Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta . Sự cầu cạnh , sự van xin nơi tha nhân hay thần linh , nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể . Cho nên, ta phải quán sát lại ta , để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình . Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm . Vua Trần Nhân Tôn hỏi về bổn phận , tôn chỉ Thiền , Tuệ Trung Thượng sĩ đáp : “ Phản quan tự kỷ bổn phận sự , bất tùng tha đắc ” . ( Soi lại nơi mình là bổn phận, không từ nơi người mà được ) . ( Tam Tổ Thực Lục)

[Image: img-4487.jpg?v=1483117322318]

Những phút sống lại nội tâm đương nhiên đôi mắt đăm chiêu nhìn xuống . Như khi chúng ta kiểm soát lại tâm tư hay hành động của mình , dù đi , đứng , ngồi đôi mắt chúng ta nhất định phải nhìn xuống . Khi chúng ta muốn van xin điều gì với những người đáng kính bên ngoài dĩ nhiên đôi mắt phải trông lên vị ấy . Vì thế , khi nhìn lên đôi mắt Đức Phật, đôi mắt các vị thánh của tôn giáo khác , chúng ta có thể nhận biết tôn giáo nào chủ trương nội quan , tôn giáo nào chủ trương ngoại quan .

Trên đảnh Đức Phật Thích-Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế , để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời , và cũng là nơi phóng quang . Theo các Kinh Pháp-Hoa, Hoa-Nghiêm ... trên đảnh Đức Phật có tướng không thể thấy , tướng ấy bậc Bồ-tát từ Sơ-địa trở lên chỉ thấy được đôi phần , trừ Phật với Phật mới thấy trọn vẹn . Tướng ấy biểu thị cho pháp thân . Vì chúng sanh không thể thấy nên gọi là  “ Vô Kiến Đảnh Tướng ” .

[Image: img-4328.jpg?v=1483117168578]

Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian . Theo trong Kinh nói chung quanh Đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm . Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh , nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc-ám , chúng sanh trông thấy kinh sợ , nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành , chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến . Vì mắt thịt chúng ta quá thô thiển nên không thể trông thấy rõ ràng , song nếu tinh tế nhận xét cũng có thể biết được phần nào . Như người hiền lành đến trước chúng ta, nhìn thoáng gương mặt là ta có cảm tình ngay . Nếu người dữ đến trước chúng ta , nhìn sơ qua ta tự nhiên nảy sanh ác cảm liền . Cái linh cảm ấy không phải căn cứ vào hình thức , mà nó lại là siêu hình thức ... Cho nên ngày xưa các vị tu hành đắc đạo , có ai đến tham học , một phen nhìn qua là các Ngài biết phước duyên kẻ ấy mỏng hay dày , rồi tùy căn cơ giáo hóa . Đức Phật là con người thuần thiện , tâm thanh tịnh , trí sáng suốt thì ánh sáng hào quang bao bọc chung quanh là lẽ đương nhiên !!! 

Hình ảnh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tay cầm cành hoa sen đưa lên, được gọi là Phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu”- đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn, mang một ý nghĩa về “có mà như không, không mà như có” (Sắc bất dị không, không bất dị sắc) của đạo thiền. Theo kinh điển Phật Giáo ghi chép,tương truyền ngày nọ đức Phật lên toà giảng Pháp – không luận giải dài dòng như mọi ngày, Ngài chỉ im lặng cầm một cành hoa đưa lên trước hội chúng. Hội chúng ngơ ngác không ai hiểu gì, chỉ tôn giả Ca Diếp lặng lẽ mỉm cười như ngầm thâm ngộ ý nghĩa lời dạy của Thầy. Đức thế Tôn liền nói: “Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp”. Thế là, bằng lối “Niêm Hoa Vi Tiếu”, Đức Thế Tôn đã khai sinh ra dòng Thiền tông, một tông phái lấy tâm truyền tâm, coi trọng tự chứng, không qua ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng tuệ giác vốn có nơi tâm.

Phật-Giáo Bắc-Tông thường thờ tượng Phật Thích-Ca sơ sanh . Tượng này hình một hài nhi đứng trên hoa sen , tay phải chỉ lên trời , tay trái chỉ xuống đất . Đó là biểu thị một bậc thánh nhân xuất thế , vừa lọt lòng mẹ đã có những hành động siêu phàm . Ngài đi bảy bước là bảy đóa sen ( bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc ba ngàn thế giới đón như lai và thốt ra câu :

Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn, Nhứt thiết thế gian, Sanh lão bệnh tử.
Dịch Nghĩa :
Trên trời dưới trời, Chỉ Ta hơn hết, Tất cả thế gian, Sanh già bệnh chết.

Nghĩa là từ nhân gian đến các cõi trời , đối với vấn đề sinh , lão , bệnh, tử , chỉ có Ngài là người vượt ra và cứu thoát tất cả . Song Bắc-Tông Phật-Giáo thường thường dẫn hai câu đầu thôi , để nhấn mạnh vào chữ “ Ta ” ám chỉ pháp thân tuyệt đối , trên trời dưới đất không gì bì kịp .

Đây chỉ lược giải thích vài đặc điểm trong hình tượng đức Phật Thích-Ca. Mong rằng mỗi khi đến lễ dưới chân tượng Ngài , mỗi người đều ý thức được mình phải làm gì đối với hình ảnh biểu thị ấy . Sự hữu ích của việc lễ Phật gốc ở chỗ nhận được thâm ý , rồi thể theo đó sống một cuộc đời cao đẹp như Ngài !!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
tác giả : tài liệu sưu tầm từ nhiều nguồn có gì không phải mong quý vị chỉ dạy để chúng con sửa chữa được kịp thời

https://dothocungdailoan.vn/tuong-phat-thich-ca-mau-ni-1


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-28

#97. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi




#107. Bệnh mất trí nhớ





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-06-29

5 Craziest Things I've Found In Dead Bodies





What Alcohol Does to Your Body





RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2021-07-01

(Quora) Have you ever been filled with blind rage and why?

Answered by David Moore:


I am extremely close right this second (24/5/2019).

I am a doctor, and have seen a few select cases of vaccine-preventable childhood illness that made my heart bleed. A baby died from pertussis in the community I worked in near Lismore - the change in heart that occurred as a result of that tragedy in our local vaccination skeptics was instant. People brought their kids in ‘just to get the shot for the thing that killed baby Dana’.

Whooping cough deaths spark vaccination debate

I don’t write about my job much on Quora, because I’m legally responsible for anything I say about medicine. However, I will confidently write about vaccination because I have relevant expertise and experience there.

But having people write about chicken pox being a lymphatic condition and accusing the whole medical profession of being slaves to the big pharma is making me see bright red.

How dare they! I bet my own life, my family’s and all of my patients on this! Preventing polio, congenital varicella, measles encephalitis and diphtheria are among the things I am most passionate about in the world!

I have seen vaccination reactions; my own child carries an EpiPen wherever he goes, I know about every relevant risk and just today gave one of the most dangerous vaccines in common use to a patient of mine (yellow fever) having explained to him that he could possibly die as a result.

I vaccinate with confidence because I know vaccines are dangerous. I know the risk of Guillain-Barre syndrome, influenza, and influenza vaccination: the epidemiologic evidence. It’s seven times more likely with wild-type exposure! More than three thousand people die from ‘just the flu’ in my home of only under 25M every year — and that’s the vaccine I’m most lax about.

Mothers will have babies born disabled from preventable infections they acquired because irresponsible idiots who aren’t held accountable for their wanton advice told them people like me are just drug company stooges who don’t know the harm they’re doing.

I know exactly the harm I’m doing. And I use those words. I harm children because I care deeply for their welfare, and a bruise, a fever, and even the occasional febrile convulsion are just so worth the avoidance of an iron lung or meningococcal septicaemia that it’s not worth talking about.

These people I am hearing from are like serial killers to me. The irony is they probably would say the same — but they haven’t stayed up all night on the wards, or watched children choke from epiglottitis, or tried to rehydrate a baby who can barely suck after rotavirus.

They think I don’t know. They think I haven’t seen or felt the pain they seem to have a monopoly on from tragic rarities we all recognise. They think I’m in it for the money.

Fuck them. Damn them all. I don’t care if I’m never allowed on this website again — people need to know that these ‘anti-vaxxers’ are murdering children by neglect, and people like me and my hospital colleagues will be the ones who have to try and save kids who can’t be helped once their skin goes necrotic or their lungs can’t be ventilated.

The last time I lost my shit on Quora it was over guns with hawks. Hell, I love the hawks compared to these imbeciles who’ll never see the harm they do over the Internet when some poor soul believes them and their infant misses out.

They’ll call me a murderer and a child abuser, and I’ll stare them in the face. Look me in the eye, you bastards. You. Don’t. Know.

[Image: main-qimg-f8fab229a565d66c580023595eec6572]

For mercy’s sake. Literally. Stop what you are doing. I am responsible and I own my words here and stand by my practice.

Children deserve a chance, and all chances are risks. Do not take their future from them because of blind fear. I’ve learned what fear is. Fear is what I feel when I see these marks, and it’s what I see in a toddler’s eyes as their throat closes over.

[Image: main-qimg-03304e89b219a396787b9c5e01ec651b]

Alternatively, I stab them, they cry, then they get a fucking star and give me a high five with the limb they won’t lose. When I see them when they’re four they can have a Big Smiley.


Quote:Edit: this rant is not aimed at concerned parents or even those who are skeptical about vaccination. We are glad to have open and frank discussions about the uncertainties of medicine. However, people promoting dangerous lies with minimal qualifications and accountability who influence parents that are vulnerable to suggestion ought to be called out for their cowardice. They should earn medical degrees and come and serve in children’s hospitals.


Edit 2: Having calmed down now after a sleep, let me encourage anyone who is interested to refer to my country’s national resource here, and consult their own practitioners regarding local guidelines

http://www.vaccinationawareness.com.au/Images/myths-and-realities-5th-ed-2013.pdf

Edit 3: My deepest thanks to all the people who have commented so helpfully here and shared this message more broadly. Community engagement in the health of communities is just such a beautiful thing to see. I wrote this article in a moment of anger, but people’s responses have turned it into something much more valuable.

Edit 4: I apologise for not being able to answer every question in the comments (since there are quite a number now after 70k views!). Again my thanks to everyone interested. I think it behoves all health practitioners and consumers to have an understanding of the intricacies of every therapy they are involved with and especially relevant contraindications. For all such information pertinent to vaccines and their use I refer to my national health authority’s immunisation handbook here: The Australian Immunisation Handbook

250.6K views