VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-14

Câu Chuyện Thiền

Có một ông hành giả tới hỏi một vị thiền sư: "Con muốn tu quá. Con nghe giảng về thiền con mê quá đi. Con không có nghi ngờ gì về thiền . Con biết chắc luôn . Hành thiền coi như là được an lạc trước mắt, hành thiền là con đường duy nhất để giải thoát. Con biết hết, con tin hết luôn. Nhưng mà con nói thiệt với Ngài con thiếu phước, con không có đủ tinh tấn". 

Ngài hỏi ổng "Chứ đủ là sao?". 
Ổng nói "Con ngồi chừng mười phút là con chịu không nổi". 

Vị thiền sư mới hỏi "Có bao giờ có công việc nào mà ông hứng thú ông giang nắng ba giờ đồng hồ không?" - "Dạ có, con đi cắm trại, đá banh với bạn bè" 
- "Lúc đó có mệt không?" 
- "Dạ mệt!"
- "Lúc đó có muốn bỏ cuộc không? 
- "Dạ không, vui quá Ngài ơi, vui quá!" 

- "Như vậy ông đâu phải thiếu tinh tấn. Mà vì trong lòng ông nghĩ đến chuyện tầm bậy nhiều nên ông tinh tấn trong cái chuyện tầm bậy. Còn cái thiền ông không tha thiết lắm nên cái năng lượng ông dành cho cái bậy nó hơi nhiều, còn dành cho cái thiền nó hơi ít. Cho nên từ đó ông tưởng rằng ông không có". 

Việt Nam mình có một câu "Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua đất", tức là khi mình dồn tiền cho cái này thì mình không còn tiền cho cái kia nữa. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29

(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))


RE: Linh Tinh - SaoMai - 2021-03-14

Hello LeThanhPhong,

Chuyện "Tình cô gái Việt mù và chang trai Mỹ" đọc cảm động quá! Tulip4 Đó là một tình yêu chân thật không giả dối.

Cô đó biết mình sinh ra bị mù nhưng cô không mặc cảm với đời. Cô luôn đặt tự tin vào chính bản thân mình. Bên cạnh cô, nhờ tình thương của người mẹ luôn nâng đỡ cô, cô lại gặp được những người ân nhân giúp đỡ cô nữa, cô quyết tâm không bỏ cuộc trong việc học hành và cuối cùng cô đã thành công trong việc học vấn. Cô đó quá tài giỏi! Cộng vào đó, ông trời thương cho số phận của cô và bù đắp lại cho cô những gì cô đã đánh mất và lấy được một người chồng chung thuỷ yêu thương cô thật lòng.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-17

(2021-03-14, 01:08 PM)SaoMai Wrote: Hello LeThanhPhong,

Chuyện "Tình cô gái Việt mù và chang trai Mỹ" đọc cảm động quá! Tulip4 Đó là một tình yêu chân thật không giả dối.

Cô đó biết mình sinh ra bị mù nhưng cô không mặc cảm với đời. Cô luôn đặt tự tin vào chính bản thân mình. Bên cạnh cô, nhờ tình thương của người mẹ luôn nâng đỡ cô, cô lại gặp được những người ân nhân giúp đỡ cô nữa, cô quyết tâm không bỏ cuộc trong việc học hành và cuối cùng cô đã thành công trong việc học vấn. Cô đó quá tài giỏi! Cộng vào đó, ông trời thương cho số phận của cô và bù đắp lại cho cô những gì cô đã đánh mất và lấy được một người chồng chung thuỷ yêu thương cô thật lòng.

Cám ơn Sao Mai nhiều .  Chuyện tình này như chuyện cổ tích, có hậu quá .

Cheer


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-17

Hai hình ảnh một cuộc đời
[color=rgba(0, 0, 0, 0.44)]Mar 14, 2018[/color]


[Image: Th%E1%BA%A7y-Hu%E1%BB%87-Quang.jpg]Chân dung thầy Huệ Quang.

Từ cuộc đời của một chú Tiểu đến tuổi bút nghiên, sang đời binh nghiệp, đánh giặc, anh hùng mạt lộ bị bắt làm tù binh, rồi vượt ngục, vượt biên lưu vong làm bố sắp nhỏ… và sau cùng trở thành nhà sư Phật Giáo. Nhất định Thầy Huệ Quang có rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Thầy sẽ hoan hỷ chia sẻ với mọi anh chị em cựu quân nhân chúng ta nói riêng và những ai thích thú nghe về những chia sẻ của thầy,… những kinh nghiệm mà thầy đã từng trải và sự hiểu biết về đạo Phật của thầy trên trang web Quân Nhân Phật Giáo này. Kính mời quý vị theo dõi đôi dòng tiểu sử của chính nhà sư Huệ Quang chia sẻ về cuộc đời của ông. Trân trọng. – BKT


Nhà sư Thích Huệ Quang, người bạn cùng khóa 4/71 với tôi, ông tên là Ngô Nhựt Tân, cũng có duyên gặp lại và cùng nhau trao đổi trên diễn đàn của Groups, cũng như các bạn đồng môn vẫn gọi tôi là Ara và tôi vẫn tiếp tục gọi lại tên tục của thầy, gởi các bạn xem bài viết “Hai hình ảnh. Một đời người” của Biệt Cách 81 dù Ngô Nhựt Tân. Ara (Keith Dane: kdang22@gmail.com)


Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật Giáo, trên website của Gia Đình Mũ Đỏ vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận. Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường đề cập đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy Dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật Giáo sau này.

Tôi sanh ra tại Phan Thiết. Năm 8 tuổi mẹ cho vào chùa tu học, “để tránh cho con khỏi đi lính sau này,” bà nói với tôi như thế. Cha tôi là một cán bộ tập kết lúc tôi vừa tròn một tuổi, theo chân Hồ Chí Minh với một ước vọng điên rồ là đẩy đất nước vào thiên đường xã hội chủ nghĩa.


Trong đời tu hành, tôi may mắn gặp được một vi minh sư, Thầy Thích Châu Đức, giảng sư Tỉnh Hội Phật Học Phan Thiết. Thầy tôi thuộc dòng Thiên Minh, Huế, đệ tử của Hòa Thượng Thích Quảng Huệ, nên đặt pháp danh cho tôi là Quảng Hạnh. Tôi gọi Hòa Thượng Thích Mãn Giác, hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, là sư bác. Ông mất năm 2009. Thầy tôi có một lời nguyền là không bao giờ nhận đệ tử, nhưng vì mẹ tôi có công với đạo pháp – bà giúp việc Phật sự cho chùa nhiều năm và chính thức vào sống hẳn trong chùa từ năm 1968 – thầy đã nhận tôi làm người đệ tử duy nhất. Tôi được đưa về làm điệu tại chùa Thiên Minh, ngoài Huế, nên tôi đọc kinh rất ư là Huế và rành rõi việc kinh kệ và tán tụng. Năm 1966, thầy gửi tôi vào tu học tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, tại đây tôi được cạo cái chỏm tóc mà tôi rất ư là ghét và đã thọ sa di giới trong một đại giới đàn do Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết chứng minh. Năm 1968, tôi rời viện vào Sài Gòn tiếp tục việc học.


Năm 1970, tôi chính thức bỏ áo tu và năm 1971 gia nhập khóa 4/71 Thủ Đức/Sĩ Quan Trừ Bị QLVNCH. Ngày 29 Tháng Bảy năm1972 tôi mãn khóa, mang cấp bậc chuẩn úy và phục vụ tại Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Tháng Giêng năm 1975, tôi thuyên chuyển về Sư Đoàn Nhảy Dù, phục vụ tại Tiểu Đoàn 5, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cho đến ngày đơn vị tan hàng tại mặt trận Khánh Dương. Tôi chạy vào được gần Phan Rang thì bị bắt và nhốt tại trại cải tạo Cà Tót. Năm 1978, tôi cùng một số lớn tù cải tạo được tạm thả và được đưa về Phan Thiết điều trị bệnh, vì quá nhiều tù nhân đã chết vì một chứng bệnh kỳ quái không tên khi ở trong khu rừng thiêng nước độc Cà Tót.


Khi được lệnh triệu tập của Việt Cộng để trở lại học tập cải tạo, tôi đã cướp ghe và cùng một số cựu quân nhân vượt biển, đến được bờ tự do sau bốn ngày lênh đên trên biển Thái Bình Dương. Tháng Mười Hai năm 1978 tôi định cư tại Canada. Năm 1979, tôi lấy vợ và có hai con, một trai một gái.


Tôi trở lại sinh hoạt với chùa chiền năm 1980 vì dân tỵ nạn tại Ottawa cùng góp công góp của xây chùa, nhưng không ai biết kinh kệ một cách chuyên nghiệp như tôi.


[Image: %C4%90%E1%BA%A1i-%C4%90%E1%BB%99i-4-Xung-k%C3%ADch.jpg]

Đại Đội 4 Xung kích/LĐ81BCD, người đầu tiên trong ảnh này là MĐ Ngô Nhựt Tân, hiện nay là nhà sư Huệ Quang.

Tôi làm trong nghành computer sau khi học xong college. Tôi dốt về kỹ thuật lắm nhưng phải chịu đấm ăn xôi để đem pay cheques về cho vợ nuôi các con. Biết mình sẽ không sống sót lâu trong lãnh vực điện toán, tôi túc ta túc tắc lấy courses ban đêm, năm 2002 tôi hoàn tất được cử nhân tâm lý.


Vợ con lúc này cũng khá ổn định về nghề nghiệp và học vấn, tôi xin phép vợ đi tu. May thay, mặc dù là một người Công Giáo gốc, bà hỗ trợ cho việc trở lại con đường tu tập của tôi. Tôi phục vụ cộng đồng một thời gian, và nhờ tìm tòi nghiên cứu, tôi thấy mình thích hợp với truyền thống Nguyên Thủy hơn là Đại Thừa. Tôi khăn gói đi Miến Điện (Myanmar tức nước Burma cũ) thọ tỳ kheo giới bên đó, lưu lại tu học cho đến khi thầy cho phép trở lại quê nhà Canada để trao truyền lại pháp môn thiền định Vipassana theo truyền thống Miến Điện.


Năm 2014, tôi học xong cao học nghành Tôn Giáo và Chính Trị. Năm 2016, tôi nhận được học bổng để theo học PhD Khoa Chính Trị tại Đại Học Carleton. Hiện nay, tôi vừa học vừa dạy về chính trị cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ nhì cũng tại Đại Học Carleton, Ottawa, Canada (http://carleton. ca/polisci/people/tan-ngo).


Ngoài ra, tôi cũng đang dạy thiền và Phật pháp cho Phật tử tại chùa Tích Lan. Riêng ngôi chùa Từ Ân là nơi tôi đang sinh hoạt thường xuyên, ngoài việc lo cho Phật tử việc kinh kệ và thiền định, tôi còn phụ trách việc giảng dạy cho sinh viên và học sinh trung học thường xuyên đến chùa để tham khảo và nghiên cứu về đạo Phật.


Theo Triết học về Tôn giáo (Philosophy of Religion, William L. Rowe, second edition, Wadsworth Publishing, 1993), từ khi có con người, vì cảm thấy mình quá nhỏ bé, và khiếp sợ thiên nhiên, nên ở đâu cứ thấy núi thì thờ thần núi, sông thì thờ thần sông, hễ thấy cái gì ngoài tầm hiểu biết thì cứ thế mà thờ lạy. Tôn giáo vì thế, không thể tồn tại ngoài con người vì từ con người mà ra. This exists because that exists.


Trong Phật Giáo có câu “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác,” có nghĩa là ta phải tìm Phật pháp ngay trong cuộc sống của chúng ta, nếu bỏ thế gian này để đi tìm sự giác ngộ thì chẳng thể nào tìm ra được. Nói đến đạo Phật chúng ta cần phải nghĩ đến cái gọi là Buddhism Engagement, có nghĩa là đạo Phật đi vào cuộc đời. Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán. Đạo Phật cũng không thể phát huy bên Tây phương được nếu cứ nhìn đạo Phật qua một lăng kính mê tín dị đoan.


Đạo Phật rất đơn giản. Sự giác ngộ nằm trong tầm tay của người thực hành, và ngay trong cuộc sống hàng ngày. An lạc và hạnh phúc có mặt chung quanh chúng ta; hàng ngày, hàng giờ chúng ta nhìn nhưng không thấy được chúng. Một Phật tử hỏi tôi “tại sao con cứ khổ hoài trong khi con đi chùa thường xuyên và bố thí nhiều lắm, có phải điều Phật dạy khó thực hành lắm phải không thầy?” Tôi trả lời, chúng ta không làm được điều Phật dạy vì điều ngài dạy đơn giản quá.


Chúng ta có khuynh hướng đi tìm những điều linh thiêng hay phép mầu từ chư Phật để cầu xin. Phật thua xa David Copperfield, một nhà ảo thuật lớn mà thế giới ai cũng biết tên, vì ngài không làm được những điều của Copperfield. Ngài không thể ngồi một chỗ búng hay khảy móng tay, móng chân và làm cho chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới như chúng ta thường nghe mấy thầy giảng dạy, cho dù có nhiều vị cũng cố giảng nghĩa qua một lăng kính khác, để Phật tử nghe dễ chấp nhận hơn. Ngài chỉ thở, nhưng thở từ ngày này qua ngày khác, tháng nọ sang tháng kia, với một sự tỉnh thức trong từng giây phút. Phật đã dạy một con đường đơn giản, nhưng chúng ta không chịu đi, chỉ vì chúng ta còn nhiều ham muốn trong cuộc đời. Nếu có người chịu đi thì họ lại thiếu kiên nhẫn hay thiếu nỗ lực bỏ dở nửa chừng. Tôi thường nhắc nhở phật tử “đạo Phật là đạo để nếm chứ không phải đạo để nói.”


Có nhiều người nói rất văn hoa, trôi chảy vì đạo Phật cho họ những điều kiện tốt để họ nói, nào là kinh, luận này luận nọ, nào là duy thức tông, nào là hoa nghiêm tông, nào là thiền tông. Nhưng khi nói động đến họ thì họ nổi cơn tự ái như một kẻ điên. Mớ lý thuyết của đạo Phật mà họ đọc được tự dưng biến mất, lúc ấy chẳng có gì ngoại trừ một cái ngã to tướng…


Tôi nói với những người Phật tử Tích Lan, “Có một cái thước để đo sự tu tập của quý vị. Nếu ai nói động đến quý vị mà quý vị nổi điên lên, hay chỉ một chút bực mình nhỏ, quý vị nên nhận biết là quý vị đã tu sai rồi và phải bắt đầu trở lại từ con số không. Nếu nhận biết mình không hờn giận khi người khác nói động đến mình, đừng tự mãn, phải tiếp tục con đường tu tập vì đường tu tập giống như đi ngược dòng nước, nhiều chông gai và nặng nề lắm. ”


Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.


Hẹn mũ đỏ thư sau, mong thân tâm an lạc. Mọi thư từ, ý kiến hay thắc mắc xin gửi thư về huequangqh@gmail.com, tôi sẽ trả lời thư chung trên tiết mục dành cho Phật Giáo. Sẽ trả lời thư riêng nếu có yêu cầu.


https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/quanvan-hai-hinh-anh-mot-cuoc-doi/

(Nguồn: ahvn AHVN@yahoogroups.com)



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-19

Tự Hào Với Cái Dốt Của Mình

Từ một con người đi xuống làm một con giun chỉ có một giây đồng hồ thôi, nhưng mà từ một con giun nó lên trở lại làm một con người thì không biết bao nhiêu tỷ năm. 

Vì sao? Vì khi xuống tới đó rồi cái đầu óc của chúng ta không còn phân biệt được thiện ác nữa. Và theo mô tả trong Kinh, những khi mình sa đọa quá sâu mà mình trồi lên, mình phải khờ rất nhiều kiếp. Trong kinh Hiền Ngu nói như vậy, không phải tôi nói. Khi mà lặn sâu quá đến hồi trồi lên nó phải khờ rất là nhiều kiếp, từ cái con li ti li ti mà nó trồi lên từ từ tới hồi làm người cũng không...

Quý vị thấy có nhiều người họ chỉ ăn uống thôi, chứ họ không màng ba cái vụ triết học, chính trị, văn chương. 

Có rất nhiều người Việt Nam đi vượt biên bị cưỡng hiếp trên tàu, đau khổ gần chết, qua tới đây có được cơ nghiệp, họ vẫn không hiểu lý do họ đi vượt biên là gì. Quý vị biết chuyện đó không? Người ta rủ đi thì đi thôi. 

Có người họ đi vượt biên bởi lý do chính trị, có người vượt biên vì lý do kinh tế, có người bị xúi rồi đi, may mắn thì tới còn không tới thì thôi. Nghĩa là qua tới bên đây rồi họ chỉ biết đi làm, kiếm tiền, sống sung sướng. Tới hồi Việt Nam mở cửa thì họ đi về nước, mua đất cất nhà. Họ không nhớ rằng ngày xưa vì đâu họ phải bán mạng để lên đường. Cái đầu sống rất là đơn giản, đơn giản lắm. 

Có nhiều cụ sáu, bảy chục tuổi ở đây đi về bển chỉ vì một lý do là họ khen con gái Việt Nam lễ phép, mấy tuổi nó cũng kêu bằng anh, chỉ vì lý do đó mà họ về nước. Cái đầu của họ nó đơn giản vô cùng. Mà trong khi cái đó mình thấy nó kì mà họ sống đơn giản lắm. Rồi có người nói về nước đêm hôm nhức mỏi, búng tay một cái có mấy dịch vụ đấm bóp tại gia, bên đây đâu có. Chỉ vì vê nước sướng nên về bển hưởng. 

Tôi nói cái này tôi biết nhiều người nghe họ sẽ giận tôi, tại sao tôi chọt tới họ, tôi đã nói phải nói cho hết. Mang thân người đừng nghĩ là đều có khả năng nhận thức giống nhau

Có những người nói đến chính trị họ hoàn toàn mù tịt, có những người nói đến văn học nghệ thuật họ mù tịt, có những người nói đến tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần họ mù tịt. 

Mù còn đỡ, có những người chẳng những mù mà họ còn thắc mắc là nhắc đến cái đó để làm gì nữa. Dốt nó không quan trọng bằng tự hào với cái dốt của mình. 

Một ông thi sĩ Canada nói cái câu đó, thằng dốt tôi còn đối phó được mà tôi bó tay trước cái thằng mà tự hào với cái dốt của nó, tôi lạy nó từ xa. Mà rất nhiều người trong chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó. Tức là mình đã dốt mình thấy mình hay mới ghê chứ.

Lỗi lầm bản thân nó chưa đáng sợ bằng sự tự hào về cái lỗi lầm đó của mình. Cái đó rất là đáng ngại. 

Vô minh đáng ngại nhưng tự hào với cái vô minh đáng ngại hơn.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29

(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (2)) 


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-19

Hai lần khóc



Ngày văn phòng cao ủy tị nạn gọi lên điền đơn xin định cư tôi có chú thích nguyện vọng xin đi Canada, trong khi cả ngàn người chung chuyến tàu đều xin đi Mỹ. Có thể vì hồi nhỏ đi học qua sách báo thấy Canada có tỉnh bang Québec nói tiếng Pháp, mà trước khi đi đã dằn bụng vài cân tiếng Pháp nên nghĩ ọ ẹ được mấy chữ vẫn còn hơn không. Vì ít người xin hồ sơ của tôi được chấp thuận dễ dàng, chỉ mấy tuần sau sáu anh em chúng tôi được lên đường định cư. Tin hồ sơ chúng tôi được Canada chấp thuận loan nhanh, các em thiếu nhi hụt hẫng vì sẽ phải chia tay người anh thân thiện chuyên dạy các em xếp hình bằng giấy, sẽ không còn những trưa hè nóng nực anh ngồi đội lá dừa trông cho chúng tắm biển. Các thanh niên thì buồn vì đội bóng sẽ thiếu thủ môn xuất sắc chuyên chụp hụt khiến cả đội cứ phải leo cây hái dừa phục vụ đội thắng. Các cụ già thì buồn hơn hết từ nay biết làm sao có củi để nấu nướng, nước để tắm và các việc nặng nhọc biết nhờ ai đây ? Một thằng bé mười tám tuổi dắt theo năm đứa em vượt biên, đứa nhỏ nhất mới vừa tám tuổi. Vừa làm mẹ, vừa làm cha trong ngoài chu toàn mà còn tiện tay giúp đỡ những người chung quanh một cách vui vẻ thật là hiếm có. 



Từ nhỏ tôi ở nội trú, công việc duy nhất làm thành thạo mỗi ngày là học, ăn ngủ đúng giờ, gấp chăn mền ngay ngắn. Chưa từng chăm sóc con nít, mà là con nít được cưng chiều nên nhõng nhẽo vô cùng tận. Mà các em tôi mắc bịnh lây, cứ một đứa khóc là cả đám rưng rức phụ hoạ hợp sức thêm lửa.



Để các em không khóc đòi về vì nhớ ba mẹ và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống tạm bợ trên đảo tôi luôn phải bày những trò chơi cho chúng vui quên ngày tháng. Khi thì nhặt vỏ dừa khô mài cho nhẵn rồi khắc hình, khi thì kết nón bằng lá dừa, khi thì bện lá dừa thành tấm thảm nhỏ rồi kéo lên đồi cát đứa nhỏ ngồi lên đứa lớn đứng sau đẩy. Tại trại này chẳng có gì ngoài dừa nên tất cả các sinh hoạt ăn, ngủ, nằm, ngồi, đi, đứng đều liên quan đến dừa. Khi thì bày chúng xếp hàng theo lớn nhỏ rồi nhảy chân sáo vừa nhảy vừa hát :



Ánh trăng trắng ngà à à, à à, à à.



Có cây đa to o o, o o, o o.



Có thằng cuội già à à, à à, à à.



Ôm một mối mơ ơ ơ, ơ ơ, ơ ơ.



Các trẻ em khác thấy vui tự động nhập hàng và hát theo cứ thế chúng chạy nhảy quanh trại. Khi đổi bài hát các đứa trẻ tự động thay tiếng ngân không vấp váp chẳng hạn như :



Trông kia con voi oi oi, oi oi, oi oi.



Nó đứng rung rinh inh inh, inh inh, inh inh.



Nhờ phát minh ra những tiếng ngân sau câu hát tôi được gọi là thầy dạy hát mặc dù một nốt nhạc bẻ đôi cũng chẳng biết. Rồi những hôm mưa lại phải nghĩ trò lập gánh tại gia, hát cải lương. Tôi lớn nhất lúc nào cũng thủ vai hoàng thượng, vì dãi nắng dầm mưa đen thui và trông rất già nên chỉ cần lấy cục than bếp vẽ thêm vài cọng râu dê là xong. Long bào thì lấy cái mền khoác lên vai, cột cái gút ngay cổ. Lãnh vai này được cái rất nhàn chỉ cần ngồi thẳng lưng, lâu lâu vuốt râu và gục gặc đầu, mắt đăm chiêu ra chiều suy nghĩ chứ không phải hát. Nhưng có một lần tụi nhỏ hát tuồng "Trọng Thuỷ Mỵ Châu" nhà vua bị rượt chạy bở hơi tai. Khi tất cả các trò chơi đều đã được tận dụng là lúc chúng tôi được chấp thuận đi định cư.



Các chú bác lớn tuổi xúi tôi xin đổi ý đi Mỹ vì không nỡ nhìn sáu đứa con nít dắt díu nhau qua xứ vừa ít người Việt, vừa lạnh. Nhưng vì tiếc mớ chữ Pháp học trong mười mấy năm nội trú tôi không đổi ý. Ngày xe đón chúng tôi ra phi trường các em nhỏ cứ chạy theo xe vẫy tay mãi cho đến khi xe khuất hẳn, các cụ già rưng rưng nước mắt tội nghiệp sáu đứa trẻ tách đàn về nơi xa lạ.



Qua đến Canada vì tôi vừa bước qua tuổi vị thành niên nên được cho tự do lựa chọn chỗ ở và chính phủ sẽ trợ cấp. Một gia đình dân bản xứ bảo lãnh hai em trai kế, mười sáu và mười bốn tuổi. Một gia đình khác nuôi ba đứa còn lại. Hai gia đình bảo trợ ở hai hướng, cách xa cả giờ lái xe nên tôi từ nay thêm chức mới là bảo mẫu lưu động.



Những ngày đầu tiên tôi lê la khắp các nhà hàng, hãng xưởng, cây xăng xin việc. Tỉnh nhỏ chỉ toàn dân bản xứ chính gốc nên nhìn thấy "ngoại quốc" như tôi ai cũng vồn vã nhiệt tình hỏi han đủ chuyện. Hỏi tôi từ đâu đến, tại sao lại phải bỏ nước ra đi đến nơi xa xôi này ....vv. Có bà chủ nhà hàng tốt bụng còn mời tôi bữa ăn miễn phí trước khi từ chối vì nhà hàng bà cả gia đình làm từ A đến Z nên không cần người. Mùi thơm của khoai chiên lúc đó hấp dẫn làm sao, nhưng việc làm chưa có tôi bụng dạ nào mà nuốt vô nên đành phải từ chối để tiếp tục hành trình tìm việc.



Lê vừa mòn gót đôi dép mang theo từ trại tỵ nạn thì tôi được nhận đứng trông máy trong hãng dệt. Thế là ban sáng đi làm, ban đêm đi học để chuẩn bị thi vào đại học. Tan ca làm tôi chạy bộ đến trường thì còn dư mười lăm phút nhai sandwich trước khi vào lớp, những hôm tuyết rơi dày đường trơn trợt té chúi nhủi năm bảy lần đến nơi đúng vào lúc tan lớp. Ông giáo già bụng phệ vượt mặt, lăm lăm con mắt dưới cặp kính to bằng hai trái trứng gà nhìn tôi lấm lem tuyết từ đầu đến gót chân rồi bước đi không buồn mắng một lời. Vài lần trễ như thế tôi nhận được giấy hẹn vào văn phòng. Thầy bảo vì thấy tôi ngoại trừ những lúc đến trễ không vào lớp, những buổi học khác rất chăm và giỏi nên muốn nghe giải thích về những lần cúp cua mà lại cố tình xuất hiện trước khi thầy ra về. Tôi đành rưng rưng kể là vì tuyết trơn nên chạy không nhanh, chưa kể mỗi lần té lồm cồm bò dậy gom được đồ vung vãi cũng mất vài phút. Ông suy nghĩ vài giây rồi hỏi :



- Sao phải chạy bộ, có xe bus mà.



- Thưa thầy con muốn tiết kiệm để cuối tuần có tiền đi xe đò thăm các em ở nhà bảo trợ.



Thế rồi cuộc hẹn dự tính mười lăm phút kéo dài đúng một giờ, tôi phải kể thầy nghe vì ba đi học tập nên mẹ phải ở lại thăm nuôi. Tôi đành thế thân vừa cha lẫn mẹ để dắt các em vượt biên và chọn đi làm thay vì lãnh trợ cấp để có tiền mua chiếc xe đi thăm các em mỗi cuối tuần. Vì đi xe đò mất nhiều thời gian nên một ngày chỉ thăm được một nhà và quan trọng hơn nữa là không thể đem em này đến thăm các em kia được.  Ông thầy xua tay đuổi tôi ra khỏi phòng, tay kia quơ quơ vói hộp khăn giấy.



Từ đó mỗi khi đến trễ thầy không còn nhìn tôi với ánh mắt khó chịu nữa mà trên bàn thầy có xấp bài giảng để quên và bảng đen thầy quên xoá như vẫn thường làm mỗi khi ra khỏi lớp. 



Hết mùa đông đầu tiên tôi hoàn tất các cours học và mua được chiếc xe cà tàng của con gái bà chủ nhà. Chiếc xe như một bức tranh nhi đồng vì nếu tôi đếm không sót thì hình như nó có đủ mười hai màu khác nhau. Mỗi lần va quẹt thì bà chủ nhà lại quét lên chỗ trầy một màu rất chói và ấn tượng để cô con gái mắc cở với bạn bè và lái cẩn thận hơn. Nhưng hình như cô chẳng biết mắc cở hay các bạn cô cũng va quẹt như cô hay nhiều hơn thế nữa nên cho đến khi không còn màu để quét lên bà phải bán nó đi. Chiếc xe chỉ xấu xí về nhan sắc và mỏi tay cho hành khách muốn quá giang vì cánh cửa bên phải không đóng đàng hoàng được. Bình thường nó được ràng bởi sợi dây với chân ghế, nhưng nếu có người ngồi thì thò tay giữ chặt cho nó đừng rớt thế thôi. Nói cho nghe thê thảm chứ thật ra cửa hơi khó đóng và có vẻ sệu sạo chứ rớt làm sao được. Máy vẫn nổ tốt và chạy đến nơi đến chốn bình yên. Chiếc xe tôi chăm sóc như bảo vật chỉ dùng để đi thăm các em hoặc khi nào cần lắm lắm chứ đi học, đi làm hay đi chợ tôi vẫn đi bộ hoặc chạy.



Quên khoe ngoài làm công nhân hãng dệt tôi còn có thêm job mới "nghiên cứu sinh". Nghĩa là thứ năm khi có báo quảng cáo tôi thức khuya coi hết các tờ quảng cáo nghiên cứu xem chỗ nào thịt, trứng, cá bán rẻ. Nhiều khi rẻ được vài đồng nhưng phải đi xa hơn cả giờ, ức lắm nhưng đành chịu khó lội bộ. Tối thứ sáu tôi kho thịt với trứng, hoặc gà kho gừng hoặc cá kho tiêu rồi đóng hộp để thăm nuôi các em. Ở nhà bảo trợ ăn thức ăn tây nên các em mắt sáng lên mỗi khi tôi sục sạo cái túi lôi ra hộp thức ăn. Dần dà mắt kém sáng, nụ cười kém tươi bé út nắm tay tôi lắc lắc :



- Em ngán rồi mấy món này rồi, em thèm bánh xèo.



Đứa khác thì thèm bún riêu, còn hai thằng lớn thèm phở. Trời ơi tụi em tưởng tôi là đầu bếp chính hiệu hay sao vậy, nhưng mà không đáp ứng yêu cầu thì chắc các em sẽ buồn. Thế là từ đấy tôi học thói la cà, tỉnh tôi tuy rất nhỏ nhưng cũng có một tiệm tạp hoá chuyên bán các thực phẩm Á châu của người Việt làm chủ. Tôi giả vờ ra mua gói bún, gói bánh phở rồi cứ đi qua đi lại cầm cái này lên coi bỏ cái kia xuống. Chờ xem có bà bác hay cô gái nào vào tiệm là tôi lăn xả vào bắt chuyện và hỏi cách làm những món được yêu cầu. Nửa ngày trơ mặt, già không bỏ nhỏ không tha tôi cũng thu thập được đầy đủ cách làm các món. Thế rồi mỗi tuần một món theo yêu cầu, càng ngày càng thèm nhiều món nên khi các em trưởng thành, công thành danh toại tôi cũng có mảnh bằng đầu bếp thượng hạng. Khi các em có công việc vững chắc, có thể tự lập tôi mất job bảo mẫu. Cuối tuần đem đồ ăn đến tờ giấy dán ngay cửa "Em đang bận đừng làm phiền, cứ treo hộp đồ ăn chỗ hộp thư" hoặc đứa khác thì bảo "đồ ăn VN nặng mùi quá, người trong cùng chung cư khó chịu anh đừng mang đến nữa". Đến lúc cánh cửa thứ năm dán câu chối từ tôi thật sự rảnh, rảnh quá !!!!!!!!



Bận chăm sóc các em thì mệt, rảnh thì buồn. Tôi bắt đầu sinh hoạt cộng đồng, khai thuế dùm các người già, thông dịch ......vv. Mắc cười nhất là chở và đi thông dịch dùm sản phụ, em bé chào đời y tá cứ đến bắt tay và chúc mừng mẹ tròn con vuông. Rồi khi về nhà sản phụ tẩm bổ món gì là tôi cũng được tẩm bổ món ấy. Sản phụ người Bắc thì tôi được thịt heo kho tiêu, người Nam thì tôi được chân giò hầm đu đủ xanh vì khi gia đình nấu tiện thể đem biếu thay lời cảm ơn. Làm cha hờ khoảng  chục đứa trẻ thì tôi được làm cha thật hai lần, vừa con nuôi vừa con ruột đúng một tá.



Vợ tôi người Bắc, chúng tôi quen nhau qua công việc thiện nguyện của cộng đồng. Chẳng có những hẹn hò lãng mạn, chẳng có những bông hoa tặng ngày Valentine vì cả hai đều rất bận vừa học vừa đi làm và rất rất nghèo. Chỉ là mến nhau vì cùng chí hướng rồi các cụ trong làng thương mến ghép mãi mà thành. Ngày cưới chỉ mua được cặp nhẫn trơn lùi mỏng như sợi chỉ, hoa cưới cầm tay hái trong vườn nhà bà bảo trợ. Người già hay nói chữ " nó vận vào người" thật quả không sai, ngày xưa tôi vì tránh hát lúc nào cũng xí vai hoàng thượng bây giờ trời cho cưới Ái Khanh. Thật đấy vợ tôi tên Ái Khanh.



Từ giã nghề bảo mẫu lưu động tôi được thăng chức lên bảo mẫu tại gia. Vợ tôi hiền lành và rất nhát, cái gì cũng sợ. Ra sân trồng hoa thì sợ con giun, ra sân xúc tuyết thì sợ lạnh, trời mưa thì sợ cảm, trời nắng thì sợ đen. Cho nên hoàng thượng cứ xà lỏn áo thung ba lỗ xông pha từ trong ra ngoài, từ sân trước de vào sân sau. Đôi tay cực nhưng lỗ tai tôi lúc nào cũng tràn đầy âm nhạc, những bài nhạc của Beethoven, Bach, Mozart của công chúa và hoàng tử đàn dưới sự giám sát của Ái Khanh và những giấy khen của trường năm nào cũng dầy như quyển niên giám điện thoại làm tôi quên hết bao cực khổ gian nan.



Năm tháng dần trôi nháy mắt một cái lũ trẻ cũng đã tốt nghiệp, có công việc tốt xa nhà. Ngày các con ra riêng căn nhà vắng làm sao, vợ chồng buồn bỏ ăn cả ngày nằm bẹp như con gián. Từ đó mỗi chiều vợ tôi đều ra đầu ngõ đón tôi tan sở, tôi vui mừng thầm nghĩ khi trẻ không có thời gian hẹn hò bây giờ bù lại trời cho tôi niềm hạnh phúc cuối đời.



Lá phong bắt đầu đổi màu, thu đến. Sáng nào trước khi ra khỏi cửa tôi cũng dặn đi dặn lại:



- Trời lạnh rồi chiều em đừng ra đầu ngõ đón anh nữa.



Dặn thế nhưng đến đầu ngõ tôi vẫn nhớn nhác tìm kiếm, và vợ tôi vẫn đứng đó lạnh tái mặt tay tê cứng. Chiều nay xe bus gần về đến nhà trời bất chợt đổ mưa, cơn mưa cuối mùa thu lạnh và buốt tận tim gan. Nghĩ đến vợ đứng đón mình dưới cơn mưa lòng tôi không yên, tôi vái trời hôm nay nàng đừng ra đón như thường lệ. Nhưng trời chẳng chiều lòng người, nàng vẫn đứng đó với cây dù be bé chỉ đủ che khuôn mặt xanh tái vì toàn thân ướt sũng. Tôi ôm vợ vào lòng mà nước mắt nhiều hơn nước mưa, lần đầu tiên tôi khóc. Khóc vì thương, khóc vì cảm động với hạnh phúc cuối đời nhiều người mơ ước.



Gần đến Giáng Sinh trời mau tối và tuyết lất phất rơi khi chiều về. Tôi năn nỉ mọi cách để vợ đừng ra đón mỗi chiều tan sở nhưng bất thành. Cáu quá tôi hét to :



- Tại sao em không nghe lời anh, có biết mùa đông trời tối và lạnh lắm không, tại sao tại sao ?

- Ở nhà một mình chiều sập tối em ..........sợ ma.



Lại một lần nữa tôi khóc, lần này khóc như trẻ thơ vì thật sự tôi ngu ngơ khác gì đứa trẻ. Mấy tháng nay cứ tưởng Ái Khanh đón tôi vì muốn tìm lại những giây phút lãng mạn chờ đợi, hẹn hò mà thời son trẻ vì bận rộn không có thời gian. Nào ngờ vì chiều xuống trời sập tối nàng sợ ..........ma.



Lê Ka.
Báo Trẻ online 09-03-2018


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-20

TRÒN 200 NĂM TRƯỚC, NGUYỄN DU CHẾT TRONG 1 ĐỢT DỊCH
Nguyễn Phan Khiêm

Năm 1820 (Minh Mạng năm đầu), tháng 6 dịch (tả) phát từ mùa thu sang mùa đông, bắt đầu từ Hà Tiên, sau rốt đến Bắc Thành. Số hộ khẩu chết tất cả là 206.835 người, không kể số nam phụ lão ấu ở ngoài hộ tịch. Trước sau chẩn cấp tổng kê hơn 73 vạn quan tiền - Đại Nam thực lục Chính biên tập 2.

Thực lục chép: "Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An rộng học giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì. Vua từng dụ rằng: “Nhà nước dùng người, duy có tài là dùng, vốn không có coi nam bắc khác nhau. Khanh cùng Ngô Vị đã được tri ngộ làm quan đến chức á khanh, nên điều gì biết thì nói ra hết, dâng điều hay sửa điều dở, để hết chức mình. Sao cứ rụt rè sợ hãi, chỉ việc vâng dạ !”. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết. Vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống. Khi đưa tang về lại cho thêm 300 quan tiền". Năm đó Đại thi hào Nguyễn Du 54 tuổi.

Nhà vua rất lo về dịch lệ, từng ở trong cung trai giới và cầu đảo ngầm. Trấn thần Phú Yên là Nguyễn Văn Quế đem tình hình bệnh dịch trong trấn dâng biểu xin chịu tội. Vua bảo rằng: “Trẫm không có đức, trên can phạm hoà khí của trời, bốn phương có dịch đều là lỗi trẫm”. Nhân sai Phạm Đăng Hưng theo ý ấy mà soạn dụ. Đăng Hưng tâu rằng: "Gặp tai vạ biết lo sợ, vốn là thịnh đức của đấng nhân quân. Nhưng thần nghe bệnh dịch từ Tây dương sang, bệ hạ hà tất lấy làm tội của mình”.

Vua nói: “Nếu trẫm không thiếu đức thì tai vạ ở nước ngoài vào làm sao được. Nguyễn Văn Quế chỉ là một mục thú còn tự nhận là lỗi mình, huống trẫm là vua thiên hạ, có thể chối lỗi được sao ?”.

Lấy thuốc viên chữa dịch mới chế chia cho bầy tôi. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng. Chiếu rằng: “Trẫm nghe đường ngôn luận mở rộng thì nước mới trị… Trẫm thấy thân nhỏ bé, nối nghiệp lớn lao... Nay bỗng gặp khí trời không hoà, nhân dân khó sống, có lẽ là chính sự có điều gì thiếu sót chăng, ẩn tình của dân có chỗ chưa suốt đến chăng? Người muốn thấy hình của mình, tất nhờ ở gương sáng ; vua muốn nghe lỗi của mình, tất phải đợi ở tôi ngay. Vậy cho các văn võ ở Kinh từ Tứ phẩm trở lên, các quan thành dinh trấn ở ngoài đều lo cố gắng, đua nhau đối đáp rõ rệt, hoặc lỗi chính ở trẫm, về kính đức nối sáng có thiếu, về nhân ân yêu giữ chưa tròn. Vậy lấy chư thần làm bầy tôi pháp độ, làm kẻ sĩ giúp vầy, như đá để trị ngọc, như đá để mài vàng, chớ như lời nói của mình quý như vàng ngọc mà giấu, cần phải chỉ ngay vào điều lỗi không kiêng kỵ gì… may ra trên báo đáp được lòng trời, dưới chữa sống được bệnh dân, để cùng hưởng phước thái bình”.

Có thể nói, từ quan địa phương đến vua Minh Mạng đều tự xét lỗi của mình.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-21

TIN TỐT

Một cô gái trẻ đưa người yêu về nhà ra mắt bố mẹ. Bà mẹ bảo với ông bố tìm hiểu kỹ về chàng trai này. Ông bố mời ông con rể tương lai vào phòng làm việc để cùng uống rượu.
“Thế nói ta nghe, dự định của cậu thế nào?” Ông bố hỏi chàng trai.
“Cháu là học giả chuyên nghiên cứu về kinh Cựu ước ạ", "e hèm”, ông bố hắng giọng: “Ghê đấy, thế cậu làm gì để có được ngôi nhà đẹp cho con gái ta ở; nó đã sống như thế quen rồi”
“Cháu sẽ nghiên cứu ạ” Chàng trai đáp lời, “Rồi Chúa sẽ ban cho chúng cháu”
“Vậy làm thế nào để cậu mua được nhẫn cưới đắt tiền để trao cho con gái ta? Nó đáng được như thế đấy”
“Cháu sẽ tập trung vào các nghiên cứu của cháu” - chàng trai trẻ đáp, “và Chúa sẽ ban cho ạ”
“Thế còn con cái thì sao?” ông bố hỏi “Làm thế nào cậu có thể nuôi nấng, dạy dỗ lũ trẻ?”
“Đừng lo, thưa ngài, Chúa sẽ chu cấp tất cả ạ", Chàng rể tương lai đáp.
Và câu chuyện cứ diễn ra kiểu như vây: cứ mỗi lần ông bố ra câu hỏi là chàng rể tương lai lại viện tới Chúa.
Bữa sau, bà mẹ hỏi ông bố: “Tình hình thế nào rồi, ông nó?”
Ông bố đáp: “Thằng đó chẳng có việc làm và cũng chẳng có dự định quái gì ráo; nhưng tin tốt là nó nghĩ tôi là Chúa Trời đấy nhá”

Nguồn: Sưu tầm


RE: Linh Tinh - Ech - 2021-03-21

(2021-03-21, 06:25 AM)LeThanhPhong Wrote: “Cháu là học giả chuyên nghiên cứu về kinh Cựu ước ạ",

Nguồn: Sưu tầm

Tiếc thật, giá mà có thể thay 2 chữ "cựu ước" thành "tân ước" thì nó hợp với thời thế VietBest hơn Tears-of-joy-smiley-emoticon


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-24

Mười thập niên trong cuộc đời của một con người

Ở đây, chúng ta giả sử rằng con người sống đến 100 tuổi. Một người có thể không sống lâu đến như vậy, nhưng 100 tuổi là tuổi thọ vào thời của Đức Phật và tôi nghĩ điều đó vẫn đúng hiện tại. Như vậy, cuộc đời của con người được chia ra làm mười giai đoạn hay mười thập niên.

  1. Giai đoạn đầu được gọi là thập niên dịu mềm. Các bạn chỉ là trẻ con từ lúc mới sinh cho đến mười tuổi cho nên các bạn còn yếu. 
  2. Giai đoạn thứ hai là thập niên của sự năng động của cơ thể, và nó chứa đựng những hạnh phúc và niềm vui. 
  3. Giai đoạn thứ ba là thập niên của sắc đẹp. Sắc đẹp của các bạn nở rộ từ 20 cho đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn mà mọi người trở nên xinh đẹp. 
  4. Giai đoạn thứ tư là thập niên của sức mạnh. Từ 30 cho đến 40 tuổi, mọi người trở nên mạnh hơn. 
  5. Từ 40 cho đến 50 là thập niên của sự khôn ngoan. Đây là thời điểm mà tuệ quyền của các bạn trưởng thành. Bất kỳ suy nghĩ cái gì, các bạn đều có những đáp án tốt và các bạn có kiến thức thâm sâu.Cho nên 40 đến 50 là thập niên của trí tuệ. Các bạn đã đến mốc này chưa? Nếu chưa thì tốt bởi vì các bạn có hy vọng là “Tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn và sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn khi tôi đến 40-50 tuổi.” 
  6. Giai đoạn thứ sáu thì giảm thiểu. Điều này không tốt chút nào. Từ 50 đến 60, các bạn sẽ có sự giảm thiểu về sức khỏe thân xác cũng như trí óc. Các bạn có xu hướng quên nhiều và trở nên yếu đi. 
  7. Thập niên thứ bảy thì còng lưng. Các bạn trở thành một người già. 
  8. Giai đoạn thứ tám không những còng mà còn gập nữa. 
  9. Giai đoạn thứ chín thì Momūha, tức là thập niên già yếu. Trong giai đoạn này, các bạn chẳng nhớ gì nhiều đâu. Các bạn không biết các bạn đang làm gì nữa, giống như là bị lẩm cẩm. 
  10. Giai đoạn thứ mười thì các bạn nằm trên giường chờ chết. 
Đây là mười thập niên của một con người. 

https://tuniemxu.org/nhung-nguyen-nhan-lam-cho-tri-tue-sanh-len/


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-24

Lựa Chọn

Có những cuộc hôn nhân mà người ta sẵn sàng ly dị không cần chia tài sản, vì sao? Vì cái nổi khổ của cuộc hôn nhân đó nó lớn hơn cái tài sản đó. Và có những người đàn bà họ tiếp tục chấp nhận một cuộc hôn nhân đau khổ là vì một cái lý do nào đó nó lớn hơn cái nỗi khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc hôn nhân ấy. 


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29

Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (2)


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-26

Người Mẹ Của Biên Giới Sống Và Chết
 

[Image: lmtam-thuong-nho.jpg]

Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.


Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.


Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines.


Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót.


Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.


Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết.


Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc.


Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hong Kong. Ðau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ? Vợ chồng mỗi người một ngả. Ðứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.


Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con. Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.


Câu chuyện bắt đầu.


Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam.


Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong.


Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong.


Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn,mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.


Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.


Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ?


Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.


-Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ?


Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá.


Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng.


Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand. Ðợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin.


Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.


Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi.


Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đâytìm an ủi trong câu kinh.


Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.


Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Ðó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.


Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạncháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột.


Ðể thỏa mãn điều kiện kia, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồngkhông tin chuyện có thể xảy ra như thế.


Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.


Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ?


Ðây là lý do:


Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Ðộ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế..


Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên Dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:


- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.


Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.


Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.


Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.


Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này.


Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia.


Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.


Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất. Em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.


Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.


Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết, còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?


(Lm. NGUYỄN TẦM THƯỜNG, Dòng Tên . Trích trong sách "Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục")

http://nguyentamthuong.com/sach/khinaongaybatdau.php


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-26

Khi Nào Ngày Bắt Đầu
Trích tập suy niệm

http://nguyentamthuong.com/sach/khinaongaybatdau.php

      Lúc nào đêm bắt đầu? Khi nào ngày chấm dứt?

      Vị đạo sĩ hỏi người học trò:

      - Đâu là lằn mức giữa đêm và ngày? Lúc nào ngày bắt đầu? Lúc nào đêm chấm dứt?

[Image: tamthgngaydem.gif]      

Người học trò suy nghĩ. Vị đạo sĩ bảo người học trò vẽ lằn mức mặt trời mọc đến đâu là ngày, chia ranh giới lúc nào là hết đêm.

      Im lặng, nhíu thêm đôi mày. Thời gian trôi qua. Không ngờ câu trả lời khó vậy. Người thanh niên thầm nhủ: “Ta nhìn bình minh biết bao lần, thức dậy biết bao buổi sáng, mấy mươi năm trong đời chưa một lần phân biệt: Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?”

      Khi viết dòng này, tôi cũng mới chợt tỉnh câu hỏi của nhà đạo sĩ. Mấy mươi năm làm người, chưa bao giờ nhìn buổi sáng hỏi chân trời lúc nào gọi là ngày, hỏi lòng mình lúc mặt trời mọc đến đâu là hết đêm. Câu hỏi không dễ trả lời.

*

      Tôi đang ở Kanniyakumari, cực nam của miền đất Ấn Độ, cũng gọi là Cape Comorin. Nơi gặp nhau của ba dòng nước lớn, vịnh Bengal, Ấn Độ dương và biển Arabian.

      Tôi muốn đến đây vì mỏm đá sau cùng của Ấn Độ để nhìn ba dòng biển ấy gặp nhau và nhìn mặt trời. Nhiều du khách tìm đến đây cũng vì lý do ấy. Đứng quay lưng lại lục địa, trước mặt là Ấn Độ dương, phía trái là vịnh Bengal, phía phải là biển Arabian. Điều đặc biệt nơi đây, khi trăng lên phía Đông ở vịnh Bangal, mặt trời xuống phía tây bên biển Arabian, cả hai đều tròng trành trên biển đối diện nhau. Đây là nét đẹp của biển, của trăng, của mặt trời trên trái đất mà du khách gặp mặt cùng một lúc. Sóng nước dạt dào vô cùng tận. Bên đông trăng lên. Bên tây mặt trời xuống. Dang hai cánh tay, ta sẽ hứng cả trăng và trời.

      Lung linh, một quả cầu tròn đỏ ối rực xuống biển cả. Du khách đến đây chiêm ngưỡng mặt trời lặn. Tôi có mặt trong đám người đó chiều ngày mồng 5 tháng 4, năm 2001.

*

      Sau thời gian suy nghĩ, người học trò không sao vẽ được lằn mức giữa ngày và đêm. Anh đánh bạo trả lời tôn sư:

      - Thưa Thầy, lúc mặt trời cho con đủ ánh sáng phân biệt được con chó khác con mèo, đó là ngày.

      Vị đạo sĩ lắc đầu, hỏi người học trò:

      - Phân biệt con chó khác con mèo, nhưng đủ ánh sáng để phân biệt cành trúc khác cành tre không?

      Người học trò im lặng chưa biết nói gì. Tôn sư anh ta lắc đầu nói tiếp:

      - Đấy không phải tiêu chuẩn phân biệt ngày và đêm con ạ. Đủ ánh sáng phân biệt con chó với con mèo, nhưng bao nhiêu ánh sáng mới đủ phân biệt cây trúc với cây tre? Vả lại gần bao nhiêu thì rõ để gọi là chó, xa bao nhiêu là tối để có thể lẫn là mèo.

      Sau cùng, người học trò tự thú:

      - Thưa Thầy, từ lúc Thầy đặt câu hỏi con mới để ý khi mặt trời mọc. Con không vẽ ranh giới được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm kết thúc. Con thức giấc mỗi sáng mà không biết lúc nào gọi là ngày, lúc nào hết đêm.

      - Con ạ, cuộc đời nhân gian đêm nhiều hơn ánh sáng. Người ta không tỉnh thức nên sống trong đêm tối mà cứ ngỡ ban ngày. Người ta thức dậy mỗi ngày mà không biết ngày bắt đầu lúc nào, làm sao gọi là thức dậy?

      Người học trò im lặng trong ý nghĩ riêng tư, hỏi nhà đạo sĩ:

      - Thưa Thầy, người ta không quả quyết được lúc nào đêm chấm dứt. Có phải ý Thầy muốn nói, như thế, thức dậy cũng chưa chắc là hết bóng đêm không?

      - Đúng thế, con ạ. Thầy muốn dạy con hai điều. Điều thứ nhất, con đã phí phạm biết bao bình minh, mấy mươi năm trong đời nhìn mặt trời mà không biết đâu là ngày, đâu là đêm. Điều thứ hai, ngày tháng còn lại của con, con phải trả lời câu hỏi của Thầy: Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?

       Bao nhiêu năm thiền niệm trên ngọn núi này, ngày ngày Thầy nhìn mặt trời mọc trên biển tìm câu trả lời. Thầy thức giấc nửa đêm trăn trở vì câu hỏi ấy. Thầy ra ghềnh đá chờ ánh mặt trời, Thầy lấy hết tâm trí nhìn bóng tối lui dần mà không vẽ nổi lằn ranh biên giới lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Cho đến một ngày kia...

      Nói đến đó nhà đạo sĩ im lặng. Mắt ông ngời sáng, nhìn xa xôi về phía chân trời. Người học trò lắng nghe.

*

      Bạn thân mến, có khi nào bạn nhìn mặt trời buổi sáng với câu hỏi của nhà đạo sĩ kia chưa? Mặt trời chưa mọc mà hừng sáng, ta chưa gọi là ngày được, vẫn còn bóng tối, ta bảo đó là hừng đông. Hừng đông là đã có chút áng sáng nên cũng không thể gọi là đêm được nữa. Từ cái mềm mại như ngọn chuối non đến mầu xanh biếc của tàu chuối già, từ cái xanh nhẹ của ngọn mạ đến màu già dặn của lúa, đâu là lằn mức phân biệt? Mặt trời lên dần, vũ trụ ngái ngủ trở mình. Ta chưa gọi là ngày cho đến khi cái ngái ngủ kia thành thức tỉnh. Ánh sáng làm cho cái mềm ẻo của thời gian mơ hồ thành ngày. Nhưng đâu là biên cương giữa ngày và đêm?

      Ta thấy trong cuộc đời dường như cũng thế. Đâu là tiếp nối giữa hạnh phúc và đổ vỡ? Bao nhiêu hạnh phúc hôn nhân lúc ban đầu đẹp vậy mà ít năm sau, ta nghe những chuyện buồn, ta ngỡ ngàng thở dài nghe bạn bè cho hay tin, họ ly dị rồi. Đời mỗi người cũng thế. Có khi mình đang đặt sai về những giá trị cuộc sống mà chẳng biết. Đến khi hối tiếc, đã quá muộn màng. Đâu là biên giới của sắp sa ngã và sa ngã?

      Không phân biệt được lúc nào ngày bắt đầu, khi nào đêm chấm dứt, làm sao phân biệt được lúc nào ngày chấm dứt và đêm sắp bắt đầu? Thứ đêm và ngày trong ý nghĩa thiêng liêng. Làm sao phân biệt được khi nào hạnh phúc đang phai mờ và đổ vỡ đang đến? Làm sao phân biệt lúc nào giá trị thiêng liêng đang chấm dứt và giá trị trần thế đang lấn chiếm?

      Có khi ngày đang hết, đêm xuống dần mà không hay. Ta chần chừ, tưởng đời mình còn dài, trước ngưỡng cửa hoàng hôn mà cứ gọi là ngày.

      Có khi trước bóng đêm mà ta thản nhiên không phải ngày còn dài mà chỉ vì không phân được khi nào đêm bắt đầu.

      Đường thiêng liêng của linh hồn hay những chuyện tình cũng thế thôi. Họ không biết lúc nào vào bóng đêm, vì không biết tâm tình mình đang đi về đâu. Hòang hôn mà ta cứ tưởng là ngày.

*

      Đợi người học trò thật yên tĩnh, nhà đạo sĩ nói với môn sinh ông ta:

      - Con ạ, thật sự không thể vẽ lằn mức được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt!

      Người học trò như ngạc nhiên, chăm chú lắng nghe. Tôn sư ôn tồn xác định lần nữa câu nói của ông bằng cách cắt nghĩa cho người học trò:

      - Không thể phân biệt được biên giới giữa đêm và ngày cũng như không phân biệt được bao nhiêu của cải là hạnh phúc, thiếu bao nhiêu là chưa đủ!

      Ngập ngừng đôi giây, vị đạo sĩ nói như lời tâm sự thân tình với học trò mình:

      - Thách đố bởi câu hỏi khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Thầy mải mê đi tìm trong văn chương triết học, trong thần bí niệm tu, cho đến một ngày biết mình không còn sống bao lâu mà vẫn không tìm được câu trả lời. Lúc đó Thầy buồn khôn tả, biết mình nhỏ bé trước biển cả và mặt trời. Thầy cúi đầu xin Thượng Đế cho Thầy được chết bình an. Thầy xin Thượng Đế cất đi câu hỏi đã dằn vặt Thầy. Thầy không còn cách nào trả lời câu hỏi ấy. Trong văn chương triết học, Thầy đã thất vọng, trong thần bí niệm tu, Thầy đã ráng sức cả đời. Càng suy nghĩ càng thấy mình nhỏ bé, sau cùng, Thầy chỉ còn biết xin Thượng Đế thương xót, đừng hỏi nữa cho tâm hồn Thầy thảnh thơi.

      Khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?

      Không trả lời được con ạ. Đâu ngờ, chính lúc Thầy xin Thượng Đế cất câu hỏi ấy đi, Ngài lại trả lời cho Thầy. Một ánh sáng êm dịu vô ngần nhẹ nhàng đậu xuống linh hồn Thầy, cho Thầy một trí hiểu đơn sơ, một niềm vui kín đáo, một năng lực sống trọn vẹn vì một khám phá: Đời quá đẹp.

      Nói tới đó, nhà đạo sĩ như phiêu du vào một vùng trời rất đỗi bình an. Người học trò chăm chú kỹ hơn, lắng nghe.

      - Con ạ, Thượng Đế nói trong linh hồn Thầy rằng, lúc nào Thầy nhìn con, thấy bóng dáng Thượng Đế trong con, lúc nào Thầy nhìn ai cũng chỉ thấy là bạn hữu, đó là ngày! Lúc nào Thầy nhìn người tức giận, ghét bỏ, tham lam, thù hận đấy là đêm!

      Ánh sáng phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu.

      Đi giữa ban ngày trong trái tim trĩu nặng, vẫn là đêm, con ạ. Ngày và đêm không thể phân biệt bằng ánh sáng vật lý, chỉ có lòng từ ái bao dung.

      Ông nhìn người học trò rất đỗi nhân ái mến yêu. Từ từ nhắm mắt. Im lặng, linh thiêng và bình an, ông lặng lẽ xuôi hồn về thế giới bên kia.

      Ông đã chết.

      Ông về với ánh sáng, nơi chỉ có ngày, không còn đêm nữa. Ông ra đi, để lại cho người học trò câu trả lời lúc nào là đêm, lúc nào ngày bắt đầu.

*

      Người học trò vĩnh viễn xa tôn sư. Vị đạo sĩ chết bình an sau khi để lại cho người học trò ánh sáng mà ông đã kiếm tìm.

      Ngày đó anh ta vui mừng vì được câu trả lời không phải vất vả tìm kiếm cả một đời như tôn sư anh. Xa Thầy, người học trò cắp sách vào đời. Chả bao lâu sau khi tôn sư chết, một chiều nọ nhìn mặt trời xuống biển, một sáng kia thấy mặt trời mọc trên đầu núi, nhìn lại câu trả lời của Thầy, anh bất giác nhận thấy đấy chỉ là tìm kiếm của riêng Thầy.

      - Đâu là câu trả lời của riêng ta?

     Anh tự hỏi vậy. Nếu lòng nhân ái bao dung là ánh sáng phân biệt đêm và ngày, ta có lòng nhân ái không? Câu chuyện hạnh phúc riêng linh hồn ta, ngày đang bắt đầu hay đêm đang bắt đầu?

      Nhìn ánh bình minh sắp lên, trên triền núi đá sương đêm đang mờ mờ tan. Lúc nào ngày tâm linh bắt đầu, lúc nào đêm thiêng liêng chấm dứt?

      Nghĩ đến câu trả lời của tôn sư: “Ánh sáng phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu hay óan thù nhỏ nhen. Đi giữa ban ngày trong trái tim trĩu nặng, vẫn là đêm, con ạ. Ngày và đêm không thể phân biệt bằng ánh sáng vật lý, chỉ có lòng từ ái bao dung.” Anh ta phân vân hỏi lòng:

      - Đó là câu trả lời của Thầy. Thầy đã đem một đời tìm câu trả lời ấy. Còn câu chuyện hạnh phúc riêng linh hồn ta, ngày đang bắt đầu hay đêm đang bắt đầu?

      Anh tưởng rằng Thầy đã trả lời giùm. Không thể phân biệt được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt bằng ánh mặt trời, mà bằng bao dung của con tim. Ngày ấy anh chợt vui vì câu trả lời không cần tìm kiếm. Nhưng nỗi nhẹ nhàng của tấm lòng lịm tắt ngay. Thầy hiểu thế trong trái tim và cuộc sống của Thầy. Còn chính ta, lòng ta có bao dung và ngày có bắt đầu? Câu trả lời của Thầy chỉ là gợi ý cho trí hiểu, còn chính ta, đời ta là ngày bắt đầu hay ngày đang chấm dứt? Ta phải tìm câu trả lời cho riêng ta.

      Anh lại trăn trở, câu hỏi ấy không đơn giản, và biết mình sẽ phải đem theo cả đời để trả lời câu hỏi ấy.

      Vị đạo sĩ đã bỏ những ngày thách đố chính mình ngồi nhìn hoàng hôn, bỏ những ngày dõi theo ánh bình minh. Ông quay về tìm ánh sáng trong cõi lòng. Tìm được rồi, ông bình an bỏ luôn cõi đời bước vào ngày ngàn thu vĩnh cửu. Nơi chỉ còn ánh sáng không còn đêm.

      Rồi tôi cũng từ giã vùng biển Comorin. Trên chuyến xe đò về hướng Bắc tôi sẽ bỏ lại biển cả và mặt trời. Tôi biết ngày mai, rồi tiếp tục ngày mai nữa, thế kỷ nữa và nhiều thế kỷ nữa du khách sẽ kéo nhau ra mỏm đá này nhìn mặt trời. Trong trái tim mỗi đời người, trong chuyện tình cuộc sống của họ, ngày đang bắt đầu hay đêm đang bắt đầu?

      Ngày mai tôi lên đường. Đến lúc tôi phải bỏ lại biển cả và mặt trời, bỏ lại ghềnh đá và dòng nước, giữ lại trong tâm tư thôi vì nếu không, làm sao tiếp tục cuộc hành trình.

(Lm. Nguyễn Tầm Thường)


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-26

Ngoại Tình

Có nhiều cuộc hôn nhân mà tôi biết nó rã không phải là vì ai có lỗi hết mà chỉ vì sự vô nghĩa của nó, chán. Sống với nhau lâu ngày chúng ta không có gì để cho nhau, để nói với nhau, cứ lặp đi, lặp lại, lặp đi, lặp lại, tune again những cái điệp khúc rất là tẻ nhạt. Cuối cùng có một ngày nó mắc vào những cuộc tình công sở. 

Tại sao người ta thích ngoại tình? 

Không phải người ta tệ đâu, mà vì nó lạ. Bởi vậy nhiều khi vợ mình là dĩa cơm nguội, nhưng là cơm tấm với cha hàng xóm . Lý do là nó cứ chán, cứ có nhiêu đó hoài. 

STK
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-27

Ray Chen Mendelssohn Violin Concerto in E minor, Op. 64