VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-07

(tt và hết) CHUYỆN CÓ THẬT TRONG GIA ĐÌNH TÔI (2-2)


Vĩnh Khanh

Lúc này trời đã về chiều, tôi lượm một cành cây nhỏ, định chống đi theo con đường mòn ra khỏi rừng tre, nhưng chân phải tôi mổi lần đặt xuống đất là cứ đau nhói lên. Tôi tưởng bị gãy xương chân, nhưng sau khi ngồi xuống rờ nắn cẩn thận thì không phải gãy xương, vậy mà sao cứ đau quá không thể nào đi được! Tôi nghĩ chắc có thể đã bị mẻ một xương nào đó trên bàn chân phải của tôi thôi. Cuối cùng thì vừa lết vừa bò, tôi cũng ra khỏi được khu rừng tre rộng lớn đó… Tôi lết thêm một lúc lâu sau thì đến con đường mòn chính, chỗ các ngả tẽ qua các khu rừng khác để đi chặt tre, cắt tranh, hoặc đốn cây… mà các anh em chúng tôi hay gọi đùa là ngã tư quốc tế. Mệt muốn ngất, tôi không còn lết thêm chút nào được nữa. Trời lúc này khoảng 4 giờ chiều, thân thì bị thương mà tôi còn ở ngã tư quốc tế nơi còn cách trại chúng tôi cũng gần 8 cây số nữa chứ không ít!! Tôi nằm dài ra ngay trên con đường mòn mặc cho số phận đưa đẩy.

Nằm được một lúc, bỗng nghe có tiếng người, tôi nhỏm dậy nhìn thì thấy có 6 người đang gánh tranh đi tới, đó là các anh em tù cải tạo ở trại kế bên trại tôi đi cắt tranh về. Người nào cũng gánh một gánh tranh thật to. Thấy tôi bị thương nằm giữa đường, họ ngừng lại lấy nước cho tôi uống và sau một lúc bàn bạc hai người trong bọn bỏ tranh bên lề đường và kiếm dây rừng kết sơ sài thành một bệnh dây to để tôi ngồi lên đó, hai người võng tôi đi. Sáu anh em đó thay phiên nhau võng tôi, hì hục mãi cũng đến được trại tôi ở thì trời đã tối mịt lâu lắm rồi. Sau khi giao tôi cho mấy người vệ binh trong trại, một vệ binh khác hướng dẫn mấy anh em đó về trại của họ. Tôi tiếc một điều là từ đó đến nay, tôi không có dịp gặp lại 6 anh em đã cứu đưa tôi về trại an toàn để có dịp tạ ơn. Tôi cũng nghĩ là số mình may mắn, đi đâu cũng gặp ân nhân giúp đỡ, chứ không nghĩ xa hơn nữa. Năm đó là năm 1977.

Trở lại chuyện nói về cô em của tôi. Sau khi nghe cô em tôi la mắng như thế, tôi mới hoảng hồn vía, chuyện tôi bị phù thũng và bị nạn té trong rừng, cây đè… v…v… tôi chưa từng nói cho ai nghe, kể cả vợ tôi. Vậy mà cô em tôi nhắc lại chuyện đó và cho biết là đã cứu tôi thì thử hỏi tôi không khiếp vía sau được. Nhớ lại cái cảm giác trườn ra được cái cành cây to có vướng dây leo chằng chịt đè lên người năm xưa, tôi thấy đúng là kỳ lạ thật! Vì trước đó tôi đã cố gắng biết bao nhiêu lần mà vẫn không nhúc nhích gì cả, bỗng dưng lại trườn ra được khỏi cái bẩy đó? Đồng thời với độ cao mà tôi đã ngã xuống đất, lại bị cành cây to đè lên như thế mà không bị gãy xương, hoặc chết, thì quả là một điều lạ lùng thật… Sau một lúc giận dữ, cô em tôi cho tôi biết là lần này cô tha cho tôi, nếu lần sau mà còn nói hỗn với cô nữa thì cô sẽ mặc kệ và không lý gì tới tôi nữa. Tự nhiên ngay lúc đó chân tay tôi cử động lại được; viết tới đây tôi còn cảm giác thấy rờn rợn sau lưng; tôi ngồi bệt xuống nền nhà, mọi người xúm lại bảo tôi xin lỗi cô em tôi đi… lúc đó tôi đã hoảng vía quá rồi, nên ngỏ lời xin lỗi cô em tôi và cũng xác nhận với mọi người chung quanh về việc tôi bị nạn 2 lần trong tù trước đây, ngay cả việc thoát nạn một cách kỳ lạ mà tôi cho là do số mình may mắn thôi, chứ không biết là Kim Liên đã ra tay cứu tôi…

Sau khi mọi người yên ổn trở lại, cũng ngay trong bữa đó, tôi có nói với Kim Liên là tôi và gia đình lo ngại chính quyền địa phương sẽ làm khó dễ gia đình nếu cô cứ nhập về hoài, họ sẽ nghĩ là đồng bóng, dị đoan, làm tiền thiên hạ… và sẽ gán tội cho gia đình này nọ thì phiền lắm. Cô em tôi cho biết là không ai có thể làm khó dễ gia đình chúng tôi được, vì ngay cả những gia đình của chính quyền địa phương rồi sẽ đến nhờ cô cứu giúp… Cô nói với mọi người hãy chờ xem lời cô nói có đúng hay không? Đừng có lo lắng gì cả.

Chuyện cô em tôi nhập về Má tôi để chữa bệnh, quả nhiên đã đến tai chính quyền địa phương thiệt. Một buổi sáng đang ở bên rẫy, có người chạy kiếm Má tôi và tôi ra ấp Hưng Bình có chuyện. Linh tính báo chúng tôi biết là có điều không hay xảy ra rồi. Thật vậy, ngay sau khi ra đến văn phòng ấp Hưng Bình, thằng cha trưởng ấp đã lên tiếng nạt nộ Má con tôi về chuyện buôn thần, bán thánh, mê tín dị đoan… và cấm Má tôi từ nay không được lên đồng lên cốt, mê tín dị đoan, nếu không ông ta sẽ trình lên xã để bắt chúng tôi. Chúng tôi ra về, trong bụng rầu thúi ruột. Tôi nói với Má tôi, phải cầu xin sao cho Kim Liên đừng về nữa chứ như vầy hoài có ngày cũng bị địa phương khó dễ bắt bớ… gia đình tôi không lấy của ai đồng xu cắc bạc nào về chuyện này, Má tôi cũng đã nhiều lần cầu xin để cho Má tôi yên, chứ nào phải Má tôi muốn như vậy đâu. Ba tôi còn kẹt trong tù, tôi thì mới từ tù cải tạo về không bao lâu… mấy thằng địa phương mà làm khó bắt chẹt một cái là chết liền, chứ phải chơi đâu.

Mấy ngày sau trôi qua thật nặng nề, gia đình vẫn còn nơm nớp lo sợ tai hoạ có thể tới hồi nào không hay, thì một buổi tối gia đình thằng cha trưởng ấp Hưng Bình bồng một đứa con nhỏ, hớt ha hớt hải đi vào nhà chúng tôi. Bà vợ thằng cha trưởng ấp bồng theo một đứa con nhỏ khoảng 3, 4 tuổi gì đó. Cả nhà không biết chuyện gì, thì bà này đã mếu máo nói rằng con của bà ta bị bệnh dời ăn, lở lói hết cả người và chảy nước vàng, đi thầy thuốc không biết là bao nhiêu người mà bệnh tình càng ngày càng thấy nặng hơn. Có người bày cho vợ chồng bà ta hãy bế con vào xin Má tôi cứu chữa. Má tôi trả lời thật tình không biết cách chữa bệnh này… Bà vợ tay trưởng ấp nói nghe đồn Má tôi có đứa con gái chết linh thiêng lắm và hay về để chữa bệnh cứu người đời, vậy xin hãy làm phước cứu dùm cho con bà.… Má tôi nói:

-Ông trưởng ấp đã nói với tôi mấy ngày trước là gia đình tôi mê tín dị đoan này nọ… và cấm chúng tôi chuyện này, nay sao bà lại đến bảo chúng tôi cầu con gái tôi về để chữa bệnh cho con bà. Chúng tôi không dám đâu… thật tình chúng tôi không biết chữa bệnh này, xin bà hãy về kiếm thầy chữa cho cháu đi…

Bà vợ thằng cha trưởng ấp và mấy người bà con đi cùng khóc lóc năn nỉ hoài không được nên đành bồng đứa nhỏ ra về. Khoảng nữa tiếng đồng hồ sau, họ lại bồng đứa nhỏ đến, lần này có cả thằng cha trưởng ấp đi theo nữa. Hắn ta xuống nước năn nỉ Má tôi, nói rằng Má tôi đừng có giận, vì nhiệm vụ hắn phải làm như vậy thôi chứ không có ý gì hại gia đình tôi, hắn cũng có hỏi bà con thì được biết việc chữa bệnh của cô em tôi là hoàn toàn làm phước, không có gạt gẩm của ai và không lấy tiền bạc của ai cả… cho nên hắn ta không có báo cáo lên xã, nay chẳng may đứa con đầu lòng của hắn bị bệnh ngặt nghèo mà không ai chữa trị được, nên cầu xin Má tôi làm phước xin cho cô em tôi về để chữa trị dùm, nếu lỡ như không trị được cũng không sao, gia đình của hắn cũng biết ơn và hứa sẽ không bao giờ làm khó dễ gì gia đình chúng tôi cả … còn bà vợ của hắn thì cứ sụt sùi khóc, thấy cũng thảm thiết lắm. Má tôi là một người đàn bà nhân từ, hể thấy ai khóc lóc, năn nỉ điều gì là thế nào cũng mũi lòng và nếu giúp được gì thì sẽ giúp ngay, không giận ai lâu được. Tôi thấy Má tôi bắt đầu xiêu lòng, thì thật tình trong bụng tôi bực bội lắm nhưng không nói gì được. Tôi chỉ chen vô nói với thằng cha trưởng ấp:
REPORT THIS AD
– Đây là gia đình ông cầu xin chứ chúng tôi không muốn, sau này đừng có đổ thừa rồi khép cho chúng tôi là mê tín dị đoan, này nọ thì không được…

Hắn ta và bà vợ luôn miệng nói:
– Không có đâu. Không có đâu… gia đình tôi giúp cho thì vợ chồng hắn mang ơn không hết có đâu lại hại gia đình tôi này nọ…

Sau đó Má tôi thắp mấy nén nhang, lâm râm cầu xin.. Một lúc sau cô em tôi nhập về, cô ta dùng nhang khoáng lên người của đứa bé, sau đó dặn bà vợ của tay trưởng ấp, ngày mai đi ra ngoài đồng, hái 7 lá muồng trầu, vò nát rồi thoa lên lưng và thân thể thằng bé, làm như vậy mấy lần sẽ hết, chỉ đơn giản vậy thôi. Đâu đó xong xuôi, cô em tôi quay qua cầm bó nhang lửa cháy hừng hực, hỏi tay trưởng ấp có dám cầm ngay đầu bó nhang lửa đang cháy không…Tay này sợ quá nói:
– Không, không. Tôi không dám đâu.

Cô em tôi bảo:
– Cứ cầm đi, không có gì phải sợ, không có phỏng đâu.

Nói xong cô ta dúi ngay đầu bó nhang đầy lửa ngay vào tay của hắn. Hắn đang ngồi, hoảng hồn lết lui lại tránh, nhưng cô em tôi bảo cứ đưa tay ra. Hắn rụt rè đưa tay ra, cô em tôi dí sát ngay đầu lửa đỏ của nhang vào tay hắn, lạ thay hắn không bị phỏng gì cả. Cô em tôi sau đó có nói với hắn như sau:
-Gia đình này là gia đình đàng hoàng, chuyên làm phước thiện, chữa bệnh cho người đời, không lấy tiền lấy bạc của ai cả. Chứ không phải tà ma ngoại đạo, gạt gẩm lấy tiền của dân chúng đâu…

Sau đó cô ta còn răn đe hắn không được làm khó dễ gia đình tôi. Nếu hại tới gia đình chúng tôi thì sẽ thấy hậu quả liền…

Ôi thôi hai vợ chồng tay trưởng ấp và mấy người bà con của hắn lạy cô em của tôi lia lịa và hứa sẽ giúp đỡ cho gia đình tôi được dễ dàng trong việc cứu người sau này. Qua mấy ngày sau đó, hai vợ chồng hắn mang trái cây đến biếu gia đình tôi và cho biết là đứa con trai đã gần dứt bệnh, các chỗ lở lói do dời ăn đã lành miệng và cháu đã ăn ngủ được rồi… Dĩ nhiên sau đó gia đình tôi không còn bị làm khó dễ nữa.

Có một chuyện tôi muốn mở ngoặc ở đây, để nói về Ba tôi: Ba tôi trước 1975 là một Hạ Sĩ Quan binh chủng Không Quân, cấp bực Thượng sĩ nhất. Tuy cấp bực chỉ là Hạ Sĩ Quan,nhưng trình độ Anh Văn của Ba tôi rất giỏi, ông là một trong những giảng viên của trường Anh Ngữ Không Quân QLVNCH, quân nhân Không Quân các cấp, trước khi đi du học hoặc tu nghiệp ở Mỹ, đều phải qua một khóa huấn luyện về tiếng Anh ở trường Anh Ngữ này, phải đậu xong kỳ thi khảo hạch cuối khóa mới được đi du học… Do công vụ, Ba tôi đã được đi huấn nghiệp 3 lần tại Mỹ.

Vào những ngày cuối tháng Tư 1975, lẽ ra Ba Má và các em của tôi đã di tản theo trường Anh Ngữ Không Quân. Vào lúc bấy giờ tình hình rất phức tạp, nhiều vị sĩ quan cấp Đại Tá cũng không đưa gia đình đi được, chứ không phải hể có cấp bực lớn là muốn đưa gia đình đi lúc nào là đi, ngược lại có những người lính Quân Cảnh hoặc những nhân viên cấp bậc nhỏ, nhưng làm ở nơi quan trọng lại đi được dễ dàng. (Trong một số Hồi Ký của các cựu Đại Tá Không Quân đã viết lại rất rõ chuyện này). Ba tôi là một trong những trường hợp người có cấp bậc nhỏ nhưng lại có danh sách di tản với toàn bộ gia đình đàng hoàng. Ông có bạn bè thân làm ở cơ quan DAO (Defense Attaché Office) đã giúp đưa lọt được danh sách của gia đình vào trong list những người được di tản. Các giới chức Mỹ ở DAO đã lên danh sách những người trong gia đình Ba Má tôi và đã định ngày giờ đi rồi.

Khổ một nổi sau khi Ba tôi cho Má tôi hay, bà nhất định không chịu đi, có nhiều lý do Má tôi nại ra để không đi… nào là qua bên đó làm cái gì mà ăn, nào là cả nhà ngoại trừ Ba tôi ra, không ai biết tiếng Anh… nào là bà con dòng họ, mồ mả ông bà ở đây làm sao bỏ đi cho được… ôi thôi đủ lý do hết! Ngày nào Ba Má tôi cũng cãi vả về vấn đề này và cuối cùng thì Ba tôi đành chịu thua và bỏ cuộc không đi. Sau này tôi mới biết lý do chính mà Má tôi cương quyết không đi là vì vợ chồng và đứa con sắp ra đời của chúng tôi. Vào những ngày đó, chung quanh súng nổ ì xèo, mọi người nhốn nháo, lo sợ đủ thứ… trong khi đó vợ tôi thì lại sắp sửa sanh! (Hai lần trước vợ tôi đã bị hư thai như tôi đã nói, lần này là lần thứ ba). Tôi thì lúc đó còn kẹt lại ngoài Phan Rang sau ngày đơn vị tan hàng, không biết sống chết ra sao, cho nên Má tôi không đành bỏ đi… Ba tôi không dẫn gia đình di tản được, thì rầu rỉ lắm. Ông biết ở lại sẽ khổ lắm vì những thành phần như ông mặc dù là Hạ Sĩ Quan, không phải trình diện đi tù cải tạo, nhưng cũng đâu biết làm gì sống với cái lý lịch 3 lần đi Mỹ trước đây.

Quả nhiên sau 1975, lúc đó tôi đã đi trình diện học tập cải tạo rồi, Ba tôi không thể kiếm được một việc gì làm cả, tối ngày phường khóm cứ thúc dục Ba Má tôi đi kinh tế mới hoài, càng làm cho Ba Má tôi khủng hoảng thêm. Do đó sau khi gom góp vốn liếng và với sự giúp đỡ của bà dì; chị của Má tôi; Ba Má tôi mua miếng đất ở ấp Hưng Bình, Xã Hưng Lộc như đã nói ở phần trên, sau đó Ba tôi để cho Má và mấy em tôi lo việc canh tác, còn ông thì cứ đi khắp nơi tìm cách vượt biên. Khoảng thời gian này, phong trào vượt biên đã bắt đầu, tuy chưa rầm rộ lắm. Thế rồi trong một kế hoạch hùn hạp đóng ghe để cho toàn bộ gia đình tôi vượt thoát bị đổ bể, Ba tôi bị bắt giam và đưa đi lao động tại Mộc Hoá. Tiền bạc tiêu tán hết ! Chồng thì bị bắt, tôi là con trai lớn trong nhà cũng còn kẹt trong tù chưa biết ra sao? Má tôi phải quán xuyến cả đàn con dại 8 đứa còn lại cộng thêm con dâu và đứa cháu nội mới vừa biết chạy lẫm đẫm. Ở nhà hồi nào đến giờ có ai biết cầm cuốc, trồng trọt gì đâu? nhưng rồi cũng phải bương chải thôi. Má tôi đã có lúc muốn tự tử chết đi cho rồi, nhưng vì thương con cháu, nên phải cố gắng sống. Nhờ trời thương, các bệnh nhân ở địa phương mà cô em tôi chữa bệnh cho trước đây, thấy Má và các em tôi cực khổ quá, nên họ cũng đến giúp, vào những lúc mùa màng bận rộn, hoặc những lúc thu hoạch, họ bảo nhau đến giúp cho gia đình tôi, nhờ vậy mọi chuyện rồi cũng xong.

Đến năm 1978 thì tôi từ trại cải tạo được thả về cùng với gia đình tiếp tục sống như thế. Gia đình chúng tôi vẫn sống nhờ vào một rẫy mít, chuối và canh tác trồng trọt thêm bắp, đậu, khoai mì… dù quần quật cả ngày,nhưng vẩn không đủ đâu vào đâu cả, cuộc sống của chúng tôi lúc đó rất là khó khăn.

Khoảng giữa năm 1979 hung tin đưa tới. Ba tôi vì bị đày ải, lại thêm buồn rầu nên sanh bệnh và chết trong trại tù cải tạo tại Mộc Hóa, xác được anh em tù chôn ngay trong trại Môc Hóa. Gia đình tôi chịu cái tang lớn này thật không còn tai họa nào có thể sánh bằng. Chúng tôi làm đơn xin mang xác Ba tôi về, nhưng vì khi tin đưa tới Ba tôi đã chôn được gần 1 tháng rồi, đồng thời Mộc Hoá lúc đó bị lụt ngập nước hết, không làm sao vào được. Chính quyền địa phương nói lúc này không thể nào đào mộ lên được nữa. Cả nhà bàn thôi thì đợi 3 hoặc 5 năm sau hãy xin hốt cốt lên, hoả thiêu rồi mang tro về chùa thờ, chứ biết làm sao hơn!!

Đúng thất tuần 49 ngày, gia đình tôi làm một lễ cầu siêu cho Ba tôi, có một ni cô quen với gia đình đến giúp tụng kinh dùm cho Ba tôi. Sau khi làm lễ xong, mọi người đang ngồi quây quần nói chuyện thì cô em tôi nhập về qua xác Má tôi. Bẵng đi một thời gian, cô em tôi không về thường như trước nữa, chúng tôi đôi lúc cũng thắc mắc, không hiểu tại sao. Mấy đứa em và vợ tôi thấy cô em tôi về đều khóc oà lên, mếu máo nói:
– Ba chết rồi Kim Liên biết không??

Cô em tôi qua xác của Má tôi cũng khóc, nhưng không nói gì cả.

Trong cơn đau buồn, tôi đã giận dữ lớn tiếng trách cô em tôi:
– Nếu Kim Liên có linh thiêng, tại sao không cứu giúp Ba?? Tại sao không cản Ba khi Ba có ý định đóng ghe, hoặc có linh thiêng tại sao không giúp để cho Ba không phải bị bắt để rồi chết bỏ xác trong tù…

Cô em tôi ngồi khóc một hồi rồi nói với mọi người rằng:
– Chuyện của Ba, Kim Liên đã thấy, đã biết được từ lâu… cũng như mọi người đang ngồi trong nhà đây, Kim Liên cũng thấy và biết được nghiệp của mỗi người hết chứ không phải là không. Nhưng Kim Liên không thể làm gì được, ai tạo nghiệp cũng đều phải trả cả, không ai có thể cứu được chuyện này. Ngài Mục Kiền Liên đã tu thành Đại Bồ Tát mà còn không cứu được Mẹ của mình, phải nhìn Mẹ mình đọa địa ngục… cho nên xin đừng trách Kim Liên. Kim Liên cũng đau lòng lắm. Cũng như Kim Liên biết Má và gia đình cực khổ, nhiều lúc không đủ ăn, Kim Liên không thể giúp ngân tiền cho Má và gia đình được… Kim Liên chỉ có thể giúp tạo phước cho Má và gia đình sau này thôi, coi như để trả cái ơn Má đã cưu mang, dưỡng dục Kim Liên trên dương thế trước đây. Kim Liên muốn giúp Má và gia đình lắm, nhưng chỉ giúp được những gì Kim Liên có thể giúp thôi và từ từ thì gia đình sẽ thấy ứng nghiệm của sự tạo phước mà Kim Liên đã làm cho gia đình. Bây giờ Kim Liên không nói trước được đâu.

Đang giảng cho cả nhà một thôi một hồi như thế, bỗng nhiên cô ta quay lại chỉ bà ni cô đã đến tụng kinh cầu siêu dùm cho Ba tôi, vừa cười vừa nói rằng:
– Này vị ni kia, nãy giờ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát tính xua đuổi Kim Liên đi đó phải không?? Kim Liên đâu phải là ma quỷ gì đâu mà xua đuổi. Quán Thế Âm Bồ Tát với Kim Liên tuy không cùng Đạo, nhưng cùng đường. Kim Liên tu theo đường Tiên của Kim Liên, còn Bồ Tát và ni tu theo đường Phật. Ni có đọc chú xua đuổi tà ma thì được còn Kim Liên đâu phải tà ma đâu mà sợ câu chú của ni.

Nói xong cô ta vẫn còn cười bà ni cô hoài. Bà ni cô hoảng hồn và thú nhận rằng bà ta không tin cho nên niệm thầm mấy câu chú của Quán Thế Âm Bồ Tát để nếu có phải là tà ma thì sẽ sợ mà xuất đi liền, không ngờ cô em tôi biết được nên nói toạt ra cho mọi người nghe.
Sau đó, câu chuyện trở lại đề tài cái chết của Ba tôi, tôi hỏi cô em tôi có thể xin cho Ba tôi về để gia đình thăm được không? Cô ta ngồi lấy mấy đầu nhang cháy đỏ tính toán gì đó trên mấy đốt ngón tay, một lúc sau nói với mọi người rằng, được rồi cô ta sẽ dẫn Ba chúng tôi về cho chúng tôi thăm và cô ta dặn, khi Ba tôi về, không được cho Ba tôi ăn uống gì cả, dù Ba tôi có hỏi cũng không được đưa cho. Chúng tôi hứa y như vậy. Cô ta xuất đi một lúc thật lâu, cũng khoảng hơn nữa tiếng, thì Ba tôi nhập về. Chúng tôi mới đầu tưởng là Kim Liên cô em của tôi, nhưng sau khi Ba tôi khóc và lên tiếng kêu tên từng đứa con lại gần vuốt ve, thì chúng tôi biết đúng là Ba tôi rồi. Ông về kể rằng ông bị bệnh tim mạch và đứt mạch máu não mà chết, chỗ anh em tù chôn Ba tôi bây giờ nước lênh láng, Ba tôi nằm lạnh lắm…

Cả gia đình khóc quá trời qua lời kể thương tâm đó của Ba tôi. Ông kéo đứa em út của tôi và con trai tôi vào lòng và khóc như mưa… Tôi hỏi Ba tôi chết như vậy là chết oan hay là chết đúng số. Ba tôi cho biết ông chết đúng số chứ không có oan, nhưng vì không gặp mặt được vợ con, gia đình nên còn ấm ức lắm… Sau một lúc khóc lóc kể lể, Ba tôi và cả nhà đã bớt bi thương, tôi hỏi Ba tôi có gặp Kim Liên không. Ba tôi trả lời có và ra vẻ sợ sệt lắm. Ba tôi nói Kim Liên bây giờ có chức sắc lớn lắm, ai thấy cũng sợ cả. Ba tôi cho biết lúc còn ở dương thế Kim Liên là con của ông, nhưng bây giờ ông cũng không dám nhìn thẳng vào Kim Liên nữa. Tôi mới hỏi Kim Liên có giúp gì cho Ba không. Ba tôi nói có chứ, Kim Liên giúp giảng đạo cho ông và khuyên ông ráng tu để mau dứt nghiệp… Ngay lúc đó, mặc dù rất là tin tưởng, nhưng trong lòng tôi vẫn muốn thử xem như thế nào. Tôi làm bộ hỏi Ba tôi một số chữ và thành ngữ tiếng Anh mà tôi không biết nghĩa, mặc dù tôi có biết mấy chữ đó. Ba tôi giảng cho tôi nghe răm rắp từng chữ, từng câu thành ngữ một… Đến đây thì tôi hoảng hồn đến nổi lạnh cả người. Như vầy thì không thể nào giả được cả, vì Má tôi có biết một chữ tiếng Anh nào đâu…

Ba tôi về được khá lâu, đang còn tiếp tục nói chuyện với gia đình, bỗng dưng Ba tôi nói ông phải đi rồi, nói xong khóc oà và kêu từng người tới ôm hôn… Sau đó thì xuất đi, được một chốc thì cô em tôi nhập về lại, cả nhà xin cô thỉnh thoảng dẫn Ba tôi về cho cả nhà thăm nữa. 

Cô ta nói:
– Thôi, làm vậy không tốt cho Ba, để yên cho ông tu tập, ông còn nhiều nghiệp nặng lắm, đừng làm phiền ông.

Rồi cô lãng qua chuyện khác. Cô ta còn cười nói với tôi là:
-Thử như vậy đã tin chưa hay còn muốn thử nữa..

Tôi hết hồn, ngồi im ru không dám nói gì cả. Đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất Kim Liên cho Ba tôi về thăm, ngày hôm đó đúng vào thất tuần làm lễ cầu siêu 49 ngày cho Ba tôi, sau này chúng tôi có xin mấy lần nữa nhưng cô ta không cho.

Sau cái chết của Ba tôi, Má tôi buồn lắm, tinh thần suy sụp thấy rõ, cộng thêm cuộc sống ruộng rẫy quá khó khăn mà vẫn không đủ sống, làm cho Má tôi càng lo rầu hơn. Chúng tôi bàn bạc với nhau bán hết nhà cửa đất đai về Saigon tìm cách khác sinh sống. Khổ một nổi vấn đề hộ khẩu và với số người trong gia đình tôi đông như thế, đâu phải chuyện nói là làm được ngay đâu, đa số các em tôi tuổi thì còn quá nhỏ, Má tôi lại nhất quyết không cho các em tôi bỏ học, làm gì thì làm nhưng cũng phải tiếp tục học. Cho nên chuyện bỏ hết đi về Saigon sinh sống thật không dễ dàng chút nào cả? Vả lại nhà cửa ở Saigon đâu còn nữa mà về. Cho nên tính là một chuyện mà không biết thực hiện bằng cách nào?

Năm sau 1980, vợ tôi sinh được một đứa con gái, cảnh nhà khó khăn đến nổi nhiều lúc vợ tôi phải cho con gái tôi bú nước cháo pha với đường, chứ không có tiền mua sữa cho nó mà cơ thể vợ tôi lúc đó cũng không được tốt lắm, cho nên không đủ sữa mẹ cho đứa bé. Nhân một dịp cô em tôi nhập về, tôi xin cô ta nếu có linh thiêng thì hãy tìm cách cứu giúp cho gia đình, chứ hoàn cảnh như thế này hoài thì làm sao sống nổi, qua đó tôi cũng nói là ý của Má và chúng tôi nhất quyết bán hết tất cả để về thành phố sinh sống. Cô em tôi buồn bã lắm và cho tôi biết rằng sắp tới đây cô sẽ ít về được vì bận lắm.Cô đã tính toán, tạo phước để cứu giúp cho gia đình rồi, chẳng qua thời cơ chưa tới, và nghiệp của Má tôi, của vợ chồng tôi cũng như mọi người còn phải chịu cay đắng khó khăn thêm một thời gian nữa, thì mới an nhàn được.

Tôi hậm hực hỏi:
– Như vậy thì còn phải chịu đựng bao nhiêu lâu nữa?

Cô ta chỉ lắc đầu buồn bã, không trả lời câu hỏi đó. Tuy nhiên cô ta có khuyên gia đình là hãy cố gắng lên, mọi chuyện rồi sẽ được an bài tốt đẹp. Tuy sẽ còn nhiều nạn tai, khó khăn, nhưng bất kỳ gặp chuyện gì cũng có cô ra tay cứu đỡ cho tai qua nạn khỏi, tiền hung hậu kiết hết… Riêng vợ chồng tôi, cô có nói thêm, bất kỳ gặp chuyện nguy nan gì, hãy kêu đến tên cô, cô sẽ về giúp cho, phải ráng vững lòng tin. Thật tình mà nói, tuy tôi chứng kiến nhiều chuyện rất lạ lùng của cô em tôi đã làm, nhưng chuyện cô ta nói sẽ cứu cho cả gia đình tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại, tôi không tin tưởng chút nào hết cả !! Có mấy ai ở vào hoàn cảnh của chúng tôi lúc bấy giờ mà còn vững lòng tin vào những lời nói của cô ấy chứ? Tuy nghĩ thế nhưng tôi không dám nói ra.

Không lâu sau đó, gia đình tôi bán hết nhà cửa đất đai ở ấp Hưng Bình, dắt díu nhau về Saigon, tá túc ở nhà bà dì, chị ruột của Má tôi. Mặc dù bà dì rất thương gia đình chúng tôi, nhưng bao bọc cho cả đại gia đình chúng tôi vào lúc bấy giờ quả thật là một điều khó khăn vô cùng, không những khó khăn về tài chính, mà còn khó khăn về mặt chính quyền địa phương. Bị kêu lên kêu xuống mấy lần riết gia đình tôi đâm liều, cũng may sau đó có một anh chàng công an khu vực còn trẻ, tánh tình rất dễ chịu không hiểu từ đâu đổi về phụ trách khu vực phường chúng tôi đang ở, thỉnh thoảng tôi cũng mời anh ta đi nhậu, nhưng thật tình mà nói tôi biết không phải vì vấn đề này mà anh ta tốt với gia đình chúng tôi, mà có lẽ vì anh ta thấy gia đình tôi nheo nhóc nên tội nghiệp hay sao đó? Anh ta đã ngó lơ cho gia đình tôi nhiều lần, một vài lần xét hộ khẩu, anh ta cho biết trước để gia đình tôi đi tránh. Nhờ vậy nên cũng đỡ khổ.

Thời gian này tôi ngồi sửa và bơm quẹt gas sống qua ngày, bà dì tôi có một trường dạy may, bà để cho vợ tôi và hai đứa em gái đứng ra dạy, còn một cô em nữa thì xin được một chỗ bán trong tiệm sách, nói chung cuộc sống tương đối dễ thở hơn lúc trước còn trên rẫy. Đồng thời trong lúc này, nhiều bệnh nhân ngày trước cô em tôi về chữa cho hết bệnh, thấy gia đình chúng tôi quá khó khăn, nên cũng giúp đỡ bằng nhiều cách, sau này có người có thân nhân làm trong UBND quận Phú Nhuận đã giúp đỡ cho gia đình chúng tôi vào được hộ khẩu thành phố.

Riêng vợ chồng tôi vẫn còn gặp nhiều lận đận lắm, tôi còn bị nạn hai lần tù nữa!! Trong cảnh khổ lại gặp được cứu tinh khác giải nạn cứu vớt chúng tôi, nhưng đó là những câu chuyện khác trong cuộc đời của tôi. (Được ghi lại trong Hồi Ký Chí Hòa đã xuất bản và Hồi Ký Vượt Biên của cùng tác giả)

Câu chuyện của cô em trong gia đình mà tôi vừa kể quả thật rất kỳ lạ và rất khó tin, nhưng đó là một câu chuyện thật mà cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại tôi vẫn còn cái cảm giác rợn người.
Ngồi viết lại câu chuyện này, tôi không hiểu điều mà cô em tôi nói đã tạo phước cho gia đình ứng nghiệm như thế nào?

Nhưng có một điều tôi thấy rất là lạ lùng: Đó là sau khi bán hết nhà cửa đất đai bỏ về Saigon, những may mắn tình cờ đưa đẩy đến, gia đình tôi được nhiều người giúp đỡ, lần lượt bằng những lần vượt biên khác nhau, hơn 10 người đã qua Mỹ được hết mà không tốn kém gì cả. Má tôi và đứa em út cũng được anh em tôi bảo lãnh qua diện đoàn tụ, nhưng vì cuộc sống ở Mỹ không thích hợp với bà, cho nên sau đúng một năm bà đã về lại VN. Giờ đây các anh em tôi, ai cũng có gia đình đàng hoàng, công ăn việc làm ổn định, các con cháu ngoan ngoãn, học hành tốt đẹp… Mặc dù không bằng ai, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy thoả mãn lắm rồi. Không biết điều này có phải là kết quả do sự tạo phước trước đó của cô em linh thiêng trong gia đình tôi hay không??

(Hết)

Vĩnh Khanh


RE: Linh Tinh - DuyVIII - 2021-03-07

LTP,

Tác giả, Vĩnh Khanh, của câu chuyện này viết rất hay, lời văn rất gọng gàng nhưng ý nghĩa vẫn đậm đà.  Tôi đã học được một chút ít từ cách viết của người này, rất dể đọc và dể hiểu mà lại hay nữa.

(tt và hết), tt nghĩa là tiếp tục phải không? Mà tại sao viết lên trên hàng đầu vậy?


Edit:

Hiểu rồi, thì ra tại tôi chưa đọc đoạn trước đó.. hehe..


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-07

Ba cái thiếu kinh niên của người già.
BS Đỗ Hồng Ngọc
 
Tu là phải tập, học là phải hành. Đừng share facebook rồi chẳng làm gì cả. Phải sống thích nghi trong những năm bình thường mới và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là giai đoạn bắt đầu nở rộ sinh hoạt nhóm, cộng đồng trong thế giới phẳng.


Chính quyền chỉ tồn tại để duy trì an ninh, trật tự. Con người chỉ phải lo kiếm cơm để sống và 50% còn lại sẽ sống trong thế giới ảo.


Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.


Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ nhanh vậy!


Thực tế con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần!


Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:
 
* MỘT LÀ THIẾU BẠN!


Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!.


Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!


Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen.


Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…


Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm văn nghệ!
 
* CÁI THIẾU THỨ HAI LÀ THIẾU ĂN!


Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!


Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử.


“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!


Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.
 
* CÁI THIẾU THỨ BA LÀ THIẾU VẬN ĐỘNG!


Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy!


Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!


Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được!


Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

 
Tóm lại, giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng!
 
ĐỖ HỒNG NGỌC



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-07

(2021-03-07, 06:36 PM)DuyVIII Wrote: LTP,

Tác giả, Vĩnh Khanh, của câu chuyện này viết rất hay, lời văn rất gọng gàng nhưng ý nghĩa vẫn đậm đà.  Tôi đã học được một chút ít từ cách viết của người này, rất dể đọc và dể hiểu mà lại hay nữa.

(tt và hết), tt nghĩa là tiếp tục phải không? Mà tại sao viết lên trên hàng đầu vậy?


Edit:

Hiểu rồi, thì ra tại tôi chưa đọc đoạn trước đó.. hehe..


Đúng rồi đó bạn Duy, tt là tiếp theo, tiếp tục .   Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-08

QAnon đã dời ngày Trump đăng quang vào ngày 20 tháng 3 sắp tới .  Chúng ta chờ xem .  Ha ha ha .

-------------------------

(Quora) What will the QAnon people say when Donald Trump does not return to the White House on March 4?

Answered by Savanah Gray:


It's been moved to the 20th now. And a LOT of conservatives have blocked me because we placed friendly bets and they now owe me money before they can be assholes again. Cheats and liars, every last one of them.

For the record, I never thought they would pay up. I knew they'd run. They act like animals and then whine when I don't invite them to destroy my dinner table. I just found a way to make conservatives silence themselves. Make them put money on the line and watch them run for cover! It's a lot of fun!


20.1K views


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-08

(Quora) What is something "too good to be true" that actually exists?

Answered by Susan McGee:

Originally Answered: [url=https://www.quora.com/What-was-something-you-experienced-that-was-too-good-to-be-true-but-actually-was-true?no_redirect=1]What was something you experienced that was too good to be true, but actually was true?


In 1968 when I was a single mom with 5 year old twins, my best friends and neighbors invited me to come over to meet a young man that the husband worked with. 

When I first saw him, I thought, “That’s the best looking man I’ve ever seen!”
His first thought? “This poor little thing needs me!”

After a nice evening of dominoes, he walked me back across the street, carrying my daughter, and holding my son’s little hand. That has always been their first memory of their daddy, the man I soon married. 

A whirlwind romance, a 2nd date proposal and many days of the 4 of us enjoying Galveston Beach’s surf that summer made time fly by. 

I had told him, after he proposed, that he would have to get my mother’s stamp of approval because I didn’t intend to make another bad choice for a husband. She was a great judge of character, and approved of him after one small considerate gesture he made shortly after she came to Houston to meet him.

I had poured coffee for us and a little bit of Mom’s had splashed over onto the saucer. Without saying a word, he got up went to the kitchen and brought back napkins for all of us. That one little gesture showed her the kind of man he was. 

We were married in 6 months, and my ex allowed him to adopt the twins whom he adored as much as they adored him. Within a year we had a girl and three years later, a boy, and then 7 years later another boy. 

We’ve been happily married 51 years, with 5 kids, 13 grands and 6 greats. 

We are each other’s best friends, and my friends love to tease me that a glass of wine can often get me regaling my love’s great virtues. 

I give God the credit for our finding each other in this crazy world. Our values and approach to life, finances, child rearing and most importantly our Christian faith, line up perfectly.


254.6K views


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-09

Chủ và Nô Lệ

Khi mình chìm sâu trong một nhu cầu nào đó thì chính mình trở thành nô lệ cho nhu cầu. 

Lẽ ra tiện nghi nó phục vụ cho mình thì mình trở thành nô lệ cho tiện nghi. Hai cái khác nhau.

Cũng giống như mình nói mình làm chủ chiếc xe. Nhưng nếu mình nghĩ kỹ thì chiếc xe nó làm chủ mình,  bởi vì chiếc xe nó bị gì mình lo dữ lắm, chứ mình bị gì chiếc xe nó đâu có lo. 

Có mấy người Phật tử họ mới mua xe, họ nói với tôi: "Khổ lắm Sư! Mỗi lần đi chợ, đi siêu thị ra, đâu dám lên xe, phải đi một vòng coi nó có trầy không."

Trong khi má của mình đi chợ ra mình không có dòm xem má mình có bị trầy xước gì không. Bà già mình mình không có nhìn mà nhìn chiếc xe. Điều đó có nghĩa là nhiều khi mình nói mình làm chủ nó nhưng thực ra nó làm chủ mình.

(Sư Toại Khanh)


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-10










RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-10

The Hill We Climb
by Amanda Gorman


When day comes, we ask ourselves, where can we find light in this never-ending shade?
The loss we carry. A sea we must wade.
We braved the belly of the beast.
We've learned that quiet isn't always peace, and the norms and notions of what "just" is isn't always justice.
And yet the dawn is ours before we knew it.
Somehow we do it.
Somehow we weathered and witnessed a nation that isn't broken, but simply unfinished.
We, the successors of a country and a time where a skinny Black girl descended from slaves and raised by a single mother can dream of becoming president, only to find herself reciting for one.
And, yes, we are far from polished, far from pristine, but that doesn't mean we are striving to form a union that is perfect.
We are striving to forge our union with purpose.
To compose a country committed to all cultures, colors, characters and conditions of man.
And so we lift our gaze, not to what stands between us, but what stands before us.
We close the divide because we know to put our future first, we must first put our differences aside.
We lay down our arms so we can reach out our arms to one another.
We seek harm to none and harmony for all.
Let the globe, if nothing else, say this is true.
That even as we grieved, we grew.
That even as we hurt, we hoped.
That even as we tired, we tried.
That we'll forever be tied together, victorious.
Not because we will never again know defeat, but because we will never again sow division.
Scripture tells us to envision that everyone shall sit under their own vine and fig tree, and no one shall make them afraid.
If we're to live up to our own time, then victory won't lie in the blade, but in all the bridges we've made.
That is the promise to glade, the hill we climb, if only we dare.
It's because being American is more than a pride we inherit.
It's the past we step into and how we repair it.
We've seen a force that would shatter our nation, rather than share it.
Would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded.
But while democracy can be periodically delayed, it can never be permanently defeated.
In this truth, in this faith we trust, for while we have our eyes on the future, history has its eyes on us.
This is the era of just redemption.
We feared at its inception.
We did not feel prepared to be the heirs of such a terrifying hour.
But within it we found the power to author a new chapter, to offer hope and laughter to ourselves.
So, while once we asked, how could we possibly prevail over catastrophe, now we assert, how could catastrophe possibly prevail over us?
We will not march back to what was, but move to what shall be: a country that is bruised but whole, benevolent but bold, fierce and free.
We will not be turned around or interrupted by intimidation because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation, become the future.
Our blunders become their burdens.
But one thing is certain.
If we merge mercy with might, and might with right, then love becomes our legacy and change our children's birthright.
So let us leave behind a country better than the one we were left.
Every breath from my bronze-pounded chest, we will raise this wounded world into a wondrous one.
We will rise from the golden hills of the West.
We will rise from the windswept Northeast where our forefathers first realized revolution.
We will rise from the lake-rimmed cities of the Midwestern states.
We will rise from the sun-baked South.
We will rebuild, reconcile, and recover.
And every known nook of our nation and every corner called our country, our people diverse and beautiful, will emerge battered and beautiful.
When day comes, we step out of the shade of flame and unafraid.
The new dawn balloons as we free it.
For there is always light, if only we're brave enough to see it.
If only we're brave enough to be it.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-11

Tình cô gái Việt mù và chàng trai Mỹ

Em sanh năm 1974 tại Cam Ranh dưới cái tên trữ tình và có một chút hơi cung đình là Chiêu Nguyễn Phương Lan. Nhưng cái tên đẹp đẽ kia không cải tạo được số mạng nghiệt ngã của em. Hai tháng sau mẹ em cảm thấy có gì là lạ nơi mắt em. Bà đem em đi khám bác sĩ và kết quả đã làm cho tim bà tan nát. Mắt em bị một chứng bịnh lạ lùng và đang từ từ mất đi hoàn toàn thị giác. Đau khổ hơn nữa là đám virus ác nghiệt từ tròng mắt tấn công lên não. Để bảo tồn mạng sống cho em, bác sĩ phải mổ lấy ra một con mắt và hai năm sau con mắt thứ hai. Hai lỗ mắt trống hoắc và mí mắt sụp xuống che lại bầu trời có thiên địa huy hoàng, có bông hoa rực rỡ, có sông dài xanh ngát, có núi xám trời cao. Tất cả chỉ còn là bóng tối…

Một người mù hỏi thánh Anthony: “Còn có điều gì khổ hơn là bị mù không?”

Thánh Anthony trả lời:“Có đấy! Ấy là khi con người ta bị mất phương hướng!”.

May mắn thay, em không mất phương hướng. Tụi nhỏ nhảy dây, em cũng nhảy dây dù vấp té không biết bao lần. Tụi nhỏ hát, em cũng hát. Tụi nhỏ vỗ tay cười giỡn, em cũng vỗ tay cười giỡn. Tụi nhỏ học đờn tranh, em cũng học đờn tranh. Và vì không bận nhìn ngang ngó dọc, em tập trung tất cả thời gian vào thực hành nên em đờn hay hơn tất cả bạn bè, em học giỏi hơn tất cả bạn bè. Năm em lên 7 tuổi, mẹ dẫn em xin vào học trường Nguyễn Đình Chiểu ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng bị từ chối vì cha em là ngụy! Mẹ em đã lạy lục đầu trên xóm dưới, năn nỉ cùng trời cuối đất và sau cùng em được nhận vào học ăn ở nội trú một tuần năm ngày, tự giặt quần áo, tự tắm rửa v.v. khi lớn lên một chút thì em học thêm nghề bó chổi, đan chiếu. Ba năm cuối của trung học em được nhận vào trường phổ thông cơ sở quận Bình Thạnh.

Khi chấm dứt trung học, em thi vào trường Văn Hóa Nghệ Thuật chuyên ngành âm nhạc. Ba năm sau em thi vào trường Cao Đẳng Sư Phạm và năm 1998 em ra trường với danh dự thủ khoa ban Anh Văn, môn phụ Nhật Văn chỉ với một cái máy thu băng cũ kỷ để thâu lời giảng dạy và một cái máy đọc chữ Braill để làm bài tập.

Khi ra trường, em tuy hiểu Anh văn nhưng không nói được. Để tập nói, hai mẹ con dẫn nhau ra hồ Con Rùa hoặc bến Bạch Đằng, mẹ em đưa tay ra khều những người ngoại quốc. Có người xoay lại và vội vàng xua tay đuổi bà mẹ đi vì tưởng là bà xin tiền. Sau cùng bà phải nắm tay em để sát cạnh bà, khi người ngoại quốc xoay lại, em vội vàng trình bày ngọng nghịu là “tôi là người khiếm thị, tôi học Anh văn nhưng không nói được, tôi muốn nói chuyện với ông, bà để thực tập. Tôi không phải là người ăn xin”.

Em lần lượt dạy nhạc ở câu lạc bộ lao động quận 1, nhân viên của thư viện sách nói quận 3, và cuối cùng dạy cấp 1 cho hội Người Khiếm Thị thành phố. Năm 1999 một phái đoàn Nhật tới Việt Nam tìm kiếm những người có khả năng nói được tiếng Nhật để đưa qua Nhật học ngành châm cứu và massage. Sau khi thành công sẽ để họ trở về VN dạy lại các người khiếm thị khác để những người nầy có được một nghề nuôi thân. Em là người được chọn và sau một khóa học ba tháng tiếng Nhật, em thi đậu và được theo học trường Đông Du tại thành phố để hoàn chỉnh khả năng Nhật-Anh, Anh-Nhật.

Năm 2000 em xuất ngoại du học Nhật. Sau bốn năm tận tụy học hỏi môn châm cứu và massage trị bệnh của người Nhật, một lần nữa em ra trường với danh dự thủ khoa! Trở về VN, từ năm 2004 tới 2009, em dạy cho thanh thiếu niên khiếm thị tại Sài Gòn một nghề mưu sinh. Trong thời gian du học, người Nhật nhân đạo đã bỏ tiền ra cho em đi bác sĩ gắn cho em đôi mắt nhân tạo để gương mặt em trông được như bình thường và thêm phần xinh xắn. 

George Kasperitis sanh năm 1964 tại Pennsylvania, Mỹ. Có dòng máu Đông Âu, anh cao lớn, khỏe mạnh, đẹp trai, chơi đàn piano, guitar, trống và là hình ảnh trong mơ của các nữ sinh trung học. Ra trường Pennsbury High School năm 1983, anh chọn học cao đẳng về Natural Medicine, chuyên ngành massage và phòng bệnh theo cách tự nhiên. Tuy được cấp bằng tốt nghiệp, anh lại không theo nghề mà trở về trang trại của ông nội để giúp ông trồng trọt và chăn nuôi vì ông nội đã già và cần có người thân giúp một tay.

Ai nói người Mỹ không có tình cảm gia đình và không biết hiếu thảo?

Sau khi ông nội mất năm 1988, anh mở cơ sở chuyên trị cho các lực sĩ thể thao bằng trị liệu đá nóng và đặc biệt là bằng trị liệu khúc tre nóng. Anh giải thích là độ nửa tiếng trước khi khách đến, anh bỏ vào một nồi lớn 4 ống tre, mỗi ống có độ 3 đến 4 mắt tre. Anh thêm vào mấy thứ lá thơm và dầu quế và dầu hạnh nhân. Anh đã chà xát cho các mắt tre bớt nhọn nhưng vẫn còn chỗ lồi lõm. Anh lăn ống tre nóng tẩm các khoáng chất tiết ra từ lá và dầu lên lưng, cổ, khuỷu tay chân làm trị liệu để kích thích làm các huyệt đạo nở ra làm huyết mạch lưu thông, để cơ thể sẽ tiếp nhận nhiều linh khí trong trời đất hơn và làm cho con người ta được khỏe mạnh hơn.

Chắc là lăn ống tre nhiều quá mỏi tay nên sau vài năm nổi máu giang hồ anh gia nhập Peace Corp - Đội Hoà Bình - đi Ghana, là quốc gia ở Phi châu. Nơi đây các thiện nguyện viên xây cất bồn nước, lắp đặt các hệ thống lọc nước cho người dân địa phương được dùng nước sạch. 

Trong những buổi tối nhàn rỗi giữa núi rừng hiu quạnh, anh lên mạng và tìm kiếm người nói chuyện trên mục Pen Pal. Nơi đó anh đọc thấy hàng chữ: “thiếu nữ Việt Nam, 30 tuổi, độc thân, thích âm nhạc, hiện đang học ngành massage và bấm huyệt trị bệnh tại Nhật”. 

Ôi em ơi, hợp quá, anh cũng thích âm nhạc, anh cũng thích nghề massage trị liệu. À mà em chơi nhạc cụ gì? Anh thì đàn piano, guitar và đánh trống. Em đàn tranh anh à. Đàn tranh là đàn gì vậy em? Là một loại đàn đặc biệt cho âm nhạc Việt Nam. Nó không cao sang, rầm rộ, cao vút như dương cầm mà nó thắm thiết, đậm đà, từng âm thanh sẽ đi vào lòng người, từng nốt nhạc sẽ làm người ngẩn ngơ thương nhớ… Ôi, ước gì anh có thể nghe em đàn… Que sera, sera… Sẽ có một ngày nếu chúng mình gặp nhau. 

Và những dòng tâm sự đổi trao, những sẻ chia, những cởi mở cho tới một ngày anh đọc những dòng chữ: “Em là một cô gái khiếm thị, em rất buồn là sẽ không bao giờ “thấy” anh dù cho chúng ta có khi nào gặp nhau”.

Em ơi không phải em đang nói giỡn đó chớ? Khiếm thị? khiếm thị từ lúc nào? Từ lúc mới sanh ra? Ông trời ơi, em chưa bao giờ biết được màu sắc của hoa hồng à? chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời chói chang trên đỉnh núi à? Chưa bao giờ thấy được hoàng hôn mênh mông trên biển cả à? Ác nghiệt, định mệnh ác nghiệt ! Em hỏi anh có thay đổi cảm nghĩ của anh về em không khi anh biết em, người con gái mà anh nâng niu tâm sự bấy lâu nay, lại là một kẻ mù lòa?

Câu trả lời là có, có rất nhiều. Làm sao anh không thay đổi tình cảm trước một sự thật phũ phàng như vậy! Trước hết là anh giận ông trời tàn nhẫn đã buộc cái chứng bịnh độc ác kia vào đôi mắt em. Anh sẽ không ngần ngại đối diện với ngài để hỏi cho ra lý do ngài chọn em làm nạn nhân, anh sẽ không sợ sệt mà sẽ cương quyết chất vấn ngài tới cùng. Nhưng trời ở đâu không thấy vậy thì anh chỉ có thể quay về thế gian nầy để đối mặt với em. Phương Lan, sau nữa là anh sẽ không quay lưng lại với em. Anh sẽ cùng em tiến bước dù cho bây giờ ngoài cái bổn phận làm người bạn đời của em, anh lại có thêm một bổn phận nữa là làm đôi mắt của em. Anh sẽ làm cho em cảm nhận được màu vàng óng ánh của cành mai trong dịp Tết, sẽ thấy vô vàn hoa dại trên cánh đồng cỏ xanh tươi, sẽ vẽ ra được những chiếc lá thu vàng úa hắt hiu, sẽ nắm bắt được những tảng băng tuyết chói lọi dưới ánh mặt trời.

Ở mấy ngàn dặm xa xôi kia, người bạn vừa đọc email cho Phương Lan vừa khóc. Phương Lan vừa nghe email vừa khóc. Cám ơn anh, George. Cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nhưng em không tin rằng trên đời lại có người đàn ông nào có thể yêu thương một cô gái mù lòa thắm thiết như vậy. Kiếp sau anh nhé. Ở một kiếp mà em có thể thấy nắng vàng tỏa sáng trên tóc anh, biển xanh gợn sóng trong mắt anh, nụ cười rạng rỡ trên môi anh. Ở một kiếp mà chúng ta có thể tay cầm tay, mắt nhìn mắt, đối diện nhau nói lời thề nguyện thủy chung. Còn kiếp nầy, em xin lỗi, em vô cùng xin lỗi.

Ra trường, Phương Lan trở về Việt Nam, nhận làm việc từ 2004 tới 2009, trở thành giảng viên massage cho các em khiếm thị. George ngẩn ngơ vì mất liên lạc nhưng anh không bỏ cuộc. Anh lần mò lên Facebook, internet v.v.. bất cứ cái gì có thể để tìm kiếm Phương Lan. Sau sáu tháng dài, anh kiếm ra người con gái khiếm thị đó. Phương Lan đã bỏ địa chỉ email bên Nhật và đổi lại địa chỉ Việt Nam. Cuộc tình Việt Mỹ được nối lại.

Năm 2005, lần đầu tiên anh về Việt Nam để mặt đối mặt với người yêu. Em đứng đó tay cầm chùm bong bóng, khắc khoải nhìn về phía trước nhưng không biết lúc nào thì người đó sẽ tới, sẽ cầm tay mình, sẽ kêu lên hai tiếng Phương Lan. Trái tim em run rẩy, chân tay em run rẩy và ngay cả linh hồn em cũng run rẩy. Mẹ em đứng cạnh bên. Mẹ ơi, mẹ sẽ thành thật cho con biết là anh ấy như thế nào nghe mẹ.

Phương Lan ơi, anh đến với em đây. Em đứng đó bồn chồn lo sợ. Sự sợ hãi tỏa ra chung quanh em làm tim anh tê tái. Em không tin rằng anh sẽ đến phải không? Em nghĩ rằng anh sẽ chạy theo những cô gái quần là áo lụa, những cô gái mắt nâu tóc vàng… chớ làm sao anh lại lặn lội mười ngàn dặm xa xôi để đến gặp một cô gái Việt Nam giản dị, bình thường lại mất đi ánh sáng… Nếu anh đã từng giận hờn ông trời cay nghiệt đã sắp đặt cho cuộc đời em gặp quá nhiều cảnh trái ngang thì ngày hôm nay, nhìn em đứng bơ vơ cách biệt giữa dòng đời rộn rã, anh lại cám ơn ngài đã sắp đặt cho cuộc đời hai đứa mình trộn lẫn vào nhau, để anh có thể đem đến cho em tình yêu, tin cậy và nương tựa.

Anh đưa thẳng cánh tay mặt ra phía trước cho Phương Lan vịn vào và cứ như vậy họ ra xe, về nhà, dạo phố, du lịch và có thể là đi trọn đường đời. Giờ đây nghĩ lại, anh cười hắc hắc thú nhận cùng tôi: “Lúc đó cháu không dám nắm tay Lan để cùng đi vì cháu biết phong tục Việt Nam rất bảo thủ. Cháu thấy trong các phim ảnh, người dẫn đường cho người khiếm thị luôn luôn đưa thẳng cánh tay ra phía trước nên cháu cũng làm y như vậy, đi đến đâu ai thấy cũng cười, vậy mà cháu hãnh diện quá vì đã là cây gậy và đôi mắt cho Lan!”

Anh trở lại VN lần thứ hai năm 2006 để làm đám cưới. Gần như tất cả khu phố nơi gia đình Phương Lan ở đều tham dự đám cưới, hoặc là khách mời, hoặc là nhập vào đám đông tò mò coi ông Mỹ cưới bà mù!. Phương Lan mời tất cả các bạn khiếm thị. Họ sờ mặt chú rể và hít hà khen đẹp trai quá? chắc là rờ thấy cái mũi cao, nhưng khi sờ tới cánh tay có lông hơi nhiều và hơi dài, dài hơn người VN, thì cả đám liền hét lên trời ơi giống con khỉ quá!. Cả bọn phá ra cười, chú rể cũng hiểu sơ sơ chữ con khỉ nghĩa là 'monkey' nên cũng chỉ biết méo mặt cười theo.

Ai nói cưới hỏi phải môn đăng hộ đối? Ai nói chọn vợ lựa chồng phải thấy mặt nhau? Ngày hôm nay hai đứa chúng con quì trước bàn thờ tổ tiên, tuy không nhìn thấy nhau, nhưng nguyện cùng nhìn về một hướng. Chúng con không có tiền tài để cho nhau, nhưng nguyện cho nhau cả cuộc đời dù ấm no dù đói lạnh. Chúng con không có nhà cao cửa rộng để cho nhau, nhưng chúng con nguyện cho nhau hai tấm chân tình mênh mang như biển rộng trời cao.

Sau ngày cưới, George trở về Mỹ lo giấy tờ bảo lãnh nhưng Phương Lan không chịu đi sớm vì em nghĩ là nước Nhật đã tốn tiền để đào tạo em với mục đích là em sẽ truyền dạy lại cho những người khiếm thị khác một nghề nghiệp để nuôi thân. Nếu em bỏ đi thì phụ công ơn nước Nhật và bạc nghĩa với những người đồng cảnh ngộ. Giọt nước dòng sông. Nhận ơn nghĩa bằng một giọt nước, nguyện trả lại bằng một dòng sông. Chúng mình xa nhau thêm mấy năm nhưng lại có hàng trăm người có nghề nghiệp nuôi thân suốt cả đời, việc ấy quả rất đáng phải không anh? Vì thế em cương quyết ở lại VN tới năm 2009 để hoàn thành cam kết của mình, bên kia anh vẫn chờ và càng trân trọng nhân cách của em hơn.  Ba năm sau ngày cưới, em mới đi Mỹ đoàn tụ cùng George.

Bức ảnh họ trong ngày cưới ở VN thật là duyên dáng và tươi đẹp. Tình yêu vẫn đậm đà, ảnh kia chụp tại California - anh vẫn là đôi mắt cho em!


[Image: image002.jpg?part=0.2]


[Image: image001.jpg?part=0.1]

https://groups.google.com/g/giaitrikienthuc/c/ydCS-7O5JhE 

(Lệ Hoa Wilson)


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-11

Người Ta Nhìn Mình

Trên đời này có hai hạng người mà người ta để ý thôi.
  1. Một là danh nhân. 
  2. Hai là người dị tật, dị tướng. 
Còn mình nằm ngoài hai cái đó, không có ai nhìn mình hết trơn. 

Và sẵn đây là một bài học bằng vàng cho mấy người phụ nữ. Cứ ra khỏi nhà là mất nửa tiếng trang điểm, mong rằng người ta sẽ nhìn mình . Tôi thề không có ai nhìn quý vị đâu. Không ai nhìn đâu. Qúy vị phải là movie star, VIP, hoặc là dị tướng, kì hình hoặc là tội đồ bị truy nã, chứ còn tám mươi phần trăm quý vị có mặc áo quần lộn chỗ, không ai nhìn hết trơn. Mà cứ mắc cái gì khi ra khỏi nhà là mất nửa tiếng, chấm chấm, quẹt quẹt, bậm bậm tùm lum hết. Không ai nhìn hết . Vừa tốn son, tốn phấn, tốn tiền, mất thời gian vô ích.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RE3ETK1OLlQ&abt=S%E1%BB%91ng+Ch%C3%A1nh+Ni%E1%BB%87m+%281%29

(Sư Toại Khanh - Sống Chánh Niệm (1))


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-13

Wow!

Judge Lionel Richie Shocks EVERYONE On American Idol 2020 by telling contestant 'I don't like you'





RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-14

Sáng Chủ Nhật tĩnh lặng với cô gái Nhật mang tên Nami.
----------------------------

Morning Routine | Cozy and Simple | 2021






What I ate on a Japanese New Year's | VLOG of an office worker living alone in Japan






RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-14

Kiến Bò Miệng Chén

Phản ứng tâm lý của chúng sanh là nó theo một cái vòng tròn khép kín:
 
  1. Khi có cái thích thì có cái ghét, 
  2. khi gặp cái ghét thì mới nghĩ đến cái mình thích và 
  3. mình đi tìm nó, 
  4. tìm không được là khổ, 
  5. tìm được rồi phải giữ cũng khổ, 
  6. giữ không được là khổ, rồi khi khổ mình 
  7. quay lại đi kiếm cái mình thích. 
Cứ lòng vong, lòng vòng như vậy. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29

(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2021-03-14

Chữ nào đúng: "Chường" cái mặt hay là "trườn" cái mặt ??? 

Xin thưa "chường" ạ .    10_point

-------------------------------------------

"Chường cái mặt”???
 
Lài đọc được trên báo Thông Tin rằng:

"Từ dạo quay về làm dân ở Huế, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, sống rất lặng lẽ và kín tiếng. ‘Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ’, ông nói thế khi bị thắc mắc.”

Giờ, Đỗ Trung Quân rất tiếc phải nói thật lòng:

"... Đấy chỉ là những dòng ‘cảm tưởng có vần’, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới.

Thưa ông!
Nó không phải là thơ ạ!”

Ờ, tuy nhiên, Lài nghĩ cái bài đó là “cảm tưởng ngắt dòng và có nhịp” thì đúng hơn, chứ chưa phải “cảm tưởng có vần”. Có vần thì tác giả cần phải dụng công hơn, và, may ra, có dở thì cũng được xem là vè.

Té ra, “trong thơ” cũng hổng dễ để mà “chường cái mặt”.
Thiệt là kẹt!

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=13458

Bùi Thị Lài
SG, 20/09/2011