VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - Bella - 2020-03-20

(2020-03-20, 04:40 PM)LeThanhPhong Wrote: Buồn ngủ mà không dám đi ngủ.  Sao Lan chăm quá vậy?  Nhóc tì còn than mẹ nó làm ổn không cho nó làm việc không?  He's cute!  Ha ha ha.

Không hiểu sao LTP post Youtube không được.  Thôi kệ, có sao xài vậy. 
Các bạn vui lòng nha.   Tulip4

Hi, chào anh LTP.... Tulip4

Không phải là Lan chăm chỉ đâu anh, mà là Lan "không dám ngủ" thiệt đó....vì lý do gì thì Lan đã có nói trong post trước rồi đó....Còn nhóc nhỏ thì nó không có lý do gì để cằn nhằn Mẹ nó nữa....Vì bây giờ Mẹ nó biết thân, biết phận nên đâu dám làm ồn nữa đâu LolHôm nay nói anh đừng cười nha...Tối qua lúc nó ngủ mà Lan ngủ không được nên tranh thủ làm những gì mà hôm nay cần làm trong nhà bếp, mà phải làm thật nhẹ tay, rón rén y như ăn trộm vậy đó.....Thiệt là cơ khổ cho cái thân già này ghê đi! Rollin Rollin

Anh LTP nè, Lan làm một cái thí dụ để post cái youtube clip nè, dễ lắm anh: [video=youtưbe]để nguyên cái link của youtube vô khoảng giữa này[/video] vậy thôi đó anh ha, anh làm thử coi có được không nhá.

Chúc anh một buổi chiều tối có thật nhiều niềm vui.... Cheer Hello


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-20





Vẫn không được, Lan ạ.

Khi edit, nó hiện ra ngon lành, nhưng khi ra ngoài public, nó mặc áo tàng hình, đó Lan.


RE: Linh Tinh - ngap_ruoi - 2020-03-20

(2020-03-20, 06:37 PM)LeThanhPhong Wrote:



Vẫn không được, Lan ạ.

Khi edit, nó hiện ra ngon lành, nhưng khi ra ngoài public, nó mặc áo tàng hình, đó Lan.

Hmm....  Để thử coi ....






....  Thử coi ...  được hay không ...    Until then ....   Good Luck...

Ps...   Bấm cái nút có cái phim (hình icon trước cái mặt cười) .....   Chọn "youtube" vào chỗ hộp "video type"...   rồi dán cái link của "youtube" vào ....  bấm hộp insert là xong ....   :dance: :dance:


RE: Linh Tinh - Bella - 2020-03-20

(2020-03-20, 06:37 PM)LeThanhPhong Wrote: Vẫn không được, Lan ạ.

Khi edit, nó hiện ra ngon lành, nhưng khi ra ngoài public, nó mặc áo tàng hình, đó Lan.

Không hiểu nỗi....sao kỳ vậy ta??? Để Lan thử cái link của Lan tự pick coi nó có thấy hình không nha....





Yeah....Lan làm được nè anh LTP! Clap


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-20

Anh ngáp ruồi, Lan mến,

Hình như là cái phone của LTP thêm special characters chi đó vào link của YouTube nên không làm được.

Thôi, không sao.  Quan trọng là các bạn có thể vào link xem được là tốt quá rồi.

Cám ơn anh ngáp ruồi. Cám ơn Lan.

LTP


RE: Linh Tinh - Ech - 2020-03-20

(2020-03-20, 07:49 PM)LeThanhPhong Wrote: Anh ngáp ruồi, Lan mến,

Hình như là cái phone của LTP thêm special characters chi đó vào link của YouTube nên không làm được.

Thôi, không sao.  Quan trọng là các bạn có thể vào link xem được là tốt quá rồi.

Cám ơn anh ngáp ruồi. Cám ơn Lan.

LTP

Trước khi paste cái link, anh phải nhớ xóa cái prefilled "http://" rồi mới paste cái họ vào. Thử lại xem.


RE: Linh Tinh - Bee - 2020-03-20

anh Phong ,

Tại anh dùng phone nên cái link khi anh paste vào đây the link  sẽ có underline đúng không ?


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-20

(2020-03-20, 07:57 PM)Bee Wrote: anh Phong ,

Tại anh dùng phone nên cái link khi anh paste vào đây the link  sẽ có underline đúng không ?

Không biết nữa, Bee ơi, vì khi full edit, nó hiện ra rất đẹp.  Chỉ khi ra public, nó mới sinh. sự thôi.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-20

Rồi.  LTP làm được rồi.  Đó là vì nó thêm color và font vào link của video. 

Cám ơn các bạn nhiều lắm.


RE: Linh Tinh - Bella - 2020-03-20

(2020-03-20, 08:05 PM)LeThanhPhong Wrote: Rồi.  LTP làm được rồi.  Đó là vì nó thêm color và font vào link của video. 

Cám ơn các bạn nhiều lắm.

Thumbs-up4  BINGO!!! Clap  :dance:  banana-skipping-rope-smiley-emoticon


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-20

Bác sĩ Trường ĐH Y Dược chỉ cách làm khẩu trang bằng khăn giấy mà không tốn tiền nè






RE: Linh Tinh - Bella - 2020-03-22

Mới vừa đọc trên mạng thấy có bài viết này khá hay nên Lan post vô đây để cùng nhau chia sẽ và "ngâm cứu" nha anh LTP. Grinning-face-with-smiling-eyes4 Hello

Virus corona: Làm gì để ''quẳng nỗi lo'' dịch bệnh đi 'mà vui sống'?

Virus corona khiến cả thế giới lâm vào trạng thái hoang mang. Trong khi đó, tin tức về đại dịch dường như cứ liên tu bất tận.

Tất cả những chuyện đó đang ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của tất cả chúng ta, nhất là những người sống trong tâm trạng lo lắng và bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder - OCD). Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khỏe tâm thần của chúng ta?
Rất dễ hiểu là trong tình cảnh này, hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến những tin tức liên quan dến đại dịch. Nhưng với nhiều người, những thông tin dồn dập như vậy có thể làm các vấn đề sức khỏe tâm thần mà họ đang dối diện trở nên tồi tệ hơn.
Những người sử dụng mạng xã hội đặc biệt hoan nghênh Tổ chức Y tế Thế giới khi đưa ra lời khuyên về cách bảo vệ sức khỏe tâm thần của chúng ta trong đợt bùng phát virus corona.

Như Nicky Lidbetter thuộc Anxiety UK - một tổ chức nhân đạo trợ giúp những người gặp nỗi lo lắng - giải thích, sự lo âu quá mức trước một tình huống không thể kiểm soát và không chắc chắn là đặc điểm chung của chứng rối loạn lo âu. Bởi vậy, có thể thấy rằng, tại thời điểm này, những người mắc chứng lo âu đang đối mặt với nhiều thách thức nhất.
Rosie Weatherley, phát ngôn viên của tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần cho biết: "Rất nhiều lo âu bắt nguồn từ những lo lắng về những điều mà ta chưa biết và đang trong tâm trạng đón đợi một điều gì đó xảy ra - virus corona chính là một điều như vậy, nhưng ở quy mô rất lớn".
Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ sức khỏe tâm thần của chúng ta?
Hạn chế đọc tin và cẩn trọng với những gì đọc được
Đọc quá nhiều tin về virus corona đã khiến Nick - cha của hai đứa con nhỏ đến từ Kent - hoảng loạn. Nick vốn đang sống trong tình trạng đầy lo âu.
"Khi lo lắng, suy nghĩ của tôi có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và tôi bắt đầu nghĩ về những hậu quả thảm khốc sẽ xảy đến", anh nói. Nick rất lo lắng về cha mẹ và những người cao niên khác mà anh biết.
"Thông thường, khi chịu đựng điều gì đó, tôi có thể tránh xa tình huống đó. Nhưng lần này lại vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi", anh nói.
Ngưng đọc tin tức trên web và phương tiện truyền thông xã hội một thời gian dài đã giúp Nick trở nên bình tâm hơn. Anh cũng đã tìm được số điện thoại của các đường dây tư vấn hỗ trợ rất hữu ích, do các tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần như Anxiety UK điều hành.
• Hạn chế thời gian đọc hoặc xem những tin tức mà chúng không khiến ta cảm thấy tốt hơn lên. Có lẽ, bạn chỉ nên đặt một thời điểm cụ thể nhất định trong ngày để xem tin tức



Virus corona: Đại dịch là gì?
____________________________________________________________

• Có rất nhiều thông tin sai lệch. Hãy tiếp nhận thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như các trang web của chính phủ và cơ quan y tế quốc gia
Ngưng truy cập mạng xã hội, tắt các thông báo cập nhật
Alison, 24 tuổi, đến từ Manchester, sống trong tâm trạng lo âu về tình hình sức khỏe của mình và luôn thấy có nhu cầu được cập nhật thông tin về vấn đề này. Cô cũng biết rằng, mạng xã hội có thể là một nguồn kích hoạt cho tâm trạng ấy.
"Một tháng trước, tôi đã nhấp vào hashtag và nhìn thấy những thuyết âm mưu rác rưởi, chưa được kiểm chứng. Chúng khiến tôi thực sự lo lắng. Tôi thấy tuyệt vọng và đã khóc", cô nói.
Bây giờ, cô đã cẩn trọng hơn khi cài đặt tài khoản mạng xã hội của mình, tránh nhấp vào hashtags 'coronavirus'. Cô cũng cố gắng hết sức để có những khoảng thời gian không truy cập vào mạng xã hội, thay vào đó là xem truyền hình hay đọc sách.

Rửa tay - nhưng không quá mức
____________________________________________________________

Tổ chức OCD Action nhận thấy rằng, gần đây đã có sự gia tăng số lượng các đề nghị được hỗ trợ từ những người vốn có ám ảnh sợ hãi, tập trung vào đại dịch virus corona.
Với những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và một số dạng lo âu khác, việc thường xuyên được yêu cầu rửa tay có thể khiến họ đặc biệt khó chịu.

Đối với bà Lily Bailey, tác giả của 'Because We Are Bad' - cuốn sách nói về việc sống chung với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) - nỗi sợ bị nhiễm bẩn là một khía cạnh trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của bà. Bà nói rằng, những lời khuyên về rửa tay có thể kích hoạt nỗi lo lắng với những ai đã hồi phục từ chứng này.
"Điều đó thực sự khó khăn vì bây giờ, tôi phải thực hiện một số hành vi mà tôi đã cố tránh xa", bà Bailey nói. "Tôi muốn nghe theo lời khuyên cứng nhắc như vậy, nhưng điều đó thật khó, bởi đối với tôi, xà phòng và chất khử trùng là những thứ gì đó giống như bị nghiện."
Tổ chức từ thiện OCD cho biết, vấn đề cần chú ý là chức năng của hành động, chẳng như việc rửa tay được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định được đề xuất, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus; hay được tiến hành chỉ như một thứ nghi thức để cảm thấy an tâm hơn mà thôi.
Bản quyền hình ảnh Emma Russell
Bailey chỉ ra rằng, với nhiều người mắc OCD, việc có thể ra khỏi nhà đồng nghĩa với việc họ đã cảm thấy tốt hơn lên. Vì vậy, việc phải tự cách ly cũng có thể là một thách thức khác.
"Nếu chúng tôi bị buộc phải ở trong nhà, chúng tôi sẽ có nhiều thời gian và sự nhàm chán có thể làm cho OCD trở nên tồi tệ hơn", bà nói.
Kết nối và làm điều gì đó mới mẻ
Ngày càng có nhiều người phải tự cách ly. Bởi vậy, giờ có thể là thời điểm tốt để bảo đảm rằng bạn có số điện thoại và địa chỉ email của những người mà bạn quan tâm, quen biết.
"Hãy kiểm tra chúng thường xuyên để cảm thấy được kết nối với những người xung quanh," Weatherley nói.
Nếu bạn phải tự cách ly, hãy cân bằng giữa việc duy trì những thói quen, với việc bảo đảm rằng mỗi ngày qua đi, bạn lại làm được điều gì đó mới mẻ hơn.
Điều đó có thể thực sự sẽ khiến bạn cảm thấy như mình vừa có hai tuần làm việc hiệu quả.
Bạn có thể tạo ra danh sách những việc cần làm và làm theo đó; hay bỏ thời gian đọc một cuốn sách mà bạn muốn đọc.
Bản quyền hình ảnh Emma Russell
Hãy đừng để mình bị kiệt sức
Dịch sẽ còn tiếp diễn trong hàng tuần hay hàng tháng nữa, nên điều quan trọng là hãy sống chậm lại.
Và bất cứ lúc nào có thể, hãy đến với thiên nhiên và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hãy tập thể dục, ăn uống điều độ và uống nước.
Để đối phó với sự lo âu và sợ hãi, Anxiety UK đề nghị mọi người thực hành kỹ thuật mà họ gọi là "Apple" - từ tạo thành từ chữ cái đầu tiên của các từ sau:
Acknowledge (Công nhận): Để ý và ghi nhận mỗi khi có sự hoang mang xuất hiện trong tâm trí bạn.
Pause (Tạm dừng): Không phản ứng như bình thường. Đừng phản ứng gì cả. Chỉ tạm dừng và thở.
Pull back (Kéo lại): Hãy tự nói với bản thân rằng, đây chỉ là nỗi lo âu mà thôi. Lo lắng như vậy là không ích lợi gì và không cần thiết. Đó chỉ là một ý nghĩ hay cảm giác. Đừng tin vào tất cả những gì bạn nghĩ. Và suy nghĩ không đồng nghĩa với việc điều đó thực sự điều hiện hữu.
Let go (Buông bỏ): Hãy buông bỏ những suy nghĩ hoặc cảm giác. Nó sẽ đi qua. Bạn không cần phải phản ứng lại với chúng. Bạn có thể tưởng tượng như chúng đang bay đi như bong bóng hoặc trôi qua như đám mây.
Explore(Khám phá): Khám phá hiện tại trong từng phút giây, bởi ngay trong thời khắc hiện tại, tất cả đều ổn. Hãy chú ý đến hơi thở và cảm giác của hơi thở của bạn. Hãy nhìn mặt đất dưới chân, hãy nhìn ra xung quanh và chú ý đến những gì bạn thấy, những thanh âm bạn nghe, những gì bạn có thể chạm vào, hay những gì bạn ngửi thấy. Hiện tại. Sau đó, chuyển sự tập trung chú ý của bạn sang thứ khác - như những gì bạn cần làm, những gì bạn đang làm - trước khi để cho sự lo lắng xâm chiếm tâm trí bạn. Tỉnh thức trong phút giây hiện tại.

(copy&Paste)
Bella.


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-22

Bài Lan tìm được hay lắm.   Clap Cheer
Cám ơn Lan nhiều.

Tulip4


RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-24

CƠM CANH NÓNG SỐT

https://ne-np.facebook.com/chipiblog/posts/184893492963441/


[Image: 0?ui=2&ik=63e71823f5&attid=0.1.1&permmsg...I&disp=emb]

Buổi chiều hai “ vợ chồng son” ngồi vào bàn ăn. Bà Lệ mở nồi cơm điện xúc ra hai bát cơm thì ông Kính lên tiếng hỏi ngay:

- Vẫn cơm buổi sáng hả?

- Cơm còn nhiều đủ cho buổi chiều anh ạ.

Nét mặt ông không vui:

- Em biết là anh chỉ thích ăn cơm nóng mới nấu thôi mà.

- Vâng, em biết, nhưng cơm còn nhiều, nấu thêm cơm mới ngày mai chúng ta lại có cơm cũ.

Ông lại nhìn vài con tôm bày trong chiếc đĩa nhỏ xinh xinh bên cạnh bát canh rau cải xanh nấu thịt bò cũng nho nhỏ xinh xinh và…phát giác thêm:

- Tôm rim của ngày hôm qua, còn bát canh của buổi sáng nay. Anh nhắc lại anh chỉ muốn cơm canh nóng sốt, bữa nào ra bữa ấy.

Giọng bà dỗ dành:


- Ngoan đi, nghe lời em. Hôm nay em hơi mệt, anh chịu khó ăn đồ còn dư đỡ mất công em nấu, đỡ tốn tiền và đỡ chật tủ lạnh.

Bà đã nhẫn nhịn, đã dịu ngọt mà ông Kính vẫn sưng xỉa bưng bát cơm ăn như kẻ bị lưu đày, bị đối xử tàn tệ.

Ông ăn lưng bát cơm thì buông đũa suồng sã thô lỗ và đứng dậy xong bữa.

Bà Lệ cảm thấy bị tổn thương và ngán ngẩm. Nỗi buồn bã và ân hận dâng lên tận cổ . Bà nghẹn lời không muốn nói gì nữa.

Mới ở với nhau hơn một năm mà ông Kính đã thay đổi và lộ hẳn con người thật của ông. “Chàng” của…năm ngoái, thuở mới quen không còn nữa.

Hai ông bà gặp nhau trong một buổi sinh hoạt cộng đồng ở Nam Cali. Họ ngồi cạnh nhau. Ông Kính bắt chuyện làm quen trước, qua vài câu thăm hỏi khéo léo, cả hai cùng biết chút đời tư của nhau, cùng độ tuổi và cùng góa bụa đơn lẻ như nhau.

Bà Lệ về hưu tiền ít ỏi nên xin hưởng welfare, bà ở căn apartment dành cho người cao niên lợi tức thấp. Đứa con trai duy nhất của bà đã lập gia đình, vợ nó người Mỹ. Một hai năm vợ chồng nó mới từ tiểu bang khác về Cali thăm bà.

Bà Lệ quen với cảnh sống một mình kể từ khi chồng bà qua đời và con ở xa.

Căn phòng bà ở tầng lầu hai, có lan can cửa sau ngập bóng mát cây cao, bà kê chiếc ghế dựa dài ở đây, những lúc rảnh nằm thảnh thơi đón gió và đọc sách báo. Thỉnh thoảng bà gấp sách báo ngừng đọc cho đỡ mỏi mắt và phóng tầm nhìn xa mây trời lênh đênh hay nhìn xuống dưới đất người ta qua lại trong khu apartment mà vui.


Từ khi ông Kính làm quen, niềm vui của bà nhiều hơn. Đã mấy lần bà ngồi ở lan can hiên sau nhìn thấy ông Kính đang đậu xe và đi bộ vào nhà bà, ông ngước lên, bà nhìn xuống, bốn mắt ở xa nhau mà cùng giao cảm, cùng rộn ràng. Họ như mới ở tuổi đôi mươi hẹn hò.


Mỗi lần ông đến thăm luôn mang theo một món quà, khi thì bó hoa đẹp nên thơ lãng mạn, khi thì thực tế đời thường một hộp heo quay và hai ổ bánh mì còn nóng để hai người cùng ăn.


Bà đáp lễ, có lúc mời ông dùng chung bữa cơm trưa, cơm chiều, ông đều vui vẻ ăn và khen ngon, dù đó là nồi cơm bà nấu hai ngày ăn chưa hết, là nồi cá kho ba ngày vẫn còn, hay nồi thịt kho trứng ít nhất cũng vài ngày cứ kho đi kho lại. Bà cảm động vì đã gặp người cùng sở thích, cảm thông.


Bà tính đơn giản và tiết kiệm vì đồng tiền ít ỏi. Một mình nấu một cup gạo chỉ dính nồi thì bà nấu hẳn vài cup gạo để ăn vài lần, các món kho món mặn cũng thế.


Bà có nhiều thời giờ thảnh thơi xem phim truyện trên you tube và đọc sách bạn bè gởi tặng hay báo miễn phí tha về một đống ngoài chợ búa.


Khi ông Kính ngỏ lời muốn kết hôn với bà, muốn cùng bà “dìu nhau” đi nốt quãng đường đời còn lại bà đắn đo nhiều lắm. Đánh đổi cuộc sống độc thân tự do và nhàn hạ lấy cuộc sống chung hai người trên danh nghĩa vợ chồng rất nhiều khác biệt. Ít nhiều bà sẽ lệ thuộc vào ông.


Về với ông nhà cao cửa rộng, tiền bạc không thiếu. Nhưng trái tim đa cảm của bà đã chọn ông, chọn cuộc sống lứa đôi cuối đời với người mà bà tin là tri kỷ tri âm chứ không vì những thứ vật chất ấy.


Nhà bà cách nhà ông chỉ 30 phút lái xe mà hai khung trời khác biệt.


Ông ở trong khu hàng xóm sang trọng, căn nhà to đẹp, cuộc sống trung lưu. Các con ông đứa nào cũng thành danh trong ăn học, trong kinh doanh.


Khi bà dọn về với ông, ba đứa con ông giỏi xã giao lịch sự với bà, nhưng bà vẫn đọc thấy chúng nhìn bà với vẻ ái ngại và nghi ngờ. Chắc chúng tưởng bà ăn welfare này lấy ông vì tài sản và danh giá của gia đình ông? Chúng đâu biết ông đã phải năn nỉ cầu mong bà nhận lời và bà đã đắn đo suy nghĩ mãi mới đi đến quyết định sống chung.


Những ngày đầu sống chung đã là những tuần trăng mật, họ như đôi vợ chồng son luôn cho nhau những ánh mắt thắm tình và nụ cười trìu mến bao dung. Họ xưng hô “anh, em” ngọt ngào và trân trọng.


Nhưng ông Kính không đơn giản như bà nghĩ. Chắc ông quen sống trong giàu sang, quen được chiều chuộng và quen ra lệnh sai bảo người khác, ông khó tính khó nết đến khác người. Nhà chỉ hai người nhưng ông muốn cơm phải nấu hai bữa sáng chiều, món trưa khác, món chiều khác. Bữa ăn luôn là cơm canh nóng sốt.


Ban đầu bà hào hứng chiều ý ông, nghĩ ra những món ăn ngon để thay đổi và không trùng lập. Bà đã lên danh sách những món cho mỗi tuần. Chưa bao giờ bà phải trổ tài gia chánh chăm chỉ đến thế, chồng con bà trước kia chưa được bà tận tình chăm sóc đến thế.


Dần dần bà cảm thấy mệt mỏi với công việc bếp núc ngày hai bữa này, vì cả khi bà cảm thấy nhức đầu sổ mũi muốn được nghỉ ngơi vẫn phải lăn vào bếp..


Khi xưa ở một mình, nếu không thể vào bếp bà chỉ ăn một tô mì gói cũng xong bữa.


Hôm nào bà ước lượng sai, còn dư cơm dư canh là bị ông cằn nhằn hao tiền tốn bạc vì ông không thích ăn lại món cũ dù cùng một ngày. Ông đưa ra thí dụ cho bà học hỏi:


- Tách trà ngon chỉ nhỏ bằng hạt mít, nhấp từng chút một mới thú vị, cũng trà ấy mà cho vào ly cối tổ bố và uống ào ào thì chẳng ra gì. Cơm canh em cứ nấu ngày hai buổi, mỗi thứ một ít vừa đủ thôi, trông thanh cảnh và ngon.


Bà chán kiểu ăn uống “quý phái” của ông quá rồi. Bàn ăn mỗi thứ một chút, bày trong bát đĩa sạch đẹp sẵn sàng để mời ông ngồi vào bàn như một khách quý.


Lúc còn ở apartment bà từng vừa ăn ổ bánh mì vừa nằm ghế dựa và nhìn mây nhìn gió ngoài hiên sau nhà cũng là hạnh phúc.


Có lần bà làm bếp, đang đứng chặt miếng sườn heo non trên kitchen island thì ông hơ hãi từ trong phòng chạy ra và……. chỉ thị:


. Em làm gì ầm ầm thế? mang xuống nền nhà, tha hồ mà băm mà chặt cho …đỡ hư hại cái quầy này.


- Ngồi đau lưng lắm, mà em chặt vài nhát sườn non thôi mà.


Tuy nói thế bà vẫn phải mang thớt xuống đất để chặt miếng sườn cho xong còn hơn là đứng lý luận với ông và biết là sẽ không có sự thông cảm.


Hay khi bà vào rửa mặt trong restroom thì ông đã vài lần theo bén gót chỉ để ân cần nhắc nhở:


- Em đừng làm nước văng tung tóe lên trên kẻo sinh ra nấm mốc khó sửa chữa lắm.


- Em biết rồi, dù ở apartment em vẫn cẩn thận giữ gìn thế mà. Anh cứ làm như em mới đến Mỹ ngày hôm qua.


Ông Kính rất qúi hóa căn nhà của ông, sợ bẩn tường, trầy sơn hư hỏng đủ thứ. Có lần ông nói hớ, bà Lệ hiểu rằng căn nhà này ông đã sang tên cho con gái út và nó muốn ông phải giữ gìn nhà cho tốt để sau này bán sẽ được giá.


Thì ra cha con nhà ông tính toán quá. Biết đâu ông cũng đã chia tiền của, sang tên tài sản cho các con rồi mới…..được quyền bước thêm bước nữa.


Cũng may bà chưa làm hôn thú giấy tờ gì với ông cả, chỉ dọn đến sống chung trước nên đỡ mang tiếng.


Bà Lệ bỗng nhận ra mình như kẻ ở nhờ, hầu hạ cơm nước cho “chủ”, chăm sóc dọn dẹp căn nhà cho “chủ” và mất quyền tự do của chính mình.


Hiếm hoi lắm gia đình thằng con trai mới về thăm bà. Bà không muốn tiếp đón chúng trong căn nhà không phải của bà. Mẹ con bà cháu đã hẹn nhau ở nhà hàng, xong con cháu về khách sạn, bà về…nhà chồng.


Hôm ấy bà tủi thân, nghĩ đến con cháu mà rơi nước mắt . Đáng lẽ con cháu sẽ ùa vào căn phòng apatment như mọi lần, bà sẽ nấu bữa ăn ngon đãi con trai và con dâu, bà mua món bánh kẹo mà hai đứa cháu nội yêu thích, chúng sẽ tha hồ cười nói, đùa nghịch và làm xáo trộn căn phòng hẹp. Gia đình bà sẽ trò chuyện hỏi han nhau nhiều hơn, vui vẻ hơn, ấm cúng biết bao nhiêu.


Ông Kính đã không hiểu được nỗi lòng bà, không an ủi mà còn cau có:


- Gặp con cháu thế đủ rồi, gặp nhiều thêm phiền phức chứ ích lợi gì.


Bà Lệ đã âm thầm xin thuê lại một căn phòng trong khu chung cư cũ, căn phòng trước kia có bóng cây cao râm mát nơi lan can sau nhà đã có người khác ở.


Nhưng căn phòng nào cũng là căn phòng độc thân, văn phòng vui vẻ cho bà trở về.


Khi nhà cửa đã thuê xong xuôi bà Lệ mới lên tiếng chia tay ông Kính. Ông tức giận và ngạc nhiên, ông đơn giản tưởng bà …thoát khỏi cảnh nhà nghèo, rời xa khu chung cư rẻ tiền về với ông ở nhà đẹp, đi xe sang sẽ là may mắn và hãnh diện cho bà.


Thấy bà cương quyết đòi chia tay, ông đành xuống nước năn nỉ. Dù ông thương yêu bà bao nhiêu không làm bà Lệ xúc động nữa. Bản chất vẫn là ông Kính dở hơi khó tính, là người chồng gia trưởng, không thích hợp với bà.


Xách valy ra khỏi cửa nhà ông, bà Lệ đổi cách xưng hô và cay đắng nói:


- Mỗi ngày ông chịu khó hai lần ra khu chợ Việt Nam, vào hàng …cơm chỉ nhé. Sáng chỉ một vài món, chiều chỉ một vài món là luôn có cơm canh nóng sốt, thức ăn đổi mới cho ông vừa lòng.


Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Dương.



RE: Linh Tinh - LeThanhPhong - 2020-03-24

Rể Tây và những chuyện bi hài khi 'nhập gia tùy tục' ở Việt Nam


https://vnexpress.net/the-gioi/re-tay-va-nhung-chuyen-bi-hai-khi-nhap-gia-tuy-tuc-o-viet-nam-3688011.html

Cảnh tượng ông Tây mắt xanh mũi lõ miệng ngậm cái tăm sau bữa ăn và đi thăm họ hàng ngồi uống nước trà tờm tợp đã không còn quá xa lạ ở quê tôi.
 
Ông chồng Đức của tôi, chẳng biết quá duyên hay vô duyên mà va phải nhau, để rồi đụng nhau chan chát do những khác biệt văn hóa. Chồng tôi phải trải qua một quá trình để thích nghi với lề thói ở quê vợ.

[Image: 25443078-1123910821045437-4755-4572-8546-1514282341.jpg]
Chồng tôi và hai con trong lần về thăm quê ngoại. 


Từ chuyện ngồi taxi thắt dây bảo hiểm

Vợ chồng tôi sau bốn năm kết hôn, "sản xuất" liền tù tì hai nhóc, cũng sắp xếp được thời gian đưa các con về quê hương hội ngộ ông bà ngoại. Đương nhiên với giao thông Việt Nam, nỗi ám ảnh nghẹt thở nhất là sang đường, chồng tôi chẳng dám để vợ chở xe máy mà ngồi vắt vẻo phía sau. Thế nên vợ chồng, con cái cứ mỗi lần đi đâu là một bước taxi, hai bước taxi.

Thói quen đầu tiên khi vừa bước lên xe đã ăn sâu vào tiềm thức của người phương Tây, và chồng tôi cũng không ngoại lệ, là thắt ngay dây bảo hiểm và ngồi ngay ngắn, trong khi tài xế và bà vợ ngồi sau vẫn thấm đẫm chất Việt, chả để ý gì đến cái dây "của nợ" ấy cả.

Chồng tôi rất ngạc nhiên với sự thờ ơ đó của người Việt, hay căn vặn vợ là thói quen nhỏ nhưng mang lại lợi ích lớn, coi như đang tự bảo vệ mình trước những thương tổn có thể xảy ra khi va chạm giao thông, tại sao người Việt lại không biết sử dụng đúng giá trị để cái dây đó phát huy tác dụng. Bà vợ ậm ờ cho qua chuyện, vì đang mải tán dóc với bác tài cũng có nhiều chuyện sưu tầm được sau mỗi lần chở khách.

Cả xe đang rôm rả, bỗng nghe "rầm". Thì ra là con chó nhà ai chạy cắt ngang qua đường, bác tài thắng gấp cái "kít" và đổ nhoài người về phía trước, trong khi chồng tôi, vì trước đó đã thắt dây bảo hiểm, nên ngồi điềm nhiên không xi nhê gì. Bà vợ cũng bị đụng đầu cái "cốp" vào thành ghế xe trước, nhưng bấm bụng chả dám ho hoe nửa lời vì trót "há miệng mắc quai".

Con chó tru lên sợ hãi, chạy biến vào hẻm, cũng may chưa va chạm trực tiếp nên cả xe lẫn chó không ảnh hưởng gì. Mỗi tội sau lần đó, bà vợ mỗi lần bước lên taxi, việc đầu tiên là hỏi bác tài: "Xe của bác dây bảo hiểm vẫn hoạt động tốt chứ? Tôi muốn sử dụng chúng".

Mặc dù đi taxi ở làng quê có đôi chút nghi ngại là ngoài mình ra, chẳng thấy ai khác trong xe thắt dây bảo hiểm cả, nhưng chồng tôi vẫn cực thích sử dụng phương tiện này. Khi tôi nói giá tiền từ quê lên thành phố là 75 nghìn đồng, lão ồ lên khoái chí vì quá rẻ và không quên phàn nàn rằng ở Đức, đi taxi từ nhà mình lên phố mất những 75 euro.

Đến chuyện "người đi không bực bằng chực nồi cơm"

Khi gia đình tôi về thăm quê, bố mẹ tôi có đứng ra tổ chức một bữa cơm thân mật, gọi là để chúng tôi ra mắt họ hàng. Chuẩn bị rộn ràng từ sớm đến trưa, cỗ bàn đã xong cả, chỉ chờ người ngồi vào mâm mà vẫn không thấy ai cả. Hóa ra là họ chờ bố tôi mời lại. Gọi là mời lại, vì tối hôm trước bố tôi đã "mời đi" rồi, rằng là giờ nọ giờ kia sáng ngày mai mời các cụ, các bác tới dự bữa cơm thân mật với gia đình chúng tôi, có các cháu "ở bển" mới về.

Chồng tôi ngạc nhiên tột độ vì sao lại phải kỳ công mời mọc khách nhiều lần như thế. Họ đã nhận lời mời lần một rồi thì hôm sau cứ thế mà đến đúng giờ và tiến hành thôi, giờ mất công gia chủ đi mời lần hai. Bà vợ là tôi lại phải thanh minh, rằng ở quê mọi người khi được mời đến ăn cỗ vẫn khách sáo giữ cho mình thói quen như thế, ai cũng cho rằng "miếng ăn là miếng tồi tàn", không ai muốn đặt mình vào thế bị đánh giá "ăn cỗ đi trước lội nước theo sau". Thế nên khách mời luôn làm cao đợi gia chủ mời đi mời lại, chèo kéo mấy lần thì mới đến ngồi vào mâm cùng gia đình.

Sau buổi liên hoan đó, tôi đã ngồi trò chuyện với gia đình, thống nhất lại cách thức để giảm thiểu vất vả cho những lần cỗ sau là chỉ đi mời một lần. Ai đến được thì đến, ai từ chối thì cũng đưa ra quyết định ngay lúc đó để gia chủ có kế hoạch cụ thể và sắp đặt cỗ bàn sao cho hợp lý, tránh đưa con rể Tây vào thế băn khoăn khó hiểu và "người đi không bực bằng người chực nồi cơm".

Khách đến nhà pha trà mời uống

Ở Việt Nam, mỗi khi có khách tới chơi nhà, việc đầu tiên là chủ nhà pha trà mời khách. Vợ chồng, con cái chúng tôi buổi sáng hôm đó đi một vòng quanh ngõ xóm, đến thăm tới nhà thứ tư thì chồng tôi kêu chóng mặt buồn nôn và muốn vào nhà vệ sinh. À thì ra là lão "say" trà.

Thứ trà móc câu Việt Nam đậm đặc như thế, mà chồng tôi đến nhà ai, khi chủ nhà vừa rót mời là lão ngửa cổ tu cái ực. Gia chủ khéo léo liếc nhìn, thấy chén trà đã vơi, lại rót tiếp, lão lại làm cái ực, lại rót, lại ực. Bảo sao đến nhà hàng xóm thứ tư lão chả nôn nao khó chịu. Từ bé đến giờ "lão" chỉ quen uống bia kiểu ực này ở nước sở tại, chứ đã uống trà móc câu này bao giờ đâu.

Tôi đi theo sau ông chồng vào nhà vệ sinh của bác hàng xóm, mới bỏ nhỏ vào tai chồng: "Từ bây giờ, khi chủ nhà mời trà, anh đừng uống 100%, bao giờ cũng chỉ khéo léo nhấp môi và để lại khoảng hai phần ba chén. Khi lượng trà trong chén luôn bảo toàn ở mức như vậy, gia chủ sẽ không rót tiếp nữa và anh cũng không bao giờ lại bị say trà".

Chồng tôi áp dụng ngay "chiêu" của vợ, quả nhiên hiệu quả. Bà vợ liếc nhìn cách hành xử của chồng với chén trà, thấy có sự khác biệt. Lão cũng nâng lên đặt xuống cái chén nhưng chỉ nhấp môi nhè nhẹ và cũng biết giúp chủ nhà giảm bớt tâm trí vào việc rót trà bằng cách chăm chú lắng nghe và "à, ừ" theo câu chuyện nổ như pháo rang của bác, trong khi thực chất chẳng nghe và hiểu rõ một chữ tiếng Việt nào.

Chỉ 4 tuần ở Việt Nam về thăm quê vợ mà ông chồng Tây của tôi học được khối thứ hay ho. Từ chỗ quen ngồi ghế cao và ăn trên bàn theo cách ở nước sở tại, giờ chồng tôi đã biết khoanh chân ngồi xếp bằng như một công dân Việt Nam thực thụ, ăn xong cũng ngậm cái tăm và đi lại vênh váo như thật. Chồng tôi còn bày tỏ rằng "muốn quay lại quê vợ lần sau sớm nhất có thể" vì văn hóa Việt Nam có quá nhiều thứ hay ho và tình cảm bà con chòm xóm luôn đầm ấm.

Lê Minh Thuật