VietBest
Linh Tinh - LTP - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Miscellaneous (https://vietbestforum.com/forum-64.html)
+--- Forum: Du Lịch (Travel) / Địa Điểm Ăn Chơi (https://vietbestforum.com/forum-25.html)
+--- Thread: Linh Tinh - LTP (/thread-15584.html)



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-06-15

truyện ngắn: Cạn duyên

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc 

        Đợi cho bà Phấn và ông Sơn ngồi xuống băng ghế, vị thẩm phán cầm tập hồ sơ nhẹ nhàng phân tích, ông bà đã chung sống cùng nhau được 46 năm, cuộc sống ngày trước vất vả như vậy còn vượt qua được, tại sao bây giờ cả hai đã già còn đưa nhau ra toà.

Đun xong siêu nước đổ vào hai chiếc phích, bà Phấn lấy chiếc chảo nhôm cũ đặt lên bếp sau đó bà xúc một thìa mỡ từ chiếc liễn sứ cho vào giữa chảo, đợi cho thìa mỡ tan chảy và bắt đầu sôi nhẹ, lúc này bà thong thả cầm bát cơm nguội cho vào chảo rồi đảo đều tay. Đợi chỗ cơm rang ngấm mỡ và săn lại, bà đập thêm quả trứng và cho thìa nước mắm vào trộn nhanh tay. Khi người cháu gái tỉnh giấc, trên bàn uống nước đã có hai đĩa cơm rang nóng hổi, bà Phấn ôn tồn nhắc:

- Thôi đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng cho nóng.

Vừa xúc cơm rang ăn người cháu gái vừa tấm tắc khen:

- Trời lạnh như vậy sao bà không ngủ thêm chút nữa, cơm rang của bà thì ngon tuyệt vời. Trưa nay con xin về sớm, đầu giờ chiều con sẽ đưa bà lên huyện, mọi việc bây giờ là tùy ở bà nhé.

Đợi người cháu gái đi khuất, bà Phấn bắt đầu dọn dẹp nhà cửa sau đó ngồi cạnh bếp lò cho ấm, năm nay tuy rét muộn nhưng đợt gió mùa Đông Bắc khiến nhiệt độ giảm sâu, có lẽ vì thời tiết thay đổi nên cả đêm bà thấy đau nhức xương khớp không sao ngủ nổi. Ngồi mãi cũng buồn, bà mở chiếc hộp gỗ nhỏ lấy ra từng bức ảnh để xem, ảnh của bà thời trẻ được một phóng viên quân đội chụp, hồi bà làm công nhân của Nhà máy dệt 8.3. Khi tờ báo đăng bài viết có kèm bức ảnh, bà cắt bức ảnh trong báo cất đi coi như báu vật.

Đôi mắt già nua của bà cụ Phấn như lóe sáng trước bức ảnh cưới duy nhất, trong ảnh bà ôm bó hoa Dơn đứng bẽn lẽn bên cạnh chú rể, dù ảnh đen trắng nhưng bà vẫn nhớ tấm phông đằng sau màu xanh Cửu Long có dán đôi chim bồ câu trắng đang tung cánh.

Ngoài con số đề ngày 25/10/1974, dòng chữ có nội dung “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” được hầu hết các đám cưới sử dụng, câu khẩu hiệu đó như một mệnh lệnh nhắc nhở, bởi đất nước vẫn đang trong thời kì chiến tranh. Ngày đó việc chụp ảnh chỉ thực hiện vào những dịp trọng đại, chính vì thế bà không có nhiều bức ảnh để lưu giữ. Sau này khi người con trai đã trưởng thành, bà có nhiều bức hình chụp cùng con trong ngày cưới và những dịp lễ tết.

Sắp xếp lại những tấm hình chất đầy kỉ niệm, bàn tay nhăn nheo của bà thoáng ngập ngừng trước một phong bì có dấu đảm bảo của bưu điện, dù đã bóc thư từ tuần trước và đọc thuộc từng câu từng chữ trong đó.

Theo đúng nội dung thông báo, chiều này bà sẽ có mặt tại tòa án của Huyện, như vậy sau gần hai năm mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng bà đã sống được đến ngày ra tòa. Điều này tưởng đơn giản nhưng vì trận ốm thập tử nhất sinh hồi tháng trước, đã có lúc bà tưởng sẽ về với tổ tiên khi trong lòng còn chất chứa bao nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai.

Cuộc đời của bà kể từ ngày về làm dâu làng Văn Xá, thấm thoắt gần nửa thế kỷ. Chồng bà không rượu chè, không trăng gió bên ngoài khiến nhiều người ngưỡng mộ,nhưng đúng như người ta nói “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, ông ý tính gia trưởng n luôn áp đặt mọi việc theo ý mình. Kể từ ngày bà về hưởng chế độ 176, mọi việc lớn bé trong nhà đều đến tay, bà chăm mẹ chồng liệt giường suốt bảy năm đến khi cụ quy tiên.

Là dâu trưởng của họ lớn, chưa được ngày thảnh thơi, mọi giỗ chạp lớn bé đều đến tay, chồng bà thường chỉ tay năm ngón rồi pha ấm trà ngồi rung đùi thưởng trà làm thơ. Hai vợ chồng có duy nhất một người con trai, bà phải nai lưng vỗ béo đàn lợn để có tiền cho con ăn học, rồi tiền lo xin việc. Bây giờ con bà thành quan chức, hễ mỗi khi ốm đau, bà vẫn phải lọ mọ bắt xe ôm ra bệnh viện Huyện để khám và điều trị.

Nghĩ đến cảnh chồng con bạc bẽo, nhiều lúc bà khóc thầm trong lòng. Đến bây giờ bà vẫn tự hỏi, sao mình có thể sống cùng với một người vô tâm lâu đến vậy. Bà nhớ rõ lần phải lên Bệnh viện mắt Hà Nội để mổ đục tinh thể, gọi điện cho con trai nhờ đưa đi viện nhưng con bà nói bận họp, cực chẳng đã bà phải nhờ chồng đi cùng để làm thủ tục, tuy nhiên ông ý đã nói ráo hoảnh phải đi giao lưu câu lạc bộ thơ ca. Chính lời nói vô tâm của chồng như giọt nước làm tràn ly, kể từ dạo đó bà rời xa ngôi nhà đã gắn bó bao năm để về tá túc ở nhà cô cháu gái.

Đang ngồi uống trà nhưng ông Sơn nhận ra tiếng bước chân và tiếng chào hỏi của người con trai từ ngoài ngõ, có lẽ Minh Việt là niềm tự hào của ông và dòng họ Trần. Hễ đi đâu ông đều cảm thấy mát mày mát mặt khi có ai nhắc đến con trai. Mấu vị cán bộ xã nhìn thấy ông đều một hai thưa gửi lễ phép, điều này dễ hiểu vì con trai ông đang giữ chức Chánh văn phòng Huyện. Xách chiếc cặp da đen bóng bước vào nhà, vị chánh văn phòng ngạc nhiên hỏi:

- Chiều nay bố ra tòa xử ly hôn, sao mặc bộ quân phục và đeo huân huy chương làm gì.

Ông Sơn đứng ưỡn ngực một cách oai vệ rồi nói với con trai:

- Bố của anh vào sinh ra tử quen rồi, đến công đường phải trong tư thế ngẩng cao đầu, có vậy không đứa nào dám nhờn. Nhân tiện ra tòa, chiều nay bố sẽ vạch rõ cho thẩm phán biết những tội lỗi của mẹ anh.
Minh Việt thở dài rồi nói:

- Vụ ly hôn của hai người khiến con mất uy tín. Nếu không ngầm can thiệp, có lẽ tòa đã xử lâu rồi. Tội duy nhất của mẹ con là việc dám đâm đơn ra tòa đòi ly hôn.

Chưa kịp uống chén trà nóng, điện thoại của vị chánh văn phòng lại đổ chuông, sau một hồi trao đổi vâng dạ qua chiếc smartphone, Minh Việt quay vào thông báo cho ông Sơn tự bắt xe lên tòa án huyện đúng giờ, anh phải quay về có cuộc họp gấp, dù sao sự xuất hiện của anh tại đó không ổn. Con trai đến và đi còn nhanh hơn một cơn gió thoảng, một mình ngồi bên ấm trà mới pha, lúc này ông Sơn thấm thía sự cô đơn khi vợ ông đã kiên quyết dọn về nhà người cháu gái bên thôn Hạ từ năm ngoái.

Ông nhớ lại những tháng ngày đầm ấm đã qua, khi giải phóng Sài Gòn, ông được phục viên về làng, con trai khi đó vừa sinh được vài tháng. Vốn xuất thân quân ngũ nên ông thích được cống hiến cho xã hội, thời bao cấp khó khăn ai cũng nghèo, ông được bà con trong làng tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm Hợp Tác Xã, sau đó chuyển qua làm chủ tịch Hội nông dân, hiện nay ông đương làm chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Lục bát của làng, đồng thời kiêm chức trưởng chi hội Cựu chiến binh. Tất cả những chức vụ đó không đem lại tiền bạc, nhưng ông cảm thấy hãnh diện.

Có lẽ hiểu tính ông nên  mấy chục năm chung sống với nhau, bà vợ chưa một lần cãi cọ hay hỏi vặn vẹo. Mọi việc thay đổi khoảng hai năm trước, hôm đó thay vì đưa vợ đi khám bệnh theo lịch hẹn, ông nhận lời đi Thanh Hoá để tham gia giao lưu cùng câu lạc bộ thơ ở đó. Lúc bị vợ nhắc nhẹ, dù biết mình sai nhưng vốn tính bảo thủ và cố chấp, ông kiên quyết không nhận lỗi về mình, thậm chí còn to tiếng trách móc thậm tệ.

Vợ ông không nói thêm câu nào, sáng hôm sau bà ý rời khỏi căn nhà đã gắn bó hơn nửa đời người và để lại cho ông một tờ đơn xin ly hôn. Ngày đó ông nghĩ vợ giận dỗi xách túi hành lý sang nhà người cháu dăm bữa nửa tháng, ai ngờ bà ý một đi quyết không quay lại, lá đơn xin ly hôn như con đê chắn sóng giữa hai người.

Đợi cho bà Phấn và ông Sơn ngồi xuống băng ghế, vị thẩm phán cầm tập hồ sơ rồi nhẹ nhàng phân tích, ông bà đã chung sống cùng nhau được 46 năm, cuộc sống ngày trước vất vả như vậy còn vượt qua được, tại sao bây giờ cả hai đã già còn đưa nhau ra toà. Ông Sơn đứng lên ưỡn ngực có đeo đủ các loại huân huy chương rồi bắt đầu kể tội vợ mình không nghe lời, ông nói bà là người thụ động chỉ biết quẩn quanh xó nhà, mọi việc giao tiếp hay đối nội, đối ngoại mình ông đảm trách.

Bao năm đi phát biểu tại nhiều nơi, ông quên mất mình đang đứng ở đâu, càng nói ông càng hăng say y như phát biểu trước hội nghị. Không một lời nhận lỗi, không một câu nhắc đến tình cảm vợ chồng, có lẽ mạch nguồn cảm xúc của ông sẽ tuôn trào đến tận sáng mai nếu không bị người thẩm phán ngắt lời. Trước khi ngồi xuống, ông tuyên bố:

- Thưa toà, tôi kiên quyết bảo lưu quan điểm của mình là không chấp nhận ly hôn.
 
Đợi ông chồng nói xong, bà Phấn lập cập đứng lên trình bày. Không một lời trách móc hay đổ lỗi, bà kể lại những năm tháng nuôi lợn để dành tiền cho con trai ăn học, tiết kiệm tiền để chồng thoả chí tang bồng với những việc ngoài xã hội. Bà cay đắng nhắc lại ba lần chồng nằm viện, ông nhất quyết không cho thuê người giúp việc vì chê họ không chu đáo, mọi việc chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cho đến đổ bô đều một tay bà đảm nhận. Bà không quên khi mình nằm viện, ông ghé vào thăm cho phải phép, những việc còn lại ông bắt con dâu tự lo liệu.

Kết thúc việc trình bày, bà Phấn bộc bạch với vị thẩm phán một cách chân tình, thật ra ông ý cần một người giúp việc không công, chứ không phải một người vợ đúng nghĩa. Bao năm nay hễ ra ngoài xã hội, ông ý luôn nhận được những lời khen ngợi vì tính quảng giao và sự sốt sắng của mình.

Khi về đến nhà, ông ý biến thành con người khác hoàn toàn, không giúp đỡ vợ một tay nhưng thích lên giọng mắng nhiếc. Nếu tôi còn sống với ông ý ngày nào, việc hầu hạ cơm nước rồi chăm lo thuốc men đều một tay tôi phải làm, nhưng khi tôi lỡ đổ bệnh nằm một chỗ, lúc đó ông ý coi tôi như một gánh nặng. Bà Phấn quả quyết nói:

- Xin thưa với toà, sống với một kẻ ích kỷ, gia trưởng như vậy đến hết cuộc đời, quả thật tôi không cam lòng.

Dù biết ở cái tuổi gần đất xa trời đưa nhau ra toà là việc không sung sướng gì, bà Phấn muốn làm gương cho chính đứa con dâu của mình, bởi anh con trai hiện nay, tính nết không khác gì ông bố. Bà bảy tỏ nếu thương cho hoàn cảnh của mình, toà hãy xử thuận tình ly hôn để bà được sống thanh thản những năm tháng cuối đời. Chăm chú lắng nghe câu chuyện của vợ chồng già, ngắm hai mái đầu bạc trắng ngồi nhìn nhau giống người xa lạ, vị thẩm phán nén tiếng thở dài để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trời về chiều không có nắng khiến khung cảnh nhuốm màu xám bạc, từng cơn gió thổi cuốn theo từng đám lá vàng bay tả tơi trong không trung. Đứng trên bậc tâm cấp ở sảnh toà án, bà Phấn chăm chú nhìn ông chồng cũ vừa chui vào chiếc xe taxi. Chiếc xe mất hút phía cuối đường, lúc này bà chậm rãi rời khỏi trụ sở toà án, trên khuôn mặt lộ rõ vẻ thanh thản, vậy là cuối cùng bà trút được gánh nặng mấy chục năm đè thấu tâm can. Cẩn thận leo lên ngồi phía sau xe máy của cô cháu gái, lâu lắm bà có dịp thư thái ngắm phố huyện.

Trên con đường từ huyện về nhà, hai bên đường bắt đầu lác đác có người chở cành hoa đào nở sớm đi bán dạo, vậy là không khí tết đến xuân về báo hiệu một năm cũ sắp qua đi, chuẩn bị cho một năm mới khởi sắc. Khi xe máy chạy ngang chợ làng quen thuộc, bà nhắc người cháu:

- Con cho bà xuống đây, bà ghé vào chợ mua con cá chép về om dưa.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-06-20

Đọc xong bài này, LTP có cảm tưởng ông DQH không nên dạy học.

—————————

Chuyện Về Một Ông Thầy.
Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà. Ngoài việc dạy học cho nhiều thế hệ học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu/ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...)  Ở đây chỉ có ý nhắc đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ trách giảng dạy môn văn học cho trường Bưởi ngoài Hà nội.
 
Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả trường đều "rét" cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có... "bộ mặt hình sự". Có lần một học sinh đã dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm. Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên "sưu tập nụ cười thầy Hàm" đã làm "tổng kết" và công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có... ba vạch mà thôi!1! Học với thầy là một ước mơ của  những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả giá bằng cách gồng mình chịu  những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu "rét" nhiều hơn là ấm áp.
 
Vậy mà một hôm, trong một lớp học của trường Bưởi, thầy Hàm đang say sưa  giảng về một thể thơ gọi là "yết hậu" (một thứ thơ đường luật biến thể, gồm bốn câu: ba câu đầu có bảy chữ, và câu cuối chỉ có một chữ mà thôi). Cũng nên nói thêm là khi thầy Hàm giảng bài thì ông hay nói say sưa như lên đồng, đến không kịp... nuốt nước bọt. Có khi thì đang huyên thuyên như thế, bất chợt ông dừng lại... nuốt nước bọt đánh ực một phát, rồi mới nói tiếp. Đó là cố tật của thầy Hàm mà học sinh cả trường đều biết. Trở lại chuyện bài thơ yết hậu, sau khi giảng tất cả những niêm luật của thể thơ này, thầy Hàm đưa ra một thí dụ bằng một bài thơ do chính thầy cảm tác tại chỗ, bài thơ có nội dung mô tả một anh chàng bợm nhậu, khi chết xuống âm phủ được gặp mặt Diêm Vương mà trên tay vẫn còn cắp theo be rượu. Thơ rằng:
 
"Sống ở dương gian đánh chén nhè,
"Chết về âm phủ cắp kè kè
"Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
"Be" (tức là be rượu. )
 
Sau khi ngâm nga dứt bài thơ ngắn đó, thầy hất hàm ra hiệu cho cả lớp và nói:   
"Em nào cho tôi một thí dụ tương tự xem nào."
 
Một quảng im lặng kéo dài hơn một phút, rồi đột ngột từ hàng ghế cuối lớp có một cánh tay giơ lên, thầy ra dấu cho phép học sinh kia đứng lên để đọc bài thơ của mình.
 
Sau một lúc chần chừ, anh chàng mới bắt đầu cất tìếng:
 
"Sống ở dương gian chỉ nuốt đàm,
"Chết về âm phủ nói làm nhàm.
"Diêm vương phán hỏi rằng ai đó?
 
Cậu học sinh nọ chỉ vừa đọc dứt câu ba, thì không ai bảo ai, cả lớp đều đồng thanh hét thật to:
"Hàm!!"
 
Nghe đến đây, chắc bà con đều nghĩ rằng cả lớp sẽ bị "ông hung thần" nghiêm trị, còn anh chàng học sinh chủ xướng kia chắc không tránh khỏi một trận đòn tuốt xác ra. Vậy mà như một phép lạ. thầy Hàm lại mỉm cười, một nụ cười thật tươi và hoàn toàn mang vẻ đôn hậu, dễ thương đến tội nghiệp. Và thưa bà con, nếu như năm học đó có anh chàng nào muốn "sưu tập nụ cười", thì chắc chắn sẽ được... bốn vạch trên mặt bàn học đấy.
 
Hôm nay, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tui muốn nhắc lại mẩu chuyện này, để tỏ lòng nhớ đến thầy Hàm, mong ông sẽ gặp toàn những người tử tế ở thế giới bên kia, đang say sưa giảng bài cho học sinh, môn Văn Học Việt Nam.
 
Một đôi lời ngắn ngủi, coi như một nén hương cho thầy, có gì thất thố, kính mong thầy lượng thứ.
 
 
Nguyễn Tấn Hồng


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-06-20

Khi vợ chồng bị lú lẫn_bệnh Alzheimer

Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc. Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .

Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con. Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình. Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ ...

Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng … quên chìa khóa ...lái xe lạc đường về ...để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm...

Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.

Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kết cuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.

Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi...Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra...Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng...Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi...những ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.

Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích...Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi...bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen.

Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.

Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng...

Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dỏi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền Nam...

Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng...Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.

Dòng đời vẫn trôi...những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…

Xuân, Hạ, Thu, Đông ...Từng chu kỳ tuyết trắng... và người chồng thân yêu của tôi chìm dần..chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.

Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng ... tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng,  còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp .

Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng ...Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?

Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng ...

Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới...Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày...

Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt...

Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng. Cố gắng ....
(Sưu tầm)


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-06-21

Mẹ Chồng

Khi tôi chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc chúng tôi bảo lãnh bà mẹ chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây.

Ðầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần tôi đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng tôi ở dưới nhà bếp. Tôi lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng. Tôi bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất… bình thường và vui vẻ.

Vì đứa con gái đầu lòng của tôi tên Camila, bà gọi theo tiếng Anh không rành rẽ, nên gọi nó là Cam cho gọn. Ðến khi sanh thằng con trai, bà bảo vợ chồng tôi đặt tên gì trong khai sanh thì tùy, nhưng tên ở nhà để bà gọi là Bưởi để nhớ cây bưởi sai trái ở sân nhà bà bên Việt Nam.

Mấy đứa bạn của tôi vừa cười vừa nhảy lên như giẫm phải ổ kiến lửa:

– Trời ơi! Cái tên vừa quê mùa vừa cải lương thần sầu!

Tôi chống chế:

– Thì chị tên Cam, em tên Bưởi, nghe cũng… ý nghĩa lắm chớ, dạt dào hương vị cây trái quê nhà!

Chúng lại bảo:

– Tên Cam nghe còn… đặng, gợi nhớ dòng thác Camly thơ mộng, lãng mạn. Còn cái tên Bưởi, nói mày đừng buồn, rặt mùi… Hai Lúa!

Nghe vậy, tôi quên ngày bà theo vợ chồng tôi vào bệnh viện khi tôi chuyển bụng, rồi bà mừng vui, hối hả về nhà nấu cho tôi nồi thịt kho tiêu. Và đêm đêm khi con tôi thức giấc, bà là người đầu tiên chạy vào phòng phụ tôi dỗ dành con nhỏ. Vậy mà tôi quên dễ dàng như quên một chiếc lá rơi bên đường, tôi giận bà vì cái tên… Bưởi đến mấy ngày!

Bà là người nấu ăn trong nhà, trăm lần như một, ngày nào cũng có rất nhiều thức ăn dư thừa vì nấu quá nhiều. Bà lại bỏ chúng vào những hũ nhựa để trong tủ lạnh. Dù tôi có nhiều lần nhắc nhở, bà gật gù nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Thức ăn vẫn dư ra ê hề, dần dần cái tủ lạnh ngập đầy những hũ to hũ bé. Chồng tôi nói vui rằng, nếu có một con ruồi bay vào tủ lạnh, thì nó sẽ bị… lạc đường! Mà ngay chính bà, người tự tay bỏ những đồ ăn dư vào đó, khi cần tìm một món gì, bà cũng… ngơ ngác, không biết nó nằm trong hũ nào, nói chi đến con ruồi. Khi nào hết chỗ trong tủ lạnh thì lại vứt bỏ những thức ăn cũ vào thùng rác. Riết rồi tôi cũng chẳng muốn nhắc bà thêm nữa. Nói ra thì sẽ bị cho là “mỏ nhọn”, mà nếu ghìm ở trong lòng, thì e rằng sẽ mang tiếng là “nhỏ mọn!”

Giống như nhiều người lớn tuổi khác, bà có niềm vui xem phim Tàu khi rảnh rỗi. Bà thường xem vào buổi tối khi con Cam thằng Bưởi đã vào giường ngủ say (vì ban ngày bà còn lo nấu nướng dọn dẹp nhà cửa). Nói có Chúa làm chứng, trong đời tôi chưa bao giờ xem phim Tàu được mười phút, chẳng hiểu tại sao, có lẽ vì cái giọng thuyết minh nghe nhão nhẹt và chói tai chăng? (thành thật xin lỗi quý vị nào mê phim Tàu). Bà xem triền miên hết tập này qua tập khác, hết đêm này qua đêm khác rất hào hứng say mê. Cho dù xứ Tàu có hơn một tỷ dân, có sản xuất ra nhiều trường quay và đạo diễn làm phim, cũng không thể nào đáp ứng nổi tốc độ xem phim của bà.

Thế là trong lúc chờ đợi có phim mới, bà chuyển qua xem cải lương Việt Nam. Lại xin Chúa làm chứng một lần nữa, từ hồi cha sanh mẹ đẻ, tôi chưa bao giờ xem trọn vẹn một tuồng cải lương nào. Hồi ở Việt Nam đầu thập niên 80, chương trình Tivi còn nghèo nàn, nhà nước chiếu cái nào thì xem cái nấy, không có nhiều kênh để lựa chọn như bây giờ, hình như có hai tuồng cải lương tôi xem được… một nửa, đó là tuồng “Tiếng Trống Mê Linh” do Thanh Nga diễn vai chính, và tuồng “Ðời Cô Lựu” của cô đào Bạch Tuyết. Ðôi lúc rảnh rỗi, bà thường tâm sự với tôi về những kỷ niệm của bà với cải lương.

Thuở xưa, anh trai của bà là một quận trưởng ở Mỹ Tho, lại quen biết với ngôi sao cải lương Thành Ðược. Cứ mỗi lần về Mỹ Tho biểu diễn, Thành Ðược lại lái xe hơi đến gia đình bà chơi, cho cả chục vé hạng nhất, tối tối bà lại được cắp theo ô trầu tháp tùng mẹ của bà đi coi cải lương. Bà thích nhất tuồng “Ðời cô Lựu” mà bà đã xem rất nhiều lần vẫn không thấy chán. Mà lần nào cũng vậy, vừa xem hai mẹ con vừa khóc ròng, mang theo mấy cái khăn mùi-xoa cũng chưa đủ. Bây giờ bà cũng chỉ tìm những tuồng cải lương nổi danh một thời để xem lại, vì bà cho rằng đám diễn viên cải lương trẻ bây giờ ca không hay, mà diễn cũng không tới nữa.

Không biết bà có lãng tai hay không, nhưng bà rất thích xem phim Tàu hoặc cải lương với volume khá to. Một đêm kia, tôi chợt thấy ánh trăng phủ đầy trên giường ngủ. Tôi bước ra cửa sổ, mới hay rằng hôm ấy có trăng mười sáu, đẹp dịu dàng và sáng tươi cả bầu trời. Những ngọn cây trong đêm thêm huyền hoặc dưới ánh trăng tươi, mây im lặng, lững lờ trôi để tôn vinh ngày trăng tròn. Ðẹp quá! Trong tôi cảm xúc dâng trào, ngồi xuống bàn lấy giấy viết ra tìm vần thơ, thì bỗng nghe văng vẳng tiếng… sáu câu vọng cổ của Thành Ðược ở ngoài phòng khách.

Tôi lắng nghe thì đến lượt cô đào cải lương chi bảo Bạch Tuyết nức nở, rên rỉ đau thương ở cảnh bà hội đồng gặp lại người chồng sau hơn hai mươi năm tù tội oan uổng. Thế là bao cảm hứng thơ thẩn của tôi tiêu tan như cơn mưa rào bất chợt đổ xuống đường xua tan bụi bặm của thành phố. Thật là bực mình! Có lẽ “sự nghiệp văn chương” của tôi, vì bị “phá đám” thường xuyên, nên cứ mãi mãi lềnh bềnh, vật vờ như những đám lục bình trôi trên sông Tiền sông Hậu mà thôi.

Trưa Thứ Sáu, chồng tôi gọi phone cho tôi ở chỗ làm:

– Chút nữa em nhớ đón mấy đứa nhỏ nghen. Mẹ bị đau bụng, anh đang đưa mẹ vào bệnh viện.

Tôi xin nghỉ sớm, đón hai đứa nhỏ về nhà, bắt tay vào việc cơm nước. Trên counter của nhà bếp, tôi thấy để sẵn một con cá, giá, cà chua, rau ôm, bạc hà đã rửa sạch sẽ, chắc mẹ chồng tôi đã chuẩn bị từ sáng. Tôi bèn nấu món canh chua và cá kho tiêu. Thằng Bưởi nhất định không chịu ăn nếu không có bà nội đút như mọi ngày. Tôi phải vừa dỗ dành, vừa… hăm dọa nó mới ăn được một ít. Còn con Cam vừa ăn miếng đầu tiên đã phán ngay một câu xanh rờn:

– Mẹ nấu canh chua không ngon như… bà nội !!

(Không lẽ tôi phải giãi bày phân bua với đứa con nít, rằng tôi là gái Bắc kỳ, món canh chua nào phải sở trường của tôi!? Mà thiệt ra, chẳng có món nào là sở trường của tôi cả!)

Ðến giờ tắm cho chúng nó thì đúng là một kinh nghiệm… đau thương. Hai đứa vừa chơi vừa đánh nhau chí chóe trong bồn tắm ngập đầy bọt xà phòng. Tôi vừa la hét vừa lấy khăn lau chùi “hiện trường”, thì thằng Bưởi cởi trần như nhộng chạy ra khỏi phòng tắm, tôi phải rượt theo nó khắp nhà, cuối cùng mới tóm được nó ở nhà bếp để mặc quần áo vào. (Tôi không thể nào hiểu nổi bà mẹ chồng tôi đã tắm cho chúng nó như thế nào!)

Rồi cũng đến lúc lùa chúng nó vào phòng ngủ. Sau khi nằm yên ấm, chúng yêu cầu tôi kể chuyện cổ tích như bà nội vẫn thường làm. Hai đứa nằm im nghe kể xong, vẫn là con Cam tài lanh nhanh nhẩu:

– Mẹ kể sai rồi! Cô Cám không chết! Cô Cám không chết! Tại vì cô Cám và bà mẹ ghẻ đã ăn năn hối lỗi nên được cô Tấm và nhà vua đón về ở chung trong lâu đài. Bà nội kể như vậy mà?

Thiệt là hết chỗ nói! Quý vị nào đã từng đọc cổ tích Việt Nam thì xin làm chứng cho tôi. Rõ ràng là Cám bị Tấm trả thù bằng cách đun nồi nước sôi, lừa Cám xuống hố rồi dội cho chết tươi không kịp ngáp (ai bảo cô Tấm hiền lành phải xem lại nha!). Chưa hết, Tấm còn lột da Cám rồi lấy xác Cám ướp làm mắm “biếu” bà dì ghẻ, bà ăn xong lăn đùng ra tắt thở (ai bảo Tấm nhân hậu vậy cà?!). Thế mà bà mẹ chồng tôi lại dám cả gan sửa đổi cổ tích, tôi cũng bó tay!

Tôi bỗng nổi sùng, giận cá chém thớt:

– Thôi, hai đứa ngủ đi. Cả ngày hôm nay mẹ mệt muốn phát điên vì chúng mày rồi!

Vừa lúc ấy có tiếng phone reng. Bên đầu dây kia là tiếng của bà:

– Bác sĩ nói mẹ bị ngộ độc thức ăn, phải ăn thức ăn lỏng trong vài ngày để họ kiểm tra lại cái bao tử của mẹ xem có vấn đề gì không? Hai đứa nhỏ ngủ chưa con?

Tôi méc bà: (cháu hư tại…bà mà!)

– Chúng nó hư lắm bà ạ. Cơm không chịu ăn, lại nghịch phá, bây giờ lại chưa chịu ngủ nữa.

– Mẹ biết vậy nên mới phone về thăm hai đứa. Thôi, con mở speaker (loa ngoài) để mẹ kể chuyện cho tụi nó ngủ.

Hai đứa nghe tiếng bà thì rú lên mừng rỡ, rồi ngoan ngoãn nằm xuống giường đắp mền nghe bà kể chuyện. Tôi tắt đèn, khép cửa, đi xuống lầu dọn dẹp nhà cửa. Khi tôi trở lại phòng thì hai đứa đã ngủ say sưa tự lúc nào, mà tiếng của bà vẫn đều đều trong speaker:

“Kể từ đó, Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương sống với nhau tràn đầy hạnh phúc. Thủy Tinh vẫn tiếc nhớ cuộc thi năm xưa, hàng năm cho nước dâng cao lên, gây nên những trận lũ lụt khắp nơi…”

Tôi chợt nhận ra giọng nói của bà đã yếu hẳn, không còn to vang như trống đình ngày xưa nữa. (Vậy mà bấy lâu nay tôi vô tình, có hay biết gì đâu!). Một cảm giác vừa quen, vừa lạ xâm chiếm lòng tôi, để trái tim tôi dịu dàng dâng lên một tình thương mến. Tôi nhớ đến mẹ ruột của mình. Nếu giờ này bà đang ở bệnh viện, chắc bà cũng sẽ thương nhớ đám cháu nội cháu ngoại ở nhà, cũng cảm thấy buồn và lạnh lẽo trên chiếc giường trắng tinh vô hồn nơi bệnh viện.

Tôi cũng chợt nhớ ra rằng, gần năm năm qua, kể từ khi bà qua đây đoàn tụ với gia đình tôi, tôi chưa hề nấu cho bà một món gì, kể cả nồi cháo, vì bà dành làm hết mọi việc cơm nước cho vợ chồng tôi thảnh thơi đi làm.

Tôi lặng lẽ đi xuống bếp, lấy ra miếng thịt thăn ngon nhất. Sáng mai, trước khi đưa con Cam thằng Bưởi đi thăm bà nội, tôi sẽ dậy sớm để nấu cho bà nồi cháo thịt bằm, ít gạo, nhiều nước, thả đầy hành hoa và rắc chút tiêu trắng… đúng như sở thích của bà.

DieuLe_Sưu tầm


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-06-28

Vui...một chút...
Date: June 19, 2021 at 18:21:38 PDT 

Tolstoy.

Lev Tolstoy viết một truyện ngắn, và gửi đến một tòa soạn tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần, ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.
– Vì sao thưa ông? – Nhà văn hỏi lại.
– Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?
Tolstoy trả lời giọng trầm lắng:
– Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: “Chiến tranh và hòa bình” hay “Anna Karenina”…
Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.

Victor Hugo.

Một lần, đại văn hào Pháp Victor Hugo đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp Phổ, một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:
– Xin ông cho biết ông làm nghề gì?
– Tôi viết.
– Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?
Lần này Hugo đáp gọn:
– Bằng ngòi bút.
Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: “Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút”.

Mark Twain.

Trong chuyến thăm nước Pháp, Mark Twain đi tàu hỏa đến Dijon. Buổi chiều hôm đó ông mệt và buồn ngủ. Do đó, ông đề nghị người soát vé giúp đánh thức ông dậy khi tàu đến Dijon. Nhưng trước hết, ông giải thích rằng ông là người ngủ rất say. “Tôi có thể sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy” – Ông nói với người soát vé – “Nhưng đừng bận tâm. Dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!”.
Mark Twain đi ngủ. Sau đó, khi ông thức dậy thì đã là đêm khuya và tàu đã đến Paris. Ông nhận ra ngay rằng người soát vé đã quên không đánh thức ông dậy khi đến ga Dijon. Ông rất bực, chạy đến người soát vé :
Mark Twain nói:
– Suốt đời tôi chưa bao giờ giận như thế này!
Người soát vé nhìn ông một cách bình thản và nói:
– Người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy còn cáu gấp đôi ông nữa.
Mark Twain được biết đến là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ.

******
Một lần, Mark Twain đến một thành phố nhỏ, ông có buổi nói chuyện ở đây. Tối đến, ông vào một tiệm ăn, chủ hiệu hỏi:
– Ngài mới đến thành phố này phải không ạ?
– Vâng, tôi vừa mới đến đây.
– Ngài thật là may mắn, tối nay có buổi nói chuyện của Mark Twain, ngài đi nghe chứ?
– Chắc chắn là có.
– Thế ngài đã có vé vào chưa?
– Ồ! Chưa, chưa.
– Thế thì có khi ngài phải đứng đấy.
– Vâng, thật đáng tiếc, tôi luôn luôn phải đứng trong các buổi nói chuyện của Mark Twain.

Thanh Ngọc


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-02

Chó mèo được nuôi 3 hôm ở các nơi nhận thú vật (animal shelters). Nếu không được nhận nuôi, chúng sẽ bị giết vì con số chó mèo hoang hoặc bị bỏ rơi quá đông.

————————

(Quora) Do dogs know when they are going to die? Are there any signs that suggest they know the end is near?

Answered by Teresa Groat:


I had a friend who volunteered at a kill shelter back in the 80’s. One day she was asked (told) to leash up a dog on the ‘time’s up’ list. The dog was perfectly delighted to see her and accompany her for part of the trip, but as they neared their destination he started to pancake and belly crawl. Then he went fully ballistic and was doing everything not to enter the euthanasia room. Took three people to get him in. The deed was done by injection, thank God, and quickly. But that was her last day volunteering.

She’s adopted four dogs from shelters since then, always pulling them from the euthanasia list. That experience stayed with her. Don’t know if the doomed dog smelled death or what, but he surely knew what awaited him.


RE: Linh Tinh - LTP - TTTT - 2023-07-02

Chào anh Phong. Hello
Lan nghĩ là các loài thú vật, nhất là chó có linh tính về vụ chết chóc đó anh. Nhưng đọc bài anh mới posted trên kia vừa thấy nổi da gà vừa thấy tội con chó quá! Tina của Lan cũng già lắm rồi, mấy lúc này Lan bắt buôc phải cho nó diet....chỉ cho nó ăn ít lại thôi, vì Vet nói với số tuổi của nó không nên cho nó ăn nhiều quá, tại hệ tiêu hóa của nó không được tốt như the young one đó. Ban đầu cho nó ăn ít lại thấy như nó chưa no nên Lan cứ thêm cho nó, chừng thấy bữa nào nó ăn nhiều là hay bị ói và đi tiêu chảy hoài nên Lan mới bấm bụng cho nó ăn ít lại mà không dám để ý tới nó nữa. Giờ nó ốm lại thấy rỏ luôn nhưng không ói mửa, không tiêu chảy nữa, nhìn nó ốm nhưng lại healthy hơn nên giờ Lan cũng quen vụ cho nó ăn ít lại rồi.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-02

(2023-07-02, 02:15 PM)TTTT Wrote: Chào anh Phong. Hello
Lan nghĩ là các loài thú vật, nhất là chó có linh tính về vụ chết chóc đó anh. Nhưng đọc bài anh mới posted trên kia vừa thấy nổi da gà vừa thấy tội con chó quá! Tina của Lan cũng già lắm rồi, mấy lúc này Lan bắt buôc phải cho nó diet....chỉ cho nó ăn ít lại thôi, vì Vet nói với số tuổi của nó không nên cho nó ăn nhiều quá, tại hệ tiêu hóa của nó không được tốt như the young one đó. Ban đầu cho nó ăn ít lại thấy như nó chưa no nên Lan cứ thêm cho nó, chừng thấy bữa nào nó ăn nhiều là hay bị ói và đi tiêu chảy hoài nên Lan mới bấm bụng cho nó ăn ít lại mà không dám để ý tới nó nữa. Giờ nó ốm lại thấy rỏ luôn nhưng không ói mửa, không tiêu chảy nữa, nhìn nó ốm nhưng lại healthy hơn nên giờ Lan cũng quen vụ cho nó ăn ít lại rồi.

Lan mến,

Thú vật biết khi sắp bị giết đó, Lan. Lan có nghe con bò, con heo khóc trước khi bị giết chưa? Nhiều người thấy vậy, ăn chay trường luôn.

Có thời bs nói mèo của ltp mập quá, rất là không tốt, không tốt. Ltp bèn cho chúng nó bớt ăn lại. Thế là chúng nó càu nhàu, gây lộn với nhau hoài.

Ltp phải cho chúng nó ăn bình thường, không bắt chúng nó ăn đói nữa.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-11

Không hiểu người đàn bà giận dữ muốn nói cái gì ngoài hai chữ chửi thề FU. Chán cảnh này quá!

-------------------

The sounds of a Vietnamese Household lol | MyHealthyDish




https://youtu.be/wQmlDp3sh2o


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-15

[Quora] As a nanny, what is the most "F-that" situation you've had in your career?

Answered by Pamela Williams:


I was a nanny (age 19) for three little girls, two were in school, and one was at home. They were wonderful girls that never gave me any trouble. I cooked for them, cleaned the house, polished the silver, did laundry, and set up dinner for the family before the parents came home. I even sewed the girls matching dresses. I had been there almost a year when one night the mother came home and was so happy to see her youngest as she came through the door. She bent down with arms outstretched and called her to come to her. The little one ran and hid behind me, hung onto my leg, and wouldn’t go to her. I was horrified and felt so embarrassed for the mother. I soon gave my notice as I couldn’t bear to see that happen again. I found out later that the parents figured out a way for one to work at home (unheard of in those days) so a parent was always there. I was so glad. It was one of the reasons I found a way to stay at home when my children were small.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-25

(Quora) How crazy is your father?

Answered by Andhuman J. Yadav:

Back in [b]May, 2015 my father started giving Biscuits to a Street dog and from biscuits to chapatis and chapatis to pedigree. My father started loving that dog very much and that dog feels the same too. After a time that street dog comes to our home just to eat food and sleep and rest of the day she was just roaming here and there on streets and fighting with other dogs.
[/b]

This scenario went on for some time.

One day in Jan 2016 due to some reasons my family had to shift to our village. So we just packed our bags and furniture and shifted to our village.

Couple of times my father asked me should we go and take Moti(that street dog) with us here. Before i could answer to his question, he starts saying that she is a street dog, she would feel caged here, She had spend most of her life freely so it wouldn't be right to put a band in her neck and make her feel like a prisoner . Our conversation ends here. But i can clearly see in his eyes how badly he was missing her. 3–4 days passed and one day our landlord called my father and told him Moti had stopped eating food and she was barking so much that it was difficult for the people of society to sleep at night.

So the very next day my father went there and took Moti home the same day.
And told everyone he don't care what anyone thinks about him. He will now make a street dog, his pet dog.

Here's a pic of her when she was a street dog.

[Image: main-qimg-d3df2007c42798ba2eb55273e40030b4-lq]

Story doesn't ends here.

After some time she gave birth to six pups out of which 4 were male and 2 were female. As she was a typical indian dog, No one wants to take her puppy. It's been over a month and still noone is interested in those puppies. So my father again like a king said i don't care if someone is going to take them or not. I am going to take care of them as long as these puppies were here.

After 1 week after a lot of struggle i some how convinced 4 people to take puppies but they were ready to take only male puppies. So we gave them 4 male puppies and we were left with 2 female pups. No one was taking them home. Again my father said now i am not going to give these pups to anyone. He said now he had got attached to these pups because every morning he used to make sure that these pups were given proper food or not and he used to change their met. After coming home from office he used to play with these pups. This was not a story of one day this was his daily routine.

Because of my fathers love now we have 3 female indian dogs. Now every morning he wakes up at 5:00a.m and go for a walk with his dogs.
Now whatever he brings for family he makes sure he should bring a share for his dogs too whether its ice cream or any sweet dish, he brings 3 more items because of his dogs.

All three dogs.

[Image: main-qimg-68e9562115cf5c7c7533a87c6b38c06a-lq]

Whenever i am at home all three of them sleeps with me.

[Image: main-qimg-86b2a02abd0b595817febb2f96df009a-lq]

My father with those pups.
[Image: main-qimg-5a3603df2f3042cf5989341de5b23943-lq]

This is [b]Moti now.
[/b]

[Image: main-qimg-7c2c8fa4427105ab9d7cb4e65bd35834-lq]

(All images source: My phone)

Edit:1-

Thank you everyone for your concern but let me tell you my all dogs are spayed.

Pic of Moti after the surgery.

[Image: main-qimg-4bb2f164f47de030155e230ee7cfbb59-lq]

A pic of her stitches after a week.

[Image: main-qimg-1083f1860c5adb2803ad7253a6676c1e-lq]

Thanks for all the love.

A big hug to everyone.

1st ever 1k upvotes. I am on cloud 9 right now.
Again thank you everyone for the upvotes.


RE: Linh Tinh - LTP - TiểuHồLy - 2023-07-25

Dạ, THL xin vào chào hỏi anh Phong. Anh khoẻ hả anh? 
Nhìn con chó làm sao mà bị may bụng thấy thương quá.


Tulip4


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-07-25

(Quora) How crazy is your father?

Answered by Andhuman J. Yadav:

Back in [b]May, 2015 my father started giving Biscuits to a Street dog and from biscuits to chapatis and chapatis to pedigree. My father started loving that dog very much and that dog feels the same too. After a time that street dog comes to our home just to eat food and sleep and rest of the day she was just roaming here and there on streets and fighting with other dogs.
[/b]

This scenario went on for some time.

One day in Jan 2016 due to some reasons my family had to shift to our village. So we just packed our bags and furniture and shifted to our village.

Couple of times my father asked me should we go and take Moti(that street dog) with us here. Before i could answer to his question, he starts saying that she is a street dog, she would feel caged here, She had spend most of her life freely so it wouldn't be right to put a band in her neck and make her feel like a prisoner . Our conversation ends here. But i can clearly see in his eyes how badly he was missing her. 3–4 days passed and one day our landlord called my father and told him Moti had stopped eating food and she was barking so much that it was difficult for the people of society to sleep at night.

So the very next day my father went there and took Moti home the same day.
And told everyone he don't care what anyone thinks about him. He will now make a street dog, his pet dog.

Here's a pic of her when she was a street dog.

[Image: main-qimg-d3df2007c42798ba2eb55273e40030b4-lq]

Story doesn't ends here.

After some time she gave birth to six pups out of which 4 were male and 2 were female. As she was a typical indian dog, No one wants to take her puppy. It's been over a month and still noone is interested in those puppies. So my father again like a king said i don't care if someone is going to take them or not. I am going to take care of them as long as these puppies were here.

After 1 week after a lot of struggle i some how convinced 4 people to take puppies but they were ready to take only male puppies. So we gave them 4 male puppies and we were left with 2 female pups. No one was taking them home. Again my father said now i am not going to give these pups to anyone. He said now he had got attached to these pups because every morning he used to make sure that these pups were given proper food or not and he used to change their met. After coming home from office he used to play with these pups. This was not a story of one day this was his daily routine.

Because of my fathers love now we have 3 female indian dogs. Now every morning he wakes up at 5:00a.m and go for a walk with his dogs.
Now whatever he brings for family he makes sure he should bring a share for his dogs too whether its ice cream or any sweet dish, he brings 3 more items because of his dogs.

All three dogs.

[Image: main-qimg-68e9562115cf5c7c7533a87c6b38c06a-lq]

Whenever i am at home all three of them sleeps with me.

[Image: main-qimg-86b2a02abd0b595817febb2f96df009a-lq]

My father with those pups.
[Image: main-qimg-5a3603df2f3042cf5989341de5b23943-lq]

This is [b]Moti now.
[/b]

[Image: main-qimg-7c2c8fa4427105ab9d7cb4e65bd35834-lq]

(All images source: My phone)

Edit:1-

Thank you everyone for your concern but let me tell you my all dogs are spayed.

Pic of Moti after the surgery.

[Image: main-qimg-4bb2f164f47de030155e230ee7cfbb59-lq]

A pic of her stitches after a week.

[Image: main-qimg-1083f1860c5adb2803ad7253a6676c1e-lq]

Thanks for all the love.

A big hug to everyone.

1st ever 1k upvotes. I am on cloud 9 right now.
Again thank you everyone for the upvotes.


RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-08-12

[Image: success.png]



RE: Linh Tinh - LTP - LeThanhPhong - 2023-08-13

[Image: children.jpg]