VietBest
Mặt trái đau lòng đằng sau sự phát triển bùng nổ của kinh tế Trung Quốc - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Tin Tức (News) (https://vietbestforum.com/forum-27.html)
+--- Thread: Mặt trái đau lòng đằng sau sự phát triển bùng nổ của kinh tế Trung Quốc (/thread-10038.html)



Mặt trái đau lòng đằng sau sự phát triển bùng nổ của kinh tế Trung Quốc - PhongVien007 - 2018-10-15




https://www.business-humanrights.org/en/china-hunan-workers-leader-dies-from-pneumoconiosis-labour-group-says-compensation-too-little-too-late#c178091


Mặt trái đau lòng đằng sau sự phát triển bùng nổ của kinh tế Trung Quốc 

12/10/18 15:58 GMT+7


Các công nhân nhập cư, một trong những lực lượng lao động góp phần vào sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn và tình trạng sức khỏe suy kiệt sau nhiều năm làm việc trong điều kiện độc hại, tàn phá sức khỏe.

[Image: 20188e757df4-bf4b-498b-9306-a09a5d0c5c48.jpg]
Mặt trái đau lòng đằng sau sự phát triển bùng nổ của kinh tế Trung Quốc


Ông Wang Zhaogang, 52 tuổi, cứ đi mỗi 4-5 bước lại dừng lại thở khò khè khó nhọc. Ông đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đối phó với mọi sự thay đổi thời tiết bên ngoài vì một cơn cảm cúm thông thường cũng có thể khiến ông thiệt mạng.

Người đàn ông này ốm yếu và gầy tới mức người ta có thể nhìn thấy trái tim ông đập từ bên ngoài lớp da bọc lấy xương sườn. Ông Wang, một lao động nhập cư ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, đã sụt 15 kg trong 1 năm trở lại đây. Cân nặng hiện lại của ông là 40kg. Tuy vậy, người đàn ông này trong năm nay đã di chuyển 5 lần từ quê nhà tới thành phố Thâm Quyến, Quảng Đông, nộp đơn yêu cầu chính quyền thành phố ghi nhận và hỗ trợ những lao động như ông.

Ông là một trong 600 công nhân nhập cư từ Hồ Nam từng tới lao động ở Thâm Quyến, đang yêu cầu được hỗ trợ sau nhiều năm lao động vất vả trong điều khiện không đảm bảo và đã mắc căn bệnh "vô phương cứu chữa".

Wang ngước nhìn những tòa nhà cao chọc trời ở Thâm Quyến. Đây là những công trình mà ông cùng các công nhân khác đã đánh đổi sức khỏe của bản thân để xây dựng bắt đầu từ năm 2004 tới nay. Trong hơi thở rít lên vì căn bệnh nan y, Wang nói: “Tôi đã bán mạng ở Thâm Quyến. Nếu tôi biết sự nguy hiểm của các máy khoan bằng khí nén, tôi sẽ không bao giờ nhận công việc đó dù nghèo như thế nào”.

Wang biết được rằng ông có thể sẽ ra đi bất cứ lúc nào từ tháng 5 năm ngoái. Bác sĩ nói với ông rằng ông đã mắc bệnh bụi phổi giai đoạn 3, một căn bệnh nguy hiểm có liên quan tới hàng năm trời ông hít phải vô số bụi công nghiệp từ máy khoan khí nén. Cuộc sống khó khăn và mệt mỏi vì bệnh tật đã thôi thúc ông Wang cùng những công nhân khác đứng lên đòi hỏi hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

[Image: 20183c87dafb-a82f-4ce5-a197-97b90ebf2b65.jpg]
Một lao động nhập cư mắc bệnh bụi phổi (Ảnh: SCMP)

Ông Wang là người đã giúp kiến thiết Thâm Quyến từ một làng chải ven biển "ngủ quên" trở thành một thành phố sầm uất với tổng sản lượng lên tới 338 triệu USD vào năm 2017.

Gu Fuxiang, 51 tuổi, mắc bệnh bụi phổi giai đoạn 2, cho biết Thâm Quyến sẽ không thể thành công như hiện tại nếu thiếu đi sự góp sức của “những bệnh nhân phổi như chúng tôi”. “Tôi đã đánh đổi các cuộc đời góp phần cho sự phát triển của thành phố”, ông Gu nói.

Anh trai của ông Gu qua đời năm 2016 ở tuổi 51 sau một vài năm chống chọi với căn bệnh bụi phổi, còn em trai ông cũng đang bị nghi ngờ mắc căn bệnh tương tự như 2 anh trai.

“Tôi rất cần tiền. Tôi phải phụng dưỡng cha mẹ, trả tiền học cho con cái và trả nợ. Tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi cần tiền cho đám tang của mình”, ông Gu nói.

Bệnh nghề nghiệp

[Image: 2018548a1241-1052-4a02-9786-410330c13224.jpg]
Một công nhân có nhiệm vụ khoan tầng đá cứng (Ảnh: SCMP)

Bụi phổi là căn bệnh mắc phải do hít phải nhiều bụi hữu cơ hoặc vô cơ hay hóa chất kích thích, thường trong một khoảng thời gian dài. Đây là bệnh nan y, hiện không thể chữa khỏi.

Ông Gu cho biết vào thời kỳ Thâm Quyến bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, ông và các công nhân nhập cư khác đã được thuê để sử dụng máy khoan khí nén, khoan sâu xuống lớp đá cứng bên dưới lòng thành phố để làm móng cho các công trình nhà cao tầng.

Vào thời điểm đó, công nhân khoan khí nén như ông Gu có thể được trả lương mỗi ngày từ 29-44 USD, cao gấp 3 lần mức lương trung bình ở các công trình xây dựng vào thời điểm đó.

“Chúng tôi đào sâu xuống từ 1,2-1,6m tới khi thấy lớp đá cứng. Sau đó, chúng tôi sẽ khoan các lỗ để nhét vừa các bọc thuốc nổ”, ông Gu kể lại, cho biết mỗi công trình các công nhân sẽ khoan từ 400-500 lỗ như vậy.

Hiện có khoảng 287 triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc. Họ thường di chuyển từ vùng nông thôn nghèo lên những thành phố đang trong quá trình xây dựng với hy vọng làm lụng đổi đời và hỗ trợ gia đình. Công việc chủ yếu của họ là những công việc thiếu biện pháp bảo hộ lao động cần thiết như khoan đá hoặc làm trong mỏ than.

Từ những năm 1990, họ bắt đầu đổ về các thành phố lớn để kiếm tiền, nhưng tới những năm 2000, không ít người trong số họ đã mắc bệnh và qua đời.

Theo SCMP, bệnh bụi phổi chiếm tỉ lệ lớn trong các bệnh nghề nghiệp mà lao động nhập cư ở Trung Quốc mắc phải. “Nhiều người mắc bệnh bụi phổi vì họ phải hít bụi mỗi ngày mà không có phương pháp bảo vệ đẩy đủ”, ông Geoffrey Crothall, từ China Labour Bulletin, một tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân ở Trung Quốc, cho biết.

Động thái từ chính quyền

[Image: 2018bafeb30e-0cd4-43a1-ad8c-1deb4321fa2a.jpg]
Lao động nhập cư ngồi tước một trụ sở của chính quyền Thâm Quyến (Ảnh: SCMP)
Việc đòi lại công bằng của các lao động nhập cư như ông Gu rất khó khăn vì phần lớn trong số họ được tuyển dụng trong tình trạng không có hợp đồng. Trước cơ quan công quyền, họ gần như không có bằng chứng để đòi các công ty thuê họ hay chính quyền phải bồi thường.

Tuy nhiên, hồi tháng 9 vừa qua, hơn 200 công nhân tới Thâm Quyến đòi quyền lợi, đã được chính quyền đia phương cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ bồi thường cho những người có hợp đồng lao động hợp lệ, bằng chứng chứng minh người này mắc bệnh nghề nghiệp.

Chính quyền cũng cam kết sẽ điều các phòng khám lưu động xuống Hồ Nam để hỗ trợ thăm khám sức khỏe cho các công nhân.

Tính từ năm 2009 tới nay, số trường hợp lao động nộp đơn đòi bồi thương ở Thâm Quyến đã tăng lên hơn 600 người.

Chuyên gia Crothall cho biết dù chính quyền đã có động thái ghi nhận tình hình, nhưng để giải quyết vấn đề hiệu quả cho các lao động mắc bệnh thì cơ chế luật lệ hiện tại chưa đủ.

Một số quá trình bị kéo dài do quá trình xác minh lao động từng làm cho công ty khá phức tạp. Phần lớn họ không có giấy tờ chứng minh, phần khác lại chỉ còn những chiếc thẻ nhân viên, vốn không phải là bắng chứng hợp pháp.

Giới quan sát cho rằng ngoài những vấn đề chủ quan từ người lao động, sự triển khai thiếu hiệu quả luật hợp đồng lao động 2008 của Trung Quốc cũng góp phần vào tình trạng hiện tại.

Sự quản lý lỏng lẻo dường như dẫn tới cảnh các doanh nghiệp đã phớt lờ yêu cầu ký hợp đồng lao động vốn được quy định trong luật và tới nay, hậu quả của việc này vẫn đang gây rất nhiều khó khăn cho lao động Trung Quốc.

Một thống kê năm 2016 cho thấy, chỉ có 9,5% lao động nhập cư mắc chứng bụi phổi có kí hợp đồng lao động với chủ sở hữu lao động.

Sự tuyệt vọng và hoang mang là cảm xúc của các lao động nhập cư vào thời điểm này. Họ không biết mình sẽ ra đi vào lúc nào, trong khi những mối lo về tương lai gia đình, con cái vẫn còn đang chồng chất.