VietBest
Tạp ghi - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html)



RE: Tạp ghi - abc - 2023-08-25

trong một buổi thảo luận ở một đạo tràng nọ , đang giảng về chánh niệm , sư thầy bỗng ngưng ngang và hỏi "có ai biết con tôm đi như thế nào không?"

sau một lúc suy nghĩ , có nhiều câu trả lời mà sư thầy ko ưng câu nào cả

câu trả lời của bạn là gì ?


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-08-25

(2023-08-25, 10:44 AM)abc Wrote: trong một buổi thảo luận ở một đạo tràng nọ , đang giảng về chánh niệm , sư thầy bỗng ngưng ngang và hỏi "có ai biết con tôm đi như thế nào không?"

sau một lúc suy nghĩ , có nhiều câu trả lời mà sư thầy ko ưng câu nào cả

câu trả lời của bạn là gì ?

Con tôm đi trong chánh niệm nhận biết cảm giác đi .  Khi con tôm dùng ngôn ngữ diễn tả đi như thế nào, con tôm đã mất chánh niệm .

Câu hỏi: "có ai biết con tôm đi như thế nào không?" không nằm trong chánh niệm vì không ai biết cảm giác "đi" của người khác (hay chúng sanh khác) như thế nào .  

[Image: Tiger-Prawn-1100x619-1-1.png]

https://viva.org.uk/blog/do-prawns-and-shrimp-feel-pain/#:~:text=Studies%20have%20repeatedly%20shown%20that,a%20means%20of%20self%2Dpreservation.


These Shrimps Leave the Safety of Water and Walk on Land









RE: Tạp ghi - abc - 2023-08-29

bạn LTP ,

câu trả lời của tui là  , tui hỏng biết 

Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Tạp ghi - abc - 2023-08-29

SÁM HỐI không phải là van xin một đấng nào đó dùng quyền lực bớt tội bớt lỗi cho mình. Sám hối nghĩa là tự tạo một ấn tượng tâm lý để mai này không tái phạm trong tương lai nữa. Đây mới là sám hối trong tinh thần của Chánh Pháp.

SGN


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-08-30

(2023-08-29, 12:33 PM)abc Wrote: bạn LTP ,

câu trả lời của tui là  , tui hỏng biết 

Grinning-face-with-smiling-eyes4

"sư thầy ko ưng câu nào cả".  

Như vậy, Sư không ưng câu trả lời của huynh đâu Shy . Sư phải trả lời cho mọi người biết ý của Sư thôi Smiling-face-with-halo4.


RE: Tạp ghi - abc - 2023-08-30

bạn LTP,

thầy nói ko có đúng sai , tuỳ người mà họ trả lời theo ý họ

lúc tui nghe hỏi , tự nhiên trong đầu tui một loạt những hình ảnh tin tức kiến thức về tôm nó xẹt xẹt ... rồi tui phân tích mổ xẻ ... tất cả chỉ trong tích tắc sau đó tui trở về , xong tui lại đi tiếp rằng những cái biết đó là tui biết hay tui đúc kết thông tin , phân tích và đi đến kết luân. ....và cuôí cùng thì tui nói là tui ko biết 

xong tui hỏi như vậy là trong những giây phút đó tui có chánh niệm hay không ... thầy nói là có nhưng ko mạnh và liên tục , 90% thời gian còn lại trong ngày là tui thất niệm  Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-08-30

(2023-08-30, 08:02 AM)abc Wrote: bạn LTP,

thầy nói ko có đúng sai , tuỳ người mà họ trả lời theo ý họ

lúc tui nghe hỏi , tự nhiên trong đầu tui một loạt những hình ảnh tin tức kiến thức về tôm nó xẹt xẹt ... rồi tui phân tích mổ xẻ ... tất cả chỉ trong tích tắc sau đó tui trở về , xong tui lại đi tiếp rằng những cái biết đó là tui biết hay tui đúc kết thông tin , phân tích và đi đến kết luân. ....và cuôí cùng thì tui nói là tui ko biết 

xong tui hỏi như vậy là trong những giây phút đó tui có chánh niệm hay không ... thầy nói là có nhưng ko mạnh và liên tục , 90% thời gian còn lại trong ngày là tui thất niệm  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Sáng nay, tình cờ, LTP được xem một clip khác trong YouTube, có loại tôm bơi ngửa, huynh ạ . 

https://www.youtube.com/watch?v=WS_trixgIHk

Mấy bữa trước, hai cái clips post ở trên cho thấy chúng đi không giống nhau . 

Sư có giải thích tại sao Sư dạy huynh không "chánh niệm mạnh và liên tục" không ?


RE: Tạp ghi - abc - 2023-08-30

(2023-08-30, 08:18 AM)LeThanhPhong Wrote: Sư có giải thích tại sao Sư dạy huynh không "chánh niệm mạnh và liên tục" không ?

bạn LTP,

tui ko có hỏi , nhưng có lẽ vì nếu mạnh và liên tục thì tui ko analyze con tôm đi ra làm sao lâu đến vậy


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-08-30

(2023-08-30, 08:38 AM)abc Wrote: bạn LTP,

tui ko có hỏi , nhưng có lẽ vì nếu mạnh và liên tục thì tui ko analyze con tôm đi ra làm sao lâu đến vậy


Khi đọc câu hỏi của Sư, vì chưa bao giờ thấy con tôm nó đi như thế nào (thấy tôm chết trong tiệm bán hàng thôi), nên LTP phải googled xem tôm đi đứng ra làm sao .  Nhờ vậy, LTP ôm được mớ kiến thức về cuộc sống của loài tôm .  Hi hi hi . 
Cheer


RE: Tạp ghi - abc - 2023-09-07

Vấn: Cứ ngồi lâu mà không chuyển đổi tư thế thì thường nghe một cảm giác nặng nề lắm, như đau nhức tê mỏi hay cái gì đó tương tự. Xin hỏi nếu cứ tiếp tục như vậy thì những cảm giác đó mất đi hay không, trong khoảng thời gian bao lâu ?
Đáp: Chuyện này còn tùy ở mỗi người. Kẻ lâu người mau. Điều quan trọng là ta hãy cố giữ Chánh Niệm và kham nhẫn, đừng để ý rồi mong đợi cái này biến mất, cái kia xuất hiện. Chúng ta phải biết rằng không một cảm giác nào là không vô thường. Sự ghi nhớ này rất quan trọng. 

Vấn: Nghĩa là thấy chân tê thì cứ để mặc nó bị tê hay sao ạ ?
Đáp: Đúng vậy. Cho đến bao giờ khả năng Chánh Niệm và kham nhẫn của anh còn có thể chịu đựng được thì anh vẫn phải tiếp tục. Chuyện này có thể khó khăn đấy, thậm chí phải qua một thời gian dài, nhưng anh phải ráng. Vì đó là điều cần thiết. Còn nếu không thể chịu nổi thì anh vẫn phải tiếp tục Chánh Niệm trong lúc thay đổi oai nghi.

Vấn: Xin hỏi trong trường hợp với một người mà khả năng chịu đựng quá kém thì phải làm sao ạ ?
Đáp: Ồ, như tôi vùa nói đấy, đó là một chọn lựa bất đắc dĩ. Vì Niệm và Nhẫn của anh quá yếu nên anh phải thua cuộc trước những cảm xúc vớ vẩn của thân xác. Tôi bày anh một kinh nghiệm:
Để chịu đựng cơn đau, anh nên thở nhanh và ngắn một chút. Nhưng điều cốt lõi mà anh phải nhớ là không một công phu nào mà không cần đến những nổ lực . Cứ trốn tránh cái khó rồi tìm đường dễ để di thì làm sao anh có thể có một nếp hành trì rốt ráo và một hành giả như vậy cứ phải thường xuyên sống trong sự bất mãn. Vì trong cả hai ý tưởng trốn khổ tìm vui anh khó mà toại nguyện được. Trốn khổ chắc gì tránh được khổ, tìm vui chắc gì có được vui.

Vấn: Xin hỏi lại lần nữa. Rõ ràng là chỉ với một cái duỗi chân thật đơn giản thì ta đã lập tức được thoải mái để tiếp tục tu tập, nhưng tại sao hầu hết các thiền sư, kể cả ngài, lại khuyên nên ngồi chịu đựng ?
Đáp: Cối lõi của Tuệ Quán là nhìn thẳng vào gương mặt thật của Danh Sắc, mà ở đây là những cảm giác khó chịu. Khi ta cứ tìm cách chạy trốn chúng thì làm sao có thể thấy được chúng là gì. Việc thay đổi tư thế đúng là giúp anh giành xếp được những cảm giác khỏ chịu nhưng cách giàn xếp đó không hay bằng việc ta nhìn thẳng vào chúng và để chúng tự biến mất theo luật vô thường. Cái này mới đúng là giải thoát, là con đường mà ta chưa từng đi qua để chứng được điều ta chưa từng chứng. Còn cách giải quyết theo kiểu chạy trốn hay tránh mặt thì quá tầm thường rồi. Anh cũng biết là trốn không được mà vẫn ráng làm là Vô Minh, làm không được thì sẽ dẫn đến bất mãn, đó lại cũng là phiền não. Như vậy cách tốt nhất vẫn là ráng nhìn thẳng vào chúng và tôi đảm bảo với anh sớm hay muộn gì cũng vô thường.

Vấn: Xin nói rõ hơn về Chánh Niệm, có phải đó là sự suy tư hay truy tầm vấn đề, chẳng hạn như coi những cảm giác kia từ đâu đến ?
Đáp: Chắc chắn là không phải vậy. Chánh Niệm chỉ đơn giản là sự nhận biết một cách tỉnh táo cái gì đang xảy ra, ở đây anh không cần đến bất cứ một khái niệm hay suy tư nào hết.

Sunlun Sayadaw (1878-1952)
Trích sách: Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện Quyển 1, trang 355-357. 
Dịch giả: Sư Giác Nguyên


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2023-09-07

(2023-09-07, 10:44 AM)abc Wrote: Vấn: Cứ ngồi lâu mà không chuyển đổi tư thế thì thường nghe một cảm giác nặng nề lắm, như đau nhức tê mỏi hay cái gì đó tương tự. Xin hỏi nếu cứ tiếp tục như vậy thì những cảm giác đó mất đi hay không, trong khoảng thời gian bao lâu ?
Đáp: Chuyện này còn tùy ở mỗi người. Kẻ lâu người mau. Điều quan trọng là ta hãy cố giữ Chánh Niệm và kham nhẫn, đừng để ý rồi mong đợi cái này biến mất, cái kia xuất hiện. Chúng ta phải biết rằng không một cảm giác nào là không vô thường. Sự ghi nhớ này rất quan trọng. 

Vấn: Nghĩa là thấy chân tê thì cứ để mặc nó bị tê hay sao ạ ?
Đáp: Đúng vậy. Cho đến bao giờ khả năng Chánh Niệm và kham nhẫn của anh còn có thể chịu đựng được thì anh vẫn phải tiếp tục. Chuyện này có thể khó khăn đấy, thậm chí phải qua một thời gian dài, nhưng anh phải ráng. Vì đó là điều cần thiết. Còn nếu không thể chịu nổi thì anh vẫn phải tiếp tục Chánh Niệm trong lúc thay đổi oai nghi.

Vấn: Xin hỏi trong trường hợp với một người mà khả năng chịu đựng quá kém thì phải làm sao ạ ?
Đáp: Ồ, như tôi vùa nói đấy, đó là một chọn lựa bất đắc dĩ. Vì Niệm và Nhẫn của anh quá yếu nên anh phải thua cuộc trước những cảm xúc vớ vẩn của thân xác. Tôi bày anh một kinh nghiệm:
Để chịu đựng cơn đau, anh nên thở nhanh và ngắn một chút. Nhưng điều cốt lõi mà anh phải nhớ là không một công phu nào mà không cần đến những nổ lực . Cứ trốn tránh cái khó rồi tìm đường dễ để di thì làm sao anh có thể có một nếp hành trì rốt ráo và một hành giả như vậy cứ phải thường xuyên sống trong sự bất mãn. Vì trong cả hai ý tưởng trốn khổ tìm vui anh khó mà toại nguyện được. Trốn khổ chắc gì tránh được khổ, tìm vui chắc gì có được vui.

Vấn: Xin hỏi lại lần nữa. Rõ ràng là chỉ với một cái duỗi chân thật đơn giản thì ta đã lập tức được thoải mái để tiếp tục tu tập, nhưng tại sao hầu hết các thiền sư, kể cả ngài, lại khuyên nên ngồi chịu đựng ?
Đáp: Cối lõi của Tuệ Quán là nhìn thẳng vào gương mặt thật của Danh Sắc, mà ở đây là những cảm giác khó chịu. Khi ta cứ tìm cách chạy trốn chúng thì làm sao có thể thấy được chúng là gì. Việc thay đổi tư thế đúng là giúp anh giành xếp được những cảm giác khỏ chịu nhưng cách giàn xếp đó không hay bằng việc ta nhìn thẳng vào chúng và để chúng tự biến mất theo luật vô thường. Cái này mới đúng là giải thoát, là con đường mà ta chưa từng đi qua để chứng được điều ta chưa từng chứng. Còn cách giải quyết theo kiểu chạy trốn hay tránh mặt thì quá tầm thường rồi. Anh cũng biết là trốn không được mà vẫn ráng làm là Vô Minh, làm không được thì sẽ dẫn đến bất mãn, đó lại cũng là phiền não. Như vậy cách tốt nhất vẫn là ráng nhìn thẳng vào chúng và tôi đảm bảo với anh sớm hay muộn gì cũng vô thường.

Vấn: Xin nói rõ hơn về Chánh Niệm, có phải đó là sự suy tư hay truy tầm vấn đề, chẳng hạn như coi những cảm giác kia từ đâu đến ?
Đáp: Chắc chắn là không phải vậy. Chánh Niệm chỉ đơn giản là sự nhận biết một cách tỉnh táo cái gì đang xảy ra, ở đây anh không cần đến bất cứ một khái niệm hay suy tư nào hết.

Sunlun Sayadaw (1878-1952)
Trích sách: Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện Quyển 1, trang 355-357. 
Dịch giả: Sư Giác Nguyên

Pro and con khi ngồi thiền và gồng mình chịu đựng cơn đau:

1/ Pro: Các mạch máu mới được thiết lập nhanh hơn là nếu không gồng mình chịu đau .  Nghe nói chịu đau đến một ngày nào đó, tự nhiên hết . Từ đó, ngồi bao lâu cũng không sao .

2/ Con: Tâm sân có dịp phát triển lớn mạnh .  

Vì thế, chúng ta nên quan sát và ghi nhận tâm sân khi bị đau chân .  Hành động quan sát tâm sân một cách khách quan tự nó đã là thiện pháp .


RE: Tạp ghi - anattā - 2023-09-07

(2023-09-07, 10:44 AM)abc Wrote: ...
Sunlun Sayadaw (1878-1952)
Trích sách: Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện Quyển 1, trang 355-357. 
Dịch giả: Sư Giác Nguyên

Anh abc có bộ sách Kinh Nghiệm Tuệ Quán (2 quyển)?


RE: Tạp ghi - abc - 2023-09-08

(2023-09-07, 04:48 PM)anattā Wrote: Anh abc có bộ sách Kinh Nghiệm Tuệ Quán (2 quyển)?

bạn Anatta ,

tui ko có , đọc ké, thấy hay nên đem vô chia sẻ


RE: Tạp ghi - abc - 2023-09-16






RE: Tạp ghi - abc - 2023-09-16

CHỦNG TỬ LÀ GÌ ?
Chủng tử là hạt giống, mỗi ngày mở mắt ra bắt đầu một ngày mới, ngay trong giây phút đầu tiên cho đến giây phút cuối cùng chìm vào giấc ngủ, mỗi phút như vậy ta đang lặng lẽ âm thầm kín đáo thậm chí “lén lút “ gieo trồng đủ thứ hạt giống mà chúng ta không biết. Trong mỗi khoảnh khắc chúng ta gieo trồng hạt giống để trở thành Phật, thành thiền sư, giảng sư, luận sư, bla..bla..sư, trong mỗi khoảnh khắc chúng ta gieo trồng để trở thành thành trâu, bò, sư tử, rắn, rít ..v...v, vấn đề là chúng ta gieo cái hạt nào nhiều nhất. Hạt nào nhiều nhất thì mai này nhắm mắt xuôi tay vào quan tài chúng ta sẽ cầm đống hạt đó chúng ta đi. Và những chuyện đó nó không đợi đến nhiều năm đâu quí vị, vì Lão Tử có nói thế này : “Đừng coi thường những suy nghĩ thoáng qua trong đầu, vì một suy nghĩ mình gọi là thoáng qua ấy chỉ cần nó được lập đi lập lại nhiều lần thì nó sẽ biến những suy nghĩ đó thành hành động hay lời nói, lời nói hay hành động đó được lập đi lập lại nhiều lần nó sẽ trở thành thói quen và thói quen chính là số phận của chúng ta.” 
Sư Toại Khanh