Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Công Giáo (https://vietbestforum.com/forum-20.html) +--- Thread: Tân Ước - Một Giao Ước Mới (/thread-15336.html) |
RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-08 PHÚC ÂM: Mc 6, 30-34 "Họ như đàn chiên không người chăn". Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô. Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng đến tấp nập đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều. Đó là lời Chúa. RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-08 08/02/2020 THỨ BẢY TUẦN 4 TN Th. Giê-rô-ni-mô Ê-mi-li-a-nô Mc 6,30-34 NGHỈ NGƠI NƠI THANH VẮNG “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” (Mc 6,31) Suy niệm: Sau chuyến truyền giáo, các Tông đồ vui mừng trở về vì đã hoàn thành sứ mạng: trừ được nhiều quỷ, chữa lành bệnh cho người đau ốm. Ta tưởng tượng các ông vây quanh Thầy mình, tranh nhau kể lại những gì mình đã làm, đã dạy. Thế nhưng, Người lại bảo các ông lánh riêng ra nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút. Có thể lúc đầu các ông hơi ngạc nhiên, nhưng rồi sau đó, hiểu được sự quan tâm sâu sắc của một người thầy. Đức Giê-su biết các học trò mình đang cần gì lúc này. Đây không phải lúc kể lể, lưu luyến mãi trong thành công, nhưng là lúc cần nghỉ ngơi đôi chút. Tìm nơi thanh vắng, nghỉ ngơi tĩnh tâm là điều cần thiết cho ai thi hành sứ vụ tông đồ. Chính trong sự tĩnh lặng, người môn đệ mới có cơ hội “nội tâm hóa” sứ vụ, ơn gọi của mình. Trở về với lòng mình, họ có thể gặp Chúa, được Ngài nâng đỡ tận sâu lòng mình. Nhờ vậy, họ có thêm sức mạnh, động lực, chiều sâu, để tiếp tục sứ vụ. Mời Bạn: Cám dỗ của bạn hôm nay là chỉ quan tâm đến công việc. Cung cách sống ấy có thể biến bạn thành người “duy công việc,” đánh mất chiều kích nội tâm, hay tệ hơn, tương quan với Chúa. Xác tín điều này, bạn sẽ làm gì cho phù hợp với sứ vụ mình? Sống Lời Chúa: Bạn dành thời gian lắng đọng tâm hồn trước Chúa Giê-su Thánh Thể trước khi bắt đầu công việc của ngày mới. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy con làm việc và nghỉ ngơi. Xin cho con biết khao khát, tập trung vào Chúa mỗi khi tĩnh lặng. Nhờ đó, con có đủ sức mạnh thi hành sứ vụ loan báo Chúa cho người khác. Amen. RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-08 Chọn Lựa , RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Tác giả: Lm Tạ Duy Tuyền KẾT HÔN MÙA CORONA 100 năm trước người Pháp đã mang trồng tại vùng cao nguyên Việt Nam một loài hoa rất đẹp được gọi là Hoa Mimosa. Đẹp đến nỗi người ta nhân cách hóa thành con người để rồi ngây ngất cầm nhánh hoa Mimosa trao tặng người yêu và hát rằng: Mimosa từ đâu em tới? Mimosa vì sao em tới đất này? Và rồi chàng trai đã tìm được câu trả lời anh đã biết rồi em ơi vì sao em tới anh đã biết rồi em ơi vì em yêu cuộc sống trên cao có thông reo rì rào có dòng thác Cam Ly dâng trào có nước hồ Xuân Hương yêu thành phố hương hoa và sự hiện diện của em đã làm cho thành phố đẹp hơn. Còn Corona hôm nay dân Tàu mang qua gieo vào khắp không gian đất Việt làm hoang mang lòng người. Nhưng khổ nỗi Corona lại không hình không tượng nên chẳng biết em đang ở đâu? Corona từ đâu em đến ? Corona ! Vì sao em tới đất này ? Không thấy em nhưng người ta sợ em hơn là sợ quỷ, mà hình như em còn hơn cả Quỷ. Quỷ người ta còn dám chỉ, dám nói thằng này bị quỷ nhập, QUỶ ám, còn em nhập ai, hại ai cũng chẳng ai dám nói, vì nói sẽ bị phạt, bị kiểm điểm, thế là em cứ tự tung tự tác như thể em đi bắt chồng, gây hoang mang cho mọi nhà. Nói thật lòng từ ngày có em Corona thì vợ chồng nhà người ta chung thủy với nhau hơn. Họ sợ ra đường gặp em nên không còn đi cặp bồ lăng nhăng, không đi hát karaoke và massage nữa. Corona vì sao em tới đất này? À biết rồi, em tới để gieo rắt thù hận và sự dữ, Nhưng nhờ Corona quá sợ nên con người đã biết khiêm tốn ăn năn. Nhờ em mà lòng đạo đức được nâng lên và con người đã biết chạy đến với Chúa. Con người mới hiểu được rằng: chỉ có Thiên Chúa mới bảo vệ gia đình được bình an , hạnh phúc. Chỉ có Thiên Chúa mới bảo vệ gia đình thoát khỏi sự dữ mà em đang tung hoành. Tại tiệc cưới Cana, đám cưới chỉ mới bắt đầu mà đã có chuyện. Tiệc chưa tàn nhưng rượu lại hết. Nguy cơ tan vỡ xuất hiện. Rượu nồng tình yêu cạn thì làm sao sống được với nhau cả trăm năm . . Rất may cho họ hôm đó đã mời Chúa Giê-su. Có Chúa thì họa biến thành may. Có Chúa thì không có gì mà Ngài không làm được. Có Chúa thì mọi sự sẽ êm xuôi. Có Chúa thì họa biến thành lành. Thế nên, mỗi gia đình hãy mời Chúa đến trong tiệc cưới và trong từng gia đình mình. Thiếu rượu, tiệc cưới mất vui, thiếu rượu tình yêu, gia đình không hạnh phúc. Có Chúa gia đình chúng ta không còn sợ đói, sợ khổ, sợ chia ly. Có Chúa với cánh tay quyền năng Ngài sẽ che chở gia đình chúng ta được bình an. Xin Chúa Giê-su đầy quyền năng luôn ở lại với chúng ta theo như lời Người đã nói: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. .Amen Lm.Jos Tạ Duy Tuyền RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Phàm cái gì từ con người xuất ra mới là cái làm cho người ta ra ô uế. Có thể hiểu “cái từ con người xuất ra” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, như Chúa Giêsu xác định: “Những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế; còn ăn mà không rửa tay thì không làm cho con người ra ô uế.” (Mt 20:18-20) Có một loại ô uế có thể gây ô nhiễm hơn mọi thứ khác, và nó gây bẩn nhất, đó chính là TỘI LỖI – rất bẩn. Thiên Chúa vô cùng ghê tởm dạng ô uế này. Thánh Phaolô nói: “Hãy tẩy rửa hồn xác cho sạch mọi vết nhơ, và đem lòng kính sợ Thiên Chúa mà lo đạt tới mức thánh thiện hoàn toàn.” (2 Cr 7:1) Tuy nhiên, chúng ta không thể tự rửa sạch, mà phải cầu xin để được Thiên Chúa rửa sạch: “Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 51:4) RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Chúa Giêsu đang lên án chính mỗi chúng ta: “Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23:27-28) “Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi!” (Cv 26:14) Ngài nhân từ thương xót mà họ vẫn cố chấp: “Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.” (Mt 23:37; Lc 13:34) Thánh Phaolô cho biết: “Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở thành nô lệ sự công chính. Ấy là tôi nói theo kiểu người phàm, hợp với tầm hiểu biết yếu kém của anh em. Trước đây, anh em đã dùng chi thể của mình mà làm những điều ô uế và sự vô luân, để trở thành vô luân thì nay anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính để trở nên thánh thiện.” (Rm 6:18-19) Dạng bẩn tâm linh còn độc hại hơn mọi dạng bẩn khác, dẫn đến cái chết đời đời. Thật là khủng khiếp và đáng sợ lắm! TTT RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Chúa Giêsu đã xác định: “Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.” (Mt 15:11; Mc 7:15) Cái bẩn nhất là thứ xuất ra từ bên trong, trong tư tưởng, trong tinh thần, trong tâm hồn, trong nội tâm. Đó chính là Cái Tôi – tự mãn, tự phụ, ích kỷ, ghen tỵ, thâm độc, giả dối, gian xảo,... Thế nhưng may thay, tín nhân chúng ta được phép tẩy rửa chính mình trong Máu và Nước tuôn trào từ Thánh Tâm Đức Giêsu Kitô ngay trên Đồi Sọ. Xin tạ ơn Chúa muôn đời. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải sám hối chân thành! RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Tác giả: Trầm Thiên Thu NGÀY YÊU THƯƠNG Ngày 14 tháng Hai được coi là Ngày Tình Yêu hoặc Ngày Tình Nhân, ngày dành cho những người yêu nhau – tình yêu nam nữ. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ giới hạn trong loại tình yêu đôi lứa, mà có thể (và nên) mở rộng ý nghĩa với các loại tình yêu khác, đặc biệt là tình yêu cao cấp theo ý nghĩa vị tha mà Thiên Chúa muốn, và có thể gọi là Ngày Yêu Thương. Thật vậy, mọi thứ đều khởi nguồn từ Thiên Chúa, đặc biệt là tình yêu, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu.” (1 Ga 4:8 và 16) Tình yêu có 4 loại, hoặc cấp độ, từ cơ bản đến sâu sắc: [1] PHILIA – tình yêu bạn bè, [2] STORGE – tình yêu gia đình, [3] EROS – tình yêu đôi lứa, và [4] AGAPE – tình yêu cao cả, vị tha, dám xả thân vì người khác. Bác ái mệnh danh là Agape – cao cả nhất, khác hẳn với Eros, Storge và Philia. Thánh LM TS Tôma Aquinô (1225-1274) xác định: “Nếu KHÔNG có đức ái thì KHÔNG có bất kỳ đức hạnh nào, giống như nếu KHÔNG có mặt trời thì cũng KHÔNG có tinh tú nào.” Ngày Yêu Thương nhắc nhở chúng ta đấm ngực ăn năn và thành tâm sám hối: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Thánh Phaolô khuyên: “Đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: Đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những TƯ TƯỞNG PHÙ PHIẾM của họ. Tâm trí họ đã ra tối tăm, họ XA LẠ với sự sống Thiên Chúa ban, vì LÒNG CHAI DẠ ĐÁ khiến họ trở nên dốt nát. Họ đã MẤT Ý THỨC nên đã BUÔNG THẢ, sống PHÓNG ĐÃNG đến mức làm mọi thứ ô uế cách VÔ ĐỘ. Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Kitô như vậy đâu; ấy là nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giêsu và được dạy dỗ theo tinh thần của Người, đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu. Vì thế, anh em phải CỞI BỎ CON NGƯỜI CŨ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những HAM MUỐN lừa dối, anh em phải để THẦN KHÍ ĐỔI MỚI tâm trí anh em, và phải MẶC LẤY CON NGƯỜI MỚI, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự SỐNG CÔNG CHÍNH và THÁNH THIỆN.” (Ep 4:17-24) Thật chí lý với ý nghĩa trong câu tục ngữ Việt Nam: “Biết sửa sai không ai chê muộn.” Còn hiền triết Khổng Tử nói: “Không biết mình có lỗi mới thành ra người có lỗi.” Động thái “biết” rất quan trọng, bởi vì “tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng” vậy. TRẦM THIÊN THU RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Thánh Tâm Chúa Giê Su . Tại sao lại gọi là Thánh Tâm Chúa ? Khi nói đến Thánh Tâm Chúa thì chúng ta biết ngay nói đến trái tim của Chúa , 1 trái tim với 1 tình yêu vô bờ bến dành cho con cái của Chúa . RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 2, 10-02-2020 (Mc 6, 53-56) Khi qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ. Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su. Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi. Chúa đến thế gian không chỉ đơn giản tìm chân lý để cứu thân của Chúa nhưng Ngài đến để cứu loại người , làm phép lạ cứu người bệnh tật . Chúa là sự thật , là sự sống và là Tình yêu . Nếu Chúa tìm đường thoát khỏi khổ , chốn tránh cái khổ cho chính Chúa thì con đường đó là con đường ích kỷ lo cho bản thân mình , Chúa đến dạy chúng ta chui đầu vào con đường đau khổ để cho người khác được sướng . đó là con đường phải biết hy sinh chính mình vì tha nhân , đó mới là 1 tình yêu . RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 SUY NIỆM “Khi thầy trò vừa ra khỏi thuyền, người ta liền nhận ra Đức Giê-su. Họ rảo khắp vùng ấy và bắt đầu cáng các bệnh nhân đến bất cứ nơi nào Người ở.” Đức Giê-su làm cho người ta “rảo” khắp vùng. Từ này được dùng thật hay và lột tả được những đáp trả rất tích cực từ mọi người. “Rảo” nghĩa là di chuyển rất nhanh và có chủ đích bằng những bước chân gấp gáp và vội vã. Đó là một từ đặc trưng cho ta thấy một hành động rất cụ thể. Người ta không chỉ chạy đến với Đức Giê-su một cách nhanh chóng, nhưng là họ đang “rảo” bước đến với người. Hình ảnh người ta rảo bước ấy dường như biểu lộ sự hăng hái nhất định khi tìm gặp Đức Giê-su. Những bước chân vội vã đến với Đức Giê-su cho thấy họ đang rất chủ động tìm gặp Người với những mối bận tâm của mình. Mối bận tâm đó là gì? Đó chính là được chữa lành. Họ biết rằng chính Đức Giê-su là nguồn mạch chữa lành đích thực cho những người đau yếu nên dù Người có ở đâu, họ vẫn tìm mọi cách để tìm gặp Người. Trình thuật Mác-cô hôm nay cho ta thấy khát khao và lòng tin của những người tìm gặp Đức Giêsu mãnh liệt dường nào: họ chỉ “xin Người cho họ ÍT LÀ được chạm đến tua áo choàng của Người”. Ở một mức độ nào đó, đây cũng là một cách thức gặp gỡ Đức Giê-su trong đời sống đức tin mà ta cần học. Ta phải chân nhận Người như nguồn mạch chữa lành, đặc biệt là những căn bệnh tâm linh, cũng như để tâm trí mình quy hướng về Người như là một vị thầy thuốc thiêng liêng. Những khát khao và mong mỏi kiếm tìm Thiên Chúa cần phải khỏa lấp trọn vẹn tâm trí ta. RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-09 Mời bạn cùng suy tư về hình ảnh đầy ý nghĩa trong Bài Tin mừng hôm nay, thử đặt mình vào khung cảnh và xem thử liệu bạn có cần phải chủ định và mong mỏi ở lại với Đức Giê-su hơn nữa hay không. Người chính là nguồn mạch ân sủng và lòng thương xót, Người cũng là vị thầy thuốc thiêng liêng luôn đợi chờ bạn đến với Người. Bạn hãy nhìn xem kết quả của những người tìm đến gặp Đức Giêsu: “bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.” Vì thế, bạn cũng hãy nhanh chân “rảo bước” đến với Người để được chữa lành và chìm đắm trong ân sủng Người. Lạy Chúa, xin cho con thêm lòng khao khát Ngài và ước ao được ở với Ngài. Xin giúp con nhận ra Ngài chính là vị thầy thuốc thiêng liêng mà tâm hồn con hằng khao khát. Xin giúp con luôn luôn tín thác và chạy đến với Ngài để chính người sẽ lấp đầy những nhu cầu và khát khao của lòng con. Lạy Chúa Giê-su, con tín thác vào Ngài. Tác giả: MYHN RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-11 Lạy Chúa, trong đời sống thường nhật, chúng con cũng đối xử với tha nhân theo tinh thần của luật cũ: yêu người yêu mình, tha thứ cho người biết xin lỗi mình, cho người cho mình, giận người giận mình, ghét người ghét mình. Chúng con sống theo cái lẽ công bằng mà thế gian đã dạy chúng con. Lẽ công bằng ấy làm chúng con hẹp hòi với người khác và nghĩ về mình nhiều hơn. Hơn nữa, chúng con đang sống trong một thế giới vàng thau lẫn lộn. Đôi mắt của chúng con nhiều khi bị che khuất, trái tim chúng con chai cứng nên không nhìn thấy, không cảm nhận được nỗi đau khổ của tha nhân. Lạy Chúa, lời mời gọi của Chúa đang vang vọng trong tâm hồn của chúng con. Xin Chúa ban cho những người trẻ chúng con ơn khôn ngoan để chúng con biết hướng tâm hồn mình vào lề luật của Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh, để chúng con sống dồi dào hơn, sống tình đời, tình người và tình Chúa hơn. Trong trái tim Chúa yêu muôn đời RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-02-11 Lm Đinh Văn Nghị |